TTHCM Ve Van hoa giao duc

10.7K 4 6
                                    

I.Đặt vấn đề: Văn hóa là gì? Vị trí của văn hóa giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa

Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam, của Phương Đông và Phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc.

1.Văn hóa là gì?

a, Các quan điểm khác nhau về văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con. Chính vì vậy, đã có đến hàng trăm định nghĩa về văn hóa.Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên.Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa

Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; cầu cúng.Đã có rất nhiều phát biểu khác nhau về văn hóa của các triết gia phương tây như:

 "Văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội."

(Nhà nhân loại học Anh, Edward Burnett Tylor, 1832-1917)

 "Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh...Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa"

( William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale)

 "Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội;. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa."

(Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ)

 "Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau."

(Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968) Đại học Harvard)

 "Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin."

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Oct 03, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

TTHCM Ve Van hoa giao ducNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ