câu 3. cac dac diem cua nghien cuu khoa hoc

5.9K 0 0
                                    

Câu 3: Hãy trình bày các đặc điểm của nghiên cứu KH. Tại sao nói “Học tập gắn liền với ngiên cứu KH”?

            * Đặc điểm của nghiên cứu KH

- Nghiên cứu là một quá trình thu thập phân tích và diễn giải thông tin để trả lời các câu hỏi giải quyết một vấn đề để có tính nghiên cứu có tính KH quá trình đó phải có những đặc điểm sau: Kiểm soát được, chặt chẽ, có tính hệ thống hợp lễ dễ kiểm chứng, có tính thực nghiệm.

- Kiểm soát được: như đã phân tích ở trên các sự kiện xảy ra đều có tính nhân quả việc tìm ra mối quan hệ này là rất quan trọng tuy nhiên trong thực tế đặc biệt trong các KHXH rất khó hay thậm trí nhiều khi ko thể xác định được các mối lien hệ nhân quả.

- Khái niệm về sự kiểm soát hàm ý rằng khi tìm hiểu tính nhân quả việc tìm hiểu tính nhân quả trong quan hệ giữa 2 sự kiện biến số cần tiến hành nghiên cứu sao cho tối thiểu hóa các snhr hưởng của các yếu tố  khác nhau lên đối tượng hay hệ đang xét. Đối với các KH tự nhiên do hầu hết các nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm nên sự kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng có thể đạt được ở mức độ cao. Còn ở các KHXH vì nghiên cứu được thực hiện các vấn đề có lien quan đến các cá nhân đang sống trong xã hội ko thể kiểm soát được nên rát khó thiết lập được các lien kết nhân quả vì thế ở KHXH do ko kiểm soát được các yếu tố bên ngoài ta cần lượng hóa các tác động của chúng để có biện pháp hiệu quả trong kết quả thu thập được

- Chặt chẽ: Quá trình nghiên cứu phải cực kỳ kỹ lưỡng và toàn diện để đảm bảo rằng các thủ tục được lựa chọn là thích hợp và có thể thuyết minh được. Chú ý rằng mức độ chặt chẽ thay đổi đáng kể giữa KH tự nhiên và KHXH và ngay bên trong các nghành KHXH.

- Tính hệ thống: Các thủ tục đã được chọn trong nghiên cứu phải đi theo một trình tự logic nhất định có hoach định và trật tự. Một số thủ tục phải đi tiếp sau một số thủ tục khác.

- Hợp lệ và kiểm trứng:  Khái niệm này là hàm ý rằng bất kỳ một kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu đều là đúng đắn và có thể kiểm trứng bằng chính tác giả hay do người khác. Mọi kết quả đều phải như nhau khi lặp lại các phép đo lường.

- Thực nghiệm: Mọi kết luận đã rút ra phải có cơ sở trên các trứng cứ rõ rằng tập hợp từ thông tin thu được do thí nghiệm kinh nghiệm hay quan sát từ đời sống thực.

* Học tập gắn liền với nghiên cứu khoa học:

- Hoạt động học tập trong nhà trường: mà quá trình người học linh hội nhưng tri thức mà loài người đã có. Các vấn đề học tập ( tri thức, kĩ năng, kĩ xảo) luôn mới mẻ vói bản thân người học, vị vậy về mặt lí luận việc học thường được coi là quá trình tự nghiên cứu của mỗi học sinh, sinh viên và được tiến hành theo quy trình của việc nghiên cứu khoa học.

- Trong quá trình học tập học sinh có thể nghiên cứu những vấn đề nhỏ có tính chất tập sự làm việc tự lực

- Ở bậc đại học , sinh viên có thể tự lực, hoàn thành những vẫn đề lớn hơn, hoàn thành những nhiệm vụ học tập mang tính phức tạp mà giảng viên giao cho, các bài tập lớn , các chuyên đè trong Seminar, các đề án (project) cuối môn học, đề tài thực tập tốt nghiệp….ở múc độ nhiều ít khác nhau đều đòi hỏi năng lục tự nghiên cứu của sinh viên. Chính vì vậy học tập ở bạc học tập ở bậc đại học chính là quá trình sinh viên tự tiến hành tự nghiên cứu ở các mức độ từ đơn giản đến phức tạp dần.

- Khi đã phát triển năng lực tự nghiên cứu  trong thời gian học tập đại học, các sinh viên sau khi tốt nghiệp , dù không trở thành nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiên cứu nhưng cũng có những kĩ năng tư duy và giải thích những vấn đề gặp phải trong đời sống và hoạt động nghề nghiệp một cách khoa học. từ đó nang cao hiệu quả công việc.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 27, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

câu 3. cac dac diem cua nghien cuu khoa hocNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ