Câu 2: MQH biện chứng giữa LLSX và QHSX

Start from the beginning
                                    

- Khi LLSX đã thay đổi về tính chất và trình độ thì QHSX cũng phải thay đổi theo cho phù hợp.

- Khi LLSX cũ mất đi LLSX mới ra đời thì QHSX cũ cũng mất đi và QHSX mới ra đời để đảm bảo sự phù hợp.

- Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó thúc đẩy LLSX phát triển..  Nếu QHSX không phù hợp thì nó kìm hãm, thậm chí phá vỡ LLSX.

Lực lượng sản xuất vận động phát triển đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành "xiềng xích" của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế.

Ví dụ: Phương thức sản xuất Chiếm hữu nô lệ(cũ) mất đi, phương thức sản xuất Phong kiến(mới) ra đời thay thế nó. Phương thức sản xuất Phong kiến(cũ) mất đi, phương thức sản xuất TBCN(mới) ra đời thay thế nó. .

C.Mác đã viết: "Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có... trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội"

*QHSX tác động trở lại LLSX  :

Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, v.v... và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc "tiên tiến" hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Ví dụ: Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.

*Sự vận dụng quy luật này ở nước ta

Nước ta tư một nước nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp đi lên CNXH. Trong thời kỳ đầu chúng ta vấp phải những sai lầm, khuyết điểm, trong đó bao trùm là bệnh chủ quan duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan, nóng vội xóa bỏ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cá thể khi nó còn lý do tồn tại; đề cao, mở rộng quan hệ sản xuất tập thể khi nó chưa có đầy đủ tính tất yếu kinh tế.

Để khắc phục thiếu sót và sai lầm đó, Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quan và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; đó là nền kinh tế thị trường XHCN.

Quan hệ sản xuất phù hợp vói trình đô lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại nếu quan hệ sản xuất lạc hậu hoăc "tiên tiến" hơn trình độ lực lượng sản xuất 1 cách giả tạo thì sẽ kìm hãm, hạn chế sự phát triển của lực lượng sản xuất.

HTKTXHWhere stories live. Discover now