Sự thật 'nổi da gà' về hiện tượng 'lộn kiếp'

Start from the beginning
                                    

Cậu bé hai tuổi được xem là đã từng sống cuộc đời của một phi công

Anh Vicens nói thêm: “Mỗi lần tôi bị “thoái hóa”, tôi lại biết thêm một chút. Tôi muốn nghĩ mình là một người sống lành mạnh và lý trí. Tôi chắc chắn không cố tình làm vậy. Tại sao tôi phải khiến cho bản thân mình bị chế giễu?”. Anh nói rằng trong suốt 5 khóa trị liệu với bác sĩ Fiona Childs, anh đã biết được chi tiết về cuộc đời của Monroe – người đã sinh ra Norma Jean Baker, điều mà anh chưa bao giờ biết đến trước đây.

Ngoài ra, một trường hợp khác được nhắc đến là câu chuyện của rocker nổi tiếng Phil Collins – người đã tin mình là một người sống sót Alamo. Theo đó, ngôi sao nhạc rock Phil Collins tin rằng ông là hiện thân của một người sống sót sau trận đấu lịch sử Alamo. Trong cuộc chiến năm 1836, 1.500 quân lính Mexico đã bao vây 200 người dân Texas.

Hầu như tất cả người dân Texas đã bị giết. Trong chuyến đi tới Texas 4 năm trước, một nhà thông thái đã gặp ca sỹ Phil Collins và thuyết phục ông. Từ đó, ông thu thập những cổ vật của cuộc chiến tranh và sau này trở thành niềm đam mê của mình. Collins vẫn còn giữ cảnh giác với người ngoài về sự tái sinh của mình, mặc dù vậy, ông nói với tạp chí Rolling Stone rằng ông không phải người lập dị. Ông cho làm một quả cầu ánh sáng, nói rằng đó là một nguồn năng lượng bí ẩn.

Và cuộc tranh cãi của các nhà khoa học

Có thể nói rằng, cho đến nay, hiện tượng “lộn kiếp” vẫn là một câu chuyện nhiều bí ẩn, đòi hỏi sự lí giải, đặc biệt là của các nhà khoa học. Để giải thích hiện tượng tái sinh, trên thế giới đã có hàng trăm ấn phẩm nói về lĩnh vực này như bí ẩn tiền kiếp hậu kiếp, luân hồi, nhân quả, sự sống sau khi chết như Tây Tạng huyền bí, Ai cập huyền bí, Xứ Phật huyền bí,… Hiện nay, các nhà khoa học đang chia ra làm hai quan niệm khác nhau về hiện tượng “lộn kiếp”.

Là một trong những nhà khoa học nghiên cứu về hiện tượng “lộn kiếp”, tiến sĩ Stephenson thuộc trường Đại học Louisana (Mỹ) đã nói rằng: “Khắp nơi trên thế giới có những trường hợp “lộn kiếp” thường xảy ra khi trẻ mới lên 3 – 5 tuổi. Chúng bắt đầu kể về cuộc sống kiếp trước của mình làm cha mẹ và người thân rất hoang mang, trừ ở Ấn Độ, nơi mà luật Luân hồi được nhiều người biết đến và người ta phản ứng rất bình tĩnh trong gia đình có một đứa bé “lộn kiếp”.

Tuy nhiên, từ 7 – 8 tuổi trở lên, đứa trẻ bắt đầu quên những ký ức về kiếp trước cho đến khi quên hẳn, nhưng cũng có trường hợp ký ức về kiếp trước còn tồn tại lâu dài”. Theo tiến sĩ Stephenson thì hiện tượng “lộn kiếp” hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi đó, giáo sư tâm thần Ian Stevenson, Đại học Virginia, Mỹ, là người tiên phong trong nghiên cứu luân hồi.

Từ hàng ngàn tư liệu, ông chọn ra các trường hợp tiêu biểu và xuất bản cuốn “Hai mươi trường hợp gợi ý về luân hồi”, cho rằng luân hồi có thể có thật. Trong suốt hơn 40 năm, trung bình mỗi năm ông đã đi một đoạn đường 89.000 cây số vòng quanh Trái đất để khảo sát các trường hợp nghi vấn luân hồi.

Tổng cộng ông đã ghi nhận trên 3.000 trường hợp luân hồi tái sinh từ khắp nơi trên thế giới và trình bày các bằng chứng đó một cách hệ thống, khoa học và hết sức chi tiết. Trong mỗi trường hợp, ông ghi chép lại một cách hệ thống các lời nói và hành vi của đứa trẻ. Sau đó, ông cố gắng xác định người đã chết theo những gì mà đứa trẻ nhớ được và kiểm tra các sự việc từng xảy ra đối với người quá cố để xác minh xem chúng có phù hợp với trí nhớ của đứa trẻ hay không…

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lại có quan niệm hoàn toàn ngược lại. Nhà khoa học Leonard Angel khảo sát trường hợp luân hồi điển hình nhất của Stevenson và kết luận, nó thất bại trong sáu đặc trưng căn bản của luân hồi. Nhà triết học Paul Edwards xem các bằng chứng của Stevenson mang tính giai thoại.

Phản bác mạnh nhất là lập luận không có bằng chứng về các quá trình vật chất mà nhờ chúng, một nhân cách có thể tồn tại sau cái chết và được “cấy” vào một cơ thể khác. Chính Stevenson, với tư cách nhà khoa học, cũng nhận thấy hạn chế này. Một phản bác khác là tại sao chúng ta không nhớ kiếp trước của mình, nếu luân hồi là sự thật?

Trước phản bác hợp lý này, có ý kiến cho rằng, luân hồi không dành cho tất cả mọi người mà chỉ dành cho những cái chết bi thảm mà thôi. Lúc này, câu hỏi lại được đặt ra là tại sao những người tài cao đức trọng nhưng chết yên bình thì không được luân hồi mà một kẻ xấu xa lại có thể được ban đặc ân, miễn là chết đuối hoặc nhảy lầu?

Một số nhà khoa học cho rằng, bằng chứng luân hồi là kết quả của kí ức chọn lọc, trí nhớ sai hay một số hiện tượng tâm lý đặc biệt như đa nhân cách, nhân cách phân ly và kí ức ẩn giấu. Đơn cử là một cặp trùng lặp rất thú vị giữa Napoléon và Hitler. Napoléon sinh năm 1760, Hitler sinh năm 1889, chênh nhau 129 năm.

Đặc biệt, rất nhiều sự kiện trùng và chênh nhau đúng 129 năm như: Napoléon nắm quyền năm 1804, Hitler năm 1933, chênh 129 năm. Napoléon chiếm Viên (Áo) năm 1809, Hitler năm 1938, chênh 129 năm. Napoléon chiếm Nga năm 1912, Hitler chiếm Nga năm 1941; Napoléon thua Nga năm 1816, Hitler thua Liên Xô năm 1945, đều chênh 129 năm.

Napoléon và Hitler đều nắm quyền bính năm 44 tuổi, đánh chiếm Viên năm 49 tuổi, đánh chiếm Nga năm 52 tuổi và đều vỡ mộng bá chủ ở tuổi 56… Cũng có rất nhiều trường hợp kỳ lạ khác trên thế giới đã được kiểm chứng. Chẳng hạn, có một thiếu niên sinh ra ở Los Angeles (Mỹ) năm 1965.

Tháng 8/1971, cha mẹ phát hiện ra cậu bé 6 tuổi có khả năng chơi đàn piano tuyệt vời, mặc dù bé chưa bao giờ được học chơi piano. Các chuyên gia âm nhạc trong vùng xác định rằng những bản nhạc cậu chơi thường là các khúc nhạc Jazz độc đáo của nhà dương cầm nổi tiếng đã mất năm 1954. Đầu thế kỷ XX, một cô gái Anh tên là Romary bỗng nhiên biết tiếng Ai Cập cổ đã bị thất truyền từ lâu.

Romary tự xưng là người Xyri vào năm 1400 trước Công nguyên bị bắt đến Ai Cập làm nô lệ và làm vũ nữ trong cung điện thờ thần Ai Cập. Nhưng ít ai tin lời Romary. May nhờ một nhà bác học Ai Cập biết tiếng Ai Cập cổ xác nhận thì người ta mới tin câu chuyện của cô là có thật. Có thể nói rằng, cho đến nay vẫn chưa có một câu trả lời chính xác cho hiện tượng “lộn kiếp”. Chính vì thế, đây vẫn sẽ là một hiện tượng bí ẩn, thu hút sự quan tâm của con người bởi tính kì bí của nó.

tientri.net

Bí ẩn thế giớiWhere stories live. Discover now