Y thuc,moi quan he VC,YT

920 1 0
                                    

CÂU 2: Trình bày nguồn gốc và bản chất của ý thức? Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức?

1.      Nguồn gốc của ý thức: (2 nguồn gốc)

a.      Nguồn gốc tự nhiên: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người. Phản ánh hiện thực khách quan là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất.

v  Phản ánh: là sự tác động qua lại giữa các hệ thống vật chất, đó là năng lực tái hiện, giữ lại kết quả của sự tác động qua lại đó. Hoặc là năng lực tái hiện, giữ lại và biến đổi của hệ thống vật chất này sang hệ thống vật chất khác.

v  Các hình thức phản ánh:

·         Trong thế giới vô sinh: phản ánh vật lý qua những biến đổi cơ, lý, hóa, dẫn đến sự thay đổi về kết cấu, vị trí, sự biến dạng và phá hủy.

·         Trong thế giới hữu sinh cao hơn, đó là sự tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

v  Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan, thể hiện năng lực tái hiện lại, dựng lại, nhớ lại hay làm biến đổi của khách thể phản ánh trong chủ thể phản ánh được ghi nhận ở bộ não của con người.

·         Khách thể phản ánh (đối tượng phản ánh): là 1 phần của hiện thực khách quan mà nhận thức con người có thể với tới được.

·         Chủ thể phản ánh: là những con người có hay còn khả năng nhận thức.

v  Ý thức là sự tác động qua lại giữa khách thể với chủ thể, được ghi nhận ở bộ não con người với điều kiện não phải hoạt động bình thường.

Như vậy, ý thức của con người chỉ xuất hiện khi có sự tác động qua lại của hiện thực khách quan vào bộ não con người. Cho nên, năng lực phản ánh của ý thức là năng lực hoạt động của bộ não, không thể tách ý thức ra khỏi sự hoạt động của bộ não người. Nhưng ý thức chỉ là 1 thuộc tính của bộ não người, nó không đồng nhất với chính bộ não người.

b.      Nguồn gốc XH ( quyết định): Lao động và ngôn ngữ

vVai trò của lao động trong việc hình thành ý thức: lao động của con người làm cho giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những quy luật vận động, và khi tác động vào giác quan con người thì sinh ra ý thức.

vNgôn ngữ: xuất hiện trong quá trình lao động sáng tạo đã trở thành phương tiện vật chất để đáp ứng nhu cầu khách quan về quan hệ giao tiếp, trao đổi những kinh nghiệm, tình cảm… Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là yếu tố quan trọng để phát triển tâm lý, tư duy của con người.

Vậy ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong 1 tổ chức vật chất cao nhất đó là não người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là cái vật chất được di chuyển vào trong não người và được cải biến trong ấy.

2.      Bản chất của ý thức:

vÝ thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong 1 tổ chức cao nhất là não người: ý thức là sản phẩm của vật chất nhưng ý thức không phải là sản phẩm của mọi dạng vật chất, mà ý thức chỉ là sản phẩm của 1 dạng vật chất duy nhất về tự nhiên của con người là bộ não.

vÝ thức là hình ảnh chủ quan của thế giới quan, có nghĩa là ý thức mang tính chủ quan, không mang tính khách quan.

vÝ thức là cái vật chất được di chuyển vào trong não người và được cải biến ở trong ấy: ý thức mang bản chất tích cực, sáng tạo, năng động, có chọn lọc.

vÝ thức mang bản chất XH, vì ý thức được hình thành trong XH.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện thông qua mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố vật chất (khách quan) và nhân tố tinh thần (chủ quan). Nhân tố vật chất là những điều kiện hoàn cảnh vật chất, hoạt động vật chất của XH và các quy luật khách quan vốn có của nó. Nhân tố tinh thần là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người như: tình cảm, ý chí, tư tưởng của con người, là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não người. Trong mối quan hệ biện chứng đó, những nhân tố vật chất giữ vai trò quyết định thì ngược lại, những nhân tố tinh thần có tính tích cực, năng động, sáng tạo.

a.      Vai trò quyết định của nhân tố vật chất đối với nhân tố tinh thần:

v  Nhân tố vật chất là cái có trước, cái quyết định, còn nhân tố tinh thần là cái có sau, cái phụ thuộc vào nhân tố vật chất.

v  Toàn bộ hoạt động tinh thần của con người đều là sự phản ánh hiện thực khách quan và bị quy định bởi hoạt động vật chất của con người. Có nghĩa là thực tiễn là nguồn gốc, động lực, tiêu chuẩn của nhận thức.

v  Trong hoạt động tinh thần của con người nói chung phải dựa trên cơ sở hiện thực khách quan, thì mới có thể làm cho khả năng khách quan trở thành hiện thực.

v  Ý thức tư tưởng của con người không thể thực hiện được sự biến đổi nào trong hiện thực nếu không thông qua các yếu tố vật chất, bởi “ chỉ có lực lượng vật chất đánh bại bởi 1 lực lượng vật chất mà thôi”.

b.      Vai trò của nhân tố tinh thần (chủ quan):

v  Nhân tố tinh thần có tính tích cực, năng động, sáng tạo.

v  Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong bộ não người và được cải biến trong đó. Cho nên, nó có tính độc lập tương đối.

v  Ý thức định hướng cho con người biết phân tích, lựa chọn những khả năng thực tế của việc vận dụng những quy luật khách quan trong hoạt động thực tiễn.

Kết luận: Nhân tố chủ quan với sự nhận biết đúng đắn và ý chí của mình, con người có thể phát huy được năng lực tối đa của các nhân tố vật chất và nhân tố tinh thần trong điều kiện khách quan nhất định. Nhưng xét về quá trình lâu dài thì nhân tố vật chất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với nhân tố tinh thần.

Mác - Lê NinNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ