mien dich ko dac hieu

1.2K 0 0
                                    

• Các cơ chế miễn dịch không đặc hiệu

- Các cơ chế cơ học và hóa học

- Các cơ chế tế bào:

+ các tế bào làm nhiệm vụ thực bào

+ các tế bào giết tự nhiên

-Các cơ chế thể dịch:

+ Bổ thể

+ Các cytokine của miễn dịch không đặc hiệu

Hiện tượng thực bào:

Đặc điểm bề mặt các tế bào thực bào:

Các bạch cầu trung tính và đại thực bào nhận diện các vi sinh vật trong máu và trong các mô nhờ các thụ thể trên bề mặt của chúng đặc hiệu với các sản phẩm do vi sinh vật tạo ra (hình 2). Có một số loại thụ thể khác nhau, mỗi loại đặc hiệu với các cấu trúc hoặc các "mẫu" khác nhau thường có ở các vi sinh vật. Các thụ thể giống Toll (Toll-like receptor - viết tắt là TLR) là các thụ thể có cấu trúc giống như một protein có ở ruồi Drosophila có tên là Toll. Protein này có vai trò thiết yếu giúp ruồi đề kháng chống lại nhiễm trùng. Các thụ thể TLR đặc hiệu với các thành phần khác nhau của vi sinh vật.

Diễn biến qua trình thực bào. Quá trình thực bào diễn ra qua 3 giai đoạn.

- Giai đoạn bám: chịu ảnh hưởng của các yếu tố: nhiệt độ môi trường; bản chất hoá lý của vật lạ ; sự opsonin hoá.

- Giai đoạn nuốt: quá trình hoà màng, hình thành phagolysosome - giai đoạn này đòi hỏi tiêu tốn nhiều năng lượng của tế bào thực bào.

- Giai đoạn kết: có thể có 3 khả năng xảy ra: tiêu, tồn tại và nhân lên.

Sau khi nhận diện các vi sinh vật thì các bạch cầu trung tính và các đại thực bào sẽ "ăn" (chữ Hán Nôm là "thực") các vi sinh vật. Đồng thời việc nhận diện vi sinh vật còn có tác dụng là hoạt hoá các tế bào làm nhiệm vụ thực bào giết các vi sinh vật mà chúng đã nuốt vào (hình 3). Quá trình thực bào diễn ra bằng cách các tế bào làm nhiệm vụ thực bào mở rộng màng nguyên sinh chất của chúng ra "ôm" lấy các vi sinh vật hoặc vật lạ mà nó đã nhận diện sau đó màng này đóng lại và đoạn màng đó bứt ra khỏi màng nguyên sinh chất của tế bào làm nhiệm vụ thực bào tạo thành một bọng bên trong có chứa vi sinh vật hoặc vật lạ. Bọng này được gọi là phagosome. Các phagosome sẽ hoà màng vào với các lysosome (tiêu thể) để tạo thành các phagolysosome. Cùng lúc với việc các các thụ thể của tế bào làm nhiệm vụ thực bào bám vào vi sinh vật để nuốt chúng thì các thụ thể ấy cũng gửi các tín hiệu hoạt hoá một số enzyme trong các phagolysosome. Một trong số các enzyme này là oxidase của tế bào làm nhiệm vụ thực bào có tác dụng chuyển phân tử ô-xy thành anion superoxide và các gốc tự do. Các chất này được gọi là các chất trung gian ô-xy phản ứng (reactive oxygen intermediate - viết tắt là ROI) có tác dụng độc đối với các vi sinh vật đã bị tế bào làm nhiệm vụ thực bào nuốt vào. Enzyme thứ hai là inducible nitric oxide synthase (viết tắt là iNOS) xúc tác quá trình chuyển đổi arginine thành nitric oxide (ô-xít ni-tơ, viết tắt là NO) cũng là một chất có tác dụng diệt vi sinh vật. Nhóm các enzyme thứ ba là các protease của lysosome có tác dụng phân cắt các protein của vi sinh vật. Tất cả các chất kháng vi sinh vật này được tạo ra chủ yếu ở trong các lysosome và các phagolysosome và chúng tác động lên các vi sinh vật đã được nuốt vào ở bên trong các bọng đó nên không hề gây tổn thương gì cho các tế bào thực bào. Trong những trường hợp phản ứng quá mạnh thì các enzyme kể trên có thể được giải phóng ra khoang gian bào và có thể gây tổn thương cho các mô của cơ thể. Đó là lý do tại sao các phản ứng viêm thường là phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng nhưng đôi khi cũng có thể gây ra cả các tổn thương cho cơ thể.

CHỨC NĂNG SINH HỌC CỦA BỔ THỂ:

Hệ thống bổ thể có ba chức năng trong đề kháng của cơ thể. Chức năng thứ nhất được thực hiện nhờ mảnh C3b, mảnh này phủ lên các vi sinh vật tạo thuận lợi cho các tế bào làm nhiệm vụ thực bào có các thụ thể dành cho C3b dễ dàng bắt giữ sau đó tiêu diệt các vi sinh vật đó. Chức năng thứ hai do một số sản phẩm phân cắt các của các protein bổ thể có tác dụng hoá hướng động (hấp dẫn hoá học làm các tế bào di chuyển) đối với các bạch cầu trung tính và các tế bào mono và thúc đẩy phản ứng viêm tại nơi diễn ra hoạt hoá bổ thể. Chức năng thứ ba đó là các protein bổ thể tham gia tạo thành các phức hợp protein thuỷ phân được gọi là phức hợp tấn công màng (membrane attack complex) khi được cài vào màng của vi sinh vật thì phức hợp này sẽ tạo ra các lỗ thủng làm cho nước và các ion từ bên ngoài chui vào trong làm chết các vi sinh vật

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 17, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

mien dich ko dac hieuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ