Bản chất hiện tượng tâm lý người - tâm lí học

25.2K 24 2
                                    

Bản chất hiện tượng tâm lý người
*Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể.
– Tâm lý học duy vật biện chứng khẳng định tâm lý người ko phải do thượng đế sinh ra cũng ko phải não tiết ra như gan tiết ra mật. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua ''lăng kính chủ quan''.
– Hiện thực khách quan là tất cả những gì tồn tại bên ngoài chúng ta, ko lệ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người.
– Thế giới khách quan tồn tại bằng các thuộc tính, ko gian, thời gian và luôn vận động.
– Phản ánh là thuộc tính chung của mọi hiện tượng, sự vật đang hoạt động, phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa 2 hệ thống vật chất, kết quả để lại dấu vết, hình ảnh tác động ở hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động.
– Điều kiện có phản ánh: có 2 hệ thống vật chất tác động qua lại lẫn nhau.
– Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp, có sự chuyển hoá lẫn nhau, từ phản ánh cơ vật lý, đến phản ánh sinh vật, phản ánh xã hội. Trong đó phản ánh tâm lý là phản ánh đặc biệt.
– Phản ánh tâm lý là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ thần kinh não bộ của con người - tổ chức cao nhất của vật chất, đó là quá trình sinh lý, sinh hoá trong hệ thần kinh của não bộ.
– Điều kiện có phản ánh tâm lý: có sự tác động giữa hiện thực khách quan và não người - bộ não phát triển bình thường, ko bị bệnh tật, ko bị tổn thương.
– Phản ánh tâm lý là tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới, hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào não, song hình ảnh tâm lý khác xa về chất so với các hình ảnh cơ vật lý, sinh vật ở chỗ: hình ảnh mang tính sinh động sáng tạo; hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân hay 1 nhóm người mang hình ảnh tâm lý đó.
– Hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan, mỗi chủ thể khi tạo ra hành động tâm lý về thế giới khách quan đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, cái riêng của mình vào hình ảnh đó làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan, con người phản ánh thế giới khách quan thông qua lăng kính chủ quan của mình. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ: cùng 1 hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ và sắc thái khác nhau, tâm lý người này khác tâm lý người kia. VD: cùng 1 bông hoa người này khen đẹp người kia chê xấu.
* Tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch sử: Tâm lý người khác xa về chất so với tâm lý động vật ở chỗ tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
=> Kết luận sư phạm:
– Khi nghiên cứu 1 con người, phải nghiên cứu hoàn cảnh sống, nền giáo dục, các quan hệ xã hội mà con người đó sống và hoạt động.
– Khi nhận xét 1 ai đó phải đứng trên lập trường tư tưởng của giai đoạn lịch sử mà người đó sống và hoạt động để xem xét.
– Cần tạo điều kiện thuận lợi, môi trường sư phạm lý tưởng cho học sinh Tiểu học hoạt động và giao tiếp.
Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 06, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Bản chất hiện tượng tâm lý người - tâm lí họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ