Nguyễn Văn Giao

24 0 0
                                    

Nguyễn Văn Giao tên huý là Tao, hiệu Quất Lâm, tự là Đạm Như. Ông là người xã Trung Cần, tổng Nam Kim, huyện Thanh Chương, phủ Anh Sơn (nay là xã Nam Trung, huyện Nam Đàn), tỉnh Nghệ An. Sau khi thi đỗ, ông được bổ thụ Hàn lâm viện Trước tác, nhận chức vụ Hành tẩu ở Nội các. Tháng 8 năm Ất Sửu 1855, được thăng thụ Hàn lâm viện Thừa chỉ. Năm Mậu Ngọ 1858, được thăng nhiệm Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ kiêm chức Hành tẩu Nội các. Tháng 6 năm Kỷ Mùi 1859, thăng thực thụ Thị giảng học sĩ, tháng 1 năm Nhâm Tuất 1862, thăng thụ Thị độc học sĩ, vẫn kiêm chức Tham biện Nội các.

Nguyễn Đức Đạt tự Khoát Như, hiệu Nam Sơn Chủ Nhân, Nam Sơn Dưỡng Tẩu, Khả Am Chủ Nhân. Ông sinh tại làng Hoành Sơn, xã Nam Hoa Thượng, tổng Trung Cần (nay là xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Năm 1863, ông làm Đốc học tỉnh Nghệ An. Năm 1885, vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương. Ông dựng cờ nghĩa khởi binh, chiến đấu chưa được bao lâu thì thất thế nên nghĩa quân phải rút lên vùng miền núi Thanh Chương. Do tuổi cao sức yêu không đi được, nên Nguyễn Đức Đạt ở ẩn tại quê nhà và mất.
Tương truyền, khoa thi năm Quý Sửu (1853), Tiến sĩ chỉ lấy đậu hai đệ nhất giáp Thám hoa, thì cả hai cùng ở một tổng (Nam Kim, Nam Đàn) là Nguyễn Đức Đạt và Nguyễn Văn Giao. Sau ngày vinh quy bái tổ, Nguyễn Đức Đạt qua thăm nhà Thám giao, thấy nhà chỗ nào cũng có đậu (đậu mới thu hoạch), liền ra vế đối:
Trong nhà đậu, ngoài sân đậu, cha thi đậu, con học đậu, thi vân: đa đậu thử chi vị dã
Nguyễn Văn Giao nhìn ra ngoài sân, thấy hàng dâm bụt đang trổ nhiều hoa, liền đối lại: Trên cây hoa, dưới gốc hoa, bái vinh hoa, tôi Thám hoa, thi viết: trùng hoa bất diệt ghi hồ
Câu đối tại bản chi từ đường ở làng Hoành Sơn do học trò của Thám Hoa Nguyễn Đức Đạt phúng điếu ông:
Thọ khảo tác nhân, Nam Sơn thảo đường trạch vạn thế (Suốt đời đào tạo bao người, ơn muôn đời ngôi nhà cỏ núi Nam Sơn)
Văn chương minh quốc, Hồng Lĩnh ngô châu đệ nhất phong (Văn chương nổi tiếng cả nước, một ngọn núi cao châu ta Hồng Lĩnh)

Sĩ phu yêu nước nửa cuối thế kỷ xixNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ