Câu 3: MQH biện chứng giữa CSHT và KTTT

11.8K 18 5
                                    

Câu 3:MQH biện chứng giữa CSHT và KTTT? Liên hệ vs CSHT và KTTT Việt Nam hiện nay:

* Cơ sở hạ tầng:

- Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

(“Toàn bộ những quan hệ sản xuất” bao gồm: quan hệ sản xuất thống trị; quan hệ sản xuất tàn dư của hình thái kinh tế - xã hội trước;  quan hệ sản xuất mầm mống của hình thái kinh tế - xã hội tương lai).

- Đặc trưng của cơ sở hạ tầng :

. Trong một chế độ xã hội nhất định, quan hệ sản xuất thống trị là chủ đạo, chi phối các loại quan hệ sản xuất khác, tạo nên đặc trưng của cơ sở hạ tầng đó.

. Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì cơ sở hạ tầng cũng có tính đối kháng

* Kiến trúc thượng tầng:

- Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư tưởng (Chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, triết học…) và những thiết chế tương ứng (Nhà nước, đảng phái, giáo hội, các tổ chức quần chúng…) được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định và phản ánh cơ sở hạ tầng đó.

- Đặc trưng của kiến trúc thượng tầng:

        . Các yếu tố, các bộ phận của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động nhau và điều hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Trong đó nhà nước là bộ phận có quyền lực mạnh nhất.

        . Trong xã hội có giai cấp kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp và giai cấp nào thống trị  cơ sở hạ tầng, thống trị kinh tế thì đồng thời thống trị kiến trúc thượng tầng. Do vậy, trong xã hội có đối kháng giai cấp thì kiến trúc thượng tầng cũng có tính đối kháng.

* Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:

+ Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng:

-  Cơ sở hạ tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng dựng trên nó phải như thế ấy để đảm bảo sự tương ứng.

(Nghĩa là, QHSX nào thống trị thì tạo ra một kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng; giai cấp nào thống trị về kinh tế thì tư tưởng của nó cũng thống trị. Chẳng hạn nếu QHSX là phong kiến thì toàn bộ KTTT từ hệ tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, các thiết chế khác đều của giai cấp phong kiến).

-  Khi cơ sở hạ tầng biến đổi thì nó đòi hỏi kiến trúc thượng tầng cũng biến đổi theo để đảm bảo sự tương ứng.

(Nghĩa là, những biến đổi trong cơ sở hạ tầng sớm muộn gì cũng dẫn tới sự biến đổi trong kiến trúc thượng tầng. Như khi cơ sở hạ tầng  của CNTB trong thời kỳ tự do cạnh tranh chuyển sang CNTB độc quyền thì kiến trúc thượng tầng của CNTB cũng biến đổi, nhà nước dân chủ tư sản chuyển thành nhà nước độc quyền; các quan điểm chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật… có xu hướng phản tiến bộ).

HTKTXHWhere stories live. Discover now