Đề thi Sử luôn là một trong những môn cần được chú trọng vì nó liên quan đến nhiều vấn đề rất nhạy cảm, chẳng hiểu sao một sự kiện chính trị bao nhiêu năm bị giảm tải lại đột nhiên chễm chệ 3 điểm trong đề thi.

"Trường nào ra đề Sử thế?"

Một câu nói khơi màn, nửa phòng được đà ầm cả lên, giám thị phải đập ba thước mới ngăn được. Tranh thủ còn 5 phút mới tính giờ làm bài, tôi lôi tờ nháp vắt óc làm dàn ý.

Cái này hồi lớp 8 tôi có học phòng ngừa nên vẫn nhớ một chút. Giờ tôi mới thấm lời cô Thuyên nói, thừa vẫn luôn hơn thiếu.
Hồi cấp hai rất ít khi tôi làm dàn ý, nhưng y như rằng cứ bước chân ra khỏi phòng thi là nhớ ra sót ý này ý kia, từ đó tôi bắt mình phải làm dàn bài, dù ngắn hay dài cũng phải có.

Tôi bắt đầu gạch chân những từ khóa, làm từ những câu dễ nhất, cô giám thị phòng tôi đeo cái guốc nặng kinh khủng, đi qua đi lại cứ cộp cộp.

"Em này dán cái gì vào bút đây?"

Tôi giật mình ngước mắt lên, thấy cô đang nhìn chăm chăm váo cái bút có chữ của Minh Đức, định mở mồm giải thích thì cô cười cười:

"Cái này tôi tạm thu, lần sau đừng mang đồ có chữ vào phòng thi nhé công chúa."

...

Chật vật mãi ba tiếng, tôi lê ra khỏi phòng với cái tay đau nhức, dính đầy mực bút nến, chỉ muốn về nhà ngủ một phát đến mai.

Tôi căng mắt tìm học sinh trường mình, mãi mới thấy mấy chị cùng tuyển.

"Đề năm nay như điên ấy."

Không ngoài dự đoán, năm nay tuyển Sử than số trách phận nhiều nhất, chị Hương đang càu nhàu thì quay ra hỏi tôi:

"Mày làm được câu giảm tải không?"

"Em làm được một chút." Tôi thật thà đáp.

"Một chút là bao nhiêu tờ?"

"..."

Bộ công an vừa vào trường để giám sát quá trình vận chuyển của bài thi, chúng tôi vẫn bị nhốt trong trường nửa tiếng nữa. Công nhận trường này biết tận dụng thật, bày rạp đồ ăn cho học sinh luôn, nhưng tôi lại vất tiền trong cặp rồi.

Cô Yến tuyển tôi hôm nay nghỉ hẳn làm để xem học sinh đi thi, còn tỏ ra bất mãn với đề hơn cả học sinh:

"Đề này câu giảm tải kia là câu lấy giải Nhất rồi, bạn Lam làm như nào?"

"Em giới thiệu về tình hình Đông Âu trước khi tan rã, đề cập đến nguyên nhân tan rã, sự chủ quan của bộ máy quản lý không đưa ra phương hướng điều chính kịp thời, chế độ t-"

"Thôi." Cô Yến ngắt lời tôi, ngạc nhiên hết sức:

"Cô có dạy tuyển mình cái này đâu?"

"Em học từ lớp tám ạ."

"..."

Sau một hồi cô trò nhìn nhau, chị Linh lườm tôi:

"Tẩy chay nó đi cô."

Bông đùa thêm hai ba câu, chúng tôi được cô Yến rút ví mua một đống đồ ăn trên quầy, vừa chọn được món thì có một bạn nam trường Quang Trung chạy đến phía tôi, mặt đỏ bừng:

MỌI ƯU TIÊN CHO EMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ