noi dung tho nguyen binh khiem

867 0 0
                                    

II. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC

Chữ Hán: Bạch Vân am tập, một bài tựa, tác phẩm Trung Tân bi quán ký, Thạch Khánh ký. 

Chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng 170 bài thơ) 

III. NỘI DUNG THƠ VĂN 

1. Tố cáo hiện thực xã hội đương thời

Sống gần trọn thế kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm chứng kiến toàn vẹn sự suy sụp từng bước của chế độ phong kiến. Thơ văn ông phản ánh rõ nét thực chất phi nghĩa, tàn khốc của nội chiến phong kiến và những mặt trái của xã hội đương thời. Ở đó, từ vua, quan đến tầng lớp kẻ sĩ xu nịnh đều xem đồng tiền là trên hết. Lễ giáo phong kiến ngày một suy vi: 

Cương thường nhật điệu thi 

Lễ nghĩa thán quải trượng (Cảm hứng). 

Bọn vua chúa gian dâm vô độ, thích gây chiến tranh khiến đồng ruộng biến thành bãi chiến trường, khắp nơi đều là lũy giặc: 

Nguyên dã tác chiến trường 

Tỉnh ấp biến tặc lũy. 

Bọn quan lại được tác giả so sánh với bọn chuột lớn bất nhân chuyên dựa vào thế lực vua chúa để đục khoét của cải của nhân dân khiến mọi người oán đầy bụng 

Thành xã ỷ vi gian 

Thần dân oán mãn phúc (Tăng Thử) 

Lý tưởng trọng nghĩa khinh tài của kẻ sĩ bị bôi nhọ bởi đồng tiền: 

Còn bạc còn tiền còn đệ tử 

Hết cơm hết rượu hết ông tôi (Thói đời) 

Xã hội phong kiến chỉ đầy dẫy nhựng cảnh cá lớn ăn thịt cá nhỏ. Tinh thần nhân nghĩa giờ bị mờ nhạt bởi sức nặng của đồng tiền: 

Ðời nay nhân nghĩa tựa vàng mười 

Có của thì hơn hết mọi lời 

2. Triết lý chữ Nhàn trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ðể chỉ tư tưởng nhàn tản, có nhiều thuật ngữ: an nhàn, nhàn tản, nhàn dật, nhàn phóng, ản dật, nhàn,.. Nói chung đều có nghĩa là làm rất ít hoặc không làm gì cả. Thể xác an nhàn, tâm hồn thanh thản, những kẻ sĩ ẩn dật thường không còn lo nghĩ việc đời, thích ngao sơn ngoạn thủy, xem danh lợi như một áng phù vân. 

Tư tưởng Nhàn của kẻ tu hành chịu ảnh hưởng của thuyết xuất thế của nhà Phật. Tư tưởng nhàn của những kẻ trốn tránh nhiệm vụ, hưởng lạc, vinh thân phì da là những tư tưởng có tính chất tiêu cực. Nhàn đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, một kẻ sĩ có khát vọng cứu dân giúp đời nhưng bất lực trong hoàn cảnh rối ren, là sự phản kháng, không cộng tác với nhà nước phong kiến để giữ tròn phẩm giá của kẻ sĩ chân chính trong thời buổi loạn lạc: 

Lúc nhàn ngẫm việc xưa nay 

Không gì hiểm bằng đường đời (Trung Tân ngụ hứng) 

Lòng vô sự, trăng in nước 

Cửa thảng lai, gió thổi hoa (Thơ Nôm 34) 

Rượu đến cội cây ta sẽ nhắp 

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Oct 03, 2011 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

noi dung tho nguyen binh khiemWhere stories live. Discover now