C.73.1 - Cầu Hỉ Thước 4

126 14 3
                                    

Tốc độ Triệu Hòa Trạch rất nhanh.

Dùng xong cơm trưa không bao lâu, hắn đã vội vàng trở về.

Tạ Cát Tường và Triệu Thụy đang thấp giọng nói chuyện, nghe được tiếng bước chân Triệu Hòa Trạch, không hẹn mà cùng quay đầu nhìn qua.

Triệu Hòa Trạch thực cẩn thận, chờ vào sân phơi đóng cửa phòng lại, hắn mới nói: "Đại nhân, tiểu thư, tìm được sách rồi."

Phòng sách Bách Hoa Viên là nơi Ổ Ngọc Thục trữ sách cho mình, là nơi nàng tự mình cất sách trong nhiều năm qua, còn thư phòng Triệu Vương phủ, lại là sách Triệu gia tích lũy hơn trăm năm.

Tuy kém hơn hiệu sách Đại Tề, nhưng chỉ có hơn chứ không kém Bách Hoa Viên.

Triệu Hòa Trạch theo Triệu Thụy nhiều năm, thường xuyên cùng hắn đi thư phòng lấy sách, sớm đã quen thuộc với cách tìm sách, bởi vậy tìm được sách rất nhanh.

Hắn lấy từ trong lòng ra một quyển sách được bọc cẩn thận bằng lụa xanh, cung kính đưa cho Triệu Thụy.

Triệu Thụy tiếp nhận, trực tiếp mở tấm lụa, lấy ra một quyển sách hơi cổ xưa.

Bản đầu tiên của quyển sách này đã có lịch sử trăm năm, hiện tại quyển trên tay bọn họ hẳn là quyển tái bản đời sau, không quá mới, nhưng cũng không quá cũ.

Quyển sách cũng không dày, độ dày bất quá chỉ như hạt đậu nành, tựa hồ tổng cộng chưa được 50 trang.

Tạ Cát Tường thò lại gần, xem cùng Triệu Thụy.

Tên quyển sách này đã rất rõ ràng, chỉ gọi là Vinh Khánh Hoa du ký, một cái ghi chú cũng không có, mở ra chính là quyển thứ nhất.

Vinh Khánh Hoa tuy rằng thích ngao du thiên hạ, ăn uống mỹ thực khắp nơi, nhưng cuộc đời hắn thực ngắn ngủi, chưa kịp 30 đã qua đời. Bởi vậy nội dung quyển sách này cũng không phong phú lắm, chỉ có Yến Kinh cùng với vùng phụ cận được miêu tả kỹ càng tỉ mỉ, còn Tô phủ, Hồ Châu đều không có miêu tả gì đặc biệt.

Tạ Cát Tường nhận sách từ tay Triệu Thụy, đọc nhanh như gió.

Nội dung trong sách không tính nhiều, nhưng cũng không ít, đặc biệt lấy vùng xung quanh Yến Kinh làm trọng. Tạ Cát Tường nhìn vài lần liền hiểu rõ, Vinh Khánh Hoa chỉ thích thức ăn miền Bắc, đối với thức ăn phía nam như Hoài Nam lại không có hứng thú, cho nên chỉ viết một chút hình thế núi sông, ngoài ra cũng không viết gì thêm.

Tạ Cát Tường vội vàng đọc hết, đưa cho Triệu Thụy, để hắn đọc lại một lần.

"Như thế xem ra, manh mối hẳn là ở mấy chương phía trước," Tạ Cát Tường nói, "Thời trẻ cha ta rất thích xem du ký, thường xuyên thu thập loại sách này, nói là có thể quan sát phong thổ các nơi, cũng có thể hiểu biết đủ loại người."

"Nếu năm đó hai thư sinh đã bị nước mưa làm lộ ra, sau đó bị phát hiện ở Lưu Li trang, như vậy manh mối nhất định có quan hệ với Lưu Li trang hoặc là Yến Kinh."

Tạ Cát Tường hỏi Triệu Thụy: "Thụy ca ca, năm đó là ai nghiệm thi hai thư sinh kia? Còn giữ lại Nghiệm Thi Cách mục không?"

[Cổ đại, Phá án - Edit] YẾN KINH KHUÊ SÁTWhere stories live. Discover now