Quantri

1.5K 0 0
                                    

6.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠCH ĐỊNH

6.1.1. Khái niệm hoạch định

Hoạch định hay còn gọi là lập kế hoạch hoặc kế hoạch hóa kinh doanh gồm nhiều quan

niệm khác nhau:

Thứ nhất: Hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và phương thức tốt

nhất để đạt được những mục tiêu đó. Như vậy công tác kế hoạch theo nghĩa trên phải bao gồm

đồng thời hai quá trình xác định mục tiêu (cái gì cần phải làm?); Xác định con đường đạt đến mục

tiêu (làm cái đó như thế nào?).

Thứ hai: Hoạch định là quá trình chuẩn bị đối phó với những thay đổi và tính không chắc

chắn bằng việc trù liệu những cách thức hành động trong tương lai. Hai nguyên nhân chính đòi

hỏi các nhà quản trị phải tiến hành công việc hoạch định xuất phát từ các nguồn tài nguyên hạn

chế và sự biến động thường xuyên của môi trường bên ngoài.

Tóm lại: Xét về mặt bản chất, hoạch định là một hoạt động chủ quan, có ý thức, có tổ chức

của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan nhằm xác định mục tiêu,

phương án, bước đi, trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nét bản chất này là cái phân biệt sự hoạt động có ý thức của con người với sự hoạt động

theo bản năng của loài vật. Do đó, hoạch định là yêu cầu của chính quá trình lao động của con

người và gắn liền với quá trình đó.

6.1.2.Mục đích của hoạch định

Nghiên cứu và quản lý sự thay đổi: Môi trường phát triển tất yếu dẫn đến sự thay đổi. Một

lĩnh vực được ưu tiên sẽ là nghiên cứu những thay đổi mới có liên quan đến hàng hoá và thị

trường. Sự thay đổi của môi trường và những yếu tố nội bộ sẽ là những yếu tố làm cản trở việc

thực hiện kế hoạch.

73

Vạch ra những con đường phát triển gắn bó: Đó là đảm bảo tính liên kết giữa các mục tiêu

và phân chia các nguồn vốn của doanh nghiệp. Các mục tiêu phối hợp sẽ được phản ánh ở các kế

hoạch sản xuất, tài chính, tiếp thị, ngân sách...

Cải thiện hiệu năng của doanh nghiệp: Hoạch định cho phép tối ưu hoá nguồn vốn của

doanh nghiệp. Thông qua việc thực hiện việc hoạch định kinh doanh mà tài nguyên không bị lãng

phí, từ đó doanh nghiệp ấn định mục tiêu tiến bộ, và có tính khả thi.

Hợp thành phương tiện quản lý: Hoạch định thuộc kỹ thuật hợp lý hoá quá trình ra quyết định

Kamu telah mencapai bab terakhir yang dipublikasikan.

⏰ Terakhir diperbarui: Apr 28, 2009 ⏰

Tambahkan cerita ini ke Perpustakaan untuk mendapatkan notifikasi saat ada bab baru!

QuantriTempat cerita menjadi hidup. Temukan sekarang