luong GT hanghoa va tien te

4.4K 4 0
                                    

CÂU 7: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa? Trình bày nội dung cơ bản của lịch sử ra đời, bản chất, và chức năng của tiền tệ?

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:

Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi lượng giá trị của hàng hóa tùy thuộc vào những nhân tố sau:

a.      Thứ nhất: Năng suất lao động. (NSLĐ)

NSLĐ là năng lực SX của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm SX ra trong 1 đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để SX ra 1 đơn vị sản phẩm.

Có 2 loại NSLĐ: NSLĐ cá biệt và NSLĐ XH. NSLĐ có ảnh hưởng đến giá trị XH của hàng hóa chính là NSLĐ XH.

NSLĐ XH càng tăng, thời gian lao động XH cần thiết để SX ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại NSLĐ XH càng giảm, thì thời gian lao động XH cần thiết để SX ra hàng hóa càng tăng, lượng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa tỉ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỉ lệ nghịch với NSLĐ XH. Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì ta phải tăng NSLĐ XH.

b.      Thứ hai: Cường độ lao động.

 Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động. Vì vậy, khi cường độ lao động tăng lên thì lượng lao động hao phí trong cùng 1 đơn vị thời gian cũng tăng lên, và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng, còn lượng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm là không đổi.

c.       Thứ ba: Mức độ phức tạp của lao động.

Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.

·         Lao động giản đơn là sự hao phí lao động 1 cách giản đơn mà bất kỳ 1 người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.

·         Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề.

·         Ví dụ: Trong 1h lao động, người thợ sửa chữa đồng hồ tạo ra nhiều giá trị hơn người rửa bát. Bởi vì, lao động của người rửa bát là lao động giản đơn, có nghĩa là bất kỳ 1 người bình thường nào, không phải trải qua đào tạo, không cần có sự phát triển đặc biệt, cũng có thể làm được. Còn lao động của người thợ sửa chữa đồng hồ là lao động phức tạp đòi hỏi phải có sự đào tạo, phải có thời gian huấn luyện tay nghề.

·         Trong cùng 1đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên gấp bội.

Mác - Lê NinNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ