Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật. Các tiêu chí đánh giá văn bản quy phạm pháp luật

22.8K 8 20
                                    

Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật. Các tiêu chí đánh giá văn bản quy phạm pháp luật khi tiến hành rà soát, hệ thống hoá.

2.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật.

Để tiến hành rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật có hiệu quả, cần nắm vững một số khái niệm sau đây:

2.1.1. Khái niệm văn bản

Văn bản được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, văn bản được hiểu là một phương tiện để ghi nhận và truyền đạt các thông tin, quyết định từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng một ký hiệu hay ngôn ngữ nhất định nào đó. Ví dụ: các văn bản pháp luật, các công văn, tài liệu, giấy tờ.

Theo nghĩa hẹp, văn bản được hiểu là các tài liệu, giấy tờ có giá trị pháp lý nhất định, được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế...

Từ khái niệm văn bản, có thể xác định được khái niệm văn bản quy phạm pháp luật.

Khái niệm này đã được thể hiện trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam (năm 1996).

2.1.2. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996)

Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

1. Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật (bao gồm Bộ luật và Luật), Nghị quyết.

Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết.

2. Văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đó là:

a) Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước;

b) Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;

c) Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;

d) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

đ) Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị , tổ chức chính trị - xã hội.

3. Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; Văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp:

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 31, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật. Các tiêu chí đánh giá văn bản quy phạm pháp luậtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ