Nguyễn Đình Chiểu

25 0 0
                                    

Nguyễn Đình Chiểu  (tục gọi là Đồ Chiểu) tự Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 21 tuổi (1843), ông đỗ tú tài ở trường thi Gia Định. Năm 25 tuổi, ông trở ra Huế học tập, chờ khoa thi Kỷ Dậu (1849). Chưa kịp thi thì được tin mẹ mất. Trên đường về chịu tang, vì quá buồn lo khóc thương mẹ, ông lâm bệnh và bị mù cả hai mắt. Về lại Gia Định, sau khi mãn tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu chuyển sang học thuốc, chữa bệnh cho dân, mở trường dạy học, vừa sáng tác thơ văn. Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng, hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng từ trần tại Ba Tri.

Câu đối tự thuật:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Đối đáp với Thầy Tàng:
Ở xã Trường Bình, có một ông thầy thuốc, tính tình ngay thẳng tới mức ngang bướng, nhân dân vẫn gọi là ông Tàng. Ông này bị nặng tai, hay qua chơi với Nguyễn Đình Chiểu. Một hôm đang ngồi chơi, Nguyễn Đình Chiểu đọc: Thầy Tàng tai không nghe sấm (Nói về con vịt có câu "Trí lôi thanh ư nhĩ ngoại võng nhiếp thiên uy"; dịch là "Để tiếng sấm ở ngoài tai, chẳng sợ oai trời". Nguyễn Đình Chiểu vừa có ý trêu chọc thầy Tàng bị nặng tai, vừa có ý nói đến tính ngay thẳng tới mức ngang ngạnh "không sợ trời không sợ đất" của thầy Tàng).
Thầy Tàng đối: Đồ Chiểu mắt chẳng xé mây (Lời Mã Siêu nói khi mới theo hàng Lưu Bị: "Nay giặp được minh chúa khác nào vén đám mây mà mà trông thấy trời xanh". Thầy Tàng cũng có ý trêu lại Nguyễn Đình Chiểu bị mù lòa, vừa có ý phân bua rằng thời buổi này đâu có ai là minh quân thánh chúa mà tôi phải kính trọng, cũng như ông đó thôi, ông có thấy ai là minh quân thánh chúa không?).
Đối đáp với Đoàn Ngọc Thơ (1816 - 1876):
1 - Sau khi triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất (1862) nhường ba tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp, để tỏ thái độ bất hợp tác với giặc, Nguyễn Đình Chiểu quyết định tỵ địa về Ba Tri, Vĩnh Long (nay thuộc tỉnh Bến Tre). Trước ngày Nguyễn Đình Chiểu đi Ba Tri, Đoàn Ngọc Thơ - là bạn thân nhất học trước ông một khóa - và nhiều người khác đến thăm để từ biệt, Nguyễn Đình Chiểu cảm cảnh kẻ đi người ở liền ra một câu đối: Sinh ly nhi tâm bất ly, quí huynh quí đệ (Sống xa mà lòng không xa, thẹn anh, thẹn em)

Đoàn Ngọc Thơ cảm động đối lại: Tử biệt kỳ văn hà biệt, vi quốc, vi dân (Chết cách văn anh nào cách, vì nước, vì dân)
2 - Mười ba năm sau, nhân có ghe buôn xuống Ba Tri, Đoàn Ngọc Thơ có gửi một bài thơ hỏi thăm Nguyễn Đình Chiểu:

Vắng người tri kỷ tự ngày đi, nhớ mãi thương hoài bực trí tri, sức khỏe như xưa còn phấn đấu? bàn cờ thế sự sẽ chờ khi...
Đoàn Ngọc Thơ hẳn cũng mong mỏi bàn cờ thế sự sẽ chuyển biến tốt đẹp hơn. Nhưng thế nước đang lúc lâm nguy, Nguyễn Đình Chiểu trả lời Đoàn Ngọc Thơ bằng một bài thơ họa nói lên tấm lòng yêu nước và trăn trở của mình:
Cắt đất đau lòng hận phải đi, nghĩa tình Cần Giuộc mến Ba Tri, tâm can vẫn nóng thân già yếu, tái ngộ như hà... biết mấy khi

Sĩ phu yêu nước nửa cuối thế kỷ xixOpowieści tętniące życiem. Odkryj je teraz