Phan tich su chuyen hoa tien thanh tu ban

2.9K 2 0
                                    

CÂU 9: Phân tích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản?

Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.

Tư bản trước hết thường được biểu hiện bằng 1 số tiền. Không phải tiền thành tư bản mà tiền chỉ trở thành tư bản khi nó được sử dụng và mang lại cho chủ sở hữu của nó 1 giá trị lớn hơn.

1.      Công thức chung của tư bản:

So sánh 2 công thức:

Công thức trong nền SXHH giản đơn: H – T – H (Hàng – Tiền – Hàng)

Công thức trong nền SXHH tư bản: T – H – T’ (Tiền – Hàng – Tiền)

v  Giống nhau: cả 2 sự vận động, đều do 2 giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành. Trong mỗi giai đoạn đều có 2 nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng;  và 2 người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán.

v  Khác nhau:

·         SXHH giản đơn: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng việc bán (H – T), kết thúc bằng việc mua (T – H). Điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là hàng hóa, còn tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng.

·         SXHH tư bản: lưu thông của tư bản bắt đầu bằng việc mua (T – H), và kết thúc bằng việc bán (H – T). Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian. Tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng ra rồi thu về. Mục đích của tư bản là giá trị và giá trị tăng thêm. Do đó số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, phần trội hơn so với số tiền đã ứng gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hóa thành tư bản.

·         Công thức T – H – T’ là công thức chung vì giới tư bản đều vận hành theo công thức này: Tư bản tư nhân T – H – T’ ; Tư bản cho vay T – T’ ; Tư bản công nghiệp T – H – H’ – T’.

Mâu thuẫn công thức chung của tư bản:

Trong nền SXHH TBCN thì mục đích của nó là phát triển lên giá trị thặng dư. Vì vậy sự vận động công thức là không có giới hạn. Khi mới nhìn vào công thức chung của tư bản, người ta có cảm giác giá trị thặng dư được sinh ra vào trong lưu thông, mà cảm giác này che giấu bản chất của TBCN. Trong lưu thông thuần túy, dù người ta trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra giá trị mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư.

CácMác khẳng định: “Vậy tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”. Đây cũng chính là mâu thuẫn chứa đựng trong công thức chung của tư bản.

2. Hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản:

v  Sức lao động: là toàn bộ nỗ lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người đang sống, và được người đó đem ra sử dụng mỗi khi SX ra 1 giá trị sử dụng nào đó.

v  Điều kiện để biến sức lao động trở thành hàng hóa: 2 điều kiện

·         Người có sức lao động  phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động  của mình và có quyền bán sức lao động  của mình như 1 hàng hóa.

·         Người có sức lao động  phải bị tước đoạt hết TLSX và tư liệu sinh hoạt, họ trở thành người “ vô sản”, để tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động  của mình để sống.

v  Khi sức lao động  trở thành hàng hóa cũng giống như các hàng hóa khác thì hàng hóa sức lao động  có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng:

·         Giá trị hàng hóa sức lao động : là lao động XH cần thiết để SX và tái SX ra nó, được biểu hiện ra bên ngoài thông qua: tư liệu sinh hoạt (gạo, quần áo, vật tiêu dùng…) cho bản thân và gia đình họ; Chi phí đào tạo ra người lao động phù hợp với nhu cầu người SX; Điều kiện lịch sử của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.

·         Giá trị sử dụng: là công cụ của nó để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng sức lao động  của nhà tư bản. Giá trị sử dụng tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó gọi là giá trị thặng dư.

v  Hàng hóa sức lao động  là 1 loại hàng hóa đặc biệt mang yếu tố tinh thần, lịch sử…

v  Tại sao hàng hóa sức lao động lại là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản? Vì chỉ trong lưu thông, nhà tư bản mới mua được 1 loại hàng hóa đặc biệt là hàng hóa sức lao động. Sau đó nhà tư bản trưng dụng hay sử dụng hàng hóa sức lao động trong quá trình SX (ngoài lưu thông), để tạo ra 1 giá trị mới lơn hơn giá trị sức lao động mà nhà tư bản đã mua. Khi đó tiền trở thành tư bản. Đây chính là quá trình chuyển hóa tiền thành tư bản.

Mác - Lê NinNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ