Nắng

176 13 2
                                    


Những ngọn gió rủ nhau kéo về đem theo mùi nắng mơn trớn qua từng tán cây. Cái nắng mùa hạ quấn quýt trên làn da rám mật của chàng thanh niên độ mười sáu mười bảy. Hiệu Tích chạy chiếc xe đạp cũ kĩ vào căn nhà nho nhỏ phát ra tiếng đọc bập bẹ của các trẻ thơ.

"Thầy Kỳ ơi, có em người yêu đẹp trai kiếm thầy này."

Hiệu Tích dắt xe trước cái sân to đang phơi đầy lá thuốc rồi chạy biến vào nhà vừa gọi to. Chưa tới nơi, nó đã bị Doãn Kỳ ném viên phấn hù dọa. Thanh niên ngồi trên chiếc xe lăn khó khăn di chuyển đến chỗ Tích.

"Cái thằng nhóc này, tôi dặn bao nhiêu lần rồi là tụi trẻ đang học, Tích đừng có tùy tiện như vậy. Tụi nó cười tôi chết luôn." Mặt anh cứ hồng hồng như vừa phủ một lớp phấn mỏng khiến Tích vừa yêu vừa muốn chọc ghẹo.

"Ơ kìa thầy người yêu, em yêu thầy thì em phải nói chứ. Hay là thầy sợ em nào xinh xinh nghe được không dám cua thầy nữa." Môi nó bĩu ra làm trò cho anh cười. Bàn tay to lớn nắm lấy tay Kỳ lắc qua lắc lại như làm nũng.

"Tích yêu tôi được bao nhiêu mà làm ghê gớm vậy?"

"Kể từ khoảnh khắc ta gặp nhau, cuộc sống của em chỉ toàn là anh."

Ánh mắt cười đùa tan đi, chỉ còn Tích và ánh nắng dịu dàng len lỏi qua từng ngóc ngách chạm vào trái tim anh. Dù ông trời có lấy mất của Kỳ một đôi chân, nhưng ông lại đem một ngọn nắng gieo mầm vào cuộc sống của anh, cho anh cảm nhận ấm áp là gì. Thật yêu và cũng thật thương.

"Tích học đâu ra mấy câu sến sẩm vậy?" Rõ ràng Kỳ không dạy mấy câu này đâu. Nhưng không thể phủ nhận anh cũng rất khoái.

"Tí thầy dạy xong em dẫn thầy ra đồng hoa chơi nhé!"

Đẩy chiếc xe lăn do chính tay nó làm vào lại phòng học. Tích đứng ngoài cửa sổ nhẹ nhàng nhìn vào người mình thương. Tiếng đọc vanh vách của lũ trẻ lấn át cả tiếng chim. Ánh mắt đượm buồn nhìn lên bầu trời xanh thẳm, người Tích thương phải chịu khổ đủ đường.

Nhớ cách đây ba năm trước, trong làng Tích chẳng có ai học hành đàng hoàng. Người dân ở đây chỉ chăm lo lao động, người có trí hơn thì đi hoạt động cách mạng hăng hái. Mỗi người một việc nhưng cùng chung chí hướng về ngày đất nước được độc lập. Ngày đó trong làng ai cũng háo hức đem đám trẻ nhà mình đến nhà một anh thương binh sau trận đánh ở đồn cách đây không lâu.

Anh còn rất trẻ chỉ độ tầm mười sáu, dáng người nhỏ nhắn nhưng anh lại được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng. Anh quyết định bỏ sức bỏ trí mình cho cách mạng mà hi sinh đi đôi chân của mình. Kỳ được bên trên cho về nhà mở lớp dạy trẻ nhỏ cũng như ai muốn có thêm con chữ trong người, vì họ biết sau ngày độc lập người như Kỳ rất cần cho đất nước.

Hiệu Tích mười ba tuổi cũng được mẹ dẫn đến nhà Kỳ học chữ. Từ già tới trẻ trong làng cũng gọi Kỳ một tiếng thầy, riết rồi chẳng ai gọi trống không tên Kỳ bao giờ. Đi lân la sau lưng mẹ một hồi thì nó cũng đến trước lớp của anh. Tiếng cười đùa của đám bạn làm ồn ào cả một khoảng sân.

"Thầy Kỳ, thầy Kỳ có ở nhà không?" Mẹ nó nói lớn vọng vào nhà, tiếng vừa dứt thì anh cũng lật đật chống nạn đi ra.

Dưới nắng có người tôi thươngKde žijí příběhy. Začni objevovat