Chương 1 - Chương 2

174K 820 121
                                    

Tác giả: Tôi Là Người Mù Chữ.

                                                                                CHƯƠNG 1

 Cô thường tự hỏi rằng: “Tại sao khi lớn lên người ta thường thích nói lí lẽ ?” Cô nghĩ người lớn cũng chỉ là trẻ con lớn lên mà thôi, họ cũng chỉ là người may mắn được sinh ra trước, lớn lên trước và bước vào đời trước. Đã là người đi trước thì kinh nghiệm trong cuộc sống sẽ có nhiều hơn, nhưng cũng không phải vì thế mà bắt những người kém may mắn - trong đó có cô đây - phải luôn tuân theo những gì họ nói dù đúng hay sai. Người lớn họ luôn tự cho mình là đúng, dù có sai đi chăng nữa thì họ vẫn đúng.

 Giống như một vài người hay thế này (trong đó có bố mẹ cô) họ thường mắng cô vì vài chuyện như quậy phá, ngủ lười, không làm việc nhà...bla bla bla. Sau đó người bị hại sẽ có vai trò giải thích và trình bày vì sao lại thế, tiếp theo sẽ có một tràng cảm thán và chấm hỏi như: “Tao nuôi mày lớn thế để mày trả treo với tao à !?” hay “Lì lợm không nghe lời còn hỗn láo !”. Trong vài trường hợp bất đồng quan điểm cũng sẽ có trường hợp cao cấp hơn là vừa khóc vừa mắng cộng trách than.

 Một vài cá thể người bị hại có thể luyện đến tầng cao nhất của kĩ năng lơ cộng phớt lờ sẽ được nghe vài câu như: “Tao nói mà mày không trả lời ? Mày câm rồi à ?!” đại loại như thế.

Nghe có vẻ hơi buồn cười nhưng khi áp dụng cả hai cách thì nhận được sự thật phũ phàng là dính cả ví dụ nêu trên. Đó chính là cảm giác giai cấp nông nô bị địa chủ bóc lột.

Con người ta là thế, tự trọng cao, ai cũng nghĩ mình đặc biệt, mọi người đều cho rằng bản thân mình quan trọng hơn người khác, vì thế con người mới ích kỷ. Ai cũng đặc biệt, đồng nghĩa với việc chẳng ai đặc biệt.

Chắc rằng bạn sẽ nghĩ cô thật trẻ con, nếu nói thế thì chẳng khác nào tự vả vào mặt mình và bảo rằng mày thật đáng ghét, vì trước sau gì đứa trẻ ngày nào sẽ nhanh chóng lớn lên thành một người lớn mà thôi.

Nghĩ đi nghĩ lại thì người lớn và trẻ con đều có điểm giống và khác nhau. Trẻ con thì cứ chỉ cần ngoan ngoãn nghe lời người lớn, ăn ngủ nghỉ học rồi đi phá làng phá xóm, người lớn sẽ ca bài ca bất tận: “Đã là trẻ con thì phải nghe lời người lớn, học giỏi vào làm con ngoan trò giỏi cho bố mẹ nở mày nở mặt với hàng xóm láng giềng, sau này lớn lên lo cho bố mẹ già, đừng có suốt ngày ăn đòi lêu lỏng, sau này có thành người xấu thì xã hội khinh thường.” . Nói thì nói, bọn nhóc thì cũng sẽ ậm ừ gật đầu lia lịa tỏ vẻ nghe lời, sau đó thì sẽ có bao nhiêu đứa làm được như thế ?

Khi lớn lên người ta sẽ tự động chui tọt vào cái lọ có nhãn “áp lực cuộc sống” rồi cứ thế mà trôi theo dòng chảy “xã hội”.

Nhưng dù thế nào đi nữa thì trẻ con cũng có áp lực của trẻ con, người lớn cũng có áp lực của người lớn. Ngày xưa cô thường mỉa mai bảo rằng người lớn thì hiểu gì chứ, suốt ngày họ lo nai lưng ra kiếm tiền, trưng bộ mặt thân thiện kèm theo nụ cười giả tạo cứ thế mà lấy lòng các sếp lớn làm gì, thế chẳng khác nào hạ nhục mình. Trẻ con thì nhanh chóng muốn trở thành người lớn để thỏa thích vui chơi chạy nhảy. Người lớn thì ước ao trở lại những ngày thơ ấu, chẳng ai hài lòng với bản thân của mình cả. 

Bạc Hà năm năm trên ruộng Cải ThảoWhere stories live. Discover now