am duong ngu hanh

By gackiemngu

1.9K 1 0

More

am duong ngu hanh

1.9K 1 0
By gackiemngu

NHỮNG NGƯỜI SINH CÙNG NĂM, THÁNG, NGÀY, GIỜ, PHÚT, GIÂY MỆNH VẬN CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG ?

Có người bạn nói chuyện với tôi về mệnh vận. Anh ta nói: tôi cực lực phản đối thuyết con người có mệnh vận và nêu ra một số lý do để chứng minh quan điểm của mình là đúng. Ví dụ, nếu có người nói con người có mệnh vận, thế thì những người sinh cùng năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây vì sao chỉ có một người làm vua. Nước ta có rất nhiều người giờ sinh như nhau, mệnh vận của họ nên giống nhau mới đúng, tại sao lại không giống? Luận điểm của anh ta rất rõ ràng, chỉ cần cùng thời gian sinh thì mệnh vận sẽ như nhau, không thể khác nhau tí nào hoặc phân thành suy vượng được.

Tôi hỏi anh ta: ngày cùng là ngày cả thế tại sao còn có xuân hạ thu đông, có nóng lạnh khác nhau ? Ðất cũng là cùng một quả đất, vì sao có chỗ nước, chỗ không, chỗ cao, chỗ thấp? Cùng một mảnh đất, cùng một hạt lúa, cùng trồng sáu tháng vì sao có cây cao, cây thấp? Cũng một cành cây, tại sao có quả to, quả nhỏ. Nhân thể là một khối thống nhất, tại sao công năng của lục phủ, ngũ tạng lại có cái mạnh, cái yếu, có cái tốt, cái xấu? Vì sao có người chỉ có gan mộc khối u, còn các phủ tạng khác thì lại tốt? Tôi lại nói cơ thể con người là thống nhất, lục phủ ngũ tạng ở trong mình là tự người mẹ sinh ra, tất cả cùng giờ sinh thế mà chỉ có gan mọc khối u còn những tạng phủ khác thì không bị. Vậy giữa chúng quả thực có sự khác nhau rất lớn.

Ông bạn ấy nghe tôi nói đã hiểu được vấn đề và nói lại là: "Ừ, đúng nhỉ! Lục phủ ngũ tạng đều cùng một giờ sinh, thế mà lại khác nhau rất lớn, thật đáng nghiên cứu.". Tôi nói với anh ta: "Tổ tiên chúng ta từ lâu đã nghiên cứu ra rồi, đó là lục phủ ngũ tạng đều có âm dương, có ngũ hành tương sinh tương khắc, mỗi cái chủ suy vượng của 4 mùa, cho nên cùng một giờ sinh, nhưng khác nhau rất lớn".

Những người cùng giờ sinh, vì sao mệnh lại không giống nhau? Nguyên nhân rất nhiều, không có cách nào để giải thích cho rõ ràng, tỉ mỉ được. Tôi chỉ nói vắn tắt như sau:

1) Phương vị khác nhau, như phương nam là hỏa, phương đông là mộc, phương bắc là thủy, phương tây là kim. Người mệnh hỏa nhưng sinh ở phương nam hay phương bắc sẽ khác nhau. Phương nam là đất hỏa vượng, phương bắc bị thủy khắc cho nên không như người sinh ở phương nam.

2) Năm mệnh của phụ mẫu khác nhau.

3) Năm mệnh của anh chị em khác nhau.

4) Năm mệnh hôn nhân khác nhau.

5) Năm mệnh của con cái và số con đều khác nhau.

Vì năm mệnh của những người trong gia đình khác nhau, mức độ ngũ hành sinh khắc sẽ khác nhau, do đó ảnh hưởng đối với con người cũng sẽ khác nhau. Ví dụ có một người mệnh Mộc, cha mẹ đều là mệnh Kim, đều khắc anh ta. Có người tuy cũng là mệnh Mộc, nhưng cha mẹ đều là mệnh Thủy, thủy sinh mộc. Người bị khắc cuộc sống sẽ không thuận, người được tương sinh cuộc sống sẽ thuận.

6) Nam nữ khác nhau, do đó mà có sự vận hành thuận, nghịch khác nhau.

7) Tướng mặt, vân tay không giống nhau cho nên việc nó làm chủ cũng khác nhau.

8) Cốt tướng của người khác nhau.

9) Mộ tổ, nhà ở khác nhau, phương vị khác nhau. Ngày xưa đã có câu "Nhất mộ, nhì phòng (nhà ở), tam bát tự", tức là nói mệnh vận tốt, xấu của một người, thứ nhất quyết định ở phong thủy phần mộ ông cha tốt hay xấu; thứ hai quyết định ở phong thủy của nhà ở; thứ ba quyết định ở sự sắp xếp tổ hợp của tứ trụ. Cho nên, cho dù ngày giờ sinh giống nhau, nhưng phần mộ tổ tiên và nhà ở không hoàn toàn giống nhau được.

10) Gen di truyền của mỗi người khác nhau.

11) Hoàn cảnh, điều kiện gia đình của mỗi người khác nhau.

12) Ðiểm sáng của sao chỉ có một. Tuy có hàng nghìn, hàng vạn người cùng giờ sinh, nhưng điểm sáng của sao trực ban quyết không phải người nào cũng nhận được. Nếu điểm sáng này chiếu đúng vào nhà một người nào đó, hoặc đúng lúc người mang thai đang sinh, người đó có thể sẽ là hoàng đế, còn những người khác thì không làm nổi hoàng đế. Nếu có một tạp chí nào đấy đã thông báo: bố mẹ Mao Trạch Ðông đều không đồng thời nhìn thấy vầng đỏ phía đông phòng họ rồi sau đó mang thai Mao Trạch Ðông, đương nhiên vầng đỏ này không phải là tất cả các bậc bố mẹ của những người cùng giờ sinh đều thấy được.

Có một câu chuyện như sau:

Chu Nguyên Chương đời Minh sau khi đã làm Hoàng đế nghĩ rằng, mình đã làm vua và những người cùng giờ sinh với mình cũng là "mệnh Hoàng đế" cả, nếu không giết hết họ sau này sẽ có người tranh ngôi. Do đó ông đã ra lệnh giết, giết loạn mà không thương tiếc. Khi giết đến nửa chừng, Chu Nguyên Chương lại nghĩ nên bắt mấy người cùng giờ sinh với ông đến để hỏi xem họ làm nghề gì, sau đó giết cũng chưa muộn. Chu Nguyên Chương hỏi một người trong số đó: "Ông làm gì?" - "Nuôi ong" - "Nuôi bao nhiêu ong?" "Nuôi 9 tổ", tất cả mấy vạn con".

Chu Nguyên Chương sau khi nghe, vừa sợ vừa mừng: mình làm Hoàng đế thống trị cả 9 châu, 9 chư hầu. Ông ấy nuôi 9 tổ ong, có 9 ong chúa. Số ong của ông ấy nuôi và số người của mình cai trị đại thể giống nhau. Xem ra mình và ông ta không đều là Hoàng đế của người cả, làm hoàng đế của người chỉ có một mình, còn người khác, có người làm vua của ong, có người làm vua của tằm, có ngừơi làm vua của cá... Do đó Chu Nguyên Chương cảm thấy yên tâm và ngừng lệnh giết những người cùng ngày sinh.

Về vấn đề vận mệnh của những người sinh đôi có giống nhau hay không ?, có thể nói không hoàn toàn khác nhau. Vì cho dù cùng sinh trong một giờ, nhưng có trước có sau. Nếu không cùng sinh trong một giờ thì khác biệt còn rõ hơn nữa. Tôi đã sơ bộ điều tra thấy rõ, những người sinh đôi sau khi kết hôn thì sai lệch rất rõ, nguyên nhân là vì những người bạn đời họ chưa ít khi đều cùng một năm mệnh, cũng không thể cùng giờ sinh. Như vậy các thành viên tổ thành gia đình này phát sinh ra biến hóa, ngũ hành sinh khắc cũng đồng thời phát sinh biến hóa, cho nên mệnh vận của hai người sẽ khác nhau.

Vạn vật trong tự nhiên, thậm chí là trong cùng một sự vật, sự phát triển biến hóa còn không đồng đều, huống hồ những người cùng một ngày sinh làm sao mệnh vận lại giống nhau được.

Do đó sự tổ hợp thiên can địa chi trong năm, tháng, ngày, giờ sinh của mỗi người là nhân tố nội tại của mệnh vận tốt hay xấu, là căn cứ của sự biến hóa, nhân tố bên ngoài chỉ là điều kiện để biến hóa. Sự sắp xếp của thiên can địa chi, khí âm dương ngũ hành có mối quan hệ rất mật thiết với con người, đương nhiên chúng ta không phủ định sự nỗ lực chủ quan. Ví dụ trong tứ trụ có tiêu chí thông tin học đến đại học, nhưng không đọc sách, không nỗ lực học tập, chắc chắn là không tốt nghiệp đại học. Do đó muốn đạt được mục địch dự tính, ngoài nhân tố tiên thiên còn phải cộng thêm sự nỗ lực của hậu thiên.

**************************************

KHẢ NĂNG DỰ ĐÓAN CỦA CHU DỊCH

Dịch hay Chu Dịch gồm hai phần: Dịch kinh và Dịch truyện. Dịch kinh là một cuốn sách bói, gồm 64 quẻ, xuất phát từ tám quẻ ( bát quái) , mỗi quẻ có 6 vạch. Dưới mỗi vạch có lời đoán theo các mục như hôn nhân, xuất hành...

Lời đoán có thể kèm theo những lời khuyên đạo đức. Người đoán quẻ lập luận theo nguyên lý "âm dương giao cảm"

Tương truyền bát quái do Phục Hy, một nhân vật thần thoại hàng vạn năm trước làm ra. Lời đoán gọi là Quái từ, Hào từ. Quái từ do vua Văn Vương nhà Chu (thế kỷ 12 trước Công nguyên), còn Hào từ do Chu Công, em Văn Vương làm ra. Dịch truyện gồm 10 thiên, gọi là "Thập dực ". Đó là một tác phẩm triết học, trong đó thiên "Hệ từ " có nội dung phong phú hơn cả.

Nhiều người đã thảo luận xuất xứ của Dịch. Theo cố giáo sư Cao Xuân Huy, một học giả hàng đầu, Dịch Kinh là sách bói, ra đời sau Khổng Tử, còn Dịch truyện gồm nhiều tư tưởng hỗn hợp, mà ở Hệ từ nỗi bật tư tưởng Lão Trang, với bản thể luận và biện chứng pháp của Đạo gia. Vậy, Dịch chỉ có thể hình thành trong khoảng mấy trăm năm cuối đời Chu, thời Xuân thu - Chiến quốc.

Đáng chú ý là khả năng dự báo của Dịch. Thiệu Vĩ Hoa, một "ngôi sao Dịch học", đã viết cuốn Chu Dịch với dự đoán học, với số lượng phát hành kỷ lục tại Trung Quốc. Sách đã được ra tiếng Việt. Tương truyền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đang đàm đạo về Dịch thì có tiếng gõ cửa, ông liền bấm một quẻ và đoán được người hàng xóm sang mượn búa. Mở cửa thì đúng như vậy! Ông được xem là người biết việc trước và sau 500 năm, trên cơ sở bốn câu sấm ký, đoán đúng 81 năm Pháp thuộc của đất nước: Cửu càn khôn dĩ định/Thanh minh thời tiết hoa tàn/Trực đáo dương đầu, mã vĩ. Hồ binh bát vạn nhập Tràng An.

Nếu vậy thì câu xưng tụng của Thiệu Vĩ Hoa, xem Chu Dịch là (Đại số học vũ trụ), (Hòn ngọc của vương miện khoa học) không phải là quá lời. Vậy đâu là cơ sở khoa học cho những dự đoán thần diệu này? Có thật nếu nắm được những tinh diệu của Dịch, có thể đoán được tương lai? Có thể đặt ra câu hỏi có nhiều tính triết học hơn: Vũ trụ và sự sống, cũng như xã hội loài người là ngẫu nhiên hay nhất định? Trong bài này chúng tôi thử đưa ra một lời giải cho những câu hỏi đó.

Lôgic 64 quẻ Dịch

Trong Hệ từ, viết: Dịch có Thái cực, sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái. Đây chính là cơ sở, là logic nội tại của Dịch. Vì vậy cần xem xét các khái niệm Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái và sự biến dịch giữa chúng.

Thái cực chính là chữ Đạo của lão tử, là bản thể của vũ trụ, cơ sở của vạn vật, căn nguyên của vũ trụ, nên nó "vô thủy vô chung" (không có khởi đầu và kết cục), "bất sinh bất diệt", (tồn tại vĩnh hằng, không đổi không dời), bao trùm tất cả vạn vật, đồng thời có trong mỗi vật cá biệt. Quan niệm như thế về bản thể vũ trụ không phải là không có lý. Lưỡng nghi là âm dương, hai phương thức của Thái cực, tương phản, đối lập, mâu thuẫn và cũng thống nhất với nhau. Do sự đấu tranh của chúng mà hình thành sự đa hóa, phân hóa, phát triển. Lưỡng nghi cũng là trời và đất, lấy dương thay cho trời, lấy âm thay cho đất. Lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tức là âm dương kết hợp, tương giao tạo nên bốn tượng: Hào dương hợp với hào dương là thái dương, hào dương hợp với hào âm là thái âm, hào âm hợp với hào dương là thiếu dương, hào âm với hào âm là thái âm. Nói cách khác, thuần dương là thái dương, thuần âm là thái âm, một âm trên một dương là thiếu âm, một dương trên một âm là thiếu dương. Người xưa lấy Tứ tượng tượng trưng cho bốn phương, cũng cho bốn mùa, tức tứ thời.

Tứ tượng sinh ra Bát quái, vẫn là âm dương kết hợp mà thành. Hào dương kết hợp với thái dương, thiếu âm, thiếu dương, thái âm tạo thành bốn quẻ: Càn, Đoài, Ly, Chấn. Hào âm hợp với tứ tượng thành bốn quẻ: Tốn, Khảm, Cấn, Khôn tổng cộng là tám quẻ, tức bát quái. Đó cũng là tám phương tám tiết. Tám (tiểu thành quái) trên kết hợp với nhau, tạo thành 64 (đại thành quái), mỗi quẻ có 6 hào hay 3 tượng. Có thể tìm số quẻ theo cách khác: Vì mỗi quẻ có 3 trong tổng số 4 tượng, nên theo ngôn ngữ toán học, số chỉnh hợp 3 chập 4 là 43 = 64. Sự tương đương giữa 64 quẻ Dịch và 64 codon (mỗi codon gồm 3 trong số 4 nucleonit), mã di truyền xác định các axit amin trong sinh học chỉ mang tính hình thức trong toán học, chứ không có mối quan hệ biện chứng nào cả. Người xưa xem mọi biến dịch trong vũ trụ đều không ngoài 64 quẻ đó. Bậc trí giả với các học thuyết của thánh hiền, tự xem (ngồi trong nhà mà như đứng giữa ngã ba đường), cái gì cũng biết là vì vậy. Đó chính là logic nội tại của Dịch, một logic không dễ diễn giải dưới ngôn ngữ của khoa học.

Dịch theo khoa học hiện đại

Theo chúng tôi, "Thái cực" chính là Big Bang, khởi thủy của vũ trụ; Lưỡng nghi là đối ngẫu sóng-hạt của các hạt cơ bản; Tứ tượng là 4 trường lực cơ bản điều khiển vũ trụ. Một số quẻ Dịch là những khái niệm, phạm trù, quy luật triết học duy vật biện chứng. Khi đó sẽ giải thích tính biện chứng của logic nội tại và khả năng dự báo của Dịch.

Dù tự nhiên muôn hình vạn trạng, vật lý học xác định, vũ trụ chỉ do 4 trường lực-hấp dẫn, điện từ, yếu và mạnh-điều khiển. Hấp dẫn là tương tác giữa các vật có trọng lượng, điện từ-giữa các vật mang điện. Đây là hai lực tầm xa, không giới hạn khoảng cách. Yếu và mạnh là hai lực hạt nhân cường độ lớn nhưng tầm ngắn, chỉ trong phạm vi hạt nhân nguyên tử. Bốn trường lực trên cường độ rất khác nhau. Nếu tương tác mạnh có cường độ tương đối là 1, thì điện từ 10-2, yếu 10-5, điện từ 10-39 ! Lý thuyết trường lượng tử cho rằng, 4 lực trên do các lượng tử chuyển tải: gluon và meson chuyển tương tác mạnh, boson trung gian-yếu, photon-điện từ và graviton-hấp dẫn. Grsviton chưa được nhận cân bằng thực nghiệm vì cường độ lực hấp dẫn quá nhỏ. Khoa học chưa phát hiện loại trường nào khác. Trường sinh học chỉ là giả thuyết của số ít nhà khoa học.

Vai trò của các tương tác trên trong vũ trụ khác nhau. Hai tương tác hạt nhân quy định cấu trúc hạt nhân nguyên tử. Tương tác điện từ quyết định cấu trúc nguyên-phân tử, chất rắn, chất lỏng, chất khí và quan trọng trong thiên văn. Hấp dẫn quyết định việc hình thành hành tinh, các sao và thiên hà. Chính vì vậy, sự sống, hình thức vận động mới của vật chất từ mức tế bào, được chi phối bởi tương tác điện từ là chính. Nối gót Einstein, vật lý đang thống nhất các trường lực cơ bản. Trường siêu thống nhất, Thái cực của Dịch, xuất hiện tại chính thời điểm khai sinh vũ trụ. Khoảng 1 tỷ năm trước, vũ trụ khởi đầu bằng vụ nổ dữ dội (Big Bang) tại một điểm kỳ dị trong không-thời gian, nơi mật độ năng lượng và sự cong không-thời gian là vô hạn. Đó là nơi ngự trị trường siêu thống nhất, hợp nhất 4 trường nói trên. Sau Big Bang, vũ trụ giãn nở và nguội dần. Từ khởi thủy đến 10-43 giây chưa biết diễn biến vũ trụ ra sao, vì vật lý chưa xây đựng được lý thuyết hấp dẫn lượng tử. Sau 10-43 giây, trường siêu thống nhất tách thành điện từ và đại thống nhất. Lúc này vũ trụ có nhiệt độ 1032 độ K, mật độ 10-94 g/cm3 và kích thước 10-33cm. Tới 10-35 giây, vũ trụ lạnh còn 1027 độ K, trường đại thống nhất tách thành tương tác mạnh và yếu. Từ 10-35 tới 10-32 giây, vũ trụ trải qua giai đoạn" lạm phát ", với kích thước hơn 1030 lần và đã bằng quả nho! Vũ trụ lúc này là món súp đậm đặc, gồm quark và lepton, do lực hấp dẫn, mạnh và điện yếu điều khiển. Đến 10-10 giây sau vụ nổ, tương tác điện yếu tách thành điện từ và yếu, hoàn tất việc biến trường siêu thống nhất thành 4 lực điều khiển như vũ trụ ngày nay.

Về hình thức, logic của Dịch Thái cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng phù hợp với vũ trụ luận trên. Có thể xem Thái cực là Big Bang, nơi vũ trụ là cái một, cái duy nhất. Lưỡng nghi là đối ngẫu sóng- hạt: Vật chất có đồng thời tính sóng và hạt, hai tính chất này mâu thuẫn và thống nhất nhau. Tứ tượng là bốn trường lực cơ bản. Tứ tượng không sinh đồng thời, mà (một sinh hai, hai sinh ba), (ba) sinh bốn, bốn sinh vô cùng. Lão tử tỏ ra chính xác.

Phương Đông xem Thái cực vô thủy vô chung, nhưng khoa học thấy vũ trụ có khởi đầu và có kết thúc. Theo Einstein, nếu mật độ vật chất trung bình của vũ trụ nhỏ hơn giá trị 5,8 x 10-27 kg/ m3, tương đương 3,5 nguyên tử hydro và mọi chênh lệch năng lượng biến mất do sự giãn nở vô hạn. Nếu lớn hơn, lực hấp dẫn dần thắng sự giãn nở và vũ trụ bắt đầu co lại. Quá trình diễn biến ngược (vụ nổ lớn) và đạt tới (vụ co lớn) Big Crunch, khi các lực thống nhất lại. Vũ trụ quay về cái một, chuẩn bị bùng nổ tiếp. Trường hợp này thú vị, vì giải thích được nguyên nhân Big Bang của ta do Big Crunch trước mà không cần Thượng Đế.

Theo giáo sư Cao Xuân Huy, trong 64 quẻ, ba quẻ Thái, Bĩ và Đồng nhân tiêu biểu cho quá trình biện chứng của Dịch. Chữ Thái nghĩa là thông, quẻ Thái (Càn hạ, Khôn thượng) nói lên sự hanh thông, thông lọt của người đi xem bói, vì rằng trong quẻ này, Càn (dương năng động, tích cực) ở dưới làm cơ sở cho Khôn (âm), do đó âm dương giao thông và hài hòa nhau. Tiếp theo là Bĩ, phản diện của Thái. Quẻ Bĩ (Khôn hạ, Càn thượng), cái âm, cái tiêu cực làm cơ sở cho cái dương, cái tích cực, thế không vững nên bế tắc, không lưu thông được.

Quẻ Bĩ phủ định quẻ Thái, nhưng tiếp theo nó là quẻ Đồng nhân, phủ định quẻ Bĩ hay phủ định cái phủ định. Quẻ Đồng nhân (Ly hạ, Càn thượng): Ly tượng trưng cho lửa, Càn tượng trưng cho trời. Lửa bay trên vòm trời; lửa và vòm trời cảm ứng với nhau. Hào giữa của Ly là âm, hào giữa của Càn là dương, thế thì âm dương tương ứng , giao hòa. Nên quẻ Đồng nhân nói sự thông lọt cao hơn sự thông lọt của quẻ Thái. Quẻ Thái nói sự hanh thông của một cá thể, quẻ Đồng nhân là sự hanh thông của cá nhân trong sự giao hòa với người khác, với số đông. Văy quẻ Thái là chính đề; quẻ Bĩ là phản đề, là phủ định; quẻ Đồng nhân là hợp đề của chính đề, là phủ định của phủ định. Nói cách khác, một số quẻ Dịch chính là những phạm trù, quy luật triết học duy vật biện chứng. Xin nói thêm, do kiến thức hạn hẹp, chúng tôi chưa mối liên hệ giữa bát quái với một lĩnh vực khoa học nào. Nhưng có thể suy luận, chúng có thể gắn với sinh học, với sự sống để tạo bước chuyển giữa 4 trường lực cơ bản và quy luật triết học.

Khả năng dự báo của chu dịch

Có thể xem Chu Dịch là một ngôn ngữ, một hệ quan điểm, một thuật toán, một triết học về vũ trụ, về những biến dịch trong vũ trụ. Vì logic hình thức có phần đúng, nên xem 64 quẻ Dịch bao trùm vũ trụ cũng không phải là vô lý. Vấn đề là khả năng thực đạt đến mức độ nào. Nói cách khác, có thể lượng hóa khả năng dự báo của Dịch hay không?

Từ những điều đã nói, chúng tôi cho rằng, logic của Dịch đúng khoảng 60 - 80%, một tỷ lệ rất cao cho một lý thuyết đã có từ ngàn năm trước. Tuy nhiên đó là do mới chỉ xét tính tất yếu của các quy luật phát triển mà chưa xét vai trò của ngẫu nhiên, điều triết học duy vật biện chứng đã nói từ lâu và khoa học đang quan tâm nguyên cứu. Vũ trụ diễn biến ngẫu nhiên hay nhất định? Nếu hoàn toàn nhất định, có thể dự đoán chính xác tương lai xa tùy ý, miễn là xây dựng được một lý thuyết tốt. Nếu hoàn toàn ngẫu nhiên, dự báo là không thể. Nếu vừa nhất định vừa ngẫu nhiên, có thể dự báo phương hướng mà không biết những thông tin cụ thể. Nói một người sẽ chết là tuyệt đối đúng, nhưng không thể nói khi nào chết dựa vào ngày sinh tháng đẻ.

Thế kỷ 19, do những tiên đoán chính xác của cơ học Newton đối với chuyển động các thiên thể, điển hình là sao chổi Halley, nhà khoa học Laplace đề xuất quyết định luận: Nếu biết chính xác các phương trình và điều kiện ban đầu của vũ trụ, có thể xác định xác định mọi biến cố quá khứ và tương lai. Trước đó, Triết gia Descartes cũng nêu cứu cánh tính (finalism), xem mọi hệ thống trong vũ trụ đều có tính hướng đích, các biến dịch là trung gian để đạt cái đích cuối cùng, tất định đó. Nói cách khác vũ trụ là (tiền định). Khi Marx và Engel xây dựng triết học duy học biện chứng, với cặp phạm trù ngẫu nhiên-tất yếu, những tư tưởng trên không được ủng hộ nữa. Quyết định luận Laplace dựa trên cơ học Newton, nó không còn đúng khi xét các kích thước nhỏ như nguyên tử và hạt cơ bản, cũng như các chuyển động gần tốc độ ánh sáng hay sự biến gần các thiên thể nặng. Khi đó, phải dùng cơ học lượng tử hay thuyết tương đối. Trong cơ học lượng tử, không thể tiên đoán hành vi của một hệ trong những giới hạn của nguyên lý bất định Heisenberg. Khi đó, quyết định luận Laplace tự nhiên mất ý nghĩa.

Hơn 20 năm nay, một lĩnh vực nằm giữa toán và vật lý ra đời, đó là tất loạn (chaos). Chaos cho thấy, các phương trình tất định, chảng hạn định luật Newton, cũng có thể cho kết quả không tất định. Trong sinh học, cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm , sự sống là (tiền định) hay ngẫu nhiên cũng cho kết quả hòa. Vì thế, giáo sư Gell-Mann, bộ óc vật lý siêu việt nhất nửa cuối thế kỷ XX, giải Nobel về mô hình quark của hạt cơ bản, cho rằng: "Các ngẫu nhiên và các quark giải thích được vũ trụ, sự sống và mọi thứ khác" (The Sunday Times).

Nói cách khác, biến dịch vũ trụ vừa có tính tất yếu của quy luật khách quan, vừa có tính ngẫu nhiên do bản chất thống kê của tương tác giữa vô số các hợp phần. Kết quả là dự báo của Chu Dịch chỉ đúng 30-40%, tương tự như các dự báo khác, kể cả dự báo ngẫu nhiên! Trạng Trình độn đúng việc mượn búa của hàng xóm nên được giải thích đơn giản bằng thống kê: Do kinh nghiệm quá khứ, biến cố đố có xác suất lớn nhất! Không đủ chứng lý để nói 500 năm trước, ông đã dự báo đúng 81 năm Pháp thuộc, vì các con số là sản phẩm của bộ óc con người.

Kết luận:

Về mặt nhận thức luận, hiểu biết con người từ thấp tới cao, từ ít tới nhiều, từ đơn giản tới phức tạp trên cơ sở trình độ khoa học của xã hội đương thời. Quá trình nhận thức càng ngày càng gần, nhưng không bao giờ đạt tới hiểu biết cuối cùng. Một lý thuyết từ hàng năm trước, khi khoa học còn khá sơ khai, không thể phản ánh tốt hiện thực khách quan. Trực giác người xưa là đáng khâm phục, nhưng tâm lý học nhân thức cho thấy, trực giác chỉ có ý nghĩa khi đủ thông tin. Theo thiển ý, Dịch dự đoán được 1/3 các biến cố, tương đương như chiêm tinh học. Có thể vì thế chưa một nhà Dịch học nào đưa ra con số thống kê so sánh tỉ lệ dự báo đúng và sai. Thiếu những thống kê khoa học như vậy, khả năng dư báo của Dịch còn chưa đủ sức thuyết phục. Tất nhiên đây chỉ là ý kiến cá nhân, và chúng tôi sẽ rất biết ơn, nếu được bạn đọc xa gần chỉ giáo.

****************************************

KHẢ NĂNG DỰ ĐÓAN CỦA CHU DỊCH

(Lược trích)

Dịch hay Chu Dịch gồm hai phần: Dịch kinh và Dịch truyện. Dịch kinh là một cuốn sách bói, gồm 64 quẻ, xuất phát từ tám quẻ ( bát quái) , mỗi quẻ có 6 vạch. Dưới mỗi vạch có lời đoán theo các mục như hôn nhân, xuất hành...

Lời đoán có thể kèm theo những lời khuyên đạo đức. Người đoán quẻ lập luận theo nguyên lý "âm dương giao cảm"

Tương truyền bát quái do Phục Hy, một nhân vật thần thoại hàng vạn năm trước làm ra. Lời đoán gọi là Quái từ, Hào từ. Quái từ do vua Văn Vương nhà Chu (thế kỷ 12 trước Công nguyên), còn Hào từ do Chu Công, em Văn Vương làm ra. Dịch truyện gồm 10 thiên, gọi là "Thập dực ". Đó là một tác phẩm triết học, trong đó thiên "Hệ từ " có nội dung phong phú hơn cả.

Nhiều người đã thảo luận xuất xứ của Dịch. Theo cố giáo sư Cao Xuân Huy, một học giả hàng đầu, Dịch Kinh là sách bói, ra đời sau Khổng Tử, còn Dịch truyện gồm nhiều tư tưởng hỗn hợp, mà ở Hệ từ nỗi bật tư tưởng Lão Trang, với bản thể luận và biện chứng pháp của Đạo gia. Vậy, Dịch chỉ có thể hình thành trong khoảng mấy trăm năm cuối đời Chu, thời Xuân thu - Chiến quốc.

Đáng chú ý là khả năng dự báo của Dịch. Thiệu Vĩ Hoa, một "ngôi sao Dịch học", đã viết cuốn Chu Dịch với dự đoán học, với số lượng phát hành kỷ lục tại Trung Quốc. Sách đã được ra tiếng Việt. Tương truyền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đang đàm đạo về Dịch thì có tiếng gõ cửa, ông liền bấm một quẻ và đoán được người hàng xóm sang mượn búa. Mở cửa thì đúng như vậy! Ông được xem là người biết việc trước và sau 500 năm, trên cơ sở bốn câu sấm ký, đoán đúng 81 năm Pháp thuộc của đất nước: Cửu càn khôn dĩ định/Thanh minh thời tiết hoa tàn/Trực đáo dương đầu, mã vĩ. Hồ binh bát vạn nhập Tràng An.

Nếu vậy thì câu xưng tụng của Thiệu Vĩ Hoa, xem Chu Dịch là (Đại số học vũ trụ), (Hòn ngọc của vương miện khoa học) không phải là quá lời. Vậy đâu là cơ sở khoa học cho những dự đoán thần diệu này? Có thật nếu nắm được những tinh diệu của Dịch, có thể đoán được tương lai? Có thể đặt ra câu hỏi có nhiều tính triết học hơn: Vũ trụ và sự sống, cũng như xã hội loài người là ngẫu nhiên hay nhất định? Trong bài này chúng tôi thử đưa ra một lời giải cho những câu hỏi đó.

Lôgic 64 quẻ Dịch

Trong Hệ từ, viết: Dịch có Thái cực, sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái. Đây chính là cơ sở, là logic nội tại của Dịch. Vì vậy cần xem xét các khái niệm Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái và sự biến dịch giữa chúng.

Thái cực chính là chữ Đạo của lão tử, là bản thể của vũ trụ, cơ sở của vạn vật, căn nguyên của vũ trụ, nên nó "vô thủy vô chung" (không có khởi đầu và kết cục), "bất sinh bất diệt", (tồn tại vĩnh hằng, không đổi không dời), bao trùm tất cả vạn vật, đồng thời có trong mỗi vật cá biệt. Quan niệm như thế về bản thể vũ trụ không phải là không có lý. Lưỡng nghi là âm dương, hai phương thức của Thái cực, tương phản, đối lập, mâu thuẫn và cũng thống nhất với nhau. Do sự đấu tranh của chúng mà hình thành sự đa hóa, phân hóa, phát triển. Lưỡng nghi cũng là trời và đất, lấy dương thay cho trời, lấy âm thay cho đất. Lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tức là âm dương kết hợp, tương giao tạo nên bốn tượng: Hào dương hợp với hào dương là thái dương, hào dương hợp với hào âm là thái âm, hào âm hợp với hào dương là thiếu dương, hào âm với hào âm là thái âm. Nói cách khác, thuần dương là thái dương, thuần âm là thái âm, một âm trên một dương là thiếu âm, một dương trên một âm là thiếu dương. Người xưa lấy Tứ tượng tượng trưng cho bốn phương, cũng cho bốn mùa, tức tứ thời.

Tứ tượng sinh ra Bát quái, vẫn là âm dương kết hợp mà thành. Hào dương kết hợp với thái dương, thiếu âm, thiếu dương, thái âm tạo thành bốn quẻ: Càn, Đoài, Ly, Chấn. Hào âm hợp với tứ tượng thành bốn quẻ: Tốn, Khảm, Cấn, Khôn tổng cộng là tám quẻ, tức bát quái. Đó cũng là tám phương tám tiết. Tám (tiểu thành quái) trên kết hợp với nhau, tạo thành 64 (đại thành quái), mỗi quẻ có 6 hào hay 3 tượng. Có thể tìm số quẻ theo cách khác: Vì mỗi quẻ có 3 trong tổng số 4 tượng, nên theo ngôn ngữ toán học, số chỉnh hợp 3 chập 4 là 43 = 64. Sự tương đương giữa 64 quẻ Dịch và 64 codon (mỗi codon gồm 3 trong số 4 nucleonit), mã di truyền xác định các axit amin trong sinh học chỉ mang tính hình thức trong toán học, chứ không có mối quan hệ biện chứng nào cả. Người xưa xem mọi biến dịch trong vũ trụ đều không ngoài 64 quẻ đó. Bậc trí giả với các học thuyết của thánh hiền, tự xem (ngồi trong nhà mà như đứng giữa ngã ba đường), cái gì cũng biết là vì vậy. Đó chính là logic nội tại của Dịch, một logic không dễ diễn giải dưới ngôn ngữ của khoa học.

Dịch theo khoa học hiện đại

Theo chúng tôi, "Thái cực" chính là Big Bang, khởi thủy của vũ trụ; Lưỡng nghi là đối ngẫu sóng-hạt của các hạt cơ bản; Tứ tượng là 4 trường lực cơ bản điều khiển vũ trụ. Một số quẻ Dịch là những khái niệm, phạm trù, quy luật triết học duy vật biện chứng. Khi đó sẽ giải thích tính biện chứng của logic nội tại và khả năng dự báo của Dịch.

Dù tự nhiên muôn hình vạn trạng, vật lý học xác định, vũ trụ chỉ do 4 trường lực-hấp dẫn, điện từ, yếu và mạnh-điều khiển. Hấp dẫn là tương tác giữa các vật có trọng lượng, điện từ-giữa các vật mang điện. Đây là hai lực tầm xa, không giới hạn khoảng cách. Yếu và mạnh là hai lực hạt nhân cường độ lớn nhưng tầm ngắn, chỉ trong phạm vi hạt nhân nguyên tử. Bốn trường lực trên cường độ rất khác nhau. Nếu tương tác mạnh có cường độ tương đối là 1, thì điện từ 10-2, yếu 10-5, điện từ 10-39 ! Lý thuyết trường lượng tử cho rằng, 4 lực trên do các lượng tử chuyển tải: gluon và meson chuyển tương tác mạnh, boson trung gian-yếu, photon-điện từ và graviton-hấp dẫn. Grsviton chưa được nhận cân bằng thực nghiệm vì cường độ lực hấp dẫn quá nhỏ. Khoa học chưa phát hiện loại trường nào khác. Trường sinh học chỉ là giả thuyết của số ít nhà khoa học.

Vai trò của các tương tác trên trong vũ trụ khác nhau. Hai tương tác hạt nhân quy định cấu trúc hạt nhân nguyên tử. Tương tác điện từ quyết định cấu trúc nguyên-phân tử, chất rắn, chất lỏng, chất khí và quan trọng trong thiên văn. Hấp dẫn quyết định việc hình thành hành tinh, các sao và thiên hà. Chính vì vậy, sự sống, hình thức vận động mới của vật chất từ mức tế bào, được chi phối bởi tương tác điện từ là chính. Nối gót Einstein, vật lý đang thống nhất các trường lực cơ bản. Trường siêu thống nhất, Thái cực của Dịch, xuất hiện tại chính thời điểm khai sinh vũ trụ. Khoảng 1 tỷ năm trước, vũ trụ khởi đầu bằng vụ nổ dữ dội (Big Bang) tại một điểm kỳ dị trong không-thời gian, nơi mật độ năng lượng và sự cong không-thời gian là vô hạn. Đó là nơi ngự trị trường siêu thống nhất, hợp nhất 4 trường nói trên. Sau Big Bang, vũ trụ giãn nở và nguội dần. Từ khởi thủy đến 10-43 giây chưa biết diễn biến vũ trụ ra sao, vì vật lý chưa xây đựng được lý thuyết hấp dẫn lượng tử. Sau 10-43 giây, trường siêu thống nhất tách thành điện từ và đại thống nhất. Lúc này vũ trụ có nhiệt độ 1032 độ K, mật độ 10-94 g/cm3 và kích thước 10-33cm. Tới 10-35 giây, vũ trụ lạnh còn 1027 độ K, trường đại thống nhất tách thành tương tác mạnh và yếu. Từ 10-35 tới 10-32 giây, vũ trụ trải qua giai đoạn" lạm phát ", với kích thước hơn 1030 lần và đã bằng quả nho! Vũ trụ lúc này là món súp đậm đặc, gồm quark và lepton, do lực hấp dẫn, mạnh và điện yếu điều khiển. Đến 10-10 giây sau vụ nổ, tương tác điện yếu tách thành điện từ và yếu, hoàn tất việc biến trường siêu thống nhất thành 4 lực điều khiển như vũ trụ ngày nay.

Về hình thức, logic của Dịch Thái cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng phù hợp với vũ trụ luận trên. Có thể xem Thái cực là Big Bang, nơi vũ trụ là cái một, cái duy nhất. Lưỡng nghi là đối ngẫu sóng- hạt: Vật chất có đồng thời tính sóng và hạt, hai tính chất này mâu thuẫn và thống nhất nhau. Tứ tượng là bốn trường lực cơ bản. Tứ tượng không sinh đồng thời, mà (một sinh hai, hai sinh ba), (ba) sinh bốn, bốn sinh vô cùng. Lão tử tỏ ra chính xác.

Phương Đông xem Thái cực vô thủy vô chung, nhưng khoa học thấy vũ trụ có khởi đầu và có kết thúc. Theo Einstein, nếu mật độ vật chất trung bình của vũ trụ nhỏ hơn giá trị 5,8 x 10-27 kg/ m3, tương đương 3,5 nguyên tử hydro và mọi chênh lệch năng lượng biến mất do sự giãn nở vô hạn. Nếu lớn hơn, lực hấp dẫn dần thắng sự giãn nở và vũ trụ bắt đầu co lại. Quá trình diễn biến ngược (vụ nổ lớn) và đạt tới (vụ co lớn) Big Crunch, khi các lực thống nhất lại. Vũ trụ quay về cái một, chuẩn bị bùng nổ tiếp. Trường hợp này thú vị, vì giải thích được nguyên nhân Big Bang của ta do Big Crunch trước mà không cần Thượng Đế.

Theo giáo sư Cao Xuân Huy, trong 64 quẻ, ba quẻ Thái, Bĩ và Đồng nhân tiêu biểu cho quá trình biện chứng của Dịch. Chữ Thái nghĩa là thông, quẻ Thái (Càn hạ, Khôn thượng) nói lên sự hanh thông, thông lọt của người đi xem bói, vì rằng trong quẻ này, Càn (dương năng động, tích cực) ở dưới làm cơ sở cho Khôn (âm), do đó âm dương giao thông và hài hòa nhau. Tiếp theo là Bĩ, phản diện của Thái. Quẻ Bĩ (Khôn hạ, Càn thượng), cái âm, cái tiêu cực làm cơ sở cho cái dương, cái tích cực, thế không vững nên bế tắc, không lưu thông được.

Quẻ Bĩ phủ định quẻ Thái, nhưng tiếp theo nó là quẻ Đồng nhân, phủ định quẻ Bĩ hay phủ định cái phủ định. Quẻ Đồng nhân (Ly hạ, Càn thượng): Ly tượng trưng cho lửa, Càn tượng trưng cho trời. Lửa bay trên vòm trời; lửa và vòm trời cảm ứng với nhau. Hào giữa của Ly là âm, hào giữa của Càn là dương, thế thì âm dương tương ứng , giao hòa. Nên quẻ Đồng nhân nói sự thông lọt cao hơn sự thông lọt của quẻ Thái. Quẻ Thái nói sự hanh thông của một cá thể, quẻ Đồng nhân là sự hanh thông của cá nhân trong sự giao hòa với người khác, với số đông. Văy quẻ Thái là chính đề; quẻ Bĩ là phản đề, là phủ định; quẻ Đồng nhân là hợp đề của chính đề, là phủ định của phủ định. Nói cách khác, một số quẻ Dịch chính là những phạm trù, quy luật triết học duy vật biện chứng. Xin nói thêm, do kiến thức hạn hẹp, chúng tôi chưa mối liên hệ giữa bát quái với một lĩnh vực khoa học nào. Nhưng có thể suy luận, chúng có thể gắn với sinh học, với sự sống để tạo bước chuyển giữa 4 trường lực cơ bản và quy luật triết học.

Khả năng dự báo của chu dịch

Có thể xem Chu Dịch là một ngôn ngữ, một hệ quan điểm, một thuật toán, một triết học về vũ trụ, về những biến dịch trong vũ trụ. Vì logic hình thức có phần đúng, nên xem 64 quẻ Dịch bao trùm vũ trụ cũng không phải là vô lý. Vấn đề là khả năng thực đạt đến mức độ nào. Nói cách khác, có thể lượng hóa khả năng dự báo của Dịch hay không?

Từ những điều đã nói, chúng tôi cho rằng, logic của Dịch đúng khoảng 60 - 80%, một tỷ lệ rất cao cho một lý thuyết đã có từ ngàn năm trước. Tuy nhiên đó là do mới chỉ xét tính tất yếu của các quy luật phát triển mà chưa xét vai trò của ngẫu nhiên, điều triết học duy vật biện chứng đã nói từ lâu và khoa học đang quan tâm nguyên cứu. Vũ trụ diễn biến ngẫu nhiên hay nhất định? Nếu hoàn toàn nhất định, có thể dự đoán chính xác tương lai xa tùy ý, miễn là xây dựng được một lý thuyết tốt. Nếu hoàn toàn ngẫu nhiên, dự báo là không thể. Nếu vừa nhất định vừa ngẫu nhiên, có thể dự báo phương hướng mà không biết những thông tin cụ thể. Nói một người sẽ chết là tuyệt đối đúng, nhưng không thể nói khi nào chết dựa vào ngày sinh tháng đẻ.

Thế kỷ 19, do những tiên đoán chính xác của cơ học Newton đối với chuyển động các thiên thể, điển hình là sao chổi Halley, nhà khoa học Laplace đề xuất quyết định luận: Nếu biết chính xác các phương trình và điều kiện ban đầu của vũ trụ, có thể xác định xác định mọi biến cố quá khứ và tương lai. Trước đó, Triết gia Descartes cũng nêu cứu cánh tính (finalism), xem mọi hệ thống trong vũ trụ đều có tính hướng đích, các biến dịch là trung gian để đạt cái đích cuối cùng, tất định đó. Nói cách khác vũ trụ là (tiền định). Khi Marx và Engel xây dựng triết học duy học biện chứng, với cặp phạm trù ngẫu nhiên-tất yếu, những tư tưởng trên không được ủng hộ nữa. Quyết định luận Laplace dựa trên cơ học Newton, nó không còn đúng khi xét các kích thước nhỏ như nguyên tử và hạt cơ bản, cũng như các chuyển động gần tốc độ ánh sáng hay sự biến gần các thiên thể nặng. Khi đó, phải dùng cơ học lượng tử hay thuyết tương đối. Trong cơ học lượng tử, không thể tiên đoán hành vi của một hệ trong những giới hạn của nguyên lý bất định Heisenberg. Khi đó, quyết định luận Laplace tự nhiên mất ý nghĩa.

Hơn 20 năm nay, một lĩnh vực nằm giữa toán và vật lý ra đời, đó là tất loạn (chaos). Chaos cho thấy, các phương trình tất định, chảng hạn định luật Newton, cũng có thể cho kết quả không tất định. Trong sinh học, cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm , sự sống là (tiền định) hay ngẫu nhiên cũng cho kết quả hòa. Vì thế, giáo sư Gell-Mann, bộ óc vật lý siêu việt nhất nửa cuối thế kỷ XX, giải Nobel về mô hình quark của hạt cơ bản, cho rằng: "Các ngẫu nhiên và các quark giải thích được vũ trụ, sự sống và mọi thứ khác" (The Sunday Times).

Nói cách khác, biến dịch vũ trụ vừa có tính tất yếu của quy luật khách quan, vừa có tính ngẫu nhiên do bản chất thống kê của tương tác giữa vô số các hợp phần. Kết quả là dự báo của Chu Dịch chỉ đúng 30-40%, tương tự như các dự báo khác, kể cả dự báo ngẫu nhiên! Trạng Trình độn đúng việc mượn búa của hàng xóm nên được giải thích đơn giản bằng thống kê: Do kinh nghiệm quá khứ, biến cố đố có xác suất lớn nhất! Không đủ chứng lý để nói 500 năm trước, ông đã dự báo đúng 81 năm Pháp thuộc, vì các con số là sản phẩm của bộ óc con người.

Kết luận:

Về mặt nhận thức luận, hiểu biết con người từ thấp tới cao, từ ít tới nhiều, từ đơn giản tới phức tạp trên cơ sở trình độ khoa học của xã hội đương thời. Quá trình nhận thức càng ngày càng gần, nhưng không bao giờ đạt tới hiểu biết cuối cùng. Một lý thuyết từ hàng năm trước, khi khoa học còn khá sơ khai, không thể phản ánh tốt hiện thực khách quan. Trực giác người xưa là đáng khâm phục, nhưng tâm lý học nhân thức cho thấy, trực giác chỉ có ý nghĩa khi đủ thông tin. Theo thiển ý, Dịch dự đoán được 1/3 các biến cố, tương đương như chiêm tinh học. Có thể vì thế chưa một nhà Dịch học nào đưa ra con số thống kê so sánh tỉ lệ dự báo đúng và sai. Thiếu những thống kê khoa học như vậy, khả năng dư báo của Dịch còn chưa đủ sức thuyết phục. Tất nhiên đây chỉ là ý kiến cá nhân, và chúng tôi sẽ rất biết ơn, nếu được bạn đọc xa gần chỉ giáo.

Continue Reading

You'll Also Like

5.1K 579 28
Chaeyoung rất yêu Jennie, nhưng nàng lại là người yêu của anh trai cô.
11.4K 551 19
"Sinh con đi Jeon Jungkook" "Không! Em còn lo cho sự nghiệp, anh định cho tôi đẻ để loại bớt đối thủ với mình à?". "Anh 30 rồi đấy, già lắm rồi. Bây...
6.5K 1K 27
Tên Hán Việt: Ngã tài bất mại manh [ điện cạnh ] Tác giả: Ngải Tư Mộc Ân (Icemoon) Editor: Giừa Thể loại: Đam mỹ, Esports, ngọt sủng, livestream, chủ...
16K 1.5K 31
Hán Việt: Ngã tại ngược thụ văn lí ổn định phát phong [ tinh tế ] Tác giả: Hữu Hồ Thiên Tuế Thể loại: Nguyên sang, Đam mỹ, Hiện đại , Tương lai , HE...