mat ma tay tang tap 1 phan 11

872 1 0
                                    

Bạc Ba La thần miếu

Không khí trong xe như đông cứng lại, Trác Mộc Cường Ba chỉ nghe giáo sư Phương Tân khẽ nói tiếp: “Đức Nhân lão gia chỉ căn cứ vào những điều chúng ta phát hiện được để đưa ra suy đoán, nhưng suy đoán này đã được Đức Ni Đại Lạt ma chứng thực. Bạc Ba La thần miếu, tên đầy đủ gọi là Bạc Ba La Nhân Bác Thiết Đạt Lai thần miếu. Anh chắc phải biết thế nghĩa là gì chứ.”

Trác Mộc Cường Ba đờ người ra, dường như quên cả suy nghĩ, mất luôn khả năng hoạt động. Đường Mẫn giậm chân nói: “Nghĩa là gì? Nghĩa là gì thế?”

Hồi lâu sau Trác Mộc Cường Ba mới chầm chậm lên tiếng: “Bạc Ba La nghĩa là thiêng liêng, thánh nhân chí cao vô thượng, Nhân Bác Thiết nghĩa là bảo bối, bảo vật quý giá, hai chữ này là tiếng Tạng, thường để chỉ những bậc tôn giả chí cao vô thượng trong Tạng giáo, còn Đạt lai thì càng không cần nói nữa, đó là âm dịch từ tiếng Mông Cổ, ý là biển lớn; ba từ này ghép lại với nhau, ý nghĩa chính là bảo bối thiêng liêng chí cao vô thượng nhiều như biển lớn, chính… chính là ý này đó.”

Đường Mẫn cũng ngẩn ra, lẩm bẩm lặp lại: “Bảo bối thiêng liêng chí cao vô thượng nhiều như biển lớn, trời ơi!”

Trác Mộc Cường Ba vội nói: “Thầy giáo, mau nói xem, cha tôi rốt cuộc đã nghiên cứu được vấn đề gì, xin thầy nói thật rõ cho tôi xem nào.”

Giáo sư Phương Tân tiếp: “Chuyện này thì đương nhiên thôi, đây toàn là chuyện anh cần phải biết. Sự kiện sớm nhất có thể truy ngược về năm 1844, liên quan tới một nhà thám hiểm người Anh tên là Henry Morton Stanley, tư liệu về người nay tôi cũng có một ít ở đây, anh có thể xem qua. Cái tên Bạc Ba La thần miếu, chính là từ miệng ông ta mà truyền ra thế giới bên ngoài.”

Giáo sư Phương Tân lấy trong cặp táp ra một tập tài liệu, trong lúc Trác Mộc Cường Ba chăm chú đọc, lại bổ sung thêm: “Ông ta có thể được coi là một trong những nhà thám hiểm khảo cổ có nhiều truyền kỳ nhất thế kỷ 19, những câu chuyện thám hiểm của ông ta nhiều lần lên báo, rất gây xôn xao dư luận, thời đó có nhiều người đã đọc những câu chuyện ấy và trở thành nhà thám hiểm. Nhà khảo cổ người Đức đã phát hiện ra thành Troy, Heinrich Schliemann và người Mỹ đầu tiên đặt chân tới Bắc Cực, Robert Edwin Peary đều vì sùng bái Stanley mà bước chân vào con đường thám hiểm và khảo cổ. Quan điểm khảo cổ của Stanley có một đặc điểm, đó cũng là tín đều mà cả đời Heinrich Scheliemann luôn tin tưởng. Bọn họ tin rằng những thần thoại và truyền kỳ tryền miệng trong dân gian nhất định đều có một phần sự thực, đó là lịch sử được truyền lại bằng phương pháp truyền miệng của dân gian.”

Giáo sư Phương Tân lấy ra một bản tài liệu, nói với Trác Mộc Cường Ba: “Anh xem cái này đi, đây là tài liệu tôi vừa nhờ bạn ở bảo tàng Anh Quốc fax qua đấy.”

Trác Mộc Cường Ba cầm tờ giấy trên tay, Đường Mẫn cũng ghé đầu vào, cả hai cùng đông thanh kêu lên: “Đây là…!”

Giáo sư Phương Tân nói: “Đúng vậy, đây là một tờ báo tin tức hàng tuần ở Anh vào năm 1844, nhìn đây này….” dưới ngón tay giáo sư Phương Tân, trên trang nhất tờ báo viết rất rõ: “Nhà thám hiểm vĩ đại lại bắt đầu cuộc hành trình mới, điểm đến là đỉnh núi cao nhất phương Đông thần bí”, bên dưới là một số hình ảnh và giới thiệu đã mờ tịt nhìn không rõ nữa.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Mar 06, 2012 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

mat ma tay tang tap 1 phan 11Where stories live. Discover now