Câu 4

502 2 0
                                    

Câu 4 Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

        * Nội dung

           - Liên hệlà phạm trù triết học chỉ sự quy định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự tương tác và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của sự vật, hiện tượng, 1 quá trình.

          - Mối liên hệ có vai trò làm cơ sở cho sự tồn tại; làm điều kiện cho sự vật bộc lộ thuộc tính của mình (bởi lẽ thông qua mối liên hệ với các sự vật khác thì sự vật mới bộc lộ thuộc tính).

        - Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới ( cả tự nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng, phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác; đều chịu sự chi phối, tác động, ảnh hưởng của các sự vật,hiện tượng khác.

         - Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất cảu thế giới. Bởi lẽ, dù các sự vật trong thế giới đa dạng đến đâu thì cũng chỉ là hình thức tồn tại cụ thể của vật chất. Cho nên chúng đều chịu sự chi phối của quy luật vật chất. Ngay cả ý thức, tinh thần cũng chỉ là thuộc tính của 1 dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Do vậy, ý thức, tinh thần cũng bị chi phối bởi quy luật vật chất.  Vì vậy chính tính thống nhất vật chất của thế giới đã làm cho mọi sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau.

         - Các tính chất của mối liên hệ:

         + Tính khách quan

          + Tính phổ biến

          + Tính đa dạng phong phú

* Ý nghĩa phương pháp luận

          - Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta  khi phân tích về sự vật phải đặt nó trong mối quan hệ với sự vật khác. Đồng thời phải nghiên cứu tất cả những mặt, những yếu tố, những mối liên hệ vốn có của nó. Qua đó để xác định những mối liên hệ bên trong, bản chất...để từ đó nắm được bản chất, quy luật của sự vật và hiện tượng.

           - Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi khi nghiên cứu sự vật phải thấy sự tồn tại vận động và phát triển của bản thân các sự vật và hiện tượng là 1 quá trình có tính giai đoạn, tính lịch sử cụ thể. Cho nên khi phân tích tính toàn diện về các mối liên hệ của sự vật phải đặt nó trong mối quan hệ cụ thể, với những điều kiện lịch sử cụ thể của các mối quan hệ đó.

2. Nguyên lý về sự phát triển

* Nội dung

           - Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

           - Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quy định sự vận động, phát triển của sự vật.

           - Phát triển là 1 trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển sẽ nảy sinh tính quy định mới cao hơn về chất. Nhờ vậy làm tăng khả năng hoàn thiện về : cơ cấu tổ chức; về phương thức tồn tại và vận động; về chức năng vốn có của sự vật.

           - Phát triển là quá trình vận động phức tạp, quanh co, bao gồm cả sự thụt lùi tương đối, nhưng xu hướng chung là vận động đi lên.

           - Phát triển diễn ra theo xu hướng đường xoáy ốc, nghĩa là trong quá trình phát triển dường như có sự quay lại điểm xuất phát nhưng trên cơ sở cao hơn. Phát triển diễn ra theo cách thức đứt đoạn trong liên tục, nghĩa là từ sự tích lũy về lượng dẫn tới thay đổi về chất, rồi từ sự thay đổi về chất tác động trở lại sự thay đổi về lượng. Cứ như vậy, phát triển diễn ra 1 cách khách quan, tự thân, vốn có của sự vật.

         - Tính chất của sự phát triển:

         +  Tính khách quan

         + Tính phổ biến

         + Tính đa dạng, phong phú

* Ý nghĩa phương pháp luận:

   - Khi xem xét sự vật hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi chuyển hóa của chúng.

   - Phát triển đồi hỏi phải nắm vững các nguyên tắc tích lũy về lượng để thay đổi về chất, giải quyết triệt để bên trong; đồng thời phải kế thừa, chọn lọc cái cũ, ủng hộ cho sự ra đời cái mới non nớt, nhỏ bé.

   - Sự phát triển của sự vật, hiện tượng không diễn ra theo đường thẳng tắp mà quanh co phức tạp, thậm chí thụt lùi, vì thế đứng trước thất bại không được nản chí, mà cần có cái nhìn đúng đắn khách quan để tìm ra nguyên nhân cải tạo cái cũ, mở đường cho cái mới.

  - Khắc phục những sai lầm, nóng vội, chủ quan, duy ý chí , thủ tiêu mâu thuẫn, dung hòa mâu thuẫn , phủ định sạch trơn trong quá trình xem xét cái cũ mở đường cho cái mới.

Triết INơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ