So sánh luật hành chính

By chimchichbong

21.4K 19 7

More

So sánh luật hành chính

21.4K 19 7
By chimchichbong

So sánh LHC vs luật khác

. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA LUẬT HÀNH CHÍNH VỚI MỘT SỐ NGÀNH LUẬT

KHÁC 

Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật khác nhau, mỗi ngành luật

điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất  định với những  đối tượng riêng và bằng những

phương pháp điều chỉnh nhất định. Ngoài việc phân biệt các ngành luật với nhau nhằm làm rõ sự đặc thù của mỗi ngành luật, còn phải thấy được mối quan hệ giữa chúng trong một chỉnh thể hoàn chỉnh: hệ thống pháp luật Việt Nam.

1 Luật hành chính và luật hiến pháp 

Luật hiến pháp là ngành luật có đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội cơ bản

nhất, quan trọng nhất như chính sách cơ bản của nhà nước trong lĩnh vực đối nội đối ngoại; chế độ kinh tế - chính trị; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của nước ta; thiết lập bộ máy nhà nước. Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp rộng hơn đối tượng điều chỉnh của luật hành chính. 

Luật hành chính giữ vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy

phạm pháp luật nhà nước để từ đó điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt

động chấp hành và điều hành của nhà nước. Ngược lại, các vấn đề quyền công dân, về tổ

chức bộ máy bộ máy nhà nước được quy định cơ bản trong hiến pháp, thể hiện rõ tính ưu

việt trong các quy phạm pháp luật hành chính.

3 Luật hành chính và luật hình sự  

Cả hai ngành luật này đều có các chế định pháp lý quy định hành vi vi phạm pháp

luật và các hình thức xử lý đối với người vi phạm. Trong cả hai quan hệ pháp luật này, ít

nhất là một bên trong quan hệ nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước. 

-  Hơn nữa, việc phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm hành chính đôi khi khá phức

tạp, nhất là những trường hợp vi phạm hành chính "chuyển hoá" thành tội phạm.

 -  Luật hành chính quy định nhiều nguyên tắc có tính bắt buộc chung, ví dụ như: quy

tắc an toàn giao thông, quy tắc phòng cháy chữa cháy, quy tắc lưu thông hàng hoá, văn hoá phẩm. Trong một số trường hợp, khi vi phạm quy tắc ấy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ như: hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, trốn thuế...Những hành vi nêu trên nếu được thực hiện lần đầu với số lượng không lớn thì là vi phạm hành chính, còn nếu với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn tái phạm thì đó là tội phạm. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác biệt cơ bản sau:

Luật hình sự quy định hành vi nào là tội phạm, hình phạt nào áp dụng cho hành vi

phạm tội, điều kiện, thủ tục áp dụng. Để xác định hành vi nào thuộc đối tượng điều chỉnh

của luật hình sự cần phải xem xét các yếu tố cấu thành của tội phạm về mặt chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể. Thêm nữa, luật hình sự phân biệt với luật hành chính ở tính chất hành vi có tính chất nguy hiểm cao, mức độ thiệt hại lớn hơn. Thiệt hại đề cập ở đây bao gồm cả thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất.

 Còn luật hành chính lại quy định về các hành vi vi phạm hành chính, các hình thức

xử lý vi phạm hành chính và các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý đối với cá nhân, tổ

chức vi phạm hành chính. Sự khác nhau giữa hai ngành luật này là ở tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. 

Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính không

phải là hình phạt vi phạm hành chính mà là chế tài đối với vi phạm hành chính. Trong hệ

thống pháp luật Việt Nam, “tội phạm” và “hình phạt” chỉ được quy định và áp dụng duy nhất trong luật hình sự. 

4 Luật hành chính và luật dân sự  

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là những quan hệ tài sản mang tính chất hàng

hóa tiền tệ và các quan hệ nhân thân phi tài sản. Luật dân sự quy định nội dung quyền sở

hữu, những hình thức chuyển nhượng, sử dụng,  định  đoạt tài sản...và phương pháp  điều

chỉnh của luật dân sự là phương pháp bình đẳng, thoả thuận. Trong quan hệ pháp luật dân sự các chủ thể bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Trong khi đó đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành-điều hành. Luật hành chính quy định những vấn đề như thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lý nhà vắng chủ, trưng mua tài sản...

Phương pháp  điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh  đơn phương, dựa trên

nguyên tắc “quyền uy - phục tùng”. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thể trực

tiếp điều chỉnh quan hệ tài sản thông qua việc ban hành quyết định chuyển giao tài sản giữa các cơ quan, tổ chức đó. Một số cơ quan quản lý có quyền ra quyết định tịch thu, kê kiên tài sản hoặc phạt tiền. Nhưng trong cơ chế quản lý hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu điều chỉnh quan hệ tài sản một cách gián tiếp thông qua các quyết định về kế hoạch, tiêu chuẩn, chất lượng, về cơ chế định giá... 

Mặt khác, trong nhiều trường hợp, các cơ quan quản lý nhà nước cũng tham gia trực

tiếp vào quan hệ pháp luật dân sự. Nhưng ở đây, các cơ quan đó không hoạt động với tư

cách trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước, mà tham gia với tư cách một pháp

nhân, do vậy không thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính.

5 Luật hành chính và luật lao động  

Nhiều quy phạm của Luật Hành chính và Luật lao động đan xen, phối hợp để điều

chỉnh những vấn đề cụ thể liên quan tới hoạt động công vụ, lao động cán bộ, công chức,

tuyển dụng, cho thôi việc đối với cán bộ, công chức nhà nước, nhưng điều chỉnh từ những góc độ khác nhau. Nếu luật lao động "nội dung" của việc quản lý trong lĩnh vực quan hệ lao động, "trình tự ban hành" các quan hệ lao động ấy lại được quy định trong luật hành chính.

Nói một cách cụ thể: 

Luật lao động điều chỉnh những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của

người lao động như quyền nghỉ ngơi, quyền được trả lương, quyền hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hộ lao động...

Luật hành chính xác định thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong

lĩnh vực lao động, đồng thời điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức quá trình lao động và chế độ công vụ, thủ tục tuyển dụng, thôi việc, khen thưởng ...

Hai ngành luật này quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện:

-  Quan hệ pháp luật hành chính là phương tiện thực hiện quan hệ pháp luật lao động.

Ví dụ: Sau khi thi  đậu và  được công nhận vào ngạch công chức, cán bộ A  được

hưởng các chế độ nghỉ lễ, tử tuất do luật lao động quy định.

-  Quan hệ pháp luật lao động lại là tiền đề của quan hệ pháp luật hành chính.

Ví dụ: Sau khi ký hợp đồng lao động dài hạn trong cơ quan nhà nước, cá nhân A với

tư cách là thành viên của của cơ quan đó, có quyền tham gia quản lý nhà nước trong

doanh nghiệp theo nhiệm vụ được phân công.

3.6 Luật hành chính và luật tài chính   

 Luật tài chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động

tài chính của nhà nước, trong đó bao gồm cả các lĩnh vực về thu chi ngân sách, phân phối

nguồn vốn của nhà nước mang tính chất tiền tệ liên quan đến nguồn thu nhập quốc dân. Nhìn một cách tổng quát, luật tài chính và luật hành chính đều điều chỉnh hoạt động tài chính của nhà nước:

 + Là một bộ phận chấp hành, điều hành nhà nước, luật tài chính cũng sử dụng phổ

biến phương pháp mệnh lệnh.

 + Luật hành chính quy định cơ chế kiểm toán nhằm đảm bảo tính đúng đắn trong các

quan hệ tài chính.

 + Luật hành chính chứa đựng các quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền của các

cơ quan của các công tác tài chính vừa là quy phạm của luật hành chính, đồng thời là nguồn của luật tài chính.

 Tuy vậy, không chỉ có nguồn gốc liên quan chặt chẽ đến luật hành chính, mà còn có

mối quan hệ với luật hiến pháp và một phần của luật dân sự. Các nguyên tắc của luật dân sự được áp dụng trong một số hoạt động tài chính như tín dụng, thuế... còn luật tài chính đa phần là điều chỉnh chính các quan hệ tín dụng, thuế. 

So sánh phân biệt QHPLHC vs QHPLDS, HS

 Phân biệt QHPLHC và QHPL dân sự:

Đầu tiên, QHPLHC là những QHXH phát sinh trong l/vực hoạt động chấp hành, điều hành của NN trên mọi l/vực của đ/s XH do các QPPLHC điều chỉnh còn QHPL dân sự là những QHXH phát sinh từ quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do QPPL dân sự điều chỉnh.

QHPLHC là loại QHPl chủ yếu phát sinh trong các l/vực của quản lý NN còn QHPL dân sự điều chỉnh các QH phát sinh trong đời sống xã hội về tài sản và nhân thân.

Trong QHPLHC phải có ít nhất 1 bên chủ thể mang quyền lực nhà nước còn trong QHPL dân sự các chủ thể có thể là tất cả mọi cá nhân, tổ chức đủ tư cách ( cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, nhà nước)

Trong QHPL dân sự thì sự thỏa thuận, thống nhất của 2 bên là yêu cầu hàng đầu để có thể phát sinh QHPL thì trong QHPLHC chỉ cần có y/cầu hợp pháp của 1 bên, sự đồng ý của bên kia là không cân thiết.

Vị trí của các chủ thể trong QHPL dân sự bình đẳng với nhau về quyền và n/vụ pháp lý còn trong QHPLHC các chủ thể không bình đẳng với nhau bởi 1 bên mang quyền lực nhà nước nên có quyền nhân danh nhà nước …(giống phần đặc điểm)

Khách thể của QHPLHC trật tự quản lí nhà nước trong các l/vực của đ/s XH còn trong QHPL dân sự thì khách thể là lợi ích vật chất, tinh thần mà các chủ thể mong muốn.

Nếu có tranh chấp xảy ra thì trong các QHPLHC thì những tranh chấp đó phần lớn được giải quyết bởi các cơ quan HC NN và theo thủ tục hành chính còn trong QHPL dân sự thì tranh chấp được giải quyết theo thỏa thuận của các bên chủ thể, nếu không giải quyết được đưa ra Tòa án dân sự.

3) QHPLHC vs QHPLHS

So sánh sự khác nhau giữa CQHCNN vs CQQLNN

 

* So sánh cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan quyền lực nhà nước:

A, Giống nhau:

- Đều là cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước

- Đều có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

B, Khác nhau:

- Tổ chức bộ máy:

+ cơ quan hành chính: chính phủ và UBND các cấp. Tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc. Do cơ quan quyền lực thành lập

+cơ quan quyền lực : quốc hội và HĐND các cấp. Tổ chức theo nghành dọc từ trung ương đến địa phương.

- Chế độ hoạt động:

+cơ quan hành chính: hoạt đọng theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, vừa chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực cùng cấp.

+ cơ quan quyền lực: hoạt động theo ngành dọc, tức là cơ quan cấp dưới chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp trên.

- Chức năng:

+ cơ quan hành chính : là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực, phải báo cáo công tác với cơ quan quyền lực

+ cơ quan quyền lực : là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thay mặt nhân dân nói lên tiếng nói của nhân dân cả nước

+ cơ quan hành chính: thực hiện chức năng quản lí nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống – xã hội : kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh…

+ cơ quan quyền lực : quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với các hoạt động của toàn bộ các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

So sánh CBCC vs NLĐ

phân biệt sự khác nhau giữa CBCC và NLĐ

a. đặc điểm của CBCC và NLĐ

- CBCC là công dân việt nam được tuyển dụng, bổ nhiệm được bầu hay cử để nắm giữ các chức vụ , chức danh hoặc được giao các nhiệm vụ công vụ trong các cơ quan nhà nước tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội giao cho. Trong khi NLĐ có thể là công dân việt nam hoặc người nước ngoài tham gia quan hệ lao động làm công ăn lương với NSDLĐ qua việc ký kết hợp đồng lao động hoặc thảo thuận bằng miệng…được giao những công việc cơ quan tổ chức doanh nghiệp..,

- CBCC là thiết lập quan hệ làm việc, với nhà nước, nhà nước trả lương cho CBCC từ ngân sách nhà nước. Còn NLĐ được trả lương do NSDLĐ trả công cho việc họ đã thực hiện

- trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ CBCC có quyền nhân danh nhà nước ra các mệnh lệnh đơn phương áp đặt lên các tổ chức cá nhân liên quan, buộc các cá nhân tổ chức phải chấp hành mệnh lệnh. Còn NLĐ chỉ có quyền thực hiện những việc ma NSDLĐ giao cho và nhận thù lao từ việc đó, không có quyền nhân danh nhà nước hay ra mệnh lệnh đơn phương

- quy chế quản lý điều chỉnh đối với CBCC là quy chế quản lý hành chính do luật hành chính điều chỉnh, trong khi đó NLĐ do luật lao động điều chỉnh

b. quyền và nghĩa vụ của các CBCC, NLĐ

CBCC có quyền và nghĩa vụ với nhà nước đảng với nhân dân.còn NLĐ có quyền và nghĩa vụ với NSDLĐ…

c. hình thức xử lý vi phạm

            -CBCC có hình thức kỷ luật như: khiển trách cảnh cáo cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm hay hạ bặc lương giáng chức, buộc thôi việc.còn kỷ luật của NLĐ là khiển trách, kéo dài thời hạn năng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển công tác với mức lương thấp hơn, cách chức, sa thải .

So sánh phân biệt trách nhiệm HC vs trách nhiệm HS

phân biệt trách nhiệm HC và trách nhiệm HS

Tính chất đặc điểm:

-          Giống:

+ TNHC và TNHS đều là những hậu quả pháp lí bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật.

+ Đều là trách nhiệm của chủ thể trong quan hệ pháp luật đối với nhà nước.

-          Khác:

+TNHC được thể hiện thong qua quyết định hành chính hành vi hành chính hay quyết định kỉ luật của cá nhân tổ chức có thẩm quyền còn TNHS được phản ánh thong qua bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

+ TNHC là loại trách nhiệm pháp lí được áp dụng để xử lí các vi phạm hành chính, TNHS là loại trách nhiệm pháp lí được áp dụng để xử lí các vi phạm hình sự do pháp luật hình sự quy định.TNHC có mức độ nghiêm khắc thấp hơn so với TNHS.

Thẩm quyền áp dụng và đối tượng áp dụng:

-          Giống:

 + Thẩm quyền áp dụng đều chủ yếu thuộc các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

 +  Đều có đối tượng chung là công dân.

- Khác:

 +Thẩm quyền xử lí VPHC có thể thuộc về cá nhân ( thủ trưởng, phó thủ trưởng, cán bộ công chức…) cũng có thể là các cơ quan trong bộ máy nhà nước ( ủy ban nhân dân, tóa án, cơ quan công an…). Trong khi đó thẩm quyền xử lí chỉ thuộc về hệ thóng tòa án, chỉ tòa án mới có thể ra quyết đinh để một người phải chiu trách nhiệm hình sự.

+ Đối tượng của TNHC là cá nhân ( cong dân Việt Nam,công dân nước ngoài, người không quốc tịch) va tổ chức vi phạm pháp luật hành chính. Còn đối tượng áp dụng trách nhiệm hình sự chỉ có thể là cá nhân, chủ thể rõ ràng vi phạm  PLHS.

+ Đối tượng của TNHC chủ yếu và quan trọng nhất là các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ công chức vi phạm PLHC, còn đối tượng của TNHS là mọi công dân có hành vi VPPLHS.

Các hình thức xử lí:

-          Giống:

       + cả PLHC và PLHS đều có hình thức xử  lí gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung cùng với các biện pháp khắc phục hậu quả các biện pháp khác phục hậu quả, các biệ pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lí vi phạm.

       + Hệ thống các chế tài của PLHC vad PLHS đều rất đa dạng và phong phú các mức xử phạt áp dụng cho các mức vi phạm khác nhau.

-                      Khác:

  +Các biện pháp xử phạt trong VPHC nhẹ hơn so với vi phạm hình sự. Đối với hình phạt chính trong PLHC gồm cảnh cáo và phạt tiền(10000 đ -500 triệu đồng), trong khi đó mức xử phạt chính trong PLHS có thể lên tới tử hình.

Thủ tục áp dụng:

- Giống:

+ Đều được tiến hành theo thủ tục nhất định do pháp luật quy định

-          Khác:

+ Thủ tục xử lí VPHC gồm thủ tục đơn giản và thủ tục đầy đủ được tiến hành đa phần nhanh chóng có thể ngay sau khi vi phạm xảy ra còn thủ tục xử lí VPHS được tiến hành theo trình tự đặc biệt theo quy đinh đặc biệt mà cơ quan tố tụng phải thực hiện thường mất nhiều thời gian hơn nhiều so với thủ tục xử lí VPPLHC.

+ Thời hạn ra quyết định  xử phạt HC ngắn đối với những vụ việc phức tạp là 30 ngày, nếu cần xác minh them cũng chỉ them 30 ngày nữa.Thời hạn ra uyết định xử phạt HS lâu hơn nhiều tùy thuộc vào tinh tiết vụ án.

.

So sánh vi phạm HC và tội phạm HS

- Tính chất:

+ tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trọng bộ luật HS, do ng có năng lực TNHS cố ý hoặc vô ý xâm phạm các QHXH được luật HS bảo vệ.

+ vi phạm HC là nhưng hành vi trái pháp luật do các cá nhân, tổ chức có năng lực HC thực hiện 1 cách cố ý hoặc vô ý xâm hại quy tắc nhà nước trong các lĩnh vực đời sồng xã hội mà k phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt HC

Vi phạm HC k gây nguy hiểm cho xã hội cao như tội phạm

- văn bản quy định

+ tội phạm quy định trong BLHS, hành vi nào là hành vi phạm tội được BLHS quy định

+ vi phạm HC được quy định trong pháp lệnh xử lý vi phạm HC

- đối tượng xâm hại

+ tội phạm: chủ yếu xâm hại trong các lĩnh vực của xã hội

+ VPHC: là vi phạm chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực của quản lý nhà nước, trật tự quản lý nhà nước trên mọi đời sỗng xã hội

- hình thức xử lý:

+ tội phạm: có hình thức tăng nặng và giảm nhẹ được áp dụng trong quyết định hình phạt

+ VPHC: không có hình thức tăng nặng, giảm nhẹ

- chủ thể:

+ chủ thể của tội phạm hok phải là tổ chức vì hok có năng lực TNHS và hok áp dụng đc hình phạt với tổ chức

+ chủ thể của vi phạm HC có thể là tổ chức

Continue Reading