11. Chuẩn mực số 320

143 0 0
                                    

HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán

(Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC

ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính)

I/ QUY ĐỊNH CHUNG

Phạm vi áp dụng

01. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là "kiểm toán viên") trong việc áp dụng khái niệm "mức trọng yếu" trong lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 450 hướng dẫn cách áp dụng mức trọng yếu trong việc đánh giá ảnh hưởng của các sai sót được phát hiện đối với cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của những sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) đối với báo cáo tài chính.

02. Các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính đã quy định và hướng dẫn về khái niệm mức trọng yếu trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Mặc dù khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có đề cập đến khái niệm mức trọng yếu theo các thuật ngữ khác nhau, nhưng nhìn chung, mức trọng yếu được hiểu như sau:

- Những sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được coi là trọng yếu nếu những sai sót này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính;

- Những xét đoán về mức trọng yếu được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể và bị ảnh hưởng bởi quy mô hay bản chất của sai sót, hoặc được tổng hợp của cả hai yếu tố trên;

- Những xét đoán về các vấn đề trọng yếu đối với người sử dụng báo cáo tài chính phải dựa trên việc xem xét các nhu cầu chung về thông tin tài chính của nhóm người sử dụng, như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ,... Những ảnh hưởng có thể có của các sai sót đến một số ít người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính mà nhu cầu của họ có nhiều khác biệt so với phần lớn những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính sẽ không được xét đến.

03. Các khái niệm về mức trọng yếu, nếu quy định trong khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính, sẽ là cơ sở cho kiểm toán viên xác định mức trọng yếu của cuộc kiểm toán. Nếu khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính không đưa ra khái niệm về mức trọng yếu, các đặc tính được nêu trong đoạn 02 Chuẩn mực này sẽ giúp kiểm toán viên có cơ sở để xác định mức trọng yếu.

04. Việc xác định mức trọng yếu của kiểm toán viên mang tính xét đoán chuyên môn và phụ thuộc vào nhận thức của kiểm toán viên về nhu cầu của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, kiểm toán viên có thể giả định rằng, người sử dụng báo cáo tài chính:

(a) Có sự hiểu biết hợp lý về hoạt động kinh doanh, về kinh tế và tài chính, kế toán và quan tâm nghiên cứu thông tin trên báo cáo tài chính với sự cẩn trọng một cách hợp lý;

37 Chuẩn mực Kiểm ToánWhere stories live. Discover now