26. Phân tích vai trò và giới hạn của chủ nghĩa tư bản.

38.3K 24 18
                                    

26. Phân tích vai trò và giới hạn của chủ nghĩa tư bản. 
a) Vai trò của chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền mà nấc thang tột cùng của nó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Trong suốt quá trình phát triển, nếu chưa xét đến hậu quả nghiêm trọng đã gây ra đối với loài người thì chủ nghĩa tư bản cũng có những mặt tích cực đối với phát triển sản xuất. Đó là:
- Chuyền nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi “đêm trường trung cổ” của xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa, chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại. Dưới tác động của quy luật giá trị thăng dư và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, chủ nghĩa tư bản đã làm tăng năng suất lao động, tại ra khối lượng của cải khổng lồ hơn nhiều xã hội trước cộng lại
- Phát triển lực lượng sản xuất
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên lên kỹ thuật cơ khí, sang tự động hoá, tin học hoá và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người. 
- Thực hiện xã hội hoá sản xuất
Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hoá sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ… làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.
Tuy nhiên, những thành tựu chủ nghĩa tư bản đạt được trong sự vận động đầy mâu thuẫn. Điều đó thể hiện ở hai xu hướng trái ngược nhau là xu thế phát triển nhanh chóng và xu thế trì trệ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
V.I. Lênin nhận xét: sự phát triển nhanh chóng và sự trì trệ thối nát là hai xu thế cùng song song tồn tại trong nền kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. Đó chính là một biểu hiện quan trọng thuộc bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Ngày nay, bản chất này biểu hiện rất nổi bật.
Xu thế phát triển nhanh của nền kinh tế biểu hiện ở chỗ: sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt là vào những năm 50, 60 thế kỷ XX, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới đã xuất hiện thời kỳ tăng trưởng với tốc độ cao hiếm thấy. Trong thời gian từ 1948 - 1970, Mỹ, Anh, Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Italia, Canađa, Nhật bản… có tỷ suất tăng trưởng bình quân trong tổng giá trị thu nhập quốc dân đạt 5,1%. Đồng thời, việc nâng cao hiệu quả lao động sản xuất cũng rất rõ rệt.
Xu thế trì trệ của nền kinh tế hay xu thế kìm hãm mà Lênin đã chỉ ra có nguyên nhân cơ bản là do sự thống trị của độc quyền. Độc quyền đã tạo ra những nhân tố ngăn cản sự tiến bộ kỹ thuật và phát triển sản xuất như: quy định giá cả độc quyền, hạn chế sản lượng và mua phát minh kỹ thuật. Ngày nay, các nhân tố gây trì trệ vẫn còn tồn tại và tiếp tục tác động.
Sự tồn tại song song của hai xu thế tron chủ nghã tư bản một mặt nói lên rằng chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn còn sức sống, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn có thể tự điều chỉnh và trong giới hạn nhất định nó còn có thể thích ứng với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy xã hội tư bản chủ nghĩa đang vấp phải những giới hạn nhất định, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn chưa giải quyết được.
b) Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản
Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối nhưng không thể khắc phục được mâu thuẫn này.Mâu thuẫn cơ bản nói trên biểu hiện thành những mâu thuẫn cụ thể sau đây:
- Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động
Mâu thuẫn này thể hiện sự phân cực giàu - nghèo và tình trạng bất công xã hội tăng lên. Sự bần cùng hoá tuyệt đối lẫn tương đối của giai cấp công nhân vẫn đang tồn tại. Tuy đại bộ phần tầng lớp trí thức và lao động có kỹ năng đang có việc làm được cải thiện mức sống và gia nhập vào tầng lớp trung lưu, nhưng vẫn không xoá được sự phân hoá giàu - nghèo ngày càng sâu sắc.
Thu nhập của 358 người giàu nhất thế giới lớn hơn thu nhập hàng năm của hơn 45% dân số thế giới. Tình trạng công nhân, người lao động thất nghiệp ngày càng tăng. 
Trong xã hội tư bản ngày nay, sự bất bình đẳng và các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại một cách phổ biến: sự suy đồi về xã hội, văn hoá và đạo đức ngày càng trầm trọng.
- Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc
Ngày nay, mâu thuẫn này đang chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển bị lệ thuộc với những nước đế quốc thành mâu thuẫn giữa các nước và tầng lớp thượng lưu giàu có ở phương Bắc với các nước và tầng lớn nghèo khổ ở phương Nam. 
- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, chủ yếu là giữa ba trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia.
Mâu thuẫn này có phần dịu đi trong thời kỳ còn tồn tại sự đối đầu giữa hai hệ thống thế giới tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, nay có chiều hướng diễn biến phức tạp sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Một mặt, sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá và của cách mạng khoa học và công nghệ khiến các nước đó phải liên kết với nhau. Mặt khác, do tác động của quy luật phát triển không đều và lợi ích cục bộ của giai cấp thống trị ở mỗi nước, các nước đó đã trở thành đối thủ cạnh tranh với nhau, tranh giành quyền lực và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới, nhất là giữa ba trung tâm Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Biểu hiện của mẫu thuẫn giữa các nước ấy trước hết là cuộc chiến tranh thương mại, chiến tranh về đầu tư kỹ thuật, tài chính cũng như sự cạnh tranh giữa TNCs dưới nhiều hình thức.
- Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội
Mâu thuẫn này là mâu thuẫn xuyên suốt thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng bản chất thời đại không hề thay đổi. Loài người vẫn ở trong giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Do đó, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xa hội vẫn tồn tại một cách khách quan.
Trong thực tế, mâu thuẫn này biểu hiện trong mưu đồ của thế lực đế quốc lợi dụng sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở một số nước để đẩy mạnh cuộc phản kích quyết liết bằng mọi thủ đoạn (không loại trừ sự can thiệp bằng quân sự) nhằm xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại.
Nhưng do điều kiện quốc tế có những thay đổi, do giữa một số nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đã thiết lập quan hệ chính thức về mặt nhà nước, có quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh về nhiều mặt cho nên mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản ngày nay biểu hiện chủ yếu bằng “diễn biến hoà bình” và chống “diễn biến hoà bình”. Tuy hình thức biểu hiện có khác trước, nhưng đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn là cuộc đấu tranh rất quyết liệt diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. 
Chủ nghĩa tư bản ngày nay - với những thành tựu đáng kể của nó, là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vị toàn thế giới. Nhưng bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua cuộc cách mạng xã hội. Dĩ nhiên, cuộc cách mạng xã hội sẽ diễn ra bằng phương pháp nào - hoà bình hay bạo lực, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế chung trong từng thời điểm, vào sự lựa chọn của các lực lượng cách mạng.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Jul 26, 2011 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

26. Phân tích vai trò và giới hạn của chủ nghĩa tư bản.Where stories live. Discover now