dan so hoc

By longtiendragon

24.6K 15 3

More

Bai-giang-dan-so-hoc
dan so hoc
dan so hoc chua sua
nhap mon dan so hoc
phan bo dan cu
co cau dan so
bien dong dan so
hien tuong di dan
dan so va phat trien
dan so viet nam

hien tuong sinh san

730 0 0
By longtiendragon

Chöông 1

HIỆN TƯỢNG SINH SẢN

1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA

Sinh sản là một trong ba quá trình của biến động dân số: sinh sản, tử vong và di dân.

- Sinh sản: là một hiện tượng sinh vật học, đóng vai trò thay thế và duy trì về mặt sinh học của xã hội loài người

- Thời kỳ khả sản: là thời kỳ mà người phụ nữ có khả năng sinh sản. Thời kỳ này kéo dài từ tuổi bắt đầu có kinh nguyệt đến khi mãn kinh. Để thuận tiện cho việc tính toán trong thực tế, thời kỳ khả sản thường được xác định bắt đầu từ tuổi 15 và kết thúc ở tuổi 49.

- Hiện tượng vô sinh: vô sinh hay không có khả năng sinh sản là hiện tượng người đàn ông hay đàn bà hay cặp vợ chồng thiếu khả năng sinh ra một đứa trẻ còn sống. Vô sinh bao gồm: vô sinh tự nhiên và vô sinh do bệnh lý.

Tuổi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự vô sinh tự nhiên. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ khả sản, người phụ nữ ít có khả năng có thai do tế bào trứng rụng không đều đặn. Khả năng có thai, tương tự như tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi, sẽ đạt mức cao nhất ở độ tuổi 20-29, sau đó sẽ giảm xuống cho đến tuổi mãn kinh, khoảng 50 tuổi, khi đó người phụ nữ vĩnh viễn hết khả năng sinh sản.

Vô sinh do bệnh lý chỉ hiện tượng vô sinh do bệnh tật, nhất là các bệnh do quan hệ tình dục. Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra bệnh lậu là nguyên nhân của mức sinh thấp ở các nước Trung Phi, khoảng 20% phụ nữ độ tuổi 45-49 ở nhiều vùng Trung Phi không có con.

Nghiên cứu hiện tượng sinh sản nhằm tìm hiểu: khả năng và mức sinh, cường độ và lịch trình sinh sản của dân số. Từ đó, dự đoán xu hướng biến động và phát triển của dân số. Hiện tượng sinh sản có thể được nghiên cứu trên hai bình diện: số trẻ được sinh ra và những người mẹ có sinh con.

Việc phân tích một số tỷ suất sinh được đề cập đến trong chương này sẽ giúp ích cho công tác đánh giá chính xác tình hình dân số và là cơ sở cho các dự báo dân số.

1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC SINH

1.2.1. Hôn nhân và tuổi kết hôn

Hôn nhân là một hiện tượng mang tính xã hội, là những ràng buộc về pháp lý hoặc phong tục tập quán, tôn giáo. Trong nhiều trường hợp, hôn nhân là hình thức hợp pháp để có thể sinh con, hầu hết trẻ em được sinh ra là trong giá thú. Do đó, tỷ suất sinh phụ thuộc vào mức độ kết hôn, hay nói khác đi, hôn nhân là yếu tố ảnh hưởng thuận đến mức sinh.

Tuổi kết hôn là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến mức sinh. Tuổi kết hôn là độ tuổi được quyền xây dựng gia đình theo luật pháp hoặc theo tập quán. Tuổi kết hôn thay đổi theo thời gian và không gian. Ở đa số các quốc gia, việc xác định tuổi kết hôn thường có tính đến sự trưởng thành về giới tính và tâm lý xã hội. Nhìn chung, tuổi kết hôn càng sớm thì càng có nhiều khả năng có con đông.

Ngoài ra, tỷ lệ người sống độc thân (cả nam và nữ), tỷ lệ ly hôn, tỷ lệ tái giá... cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến mức sinh của cộng đồng dân cư

1.2.2. Mức sống dân cư

Điều kiện sống, mà chủ yếu là mức sống, mức thu nhập có ảnh hưởng nhiều đến mức sinh. Về mặt sinh học, người có mức sống cao, điều kiện sức khỏe tốt thì mức sinh không khác gì với người có mức sống thấp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những người nghèo, những nước đang phát triển có mức sống của đa số dân cư còn thấp thì tỷ suất sinh sản tự nhiên thường cao hơn những nước có nền kinh tế phát triển.

1.2.3. Phong tục tập quán - tôn giáo

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có những quan niệm riêng về hôn nhân và gia đình. Ở nhiều nước, quan niệm "trời sinh voi sinh cỏ, con đàn cháu đống, tứ đại đồng đường là đại phúc" hay tâm lý "trẻ cậy cha, già cậy con"... là rất phổ biến. Ngoài ra, trong xã hội nông nghiệp, con cái được xem là nguồn lao động, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho cha mẹ khi về già. Do đó, ở các nước này, mức sinh thường rất cao.

Tôn giáo, tín ngưỡng là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến mức sinh. Người theo đạo Thiên Chúa hay đạo Hồi thường có mức sinh cao. Đối với đạo Thiên Chúa, họ khuyến khích đông con, ủng hộ gia đình quy mô lớn và không chấp nhận các biện pháp tránh thai có hiệu quả. Đối với Hồi giáo, họ không chấp nhận triệt sản và nạo phá thai khi thai đã được bốn tháng. Mặt khác, phần lớn người Hồi giáo sống trong xã hội nông nghiệp truyền thống mà ở đó trẻ em mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình, trình độ giáo dục thường thấp, kết hôn sớm được khuyến khích, phụ nữ ít được học hành, thường chịu lệ thuộc và bị giới hạn trong các công việc nhà.

1.2.4. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của dân cư, đặc biệt là của người phụ nữ thường có ảnh hưởng nghịch đến mức sinh, càng biết chữ và học vấn càng cao thì càng có xu hướng giảm mức sinh. Điều này đúng cho cả các vùng nông thôn và đô thị. Việc giáo dục phổ cập và nâng cao trình độ học vấn trong dân cư ảnh hưởng đến mức độ sinh vì nó làm tăng tuổi kết hôn và giảm tỷ lệ những người kết hôn, cũng như trong thái độ đối với số con muốn có và trong việc chấp nhận các phương pháp sinh đẻ có kế hoạch.

Ngoài ra, tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của phụ nữ, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính trị, chính sách và luật pháp của nhà nước về vấn đề dân số và hôn nhân... cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến mức sinh.

1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC SINH

1.3.1. Tỷ suất sinh nguyên (CBR = Crude Birth Rate)

B

CBR = -------- x 1000‰

P

Trong đó:

- B: số trẻ được sinh trong năm.

- P: dân số trung bình năm.

Chỉ tiêu này mang tính tổng quát và thường không chính xác khi dùng đo lường mức sinh vì nó không tính đến sự khác biệt về cơ cấu tuổi và giới tính trong dân số. Mặt khác, trong thực tế, chỉ có một bộ phận phụ nữ là sinh sản được nhung số sinh lại được so sánh với toàn dân số.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sinh suất như: tỷ lệ phụ nữ trong dân số đã lập gia đình (có chồng), tuổi lập gia đình sớm hay muộn, mức độ áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

1.3.2. Tỷ suất sinh tổng quát (GFR = General Fertility Rate)

B

GFR = ----------- x 1000‰

W15-49

Trong đó:

- B: số trẻ được sinh trong năm.

- W15-49: số phụ nữ trong tuổi khả sản.

Tỷ suất này còn gọi là suất sinh sản toàn tuổi, nó chính xác hơn sinh suất nguyên vì có chú ý đến thành phần phụ nữ ở độ tuổi có thể sinh sản được.

1.3.3. Tỷ suất sinh theo tuổi, lớp tuổi (ASFR = Age Specific Fertility Rate)

• Tỷ suất sinh sản của phụ nữ ở tuổi x:

Bx

ASFRx = ----------- x 1000‰

Wx

Trong đó:

- Bx: số trẻ do các bà mẹ tuổi x sinh trong năm.

- Wx: số phụ nữ ở tuổi khả sản x.

• Tỷ suất sinh sản của phụ nữ ở lớp tuổi (x, x+4)

Bx,x+4

ASFRx,x+4 = ----------- x 1000‰

Wx,x+4

Trong đó:

Bx,x+4: số trẻ do các bà mẹ tuổi (x,x+4) sinh trong năm.

Wx,x+4: số phụ nữ ở tuổi khả sản (x,x+4).

Tỷ suất này cũng không phân biệt phụ nữ có chồng hay không có chồng. Suất sinh sản của phụ nữ có chồng thường cao hơn suất sinh sản tổng quát ở mọi lứa tuổi.

1.3.4. Tổng tỷ suất sinh (TFR = Total Fertility Rate)

Tổng tỷ suất sinh là tổng cộng của 35 suất sinh sản theo tuổi của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi, cũng còn được định nghĩa là số con trung bình có thể có của một phụ nữ với giả thiết người phụ nữ này có mức sinh ở từng độ tuổi giống mức sinh của toàn bộ nhóm phụ nữ đang được nghiên cứu.

49

TFR =  ASFRx

15

Lưu ý: khi tính tổng tỷ suất sinh theo từng lớp 5 tuổi, phải nhân thêm với 5, vì người phụ nữ cần phải có 5 năm để chuyển từ lớp tuổi này sang lớp tuổi kế tiếp.

45-49

TFR =  ASFRx,x+4 x 5

15-19

1.3.5. Hệ số tái sinh nguyên (GRR = Gross Reproduction Rate)

Là trung bình số trẻ em gái do một phụ nữ sinh được trong suốt cuộc đời sinh sản của họ, với giả thuyết không có tử vong ở trẻ sơ sinh gái.

GRR = TFR x hệ số sinh con gái

Hệ số sinh con gái thường dao động trong khoảng 0,488 - 0,49.

Chỉ số GRR cho biết được khả năng sinh sản của dân cư ở một lãnh thổ nào đó trong tương lai.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải tất cả số trẻ em gái được sinh ra đều sống được cho tới khi trưởng thành, xây dựng gia đình và sinh con. Do đó, để thấy khả năng thay thế thực sự, phải dùng chỉ tiêu hệ số tái sinh tịnh.

1.3.6. Hệ số tái sinh tịnh (NRR = Net Reproduction Rate)

Hệ số tái sinh tịnh, còn gọi là suất thay thế, là trung bình số trẻ em gái do một phụ nữ sinh được trong suốt cuộc đời sinh sản của họ, trong đó có tính đến yếu tố tử vong ở trẻ sơ sinh gái.

NRR = TFR x hệ số sinh con gái x Lx

49

NRR = 0,49 x  (ASFRx x Lx )

15

Trong đó Lx: là xác suất sống của con gái từ khi sinh ra sống đến tuổi x (tuổi của bà mẹ sinh ra mình). Lx thường được tính trong bảng sống.

- Nếu: NRR = 1: tái sản xuất dân cư giản đơn.

NRR > 1: tái sản xuất dân cư mở rộng.

NRR < 1: tái sản xuất dân cư thu hẹp.

Chöông 2

HIỆN TƯỢNG TỬ VONG

2.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA

- Tử vong hay chết là mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sống.

- Nghiên cứu tử vong của dân số nhằm tìm hiểu mức tử vong, xu hướng tử vong; so sánh mức tử vong giữa các nhóm dân số khác nhau; tìm hiểu các yếu tố kinh tế xã hội và môi trường ảnh hưởng đến mức độ và xu hướng tử vong.

Từ đó, xác định nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về mức tử vong giữa các bộ phận dân cư; xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, đo lường mức tử vong; xây dựng một hệ thống các biện pháp nhằm giảm mức tử vong; dựa vào xu hướng biến động của mức tử vong, xác định xu hướng biến động của quy mô dân số.

Ngoài ra, nghiên cứu tử vong còn cho phép thu thập các thông tin về người đã chết như: tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp và ngành nghề kinh tế, trình độ học vấn, số con đã sinh (đối với phụ nữ)... sẽ giúp tìm hiểu đặc điểm của người chết hoặc tìm hiểu các nguyên nhân liên quan dẫn đến cái chết (chẳng hạn như các loại bệnh có liên quan đến các ngành kinh tế cụ thể).

2.2. NGUYÊN NHÂN VÀ SỰ KHÁC BIỆT VỀ MỨC TỬ VONG

2.2.1. Nguyên nhân tử vong

Đối với các nhà thống kê y tế và dịch tễ học thì việc thống kê mức độ và xu hướng của từng loại nguyên nhân tử vong là điều cần thiết.

Các nhà Dân số học cũng quan tâm nhiều đến xu hướng tử vong theo nguyên nhân vì sự ảnh hưởng của nó đến mức độ tử vong chung, đến mô hình tử vong theo tuổi và sự khác nhau về mức độ tử vong giữa các giới và các nhóm dân số khác nhau.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong như:

• Chiến tranh

Nhất là chiến tranh sử dụng vũ khí hiện đại là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây chết người hàng loạt trong một thời gian ngắn.

Thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh với quy mô lớn như cuộc chiến tranh của Hốt Tất Liệt, Napoléon, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai, các cuộc chiến xảy ra ở nhiều khu vực đã làm chết hàng triệu người. Trong cuộc chiến tranh của Napoléon, riêng số người Pháp bị chết lên tới 1,2 triệu người. Trong suốt một thế kỷ, từ năm 1815-1914, số người chết vì chiến tranh xâm lược thuộc địa, nội chiến... ở các nước châu Âu là 2,27 triệu người. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1917) chỉ trong vòng 4 năm, số người chết tại các nước châu Âu và các nước thuộc địa là 15,589 triệu người. Từ 1918-1939, số người chết trận là 1,318 triệu người. Thiệt hại về người trong Đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945) là 60 triệu người (trong đó, riêng Liên Xô chết 20 triệu người). Hai quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945 đã làm chết ngay tại chỗ 160.000 người (chưa kể những người bị chết do nhiễm xạ sau này).

Ngoài ra, chiến tranh còn là nguyên nhân gián tiếp làm tăng tỷ suất tử vong bởi vì chiến tranh thường kéo theo tình trạng đói kém, bệnh tật, tàn phá môi sinh với quy mô lớn và kéo dài, gây nên những hậu quả rất xấu cho đời sống kinh tế, xã hội những năm hậu chiến.

• Nạn đói và dịch bệnh

Đây cũng là những tai họa khủng khiếp đối với con người và nó làm tăng tỷ suất tử vong một cách đột ngột trong những thời điểm nhất định. Vào những thế kỷ trước, dịch bệnh là mối đe dọa thường xuyên của con người. Các loại dịch bệnh như đậu mùa, dịch tả, dịch hạch...có sức lây lan nhanh, làm chết hàng loạt người trong một khoảng thời gian ngắn. Ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIV-XV, dịch hạch đã từng làm chết hàng triệu người.

Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng, ngành y học và dịch tễ học đã khống chế được nhiều loại dịch bệnh gây chết người trên quy mô lớn. Tuy nhiên, cuộc chiến chống lại bệnh tật vẫn phải tiếp tục. AIDS - một căn bệnh của thế kỷ, có khả năng lây truyền nhanh và gây tử vong với quy mô lớn cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Số người bị nhiễm HIV và chuyển thành bệnh AIDS ngày càng tăng với tốc độ khủng khiếp.

• Các loại bệnh tật

Bệnh truyền nhiễm và siêu vi trùng, bệnh ung thư, bệnh của hệ thống tuần hoàn, bệnh của hệ thống hô hấp, bệnh tật bẩm sinh (do đột biến hoặc do di truyền), các bệnh thường mắc phải ở trẻ em... là những nguyên nhân có khả năng gây tử vong ở mức cao cho dân cư.

Các công trình nghiên cứu, thống kê một số loại bệnh gây chết người nhiều nhất cho thấy mức độ gây tử vong ở các nước có khác nhau. Ở các nước công nghiệp phát triển, các bệnh gây tử vong được xếp theo thứ tự giảm dần gồm: bệnh tim, ung thư, các bệnh về máu, tổn thương thần kinh trung ương, cúm và viêm phổi; ở các nước đang phát triển, thứ tự các bệnh như sau: bệnh về đường tiêu hóa, cúm, viêm phổi, tim, u ác tính, sốt rét.

• Các nguyên nhân khác

Chẳng hạn như chết do thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần, bão lụt...; chết do tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chết do ngộ độc, chết cháy, chết vì bị giết, tự vẫn... Thiên tai ngày nay có xu hướng gia tăng, con người cùng với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của mình đã góp phần làm tăng thảm họa thiên tai. Trong các tai nạn do thiên tai mang tới, các nước đang phát triển phải gánh chịu đến 97% thiệt hại.

2.2.2. Sự khác biệt về mức tử vong

• Theo giới tính

Mức tử vong của nam thường cao hơn mức tử vong của nữ ở tất cả các độ tuổi và tuổi thọ trung bình của nam thường thấp hơn tuổi thọ trung bình của nữ.

Lý do nữ giới sống lâu hơn nam giới:

- Giải thích sinh vật học: trẻ sơ sinh gái có khả năng đề kháng tốt hơn đối với bệnh truyền nhiễm và có khả năng di truyền lại kháng thể này.

- Giải thích xã hội học: phụ nữ phải nuôi con, nên nam giới phải đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng và nguy hiểm trong xã hội, hầu hết đàn ông là trụ cột của gia đình nên phải làm việc nhiều hơn.

- Môi trường, thói quen và sự mạo hiểm nghề nghiệp: thực tế nam giới thuờng làm những nghề mạo hiểm hơn nữ giới, do đó dễ gặp phải tai nạn hoặc bệnh tật nghề nghiệp.

- Thói quen văn hóa: trẻ em trai thường được khuyến khích làm những việc mạnh, mạo hiểm, nữ giới lại được dạy dỗ là phải quan tâm đến sức khỏe của mình hơn là nam giới.

- Lối sống: sự khác nhau về lối sống cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến sự khác nhau về mức độ tử vong giữa các giới: hút thuốc, nghiện rượu...

Nhìn chung, những nguyên nhân trên đây thường xuất phát từ yếu tố tâm lý nên rất khó can thiệp.

• Theo tuổi

- Mức tử vong ở tuổi sơ sinh thường rất cao.

- Từ 1-9 tuổi mức tử vong giảm nhanh.

- Từ 10-19 tuổi mức tử vong tiếp tục giảm và đạt mức thấp nhất.

- Từ 20 tuổi trở đi mức tử vong bắt đầu tăng chậm.

- Sau 60 tuổi mức tử vong cao nhất.

Nhận thấy rằng, một dân số có mức tử vong trẻ sơ sinh cao thì mức tử vong của người già cũng cao và ngược lại. Tỷ suất tử vong của trẻ sơ sinh và người già cao chứng tỏ kinh tế xã hội kém phát triển.

• Theo khu vực cư trú

- Nhìn chung, mức tử vong của dân số tại các nước phát triển thường thấp hơn các nước đang phát triển. Tại các nước đang phát triển, mức tử vong ở vùng nông thôn thường cao hơn mức tử vong ở thành thị.

- Vùng có môi trường sống khắc nghiệt thường có mức tử vong cao.

• Theo tình trạng xã hội

- Người làm công việc có địa vị thấp thường có mức tử vong cao.

- Người sống độc thân thường có mức tử vong cao hơn người có gia đình, do người độc thân thường rơi vào tình trạng trầm cảm, dễ buồn chán.

- Kinh tế phát triển, trình độ giáo dục và địa vị xã hội tăng sẽ dẫn đến việc giảm mức tử vong trong dân cư.

2.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC TỬ VONG

2.3.1. Tỷ suất chết thô (CDR = Crude Death Rate)

D

CDR = ------- x 1000‰

P

Trong đó:

- D: số người chết trong năm.

- P: dân số trung bình năm.

CDR là chỉ tiêu đo lường mức độ tử vong trung bình trong năm của toàn bộ dân số, nó đơn giản và dễ tính toán.

Ví dụ: CDR của Pháp 9 (o/oo), Việt Nam 8 (o/oo), Trung Quốc 7 (o/oo), Campuchia 13(o/oo).

Tuy nhiên, nếu dùng CDR làm chỉ tiêu để so sánh mức tử vong của các nhóm dân số khác nhau sẽ không chính xác vì:

- Mức tử vong thường có sự khác biệt theo giới tính và độ tuổi.

- Cấu trúc tuổi của các nhóm dân số thường không giống nhau.

- CDR không có sự phân biệt theo độ tuổi hay giới tính.

2.3.2. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDR = Age Specific Death Rate)

Dx

ASDRx = -------- x 1000‰

Px

Trong đó:

- Dx: số người chết trong năm ở tuổi x.

- Px: dân số trung bình năm ở tuổi x.

Người ta thường tính các tỷ suất tử vong theo các lớp tuổi sau:

0 tuổi tròn năm (khoảng cách 1 năm)

1-4 tuổi tròn năm (khoảng cách 4 năm)

5-9 tuổi tròn năm (khoảng cách 5 năm)

10-14 tuổi tròn năm (khoảng cách 5 năm)...

Đối với từng tuổi hay nhóm tuổi, mức tử vong lại khác nhau giữa nam và nữ, do đó phải tính riêng cho từng giới.

2.3.3. Tỷ suất chết thô chuẩn hóa trực tiếp (DSDR = Direct Standardized Death Rate)

Do cách tính của ASDRx là đo lường mức độ tử vong cho từng độ tuổi nên chỉ tiêu này không phụ thuộc vào cấu trúc tuổi của dân cư mà chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội. Tuy nhiên, khi dùng ASDRx để so sánh mức độ tử vong giữa các nhóm dân số cũng còn nhiều phức tạp. Vì vậy, khi so sánh các tỷ suất tử vong giữa các nhóm dân số khác nhau cần phải cố định sự khác nhau về cơ cấu tuổi bằng kỹ thuật gọi là phương pháp chuẩn hóa.

Bản chất của phương pháp chuẩn hóa là tạo ra một chỉ tiêu đơn để thuận tiện trong việc so sánh mức độ tử vong của các nhóm dân số. Chỉ tiêu này sẽ mang một cấu trúc tuổi chuẩn nào đó.

Giả sử có hai dân số (A) và (B) cần được so sánh các mức độ tử vong. Nếu lấy cấu trúc tuổi của dân số (A) làm chuẩn thì tỷ suất chết thô chuẩn hóa tính được là của (B), theo công thức:

PxA

DSDRB =  (ASDRxB x ------ )

P A

Trong đó: PxA / P A: tỷ trọng số dân ở mỗi độ tuổi so với tổng dân số của (A).

Khi đó, các chỉ số cần so sánh sẽ là: CDRA và DSDRB, kết quả so sánh sẽ chính xác hơn.

Nếu: CDRA > DSDRB: mức tử vong của A cao hơn B

CDRA < DSDRB: mức tử vong của A thấp hơn B.

2.3.4. Tỷ suất chết của trẻ sơ sinh (IMR = Infant Mortality Rate)

D0

IMR = -------- x 1000‰

B

Trong đó:

- D0: số trẻ chết trong năm ở 0 tuổi.

- B: tổng số trẻ sinh ra trong năm.

IMR là chỉ tiêu đo lường mức độ chết của trẻ sơ sinh, không phụ thuộc vào cấu trúc tuổi, chỉ phụ thuộc vào kinh tế xã hội. IMR là chỉ tiêu đơn giản, dễ tính toán, có thể dùng để so sánh.

Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh là tiêu chuẩn đánh giá trình độ nuôi dưỡng và tình hình sức khỏe chung của trẻ em ở một lãnh thổ (tình trạng vệ sinh, y tế, dinh dưỡng...).

• Các yếu tố ảnh hưởng đến mức tử vong của trẻ sơ sinh

- Yếu tố thuộc về người mẹ: tuổi, số lần sinh, khoảng cách giữa các lần sinh, trình độ văn hóa...

- Sự ô nhiễm môi trường: nước, không khí, thức ăn, côn trùng làm lây lan bệnh dịch...

- Điều kiện dinh dưỡng: thiếu dinh dưỡng, protein, vitamin và chất khoáng...

Ngoài ra còn các yếu tố: thương tật, việc kiểm soát bệnh tật như phương pháp phòng tránh, điều trị bệnh...

2.3.5. Tuổi thọ trung bình

Tuổi thọ trung bình hay kỳ vọng sống (life expectancy) là số năm trung bình ước tính mà một người được sinh ra có khả năng sống được.

Tuổi thọ trung bình và tỷ suất tử vong có liên quan với nhau. Trong điều kiện cơ cấu tuổi như nhau, nước nào có tuổi thọ trung bình của dân cư càng cao thì tỷ suất tử vong của nước đó càng thấp.

Trong lịch sử phát triển, tuổi thọ trung bình của dân số thế giới thay đổi với xu hướng ngày càng tăng. Vào thời kỳ nguyên thủy, tuổi thọ trung bình của con người chỉ khoảng 18-20 năm, tăng lên 21 năm (thời phong kiến ở châu Âu), 34 năm (thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản) và hiện nay là 63 năm đối với nam, 67 năm đối với nữ (1992).

Tuổi thọ trung bình có sự khác biệt theo giới tính và giữa các quốc gia. Nữ giới thường có tuổi thọ trung bình cao hơn nam giới. Tuổi thọ trung bình của dân cư ở các nước kinh tế phát triển thường cao hơn các nước đang phát triển (71/61 tuổi, 1992). Những nước có tuổi trung bình của dân cư cao nhất thế giới là những thuộc Bắc Âu, Bắc Mỹ (76 tuổi), thấp nhất là ở các nước thuộc khu vực Trung Phi và Đông Phi (47-52 tuổi).

2.4. Tính tuổi thọ trung bình

Nguyên tắc: tìm tổng số năm mà tất cả mọi người trong thế hệ đã sống được chia cho tổng số dân của thế hệ đó khi chào đời (S0).

Giả thiết:

- Một người sống từ một tuổi đúng này qua một tuổi đúng khác thì người ấy sống được 1 năm trọn.

- Những người chết giữa hai tuổi đúng, quy ước mỗi người này trung bình sống được 0,5 năm.

- Giả sử tất cả mọi người trong thế hệ đều chết ở tuổi 105.

Ta có:

Tuổi đúng

x Số người sống

đến tuổi đúng x Tổng số năm

sống trọn Số người chết

giữa 2 tuổi đúng TS năm sống của những người chết giữa 2 tuổi đúng

0 S0

1 S1 S1 S0 - S1 0,5 (S0 - S1)

2 S2 S2 S1 - S2 0,5 (S1 - S2)

3 S3 S3 S2 - S3 0,5 (S2 - S3)

... ... ... ... ...

104 S104 S104 S103 - S104 0,5 (S103 - S104)

105 S105 = 0 0 S104 0,5 S104

- Tổng số năm sống trọn:

S1 + S2 + S3 +...+ S104

- Tổng số năm sống được của những người chết giữa hai tuổi đúng:

0,5 (S0 - S1) + 0,5 (S1 - S2) +... + 0,5 (S103 - S104) + 0,5 S104 = 0,5 S0

- Tổng số năm tất cả mọi người trong thế hệ sống được:

0,5 S0 + S1 + S2 + S3 +...+ S104

Như vậy, tuổi thọ trung bình sẽ bằng:

0,5 S0 + S1 + S2 + S3 +...+ S104

eo = -------------------------------------------

S0

hay:

S1 + S2 + S3 +...+ S104

eo = 0,5 + ----------------------------------

S0

Continue Reading

You'll Also Like

78.1K 3.6K 57
Tên gốc: 囚于永夜 Tác giả: Mạch Hương Kê Ni Nguyên tác: Trường Bội Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: gương vỡ lại lành, ABO, máu chó Tình trạng bản...
86.8K 10.4K 83
Truyện lắm hint vler dịch cho zui:))) 13 chương đầu do ngại dịch lại nên mình tham khảo bản dịch mạng của TheSun Fansub... Bản dịch đăng trên wttp v...
578K 29.1K 136
Tên gốc: 偷风不偷月 Tác giả: Bắc Nam Nguyên tác: Tấn Giang Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: hiện đại, HE, 1v1, xuyên không Tình trạng bản gốc: Toàn...
474K 23.7K 104
Tên gốc: 欲言难止 Tác giả: Mạch Hương Kê Ni Nguyên tác: Trường Bội Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: ABO, gương vỡ lại lành, yêu thầm được đáp lại...