3 phuong phap thien

By gogogogo

3K 0 0

More

3 phuong phap thien

3K 0 0
By gogogogo

Thiền

Dụng cụ:

Một bồ đoàn tròn, đường kính 2 tấc (20 cm), bề cao 2 tấc (20 cm), dồn gòn, khi ngồi xuống còn một tấc (10cm) là vừa.

Tọa Thiền

Ðến giờ tọa thiền, trải tọa cụ ra, đặt bồ đoàn lên trên tọa cụ.

Ngồi lên bồ đoàn, xương cùng đúng giữa bồ đoàn, nghiêng qua nghiêng lại cho an ổn mới kéo chân ngồi.

Nếu ngồi bán già, kéo chân trái để lên chân phải hoặc ngược lại.

Nếu ngồi kiết già, chân trái kéo để lên đùi phải, chân phải để lên đùi trái, kéo sát vào thân.

Kiểu ngồi Kiết Già Kiểu ngồi Bán Già

Nới rộng dây lưng, cổ áo, sửa thân ngay thẳng.

Lấy bàn tay phải để lên bàn tay trái nếu là nam và bàn tay trái để lên bàn tay phải nếu là nữ. Hai bàn tay để lên hai lòng bàn chân, những ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón tay cái vừa chạm nhau, nằm ngay chiều rún.

Cùi chỏ vừa ôm hông là được.

Ngồi lưng thẳng vừa phải, đừng quá ưỡn cũng đừng để cong hoặc ẹo, đầu hơi cúi (lưng còng và đầu cúi dễ sanh hôn trầm) chiều chóp mũi ngay đầu ngón tay cái, hai trái tai đối xứng với bả vai, mắt mở 1/3, tầm nhìn không quá 6 tấc từ giao điểm giữa hai chân, gương mặt bình thản ngồi yên.

Ngồi thế nào khi thở vô thở ra, hơi thở thông suốt, dễ thở là đúng, vì nếu ngồi lưng cong thì bụng bị ép, ngồi nghiêng ngữa thì bụng bị căng, ngực bị tức, mau bị mệt, bị mõi ..v..v..

Nhập thiền:

Dùng mũi hít vô cũng đừng mạnh, cũng đừng gấp, phải đều đều nhẹ nhẹ, tưởng như "Không khí trong sạch vô khắp châu thân làm cho những chỗ không thông theo hơi thở lưu thông", rồi há miệng thở ra sạch tưởng như "Phiền não, bệnh hoạn, cấu uế đều theo hơi thở ra ngoài." Thở như thế đến 3 lần cũng từ thô đến tế (từ mạnh rồi nhẹ dần). Thở xong ngậm miệng lại, môi và răng vừa khít lại, lưỡi để lên trên.

Chú tâm theo dõi hơi thở và từ từ hít vô bằng mũi đều đều nhẹ nhẹ, vừa hít vừa đếm từ 1 tới 10. Khi hít vô thì tưởng tượng luồng hơi thở đi từ mũi chạy xuống lưỡi, vòng xuống yết hầu rồi xuống ngực và xuống tới đan điền. Khi hít hơi thở vô tới đan điền thì bụng từ từ phình ra nhưng không được trương bụng lên cứng quá độ mà phải nương như cái bong bóng có đầy nước trong đó hay nói cách khác giống như mình nâng niu một cái bong bóng nước vậy đó nó chỉ phồng lên nhẹ nhẹ thôi nhưng không căng cứng.

Sau khi hít vô thì từ từ tưởng tượng hơi thở đi từ vùng bụng lên tới ngực tới yết hầu lên lưỡi và bắt đầu thở ra khỏi lỗ mũi. Khi thở ra thì bụng từ từ thóp lại. Vừa thở ra vừa đếm từ 1 tới 10. Và cứ như vậy để ý đếm hơi thở hít vô thở ra cho tới khi mình không muốn ngồi nữa. Thường mới bắt đầu ngồi thì nên ngồi khoảng 10 phút sau đó từ từ tăng dần lên. Khi ngồi thiền thì tâm trí chỉ tập trung quán chiếu vào hơi thở và số đếm, người hoàng toàn buông lỏng không được gồng cứng mà phải để cho các thớ thịt buông thả một cách thật tự nhiên, tâm trí cũng đừng để tập trung quá độ mà chỉ là nhận thức hơi thở đang ra vô trong cơ thể mình thôi. Khi hít vô hay thở ra thì lúc hơi thở đi tới đâu, tâm mình phải nghĩ và nhận biết là hơi thở đang đi tới đó. Cứ tập trung để ý đến đường đi của hơi thở thôi không nhất thiết phải thật căng thẳng. Hơi thở phải thật nhẹ nhàng, chậm rãi càng chậm càng tốt nhưng không quá gò bó.

Đường đi của hơi thở

Xả Thiền:

Khi xả thiền, trước đọc bài nguyện hồi hướng:

"Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Ðệ tử và chúng sanh

Ðều trọn thành Phật đạo".

Kế đến, dùng mũi hít vào, dùng miệng thở ra ba hơi (từ nhẹ đến mạnh).

Hít vô tưởng như máu huyết theo hơi thở lưu thông khắp cơ thể. Thở ra tưởng như phiền não, bệnh hoạn, cấu uế theo hơi thở ra ngoài.

Ðộng hai bả vai mỗi bên lên xuống 5 lần.

Ðộng cái đầu cúi xuống ngước lên 5 lần.

Xoay đầu sang phải.

Xoay đầu sang trái mỗi bên 5 lần, rồi trở lại cúi ngước lên xuống 1 lần nữa cho quân bình.

Ðộng hai bàn tay co duỗi 5 lần.

Ðộng thân 7 lần, lần chót dời hai bàn tay úp lên 2 đầu gối, nhấn mạnh xuống.

Xoa mặt 20 - 30 lần.

Xoa hai lỗ tai 20 - 30 lần.

Xoa đầu 20 -30 lần.

Xoa sau gáy 20 -30 lần.

Xoa cổ 20 -30 lần.

Dùng bàn tay phải xoa từ vai xuống cánh tay.

Bàn tay trái xoa từ nách xuống bên hông, hai bên kết hợp xoa một lượt mổi bên 10 lần.

Lòng bàn tay phải đặt lên ngực, lưng bàn tay xoa lên lưng, hai tay kết hợp xoa một lượt (xoa ngang). Xoa ba điểm thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu 5 lần (ngực, bụng, bụng dưới).

Dùng hai bàn tay xoa thắt lưng.

Xoa mông.

Xoa đùi (xoa đùi tùy theo sự đau nhiều hay đau ít không có số lượng).

Xoa hai ngón tay giữa cho nóng Áp vào mắt mổi bên 5 lần.

Một tay nắm đầu các ngón chân, một tay giơ cổ chân từ từ để nhẹ xuống.

Hai bàn tay cùng xoa mạnh lên xuống từ đùi đến bàn chân và xoa nóng 2 lòng bàn chân. Xoa bàn chân này xong rồi xoa bàn chân kia, xoa tùy thích không có số lượng.

Duỗi hai chân ra

Thân rướn về phía trước, các ngón tay vừa chạm đầu các ngón chân 5 lần.

Dời thân khỏi bồ đoàn, ngồi yên khoảng vài phút mới đứng dậy

*Chú ý: Khi xả thiền nên làm động tác xả thiền để khí huyết được điều hoà.

-(Xin phép Đệ điều chỉnh cở chử lại cho đẹp DD nhen!)

Hết.

__________________

Đa tình tự cổ không như hận

Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ.

AVYE

Xem hồ sơ

Gởi nhắn tin tới AVYE

Find More Posts by AVYE

19-06-2005 #2

barca

Hội viên

Tham gia ngày: Feb 2005

Bài gởi: 215

Thanks: 0

Thanked 0 Times in 0 Posts Trời, sao ngắn quá vậy.Tôi tưởng thiền phải cao siêu lắm lắm chứ sao củn cởn vậy.Bạn còn tài liệu nào nữa thì cho tôi mượn xem với.

barca

Xem hồ sơ

Gởi nhắn tin tới barca

Find More Posts by barca

20-06-2005 #3

KDOAN

Hội viên

Tham gia ngày: Jul 2004

Bài gởi: 153

Thanks: 0

Thanked 0 Times in 0 Posts Barca, KD nghĩ đúng là đơn giản vậy đấy, nếu sách viết thêm chỉ là nói cho kỹ hơn thôi

Cứ ngồi im, thở đều đều, đấy là Thiền đấy (KD nghĩ thế)

KDOAN

Xem hồ sơ

Gởi nhắn tin tới KDOAN

Find More Posts by KDOAN

21-06-2005 #4

Đức Thủy Mộc

Hội viên

Tham gia ngày: Apr 2005

Bài gởi: 24

Thanks: 0

Thanked 0 Times in 0 Posts Vài điểm nên chú ý trong ngồi thiền:

- Nên tập một vài động tác khí công bổ trợ như xuống tấn...để tụ khí xuống đan điền, việc này giúp bổ trợ khi ngồi thiền dễ tập trung tinh thần và tỉnh giác. Tinh thần đúng của thiền là "Lực lắng xuống phía dưới, phía trên đầu rỗng lặng".

-Ngồi Thiền, ngay từ khi mới tập nên cố gắng tập ngồi kiết già bằng được vì ở tư thế kiết già giúp giữ thân tâm ít vọng động hơn. Có người mất tới 6 tháng chỉ để tập ngồi kiết già, nhưng khi đã ngồi được thì rất dễ điều tâm. Kiết già là tư thế bó buộc thân theo 1 hình thức dễ kiểm soát, thân kiểm soát được thì tất nhiên tâm dễ điều phục.

-Tiếp theo là tập điều thân và giữ sự tỉnh giác: để làm điều này không nên nhắm mắt khi ngồi mà luôn mở mắt nhìn về phía trước cách chỗ ngồi 40 cm, mắt nhìn thẳng và hơi hướng xuống phía dưới. Luôn cố gắng điều thân cho ngồi thẳng. Tư thế ngồi mở mắt này đôi khi cũng cần luyện tới vài tháng để tập giữ tâm ổn định, tỉnh giác vì khi nhắm mắt dễ bị hôn trầm và buồn ngủ, sau này rât

-Ngoài ra để tập thiền nên chú trọng các công tác sau để tâm dễ vào định:

+ Trước khi ngồi nên lễ Phật xin sám hối, xin nguyện giữ tâm khiêm hạ để tránh bị ngã mạn thành tẩu hỏa nhập ma hoặc bị ma chướng nhập vào sau này và đặc biệt phát sinh lòng tôn kính Phật, cầu sự gia hộ để dễ ngồi thiền.

+ Tập ngồi điều thân như trên (ít nhất nên tập 3-6 tháng chỉ ngồi điều thân và mở mắt để giữ sự tỉnh giác)

+ Sau khi ngồi xong nên làm một số động tác khí công và đi thiền hành để chuyển từ trạng thái tịnh sang động.

+ Lễ phật tạ ơn.

Riêng kinh nghiệm tôi thấy ở nhiều người, có những người già tưởng không bao giờ ngồi được kiết già chứ đừng nói tới ngồi thiền nhưng khi thành tâm Lễ Kính Phật thường xuyên thì lại có sức tinh tấn mạnh mẽ và vừa ngồi được kiết già tiến tới ngồi Thiền được. Điều này chứng tỏ sự gia hộ của chư Phật và chư đại Bồ tát phát huy tác dụng. Điều kiện duy nhất là tâm phải khiêm hạ, thành kính. Thực chất là chúng ta xin ăn mày công đức của chư Phật.

Điều cuối cùng nên chú ý: NÊN RẤT KÍN ĐÁO, ĐỪNG KHOE VỚI AI LÀ MÌNH NGỒI THIỀN VÀ ĐỪNG NGỒI THIỀN ĐỂ NGƯỜI TA NHÌN THẤY ĐƯỢC. Chỉ 1 lần vô tình khoe với bạn hữu là ta sẽ bị giảm sức tinh tấn ngay. Tuy nhiên để lôi kéo mọi người ngồi thiền, ta cũng có thể nói đôi điều về thiền để khuyến khích họ đi tập nhưng cũng nên giới hạn.

Đức Thủy Mộc

Xem hồ sơ

Gởi nhắn tin tới Đức Thủy Mộc

Find More Posts by Đức Thủy Mộc

21-06-2005 #5

Tịnh Ngọc

Kiểm Soát

Tham gia ngày: Aug 2004

Bài gởi: 2.389

Thanks: 0

Thanked 0 Times in 0 Posts Ba phương pháp hành thiền chủ yếu

Giáo sư Minh Chi

Học viện Phật giáo Việt Nam

1. Phương pháp thứ nhất là dùng hơi thở theo dõi hơi thở, không nghĩ gì khác. Phương pháp theo dõi hơi thở ra vào được đức Phật Thích Ca khen ngợi và trực tiếp truyền đạt cho học trò. Trong tập V kinh Tương Ưng, có cả một chương dài, ghi lời Phật nói về pháp môn đặc sắc này (kinh Tương Ưng Bộ, chương 10, từ trang 463-98, bản dịch: Thích Minh Châu). Hơi thở là biểu hiện cụ thể nhất của sự sống, khi thở mà theo dõi hơi thở ra vào với tâm an tịnh, thì tác dụng đối với thân và tâm thật không thể lường. Một điều căn dặn của các thiền sư từng tu tập lâu năm về pháp môn này, là khi tập hãy giữ cho cả thân và tâm thật sự thoải mái, không căng thẳng. Các tạp niệm có thể móng lên, hãy cứ để cho chúng qua đi, vì chúng có khác gì mây bay, bay đến rồi lại bay đi, bầu trời tức là cái chân thật của chúng ta. Không phải vì vài bóng mây thoảng mà mất đi cái lớn lao, cái trong sáng vốn có của nó. Thậm chí, các thiền sư Tây Tạng còn khuyên, khi theo dõi hơi thở ra vào cũng không cần tập trung tư tưởng quá mức, hãy tập trung khoảng 25%, còn thì 75% tâm hãy để cho thư giãn, thoải mái, tâm mình như treo giữa hư không, không vướng vào đâu hết. Đúng theo câu kinh Kim Cang: "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm", nghĩa là cái tâm không trụ vào đâu hết, không vướng vào đâu hết.

2. Phương pháp thứ hai là cột niệm vào một vật nhất định, tuỳ mình lựa chọn, có người thì chọn ảnh Phật hay là ảnh Bồ-tát, thí dụ ảnh Bồ-tát Quan Âm. Có người chọn đầu lỗ mũi hay là một điểm thường gọi là đan điền dưới lỗ rốn.

3. Phương pháp thứ ba là niệm chú Mantra, một phương pháp mà các thiền sư Tây Tạng hay dùng, họ tin rằng có những câu chú được các đức Phật hay các vị Bồ-tát truyền lại, có một sức mạnh tâm linh đặc biệt truyền lại, có một sức mạnh tâm linh đặc biệt có thể giúp cho người niệm chú dễ định tâm. Một câu chú, theo truyền thuyết là do chính Bồ-tát Quán Thế Âm tặng cho dân Tây Tạng: "AUM MA NI BÁT NÊ HỒNG" nghĩa đen của câu chú là:"AUM: Ngọc Ma-ni trong hoa sen". Theo tôi, giá trị và tác dụng của câu chú, không chỉ là do ở Bồ-tát Quán Thế Âm mà còn là do đức tin của người niệm chú, tâm trạng của chúng ta khi niệm chú.

Nhớ lại, ngày xưa, chúa Nguyễn Khắc Chu, một chúa Nguyễn rất mộ đạo Phật, thấy thiền sư Thạch Liêm trì chú mà trời đang mưa tầm tã bỗng nhiên tạnh ráo, bèn nằn nì Sư truyền cho câu chú đó, nhưng Sư trả lời: điều quan trọng không phải ở bài chú đó, mà là người trì chú có thanh tịnh, có đức độ thì trì chú mới linh nghiệm.

Trên đây là câu chuyện của chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) và Sư Thạch Liêm. Còn hiện nay, thì chúng ta nên tự bảo vệ chúng ta không phải bằng những câu chú mà bằng một nếp sống thiện lành, bằng cách giữ cho cả ba nghiệp thân, khẩu, ý đều thanh tịnh, trong sạch. Muốn sống được an toàn trong một xã hội nhiễu nhương, thì cách bảo vệ tốt nhất là sống nếp sông thiện lành, đó là lời khuyên củsoo đức Phật trong kinh Pháp Cú, trong một xã hội đầy tội ác, thì người sống thiện cũng như bàn tay không thương tích nhúng vào bát thuốc độc không có can hệ gì.

Một cách tự bảo vệ nữa là hành thiền. Bởi lẽ nhờ hành thiền, nhất là tập phép hành thiền niệm hơi thở ra vào, thì thần kinh hệ an ổn, đỡ bệnh tật, thân có sức khoẻ, lại dẻo dai bền bỉ. Hơn nữa, nhờ tập thiền mà con người luôn thoải mái, tỉnh giác, đỡ phạm sai lầm, đỡ bị dục vọng chi phối, sai sử.

Tịnh Ngọc

Xem hồ sơ

Gởi nhắn tin tới Tịnh Ngọc

Find More Posts by Tịnh Ngọc

21-06-2005 #6

Tịnh Ngọc

Kiểm Soát

Tham gia ngày: Aug 2004

Bài gởi: 2.389

Thanks: 0

Thanked 0 Times in 0 Posts Thiền là Phương Pháp Bồi Dưỡng Nhân Cách Tốt Nhất

Thích Thông Tịnh

Nhân cách thông thường được hình thành ngang qua sự hun đúc của các nền giáo dục, đạo đức, nghệ thuật v.v... nhưng điều đó chưa hẳn là hình thành một nhân cách trọn vẹn.

Trong dòng chảy cuộc sống, có một số người vì bị mê hoặc bởi các dục vọng, như danh lợi, quyền thế v.v... mà họ đành phải núp mình trong các nền giáo dục, nghệ thuật..., khi đứng trước mọi người họ luôn tỏ ra là một người có nhân phẩm cao thượng, hoặëc hành vi trong sáng, nhưng thật chất trong tâm họ lại chứa đầy những dã tâm đáng sợ và những âm mưu quỉ quyệt. Chúng ta có thể gọi những người đó là những người có nhân cách hai mặt. Do đó chúng ta không thể hoàn toàn tin tưởng các nền giáo dục, đạo đức, nghệ thuật có thể vun thành một nhân cách hoàn mỹ.

Những luân lý giáo dục, hoặc các tiêu chuẩn đạo đức, hoặc những thẩm mỹ nghệ thuật dù có cao đẹp đến đâu, chúng cũng là những phẩm chất được truyền dẫn từ bên ngoài vào mà thôi, cho đến những áp lực uy quyền cũng chỉ là những dục cầu bên trong cá nhân, tất cả đều không khế hợp với một nhân cách hoàn mỹ.

Thiền là phương pháp tốt nhất để bồi dưỡng nhân cách, bởi thiền là sự tự giác cao độ phát xuất từ nội tâm mà đạt được sư thăng hoa nhân cách. Giáo dục, đạo đức, nghệ thuật đối với người hành thiền mà nói, chúng chẳng có tác dụng gì; vì chúng có thể thay đổi theo hoàn cảnh, thời đại, và đối tượng. Thiền là trực nhận ra cái trạng thái tĩnh lặng, tự do vô biên tuyệt đối nơi mình, nên thiền không vay mượn ngoại duyên, cũng chẳng cần lập văn tự. Vì thế thiền là pháp môn huấn luyện tâm linh muôn đời không thay đổi.

Thực tập hành thiền là sự lột bỏ các lớp vọng niệm của cái tôi, giống như chúng ta lột bỏ thân cây chuối vậy, lột mãi lột mãi cho đến khi nào bóng dáng của cái tôi không còn nữa. Cho nên người hành thiền không cần phải trang sức, trau chuốt gì trước mặt người khác mà tự nó trong sáng; hoặc cũng không vì sửa đổi mà phải chấp nhận phục tùng những áp lực bên ngoài, điều đó chẳng khác nào gồng mình chịu mọi đau đớn để cắt bỏ đi khối u.

Hành thiền là tuân theo phương pháp tu tập, dần dần dứt bỏ các vọng niệm, cho đến khi đạt được trình độ vô niệm, lúc bấy giờ bạn mới thực sự nhận ra rằng, những cái tồn tại trước đây chẳng qua chỉ là một chuỗi vọng niệm phiền não mà thôi, đó chẳng phải là con người thật của bạn. Con người thật của bạn luôn hiện hữu với sự vật khách quan, cả hai không thể tách rời. Bởi sự vật khách quan tồn tại, tức là chủ thể bạn tồn tại, hay nói cách khác là sự vật tồn tại chính là con người bạn đang hiện hữu. Cho nên bạn không cần phải truy cầu cái gì, và cũng chẳng cần bỏ cái gì, trách nhiệm của bạn là xây dựng con người bạn hoàn mỹ hơn .

Hành thiền một khi đã đạt đến trình độ vô niệm, lúc bấy giờ bạn là người rất yêu nhân loại, yêu chúng sanh, mọi hành vi động tác của bạn đều được soi sáng, hướng dẫn đúng mức. Môït nhãn quan mới về nhân sinh, vũ trụ được mở ra, cõi lòng này sẽ không còn là biển khổ, hay một bức tranh gớm ghiếc, mà là một bức họa, một bản hợp tấu tuyệt vời, bạn sẽ nhìn đời bằng cặp mắt bình đẳng và đầy tràn tình thương.

Ðức Phật đã dạy: 'Trí tuệ và phước đức của chúng sanh không đâu không bằng Phật'. Nếu như bạn siêng năng thực hành thiền thì nguyện vọng của bạn nhất định sẽ thành hiện thực. Bất luận là già trẻ gái trai, không phân biệt kẻ trí người sơ, kẻ mạnh người gầy mòn, cũng chẳng màng đến chức danh địa vị tôn giáo, cánh cửa thiền luôn rộng mở chào đón bạn.

Trước khi dứt lời, người viết muốn nói rằng, nếu một khi bạn đã quyết tâm thực hành thiền thì bạn nên đến tham vấn các thiền sư. Ðây chỉ là một bài văn thảo luận về thiền, và chỉ mong giúp bạn một chút tri thức về thiền . Chúc bạn luôn an lạc.

Tịnh Ngọc

Xem hồ sơ

Gởi nhắn tin tới Tịnh Ngọc

Find More Posts by Tịnh Ngọc

02-07-2005 #7

Tịnh Ngọc

Kiểm Soát

Tham gia ngày: Aug 2004

Bài gởi: 2.389

Thanks: 0

Thanked 0 Times in 0 Posts Đẹp với liệu pháp thiền

Theo ngôn ngữ Nhật và triết lý nhà Phật, từ "Zen" (thiền) mang ý nghĩa "chiêm niệm". Ngày nay, khi nhắc đến từ ngữ này, chúng ta liên tưởng ngay đến sự tĩnh lặng, bình an và thanh tịnh. Trạng thái này hoàn toàn đối lập với những áp lực đang diễn ra hàng ngày, đè nặng lên thể xác, tinh thần và cả sắc diện của bạn. Biểu hiện rõ nhất là ở làn da.

Bàn đến liệu pháp thiền, người ta chú ý đến các không gian biệt lập. Trong đó, phòng tắm là nơi liệu pháp này phát huy hiệu quả nhất. Các nhà nghiên cứu cho rằng những nơi có nước, tiếng động của nước, màu sắc, kết hợp với các sản phẩm làm đẹp như tinh dầu, kem dưỡng, cùng những thao tác ấn tượng, massage nhẹ nhàng, sắc diện của bạn được tôn tạo theo một phong thái mới. Trong lĩnh vực làm đẹp, liệu pháp thiền kết hợp với tinh dầu, nước, mỹ phẩm chăm sóc da và cả màu sắc của mỹ phẩm trang điểm. Các loại tinh dầu phổ biến như trà xanh, oải hương, hoa hồng, hoa nhài, nhục đậu khấu, mẫu đơn có đặc tính chống stress, làm tăng hiệu quả thư giãn, đã được công nhận từ lâu. Liệu pháp thiền ứng dụng tính năng khuếch tán mùi hương của chúng, giúp bạn cảm thấy thư thái hơn. Các sản phẩm kích hoạt thần kinh qua da như: nước hoa theo liệu pháp thiền, kem dưỡng chứa hương thơm... cũng giúp cân bằng độ ẩm, tuần hoàn máu tốt, khiến cơ thể bạn đẹp hơn.

Liệu pháp thiền với nước

* Sự sống vốn không thể thiếu nước. Nước được ví như một thần dược mang lại sự hồi sinh, phát triển và an tịnh cho vạn vật. Nước giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh chóng, mang lại vẻ rạng rỡ cho làn da.

* Liệu pháp thiền không chỉ được ứng dụng với nước mà còn với cả âm thanh của nước. Không gì dễ chịu bằng những cơn mưa rào trong những ngày nóng bức, hay được thả mình dưới vòi sen sau một ngày rong ruổi, tất bật với công việc.

* Hãy lắng nghe tiếng nước chảy! Khi những âm thanh róc rách của nước chảy truyền đến tai giữa, các tế bào ở bộ phận này sẽ ghi nhận âm thanh và nhanh chóng truyền đến toàn thân, làm bạn cảm thấy dễ chịu.

* Trước khi tắm bạn nên nằm ngửa, nhắm mắt lại, để đầu óc thư giãn và lắng nghe nước chảy đầy bồn. Đấy là một cách ứng dụng liệu pháp thiền với âm thanh của nước.

* Sau một ngày làm việc, bạn hãy thử tắm sạch dưới vòi sen, rồi trầm mình trong bồn tắm với nước thật ấm (45 độ), mọi mệt nhọc sẽ tan biến ngay. Nếu thích, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu thư giãn.

* Có nhiều nguồn nước: Nước nóng, nước lạnh, nước sinh học, nước ép từ các loại hoa thảo dược và cả nước ép trái cây... mỗi loại có đặc tính và tác dụng khác nhau. Bạn sẽ có những cảm giác khác nhau với từng loại nước. Mỗi người mỗi tính cách, mỗi cơ địa, hãy chọn cho mình những loại nước phù hợp.

* Bạn nên tận dụng tối đa không gian phòng tắm để trang trí theo phong cách thiền, ưu tiên chọn những vật dụng bằng gỗ.

Liệu pháp thiền với tinh dầu

* Tinh dầu được chiết xuất từ vỏ, lá, thân, rễ, hạt... của các loại thảo dược. Khi tác động lên hệ thần kinh, chúng mang lại cảm giác thư giãn.

* Tinh dầu có nhiều đặc tính như sát trùng, giảm đau nhức, giúp tiêu hóa tốt, tinh lọc không khí, tạo hưng phấn, làm đẹp da và tóc...

* Bạn có thể đốt tinh dầu, pha vào nước tắm, hòa chế mỹ phẩm, tẩm ướp vào gối nằm để ngủ cho ngon hơn.

Mỹ phẩm kiểu "zen"

* Khuynh hướng mới của mỹ phẩm dưỡng không chỉ làm thơm cơ thể mà còn khơi dậy những cảm giác và cảm xúc của bạn.

* Các loại kem ứng dụng trong liệu pháp thiền phải hội đủ các yếu tố: dịu mềm như lụa, nóng bỏng như dầu thoa và thơm như những nụ hoa vừa mới hái.

Liệu pháp thiền ứng dụng các mỹ phẩm dưỡng đánh thức các giác quan

Continue Reading

You'll Also Like

199K 15.4K 138
Tác phẩm: Toàn thế giới đều đang đợi người động tâm. Tác giả: Tố Tây The version belongs to Mia, please do not reup or cover any work, thank you.
88.9K 10.1K 115
ONLY WATTPAD [Edit] - Luận pháo hôi làm sao trở thành đoàn sủng [xuyên thư]. Hán Việt: Luận pháo hôi như hà thành vi đoàn sủng [ xuyên thư ]. Tác giả...
5.9M 428K 141
Hán Việt: Bạo quân đích sủng hậu [Trùng sinh] Tác giả: Tú Sinh Tình trạng: Hoàn thành (135 chương + 5 phiên ngoại) Thể loại: Đam mỹ, Cổ đại, HE, Ng...
292K 16K 101
Tên gốc: 他来自1945 Tác giả: Thính Nguyên Nguyên tác: Tấn Giang Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: hào môn thế gia, xuyên không, giới giải trí, trù...