Động lực của quá trình dạy học

19.7K 10 2
                                    

Nguồn: http://www.go.vn/diendan/showthread.php?579254-MEo-nhO-DE-tAo-hUng-thu-trong-viEc-hOc-tiEng-anh

Phân tích động lực của quá trình dạy học:

* Quan niệm về động lực của quá trình dạy học:

Theo triết học Mác – Lênin, mọi sự vật, hiện tượng vận động và phát triển không ngừng là do có sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, nghĩa là do có mâu thuẫn. Có hai loại mâu thuẫn: đó là mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong quyết định sự phát triển, mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện của sự phát triển.

Động lực của quá trình dạy học là giải quyết những mâu thuẫn bên ngoài, bên trong của quá trình dạy học, trong đó giải quyết các mâu thuẫn bên trong có ý nghĩa quyết định (Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa những thành tố của quá trình dạy học; Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, văn hoá, sự phát triển kinh tế xã hội với từng thành tố của quá trình dạy học). Tuy nhiên trong những điều kiện nhất định, các mâu thuẫn bên ngoài của quá trình dạy học lại có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự vận động và phát triển của nó.

* Phân tích động lực cơ bản của quá trình dạy học:

+ Chúng ta nhận thấy rằng ngay bên trong quá trình dạy học cũng tồn tại rất nhiều mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết. Vậy điều quan trọng nhất để quá trình dạy học phát triển nhanh, đúng và có hiệu quả là phải xác định được mâu thuẫn cơ bản của nó. Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình, việc giải quyết các mâu thuẫn khác xét cho cùng đều phục vụ cho việc giải quyết nó.

Căn cứ vào đó ta thấy mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra, và một bên là trình độ tri thức, trình độ phát triển trí tuệ hiện có của học sinh.

Đây là mâu thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình dạy học, và khi mâu thuẫn xuất hiện, dưới sự chỉ đạo của người thầy giáo học sinh độc lập giải quyết nó, và như vậy học sinh đã nâng trình độ lên đáp ứng các nhu cầu học tập đề ra. Song quá trình dạy học là quá trình liên tục nên các nhiệm vụ học tập mới lại đề ra ở mức cao hơn trình độ đã đat được. Thế là mâu thuẫn lại xuất hiện và lại được giải quyết. Cứ như vậy mà quá trình dạy học không ngừng vận động và phát triển.

Động lực cơ bản của quá trình dạy học chính là việc giải quyết những mâu thuẫn cơ bản đó.

Chúng ta biết rằng muốn quá trình dạy học phát triển thì quá trình học của học sinh phải tiến triển. Vì vậy, mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học phải chuyển hoá thành mâu thuẫn cơ bản của quá trình lĩnh hội tri thức của người học sinh.

Theo I.M.Xêsênốp, sự lĩnh hội là hoà những sản phẩm kinh nghiệm của người khác với những kinh nghiệm của bản thân, có nghĩa là phải làm cho những điều được mang từ ngoài vào thành tài sản bên trong của bản thân. Vì vậy mâu thuẫn cơ bản của quá trình lĩnh hội là mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết. Điều đã biết ở đây chính là kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân; và điều chưa biết chính là kinh nghiệm của người khác, nghĩa là tri thức mới cần lĩnh hội.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 30, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Động lực của quá trình dạy họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ