Tống Duy Tân

23 0 0
                                    

Tốg Duy Tân người làng Bồng Trung tỉnh Thanh Hoá, năm Canh Ngọ (1870), ông đỗ cử nhân, đến năm Ất Hợi (1875), thì đỗ tiến sĩ. Bước đầu, ông được bổ làm Tri huyện, sau làm Đốc học Thanh Hóa rồi Thương biện tỉnh vụ. Tháng 7 năm 1885, hưởng ứng dụ Cần Vương, Tống Duy Tân được vua Hàm Nghi phong làm Chánh sứ sơn phòng Thanh Hóa. Sau đó, ông tham gia xây dựng chiến khu Ba Đình. Chẳng lâu sau, Cao Ngọc Lễ (vừa là học trò cũ, vừa là cháu kêu Tống Duy Tân bằng cậu) đi mật báo cho Pháp đến bủa vây và bắt được Tống Duy Tân vào ngày 4 tháng 10 năm 1892. Không chiêu hàng được, Tống Duy Tân bị thực dân Pháp cho xử tử tại Thanh Hóa ngày 5 tháng Mười năm Nhâm Thìn (tức 23 tháng 11 năm 1892).

Lúc Tống Duy Tân còn ở nhà dạy học có câu đối:
Cố bất như: sơn nhi bích, truyền nhi trì, vân thủy tiêu dao trần cảnh ngoại (Không gì bền bằng: lấy núi làm vách, lấy suối làm ao, mây nước nhởn nhơ ngoài cõi thế)
Duy kỳ hữu: dữu khả phong, đình khả nguyệt, cúc tùng tự tại cố châu trung (Chỉ riêng vui có: cửa sổ gió mát, ngoài sân trăng soi, cúc tùng thong thả chốn cố châu)
Trước ngày mất, Tống Duy Tân có làm đôi câu đối:
Nhị kim thủy liễu tiên sinh trái (Món nợ tiên sinh nay mới trả)
Tự cổ do truyền bất tử danh (Cái danh bất tử trước còn truyền)
Sau khi Tống Duy Tân thọ án, nhân sĩ tỉnh Thanh Hóa có làm câu đối phúng điếu như sau:
Tự cổ anh hùng, thiết thạch can trường nan tận tả (Từ trước anh hùng, dạ sắt gan vàng không xiết tả)
Đáo đầu sự thế, xuyên hà huyết lệ hạt năng lưu (Đến cùng sự thế, máu sông lệ suối chảy sao trôi!)

Sĩ phu yêu nước nửa cuối thế kỷ xixWhere stories live. Discover now