Kỳ 6: Nhận thức, ám thị và thôi miên ( Cognition, Suggestion and Hypnotizing)

1.8K 70 5
                                    


[Series Tâm Lý Học] Nhận Thức, Ám Thị và Thôi Miên.

DECEMBER 22, 2013 | HẢI ĐƯỜNG TĨNH NGUYỆT

Làm sao Triệu Tước mỹ nhân có thể điều khiển và sai khiến kẻ khác làm theo ý mình?

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Làm sao Triệu Tước mỹ nhân có thể điều khiển và sai khiến kẻ khác làm theo ý mình?


Cách đây đã lâu tôi có nói là sẽ viết một bài về ám thị nhưng cứ chần chừ mãi vì tôi không biết phải sắp xếp ngôn từ như thế nào. Chung quy tôi vẫn chưa tìm được một tài liệu giải thích nào thật sự ưng ý cả. Cơ mà dạo này lại bấn Miêu Miêu với Bạch Bạch nhà SCI lại nên moi óc gắng lục tìm tư liệu, góp nhặt chút kiến thức ít ỏi của mình để hoàn thiện bài này cho tình yêu Triệu Tước và Miêu Miêu của mình. Thế nên những gì tôi viết dưới đây đều là theo góc nhìn của tôi hiểu về ám thị, chứ không phải là dịch từ bất cứ tài liệu nào, nên nó chỉ có giá trị tham khảo, cung cấp một góc nhìn, cách giải thích về ám thị chứ không mang giá trị  khoa học. Vì thế xin mọi người thứ lỗi nếu tôi mắc phải bất kỳ sai sót nào.

Trước khi nói về ám thị thì hãy để tôi nói về cơ chế của nhận thức và suy nghĩ. Đây là một khái niệm rất thông thường nhưng đồng thời cũng rất quan trọng vì ám thị và thôi miên đều dựa trên nền tảng khái niệm này.

Như mọi người đều biết, con người có năm giác quan, Thính giác (nghe), Thị giác (nhìn), Xúc giác ( cảm giác qua da thông qua tiếp xúc, đụng chạm), Vị giác ( mùi vị), Khứu giác (mùi hương). Khi kích  thích các giác quan trên sẽ tạo ra tín hiệu truyền đến bộ não, từ đó quyết định ra phản ứng, suy nghĩ, hành động. Trong tâm lý học có một khái niệm gọi là ‘Absolute Threshold’ , tôi xin tạm dịch là ‘Ngưỡng tuyệt đối’ . Không phải bất kỳ kích thích nào cũng có thể tạo ra tín hiệu truyền đến bộ não, kích thích phải đạt được một mức độ nhất định để bộ não có thể nhận ra tín hiệu và phân tích. Nói một cách dễ hiểu thì Ngưỡng tuyệt đối là giới hạn thấp nhất mà kích thích phải đạt được để não bộ có thể  nhận ra,  phân tích và quyết định. Mỗi người có một Ngưỡng tuyệt đối khác nhau và phải thông qua thí nghiệm mới xác định được Ngưỡng tuyệt đối của từng người. Thông thường tâm trí của con người luôn có một rào chắn vô hình. Bất kỳ hình ảnh, thông tin, phản ứng, nhận xét…đều phải đi qua rào chắn đó để được phân tích và xếp loại thông tin. Thông tin tốt lưu trữ và thông tin xấu thì bị loại bỏ. Quá trình phân tích và xếp loại thông tin chính là “suy nghĩ”. Thông tin qua các giác quan được truyền đến não bộ, được não bộ “nhận thức” sau đó tiến hành quy trình sàng lọc.  Ám thị, theo tôi, chính là tạo ra những kích thích dưới Ngưỡng tuyệt đối, đưa thông tin vào não bộ để lưu trữ nhưng do kích thích chưa chạm đế Ngưỡng tuyệt đối nên não bộ không kịp dựng nên rào chắn phân tích, liệt kê và so sánh. Thế nên ám thị nguy hiểm ở chỗ là não bộ không thể phân loại thông tin xấu, tốt mà cứ lưu trữ nó, liên tục, ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, tín hiệu chồng lên tín hiệu, tạo ra hiệu quả cực lớn mà người  ta không thể lý giải được tại sao mình lại hành động như thế.

[ Tâm Lý Học ] Tâm Lý Bất Thường Và Tâm Lý Tội PhạmNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ