CO SO VAN HOA VIET NAM

De nhocdangyeu

32K 54 16

Mais

CO SO VAN HOA VIET NAM

32K 54 16
De nhocdangyeu

                                   CO SO VAN HOA VIET NAM

Tìm hiểu phẩm chất tinh thần của người Việt cổ là tìm hiểu năng lực sang tạo văn hóa - một khía cạnh quan trọng để khẩn định con người Việt

Giáo sư Hà Văn Tấn là người đầu tiên có những công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa của người Việt cổ thời Dông sơn; gần đây nhờ những khám phá mới về văn hóa tiền Đông sơn, các Nhà khoa học có thể lùi xa hơn nữa về mặt lịch sử - chẳng hạn, PGS.TS Diệp Đình Hoa đã nói đến "Cá nhân của giai đoạn Đồng Đậu trong nền văn minh Đông sơn" là một ví dụ.

Đồng Đậu ở vào khoản nữa sau thiên kỷ thứ II trước công nguyên, thuộc trung kỳ thời đại đồng thau. Đây là thời kỳ người Việt cổ đầu khai thác đồng bằng Bắc bộ; có sự hóa hợp nhiều nhóm dân cư (đồng bằng- miền núi- miền biển) chung sức khắc phục khó khăn của thiên nhiên ( sình lầy, thú dữ, lũ lụt, hạn hán...) để có chân dứng trên một vùng đất mới, chuyễn sang canh tác ruộng nước, hình thành văn hóa sớm làng...

Lớp dân cư Việt cổ thời Đồng Đậu đã bắt đầu định hình cá tính văn hóa, để lại những dấu ấn khá đặc sắc, cơ sở ban đầu của phẩm chất con người Việ Nam, văn hóa Việ Nam, cụ thể là:

            Cá tính mở và đa chiều - Kết quả của hòa nhập giữa cư dân Đồng Đậu với đân cư Hạ Long, Hoa Lộc (biển) - văn hóa Mai Pha, Hà Giang (núi) khi cùng tiến váo khai thác đồng bằng bắc bộ.

            Cá tính tự tổ chức- Tự tổ chức cuộc sống ở địa bàn sinh thái mới, điều kiện canh tác mới, hình thành văn hóa- xã hội mới (trồng lúa nước - văn hóa sớm làng).

            Cá tính thống nhất đại đoàn kết đa dân tộc- kết quả của quá trình hòa nhập của nhiều nền văn hóa khảo cổ, dần qui tựu về một mối, hình thánh nhóm dân tộc của cả nhóm Việt cổ- người Lạc Việt (huyền thọa Âu Cơ - Lạc Long Quân là sự thăng hoa trong ký ức của cộng đồng về sụ hòa nhập qui tụ này)

            Dùng nghề nông để dựng nước.

Từ miền núi tràn xuống đồng bằng, con người Đồng Đậu đã chọn nghề nông- nông nghiệp lúa nước làm nền tảng kết hợp với chăn nuôi và những nghề cá để tổ chức đời sống và phát triển xã hội, từng bước manh nha những yếu tố của Nhà nước sơ khai ( Đồng Đậu nằm ở một trong 15 bộ của thời kỳ Hùng Vương, thuộc bộ gốc Văn Lang, có vai trò trung tâm kinh đô xưa.

Đến đây, đã có thể hình dung ra con người Việt Nam cổ xưa về nguồn gốc, về phẩm chất tinh thần với những minh chứng lịch sử xác thực. Đó để là cơ sở khoa học để kết luận rằng: con người Việt Nam là chủ thể chân chính của nền văn hóa Việt Nam từ cội nguồn dựng nước cho tới nay. Tuy lịch sử dân tộc xải ra bao nhiêu biến cố nhân cách con người đã có nhiều biến đổi qua thời gian, song tinh hoa của nó vẫn đuocj lưu truyền, phát triển và hiện diện trong đời sống tinh thầncuar con người Việt Nam thế hệ chúng ta.

3. Những nhận thức khác nhau về con người Việ Nam.

Ý kiến của học giả đào duy anh trong Việt Nam văn hóa sử cương (NXB TPHCM và Khoa Sử TP HCM, 1992, tr,24) đánh giá về con người Việt Nam cho rằng: "Về tính chất tinh thần thì người việt nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thật ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm mà giào trí nghệ thuật hơn tính khoa học, giàu trực giác hơn lý luận. Phần nhiều người có tính ham học. Song thích văn chương phù hoa hơn thực học, thích thành sáo hơn và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng mà phán đoán thường có vễ thiết thực lắm. Sức  làm việc khó nhọc, nhất là người miền bắc thì ít có dân tộc nào bì kịp, cảm giác hơi chậm chạp song giỏi chịu đau khổ và hay chịu nhẫn nhục. Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài; ưa hư danh và thích chơi cờ bạc. Thường thích nhúc nhát và chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa. Não sang tác thì ít, mà bắt chước, thích ứng và dung hòa thì tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giaosong vẫn có não tinh vặt hay bài bác chế nhạo".

Ngày hôm nay, các ý kiến của các học giả khi nghiên cứu về con người Việt Nam đều khẳng định bên cạnh những đức tính tốt đẹp như tinh thần yêu nước, long nhân ái, yêu chuộng hóa bình, cần cù chịu khó, thông minh hiếu học, lói ứng sử mền dẻo linh hoạt, ... cũng đã bước đầu chỉ ra một số hạn chế cần phải khắc phục như phong cách tùy tiện, tâm lý bình quân cào bằng, óc thủ cựu gia trưởng, tâm lý cầu an... gần đây nhất ý kiến của Bửu Ý cũng đã bước đầu mạnh dạn những thói xấu trong sinh hoạt hằng ngày của người Việt Nam. Ông cho rằng người Việt Nam chúng ta có có mấy thói tật khá phổ biến như: Phóng uế bừa bãi, khạc nhỗ lung tung, rung đùi khi trò chuyện, họp hành... buocs vào xã hội văn minh, hiện đại, giao lưu tiếp xúc quốc tế thường xuyên, những thói tật xấu ấy rất nên sửa chữa (Xem tong hòn việt, Trung tâm nghiên cứu quốc học, số 2- 2004).

Nhìn chung, nổ lực tìm câu trả lời cho một số câu hỏi: con người Việt Nam là như thế nào cũng là món nợ của các nhà nghiên cứu. Điều này rất cần thiếttruowcs nhiệm vụ to lớn ngày hôm nay nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại, mà vẫn giữ được bản sắc của dân tộc.


BÀI 2. GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN TRONG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

I.                   KHÁI NIỆM

Thuật ngữ "giao lưu và tiếp biến văn hóa" được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hội như dân tộc học, xã hội học, văn hóa học,v.v... ở phương tây, khái niệm những từ này được dùng khững từ khác nhau. Người Anh dùng Cultural Change (trao đổi văn hóa). Khái niệm Acculturation của người Hoa Kỳ được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam dịch bởi các nghĩa khác nhau: đan xen văn hóa, hỗn dung văn hóa, giao thoa văn hóa. Cách dịch được nhiều người chấp nhận là giao lưu và tiếp biến văn hóa.

Nếu qui luật kế thùa là khái quát văn hóaquas trình phát triển văn hóa diễn ra theo trục thời gian thì giao lưu và tiếp văn hóa nhìn nhận sự phát triển văn hóa trong mối quan hệ không gian với nhiều phạm vi rộng hẹp khác nhau, tùy trình độ phát triển riêng và đặc điểm riêng của mọi dân tộc.

Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự gặp gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Trong quá trình này, các nền văn hóa bổ sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triển và tiến bộ của văn hóa.

Giao lưu văn hóa thật sự là sự gặp gỡ, đối thoại giữa các nền văn hóa. Quá trình này đồi hỏi mỗi nền văn hóa phải biết dựa trên cái nội sinh để lựa chọn tiếp nhận cái ngoại sinh, từng bước bản địa hóa nó để làm giàu, phát triển nền văn hóa dân tộc. Tiệp nhận các yếu tố văn hóa ngoại sinh, hệ giá trị xã hội và tâm thức dân tộc có vai trò quan trọng. Nó là "màng lọc" để tiếp nhận các yếu tố văn hóa của các dân tộc khác, giúp cho văn hóa dân tộc phát triển mà vẫn giữ được sắc thái của mình.


 

Trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa thường diễn ra theo hai hướng tính chất: tính chất tự nguyện hoặc tính chất cưởng bức. Thông qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi,  du lịch hôn nhân, quà tặng ... mà văn hóa trao đổi qua tinh thần tự nguyện. Còn tính cất cưỡng bức thường đối với quốc gia này với quốc gia khác. Tuy nhiên, trên thực tế, các tính chất này lắmd khi không thuần nhất. Có khi trong vẻ tự nguyện, có những yếu tố mang tính chất cưỡng bước. Hoặc trong quá trình cưỡng búc văn hóa, vẫn có các yếu tố mang tính chất tự nguyện.

II.               GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Trong quá trình giao tiếp của lịch sử dân tộc, văn hóa Việt Nam đã có những cuộc tiếp xúc và giao lưu các nền văn hóa phương Đông và phương Tây bằng những con đường và hình thức khác nhau. Cùng với sự hình thành các yếu tố văn hóa bản địa, giao lưu và tiếp xúc văn hóa Đông- Tây đã trở thành động lực to lớn cho sự biến đổi, phát triển và làm nên sắc thái riêng của nền văn hóa Việt Nam

1.      Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Đong Nam Á

Quá trình tiếp xúc và giao lưu vơi văn hóa Đông Nam Á của người Việt cổ, theo GS hà văn tấn, diễn ra theo hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, trước nền văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên) trở đi đến thế kỷ cuối cuối của thiên niên kỷ thứ I Tr. CN.

Giai đoạn thứ nhất, việc tiếp xúc và giao lưu văn hóa chủ yếu diễn ra bởi các bộ lạc hay nhóm bộ lạc phạm vi đất nước ta. Lúc ấy Việt Nam  vẫn mang đặc trung Đông Nam Á cả về vật chất cũng như tinh thần.


Dựa vào cứ liệu của các ngành khoa học xã hội nhân văn, khoa học ngày hôm nay đã xác định được vùng Đông Nam Á có một tầng lớp văn hóa riêng biệt phi Hoa, phi Ấn. Vùng Đông Nam Á tiền sử đã sang tạo nên nền văn hóa có nét tương đồng:

Thứ nhất, đó là một phức thể văn hóa lúa nước với 3 yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng. Văn hóa biển, trong đó yếu tố đồng bằng ra đời sau, chiếm diện tích không gian lớn nhưng đóng vai trò chủ đạo. Đông Nam Á trong lịch sử đã từng được mệnh danh là cái noi của cây lúa nước và một trong năm trung tâm cây trồng lớn nhất thế giới. Vì vậy, Đông Nam Á mang những đặc trưng của vùng văn hóa, văn minh nông nghiệp lúa nước. Cùng với sản xuất lúa nước, trâu bò được thuần hóa và dùng làm sức kéo, đặt biệt là trâu. Công cụ dùng trong sản xuất sinh hoạt, chiến đấu, dụng cụ nghi lễ chủ yếu được chế tác bằng đồng và sắt,.v.v.

Thứ hai: hoạt động kinh tế chính của Đông Nam Á là sản xuất nông nghiệp. Cư dân thành thạo nghề trồng lúa nước và nghề đi biển.

Thứ ba: trong cơ cấu gia đình truyền thống Đông Nam Á, người phụ nữ có vai trò quyết định trong hoạt động gia đình. Đây cũng là một đặc điemr tạo nên dấu ấn riêng của văn hóa Đông Nam Á so với các quốc gia trong khu vực văn hóa phương Đông và phương Tây.

Thứ tư: về mặt văn hóa tinh thần, ngay từ buổi ban đâu dân cư Đông Nam Á đã hình thành cho mình một diện mạo văn hóa tinh thần khá phong phú và phát triển trình đội cao. Điều đó thể hiện sự phát triển của tư duy về nhận thức xã hội và gắn kết, quan niệm về tính chất lưỡng phân, lưỡng hợp của thế giới... tín ngưỡng Đông Nam Á buổi đầu là bái vật giáo với thờ các thần: thần Đất, thần Mưa, thờ mặt Trời, thờ cây, thờ Đá, thờ cá Sấu, đặc biệt là tín ngưỡng phồn thực và thờ cún tổ tiên.

Giai đoạn thứ hai, vào thời kì Đông sơn-thời kì kết tinh tinh thần dân tộc, kết tinh văn hóa. Không chỉ ở giữa nền văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai có sự trao đổi, tiếp sức lẫn nhau, mà các nền văn hóa này đã có trao đổi tiếp xúc khá mạnh mẽ với văn hóa Đông Nam Á. Chứng có là, người ta tìm thấy khá nhiều trống đồng Đông Sơn ở thái lan, Mã Lai, Indônêxia, và miền nam Trung Quốc (thuộc khu vực văn hóa Đông Nam Á). Nhiều trống đồng có hoa văn, hình người, hình chim tìm thấy ở Tấn Ninh (nam Trung Quốc) mang phong cách Đống Sơn. Rất nhiều rìu đồng duôi én tìm thấy ở Indônêxia được sản xuất theo phong các Đông Sơn (kiểu rìu Làng Vạc - Nghệ An) các đồ đồng này hoặc bằng con đường buôn bán mà có mặt ở các nước trong khu vực, hoặc được chế tạo tại chổ theo phong cách Đông sơn mà nó chịu ảnh hưởng.

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, văn hóa Việt Nam ngay từ trong thời kì tiền sử đã mang những sắc thái của văn hóa Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển lịch sử, giao lưu với văn hóa Trung Quốc. Ấn Độ, những ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng ta đã khiến cho nền văn hóa cổ Đông Nam Á bị giải thể về mặt cấu trúc. Những yếu tố, những mãnh vụn của chúng trở thành cơ tầng sâu văn hóa Đông Nam Á trong nền văn hóa của mỗi quốc gia trong khu vực và được bảo lưu như các yếu tố, các giá trị chung tạo nên những nét tương đồng về văn hóa.

Vào thời kỳ sơ sử, người Việt Nam đã tạo dựng nên một nền văn hóa bản địa rực rở: văn hóa Đông Sơn -  văn minh Sông Hồng. Trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam đã hình thành một nền văn hóa bản địa vừa có những nét tương đồng với nền văn hóa Đông Nam Á vừa có cá tính bản sắc riêng. Điều này được thể hiện một số điểm như sau:

Địa bàn cư trú của người Việt đã tương đối ổn định, theo mô hình làng.

Phương thức sản xuất chính là nông nghiệp, trồng trọt, có kết hợp với chăn nuôi và đánh bắt thủy hải sản. Trong sản xuất nông nghiệp, nổi bật là nền văn minh lúa nước, dùng sức kéo là trâu, bò.

Trình độ luyện kim đồng sắc, chế tác dụng cụ lao động, vật dụng đồ trang sức,...

Bằng đồng, sắc đạt đến một trình độ điêu luyện và có cá tính văn hóa Việt.

Đã có tiếng tương đối ổn định, đó là hệ ngôn ngữ Việt - Mường.

Đã có một hệ thống huyền thoại trở thành " mẫu gốc", thành tâm thức cộng đồng trong đời sống tinh thần người Việt. Hệ thống huyền thoại này -hản ánh 5 lĩnh vực trụ cột lớn của đời sống cộng đồng dân tộc quan tâm như: nguồn gốc giống nồi, làm ăn xây dựng đất nước, đánh giặc giữ nước, đời sống tâm linh và tình yêu lưa đôi của con người. Tất cả, hoặc từng phần những nội dung đó được thể hiện thoại rực rỡ như: Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, Sơn Tinh- Thủy Tinh, Thánh Giống, An Dương vương, chử đồng tử và tiên dung,... đó là một tài sản tinh thần to lớn có ý nghĩa tập hợp sức mạnh đoàn kết, ý thức tự cường văn hóa của dân tộc Việt Nam trong suốt hành trình lịch sử.

1000 năm dưới ách độ hộ của thế chế Phương Bắc, văn hóa Đông Sơn bị giải thể về mặt cấu trúc nhưng văn hóa Việt vẫn phát triển. Những yếu tố văn hóa Đông Sơn vẫn được lưu giữ trong các sớm làng. Đây chính là mạch nước ngầm, là sức mạnh để chủ nhân văn hóa Việt Nam đủ bản lĩnh trong giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc

2. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa.

Giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giao lưu, tiếp biến lien tục qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Trung Hoa là một trong nhưng trung tâm văn hóa lớn ở phương Đông, có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rở. Văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa nông nghiệp xuất phát từ nông nghiệp xuất phát từ nông nghiệp trồng khô (trồng kê và lúa mạch) trên đất hoàng thổ của vùng trung du Hoàng Hà. Do nắm trên ngã ba trong đại lục Châu Á và miền bình nguyên Âu - Á, nên văn hóa Trung Hoa vừa mang những đặc điểm văn hóa du mục của các dân cư phương bắc và tây bắc, vừa thấu hiểu tinh hoa của văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước của các dân cư phương Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Trung Hoa gắn liền với lịch sử mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt về mặt quân sự và truyền bá văn hóa của tổ tiên người Trung Hoa từ phía Tây lưu vực song Hoàng Hà theo hướng từ tây sang đông, từ bắc xuống nam. Cùng với sự bành trướng về phương nam các triều đại phong kiến Trung Hoa, đã diễn ra Trung hoa thâu hóa văn hóa phương nam, hán hóa các nền văn hóa phương nam. Vị trí địa lí và những diễn biến của lịch sử đã tạo các điều kiện gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Ngày nay, không thể phủ nhận của của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam là rất lớn. Vấn đề đặt là trong cuộc tiếp xúc không cân sức này, người Việt Nam làm thế nào để văn hóa dân tộc vẫn tồn tại và phát triển, vẫn khẳn định được bản sắc văn hóa của mình.

Quá trình giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa diễn ra với hai tính chất: giao lưu cưỡng bức và giao lưu tự nguyện.

Giao lưu cưỡng bức diễn ra ở hai giai đoạn lịch sử điển hình: từ thế kỉ I đến thế kỹ thứ X và từ 1407 đến 1427 suốt thiên niên sau công nguyên, các đế chế Phương Bắc ra sức thực hiện các chính sách đồng hóa về phương diện văn hóa nhằm biến nước ta trở thành một quận, huyện của trung Hoa. Từ 1407 đến 1427 là giai đoạn nhà Minh xâm chiếm Đại Việt. Trong số các kẻ thù từ phương bắc, giặc Minh là kẻ thù tàn bạo đối với văn hóa Đại Việt. Minh Thành tổ ban lệnh cho viên tướng Trương Phụ chỉ huy binh tướng vào xâm lược Đại Việt: "Binh lính vào nước Nam, trừ sách vở và bản in đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy, ngoài ra hết thải mọi sách vở khác, văn tự cho đến ca lý dân gian hay sách dạy trẻ nhỏ... một mãnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia do người Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ chớ đê còn".

Giao lưu tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện là dạng thức thứ hai của quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa.

Trước thời kỳ Bắc thuộc đã từng diễn ra giao lưu tự nhiên giữa dân tộc người Hán với cư dân Bách Việt nghiên cứu lịch sử văn minh Trung Hoa người ta thấy có nhiều yếu tố văn hóa phương Nam đã được người hán tiếp nhận từ cổ đại những yếu tố này nhập sâu vào văn hóa hán, được hệ thống hóa, nâng cao "chữ nghĩa hóa" rồi truyền bá trở lại phương nam dưới dáng vẻ mới. Có thể nói, đó là sự giao lưu tiếp xúc hai chiều học hỏi lẫn nau giữa các nền văn hóa. Hiện nay đã phát hiện được trống đồng và nhiều đồ đồng đông Sơn trên đất trung Hoa, đồng thời cũng phát hiện nhiều vật phẩm. Mang dấu ấn trung hoa trong các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam. Trong nền văn hóa đông sơn, người ta đã nhận thấy khá nhiều di vật của văn hóa phương bắc nằm cạnh những hiện vật của văn hóa đông sơn. Chảng hạn những đồng tiền thời tần hán, tiền ngũ thù đờn hán, các dụng cụ sinh hoạt của quí tộc hán như gương đồng, ấm đồng... có thể những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi thông thương giữa hai nước.

Ở thời kỳ độc lập tự chủ, nhà nước quân chủ Đại Việt được mô phỏng theo mô hình nhà nước phong kiến trung hoa. Nhà lý, nhà trần về tổ chức chính trị xã hội lấy cơ chế nho giáo làm gốc tuy vẫn chịu ảnh hưởng rất đậm của phật giáo đến nhà lê đã hoàn toàn tự nguyện và chịu ảnh hưởng của nho giáo sâu sắc.

Cũng cần nhận thức rõ rang ngay cả trong giao lưu cưỡng bức, người việt luôn có ý thức chống lại sự đồng hóa về phương diện văn hóa, chuyển thế bị động thành thế chủ động bằng cách bản địa hóa văn hóa hán để tự làm giàu cho bản thân mình mà không bị đồng hóa về phương diện văn hóa.

Cả hai dạng thức của giao lưu tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự nguyện giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự vận động của văn hóa Việt Nam trong diễn trình lịch sử người Việt luôn có ý thức vược lên, thâu hóa những giá trị văn hóa trung hoa để làm giàu cho văn hóa dân tộc và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giao lưu tiếp biến với văn hóa trung hoa.

Về văn hóa vật thể: người Việt đã tiếp nhận một số kỹ thuật trong sản xuất như: kỹ thuật rèn, đúc sắt, gang để làm ra công cụ sản xuất và sinh hoạt, kỹ thuật dùng phân để làm tăng độ mầu mở cho đất, dân gian gọi là "phân bắc", kỹ thuật xây cất nơi ở bằng gạch ngối. Người Việt cũng học được kinh nghiệm dùng đá đắp để ngân song biển, biến cải kỷ làm đồ gốm (gốm tráng men)...

Về văn hóa phi vật thể: Việt Nam tiếp nhận ngôn ngữ của người Trung Hoa (cả từ vựng lẫn chữ viết), tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại (nho gia, đạo gia) trên tinh thần hỗn dung, hòa hợp vói tính ngưỡng bản địa và các hệ tư tưởng khác, mô phỏng hệ thống giáo dục theo tinh thần nho giáo, tiếp nhận một số phong tục lễ tết lễ hội,...

 

 

3.      Giao lưu tiếp biến với văn hóa Ấn Độ:

Ấn Độ là một trung tâm văn hóa văn minh lớn, của khu vực phương đông và thế giới. Văn minh Ấn Độ lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á và trên nhiền bình diện có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam bằng nhiều hình thức.

 Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn độ diễn ra bằng con đường hòa bình. Các thương gia, các nhà sư Ấn độ đến việt nam với mục đích thương mại, truyền bá văn hóa tôn giáo vì vậy, giao lưu tiếp biên với văn hóa Ấn Độ mang những dấu ấn, đặc điểm khác với giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa. Tronng lịch sử, cư dân của các vùng văn hóa trên mảnh đất này đã tiếp nhận văn hóa ấn độ và tạo cho mình những sắc thái văn hóa riêng.

Giao lưu vơi văn hóa ấn độ ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, không gian văn hóa khác nhau, thì nội dung giao lưu cũng khác nhau.

ở thiên niên kỹ đầu công nguyên trên lãnh thổ việt nam hiện nay có ba nền văn hóa: văn hóa cùng châu thổ bắc bộ, văn hóa chăm pa và văn hóa óc eo. ảnh hưởng của văn hóa ấn độ khá toán diện. Trên nền tảng cơ tầng văn hóa bản địa các đạo sĩ bà la môn đến từ ấn độ đã tổ chức, xây dựng một quốc gia mô phỏng mô hình của ấn độ ở tất cả các mặt: tổ chức chính trị, thiết chế xã hôi, đô thị, giao thông cùng với việc truyền bá các thành tố văn hóa tinh thần như chữ viết, tôn giáo...

Văn hóa ấn đọ đã góp phần quan trọng vào quá trình hình thành vương quốc chăm pa và một nền văn hóa chăm pa phát triển rực rỡ và đầy bản sắc. Người chămpa đã tiếp nhận mô hình văn hóa ấn độ từ việc tổ chức nhà nước cho đến việc tạo dựng và phát triển cácv thành tố văn hóa họ đã rất linh hoạt trong tiếp biến văn hóa ấn độ để tạo dụng nên nền văn hóa chăm pa với những sắc thái văn hóa đan xen giữa ấn độ đông nam á và văn hóa bản địa chăm pa đặc sắc. Điều này thể hiện trên các lĩnh vực của các thành tố văn hóa, đặc biệt là chữ viết, tôn giáo, kiến trúc và nghệ thuật.

Giao lưu và tiếp biến với văn hóa ấn độ của người việt ở vùng châu thổ bắc bộ lại diễn ra trong đặc điểm hoàn cảnh lịch sử riêng. Trước khi tiếp xúc với văn hóa ấn độ, văn hóa của người việt đã định hình và phát triển. Dưới thời bắc thuộc ,người việt tiệp nhận văn hóa ấn độ vừa trực tiếp qua các thương gia, các nhà sư từ ấn độ sang và vừa gián tiếp qua trung hoa. Những thế kỷ đầu công nguyên người việt tiếp nhận văn hóa ấn độ trong hòa cảnh đặc biệt: nước mất và phải đối mặt với văn hóa hán. Bởi vậy, ảnh hưởng của văn hóa ấn độ không chỉ diển ra trong tầng lớp dân chúng mà còn có sức phát triển lớn. Vùng châu thổ bắc bộ trở thành địa bàn trung chuyển văn hóa ấn độ, đặc biệt là ở tôn giáo. Giao châu trở thành trung tâm phật giáo lớn ở đông nam á. Người việt tiếp nhận phật giáo một cách dung dị bởi đạo phật ở một số nội dung giáo lý phù hợp với tính ngưỡng bản địa việt nam.

Nghiên cứu giao luw tiếp biến giữa văn hóa việt nam và văn hóa ấn độ cần chú ý các đặc điểm sau:

Người việt đã tiếp nhận văn hóa ấn độ và đặc biệt là đạo phật trên tinh thần cơ bản là hỗn dung tôn giáo khi vào việt nam, phật giáo đã tiếp xúc ngay với tính người bản địa của dân tộc và đã chung sống với chúng. Từ tính ngưỡng thờ các hiện tự nhiên, thờ nữ thần nông nghiệp tính ngưỡng phồn thực của văn hóa bản địa người việt đã thâu phán những yếu tố của đạo phật và tạo nên một dòng phật giáo dân gian thời tứ pháp hết sức đặc sắc...

Phật giáo ấn độ đến giao châu không chỉ là một hiện tượng tôn giáo mà còn là một hiện tượng văn hóa. Cùng với đạo phật một tổng thể văn hóa ấn độ đã ảnh hưởng đến việt nam ngay từ đầu công nguyên: ngon ngư, âm nhạc, vũ đạo, nghệ thuật.... Cũng đã hình thành ở việt nam những công trình văn hóa, nghệ thuật có giá trị: hệ thống chùa, thap....

Tiếp nhận văn hóa ấn độ ở thời kỳ bắc thuộc có thể xem là một đối trọng với ảnh hưởng của văn hóa hán, thể hiện tinh thần chống đồng hóa văn hóa của người việt.

 

4.      Giao lưu và tiếp biến văn hóa phương Tây

Giao lưu và tiếp biến với văn hóa  phương Tâyđặt biệt ở nửa sau của thế kỷ XĨ đã tạo bước chuyển có tính chất bước ngoặt trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam.

Giao lưu với văn hóa phương Tây đã từng phát triển rất sớm trong lịch sử. Nghiên cứu văn hóa khảo cổ người ta thấy trong văn hóa Óc Eo có nhiều di vật của cư dân La Mã cổ đại, chứng tổ họ đã có những quan hệ thương mại quốc tế rộng rãi. Thế kỷ XVI , các linh mục phương Tây đã vào truyền giáo ở vùng Hải Hậu (nay thuộc tỉnh Nam Định) và chúa Trịnh vua Lê ở Đàng ngoài cũng như các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rồi nhà Tây Sơn đều có quan hệ phương Tây. Tuy nhiên, giao lưu văn hóa toàn diện thực sự diễn ra khi Pháp xâm lược Việt Nam.

Về phía pháp, sau khi đã lập được ách đô hộ vở Việt Nam, họ rất có ý thức dùng văn hóa như một công cụ cai trị. Với tinh thần yêu nước và long tự trọng của dân tộc, thái độ trước hết của người Viêt Nam là chống trả quyết liệt cả về phương diện chính trị và văn hóa. Có thể thấy thái độ ấy ở các nhà nho yêu nước ở Nam Bộ cuối thể kỷ XIX như Nguyễn Đình Chiểu, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực,... trong hoàn cảnh mất nước, người Việt Nam có ý thức chống lại văn hóa mà quân xâm lược định áp đặt cho họ; thái độ không tiếp nhập chữ Quốc ngữ (ban đầu), ý thức không học tiếng tây, không dùng hàng Tây... Tuy nhiên, bằng thái độ mềm dẻo, cởi mở, dần dần họ đã tiếp nhận những giá trị văn hóa mới để phát triển văn hóa dân tộc, sử dụng chúng trong công cuộc đấy tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc.

Trong lịch sử mấy nghìn năm, các cuộc giao lưu và tiếp biến với các nền văn hóa trong khu vực chỉ làm thay đổi về phương diện yếu tố của văn hóa Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, quá trình tiếp xúc toàn diện với văn hóa phương Tây giai doạn 1858 - 1945 đã khiến người việt cấu trúc lại nền văn hóa của mình, đi vào vòng quay của văn minh công nghiệp phương tây. Diện mạo văn hóa việt nam thay đổi trên các phương diện: thứ nhất là chữ quốc ngữ, từ chổl là loại chữ viết dùng trong nội bộ một tôn giáo được dùng như chữ viết của  một nền văn hóa. Thứ hai là sự xuất hiện của các phương tiện văn hóa như nhà in, máy in ở Việt Nam, ... thứ ba là sự xuất hiện của các thể hiện của báo chí, nhà xuất bản. Thứ tư là sự xuất hiện của một loạt các thể loại, loại hình văn nghệ như tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa, ...

Như vậy, với lối sống ứng xử thông minh, mềm dẻo, qua mỗi chặn đường thử thách, văn hóa dân tộc lại trưởng thành và phát triển lên một bước mới. Cuộc hội nhập lần thứ nhất, tiếp biến với văn hóa Ấn Độ và văn hóa Hán đã làm giàu cho văn hóa Việt Nam, khiến cho dân tộc đủ mạnh, tạo cơ sở cho sự phát triển trong nhiệm kỳ Đại Việt. Hội nhập lần thứ hai, tiếp biến với văn hóa phương Tây đã góp phần hiện đại hóa văn hóa dân tộc trên mọi phương diện.

5.      Giao lưu và tiếp biến trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, chúng ta đang bước vào thời kỳ hôi nhập lần thứ ba, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền văn hóa "tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

Cách mạng tháng 8 - 1945 thành công và đặt biệt sau chiến thắng nam 1975 đất nước thống nhất quy về một mối, giao lưu và tiếp biến văn hóa có sự thay đổi về chất so với các thời kỳ lịch sử trước đó. Trong công cuộc đởi mới ở Việt Nam hiện nay, vấn đề giao lưu kinh tế, văn hóa là vấn đề sống còn của dân tộc. Văn kiện Đại Hội XI của Đang khẳng định: Việt Nam sẵn sàn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

Về văn hóa, đảng ta thực hiện mở rộng giao lưu văn hóa nước ngoài dưới nhiều hình thức: giới thiệu rộng rãi những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam với thế giới, đồng thời cũng lựa chọn đưa vào nước ta các giá trị văn hóa tiến bộ của các nước, mở rộng hoạt động văn hóa quốc tế dưới nhiều hình thức hợp tác, trao đổi, học tập lần nhau. Tuy nhiên, cần có quy định và những biện pháp hữu hiệu để bảo về những giá trị văn hóa dân tộc, chống nạn chảy máu văn hóa, nhất là đối với các cổ vật, bảo vật quốc gia, cũng như chống sự thâm nhập vào nước ta những văn hóa phẩm độc hại, đồi tụy,...

Những biến đổi của hoàn cảnh lịch sử hôm nay khiến cho giao lưu tiếp biến ở Việt Nam thay đổi về nhiều phương diện:

Thứ nhất, giao lưu và tiếp biến văn hóa hôm nay là giao lưu và tiếp biến trong thời đại tin học. Sự xuất hiện của kinh tế tri thức và sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến cho văn hóa, các sản phẩm văn hóa trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Thời đại ngày nay có những hình thức, sản phẩm giao lưu mà trước kia chưa hề có, phương tiện giao lưu rất đa dạng, nội dung giao lưu hết sức phong phú và phức tạp.

Thứ hai, công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam khiến cho giao lưu và tiếp biến văn hóa trong tư thế chủ động tự nguyện, không bị áp đặt hay cưỡng chế.

Thứ ba, giao lưu và tiếp biến văn hóa ở Việt Nam hiện nay tạo sự chuyển biến văn hóa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa, đặc biệt là lnhx vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo,....

Thứ tư, giao lưu văn hóa ở Việt Nam đang đặt ra những thời co và những thách thức mới. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào mở rộng cánh cửa giao lưu để văn hóa dân tộc có cơ hội phát triển, hòa nhập với thế giới hiện đại mà vẫn giữ được bản săc văn hóa dân tộc.


CHƯƠNG II

VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Văn hóa là một cộng đồng bao giờ cũng sinh ra, tồn tại, vận động và phát triển trong một không gian, thời gian xác định với tất cả tính thống nhất trong sự đa dạng, phức tạp của nó. Cái không - thời gian ấy chính là môi trường. Chữ môi trường được sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau, với nhiều cấp độ khác nhau. Với nghĩa phổ quát nhất, gnuoiwf ta chia môi trường ra làm 2 laoij: môi trường tự nhiên và môi trường xã hôi. Muốn xem xét một thực thể, một hiện tượngvawn hóa phải đặt vào hai tọa độ ấy mới thấy được quá trình cũng như bản chất, quy luật, đác điểm, tính chất của chúng.

Bài 3:MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VIỆT NAM VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

I.       Môi trường tự nhiên và văn hóa.

1.      Môi trường tự nhiên là gì.

Môi trường tự nhiên là một phần ngoại cảnh bao gồm những thực thể - hiện tượng tự nhiên mà con người cùng các laoij động vật, thực vật có quan hệ trực tiếp: thích nghi với chúng và có tác động biến đổi chúng.

Môi trường sinh thái là một môi trường sống bao gồm bầu khí quyển, nướcm thổ nhưỡng, thực động vật, bức xạ mặt trời,... môi trường sinh thái nàyddawtj trong mối quan hệ với sự sống của con người được gọi là môi trường sinh thái nhân văn.

Có thể dunhf dung hai loại môi trường: môi trường thiên tạo ( tổng thể các nhân tố tự nhiên vốn có bao quanh chúng ta), môi trường nhân tạo (phần thiên nhiên do con người tác động, biến đổi mà thành). Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết: môi trường nhân tạo có khi tác động vào môti trường thiên tạo theo chiều tích cực, hoặc tiêu cực.

2.      Mối quan hệ giữa văn hóa và môi trường tự nhiên.

Bất cứ thành tựu sang tạo nào của con người (văn hóa) điêu quan hệ gắn bó mật thiết với môi trường tự nhiên - trong một không gian, thời gian xác định. Những trạng thái tự nhiên, điều kiện tự nhiên như một lực lượngcos tính vật chất tác động vào hoạt động sáng tạo của con người. Để cắt nghĩa chúng, nhất thiết phải tìm đến các nguyên nhân thuộc về môi trường tự nhiên, nếu chỉ bằng các nguyên nhân thuộc về xã hội tuy rất cần thiết nhưng chưa đủ.

Trước đây, truyền thống văn hóa phương Đông, thường giải thích sự ra đời của một vĩ nhân, bật thiên tài, hoặc một thành tựu to lớn nào đó của cá nhân cũng như của cộng đồng bằng những "điemr báo", "sự lạ", "linh khí núi sông", "long mạch",... ngày nay, vẫn hay bắt gặp cách nói: "địa linh nhân kiệt", "đất lành chim đậu", "thiên thời, địa lợi, nhân hòa",...

Nhìn trên toàn cục, có 2 truyền thống ứng xử với môi trường tự nhiên: 1. Truyền thống phương Đông; 2. Truyền thống phương Tây:

Đối với phương Đông, gắn liền với những quan niệm triết học có từ lâu đời: :vạn vật hữu linh", "thiên nhân hợp nhất", "nhân thân tiểu vũ trụ",... cho nên con nguoif thường coi mình là một bộ phận nằm trong tự nhiên, không thể tách rời. Chính vì thế, con người tìm cách chung sống thân ái, bầu bạn với thiên nhiên, coi thiên nhiên là mục đích. Không phải ngẩu nhiên, trong thơ ca, trong hội họa các nước phương Đông như Trung Quốc, Vietj Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, ... đề tài thiên nhiên chiếm một vị trí quan trọng xuyên suốt và đạt được nhiều thành tựu rực rở.

Đối với phương Tây, con người tự cho mình là tinh túy của vũ trụ, nên đã đặt mình đứng cao hơn thiên nhiên. Bắt thiên nhiên phải phục vụ mình, khai thác thiên nhiên tùy thích. Khẩu hiệu của họ là: chinh phục tự nhiên. Thiên nhiên đối với người phương Tấy trở thành phương tiên.

Đương nhiên, ngày nay tình hình đã khác. Do sức ép dân số, gánh nặng mưu sinh, lại chịu ảnh hưởng của phương Tây, nên phương Đông đang rơivaof tình trạng môi trường bị tàn phá nghiêm trọng. Trong khi đó ở phương Tây, chính sách bảo vệ môi trường khá tốt. Nhìn chung vấn đề bảo vệ môi trường đã và đang trở thành một thông điệp khẩn thiết đối với toàn cầu.

II.   Môi trường tự nhiên tác động đến văn hóa Việt Nam.

Có 3 đặc điểm cỏ bản của môi trường tự nhiên Việt Nam đã được tác động và ảnh hưởng sâu săc đến sự hình thành và sự phát triển văn hóa dân tộc:

1.      Nước ta nằm ở vị trí địa lý là trung tâm đến của các trục đường giao lưu quốc tế. Các nước từ phương Bắc muốn tiến xuống phương Nam, các nước từ phương Tay sang Đông và ngược lại, điều đi qua Vietj Nam hoặc lấy Việt Nam làm một vị trí trung chuyển điều rất thuận lợi. Truocsw đây, nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa đã tiến hành xâm chiếm Việt Nam, và từ Việt Nam thực hiện ý đồ mở rộng về phía Nam và Đông Nam Á. Từ cuối thế kỷ XVI một số nhà buôn phương tây đã đi theo đường biển vào Việt Nam buôn bán, và từ Vietj Nam , mở rộng buôn bán với các nước khác trong khu vực. Sau này thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã xâm lược nước ta cũng thực hiện mưu đồ làm chủ Đông Nam Á... Việt Nam đã trở thành vị trí có ý nghĩa chiến lược tren bản đồ thế giới. Điều này tạo thuận lợi cho nước ta có ưu thế giao lưu văn hóa, thương mại, du lịch, ...  nhưng nó cũng cắt nghĩa ,ột điều là tại sao Việt Nam trong suốt hàng chục thế kỷ lại hứng chịu những cơn bão táp ngoại xâm lien tục khốc liệt đén vậy.

2.      Nước ta có một hệ sinh thái phồn tạp, nghiên về phía thực vật, thực vật ưu trội hơn động vật. Chũng chính vì thế, ngành kinh tế trồng trọt, nông nghiệp mạnh hơn chăn nuôi. Điều này ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam rất đậm với những biều hiện sau:

Việt Nam có một nền văn minh nông nghiệp trồng trọtmaf đỉnh cao là trồng lúa nước. Từ đây nó quy định mô hình bữa ăn diển hình của người Việt nam là cơm - rau - cá. Hai trong 3 thức ăn đó là thực vật. Cây lúa lien quan rất mật thiết đến văn hóa ẩm thực (các sản phẩm vô cùng đa dạng làm ra từ hạt gạo, rượu nấu từ gao,...). Cây lúa, hạt gạo trở thành biễu tượng tinh thần trong tâm thức Việt...

Chúng ta có cả một tín ngưỡng thờ cây. Có hai thứ cây quan trọng nhất người Việt Nam biến thanh cây thiên liêng: cây lúa và cây cau. Xôi, bánh chưng bánh dầy đẻ thờ cúng, câu cũng trở thành đồ thờ cúng, dẫn cưới... Người dân bắc bộ co câu: "thân cây đa, ma hạt gạo, cú cáo cây đề". Tết nguyên đán nhân dân ta có tục hái lộc xuân.. Dật biệt, ngày têt mung năm thang năm được coi là ngày kết tinh tín ngưỡng thờ cây của người Việt. Vao ngày này, người dân ăn rượu nếp cái, ăn các thứ hoa quả để " giết sâu bọ", gọi cây bói quả, hái "la mùng năm".

Cảm quan của con người đối vơi thiên nhiên đặc biệt gắn bó với cây cối, hoa cỏ, người Việt hay ví con người với hoa cỏ, ấy hoa cỏ làm thước đo để đo vẻ đẹp của con người. Ca dao hay ví người phụ nữ với chẽn lúa đòng đòng, củ ấu gai, câu quế giữa rừng, hoa ngâu, hoa sen,..

3.      Nước ta có một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằn chịt khắp bắc, trung, nam. Riêng Nam Bộ chẳng hạn, theo GS. LÊ Bá Thảo đaz có 5700km đường kênh gạch. Them nữa, lại có trên 3000 km chiều dài bờ biển. Đặc điểm sông nước để lại dấu ấn rất đạm lên diện mạo văn hóa Việt Nam. Dưới đay là một vài biểu hiện:

Thành phần thứ ba trong cơ cấu bữa ăn điển hình cuaer người Việt là cá, các loài thủy hải sản khác, và các hạn chế phẩm của chúng ta, tiêu biểu là nước mắm

Hình thức cộng cư của người Việt hoặc chọn vị trí gần sông theo kiểu "nhất cận thị, thị cận giang", hoặc quần tụ trên sông thành các " vạn chài". Người Nam Bộ còn có nghề "thương hồ" - người buôn bán trên sông nước; hình thức chợ nổi trên sông...

Cư dân Bắc và Trungphải thường xuyên đối mặt với nạ lũ lụt. Ngay từ thời xa xưa. Công cuộc chinh phục lũ lụt đã đi vào huyền thaoij "Sơn Tinh - Thủy Tinh". Chưa bao giờ các triều đại và người dân Việt Nam dám coi nhẹ việc đắp đê chống lụt. Công cuộc đắp đê trị thủy là một kỳ tích vĩ đại của người Việt.

Tín ngường thờ sông nước: thấn sông thần suối, "đất có thổ công, sông có Hà Bá". Nhân dân miền duyên hải còn thờ "cá Ông" như một con vật thiêng phù trợ cho cuộc sống của những người  làm nghề đánh cá...

Từ đặc điemr sông nuocs này mà nhà học giả Cao Xuân Huy nói tới :tính thủy" trong tính cách của người Việt, rông ra là trong văn hóa Việt.

Ngoài 3 đặc điểm chính trên, có nhà nghiên cứu còn nhắc đến đặc điểm địa hình của đất nước ta rất đa dạng bao gồm cả miền núi, đồng bằng và biển cả, giữa chúng có vùng trung chuyển. Đặc điểm này khiến cảm thụ về thiên nhiên con người Việt khá phong phú. Trong các địa hình đó không thể không nhắc đến hang động trong vùng núi và các cảng vịnh dưới biển. Hệ thống hang động Việt Nam kỳ vĩ, phong ophus trãi dài  từ Bắc vào Nam, trong đo Phong Nha (Quãng Bình) đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới. Người Việt đến với hang động không chỉ để thưởng thức mà còn thiêng liêng hóa chúng, biến thành nơi cầu nguyện, đáp ứng nhu cầu tâm linh. Các cảng vịnh cũng dồi dào, đ dạng, trãi dài tưg Móng Cái đến Hà Tiên. Vinh Hạ Long và Nga Trang đã mang đẳng cấp quốc tê. Hang động và cảng vịnh thực sự la những món quà vo giá của tạo hóa ban tặng cho nước Viêt Nam chúng ta.

Lưu ý: nhìn trên tổng thể thì  nhủ vậy, nhưng đi vào mỗi vùng miền tổ quốc lại thấy có những điều kiện tự nhiên cụ thể khác nhau, do đó diện mạo văn hóa ở mỗi vùng cũng có những nét độc đáo khác biệt. Đến lượt người nghiên cueus hóa, trên mẫu số chung đó, phải chỉ ra được những nét độc đáo khác nhau của mỗi vùng văn hóa.


 

Bài 4. VĂN HÓA SINH HOẠT VẬT CHẤT

(tận dụng và đối phó với MTTN)

Như trên đã nói, người Việt Nam bao giờ cũng coi thiên nhiên là bầu bạn chung sống với nó. Nhưng thiên nhiên bao giờ cũng mang hai hương mặt, hai tính cách: hiền hòa và hung dữ. Vì thế , như một tất yeus, trong công cuộc sinh tồn, con người vừa biết hòa đồng với nó, lại biết tận dụng, khai thác và đối phó với nó. Ăn uống là nghiêng về tận dụng tự nhiên: mặc, nhà cửa và đi lại nghiêng về đối phó tự nhiên.

I.             Văn hóa ẩm thực.

Sinh hoạt ăn uống của một dân tộc được hình thanh do qui định trước hết của điều kiện môi trường tự nhiên, them vào đó một phần của điều kiện môi trường xã hội. Trải qua suốt chiều dài lịch sử, mỗi cộng đồng dân tộc đã tạo nên những nét đặc sắc riêng biệt từ quan niệm, thị hiếu của các món ăn uống, cách chế biến... đó chính là văn hóa ẩn thực. Văn hóa ẩn thực là một trong những biểu hiện sống động của nền văn hóa, như chúng ta vẫn thường nghe nói: Ăn uống chính là nghệ thuật, chính là văn hóa.

Thứ nhất, mô hình bữa ăn điển hình: cơm - rau - cá; thạo chế biến các món thức ăn từ nguyên liệu là hạt gạo, rau, cá, tiêu biểu nhất là các thức bánh trái vô cùng phong phú của người Việt được chế biến từ gạo, hay là nước mắn được làm từ cá và các loại thủy hải sản... đó có thể coi là những nét đặc sắc của ẩn thực Việt Nam (người trung quốc không có nước mắn, chỉ có xì dầu làm từ đậu tương).

Thứ hai, bữa ăn người Việt đặc biệt coi trọng tinh thần cộng cảm, nghĩa là được ngồi ăn chung mân, được chăm sóc nhau trong bữa ăn, không thích ăn riêng như người Phương Tây. Người Việt có câu "Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân".

Thứ ba, người Việt đề cao sự khoái khẩu trong bữa ăn. Để khoái khẩu không chỉ có thức ăn uống ngon, cacvhs bầy biện cũng phải ""con mắt, người cùng ngồi ăn phải là người tâm đầu ý hợp, chỗ ngồi ăn cùng với thời tiết cũng phải thích hợp. Do đề cao khoái khẩu, ngườiviệt thích trò chuyện trong bữa ăn, có những món ăn cầm tay ăn mới ngon, người việt không lấy tiêu chuẩn vệ sinh để xét nét bữa ăn như người phương tây: quen ăn suất riêng, khoong quen chấm nước chấm chung, không hưởng ứng sự tán chuyện trong bữa ăn,...

Thứ tư, người việt sử dụng thức ăn theo khuynh hướng cân bằng âm dương phù hợp với thê trạng của con người: nhiệt, hàn, ôn, bình (nóng, lạnh, mát, ấm), trong đó có rất nhiều món trở thành những vị thuốc bổ dưỡng cho cơ thể.

Thứ năm, do cuộc sống ngày xưa khó khăn, lại chịu cái nhìn đẳng cấpnên miếng ăn miếng uống nhiều khi lại là thước đo tình cảm của này với người khác, có khi lại đồng nhất với địa vị, ngôi thứ trong làng xã. Những câu tục ngữ xưa phản ánh tình trạng đó: Lời chào cao hơn mân cỗ, Miếng ăn miếng nhục, Quá khẩu thành tàn, Một miếng giữa làng bằng một sang xó bếp, Góc chiếu giữa đình,... Tình trạng này cũng phản ánh phần nào hạn chế sinh hoạt ăn uống của người Việt. Tác giả Đào Duy Anh cho rằng người dân xưa thích hội họp ăn uống: ngoài những ngày lễ lớn của làng còn có những lễ của đoàn thể nhỏ như thôn, giáp, các hội của họ, các lệ khao của những người mua nhiều ấm, những người khoa trường đỗ đạt, những người lên lão lên bô, lệ cáo sắc phong tặng của các quan... đều những dịp cho dân quê cỗ bàn chè chén rất tốn kém (việt nam văn hóa sử cương, NXB TPHCM, 1992,TR144).

Thứ sáu, điểm đáng lưu ý nữa là nếu xét rộng ra chúng ta thấy có hai loại ẩn thực: ẩn thực bình dân và ẩn thực cung đình. Ngày xưa cơ bản ẩn thực cung đình của các bật vua chúa Việt Nam điều hướng đến những món ăn hiếm hoi, khó kiếm đươc jgoij là cao lương mỹ vị, sơn hào hải vị như; Da tê, gân hươu, yến sào, bào ngư, hải sâm, vây, bong... Ẩn thực cung đình không đủ tư cách đại diện cho nề văn hóa ẩn thực cho dân tộc. Vinh dự này thuộc về ẩn thực bình dân. Những thức ăn quê, những thức ăn bình dân muôn màu muôn vẻ khắp mọi miền đất nước vừa thể hiện sự đa dạng giàu có của sản vật nước ta, vừa thể hiện tài khéo, sự tinh tế, tấm long yêu quê hương xứ sở của người Việt. Ai đã từng đọc các trang văn viết về ẩn thực dân tộc của Thạch Lam (Hà nội băm sáu phố phường), Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam), Nguyễn Tuân (phở, giò lụa, cốm, bánh trung thu)... sẽ hiểu thêm nền văn hóa ẩn thực Việt Nam.

Cuối cùng, hàng loạt các công cụ để chế biến, ăn uông, các nguyên liệu, các món ăn,... đã trở thành biểu tượng tinh thầntrong văn hóa việt nam với rất nhiều ý nghĩa phong phú và thú vị khác:đôi ta là bạn thong dong- Như đôi đũa ngọc nầm trong mân vàng - Bởi chừng bác mẹ nói ngang - cho nên đũa ngọc mần vàng xa nhau; nòi nào dung nấy. Đũa mốc mà chồi mâm son; tiếc thay hạt gạo trắng ngần- Đã vo nước đục lại vần than rơm...

Ngày hôm nay, ngành du lịch việt nam đã kế thừa và phát huy những nét đặc sắc, tinh mỹ của ẩn thực của dân tộc, biến nó thành những nguồn lợi kinh doanh quan trọng. Nếu tiến hành khéo, chẳng những là giới thiệu nét đẹp và tinh tế văn hóa ẩn thực của dân tộc cho bạn bè quốc tế, mà còn bảo tồn chính nền ẩn thực truyền thống.

 

 

II.         VĂN HÓA TRANG PHỤ

Con người không những biết mặc mà còn biết thông qua cách mặc, biết làm đẹp cho mình. Mọi một dân tộc có cách mặt riêngveef kiểu dáng, màu sắc, chất liệu văn hóa,... thông qua đó con người có thể gửi gắm những quan niệm nhân sinh, vũ trụ, quan niệm về thẩm mỹ đặc sắc. Đó chính là hàm lượn văn hóa của sinh hoạt trang phục.

Nhìn vào trang phục bình dân của người Việt, thấy một số điểm lưu ý sau:

      Về chất liệu, chủ yếu được chế tác từ một số loại cây như cây tơ, cây chuối, cây gai, bong, nuôi tằm lấy kén dệt vải. Khởi đầu có khá với người phương Bắc chủ yếu là da và long thú.

      Về màu sắc, người Việt chủ yếu dùng màu nâu hoặc màu đen, màu gần với màu bùn đất, phù hợp với công việc đồng áng. Tuy nhiên, các lễ phục đi tẩy hội của các cô gái thôn quê chủ yếu là các loại áo mớ bẩy mớ ba cũng rất phong phú về màu sắc. Đó là màu nguyên (màu thiên nhiên) như nâu non, gụ, cánh sen, hoa lý...

      Đối với người nam thì ban đầu đóng khố ở trần, sau này biết mặt áo cánh, quần lá tọa, quần ống sớ: cuối cùng là Âu phục kể từ khi xâm nhập văn minh phương Tây những năm đầu thế kỷ thứ XX.

      Đối với người nữ, trang phục có phong phú hơn. Bắt đầu là yếm và váy. Cái váy thực chất là miếng vải quay lại, được dân gian ghi lại trong câu ca: Cái thúng mà thủng hai đầu- Bên ta có bên tầu thời không. Sau đó là áo tứ thânmacwj nhiều lược áo với nhiều màu sắc khác nhauneen gọi là áo mớ bẩy mớ ba. Những năm 30 của thế kỷ thứ XX có chiếc áo dài (còn gọi là áo tân thời, áo lơ- muya) do họa sĩ Cát Tường sáng tạo nên. Chiếc áo này là một sáng tạo đột xuất, một sự kết hợp kỳ diệu của truyền th0ongs và tính hiện đại trong sáng tạo. Ngày nay cho dù có một vài thay đổi nhỏ, nhưng chiếc áo dài cơ bản vẫn giữ được vẻ mền dẻo, duyên dáng, lại tôn vinh đường nét hình thể của người phụ nữ. Nó đã trở thành quốc phục của người Việt nam. Loại trang phục sau cùng của người phục nữ cũng là Âu phục với vô dvanf kiểu dáng khác nhau. Nói chung, mọi tài năng và tâm quyết và sáng tạo cvuar nghành thời trang trên thế giới đều nghiên về phái nữ.

      Đến nay, trang phục là một lĩnh vự tương đối thoại mái, không bị bó buộc, xét nét, hoặc định kiến như đã có thời gian xải ra. Nhưng chính vì thế lại xuất hiện một số biểu hiện thái hóa, trông kệch cỡm, thiếu lịch sự, nhất là trong những trường hợp bất chước quá dụng về những siêu sao màn bạc, sâu khấu nước ngoài. Ngoài ra người ta còn chú ý đến ba tiêu chuẩn của một trang phục: tôn vinh vẻ đẹp hình thể, phù hợp với từng loại không gian xã hội và đưa người mặc cảm giác tự tin.

Ní về trang phuc, không thể không tính đến nền trang phục của các dân tộc ít người vùng núi Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên... trang phục của họ, nhất là trang phục nữ, phong phú về kiểu dáng, màu sắc nhất là về hoa văn. Hoa văn được xem là một biểu tượng sống động của quan niệm và thị hiếuthaamr mỹ của đồng bàocascdaan tộc anh em. Nhà dân tộc học Từ Chi đã từng pháthieenj hoa văn trên cặp váy của người phụ nữ Mường chínhlaf hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Từ đấy dẫn đến kết luận khoa học quan trọng khác. Nói chung đối ngành công nghiệp thời trang ngày hôm nay, thì trang phục trong dân tộc an hem trong đại gia đình các dâ tộc Việt nam đang trở thành tài liệu tham khảo rất quan trọng.

III.      VĂN HÓA NHÀ Ở, KIẾN TRÚC

Nhà ở chính là cách con người đối phó với môi trường tự nhiên. Mỗi một dân tộc, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, thị hiếu thẩm mỹ, quan niệm nhân sinh và vụ trụ khác nhau, dẫn đến viecje làm nhà dựng cửa cũng khác nhau. Đó chính là văn hóa nhà ở, kiến trúc. Nó là một trong biểu hiện độc đáo góp phần làm nên bức tranh đa dạng của một dân tộc.

Nhìn vào nhà ở, kiến trúc Việt nam, thấy một số nét riêng sau:

      Vật liệu làm bằng cây cối, rơm rạ, lá cọ, lá cói, tường đắp đất hoặc rơm trộn đất trát vách. Sau đó người ta dần dần biết dùng đồ gốm sành đất nung làm ra gạch, ngối,...

      Kiểu nhà đầu tiên của người Viêt là nhà sàn mái hình mai rùa hoặc mái cong hình thuyền. Kiểu nhà này có thể hiện trên hoa văn trống đồng Đông Sơn. Kiểu nhà này thích họp cho địa hình sông nước. Hoặc thế đất không bằng phẳng.

Dần về sau xuất hiện nhà nề bằng đất. Đối với kiểu nhà này, người Việt chú ý các điểm sau; 1. Chọn hướng Nam hoặc Đông Nam để lấy gió mát, tránh hướng Tây hoặc Bắc (Lấy vợ hiền hòa- Làm nhà hướng nam).2, chú trọng đến không gian chuyễn tiếp giữa nhà và sân là hiên nhà, thềm nha. Không gian này tránh mưa nắng hắt trực tiếp vào nhà. Đó còn là nơi ngòi ăn cơm , hoặc hống mát những đêm hè. 3, khi làm nhà chú trọng hài hòa với thiên nhiên xung quanh. Nhà bao giờ cũng gắn liền với vườn. Vườn cũng là một không gian quen thuộc và gắng liền với đời của một con người từ từ ấu thơ đến trưởng thành. 4, Khi làm nhà, người Việt chú trọng đến một số vấn đề lien quan đến tín ngưỡng : làm theo các soos lẻ: một gian hai chái, ba gian hai chái, bậc tam cấp; hoặc dành riêng không gian giữa đặt bàn thơ thổ công và tổ tiên; hoặc nữ, tránh lối cổng nhà hoặc đầu đao của đình làng đâm thẳng vào giữa nhà...

      Nhìn chung nhà ở của người Việt thường có qui mô vừa phải, khiêm tốn, hài hòa với màu xanh của thiên nhiên. Hạnh phúc lớn nhất trong quan niệm của người Việt là được sinh ra , lớn lên, và chết trong ngôi nhà của mình. Bất hạnh nhất là người không có "mãnh đất cầm dùi" hoặc "chết đường chết chợ". Một người đàn ông khi xưa được gọi là thành đạt phải hoàn thành ba công việc trọng đại: Tậu trrau, cưới vợ, làm nhà. Căn nhà là nơi tổ ấm của gia đình, là nơi để an cư lạc nghiệp.

IV.       VĂN HÓA GIAO THÔNG ĐI LẠI

Do người việt sống trong môi trường sông nước, cho nên hình thức giao thông đi lại đầu tiên là thuyền, bè, ghe, mãnh; với các dụng cụ hỗ trợ như mái chèo, con sào, dây kéo, cánh buồm; với cả không gian sông nước quen thuộc như bến đò, đôi bờ, triều đê, con song...

Hình ảnh chiếc thuyền còn được thể hiện ở ho văn trống đồng Đông Sơn. Điều đó chứng tỏ người Việt đã biết sử dụng thuyền từ rất sớm.

Người Việt còn biết làm cầu. Thô sơ nhất là ầu khỉ, rồi đến cầu gỗ, cầu đá. Có loại cầu di động rất linh hoạt như cầu phao, cầu thuyền. Cầu cũng là hình ảnh thường gặp và quen thuộc trong đời sồng người Việt chúng ta.

Do sống trong không gian sông nước, đi lại bằng phương tiện thô sơ như vậy, cho nên cách cảm thụ về không gian, thời gian có nét đặt thù: thời gian tính bằng con nước ròng, con nước cạn, mùa nước nổi,... không gian sông nước là không gian cách trở, ngàn trùng, bất trắc: mặt nước, chân mây, cánh bèo trôi dạt, lên thác xuống ghềnh...

Một điểm rất đáng chú ý xét trên phương diện văn hóalaf tất cả những dụng cụ, phương tiện, không gian sông nước đều có khả năng trở thành biểu tương tinh thấn sống động, chứa nhiều hàm lượng văn hóa, thể hiện nét văn hóa đặc thù của dân tộc Việt Nam: Thuyền - Bến, Non - Nước, con sáo cắm đợi, song- bờ, thuyền lành thuyền rách, cánh bèo trôi dạt, lên thác xuống ghềnh, lên nguồn xuống bể, mặt nước chân mây... có thể nói tất cả trở thành nét đặc sắc của nền văn hóa việt nam.


                  CHƯƠNG III

VĂN HÓA VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

 

BÀI 5. TỔNG QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI.

 

Nền văn hóa của mỗi dân tộc đều được hình thành trên nền tảng môi trường xã hội nhất định. Môi trường xã hội hình thành cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc và in dấu ấn lên hoạt động sáng tạo và sản phẩm văn hóa của mỗi dân tộc, làm nên những sắc thái riêng của mỗi nền văn hóa.

ở góc độ tổng quát: xã hội là toàn bộ những cộng đồng người tù nhỏ đến lớn cùng với các lĩnh vực hoạt động của họ, những yếu tố hợp thành của một tổ chức, được quản lý và vận hành theo một thể chế nhất định.

Xã hội còn có thể được hiểu theo cỏ cáu và chức năng. Cơ cấu thể hiện mối tương quan giữa các thành phần tạo nên xã hội, những tầng lớp, những giai đoạn, những nhóm người. Chức năng thể hiện các hoạt động đáp ứng nhu cầu của xã hội, các hoạt động này nằm trong hệ thống. Khi xã hội đổi thay thì những cơ cấu và chức cũng thay đổi.

I.       CON NGƯỜI NHẬP THÂN VĂN HÓA.

ở xã hộ, cá nhân, cá nhân bao giờ cũng là cơ sở đề hình thành xã hội và xã hội bao giờ cũng bắt đầu từ những cá nhân và xã hội. ở mỗi nền văn hóa khác nhau, việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội mang sắc thái khác nhau. Xã Hội Việt Nam trong hàng ngàn năm là một xã hội nông nghiệp, nền văn hóa của nó là văn hóa nông nghiệp. Trong xã hội ấy, gia đình, họ hàng, làng mạc tạo thành đơn vị xã hội học cở sở. Do những điều kiện lịch sử riêng, các giá trị gia đình và cộng đồng được đặt trên các giá trị cá nhân. Điều đó đã hiups cho cộng đồng người Việt Nam vượt thoát ra những hoàn cảnh nghiệt ngã, nhưng ở mặt trái của nó, cái cá nhân xem nhẹ, thậm chí hòa tan trong cộng đồng. "Ở xã hội ta, cá nhân chìm đắm trong gia tộc cho nên nhất thiết những luân lý đạo đức, chế độ nhân vật, chính trị pháp luật điều lấy gia tộc chủ nghĩa làm gốc" (Đào Duy Anh, Ciệt Nam Văn Hóa Sử Cương (tái bản), NXB thành phố Hồ Chí Minh 1992, tr.359).

Giữa Phương Đông và phương Tây có sự khác biệt về cách nhiinf nhận vai trò của cá nhân và xã hội. Phương Đông coi trọng vai trò của cộng đồng, phương Tây coi trong vai trò của cá nhân,...

Con người - sinh vật xã hội ngoài di truyền học còn thừa hưởng một loại di truyền khác, đó là di truyền văn hóa thông qua giáo dục. Muốn trở thành con người xã hội, con người phải tham gia xã hội hóa cá nhân và nhập thân văn hóa.

Xã hội hóa cá nhân chính là quá trình biến đổi cá nhân thành một chủ thể mang giá trị xã hội và giúp cho mỗi cá nhân có thể hòa nhập và hoạt động trong đời sống cộng đồng. Nhập thân văn hóa là sự tham gia tự giác, chủ động của con người vào quá trình tiếp nhận và sáng tạo nên những giá trị văn hóa.

Quá trình nhập nhân văn hóa của con người chia làm nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng. Trong các môi trường nhập thân văn hóa, môi trương gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên để con người tiếp nhận văn hóa cộng đồng. Từ môi trường gia đình, con người bước ra và nhập thân văn hóa ở môi trường họ hàng, làng xóm và những môi trường lớn hơn như nước, quốc tế. Đó chính là quá trình con người tiếp nhận những giá trị văn hóa để trở thành con người xã hội, tha gia tích cực vào quá trình hoạt động, lao động sáng tạo nhắm tạo ra những giá trị văn hóa phục vụ cho lợi ích của con người.

Khả năng nhập thân văn hóa ở mỗi cá nhân cũng khác nhau. Có người sâu sắc, có người hời hợt. Có người hòa nhập dễ dàng, có người lại rất khó khăn, thậm chí rơi vào tình trạng đối nghịch... dân gian nói: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" hay "Nhập gia tùy tục" cũng chính là những biệu hiện của nhập thân văn hóa. Hay trong mọi nền văn hóa khác nhau về quá trình thu nhập văn hóa của con người. Một số dân tộc phương Đông tính tuổi đời của người này từ khi còn nằm trong bụng mẹ, nên không coi trọng ngày sinh, chỉ coi trọng ngày giỗ kỵ. Bên phương Tây lại tính tuổi đời ngườichir từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, nên họ rất coi trọng ngày sinh nhật....

II.   MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

Môi trường xã hội là một trong những nền tảng quan trọng để hình thành, phát triển nền văn hóa dân tộc. Sự thay thế, chuyển từ xã hội này sang xã họi khác chính là sự thay đổi môi trường xã hội và những ảnh hưởng, tác động của nóddoois với sự phát triển văn hóa là không nhỏ. Trong các xã hội, các quan hệ kinh tế, cế độ chính trị, kết cấu giái cấp... đều tác động mạnh mẽ đến sự phát triển văn hóa dân tộc và làm nên sắc thái riêng của nền văn hóa. Nếu thể chế chính trị biết lo toan xây dựng văn hóa  thì không chỉ văn hóa đơm hoa kết trái mà các lĩnh vực khác của xã hội cũng phát triển cùng.

Văn hóa là sản phẩm kết tinh của lao động trí tuệ của con người và đến lược nó tác động trở lại với sự phát triển của xã hội. Con người là kết tinh những giá trị văn hóa và chính con người tham gia tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình phát triển của xã hội, tất cả các thành tố văn hóa đều tham gia và trở thành động lực cho việc phát triển kinh tế xã hội.

ở đây cần chú ý đến phương diện truyền thống và hiện đại của văn hóa. Truyền thống được xét cả trên hai mức độ: vĩ mô và vi mô. Nó bao gồm những giá trị tinh thần truyền thống lớn, những thành tựu văn hóa vật thể và phi vật thể có thể kiểm soát được. Nhưng nó còn là những nét tâm lý, thối quen, lề thói, những hành vi rất nhỏ nhặt thường ngày của con người.  ở cấp độ bề sâu, nó còn là cái tâm thức, vô thức cộng đồng dân tộc. Truyền thống này cũng cần được nhìn nhận với cả hai tính chất: tích cực và hạn chế trong mói quan hệ với ngày hôm nay. Văn hóa đương đại cũng được vận hành theo hướng kế thừa và khắc phục những hạn chế của truyền thống. Vấn đề này không chỉ được quán triệt trên tinh thần lý luận mà còn được thể hiện ngay trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngàycuar cả cộng đồng và mọi cá nhân.


BÀI 6. CÁC ĐƠN VỊ XÃ HỘI CƠ BẢN XÉT DƯỚI GỐC ĐỌ VĂN HÓA: GIA ĐÌNH - LÀNG

Cơ cấu tổ chức xã hội Việt Nam bao gồm: Cá nhân - Gia đình- Họ hàng- Làng xã- Vùng - Nước. Xã hội việt nam là xã hội nông nghiệp, trong xã hội đó gia đình và làng là đơn vị xã hội cơ bản, hai yếu tố cơ bản chi phối toàn bộ hệ thống xã hội việt nam. Mặt khác, trong quá trình phát triển của lịch sử, người việt đã phải đối mặt với thiên nhiên để phát triển nền sản xuất lúa nước và đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Vì vậy, ý thức cộng đồng dân tộc sớm hình thành và đơn vị Nước trở nên vô cùng quan trọng trong cơ cấu tổ chức xã hội Việt Nam.

I. GIÀ ĐÌNH

1.      Khái niệm.

Gia đình là một thực thể của xã hội, một giá trị văn hóa đáp ứng nhu cầu tồn tại và các nhu cầu tinh thần đặc biệt thiêng liêng của con người. Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã xuất hiện nhiều kiểu loại, qui mô và cơ cấu gia đình khác nhau. Khó có thể đưa ra một khái niệm  có thể bao hàm hết các kiểu loại gia đình trong lịch sử và hiện đại của đời sống nhân loại. Có thể hiểu gia đình có những nét chung nhất sau:

Gia đình chỉ là một cộng đồng người được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, pháp lí và có mối quan hệ mật thiết với nhau trong sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần.

Gia đình đảm nhận một tổ hợp các chức năng: chức năng tái sản xuất con người, chức năng kinh tế, chuecs năng tâm linh, chức năng trao truyền những giá trị văn hóa tinh thần, chức năng xây dựng nhân cách và chức năng tâm lí tình cảm.

Trong gia đình tuyền thống , người Việt Nam luôn có ý thức xây dựng gia đình và đã dần dần hình thành một hệ thống các giá trị phù hợp với sự phát triển của gia đình qua mọi thời kỳ lịch sử. Văn hóa gia đình là một dạng đặc thù của văn hóa cộng đồng, bao gồm tổng thể các hoạt động sống của gia đình. Các hoạt động ấy bị chi phối bởi các giá trị, chuẩn mực xã hội và được các thành viên trong gia đình chấp nhận, chia sẻ và thực hiện.

2.      Đặc điểm của gia đình người Việt truyền thống.

Văn hóa gia đình người Việt cổ truyền cơ bản là văn hóa gia đình tiểu nông, sản xuất nhỏ, mang tính chất nông nghiệp. Đặc trưng này thể hiện trong cơ cấu, loại hình và toàn bộ hoạt động của đời sống văn hóa của gia đình Việt Nam.

Về loại hình.

Căn cứ vào qui mô và cơ cấu mà xét, gia đình có ba loại: gia đình hạt nhân, gia đình nhỏ và gia đình lớn. Cái khác nhau của mọi nền văn hóa chính là sự tồn tại loại gia đình nào chiếm ưu thế. Quy mô gia dình chiếm hai thế hệ ở Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn. Theo con số điều tra xã hội học, loại hình gia đình này chiếm 2/3trong tổng gia đình Việt Nam. Sự lựa chọn gia đình hạt nhân trong xã hội truyền thống có thể lý giải bằng nguyên nhân kinh tế. Các gia đình luôn có xu hướng tách nhỏ cho phù hợp với nền sản xuất tiểu nông. Trong xã họi cổ truyền, sản xuất nông nghiệp còn ở trình độ thấp, năng suất kém, mùa màng luôn có nguy cơ bị đe đọa bởi thiên tai. Lý do trên khiến cho các bật cha mẹ có con cái đến tuơi xây dựng gia đình, thường cho con ra ở riêng để họ tự lo cuộc sống độc lập. Tuy tách ra ở riêng nhưng với truyền thống văn hóa trọng tình và sự tôn trọng các giá trị gia phong thiêng liêng nên con cái luôn kính trọng và có trách nhiệm chăm lo cho cha mẹ và quan tâm đến tất cả an hem trong gia đình, đặc biệt là vai trò của anh trưởng. Gia đình Việt Nam ba bốn thế hệ là không phổ biến. Bên cạnh nguyên nhân kinh tế và các nguyên nhân văn hóa khác cũng cần thấy rõ một thực tế là trong xã hội cổ truyền, tuổi thọ con người chua cao nên có rất ít người sống đến thế hệ thứ tư kế tiếp.

Ngày nay, có thể nói khuynh hướng thế giới là loại gia đình hạt nhân. Điều này nói lên sự lựa chọn giá trị mới và đeo đuổi các mụch đích khác nhau của con người trong thế giới hiện đại: chủ nghĩa tiện nghi, giá trị tự do,...

Sự gắng bó gia đình và dòng họ.

Gia đình người việt cổ truyền có mối quan hệ mật thiết với dòng họ. Gia đình mạnh thì có dòng họ mạnh,. Ý thức của con người về vấn đề dòng họ của người việt trong xã hội cổ bộc lộ những ưu điểm và hạn chế của nó. Về mặt ưu điểm thì dòng họ chính là gia đình được mở rộng và là nơi nương tựu của con người về mặt vật chất và tinh thần.. Đối với người việ " một giọt máu đào hơn ao nước lã", "con chú con bác chẳng khác gì nhau". Sự lien minh dòng họ ở đây không theo mục đích kinh tế là sự lien kết sự khẳn định sức mạnh với các dòng họ khác và cơ bản với chúc năng thờ cúng tổ tiên - giá trị tâm linh thiêng liêng mà mọi gia đình , gia tộc thờ cúng. Sự lien minh giữa những gia đình dòng họ có mặt trái của nó là chạy theo hư danh " Con gà tức nhau tiếng gáy", là sự tranh giành quyền lực, phô trương thân thế của dòng họ náy đối với dòng họ khác .

Tìn ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Gia đình việt nam tính ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Xuất phát từ niềm tin con người có phần hồn và phần xác, khi chết con người chỉ chết về phần xác còn phần hồn thì còn sống mãi. Ông bà ở nơi chính suối cũng thường xuyên về thăm hỏi con cháu, phù hộ độ trì con cháu . Vì vậy người Việt Nam thường thờ cúng tổ tiên trong già đình. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng thiêng liêng , thể hiện tính nhân bản của người Việt Nam, thể hiện long biết ơn của người còn sống đối với người đã khuất có ý nghĩa triết lý sâu sắc.

Với người Việt Nam, đát cos thổ công, sông có hà bá, nên gia đình người việt có tìn ngưỡng thờ thổ công. Thổ công định đoạt phúc họa trong gia đình nên là vị thần rất quan trọng. Ông bà tổ tiên có công sinh thành nân được tôn kính nhất. Vì vậy, tổ tiên ngự ở bàn thờ tôn kính nhất - gian giữa. Thỗ công ở giang bên trái (theo ngũ hành thì bên trái - phương Đông là nơi quan quan trọng thứ hai sau trung tâm). Thổ thần địa vị kém nhân thần nhưng quyền lực lớn hơn và được coi là "đệ nhất gia chi chủ".

Hoạt động kinh tế xã hội

Do nền sản xuất tiểu nông, gia đình người việt cổ truyền là một đơn vị sản xuất nhỏ. Kinh tế tiểu nông là nền kinh tế tự cấp tự túc. Bên cạnh nghề nông đóng vai trò chủ đạo là các nghề thủ công phục vụ cho sản xuất  và nhu cầu sinh hoạt gia đình. Nghề chính của người việt là sản xuất nông nghiệp. Song trình đọ canh tác còn mức độ nhất định và phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất bấp bênh không ổn định. Trong xã họi cổ truyền đã có khẳn định lao động chính là sự phân công lao động trong gia đình. "chông cày vợ cấy con trrau đi cày", "chồng làm nhà, đẽo cày đóng cối, đan lát... vợ may vá, quay tơ, dệt vải...",v.v... trong nền sản xuất tiểu nông, lao động của người phụ nữ trong gia đình khá nổi trội: tham gia nhưng khâu quan trọng và thậm chí đảm nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất.

Cùng với sự phát triển của nông nghiệp là một nghề thủ công hoặc buôn bán nhỏ. Tuy nhiên không phải gia đình nào làng nào cũng có nhheef thủ công. Còn hoạt động thương nghiệp cũng chỉ dừng lại ơ mức bán một số nông sản và mua sắm những vật dụng thuyết yếu để đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt trong gia đình. Công việc này chủ yếu do người phụ nữ đạm nhiệm. Vào các phiên chợ ở nông thôn, phụ nũ chiếm đa sô, đàn ông chỉ chiếm thiểu số.

Vai trò của người phụ nữ trong gia đình.

Gia đình người việt mang tính chất phụ quyền nhưng vai trò của người phụ nữ rất quan trọng. Tính chất phụ quyền khẳn định vai trò người đàn ông được qui định vì họ là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuấtvaf vị thế của họ trong gia đình, trong đời sống xã hội. Có thể thấy rõ tính chất phụ quyền trong gia đình người việt có mức độ và có sắc thái khác với trung hoa. Trong xã hội cổ truyền và trong xã hội hiện đại, người phụ nữ luôn được tôn trọng và khẳn định được vị thế của mình. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình cao trước tiên là do cơ tầng sâu xã hội là chế độ mẫu hệ cộng với đặc điểm trọng tình nghĩa trong tính cách người việt đây cũng là cơ sở cho việc hình thành truyền thống tôn trọng phụ nữ.

Vai trò của người phụ được khẳn định ở thiên chức làm vợ, làm mẹ trong đời sống gia đình. Là vợ, người phụ nữ chia sẻ trách nhiêm, nhiệm vụ, nghĩa vụ, nổi gian truant và niềm hạnh phúc với chồng. Trong đời sống tinh thần, người phụ nữ là chỗ dựa tình cảm, là nguồn gốc động viên khích lệ tinh thần đối với chồng và là người bảo vệ yên ấm trong gia đình. Để hoàn thành thiêng chức làm mẹ, người phụ phải cố gắng, hy sinh rất nhiều. Vai trò làm mẹ của người phụ nữ không chỉ thể hiện ở công sinh thành "chín tháng mang nặng đẻ đau", còn thể hiện chủ yếu ở việc nuôi dạy con cái. Mẹ là người đầu tiên dạy con làm người, trao truyền những giá trị văn hóa cho con, hy sinh hết long của người mẹ cho con cái  cũng chỉ cốt cho con cái trưởng thành. Người mẹ gieo cho con tình yêu, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình, quê hương, Tổ quuoocs. Bản thân của người mẹ luôn có ý thức tu dưỡng tâm tính, tích nhân tích thiện, ăn ở nghĩa tình với mong đợi để lại Đức cho con ("phúc đức tại mẫu-", "cây xanh thì lá cũng xanh- cha mẹ hiền lành để đức cho con".v.v...-).

Trách nhiệm làm vợ và tình mẫu tử đã khiến người phụ nữ thành linh hồn, nơi hội tụ những tính chất tốt đẹp nhất cho mọi thành viên trong gia đình. Gia đình là hạt nhân trong xã hội cổ truyền không có trách rời gia đình lớn. Người phụ nữ là cầu nối giữa các thế hệ trong gia đình và giữa gia đình cảu mình với họ hàng,....

Các mối  quan hệ trong gia đình trong gia đình Việt Nam vừa mang tính chất cổ truyền bản địa vừa mang tính chất nho giáo và được biểu hiện một cách tinh tế sâu sắc. Nhiều ý kiến cho rằng gia đình Việt cổ có ảnh hưởng của nhiều mặt nho giáo nhưng thật chất là vỏ tàu, lõi Việt. Điều đó cho thấy những giá trị bản địa cốt lõi sâu đậm làm nên sắc thái riêng của văn hóa gia đình Việt Nam.

Vài nét khác giữa gia đình nam bộ với gia đình bắc bộ.

Trong các gia đình nam bộ, thông thương có sự trao quyền kế thừa cho người con trai út, cha mẹ về già ở với người con trai út. Cách gọi thứ tự những người con trong gia đình bắt đầu bằng anh hai, chị hai. Về tín ngưỡng thờ thêm ông địa và ông quan công....

3. Vấn đề xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay.

Cần giáo dục theo hướng coi gia đình là một giá trị, gia đình là tổ ấm, là môi trường nhân văn. Coi sự nghiệp đổi mới đát nước, văn hóa gia đình đang chuyển biến từ truyền thống sang hiện đại, có kế thừa và cách tân. Nó góp phần quan trọng trong giáo dục và hình thành những nhân cách hiện địa phù hợp với dân tộc và thới đại.

II.   LÀNG NGƯỜI VIỆT TRUYỀN THỐNG.

 

Đơn vị làng là một trong ba hằng số cơ bản của văn hóa Việt Nam. Cho đến hôm nay, làng người Việt vẫn còn tồn tại như một thực thể văn hóa sống động trong quá trình vừa bảo lưu, vừa biến đổi. Nghiên cứu văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại không thể không nghiên cứu đến làng xã.

 

1.      Khái niệm, nguồn gốc.

Làng là một đơn vị cộng cư của nhưng dân cư nông nghiệp dựa trên một vùng đất chính xác, một chức xã hội nông nghiệp ứng với sản xuất với tiểu nông, với gia đình- dòng họ gia trưởng.

Làng Việt được hình thành chủ yếu dựa trên hai nguyên lý cơ bản: Nguyên lý huyết thống và nguyên lý cùng nơi chốn (có nguyên lý cùng lợi ích nhưng không phải là chính).

2.      Diện mạo và đặc trưng văn hóa làng

Cơ cấu dân cư và tổ chức hành chính:

      Về cơ bản, làng người việt truyền thống tồn tại ba loại người được hình dung thành ba hình tròn đồng tâm. Vòng trong cùng là nhóm kỳ dichj (lý lịch) gồm những người như xã trưởng, Trương tuần, cai lệ... có nhiệm vụ trực tiếp thi hành các quyết định của hội đồng kỳ mục, trực tiếp tổ chức, quản lý cuộc sống dân làng. Vòng thứ hai là vòng kỳ mục, bao gồm bật tiên chỉ, thứ cỉ (Miền nam gọi là hội tề, do Hương cả đứng đầu) có nhiệm vụ là bàn, soạn, quyết mọi công việc của làng, xã. Tầng tròn ngoài cùng là tầng lớp dân cư chiếm số lượng đông đảo nhất. Chính đội ngũ dân cư đông dảo này góp phần quyết định tạo nên diện mạo văn hóa của mọi làng, xã.

      Điều đáng nói hơn cả là mối quan hệ giữa dân chính cư và dân ngụ cư. Dân ngụ cư là những người từ nơi khác đến xin ở làng vì nhiều lý do khác nhau. Họ chính là cái nhìn định kiến của dân cư và sự đối sử rất bất công của những thế lực chức sắc trong làng. Họ thường phải sống ngoài rìa làng, phải làm những công việc hèn mọn, phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ như dân cư đối với làng, trong khi đó hầu như không được hưởng quyền lợi gì. Muons trở thành dân cư chính, phải thỏa mãn những điều kiện như: Hoàn thành tất cả các nghĩa vụ đóng góp, không qui phạm các điều khoản qui ước của làng, phỉa có ba đời ở làng, phải có một khoản lệ phí nộp và khao làng khá tốn kém.

Trong khi dân chính cư nhìn dân ngụ cư bang cái nhìn đầy định kiến: Xem thường, nghi ngờ, về những hành trạng và nhân cách, "Ma cũ bất nạt ma mới", cho rằng họ là người " Trai trốn chúa, gái lộn chồng"..., khong ngồi ăn chung, ra ngoài không chào... Chình cái tâm lý cái nhìn định kiến này dần dần trở thành một tâm thức mang tính tiêu cực của người Việt, vẫn còn đến ngày hôm nay, tạo nên những biến tướng khá nặng nề như tư tưởng bản vị, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, tẩy chai người nơi khác đến... điều đó cản trợ không nhỏ đến cuộc sống hiện đại.

Ngoài ra chức hành chánh do kỳ mục, kỳ dịch điều hành, nông thôn ngày xưa còn có những tổ chức ẩn tang, do dân cư lập ra, như: Giáp, Phường, Hội. Tất cả cácv tổ chức này nếu biết hoạt động đùng hướng sẽ có lợi, nhưng không hiếm những trường hợp hoạt động theo hướng tiêu cực, gây phiền hà, bó buộc đối với người dân, tạo điều kiện cho bọn cường hào nhũng nhiễu, tác oai tác quái. Các ấp nam bộ cò ít tổ chức ẩn tàng, nên đời song của họ cũng có phần phóng khoáng hơn.

Chức năng kinh tế của làng.

      Làng truyền thồn chủ yếu sản xuất nông nghiệp trồng lúa với trình độ sản xuất thấp, năng xuất bất bênh, phụ thuộc vào thiên nhiên thời tiết.

Có một số làng có nghề thủ công. Những người dân tranh thủ thời gian nông nhàn để làm nghề. Nhìn chung trên tổng thể, các nước có hệ thống các làng nghề khá đa dạng, phong phú. Trong đó một só lang nghề nổi tiếng, cũng không ít làng nghề mai một theo thời gian. Tuy có những hiện tượng đáng chú ý là: Nếu làng nghề nào thị vượng thì đều có khuynh hướng tiến ra đô thị để lập một phố nghề, sinh song sản xuất, buôn bán các mặt hàng  thủ công của làng mình. Họ chính là những thành phần dân cư dân đông đảo của đô thị Việt Nam. Thí vụ ở Hà Nọi " Bâm sáu phố phường" (con số mang ước lệ), hầu hết những phố mang tên nghề, tên các mặt hàng đều do những người dân từ trần xung quanh Hà Nội kéo về lập.

Có một số hiện tượng đáng chú ý là các phiên chợ quê của làng truyền thống. Không phải làng nào cũng có chợ. Thông thường chợ là một vùng, đáp ứng nhu cầu mua bán của năm bảy làng lien tiếp kề nhau. Nói đến chợ, đương nhiên là nói đến mua bán trao đổi hàng hóa. Chợ quê chủ yếu là các nông sản. Hoạt động mua bán diễn ra rất khiêm tốn, chưa đủ mạnh để biến thành một hoạt động mang tính chất sôi nổi mang tính chất thương mại nhằm kích thích sản xuất nông sản. Tuy nhiên, chợ quê lại thực hiện chức năng văn hóa khá đậm nét. Người ta đi chợ đặc biệt là phiên chợ tết. Chợ có hương vị thổ ngơi. Có các vật phẩm vật phẩm hóa (cho chữ, bán chữ, bán câu đối, tranh dân gian,...). Sau phiên chợ có thể là có những cuộc hát giao duyên của con trai và con gài. Nơi khởi lên những mối tình quê dạng dị mà đằm thắm. Có những phiên chợ âm dương, hợp vào lúc tranh tối tranh sáng với quan niệm mua mai bán rủi, làm phúc cho người, làm phúc cho ma. Đay cũng là một nét văn hóa đặc sắc của sinh hoạt chợ quê ngày xưa. Ca dao truyền tụng: chợ huyện một tháng sáu phiên- Gặp cô hàng xén kết duyên Châu Trần....

Nhìn chung, chức năng kinh tế của làng Việt truyền thống được biểu hiện ra một cách thật đậm nét, chủ yếu mang tính chất tự túc tự cấp, cách làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, tiểu nông; một số hoạt động kinh tế ít mang tính chất kinh tế thuần túy mà lại đậm đà tính chất văn hóa.

Chức năng tâm linh của làng:

Xem xét tính năng tâm linh của làng tức là muốn nói đến các hoạt động đồng làng mà bất cứ người dân nào cũng hướng tới và tự nguyện tham gia nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của họ.

Biểu hiện tiêu biểu nhất của các chức nawng tâm linh là tín ngưỡng thờ thần thánh hoàng làng. Tnày do tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Những nhân vật được cộng đồng làng suy tôn bao gồm: những bật anh hung, dũng tướng trong huyền thoại, truyền thuyết và trong lịch sử; những người có công lập làng hoặc các vị tổ nghề; những người làm nghề hèn mọnnhuw ăn xin ăn mài, hoặc ăn trộm ăn cướp bị chết vào giờ linh cũng được dân làng suy tôn là thần. Hoạt động thờ thần diễn ra ở đình làng. Trước kia đình làng mang tinh thần dân chủ làng xã khá đậm đà, sau này chịu ảnh hưởng của nho giáo (nhất là thế kỹ thứ XV nho  giáo trở thành quốc giáo) thì việc thờ thành hoàng đã bị thể thức hóa theo tinh thần Nguyễn Bính tiến hành sang định, kê cứu, phân loại và ban sắc phong cho các đình làng trên cả nước. Tương ứng với ba loại thần kể trên, trong các sắc phong được gọi là Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ Đặnng thần, cùng với các qui định về tế lễ rất nghiêm ngặt. Điều đó cho thấy rằng tinh than nho giáo đã can thiệp rất sâu vào đình làng. Đình làng từ bấy trở đi là nơi hiện thân cho thần quyền và các cường quyền của chốn thôn quê. Bao nhiêu tội ác, bao nhiêu cảnh đời thê thảm diễn ra nơi đình làng ( Xem them những tác phẩm Tắc đèn, Việc làng, Tập án cái đình của Ngô Tất Tố ).

Hai đặc trưng tổng quát của làng Việt truyền thống: tính cộng đồng và tính tự trị tự quản.

Trước hết là nói về tính cộng đồng: nó được biểu hiện qua tính cộng cư, cộng cảm, cộng mệng, cộng sản (dùng cho một số tài sản như công điền, công thổ, công quĩ...). Nó có những mặt tích cực như tinh thấn tương thân tương ái, tinh thần đoàn kết gắng bó, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng . Nhất là những lúc lâm nguy, tinh thần cộng đồng lại được phát huy cap độ sức mạnh của nó. Tuy nhiên, cũng thấy những biểu hiện cực đoan của nó như: tư tưởng bình quân chủ nghĩa, cào bằng, "Hóa cả làng": tư tưởng dựa dẫm , ỷ lại, thiếu trách nhiệm cá nhân, "Cha chung không ai khóc"; tư tưởng bầy đàn, a dua, ăn theo nói leo, không dám sống đúng là mình,...

Tính tự kỷ tự quản trước hết được biểu hiện bằng hình thức hương ước của làng do những chức sắc và những người đàn ông trong làng bàn soạn. Nội dung hướng ước tuy mỗi làng có những đặc điểm khác nhau, nhưng có tựu trung lại bao gồm mấy nội dung sau: 1. Một điều khoản qui định về sản xuất, kinh tế lien quan đến ruộng đất, sức kéo trâu bò, đường xá,...; 2. Những điều khoản về phong hóa, địa lý; 3. Những điều khoản về an ninh; 4. Những điều khoản về tế tự; 5. Cuối cùng là những điều khoản về học hành khoa cử. Tất cả những điều đó đều có thưởng phạt cụ thể . Hương ước là luật tục của làng, có ý nghĩa điều hành cuộc sống của dân làng. Nó thể hiện những nét văn hóa riêng của mọi làng.

Tính tự trị tự quản mang ý nghĩa tích cực khi nó góp phần cũng cố tình cảm, sức mạng cộng đồng làng, tạo nên những nét văn hóa đặc sắc của mọi làng. Song những biểu hiện cực đoan của nó là khó tránh khỏi như: sống theo lệ mà không sống theo luật, " Phéo vua thua lệ làng"; tư tưởng cục bộ bản vị, địa phương chủ nghĩa, long tự tôn thái quá thành long tự thị... ngày hôm nay, cái tâm lý sống theo lệ thâm căn cố đế này sẽ tác động và cản trợ rất nhiều tới cuộc sống hiện đại.

Tác giã Trần Ngọc Thêm cho rằng hình ảnh lũy tre làng là biểu tườg cho tính tự trị, còn ba hình ảnh khác: cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng tính cộng đồng.

Một vài nét khác của làng (ấp) Nam bộ so với miền bắc và miền trung:

Tuổi đời các làng (ấp) ở nam bộ khoản chừng 300 năm nay.

Nguồn gốc dân cư đa dạng: Dân sợ tại, khơ me, chăm, người Hoa, người vùng ngũ Quảng, người Bắc.

Không gian cộng cư theo hình truyền, nghĩa klaf bám sát mặt lộ, hoặc bờ kênh, nhờ thế, tự nó mang tính mở.

Việc thời thành hoàng, đại đa số các vị thần không có dáng tính, họ chỉ viết một chữ thần theo tiếng hán (đại tư) rồi đăt ở sau hậu cung để thờ. Ngoài ra người dân Nam bộ có khi lập miếu thờthowf ông cọp, hoặc xuất hiện những người theo đạo nằm theo đạo câm... những hiện tượng đó cũng  là từ hiện tượng đa thần giáo mà ra cả.

Song người dân nam bộ rất sớm coi trọng nghề buôn bán, ca dao còn ghi: Đạo gì vui bằng đạo đi buôn- Xuống biển lên nguồn chợ nước sông". Điều này khác với miền bắc trước kia chịu ảnh hưởng của cái nhìn đẳng cấp nghề nghiệp: sĩ, nông, công thương. Chính vì có một cái nhìn coi trọng nghề buôn bán như vậy, sớm tiếp xúc với nền kinh tế mang tính chat tư bản phương tây. Nên nam bộ phát triển thương mại rất sớm, và ngày nay được coi là một ưu thế các tỉnh nam bộ.

Vấn đè xây dưng văn hóa làng và làng văn hóa ngày nay:

Nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng văn hóa làng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những năm gần đay, xuất hiện phong trào xay dựng mô hình " làng văn hóa". Một làng được công nhận danh hiệu "Làng văn hóa" đều phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể tùy theo đặc thù từng nơi. Đây là phong trào ngày càng phát triển.


BÀI 7. NHỮNG ĐƠN VỊ XÃ HỘI CƠ BẢN XÉT ĐỘ VĂN HÓA: NƯỚC ĐÔ THỊ

I.       ĐƠN VỊ NƯỚC (TỔ QUỐC).

Nước, đất nước là cách gọi cách thuần Việt mang tính cộng sản, nằm trong cơ tầng sâu của văn hóa Việt Nam: tổ quốc, quốc gia là cách gọi hán việt, mang ý bghiax như một khái niệm hành chính nhiều hơn, với cấp độ là một quốc gia, chúng ta có thể xét một vài khía cạng văn hóa tiêu biểu như sau:

1.      Nguồn gốc Tổ quốc được hình dung trên hai cấp độ.

Thư nhất, như một khoản không gian cộng cư tự nguyện của dân tộc do sự lien kếttuwj nguyện giữa các làng mà thành. Nếu hiểu như thế, đất nước ta đã có từ thời xa xưa, được hình thành rất sớm, có thể đúng với cách như cách nói quen thuộc với một con số mang tính uơcs lệ: 4000 năm lịch sử.

Thứ hai, đất nước thật sự chỉ được tính từ thời điểm có nhà nước. Theo cách này, đất nước chúng ta có từ thời nhà vua Hùng ra đời và đặc tên là Văn Lang, cách chúng ta quãng từ 2300 đến 2700 năm mà thôi.

Nhà nước Văn Lang là nhà nước sơ khai, vẫn đạm đà mang tính dân chủ xã hội. Trải qua thời kỳ 1000 năm bắc thuộc, đến thời kì các triều đại Ngô, Đinh, tiền Lê, nguyễn, các triều đại pưhong kiến việt Nam đều xây dựng nhà nước theo mô hình triều đại phong kiến Trung Hoa, mô phỏng pháp luật Trung Hoa, củ thể hơn là theo mô hình thể chế nhà nước Nho giáo. Có một số điều đáng lưu ýlaf, về cơ bản nhà nước phong kiến Việt Nam là một kiểu nhà nước- dân tộc (yw kiền của GS Hà Văn Tấn), nghĩa là rất chú ý giải quyết mối quan hệ hài hòa giưa quyên lợi của giai cấp phong kiến với quyền lợi dân tộc. Nhất là những khi đất nước bị xâm lăng.

2.            Đối với người Việt

Bao giờ yêu nước cũng là giá trị cao nhất trong bảng giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Điều đó thể hiện ở muôn vàn những biểu hiện sống động trong cuộc sống của dân tộc trong lịch sử của dân tộc. Sau đây là một số ví dụ:

Việt Nam được xem là một quốc gia duy nhất có tín ngưỡi thờ cúng tổ tiên, tức là giỗ tổ vua Hùng. Từ đời nhà Lê, việc tổ chức (mùng 10 tháng 3 hàng năm) được dâng lên hàng quốc giỗ, quốc lễ. Từ bấy trở đi, hàng năm, thân chinh nhà vua, hoặc các viên đại thần đầu triều phải lên tận Đền Hùng để dâng hương bái tạ vua hung. Ngay cả khinh đô đất nước được dời vào Huế (1805), các đời vua nhà Nguyễn  vduy trì điều đặng nghi thức long trọng này. Hễ có con dân nước Việt ai cũng có long về đất nước "Dù ai đi ngược về xuôi- Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba".

Các triều đại phong kiến Việt Nam trong những lúc đất nước lâm nguy bao giờ cũng biết đặc quyền lợi của cả dân tộc và đất nước lên cao nhất. Nếu có mâu thuẫn giữa các thế lực phong kiến, thì cũng biết dẹp bỏ tư thù để hướng vào chăm lo giữ gìn sự tồn vong của tổ quốc. Ví dụ, giữa vua Trần và Trần Quốc Tuấn có hiềm khích, nhung đến khi đất nước có giặc, vua Trần cho vời Trần Quốc Tuấn vào giúp nước, phong làm tướng lĩnh, cầm quân đánh giặc và tướng quân cũng hết lòng phụng sự cho tổ quốc, lập những chiến công hiểm hách. Một điểm đáng lưu ý là Việt Nam lấy tên riêng, tách rời tên triều đại các dời vua, như nhà văn Lang, Âu Lạc, Đại Việt, Đại Nam, Việt Nam. Trong khi đó, các nước trung Hoa không có tên ngày xưa đặt tên nước theo tên các triều vua: nước Tần, Hán, Đường, Tống,...

Về phía nhân dân, hễ là con dân nước Việt, ai cũng có lòng tôn vinh Tổ Quốc. Khi tổ quốc lâm nguy, ai cũng hiểu " Nước mất nhsf tan". Bao giờ cũng có một phương chăm hành động " Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Bao nhiêu gương anh dũng cảm của những người anh hung có tên và không tên trog suốt thời kỳ lịch sử từ xa xưa đến hôm nay đã ngã xuống, đoor máu hy sinh cho sự tồn vinh đất nước.

Đối với Việt Nam, tội tày đình trời không dung đất không tha là tội phản bội Tổ Quốc. Những kẻ phản nghịch như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc bị muôn đời nguyền rủa. Trong cuộc kháng chiến chống pháp, chống mỹ, chẳng mai gia đình nào, làng xã náo chay theo hàng ngũ của địch hoặc đào ngũ, thì bị coi là mối nhục của gia đình và bacon làng xã. Chuyện xưa tương truyền rằng, Thời Trần có hai làng trốn tránh không chịu tham gia đánh giặc Nguyên Mông, sau khi thắng lợi, nhà vua trừng phạt hai làng nàybangwf cách đặt tên là làng chó, với ý đánh vào lòng tự trọng (quốc sỉ) của dân hai làng này. Không chịu nổi sự nhục nhã, ít tháng sau người dân hai làng bỏ đi hết, giấu biệt tung tích của mình. Mới thế biết lòng yêu Tổ quốc mới trở nên hệ trọng đến chừng nào.

Theo ý kiến GS. Phạm Ngọc, ý thức về tổ quốc của người Trung Hoa và các nước phương tây truyền thống không mạnh mẽ bằng người Việt chúng ta. Chứng cớ là ở Trung Quốc trước kia, một người ở nước nàyvif lý do tư thù nào đó thì có thể sẵn sang đem quân sang nước khác về đánh nước mình( Trường hợp Ngũ Tử Tư). ở phương tây, khi còn là một công quốc, việc nhượng, tặng, bán, đổi đất và thần dân giữa các công quốc với nhau là chuyện bình thường. Người Việt Nam không chấp nhận chuyện đó.

Một vài chứng cứ trên thì đủ thuyết phục, nhằm khẳn định tinh thần yêu nước của các dân tộc Việt Nam là lớn lao và bất tử. Các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc vĩ đại, dân tộc ta giành được chiếnw thắng không phải do người nhiêu, sung đạn vũ khí tối tân, mà bởi lòng yêu nước to lớn của những người dân Việt Nam chúng ta.

Ngày hôm nay, trước xu thế hợp tác, đối thoại, toàn cầu hóa về kinh tế, lòng yêu nước, lòng yêu tổ quốc, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với tổ quốc được biểu hiện thành sự kết hợp giữa quyền lợi cá nhan và tổ quốc, là tư thế đối thoại, hợp tác, là lòng tự cường và tụ trọng của cả dân tộc đặng góp phần đưa đất nước ngày càng phồn vinh thịnh vượng, có nền văn hóa nhân văn, đặc sắc và phát triển.

II.               ĐÔ THỊ.

Đô thị là một vị tổ chức xã hội, một không gian cộng cư của con người. Đô thị (thành thị) được kết hợp từ hai chiều: đô và thị, trong đó đô là trung tâm hành chính, nơi đặc bộ máy toor chức và quản lý của nhà nước: thị là trung tâm buôn bán, thương mại.

Đô thị Việt Nam ra đời chậm, muộn, chủ yếu vì thương mại không phát triển. Trước thế kỹ thứ XVI mới có Thăng Long- kể chợ. Sau đó, xuất hiện dần một trung tâm đô thị nữa như Phố Hiến, Hội An, Sài Gòn, nhờ hoạt động thương mại là chính. Cắt nghĩa cho hiện tượng này, lý do thứ nhất nhất thuộc về đặc trưng văn minh nông nghiệp trồng lúa, kinh tế tự cung tự cấp, không mạnh buôn bán. Lý do thứ hai thuộc về cái nhìn đẳng cấp trong quan niệm về nghề nghiệp: sĩ, nông, công, thương- buôn bán bị xếp cuối cùng trong bật thang giá trị nghề nghệp. Buôn bán trước kia bị định kiến, lắm khi đông nhất với " Buôn gian bán lận", "Thật thà như thẻ lái trâu"....

Đô thị Việt Nam kém phát trienr, do bị phụ thuộc vào yếu tố "Đô", nghĩa là yếu tố thị không đủ mạnh để phát trienr độc lập. Nhìn vào đô thị Việt Nam, nếu vì lý do nào đó, trung tâm lỵ sở của nhà nước chuyển dời thì hoạt động buôn bán cũng mất theo, hoặc một vài. Ví dụ: tiêu biểu nhất là tình trạng này là việc các tỉnh sát nhập những năm 1960 và trách ra năm 1999 gần đây. Một số tỉnh lỵ sở voons có trước đây, khi tỉnh tách ra, không còn tỉnh lỵ nào nữa, hoạt động buôn bán gần như tàn lụi: khi được trở thành tỉnh lỵ, trung tâm đô thị đó phát triển với độ mau lẹ. Ví dụ như tỉnh lỵ ở Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Hưng Yên,... chẳng hạn.

Về cơ cấu dân cư, và kinh tế, đô thị Việt Nam truyền thống ít đa dạng và phức tạp như ngày hôm nay. Trước kia một số thành phanaats đáng lưu ý, là những người dân làng nghề truyền thống ở các từ trần kéo theo phố để sản xuất, buôn bán tại chỗ, lập nên các phố nghề, họ đã góp phần vào diện mạo kinh tế xã hội và văn hóa đô thị.

Một đặc điểm bao trùm chi phối các đô thị Việt Nam là tính chất nông thôn nông nghiệp, nông dân với tất cả các ưu điểm và hạn chế tác động , chi phối rất mạnh. Ưu điểm, là con người tình nghĩa, các phong tục, tín ngưỡng , ẩn thực,... bình dị của  thôn quê được nuôi dưỡng nơi đô thị. Nhược điểm là lối sống tùy tiện, theo lệ làng để lại hậu quả không nhỏ trong vấn đề vệ sinh môi trường, giao thông công cộng kiến trúc nhà ở...

Đo thị bao giờ cũng là trung tâm kinh tế, chính tr, văn hóa của cả vùng, có khi của cả nước. Nơi đó bao giờ tồn tâij qui luật thâu nhận, kết tinh và lan tỏa văn hóa. Văn hóa mọi miền họi tụ, được "nâng cấp", trau chuốt cho tinh mỹ hơn. Đến lượt, nó lại được lan tỏa, phát sáng, trở thành giá trị chung cuả cả cộng đồng.

Tuy nhiên, vì trung tâm giao lưu với các vùng, các miền, khu vực và quốc tế, nên cũng không tránh khỏidnhập những "thứ phẩm" của văn hóa. Sức đề kháng văn hóa cũng phải được quan tâm thường xuyên.

Ngày hôm nay, vấn đề đặc ra rất bất thiết là phải xây dựng một mô hình công dân đô thị hiện đại như thế nào để góp phần từng bước đưa các đô thị trở nên văn minh, hiện đại mà vẫn dân tộc.


BÀI 8. VĂN HÓA SINH HOẠT TINH THẦN: NGÔN NGỮ, TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO

Mảng văn hóa sinh hoạt tinh thần bao gồm rất nhiều các thành tố khác nhau như pháp luật, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn chương sân khấu, điện ảnh,... trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu 4 lĩnh vực được coi gần gũi nhất trong đời sống sinh hoạt cá nhân và cộng đồng như: ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục lễ tết, lễ hội.

I.  NGÔN NGỮ.

Ngôn ngữ được xem là một lĩnh vực tiêu biểu, kết tinh văn hóa của một dân tộc. Boiwr vì ngông ngữ là công cụ, phương tiện giúp cho con người tư duy, biểu đạt nhũng nhận thức và tình cảm về thế gioiws, về con người. Ngôn ngữ sinh ra cùng voiws trình độ và năng lực tư duy của con người. Nó là sản phẩm của cộng đồng, mọi cá nhân sử dụng chịu sự qui định của chuẩn mực, qui ước và tâm thức của cả cộng đồng. Ngôn ngữ vừa là phương tiện để chuyển tải văn hóa , bảo luuw văn hóa, vừa là hiện thân của văn hóa.

Nhìn vào ngôn ngữ, cần quan tâm toiws hai phương diện của nó là: tiếng nói và chữ viết.

1.      Tiếng nói.

Tiếng việt được cấu tạo boiwr sáu thanh và tiếng rới (đơn âm tiết). Nhờ vậy tiếng việt giàu thanh điệu, âm săc phong phú. Trong khi tiếng hoa chỉ có 4 thanh: hoặc các tiếng của các dân tộc phương tâychir chú trọng đếntrojng âm và nhữ điệu của lời nói và là thứ tiếng đa âm tiết. Đặc điểm cấu tạo này mang đến cho tiếng nói người việt có âm điệu giàu nhạc tính. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho nền thơ ca dân gian Việt Nam phát triển voiws những thể thơ sáu tám, hay đồng dao 4 chữ rất dồi giàu tính nhạc.

Ngông ngữ người việt nằm trong hệ thống Việt Mường, chịu ảnh hưởng tá động qua lại với các hệ ngôn các hệ ngôn ngữ khác như Môn- Khơ me, Tày-thái, Hán. Nhất là khi chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, lopws từ Hán đã được việt hóa, tạo nên một lớp từ Hán Việt(từ hán được phát theo âm việt) tham gia vào vốn từ vựng của tiếng việt, làm giàu ngông ngữ Việt Nam. Kể cả sau này, sau khi tiếp xúc với nền văn minh văn hóa phương tây, một số ừ gốc như Pháp, Anh, Mỹ... đi vào đời sống Việt Nam. Tất cả sự vay mượn nàylaf hiện tượng cũng thường thấyowr các ngôn ngữ khác và đối voiws tiếng việt là không ngoại lệ.

Về nghệ thuật giao tiếp, người việt thường hướng toiws cách nói mang tính tình cảm (trọng tình cảm, dể nghe), tính biểu trưng (sử dụng thành ngư, tục ngữ, con số), theo phương pháp nhúng thường, đề cao người khác "xưng khiêm hô tôn". Một điểm dễ nhìn thấy nữa là các đại từ xưng hô của người việt điều theo tính chất gia đình (cô, dì, bác, cháu, con,...). Đây là một điểm riêng trong giao tiếp của người việt, nếu đảm bảo tính chất vừa mức sẽ rất tốt, nếu bị lạm dụng sẽ trở nên khá phiên toái. Gây cản trỏ tới mối quan hệ, tới hiệu quả của công việc.

2.      Chữ viết.

Lịch sử chữ viết của người việt có các bước như sau:

Người việt cổ xưa có chữ viết. Các nhà nghiên cứu đưa ra phỏng đoán này căn cứ vào các chứng cứ như: hoa văn trên các đồ binh khí , dụng cụ bằng đồng, có rất nhiều ký tự ban đầu: các đường vạch ngang dọc trong một diện tích lonws bãi đá cổ Sa Pa có thể là một loại ký tự nào đó: cuối cùng là dựa vào sách cổ Trung Hoa cho biết: người phương nam xưa kia có một chữ khoa đẩu (hình con nòng nọc boiw trong nước).

Bước thứ hai là chữ hán. Khi nước ta biến thành quận, huyện của trung hoa vào những năm đầu công nguyên , các thía thú trung hoa đã tiến hành mở trường dại học bằng tiếng hán, truyền bá chữ hán. Người đầu tiên tiến hành công việc này là Sỹ Nhiếp. Từ bấy giờ, nước việt có một đội ngũ trí thức sử dụng chữ hán, có người đỗ đạt cao. Khương công phụ là người học giỏi tài cao, đã từng được bổ làm tể tướng nhà đường. Lý Cầm, Lý Tiến cũng là những người nổi tiếng học rộng tài cao. Đặc biệt có Tinh Thiều, một người hán học tài giỏi, nhưng đã không hopwj tác voiws lực lượng đô hộ, mà tham gia vào khởi nghĩa của Lý Nam Dedes, được cử làm tướng văn đúng đầu ban văn của nhà nước Vạn Xuân.

Chữ hán, từ bấy giờ trở đi chính thức đi vào nước ta như một công cụ giao tiếp hành chính. Bắt đầu từ thế kỷ thứ XI trở đi, khi đất nước ta giành độc lập, các triều đại Lý, Lê, Nuyễn đã coi chữ hán là thứ chữ chính thức trong nền khoa cử giáo dục và giao dịch hành chính. Nhiều sáng tác văn học, nhiều tác phẩm sử học, các văn bia, câu đối... đều được viết bằng tiếng Hán.

Sau đó là chữ nôm (Nôm do đọc chệch là Nam mà thành chữ của người Nam). Chữ nôm ra đời khoản thế kỷ thứ XII, XIII thuộc đoiwf nhà Trần. Sách sử còn ghi lại bài văn tế cá sấu do đại học sĩ Hàn Thuyên viết bằng chữ Nôm (tác phẩm này cũng không còn nữa). Chữ nôm là sản phẩm sáng tạo của cac sáng tri thức người việt. Sử dụng các bộ chữ hán cấu tạo thành con chữ để ghi trực tiếp thành âm của tiếngg Việt. Điều này thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường văn hóa rất cao của dân tộc Việt Nam.

Chữ nôm từ khi moiws ra đời cũng chịu số phận lép vế so voiws chữ Hán. Câu Nôm na là cha mách qué còn ghi lại thái độ mệt thị chữ nôm ngày đó. Dần dần chữ Nôm được các nhà tri thức lớn như Nguyễn Trãi, các thành viên trong tao đàn thơ mà người đứng đầu là nhà vua Lê Thánh Tông (Tao đàn đại nguyên súy) tập hopwj 28 nhaf thơ đương thoiwf sử dụng chữ Nôm, nhờ vậy chữ nôm đã có địa vị nhất định. Sau này, những nhà thơ kiệt xuất như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều,Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ,... đã đưa ra chữ Nôm trở thành địa vị cao quí nhờ các sáng tác xuất săc củav mình. Một vấn đề không thể không ghi nhận là: tất cả những sáng tác văn chương rực rở nhất là văn chương trung đại là thuộc về các sáng tác chữ nôm chứ không phải là chữ Hán. Điều đó cho thấy sức sống của tiếng mẹ đẻ, để văn hóa việt, tâm hồn Việt.

Tiếp đến là chữ quốc ngữ. Đây là sản phẩm sáng tạo của một tập thể linh mục phương tây, họ dùng các con chữ la tinh ghép lại để ghi âm tiếng việt voiws mục đích truyền đạo ky tô vào Việt Nam. Trong số này linh mục Alexandre de Rhoder là người có công lớn. Ông đã góp phần san định và chuẩn mực hóa viết thông qua những tác phẩm phép giảng tám ngày và từ điển Việt - La- Bồ (1649-1651).

Chữ quốc ngữ ban đầu chỉ sử dụng trong phạm vi các hoạt động của đạo ki tô. Lúc này giai đoạn thóng trị cũng chưa ra được sự tiện lợi và tiện dụng của thứ chữ này. Phải nhờ đến năm cuối của thế kỷ thứ XIX đầu XX, một số các bật thức giã moiws nhận thấy và tiếng hành sử dụng, hoàng chỉnh, quảng bá. Phong trào sử dụng chữ quốc ngữ bắt đầu sử dụng và nở rộ ở phía Nam. Nó được sử dụng hopej pháp trong trường học, lĩnh vực báo chí. Những tờ báo như Gia định báo (1865), thông thoại khóa trình (1888, của Trương Vĩnh Kỳ), nông cổ mín đàn (1901)... là những tờ báodddaauf tiên in bằng chữ quốc ngữ. Các trí thức tiêmns bộ nam bộ lúc bấy giờ Trương Vĩnh Kỳ, Huỳnh Tịnh Của, nhà văn Hồ Biểu Chánh có công rất lớn trong việc hoàn chỉnh và quản bá chữ quốc ngữ. Ở ngoài Bắc, sau này nhóm Đông Kinh nghĩa Thục, một tổ chức yêu nước lạnh trụ như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền đã vận động phong trào học chữ quốc ngữ rầm rộ.

Tuy nhiên, số phận những năm Pháp thuộc vẫn còn lép vế. Trong trường học chữ quốc ngư và việt văn chỉ chiếm một thoiwf lượng hạn chế, chủ yếu là sử dụng tiếng Pháp trong dạy và học. Chỉ chờ đến khi cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chủ tịch moiws ký sắc lệnh sử dụng chữ quốc ngữ một cách chính thức.

Nhìn chung lịch sử chữ viết của dân tộc Việt Nam cũng có những bước đi khá thăng trầm, có sự mất đi và thay thế. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận thay thế là bỏ hẳn đi cái củ. Trong khi đó chúng ta về cơ bản đã mất đi chữ hán và chữ nôm một cách đáng tiếc, tức nghĩa là đã mất cái công cụ quan trọng đã moiwr kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhà nghiên cuuw Phan Ngọc cho rằng ngay cả việc học ngoại ngữ của ta cũng không có tính chiến lược, thường chạy theo phong trào, thiếu chiều sâu, và mang tính thực dụng.

Ngày nay, vấn đề bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được đặt ra một cách bức thiết hơn bao giờ hết. Một vài cách cải cách chữ viết mấy năm nayvuwaf qua vừa tốn kém lại không hiệu quả. Cách nói và cahs viết, vấn đề sử dụng ngôn ngữ... cũng là những vấn đề rất được quan tâm không chỉ ở trong nhà trường mà phải là nhiệm vụ của toàn xã hội.

II.               TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO.

1.      Khái niệm và sự phân biệt.

Tín ngưỡng và tôn giáo đều là niềm tin, sự sùng bái của con người hướng đến những điều huyền bí, mang tính chất siêu nhiên, được biểu hiện ra bằng hoạt động riêng lẽ của mọi cộng đồng.

Trên ý nghĩa này, có người góp cả tín ngưỡng và tôn giáo vào làm một và gọi chung là tôn giáo chứ không chia làm hai, tuy nhiên căn cứ vào mức độ niềm tin và cơ cấu tổ chức của chúng ta, vẫn có thể phân biệt được trên những nét cơ bản sau:

      Xét thời điểm ra đời: tín ngưỡng ra đời từ thời bình bình minh của lịch sử loài người, được đánh dấu bằng việc thờ vật tổ (tô tem giáo). Trong khi đó tôn giáo ra đời muộn hơn rất nhiều: cách ngày nay trên 2000 năm (căn cứ vào tôn giáo lớn như là phật giáo, nho giáo, ki- tô giáo, hồi giáo).

Xét về cội nguồn sáng tạo: tín ngưỡng là một sáng tạo của tầng lopws bình dân, không có tác giã, không có tổ sư (người sáng tạo); trong khi đó tôn giáo là sản phẩm sáng tạo của những tri thức lớn. Những vị tổ sư đều là những nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, lãnh tụ tinh thần của tín đồ - một bộ phận dân chúng nhất địng.

      Xét về mặt cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành thống nhất, không có hệ thống kinh sách ổn định, không có hệ tống các công trình kiến trúc là noiw hành lễ có kiểu kiến thức riêng ( thường là tùy tiện, không nhất định vào một kiểu dáng, một qui mô nào: Am, miếu, điếm, đền, đình, gốc đa, hòn đá...). Trong khi đó tôn giáo có cả một hệ thống tầng bật, hệ thống kinh  sách, hệ thống các công trình kiến trúc là noiw hành lễ ổn định và có kiểu thức riêng. Nói theo cách của ki tô giáo, tức là có đủ giáo hội, giáo lý, giáo đường.

      Xét về mức độ niềm tin: nhìn bề ngoài thì niềm tin của các tín đồ tôn giáo có vẽ mạnh mẽ hơn những người theo tìn ngưỡng. Nhưng sức sống của tín ngưỡng  so voiws tôn giáo thì cũng khó có thể khẳng định loại nào hơn loại nào kém. Bởi vì sức sống của tín ngưỡng được biểu hiện ẩn tàng hơn, tế vi hơn. Có khi những tín ngưỡng trên thực tế đã mất, nhưng tư tưởng quan niệm của nó lại lặn vào boiwf sâu tinh thần cộng đồng nhiều thế hệ để trở thành tâm thức cộng đồng (vô thức tập thể), chi phối lâu bền đời sống tinh thần dân tộc.

Tín ngưỡng tôn giáo và tôn giáo vừa là sản phẩm vừa là là biểu hiện của văn hóa mọi cộng đồng dân tộc sẽ có những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Hoặc cùng một loại tín ngưỡng , tôn giáo nhưng mọi dân tộc  có cách ứng sử khác nhau. Những nét khác nhau đó chính là các biểu hiện sống động của văn hóa.

2.      Tín ngưỡng người Việt.

Đời sống người việt. Có một số tín ngưỡng tiêu biểu như tục thờ tổ một số hiện tượng tự nhiên, một vài loại thực vật, động vật; tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ và suy tôn con người như: tổ tiên nhà, tổ tiên làng (thành hoàng làng), tổ tiên nước (các vua hùng), các hình tượng Mẫu,... vì tín ngưỡng thờ cùng tổ tiên nhà, làng, nước được trình bày ở phần các đơn vị trong cơ cấu xã hội người việt, nên trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số tín ngưỡng sau:

      Sau tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên, một số loại thực vật động vật.

                  Từ xa xưa người việt cổ đã thoiwf thần mặt trời- vị thần làm ra ánh sáng, hoiw ấm làm ra mưa thuận gió hòa- phù trợ cho cuộc sống của dân cư nông nghiệp trồng lúa nước. Biểu hiện sống dộng nhất là hình mặt trời trên trống đồng Đông Sơn.

Ngoài ra còn có những hình tượng thần được đồng nhất các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, gió, sông biển, núi nôn,... bốn vị thần nông nghiệp tối cổ của dân cư đồng bằng bắc bộ là thần mây, thần mưa, thần sấm, thần chớp. Sau này cũng hỗn dung voiws phật giáo được gọi là tứ pháp: pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (dân gian gọi là bà Dâu, Bà Tướng, Bà Đậu, Bà Giàn).

      Ngoài việc thờ cây (như đã đề cập ở phần văn hóa với môi trường tự nhiên), người việt cũng thơ một số loài động vật. Tiêu biểu nhất là tín ngưỡng thờ con Rồng. Hình ảnh con rồng là hình ảnh biểu trưng, ước lệ được cấu thành từ ba con vật đời sống tự nhiên: con rắn nước, cá sấu và loài chim sống ở vùng sông nước. Cho nên rồng mang đặc tính của loài sống nước biết boiw, lăn, vừa mang đặc tính của loài chim, biết bay lượng trên trời.

Điều đáng luuw ý là văn hóa Việt Nam truyền thống cfos hai hình ảnh con rồng: một, con rồng trong tâm thức dân gian- nằm trong cặp đôi hình ảnh Rồng- Tiên (lạc Long Quân Và Âu Cơ) cắt nghĩa về nguồn gốc dân tộc. Hai, con rồng của văn hóa nho giáo trung Hoa, biểu trưng cho quyền uy của các bật đế vương. Có người cho rằng văn hóa Trung Hoa đã tiếp nhận hình ảnh con rồng phương nam này rồi nho giáo hóa nó, đến lược nó lại đi vào văn hóa phong kiến Việt Nam. Các nhà vua Việt Nam từ triều Lý trở đi đã coi con Rồng chính là hiện thân cho uy huyền tối thượng của mình. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cuus về mỹ thuật, thì hình ảnh con rồng nhà Lýddi qua triều đại Trân, Lê, Nguyễn có biến đỗi về hình dáng và thần sắc, phản ánh trạng thái xã hội và vai trò nho giáo trong xã hội. Từ chỗ ban đầu là thân dài, mền mại, hiền lành, sang trọng (có long vũ, chỏm tóc, miệng ngậm ngọc sang quí), bay bổng cuản hà Lý, Trần, đến chỗ khoe thân tô khỏe, mạnh mẽ quyền uy (có móng quặp, sừng) của nhà Lê, cuối cùng là thân ngắn mập thần khí dữ trợ đe dọa của nhà Nguyễn.

Ngoài ra, nhân dân miền duyên hải thờ cá ông (cá voi cuuws người bị nạn trên biển), đồng bào nam bộ thoiwf ông cọp (con hổ).

Tín ngưỡng phồn vinh (Phồn: nhiều, thực, sinh sôi); đây là một tín ngưỡng phổ biến vùng Đông Nam Á, tuy mhieen mọi dân tộc có những biểu hiện khác nhau. Ở Việt Nam, nó được biểu hiện bằng hai hình thức: thoiwf các hình ảnh sinh thực khí và toonf vinh hành vi tính giao. Nó hóa thành các trò choiw, trong tập tục, điêu khắc văn chương ... khi đi vào văn hóa ChămPa, nó hỗn dung voiws tôn giáo, thể hiện hai hình tượng điêu khắc linga và Yoni-biểu trưng cho đấng sáng tạo, sinh sôi sự sống.  Ý nghĩa văn hóa của tín ngưỡng này là ở chỗ: thể hiện ở uơc nguyện chính đáng và phác thực của nhưng dân cư nông nghiệp cổ cầu của mùa màng bội thu, con người và vật nuôi sinh sôi nảy nở, khỏe mạnh tự nó mang tinh thần nhân văn sâu sắc, thể hiện sức sống, mien lạc quan của con người.

Tín ngưỡng thờ Mẫu.

Thưc ra, trong văn hóa Việt Nam truyền thống, tín nguongwsx thờ mẫu không đồng nhất voiws tín ngưỡng thờ nữ thần. Tục thờ nữ thần đã có mặt ở Việt Nam từ rất xa xuaw voiws rất nhiều hình ảnh thuộc Nhiên thần. Thí vụ như thời Mẹ Âu cơ-  một hình tượng người Mẹ sinh ra con Rồng con rồng cháu tiên trong huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc. Hay việc thờ Bà Dâu, Bà Tướng, Bà Đậu, Bà Giàn (tên chữ là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện)- vốn là nhưng nhiên thần (thần mây, thần mưa, thần sấm, thần chớp) phù trợ cho những người cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng đồng bắc bộ. Hai tác giả Đổ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc trong cuốn sách nữ thần Việt Nam bước đầu miêu tả 75 nữ thần. Còn trong tài liệu Di chúc lịch sử văn hóa Việt Nam của viện hán nôm cho biết trong 1000 di tích có toiws 250 di tích thờ cúng các nữ thần. Nói đến nữ thần là bao gồm Nhiên thần và Nhân thần. Nhiên thần bao gồm những vị thần hiện thân cho cac hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chóp, nước, núi, sông, mặt trăng, mặt trời.... Hầu hết các vị thần này đều được  dân gian gọi là bà. Còn nhân thần bao gồm các vị nữ thần trong huyền thoại và trong lịch sử như Mẹ Âu Cơ, mẹ Gióng, hai bà Trưng, và các nữ tướng của Bà, Bà Triệu, Nguyên Phi Ỷ Lan, các hoàn hậu và công chúa của các đoiwf vua, các bà tổ... tất cả được dân tộc tôn vinh là thần, tiên ,thánh hết. Nhưng trong đó chỉ có một số nhất định mới được tôn vinh là Mẫu mà thôi. Tín ngưỡng hay còn gọi là đạo thờ Mẫu ra đời từ đó. Như vậy có thể nói rằng tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ một thứ tín ngưỡng phổ quát rộng hơn là thờ nữ thần, thờ tín nữ mà mức độ cao nhất là tính Mẫu tính Mẹ. Các nhà nghiên cứu tín ngưỡng văn hóa cho rằng có một nguyên lý bao trùm chi phối toàn cấu trúc văn hóa Việt Nam đó là nguyên lý mẹ nguyên lý mẫu tính. Rất nhiều biểu hiện sinh động chứng minh cho nguyên lý này. Thì dụ như việc đặc tên đất, tên làng, tên núi, tên sông hễ có người nam là phải có tên người nữ (ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm...).nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam còn thể hiện ngay trong lĩnh vự từ vững: ví dụ như từ cái (trong cặp đối lập đực cái) là một từ cổ, nhằm để chỉ Mẹ, biểu hiện trong câu: con dại cái mang. Về sau nó mang tính khái quát nhằm để chỉ tất cả những hiện tượng to lớn, có khả năng dung chứa, sinh sôi, che chở như: Sông Cái, đũa cái, nhà cái, ngón cái, trống cái... hay như việc thờ phật. Phật quan âm ở quê hương ấn độ là phật ông. Sang đến Việt Nam được mẫu tính hóa trở thành quan âm thánh mẫu. Trên điện thờ phật ở Việt Nam, dân gian lai sáng tạo thêm khá nhiều các hình tượng phật bà: bốn bà tứ pháp kể trên (vốn là nhiên thần hỗn dung voiws phật giáo mà thành tên gọi như vậy), Man Nương, Phật Bà Nam Hải, Phật Bà nghìn tay nghì mắt, thậm chí Thị Kính nữa ... tính mẹ hay tính mẫu thể hiện ở sự sinh sôi , che chở nuôi dưỡng, lưu giữ. Nó mang tính lòng bao dung (đức tính khoan dung), nhân từ hiền hòa là lòng độ lượng vị tha, chăm lo cho tất cả mọi người thậm chí là cả voiws kẻ thù khi chúng ta thua trận. Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện từ thời đó. Nó là kết tinh cao nhất của tâm thức đề cao người nữ, nữ tính trong văn hóa Việt Nam. Nó không thể hiện có được trong nền văn hóa đề cao chế độ phụ quyền gia trưởng theo tư tưởng Nho Giáo như ở Trung Hoa chẳng hạn.

Việc tôn xưng là Mẫu như Quốc Mẫu, Vương Mẫu, Thánh mẫu thường tập trung trong những trường hợp sau: thứ nhất là các thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Từ phủ như Mẫu Liểu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thương, Mẫu Ngàn, Mẫu Địa, Mẫu Thoại: ở miền trung nam bộc có thánh Mẫu Thiên Ya Na, ở Tây Ninh có núi Bà Đen có Linh Sơn Thánh Mẫu, ở nam bộ có bà chúa xứ tuy không được gọi là mẫu nhưng thức ra trong tâm thức của người dân nam bộ, bà cũng là tư cách là bà mẹ xứ sở... thứ hai, là các thái hậu, hoàn hậu, công chua có công lớn đối voiws nước, khi mất hiển linh, được suy tôn là quốc mẫu. Ví dụ như quốc mẫu Ỷ Lan ở đền bà tắm thuộc Gia Lâm Hà Nội, thánh mẫu ở đền Cao Mại thuộc Phong Châu- Phú Thọ vốn là con gái vua Hùng... vài ra còn một số trường hopwj khác nữa như mẹ Gióng trong tuyền thuyết cũng được gọi làVuwowng Mẫu, được lập đền thờ kế đền Thánh Gióng; hoặc mẹ của thần Tản Viên cũng được tôn là Quốc Mẫu.

Trong số các tượng Mẫu, tiêu biểu nhất là Tam Tòa Thánh Mẫu (có khi gọi là Mẫu Từ Phủ), mà đứng đầu là Mẫu Liễu Hạnh có bề dầy thoiwf gian dầy nhất và độ phủ không gian lớn nhất, phân bố khắp miền Bắc, vào đến tận Huế. Tín ngưỡng này quan niệm vũ trụ chia làm ba phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Thoải phủ (miền sông nước, thủy phủ), sau này còn them một phủ nữa là nhạc phủ (miền rừng, thượng ngàn). Và tương ứng mọi phủ là một Thánh Mẫu đứng đầu cai quản: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu), Mathoại, Mẫu Thượng Ngàn. Dưới hàng Mẫu là hàng Quan, Chầu, Ông Hoàn, Cô, Cậu... có nhiệm vụ giúp đở Mẫu trong việc cai quản các phủ. Trong số các Mẫu này thì Mẫu Liễu Hạnh được hợp nhất vào mẫu thượng thiên trở thành vị thần chủ, quyền tối cao, tọa giữa điện, mặt áo đỏ.

Lại nói về Mẫu Liễu Hạnh. Có rất nhiều truyền thuyết về lai lịch và hành trạng của Mẫu Liễu, nhưng tạm thoiwf bằng lòng voiws những nét phác thảo chung nhất: nàng vốn là người trên Thiên Cung, thương đế chiều lòng gián trần. Nàng có tài văn thơ đàn nhạc, đi mây về gió. Nàng gieo phúc cho người lành và gián họa đến với người ác độc. Dân gian có lòng tôn kính, nâng lên hàng "Mẫu nhi thiên hạ", thắp hương cầu nguyện Thánh Mẫu phủ trợ cho cuộc sống hàng ngày của họđền thờ chính của Phủ Giày thuộc Vân Hương, Vân Cát (Vụ Bản - Nam Định), nói truyên truyền Liễu Hạnh gián trần, sinh sống lấy chồng, đẻ con, đi đi về về lúc thì ở tràn gian, lúc lại quay về Thượng Giới. Ngoài ra còn có số noiw khác cũng lập đền thờ Mẫu Liễu (Phủ Tây Hồ- Hà Nội, Đền Sòng- Thanh Hóa) hoặc những hóa thân của Mẫu Liễu như Thượng Mẫu (Đền Suối Mở- Lục Nam- Bắc Giang, Đền Bắc Lệ- Lạng Sơn...), Mẫu Thoại (Đền Giùm- Yên Sơn- Tuyên Quang)...

Dân gian vẫn truyền tụng câu: "Tháng Tám giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ". Cha chính là Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, còn Mẹ chính là Mẫu Liễu. Đây là một nhánh kết hợp và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu. Cứ vào ngày rầm Tháng Ba, dân gian tổ chức hội Phủ Giầy, giỗ Mẫu Liễu Hạnh. Lại vào 20 tháng tám, dân gian lại tổ chức giỗ Đức Thánh Trần rất lớn tại đền Kiếp Bạc. Bên Thánh Mẫu thì có hầu bóng (hầu đồng) - một nghi thức của các cô Đồng được Mẫu nhập vào nhằm phán truyền, chữa bệnh và ban phúc lộc cho những tín đồ thờ Mẫu. Bên Thánh Trần thì có thanh đồng dành cho phụ nữ cầu sinh đẻ và nuoi con may mắn. Câu tục truyền dân gian trên biểu thị một quan niệm Âm - Dương hài hòa có từ rất xa xưa của người phương Đông. Thực chất đó là sự phóng đại của việc thờ cúng tổ tiên Ông - Bà, Cha - Mẹ trong mỗi gia đình người Việt, lại dduocj tiếp nối và phát triển qua cặp hình tượng Lạc Long Quân ( Rồng) - Âu Cơ (Tiên). Như vậy cảm thức về Nhà - tổ ấm gia đình đã chi phối hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian truyền thống. Hạt nhân tinh thần này thể hiện phẩm chất văn độc đáo của Đạo Mẫu Việt Nam.

Hình tượng Mẫu Liễu Hạnh còn nằm trong một cấu trúc khác nữa: Tứ bất tử- bốn vị Thánh cao nhất trong tâm linh người Việt dưới sự ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa, bao gồm Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chữ Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu. Bốn vị Thánh này chính là những biểu trưng của bốn lĩnh vực trụ cột trong đời sống dâ tộc: Làm ăn, đánh giặc, tình yêu và tâm linh. Hiện thân của Tứ bất tử chẳng phải là một triết lý sống hài hòa và sâu sắc tuyệt đẹp của người Việt đó sau!

Ngày hôm nay tín ngưỡng thờ Mẫu (Đạo Mẫu) vẫn được duy trì và phát triển. Ngay cả việc hầu bóng cũng rất cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và quản lý có tính chuyên môn cao, tránh đánh đồng dễ dãi với mê tín dị đoan, xong cũng tránh để xảy ra tình trạng buôn thần bán thánh.

Không đâu như ở Việt Nam, việc thờ thần Nữ mà tập trung nhất là Đạo Mẫu lại phổ biến và sống động đến như vậy. Từ ngàn xưa cho tới nay, dân tộc Việt Nam, bất cứ ai, bao giờ cũng dành cho phụ nữ một tình cảm đặc biệt, ở đó là cả niềm biết ơn, lòng kính trọng, tự hào. Trong thời chiến thì " Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Trong thời bình thì lại "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Ở đâu có phụ nữ là ở đó sẽ bớt đi tính bạo lực và sự dung tục. Ở đâu có phụ nữ là ở đó có lòng khoan dung dịu dàng, sự chăm lo săn sóc, sự thăng hoa trong sáng tạo. Đạo Mẫu là một trông những vẻ đẹp cao nhất của văn hóa Việt Nam.    


 

 

BÀI 9: VĂN HÓA SINH HOẠT TINH THẦN:

PHONG TỤC LỄ TẾT VÀ LỄ HỘI

Nói đến phong tục là nói đến cả một hệ thống các tập tục sinh hoạt cộng đòng của mỗi dân tộc. Phong tục là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo(phong: gió, tục: thói quen lan rộng). Phong tục chi phối sâu sắc đời sống tinh thần của cộng đồng, sức mạnh của nó nhiều khi còn hơn cả luật pháp, nhất là ở những xã hội trình độ văn minh còn thấp. Có những loại phong tục chủ yếu như: Phong tục cưới gả, phong tục sinh đẻ, phong tục làm nhà, phong tục tang ma, phong tục lễ tết lễ hội,... Trong phần này chúng tôi đề căp đến phong tục lễ tết và lễ hội - nơi thể hiện khá đậm đặc điểm cũng như bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

I.       LỄ TẾT:

Lễ tết có hai phần: Phần lễ và phần tết. Tết là do đọc chệch từ chữ tiết mà thành. Theo lịch truyền thống, một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 2 tiết khí hậu, tổng cộng 24 tiết trong năm, gọi là nhị thập tứ tiết khí. Trong số đó có những tiết quan trọng, đặc biệt là tiết Nguyên đán. Nguyên đán (buổi sáng đầu tiên) - tiết khí hậu chứng kiến sự chuyển giao giữa năm cú và năm mới đánh dấu bằng buổi sáng khởi đầu của một năm, dân gian gọi là tết Cả, Tết Nguyên đán.

Phần lễ nghiêng về thờ cúng tổ tiên, thổ công, cầu nguyện mọi sự tốt lanh may mắn trong năm mới. Phần Tết nghiêng về chyện ăn uống, bồi dưỡng sức khỏe, mời mọc khách khứa, người thân.

Mỗi dân tộc có những ngày tết khác nhau. Tuy nhiên cũng có sự tiếp nhận từ phong tục của nước khác. Nhìn vào một số ngày tết Việt Nam, có thể bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa. Nhưng phải khẳng định rằng chúng đã được Việt hóa về cơ bản, thậm chí "thay máu" hoàn toàn, phù hợp với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Ngày mùng 3 tháng ba, ùng 5 tháng năm (âm lịch) đúng là như vậy. Mỗi một ngày tết ẩn chứa trong nó rất nhiều những tập tục và những lớp nghĩa văn hóa riêng.

Tết Việt Nam gắn bó mật thiết với không gian gia đình, với tâm linh hướng vọng tổ tiên. Cho nên tết bao giờ cũng trở thành kỷ niệm thân thương và bền bỉ của mỗi đời người.

Vào dịp tết, những người phụ nữ Việt Nam trong mỗi gia đình lại được dịp trổ tài nấu nướng các món ăn, bánh trái. Có thể nói rằng về cơ bản nền ẩm thực Việt Nam được thể hiện tập trung nhất trong dịp tết và được hình thành từ những ngày tết. Công lao này trước hết thuộc về những người vợ, người mẹ, người em. Miếng ăn vừa là tài khéo, vừa là tấm lòng thảo thơm tình nghĩa.

Tết là một mỹ tục của văn hóa, chứa đựng rất nhiều những nét riêng đặc sắc của dân tộc Việt Nam, rất cần được kế thừa và phát huy theo hướng vừa lành mạnh, tiết kiệm, vừa thiêng liêng trang trọng, đậm đà bản sắc dân tộc và chất nhân văn cao quý.

II.   LỄ HỘI:

1.      Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tất yếu nảy sinh trong xã hội loài người trên cơ sở nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người khi sống thành cộng đồng. Đối với người Việt Nam, nghề snar xuất chủ yếu trong xã hội truyền thống là sản xuất lúa nước. Vòng quay của thời vụ, của thiên nhiên, sự chi phối mùa màng của các lực lượng tự nhiên và cuộc sống khó khăn bất trắc đã tạo ra trong họ những nhu cầu tâm linh. Những lúc mùa vụ, người nông dân phải "đầu tắt mặt tối", " thức khuya dậy sớm". Vì vậy những lúc nông nhàn thường vào hai mùa: mùa xuân và mùa thu, họ có nhu cầu tạ ơn và cầu xin thần linh để có một mùa màng bội thu, một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Mặt khác, người dân cũng có khát vọng được vui chơi giải trí, thể hiện mình trong đời sống cộng đồng cho bò nhứng ngày vất vả. Vì vậy, lễ hội được dần hình thành. Qua thời gian và những biến thiên của lịch sử, lế hội đã dần lắng đọng nhiều lớp phù sa văn hóa đặc sắc.

2.      Đặc điểm của lễ hội

Lễ hội là sinh hoạt của một cộng đồng dân cư nhất định.

Nếu lễ tết diễn ra trong phạm vi không gian gia đình thì lễ hội lại diễn ra ngoài không gian cộng đồng làng, vùng miền, Tổ quốc. Lễ hội mỗi làng quê khác nhau thì ngày hội làng cũng khác nhau. Mặt khác, lễ hội mang tính tộc người rất rõ, các dân tộc khác nhau sẽ có những lễ hội khác nhau...

Lễ hội gồm hai bộ phận: lễ và hội

Đã thành một ước lệ, người ta chia lễ hội thành hai bộ phận: lễ và hội. Phần lễ là các nghi thức thờ cúng được thực thi trong lễ hội, thường là có sự giống nhau trong các lễ hội, sau này được thể chế hóa thành điền lệ của các triều đình phong kiến. Chẳng hạn nghi thức quy định khi nào dâng rượu, khi nào dâng trà, dâng oản quả, dâng thức ăn mặn...

Phần hội là phần khác nhau giữa các lễ hội. Thành tố đáng lưu ý trong phần hội là trò diễn. Trò diễn là hoạt động mang tính nghi lễ, diến lại toàn bộ hay một bộ phần hoạt động của cuộc đời nhân vật được phụng thờ. Chẳng hạn, trò diễn Thánh Gióng đánh giặc Ân trong ngày hội Gióng, trò diễn mô tả lại Quang Trung đại phá Quân Thanh trong lễ hội Đống Đa... Trình tự của một trò diễn bao giờ cũng đi từ nơi thờ vọng đến nơi gắn bó với sự kiện nào đó trong cuộc đời vị thánh. Trong lễ hội thờ Thành hoàng làng, trò diễn thường theo trình tự: Điểm bắt đầu của đám rước lúc đi là đình làng, điểm kết thúc của đám rước là nghè (miếu). Các trò diễn trong lễ hội là các lớp văn hóa tín ngưỡng của các thời kỳ lịch sử khác nhau lắng đọng lại, phản ánh những sinh hoạt của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước gắn kết vứi nhân vật được phụng thờ. Cùng với các trò diễn là trò chơi. Các trò chơi trước kia vốn là các trò diễn mang tính nghi lễ, nhưng nay đã mờ nhạt, như trò chọi gà, trò đấu vật.

Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về nguồn gốc, phần lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp. Xuất phát từ ước vọng cầu mưa là các trò tạo ra tiếng nổ mô phỏng tiếng sấm vào các hội mùa xuân để nhắc trời làm mưa như thi đốt pháo, đi thuyền đốt pháo, ném pháo, đánh pháo đất... Xuất phát từ ước vọng cầu cạn là các trò thi thả diều vào các hội mùa hè mong gió lên, nắng lên để nước lụt mau rút xuống. Xuất phát từ ước vọng phồn thực là các trò cướp ầu thả lỗ, đánh đáo, ném còn, nhún đu, bắt chạch trong chum... Xuất phát từ ước vọng luyện rèn sự nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo là các trò thi thổi cơm, thi luộc gà, thi dọn cỗ, thi bắt lợn, thi bắt vịt, thi dệt vải, thi leo cầu ùm, thi bịt mắt bắt dê, đua cà kheo... Xuất phát từ ước vọng luyện rèn sức khỏe và khả năng chiến đấu là các trò đấu vật, kéo co, chọi gà, chọi trâu, chọi cá, chọi dế...

Các loại hình lễ hội:

Trước hết, loại hình lễ hội liên quan đến nhân vật trung tâm của lễ hội. Đó la nhân vật được cả cộng đồng suy tôn và thờ phụng. Tất cả nghi lễ, lễ thức trò diễn, trò chơi đều hướng tới nhân vật được thờ phụng này. Tùy từng tiêu chí phân loại mà người ta có thể  chia hệ thống nhân vật được thờ phụng này thành các loại: nhân thần và nhiên thần; các phúc thần và ác thần; nam thần và nữ thần cùng các Mẫu,...

Các loại hình lễ hội khá phong phú: lễ hội nghề nghiệp, lễ hội kỷ niệm các anh hùng dân tộc, lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo...

Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên là các lễ hội nghề nghiệp, trong đó quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp. có những lễ hội với mục đích cầu mưa, chống hạn: Hội chùa Dâu( Thuận Thành, Bắc Ninh) mỡ vào 8-4; hội Tứ Pháp chùa Thứa ( Thuận Thành, Bắc Ninh),cũng mỡ vào ngày 8-4; hội Tứ Pháp Yên Mĩ(Hưng Yên) và Tứ Pháp Văn Lâm(Hưng Yên) đều vào ngày 17-1; hội Tam Tổng (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) chỉ khi trời làm đại hạn... Người Bana (Tây Nguyên) có hội đâm trâu để tạ ơn trời ban cho mùa màng và sức khỏe, được tổ chức vào đầu xuân; hội cốm (Sa Mơk) đón mùa lúa chin tổ chức vào khoảng tháng 10; người Tày, Nùng, Thái (Tây Bắc) có hội xuống đồng (lồng tồng) mở vào màu xuân; người Khơ-mú (Sơn La) có hội cơm mới(Kin khẩu mớ),v.v...

Ngoài lể hội của nghề nông là chính, còn có những lễ hội của các nghề đúc đồng, nghề dệt, nghề rèn, nghề pháo(hội pháo Đồng Kị, pháo Bình Đà)... và nhất là các lễ hội liên quan đến cuộc sống vùng sông nước (Hội đua thuyền ở Đồng Hới, Quảng Bình; hội đua ghe Ngo ở Sóc Trăng, Hậu Giang...),v.v...

Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường xã hội là những lễ hội kỷ niệm các anh hùng dựng nước và giữ nước. Hội đền Hùng (xã Hi Cương, Phong Châu , Vĩnh Phú) giỗ tổ Hùng Vương (Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba); hội Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm,Hà Nội) tổ chức vào ngày 9-4 (Ai ơi  mùng 9 tháng Tư, không đi hội Gióng cũng hư mất đời); hội đền An Dương Vương ( Cổ Loa, Hà Nội) tổ chức vào ngày 6 tháng giêng; hội đền Hai Bà Trưng(làng Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mỡ vào ngày 3-2 và đền Hạ Lôi(Mê Linh, Hà Nội) mở ngày 15 tháng Giêng kỷ niệm ngày Hai Bà tuẫn tiết; hội đền Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) mở vào 20-8 kỷ niệm ngày mất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; hội Tây Sơn(Tây Sơn, Bình Định) kỷ niệm Quang Trung Nguyễn Huệ và hội Đống Đa kỷ niệm ngày chiến thắng Đống Đa năm 1789 của Quang Trung mở vào ngày 5 Tháng Giêng... 

Lễ hội tôn giáo gồm các lễ hội phật giáo như hội chùa hương (Mỹ Đức, Hà Tây) mở vào mùa xuân: hội chùa tây phương (Thạch Thất, Hà Tây) mở vào ngày 6-3, hội chùa thầy (quốc oai, hà tây) mở vào ngày 7- 3; các lễ hội tín ngưỡng dân gian như hội đền Và (Bất Bạt, Hà Tây) mở vào ngày 15 tháng giêng thờ thần Tản Viên, hội đền Bắc Lệ (Hữu Lũng, Lạng Sơn) mở vào đầu tháng giêng thờ Mẫu Thương Ngàn. Hội Chữ Đồng Tử (xã thượng nhiên thường tín hà tây) mở vào trung tuần tháng thứ 2. hội phủ Giày (vân cát, vụ bản đình nam), ... không gian của lễ hội bao gồm cả trong duy tích lanax ngoài di tích. Tùy theo lễ hội ở từng địa phương, từng làng mà không gian này sẽ có những nét khác nhau.

3.      Ý nghĩa văn hóa của lễ hội

Lễ hội là một pho tàng lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số các loại văn hóa: phong tục tín ngưỡng, nghệ thuật, các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc.

Là một bảo tàng cuộc sống về các mặt sinh hoạt và các giá trị tinh thần của dân tộc, lễ hội có sức sống và sức thuyết phục mạnh mẽ. Bóc tách lễ hội thấy được nhiều lớp văn hóa sống động trầm tích và được lưu  giữ trong suốt chiều dài lịch sử.

Lễ hội thõa mãn nhu cầu tín ngưỡng, giải trí của con người.

Thực hiện các nghi thức trong lễ hội, con người biểu hiện cho lòng biết ơn đối với trời đất, thần linh,các anh hùng dân tộc đã có công giúp cho họ có cuộc sống và trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Phần lễ trong lễ hội nông nghiệp thể hiện sự cầu xin và ước thuận của của mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống yên bình hạnh phúc cho mọi người.

Đời sống văn hóa cho những ngày lễ hội được nâng lên ở trình độ cao hớn vớ những ngày bình thường. Con người tham gia hăng say, hết lòng vào các hoạt động lễ hội: các trò chơi, các hoạt động văn nghệ... những sinh hoạt vui choiw trong phần hội phản ánh thực hiện và khát vọng của dân cư dân nông nghiệp lúa nước, thể hiện tài năng trí tuệ, tâm hồn tin tế, nhảy cảm của người Việt Nam. Cả một nền văn hóa trò choiw dân gian sống động của dân tộc cũng được hình thành, lưu giữ và phát triển từ đấy.

Lễ hội mang ý nghĩa cộng đòng và cộng cảm  sâu sắc.

Lễ hội cuốn hút đongo đảo mọi người vào sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Nó gắn với thành viên lại ới nhau trong niềm cộng cảm, niềm tự hào về làng xóm, về quê hương, đất nước và dân tộc. Đến với lễ hội, con người đều có chung một cảm xúc, những khác vọng. Không gian và thời gian của lễ hội là không gian, thời gian khác với bình thường. Con người tồn tại trong một hiện thực khác - hiện thực con người mang tính chất ít nhiều huyền ảo. Khi cầu nguyện các vị thánh  phù hộ là gọi sức mạnh của quá khứ cho hiện tại và tạo đà cho tương lai. Lễ hội giúp cho con người xích lại gần nhau hơn trong niềm cộng cảm, niềm vui được hòa nhập với cộng đồng.

Lễ hội mang ý nghĩa dân chủ, nhân dân và giá trị thẩm mỹ cao.

Lễ hội xuất hiện từ khi xã hội chưa có giai cấp và vẫn tồn tại ở các xã hội văn minh. Tinh thần dân chủ của lễ hội được khẳn định ở chỗ tất cả mọi người, mọi đẳng cấp, mọi tầng lopws trong xã hội đều được tham gia và bình đẳng trong mọi lễ hội. Đến với lễ hội, toàn thể cộng đồng đều hóa thân, nhập cuộc sống, thực sự thưởng thức và sáng tạo. Khi đó con người đượcthuwcj hiện khác vọng dân chủ mà ngày thường, vì nhiều lý do khác nhau không phải lúc nào cũng có được, thậm chí bị vùi dập. Khonog khí trang nghiêm , hồ hởi của lễ hội đã kích thích tài năng, năng khiếu, ý chí, vươn lên sự hoàn thiện, hoàn mỹ của con người.

Lễ hội đưa ra niềm phấn khởi vui như hội cho con người. Nó thể hiện niềm ước mơ về sự tốt đẹp cho cộng đồng, ý chí vươn lên của cá nhân...

Hoạt động lễ hội cũng là dịp phát huy cao độ năng lực thẩm mỹ của con người. Sinh hoạt lễ hội hội tụ khá phong phú các loại nghệ thuật, đặc biệt là tạo hình dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian.... Tát cả cộng đồng thực sự tham gia thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật.

Lễ hội dân gian có ý nghĩa chống lại sự đồng hóa về phương diện văn hóa (đặc biệt thời kỳ bắc thuộc), tiếp thêm sức mạnh của người Việt xay dựng và bảo vệ tổ quốc.

Lễ hội là một bách khoa đồ sộ, một bảo tàng sống về văn hóa của người việt. Nó đã và sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc vào thế giới tâm linh, tâm hồn, tính cách người Việt Nam xưa và mai sau.

Tuy nhiên, cũng cần thấy trong lễ hội có cả yếu tố phi văn hóa, phản văn hóa, đó là vấn đề thương mại hóa lễ hội , vấn đề mê tín dị đoan,... cần loại bỏ những yếu tố trên khi kế thừa kho tàng lễ hội cổ truyền nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản săc dân tộc.


CHƯƠNG IV

DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM

BÀI 10. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI KỲ TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ.

Đây là giai đoạn hình thành và phát triieenr định vị của văn hóa Việt Nan. Niên đại của thời kỳ tiền sử được tính từ buổi ban đầu đến cuối thời đại đá mới, thời sơ sử cách chúng ta trên dưới 4000 năm.

I.       VĂN HÓA TIỀN SỬ.

1.      Mở đầu thời kỳ tiền sử là văn hóa Núi Đọ. (tên di chỉ khảo cổ học thuộc tiền sơ kỳ thời đại đồ dads cũ được phát hiện ở Núi Đọ- huyện Thiệu Hóa Thanh Hóa), đặc trưng nổi bật của bộ công cụ Núi Đọlà phức hợp rìu tay, công cụ thật thô và công cụ hình rìu. Rìu ta: 7 (có tư liệu là 8) chiếc. Chặt thô 89 chiếc. Hình rìu 87 chiếc.

2.      văn hóa sơn vi: (do chỉ khảo cổ thuộc hậu kỳ đá cũ- xã Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ). Văn hó Sơn vi phân bố rộng từ Lào Cai Đến Bình Trị Thiên và tập trung nhiều nhất ở Phú Thọ. Chủ nhân: người Homo Sapiens.

Đặc trưng nổi bật của văn hoa Sơn Vi là cộng cụ tạo ra từ đá cuội thành cộng chặc, nạo, cắt, có công cụ hình mũi nhọn.... Đây là bộ lạc săn bắt hái lượm dùng đồ đá để chế tác công cụ.

Biết dùng lữa, chon người nơi cư trú, thức ăn chủ yếu là  nhuyễn thể, cây, quả, hạt  và một số động vật vừa và nhỏ. Việc choon người chết nơi cư trú kèm theo những công cụ nói lên niềm tin của người nguyên thủy về một thế giới khác.


 

3.      Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn (văn hóa thơì đá mới).

Phân bố rộng trong vùng đá vôi Đông Bắc, Tây Bắc vào Quảng Bình, Quảng Trị. Đặc trưng nổi bật là tập trung vào các hang động và mái đá, di tích ngoài trời chiếm số lượng ít. Tiêu biểu thời kỳ này là văn hóa Hóa Bình voiws mấy đặc điểm nổi bật như sau:

Cư dân Hóa Bình sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm và đã xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai. Cuộc sống định cư tương đối là một nhấn tố tạo sự nảy sinh nghề trồng trọt. Tất nhiên vai trò của nó còn nhỏ bé so với săn bắt hái lượm truyền thống.

Sự xuất hiện nông nghiệp trồng trọt ở trung, hậu kỳ đá mới, việc xuất hiện sản xuất đồ gốm ddã đánh dấu cho bước chuyển biến quan trọng của con người từ kinh tế khai thác sang kinh tế sản xuất.

Nhờ phương thức sản xuất mới mà con người mở rộng không gian sinh tồn của mình: giai đoạn trung, hậu kỳ đá mới, con người đã chiếm lĩnh, chinh phục hai vùng sinh thái: núi, trước núi, quen biển. Ở vùng quen biển, nghề đánh cá được phát triển. Thời kỳ này được đặc trưng bởi các nền văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ An), Đa Bút (Thanh Hóa), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Ninh).

Về đời sống xã hội: cư dân thời kỳ thời đá mới đã sống thành làng định cư ổn định. Bên cạnh quan hệ dong máu đã xuất hiện càng nhiều những quan hệ láng giềng phức tạp.

Về mặt tri thức: cư dân thời đại này đã có tri thức vô cùng phong phú về tự nhiên, con người đã biết thích nghi tự nhiên: các hoạt động và nơi cư trú của họ là những đặc điểm thuận lợi cho sản xuất sinh hoạt.

Những di vật tìm thấy trong văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn dù chỉ mới giã thuyết về số đếm, cách tính ngày cũng cho thấy bước phát triển tư duy của người nguyên thủy. Tư duy về thời gian và vũ trụ còn được biểu hiện bằng những hoa văn ký hiệu biểu thị mặt trời: như hình tròn, hình vẽ chữ trên đồ gốm. Có thể bây giờ đã bất đầu hình thành một loại nông lịch sơ khai.

Đã xuất hiện tư duy phân loại: dựa vào kỹ thuật chế tác công cụ của cư dân Sơn Vi, GS Hà Văn Tấn cho rằng tư duy phân loại này thê hiện trong việc lựa chọn nguyên liệu đá và trong sự đa dạng hóa của các loại hình công cụ.

Người nguyên thủy đã biết dùng lửa và họ chon người chết ngay những nơi cư trú. Việc chon người chết tại nơi cư trú và những công cụ được chọn để chon theo nói lên niềm tin của người nguyên thủy về một thế giới khácmaf ở đó người chết vẫn tiếp tục sống. Duy tích khảo cổ cho ta thấy những dấu vếtcuar nghệ thuật sơ khai như những hiện vật bằng xương có vết khắc hình cá, hình thú và những hình vẽ trên vách hang Đồng nội, những mãnh thổ hoàng,...

Tín ngưỡng nguyên thủy xuất hiện: mưa gió và đặc biệt là mặt trời trở thành một trong những thần linh quan trọng đối với con người.

Thời tiền sử Việt Nam đã hình thành những yếu tố văn hóa và những đường nét văn hóa sơ khai, ban đầu đặc nền tảng cho sự phát triển văn hóa ở thời kỳ sơ sử.

II.   THỜI KỲ SƠ SỬ

Thời kỳ sơ sử ở Việt Nam hiện nay tồn tại bat rung văn hóa lớn. Văn hóa Đông Sơn (miền bắc), Sa Huỳnh (miền trung), và Đồng Nai (miền nam). Văn hóa Đông Sơn được coi là cốt lõi của văn hóa người Việt cổ. Văn hóa Sa Huỳnh được coi là tiền văn hóa của người chăm và vương quốc Chăm pa. văn hóa Đồng Nai là một trong những cội nguồn hình thành văn hóa Óc Eo gắng với vương quốc Phù Nam.

1.      Văn hóa tiền Đông Sơn và văn hóa Đông Sơn.

a.      Văn hóa Tiền Đông Sơn.

Văn hóa Đông Sơn trực tiếp trên nền tảng ba nền văn hóa ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Ba giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mún lưu vực sông Hồng và giai đoạn đông khối, thiệu dương lớp dưới. Đông Sơn lớp mộ dưới là những giai đoạn chuẩn bị cho sự ra đời Văn hóa Đông Sơn, thường được gọi là tiền Đông Sơn.

Mỗi giai đoạn văn hóa ở những vùng miền khác nhau đều có những sắc thái riêng và những điểm gặp gỡ chung. Điều này phản ánh một thời kỳ tồn tại của các nhóm bộ lạc hay liên minh bộ lạc giữa các vùng. Các khu vực nói trên đã diễn ra giao lưu văn hóa thông qua tiếp xúc, trao đổi kinh tế, hoặc phi kinh tế như trao đổi tặng phẩm, vật phẩm tôn giáo, quan hệ hôn nhân ... giai đoạn tiền sử con người sử dụng đò đá, gỗ, tre nứa, xương sừng... để chế tạo ra công cụ sản xuất, sinh hoạt và vũ khí. Sự xuất hiện của vật liệu mới là đồng để tạo nên những tác đọng to lớn về kinh tế, xã hội và văn hóa của các cộng đồng người. Ở thời kỳ này, kỷ thuật chế tác đá nguyên thủy lên đến đỉnh cao, đồ gốm phát triển phong phú và đạt đến độ tin tế, độ nung cao hơn, dày và cứng hơn.

Cư dân tiền Đong Sơn là dân cư trồng lúa nước, con người dã biết chăn nuôi gia xúc như trâu, bò, gà, lợn,... làng mạc gia đoạn này có diện tích rộng và tầng văn hoa dày, bên cạnh nơi cư trú hay trong khu cư trú là các duy chỉ mộ tàng.

Đặc biệt, dân cư thời đại đồng thau ở miền Bắc Việt Nam đã có đời sống tinh thần phong phú. Tư duy sáng tạo nghệ thuật đã khẳn định, họ đã làm chủ được nghệ thuật nhịp điệu trong ca múa. Các hoa văn trang trí biểu hiện tính đối xứng chặc chẽ, và nhiều dạng đối xứng khác. Điều đó cho thấy sự phát triển nhận thức hình học và tư duy chính xác nhờ hoạt động sản xuấtnoong nghiệp và kỹ thuật và chế tác đá, đúc đồng.

b.      Văn hóa Đông Sơn.

Văn hóa Đông Sơn được phát hiện từ trước cách mạng tháng Tám, cho đến nay đã tìm được trên một trăm địa điểm phân bố hầu khắp các tỉnh miền Bắc cho đến Hà Tĩnh, Quãng Bình. Đông sơn có tầng văn hóa dày, hiện vật cực kỳ phong phú. Địa điểm phân bố rộng rãi và mỗi văn hóa địa phương tuy có những sắc thái riêng nhưng điều có đặc trưng gần nhau.

Nhiều nhà văn hóa cho rằng thế kỷ thứ II trước CN, các nhóm bộ lạc liên kết với nhau thành một cộng đồng lớn và nhà nước sơ khai Văn Lang ra đời. Các nền văn hóa bộ lạc mất dần tính địa phương tính tới chỗ hòa chung vào nền văn hóa thống nhất - văn hóa Đông Sơn. Tínha thống nhất văn hóa thể hiện rõ trên một vùng rộng lớn từ biên giới Việt - Trung cho đến bờ sông Gianh (Quãng Bình).

Trước hết nói về địa phương sản xuất, thời kỳ này sản xuất lúa nước đống vai trò chủ đạo. Người Việt cổ có thể đã có những kỹ thuật trị thủy như đắp đê chống lụt. Qua thư tịch cổ, tài liệu của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, qua di tích khảo cổ cho thấy rằng sản xuất của nông nghiệp nước ta thời đó đã phát triển mạnh mẽ đạt đến trình độ cao có năng suất khá, kỹ thuật canh tác thuần thục. Người Việt thời đó đã biết "đao canh thủy nậu", biết sản xuất theo mùa (hai mùa), gieo trồng nhiều loại  lúa (nếp, tẻ) và các loại cây rau quả khá đa dạng...

Cùng sản xuất nông nghiệp, họ đã biết chăn nuôi trâu bò, lợn, gà,... chăn nuôi đã có vị trí quan trọng, vật nuôi được dùng để kéo, ăn thịt , săn thú. Các loại hình nông cụ của cư dân Đông Sơn khá đang dạng với cuốc xẻng, mai, thuổng và đặc biệt là lười cài đồng với các chủng loại phù hợp với từng loại đất. Trên trống đồng Đông Sơn người ta thấy khắc hoa văn hình bò, trong một số di chỉ khảo cổ còn tìm thấy tượng đầy gà.

Cùng với sự phát triển của nghề nông, nghề thủ công nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc đáp ứng nhu cầu của sản xuất, sinh hoạt, chiến đấu.

Nghề luyện kim màu đã đạt đến trình độ kỹ thuật cao, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và nhiều chủng loại. Đồ đồng Đông Sơn phong phú, độc đáo, chủ yếu là hợp kim đồng, thiếc, chì,...trình độ luyện kim đồng đã đến đỉnh cao, có thể đúc được các vật lớn, hoa văn phong phú.

 Người Việt lúc đó đã biết luyện sắt và đúc sắt làm công sụ sản xuất, chiến đấu. Đồ sắt trong văn hóa Đông Sơn được phát hiện không nhiều, song sự xuất hiện của sắt chứng tỏ nếu không phải toàn bộ thì một phần văn hóa Đông Sơn thuộc giai đoạn đồ sắt.

Đồ gốm Đông Sơn mỗi vùng có phong cách riêng, như lưu vực sông Hồng chủ yếu là gốm xám mốc, lưu vực sông Mã gốm có màu hồng nhạt. Có sự tiến bộ về sử dụng chất liệu (cát mịn, hạt nhỏ), kỹ thuật tạo hình (bàn xoay), tạo dáng và trang trí (làm đẹp bề mặt - lopws áo thổ hoàng, vẽ văn hoa vặn thừng), nhiệt độ nung 600 - 700 độ, sản phẩm phong phú: nồi chậu bát.

Bên cạnh đó, các nghề thủ công khác cũng phát triển: nghề làm thủy tinh, nghề mộc, nghề dệt ....

Xét riêng về văn hóa sinh hoạt vật chất, có mấy điểm dsangs chú ý sau:

Trên nền tảng sản xuất thực vật, sản xuất lúa nước, mô hình bữa ăn của cư dân Đông Sơn là Cơm - Rau - Cá, trong đó cơm và rau là món ăn chủ đạo.cơ cấu bữa ăn trên chứng tỏ sự hiểu biết thấu đáo và sự kết hợp cao đọ của người dân Đông Sơn với môi trường.

Nhà ở của cư dân Đông Sơn chủ yếu bằng các vật liệu thực vật như: gỗ, tre, luồng, lá , rạ. Dựa trên mô hình khắc của trống đồng, người ta nhận thấy có hai loại hình kiến trúc: nhà sàn mái cong và nhà sàn mái khum. Nhà có hai cột chống ở hai đầu hồi, ở hai phía đầu nhà và giữa nhà có kê thang để lên sàn. Nhà sàn mái công hình thuyền là loại kiến trúc chủ yếu của thời kỳ này. Lựa chọn kiểu kiến trúc nhà sàn cũng là sự ứng sử thông minh trước môi trường của người Việt cổ.

Trong trang phục người Đông Sơn cũng có những nét riêng độc đáo. Nói riêng về đầu tóc: qua hình người trên tống đồng và các hiện vật khác như nắt thạp đồng Đào Thịnh, hình người trên dao găm, người ta thấy thời kỳ này có ba kiểu để tóc: cắt tóc ngắn để xõa ngan vai bới tóc lên đầu, tết tóc thả sau lưng. Trang phục quần áo của cư dân Đông Sơn khá phong phú và đạt tới trình độ nhất định. Phụ nữ mặc yếm và váy, nam giới đóng khố: khố dày và khố quấn. Ngày hội, trang phục cầu kỳ, đẹp hơn: cả nam và nữ điều mặc áo liền váy có vạt tỏ ra hai bên, dùng trong vủ hội. Quấn diều bằng vãi long vũ hoặc kết bằng lá cây. Đầu đội mũ long chim hoặc gắn them long chim cho đẹp. Đã xuất hiện klieeur trang phục của giới quý tộc lớp trên: phụ nữa mặc đủ sống áo, đầu có khăn trùm vắt thành chóp nhọn, có yếm cho ngực và áo sẽ cánh mặc bên ngoài, thắt lưng ngang bụng, liền đó là chiếc váy chùng che kín gót chân.

Về trang sức, nhuộm răng đen và xăm mình là phổ biến ở cả nam và nữ. Người Việt thời nay vẫn còn đeo vòng tay hạt, chuỗi, nhẫn, vòng chân và phổ biến là vòng tay. Hầu hết đồ trang sức làm bắng đá màu xanh hoặc đồ đồng, có ít đồ vàng, ngọc.

Đồ dùng sinh hoạt thường được chế tác bằng ba loại chất liệu chủ yếu là đồ gốm, đồ đồng, đồ gỗ. Đò gốm gồm các thứ dùng để dung nấu như: nồi chõ, dùng làm đồ ăn như bát, đĩa, chậu, mâm, muôi. Đồ bằng đồng gồm những thứ sang trọng như âu, bình, thố, thạp để đựng các đồ quý và đôi khi thạp còn dùng dựng xương người chết. Ngoài ra còn phải kể đến một số dụng cụ thông thường làm bằng tre, gỗ như: muôi và bát và một số đồ đựng. Qua đồ dùng sinh hoạt có thể thấy được phần nào bóng dáng của sự phân hóa xã hội.

Phương tiện đi lại, vận chuyển của cư dân Đông Sơn chủ yếu là thuyền bè, đường vận chuyển chủ yếu là đường sông ven biển. Thuyền có thuyền độc mộc và thuyền ghép ván (khắc trên tang trống đồng). Việc sử dụng thuyền độc mộc về sau phát triển thành tục bơi chải được tổ chức trong các cuộc thi vui ngày hội. Đường bộ người ta dùng bằng voi, trâu để vận chuyển, và khi lâm trận có thể dùng voi trong chiến đấu.

Về văn hóa sinh hoạt tinh thần, có thể kể đến những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực sau: tư duy nhận thức, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật.

Về tư duy và nhận thức: Ở thời kỳ phát triển các văn hóa Đông Sơn, con người đã biết phân loại sự vật theo chức năng để chế tác và sử sụng công cụ. Người ta đã biết chia thành công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt và công cụ chiến đấu. Công cụ sản xuất có cuốc, cày, xẻng; công cụ sinh hoạt có thạp, thố, bình, dao...; công cụ chiến đấu có cung, nỏ, ná, giáo, mác, dao găm, tấm che mặt.

Tư duy toán học đã đạt đến một trình độ nhất định: tư duy đối xứng gương, đỗi cứng trục, đối xứng tịnh tiến. Các hình thức trên trống đồng: ngôi sao ở giữa (mặt trời), con người và  và các loại vật xoay xung quanh ngược chiều kim đồng hồ, hoạt động lễ hội cho thấy thời kỳ này con người đã có tri thức thiên văn học.

Tri thức kỹ thuật chủ yếu là tri thức về luyện kim đã tạo nên sản phẩm bền đẹp như trống đồng các loại, kỹ thuật làm khuôn đúc, vẽ hoa văn trang trí trên các loại trống đồng và công cụ đạt đến độ tinh xảo.

Về nhận thức thế giới: người Việt Nam thời kỳ này đã có nhận thức thế giới và nhận thức chính mình bằng tư duy lưỡng phân: đàn ông - đàn bà, núi - biển, trời - đất... Vũ trụ theo họ là trời tròn, đất vuông, trời che chở cho con người, đất nuôi dưỡng con người...

Về tín ngưỡng, tôn giáo: tín ngưỡng bái vật giáo, tín ngưỡng phồn thực có vai trò quan trọng trong tâm linh con người. Nhiều nhà khoa học cho rằng ở thời kỳ Hùng Vương có ba loại tính ngưỡng cơ bản song cùng tồn tại: yins ngưỡng vật linh, tín ngưỡng sùng bái các hiện tượng tự nhiên, thờ nhân thần. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời vào thời kỳ này.

Về phong tục: sách Đại Việt Sử Lược cho rằng: người Việt xưa phong tục còn thuần lạc hậu và chất phác. Đã xuất hiệntục nhuộm răng ăn trầu, phong tục cưới xin, ma chay, phong tục lễ hội. Đặt biệt, lễ hội thời kỳ này khá phong phú, thể hiện sắc thái riêng của văn hóa Việt Nam, như hội mùa, hội cầu nước, lễ hội khánh thành trống đồng. Các phong tục trên thể hiện được những sắc thái sinh hoạt văn hóa phong phú và đa dạng của người Việt, gửi dắm lòng biết ơn với trời đất, cầu mong mưa thuận gió hòa và thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc.

Văn hóa nghệ thuật: nghệ thuật thời kỳ này biễu hiện quá trình hình thành quan niệm thẩm mỹ của người Việt cổ và được tập trung biễu hiện trên trống đồng Đông Sơn. Nó phản ánh quan niệm của cư dân về mối quan hệ giữa họ với thế giới xung quanh và phản ánh những hình ảnh sống động trong đời sống hiện thực. Thời kỳ phát triển rực rở của văn hóa Đông Sơn đã có một nền nghệ thuật đặc sắc đa dạng, thể hiện quá trình hình thành quan niệm thẩm mỹ ở người Việt cổ.

Nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạc tượng, nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật trang phục... đã hình thành. Đặt biệt trống đồng Đông Sơn là một biễu tượng văn hóa, và cũng là một giá trị nghệ thuật sắc. Về mặt nghệ thuật, trống đồng Đông sơn trước hết là các nhạc cụ quan trọng, âm sắc vang trầm hùng và được sử dụng trong những sinh hoạt quan trọng như tế lễ, lễ hội... Nghệ thuật chạm khắc trên trống đồng là một thành tựu  xuất sắc nhất trong lĩnh vực tạo hình của người Việt cổ. Những hình trạm khắc này có liên quan đến các quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng cái chính đó là chứa đựng những nét sống thực, thể hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh. Con người trong nghệ thuật chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn chiếm vị trí trung tâm của sự miêu tả và con người xuât hiện trong các sinh hoạt cụ thể... trên mặt trống đồng còn tìm được một số hình tượng động vật như hổ, chó, cóc. Những pho tượng này chắc hẳn có liên quan đến quan niệm và tín ngưỡng của người Việt cổ. Ở một sốtroongs đồng Đông Sơn sớm có trình bày các tóp múa, thường được trang trí bằng những bộ quần áo đặc sắc: áo hai vạt dài, đầu có mũ long chim cao hoặc đeo mặt nạ, tay cầm phách. Mỗi tốp múa gồm 3- 4 hoặc 6-7 người, múa gắn liền với âm nhạc và vận động thao nhiệp điệu của trống kèn.

Trống đồng là biễu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực" hình trống, cách đánh trống, người đánh trống đầu tiên, tượng cóc, hình tia mặt trời xuyên qua các kẽ lá...

Thời kỳ sơ sử ở Việt Nam đã hình thành nên nền văn hóa Đông Sơn rực rở với diện mạo văn hóa bản địa đặc sắc. Đó là một nền văn hóa phát triển liên tục với trình đọ cao về mọi mặt, đặt biêtfj là văn hóa phi vật thể: tri thức, kỹ thuật, phong tục, các laoij hình kỹ thuật... đây cũng l;à một thành tựu văn hóa có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Mặc khác, nó còn tạo nền tảng để văn hóa Vietj Nam giao lưu tiếp biến với các nền văn hóa khác như Trung Hoa, Ấn Độ và Đông Nam Á trong thiên niên kỷ dầu công nguyên mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.

2.            Văn hóa Sa Huỳnh.

a.      sự hình thành của văn hóa Sa Huỳnh và chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh.

Văn hóa Sa Huỳnh là đỉnh cao của thời đại cơ khí Việt Nam ở miền Trung. Văn hóa Sa Huỳnh được biết đến từ đầu thế kỷ XX. Cho đến sau ngày miền Nam giải phóng, người ta đã phát hiện ra hàng mấy chục địa điểm với những di tích tiêu biểu kéo dài từ bình Trị Thiên đến miền Đông Nam Bộ và cao nguyên. Các di tích trên có quá trình phát triển liên tục từ sơ kỳ thời đại đồng thau đến thời đại sắt. Những di tích Long Thạnh - Bàu Trám và Bình Châu là bước chuẩn bị cho sự ra đời của văn hóa Sa Huỳnh, nên được gọi là văn hóa tiền Sa Huỳnh.

Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại trong thời đại đồng thau (cách ngày nay hơn 4000 năm cho tới thời sắc sớm( những thế kỷ thứ 7-6 tr. CN tới thế kỷ thứ 1-2). Các di tích tìm được ở cả ba giai đoạn sơ, trung kỳ chung... Chủ nhân văn hóa Sa Huýnh có quan hệ cội nguồn từ ngững người tiền Malai - Pôlinedi, tiền Nôm - Khơme, hay tiền Nam Á. Về ngôn ngữ, họ nói tiếng Nam Đảo hay Malai- Pôlinedi với với nhiều yếu tố Nam Á.

b.      Đặc trưng văn hóa.

Giai đoạn văn hóa Sa Huỳnh là một bước nhảy vọt về văn hóa của khu vực này. Di tích văn hóa được mở rộng khắp quảng bình cho đến miền đông nam bộ, hiện vật bằng sắc cực kỳ phong phú. Duy tích không bó hẹp ở vùng quen biển mà lên cả vùng núi như Đại Lãnh, Quế Lộc,....

Đặc trưng nổi bật của giai đoạn này không còn công cụ sản xuất bằng đá. Ở giai đoạn sớm và giữa, đồng thau đã được người Sa Huỳnh sử dụng các chế tác cộng cụ và vũ khí. Sang đến giai đoạn cuối cung đồ sắt chiếm lĩnh cả về số lượng và chất lượng. Đồ sắt Sa Huỳnh được phát hiện đến nay số lượng lên đến hàng trăm chiếc, chủng loại đa dạng: lưỡi cuốc, thuổng, rìu, liềm, dao, giáo, kiếm so với trung tâm văn hóa Đông Sơn phía bắc và đông Nai phía Nam, số lượng và sự phổ biến của đồ sắt Sa Huỳnh nhiều hơn hẳn. Nét đặc sắc ở đay là kỹ thuật chế tạo đồ sắt của dân cư Sa Huỳnh đạt đến trình độ cao, chủ yếu là phương pháp rèn. Bên cạnh đó các nghề chế tạo gốm, se, dệt vãi, làm đồ trang sức ở thời kỳ này cũng đạt đến trình độ tinh tế. Nhóm phát triển với nhiều phục vụ cho sinh hoạt như: chum, vò, bát, đèn, bình hình lãng hoa, cốc cao nhân. Gốm được nung ở nhiệt độ cao và trang trí phong phú, tô màu, khắc vạch.

Cư dân văn hóa Sa Huỳnh rất bó tay và có óc thẩm mỹ. Đồ trang sức của họ chủ yếu là vòng, nhẫn, khuyên tai và được chế tác từ các loại đá quý, thủy tinh, mã não, gốm. Trong một số di tích đương đại của văn hóa Đông Sơn (Bắc Việt Nam), Phi líp pin, Thái Lan cũng tìm thấy các loại khuyên tai này. Đó là bằng chứng của sự lan tỏa, ảnh hưởng của văn hóa Sa Huỳnh. Nét đặc sắc của dân cư Sa Huỳnh còn biết nấu cát làm thủy tinh và dùng thủy tinh để chế tạo đồ trang sức: hạt cườm, hạt chuỗi, vòng tay, khuyên tai ba mấu hai đầu thú....từ đây đồ trang sức thuy tinh lan tỏa ra cả phía Bắc và phía Nam.

Nét nỗi bặc của van hóa Sa Huỳnh là được chon trong cac ngôi mộ chum gốm với những loại chum khac nhua tùy theo từng vùng như chum hình trụ, chum hình cầu, chum dáy gãy hơi lồi.... Trên địa bàn phân bố văn hóa Sa Huỳnh từ gò đồi phía Tây cho đến Đồng bằng vên biển và hải đảo phía Đông đã phát hiện nhiêu khu mộ những bãi mộ chum rộng lớn. Trong và ngoài chum chứa nhiều đồ phi táng, với các chất liệu đá, đá quý, thủy tinh, đồng, thau, sắt , gốm,... ngoài mộ chum, ở một số vùng văn hóa Sa Huỳnh còn chon người trong huyệt đất.

Nằm trong khu vực dân nông nghiệp trồng lúa ở vùng đồng bằng ven biển nhưng nền kinh tế của họ là nền kinh tế đa thành phần. Họ biết khai thác nguồn lợi của rừng, của biển và phát triển nghề thủ công. Hơn thế nữa họ còn biết mở rộng mối quan hệ thương mại với sư dân trong khu vực Đông Nam Á lục địa, hải đảo và với cả Ấn Độ, Trung Hoa ở giai đoạn cuối buôn bán bằng đường biển rất phát triển. Vên biển miền Trung vào cuối thế kỷ trước sau CN đã hình thành một số sảng thị sơ khai.

Qua quy mô rộng lớn và mật độ phân bố di tích của văn hóa Sa Huỳnh có thể thất quần tụ dân cư giai đoạn này là đông đúc. Sự đa dạng và đông đúc của các hiện vật từ các chất lieu khác  nhau cho sản xuất của Sa Huỳnh đã đạt đến trình đọ cao sự hình thành và phát triển cao của văn hóa Sa Huỳnh đã đặt cơ sở nền tảng cho sự ra đời của nhà nước Chămpa. Nền văn hóa Chămpa giàu bản sắc.

3.            Văn hóa Đồng Nai.

Văn hóa Đồng Nai có ý nghĩa như lad sự mở đầu và sự ra đời của nền văn hóa bản địa Nam Bộ có những sắc thái riêng và giàu sức sống trãi dài đất nam bộ.

Trên dải đất Nam Bộ cách đây khoảng 4000 năm xuất hiện một lớp cư dân mới và họ là chủ nhân của nền an hóa Đồng Nai thuộc thời đại kim khí (đồng thau và sắt sớm). Vào thiên niên ky thứ II, I trước CN Đông Nam Bộ đã trở thành một trong bat rung tâm văn hóa lớn của thời đai cơ khí có tới hàng trăm di tích được phân bố suốt từ vùng đồi gò cao cho đến Trung Hạ Lưu các con sông và ven biển đây các di tích tiêu biểu cho quá trình diễn biến văn hóa từ sơ kỳ thời đại đồng thau cho đến kỳ thời đại sắt. Giữa các di tích có những khác biệt nhất định, song chúng có đặc trưng chung:

Nét đặc trưng chung nổi bật của văn hóa khu vực Đồng Nai là sự phong phú công cụ đá: công xụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức... và đặc biệt là bàn đá - một chế phẩm đặt biệt của van hóa Đồng Nai. Kỷ thuật chế tác đá mang nhiều tính chất thực dụng, tiết kiệm tối đa công sức, nguyên liệu và mang đặc tính chuyên môn hóa cao.

Thời kỳ này xuất hiện nghề làm gốm và đồ gốm. Đồ gốm trong văn hóa Đồng Nai có số lượng lớn. Đồ được nung ở độ nung cao và nói chung được làm bằng kỹ thuật bàn xoay. Về loại hình chủ đạo có: nồi, vò, bát, cà ràng, đọi se sợi, bi gốm...

Nghề đúc đồng và luyện kim đã xuất hiện cách đây khoảng 4000 năm. Đồ đồng ở đây phát hiện được không nhiều song khuôn đúc đồng đã được tìm thấy không nhiều song khuôn đúc đồng đã được tìm thấy nhiều ở địa điểm như Suối Chôn, Bưng Bạc và nhiều nhất ở Dốc Chùa. Về loại hình, ít nhất có ba loại rìu, giáo mũi dao và trên khuôn đúc đồng còn thấy lưỡi đục, lưỡi câu, mũi xiên, chuông, lục lạc, lao ngạch, kim, bong tai.

Giai đoan muộn của văn hóa Đồng Nai được đặt trưng bởi khu mộ chum, kiểu mộ chum văn hóa Sa Huỳnh. Mộ ở Dốc Chùa thường được rãi một lớp đá dăm hoặc mảnh gốm vỡ ở dưới, xung quanh một số mộ được kè đá tảng. Người chết được chon trong tư thế nắm ngửa, tay chân duỗi thẳng. Trong mộ có chon theo một số đồ gốm, đã điển hình như văn hóa Sa Huỳnh. Lượng hiện vật chon theo h

hiều hay ít khác nhau giữa các ngôi mộ song cách khác biệt không lớn. Diều này đã phản ánh xã hội thời đó đã có sự phân chia các tầng lớp, tuy sự phân hóa chưa thật sây sắc.

Về đời sống kinh tế của cư dân văn hóa Đồng Nai qua hệ thống tư liệu di tích khảo cổ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kinh tế truyền thống của cư dân ở đây là lúa cạn không dùng sức kéo; trồng rau đậu, cây cóa quả củ cho bột bằng phương pháo đốt đặc thù của nông nghiệp nưởng rẫy, chăn nuôi, săn bắt, hái lươm, săn bắt cá tôm nhuyễn thể của sông biển. Bên cạnh đó có nghề trồng lúa nước, sản xuất thủ công và tùy mỗi tiểu vùng với môi trường sinh thái khác nhau mà sự phát triển kinh tế sẽ mang sắc thái riêng. Đời sống tinh thần của cư dân văn hóa Đồng Nai được thông qua các hiện vật nghệ thuật bộ đàn đá sưu tập ở thời kỳ này đã hơn 60 thanh, cho thấy cư dân lúc đó đã nhu cầu sinh hoạt tinh thần ở trình độ cao.

Ngoài ra còn có sự du nhập không ít một số yếu tố như văn hóa trống đồng đông Sơn, khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba màu của văn hóa Sa Huỳnh.

Ở giai đoạn cuối của nền văn hóa này, kim loại thực sự đã chiếm địa vị quan trọng, sự mở rộng và phát triển các tiểu vùng kinh tế, cũng cố các liên lạc kinh tế văn hóa nội vùng tạo những điều kiện của cải phân bố giàu nghèo và cố kết quyền lực trung tâm đó là cơ sở hình thành co cấu xã hội có giai cấp sơ khai và nhà nước khởi thủy và những thế kỷ đầu CN.

Thời sơ sử trên dải đất Việt Nam đã được hình thành ba nền văn hóa ba phức hệ văn hóa: Đông Sơn - Sa Huỳnh  - Đông Nai. Đây là ba đỉnh cao của văn hóa Đông Nam Á, miền Đông bán đảo đông dương. Ba phức hệ văn hóa này đã phát sinh từ những nền tảng chung của văn hóa thời đại đá mới ở miền này với các dân tộc Nam Á, Nam Đảo, luôn có tiếp ngôn ngữ và giao lưu văn hóa với nhau. Ba phức hệ văn hóa này phát triển độc lập tạo thành thế chân quạt ở miền đông bán đảo Đông Dương và có mối quan hệ vơi nhau, làm phong phú cho nhau trong sự giao lưu với nhiều nền văn hóa khác trong khu vực. Ba nền văn hóa này phát sáng, có ảnh hưởng lan tỏa đến khu vực Đông Nam Á, đặc trưng cở sở của nền tảng hình thành ba nền văn hóa lớn ở thời kỳ sau


BÀI 11. VĂN HÓA VIỆT NAM THIÊN NIÊN KỶ ĐẦU CÔNG NGUYÊN

 

Thiên niên kỷ đầu công nguyên của Việt Nam đã hình thành ba nền văn hóa phát triển rực rở trình độ cao và mang sắc riêng đắc sắc: văn hóa châu thổ Bắc Bộ thời kỳ bắc thuộc, văn hóa Chămpa, Văn hóa Óc Eo.

 

I.                   VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ THỜI BẮC THUỘC.

1.      Bối cảnh lịch sử.

Thời kỳ này kéo dài từ năm 179 trCn đến năm 938 với chiến thắng của Ngô Quyền, chấm dứt một thời kỳ dài dưới ách đô hộ của các đế chế phương Bắc và mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ của quốc gia Đại Việt.

Quốc gia Văn Lang và sau đó là Âu Lạc tồn tại chưa được bao lâu đã rơi vào tình trạng bị đô hộ. Năm 179 trước CN triệu Đà vua nước Nam Việt Xâm chiếm Âu Lạc chia Âu Lạc thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 trước CN nhà Hán chiếm được nước Nam Việt đổi vùng đất Âu Lạc thành Châu Giao Chỉ, dưới đó là bảy quận với các chức quan đầu Châu là thứ sử, đầu quận là thái thú đây là thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

Hơn một ngàn năm người Vietj sống với các ách độ hộ của các đế chế phương Bắc và bị đồng hóa về văn hóa các cuộc khỡi nghĩa giành quyền tự trị cho đất nước diễn ra liên tục trong suôt thiên niên kỷ đầu CN thể hiện tinh thần dũng cảm kiên cường của người Việt trong đấu tranh giành quyền tự trị (khỡi nghĩa hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền). Thái độ chống trả và thâu hóa các yếu tố văn hóa trung hoa biễu hiện bản lĩnh tinh thần dũng cảm kiên cường và sự không ngoan của người Việt trong giao lưu tiếp biến văn hóa trong hoàn cảnh mất nước.

Cùng với việc xâm lược lãnh thổ, nhà Hán và các đế chế Trung Quốc đã tiến hành đồng hóa về văn hóa. Đặc trưng cơ bản của văn hóa giai đoạn này là ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa và nung nấu quyết tâm giải phóng dân tộc.

2.      Đặc trưng văn hóa.

a.      Tiếp xúc cưỡng bức và giao lưu văn hóa Việt - Hán.

Cuộc tiếp xúc văn hóa Việt Nam diễn ra vào thiên niên kỷ thứ nhất đầu CN mang một số nét riêng biệt. Các đế chế từ Hán đến Đường vừa ưu trội về quân sự, lại vừa mạnh về văn hóa. Cho biết sử dụng kết hợp giữa bạo lực quân sự với sức mạnh đồng hóa về văn hóa trong các cuộc chinh phạt, người Hán đã hóa mã lịch sử của hàng trăm bộ tộc xung quanh mình, thu nạp chúng hình thành nên đế chế mang tính thế giới. Cùng với việc xâm chiếm và thôn tính đắt đai của người Việt, giai cấp thống trị Hán đã tiến hành chính sách đồng hóa về văn hóa Việt trên mội phương diện.

Ở lĩnh vực chính trị - xã hội kẽ thống trị Hán có ý thức di thuật mô hình tổ chức chính trị và sinh hoạt xã hội của Trung Hoa sang đất Việt với mục đích thiết lập trên đất nước này cơ cấu xã hội, thể chế chính trị, phương thức canh tác, phong tục tạp quán giống trung hoa trên thực tế chính sách của họ bấc dân bản sứ phải tổ chức xã hội, làm ruộng, ăn mặc, học tập như người Hán... mặc khác nữa họ thực hiện chính sách di dân ồ ạc từ phương Bắc xuống nhằm đồng hóa người Việt (nhưng thực tế xảy ra hiện tượng các nhóm cư dân bị Việt hóa). Sự tiếp xúc cưỡng bức và giao lưu văn hóa Việt - Hán đã trở thành dấu ấn trong lĩnh vực đời sống văn hóa. Người Việt đã tiếp nhận đúc sắt gang, cày bừa băngf trâu bò, dùng phân bắc để tưới ruộng, kỹ thuật chế biến thực phẩm, kỹ thuật đắp đê ngăn sóng biển...

Trong lĩnh vực tinh thần của người Việt cũng có ngững biến đổi quan trọng. Trước hết phải cởi đến việc phổ biến và tiếp nhận văn tự Hán và cùng với văn tự các hệ tư tưởng Nho giáo, Lão giáo và các phong tục, nghệ thuật,... trên thực tế phong tục và tín ngưỡng thời vua hùng còn rất thuần hậu và chất phác. Trong bối cảnh ấy, việc tiếp thu các hệ tư tưởng du nhập từ phương Bắc làm cho đời sống tinh thần của cư dân trở nên phong phú và cao hơn trước. Thông qua văn tự Hán, người Việt còn học cách tổ chức nền hành chính của trung Quốc, học cách tổ chức việc học hành thi cử, kén chọn nhân tài ... trong suốt thời gian dưới ách đô hộ của đế chế phương bắc, bên cạnh xu hướng hán hóa là xu hương chống Hán hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc. Quá trình giao lưu văn hóa trên là hóa trình Việt hóa các yếu tố văn hóa phương Bắc, là hội nhập của các yếu tố văn hóa ngoại sinh theo vốn làm giàu cho văn hóa bản địa.

Vì sao văn hóa Việt tồn tại qua nghìn năm Bắc Thuộc? Trả lời vấn đề này tích là có thể tìm được những bài học về giao lưu hội nhập văn hóa với các nước mạnh hơn. Điều quan trọng đầu tiên là người Việt tiếp xúc với phương Bắc không phải từ sự trống rỗng văn hóa mà họ đã có một hành trang văn hóa, đó là nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ ở thời đại các vua Hùng.

Chính quyền đô hộ tuy bạo liệt nhưng phạm vi ảnh hưởng của nó chỉ bó hẹp trong một vài đô thị - nơi đóng trụ sở nơi cai trị của nó, còn đại bộ phận dân chúng người Việt  vẫn sống theo lối cũ (theo văn hóa truyền thống) nơi làng xã.

Đứng trước áp đặc của ngoại bsn, văn hóa Việt Nam không hề co lại thúc thủ mà cố vươn ra để chiếm lĩnh các giá trị ngoại sinh, do đó mới có thể tồn tại trước sức mạnh của đối phương. Học tập tin hoa văn hóa của nước ngoài để chống lại mưu đồ đồng hóa, văn hóa Việt Nam đã từng tỏ rõ sức mạnh nội sinh của nó không phải theo cách " lấy đá chọi đá". Mà bằng cách "lấy nhu thắng cương". Đó cũng chính là đức " khoan hòa" của người Việt trong giao lưu, tiếp xúc với văn hóa phương Bắc.

b. giao lưu văn hóa tự nhiên Việt - Ấn.

Trong giai đoạn thiên niên kỷ đầu CN, bên cạnh giao lưu với văn hóa Hán, văn hóa Việt Nam còn giao lưu với văn hóa Ấn Độ khá sâu đậm. ở thời kỳ này tùy vào các không gian văn hóa khác nhau mà ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cũng mang sắc thái khác nhau.

Ảnh hưởng của Ấn Độ đến vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ chủ yếu là Phật giáo. Đạo phật tại Giao Châu do từ Ấn độ truyền sang trực tiếp, mãi về sau đó mới do từ Trung Hoa tiếp tục truyền xuống. Theo sử liệu, cuối thế kỷ thứ II, Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) trở thành trung tam phật giáo lớn nhất ở khu vực này. Các nhà sư Ấn Độ đi qua Luy Lâu để rồi tìm đường lên phương Bắc và các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm kinh cũng qua Luy Lâu coi đây là trạm dừng chân. Từ đây, có những người như khương Tăng Hội (gốc Trung Á) hoặc Ma ha kì vực - nhà sư Ấn Độ, đã đi sâu vào Trung Hoa truyền đạo. Sau này, khi trả lời vua Tùy Văn Đế về hình thành phật giáo ở Giao Châu, nhà sư Đàm Thiên cho rằng: "Xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc. Phật giáo truyền vào Trung Hoa chưa phổ cập đến Giang Đông mà xứ ấy (Luy Lâu) đã xây hơn 20 bảo tháp, độ được hơn 500 vị tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi. Thế là xứ ấy theo đạo trước ta".

Người Việt Nam đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, đặt biệt là Phật giáo trên nền tảng văn hóa bản địa, tín ngưỡng bản địa. Trên tinh thần tiếp nhận hòa bình tự nguyện các giá trị của văn hóa Ấn Độ về nhiều phương diện, người Việt Nam đã sáng tạo cho mình một nền văn hóa riêng, giàu màu sắc.

c. Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.

Cả thiên niên kỷ dưới ách đô hộ của ché độ phương Bắc, người Việt vẫn bảo tồn và phát huy vốn liếng văn hóa ngoại sinh làm giàu cho văn hóa dân tộc.

Nét nổi bật, suốt trong văn hóa Việt Nam giai đoạn này là sự không chối từ việc tiếp thu và làm chủ những ảnh hưởng của văn hóa ngoại sinh.

Giao lưu với văn hóa Trung Hoa, nhân dân ta đã tiếp nhận văn hóa Trung Hoa trên các lĩnh vực: văn hóa xã hội, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần. ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện ở thái độ đấu tranh thường xuyên chống lại âm mưu đồng hóa về văn hóa của kẻ thù, ở việc tiếp nhận các yếu tố văn hóa ngoại sinh một cách mềm dẻo và sáng tạo. Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc, sự xuất hiện của ngôn ngữ Hán với mưu đồ đồng hóa của kẻ thù đã không tiêu diệt được tiếng Việt, tiếng Việt ngày nay vẫn phát triển. người Việt hấp thụ ngôn ngữ Hán và hình thành nên lớp mới (từ Hán - Việt) bổ sung cho sự phong phú của ngôn ngữ Việt Nam. Mặt khác, người Việt tuy tiếp nhận một số phong tục của người Hán nhưng vẫn giữ các phong tục cho riêng mình và đặc biệt là nếp sống tôn vinh phụ nữ.  

Người Việt Nam tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là Phật giáo, trên nền tảng văn hóa bản địa và tạo nên những sắc thái riêng độc đáo. Điều đó có thể hiện ở tính tổng hợp, khuynh hướng nghiêng về nữ tính, tính linh hoạt của Phật giáo Việt Nam.

Trước khi vào thời kỳ Bắc thuộc, người Việt Nam đã có một nền văn hóa bản địa rực rở: văn hóa Đông Sơn. Đây chính là cơ sở nền tảng để văn hóa Việt Nam vượt thoát ra khỏi ngàn năm Bắc thuộc. Suốt 10 thế kỷ đầu CN, người Việt đã tiếp nhận những giá trị của văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ để làm giàu và phát triển văn hóa dân tộc.

2. Văn hóa Chămpa.

Vương quốc Chămpa, lúc đầu là vương quốc Lâm Ấp (xứ rừng) tồn tại gần 15 thế kỷ (từ thế kỷ II đến thế kỷ XV), phân bố ở miền trung Việt Nam từ Đèo Ngang đến Bình Thuận.

Về chủng tộc, nhười Chăm (cùng với một số dân tộc Tây Nguyên thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo) là một bộ phận của nhóm loại hình Indonesien. Người Chăm là một trong những cội nguồn của các dân tộc Việt Nam ngày nay. Trong quá phát triển của mình của mình, người Chăm có một nền kinh tế đa thành phần với nghề trồng lúa nước (dây tằm - bông - hoa màu), nghề rừng - khai thác lâm thổ sản gổ quý (như quế, trầm hương, hạt tiêu), nghề biển, các nghề thủ công (rèn sắt, dệt vãi lụa, làm gốm, chế tạo đồ thủy tinh, đá ngọc, khai khoáng và làm đồ mỹ nghệ vàng bạc,...), phát triển nghề buôn bán đường biển, đường sông và đường núi.

Đó là nước Chămpa của nước Chăm với đô thành Sư Tử (Sximhapura - nay là Trà Kiệu, Duy Xuyên). Bia Võ Cạnh ở Nha Trang có niên đại thuộc thế kỷ thứ II sau CN cũng đã nói đến một quốc gia do Srimara sáng lập. Vương quốc Chămpa qua ghi chép của thư tịch cổ, bia kí và các di tích khảo cổ trênvà trong lòng đất trùng hợp với địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh. Sự trùng hợp về không gian, thời gian cùng một số loại hình hiện vật, một số ngành nghề cùng với sự suy luận logic đã cho thấy văn hóa Chămpa nảy sinh từ văn hóa Sa Huỳnh.

Văn hóa Chăm pa có hai đặc trưng mang tính khái quát.

Văn hóa Chămpa là một nền văn hóa giàu bản sắc, với những sắc thái văn hóa bản địa và ảnh hưởng khá sâu đậm của văn hóa Ấn Độ. Điều đó thể hiện ở tất cả những thành tố của văn hóa Chămpa.

Trong quá trình tiếp thu văn hóa Ấn Độ, người Chămpa đã kết hợp hài hòa giữa yếu tố văn hóa bản địa (nội sinh) và yếu tố văn hóa bên ngoài (ngoại sinh) để tạo dựng nên nền văn hóa với những nét riêng độc đáo so với các nước láng giềng ở Đông Nam Á cũng tiếp nhận ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ.

a.      Nét bản địa trong văn hóa Chăm

Đặc trưng điển hình của sắc thái bản địa là chất dương tính trong tính cách Chăm. Người Chăm sống trong cảnh thiên nhiên của mảnh đất hẹp miền trung, giữa một bên là dãy núi Trường Sơn cao vút, một bên là biển Đông sâu thẳm. sự đối lập của thiên nhiên đã tạo nên những sản phẩm đặc biệt (như trầm hương, vàng) nhưng đồng thời cũng tạo nên một miền khí hậu đặc biệt, đất đai hết sức khô cằn. Chính hoàn cảnh đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo nên tính cách cương nghị, cứng rắn, thượng võ và có phần hiếu chiến của người Chăm.

Tuy chất dương tính có mạnh nhưng sống trong vùng Đông Nam Á nông nghiệp, người Chăm rất yếu kề thừa ảnh hưởng của văn hóa khu vực là đặc trưng điển hình là khuynh hướng hài hòa âm dương có phần thiên về âm tính với triết lý âm dương trong nhận thức và tín ngưỡng sùng bái các sinh thực khí,...

Chất văn hóa bản địa thấm đượm trong các thành tố của văn hóa Chămpa.

b.      Một nền văn hóa đắc sắc với những đấy ấn khá sâu đậm của văn hóa ấn độ.

Bóc tách nhiều giá trị văn hóa Chămpa có thể thấy nhiều tầng lớp văn hóa: văn hóa bản địa người Chăm, văn hóa Ấn Độ và văn hóa khu vức Đông Nam Á.

Trước hết là mô hình của Ấn Độ về tổ chức chính trị và vương quyền được người Chăm áp dụng triệt để. Cùng với việc tiếp nhận mô hình tổ chức chính quyền, người Chăm tiếp nhận hệ thống đẳng cấp Ấn Độ mặc dầu hệ thống này không phải khắc khe và nhiều khi mang tính hình thức.

Về phương diện ngôn ngữ, người Chăm đã sớm tiếp cận hệ thống văn tự cổ Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết cho riêng mình. Từ chử Phạn (Sanskrit) - văn tự cổ Ấn Độ, người Việt đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ (khoảng thế kỷ thứ XV). Ngoài bia kí còn lại, các sử liệu Trung Quốc còn cho biết, ngay thế kỷ thứ VII người Chăm đã dùng văn bia của mình để ghi chép kinh sách trao đổi thư từ.

Người Chăm dùng lịch pháp ấn Độ từ thời kỳ này cho đến nay. Trong hệ thống lịch sử này, ngày âm (ngày tính theo lịch trăng) là đơn vị cơ bản. một tháng được chia làm hai tuần: tuần sáng và tuần tối. một năm có 12 tháng âm, 6 mùa. Ngoài ngày, tháng, năm, lịch Ấn Độ còn có cách tính thời gian theo kỷ nguyên được dùng thông dụng ở Ấn Độ là kỷ nguyên Saka. Vì thế lịch Chăm còn được gọi là lịch Saka.

Tôn giáo Chăm tiếp nhận ở Ấn Độ là tôn giáo Bàlamôn. Bàlamôn giáo của Ấn Độ đến Chămpa trở thành Siva giáo. Trên thực tế, thần Siva này cùng các thần khác với lý lịch Ấn Độ xa lạ chỉ còn tồn tại trong ý nghĩ của tầng lớp trí thức và tu sĩ Bàlamôn. Đối với số đông người Chăm, thần Siva, tượng Linga,.. chỉ là hình thức, còn ước vọng phồn thực và lòng sùng kính các nữ thần địa phương, các anh hùng dân tộc mới là nội dung. Đạo Bàlamôn xa lạ đã được người dân Chăm biết cách cải thành đạo Bà chăm gần gũi, đạo Bà Chăm không còn là đạo Bàlamôn giáo Ấn Độ nữa chỉ có thể xem như một biến thể của nó.

Nói tới văn hóa Chăm là nói đến hệ thống đền tháp với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc. Tháp Chăm được xây dựng theo mô hình tháp Ấn Độ, song nhỏ hơn và được "Chăm hóa", người Chăm gọi là Kalan. Người Chăm là bậc thầy trong nghệ thuật xây gạch để tạo nên tháp Chăm. Tháp Chăm đạt đen sự hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. nghệ thuật kiến trúc Chăm cân bằng, có nhịp điệu, sáng sủa. chủ đề chính trong điêu khắc trang trí tháp là hoa lá, hình người, hình động vật, các con vật huyền thoại theo nội dung tôn giáo hoặc sử thi Ấn Độn. điêu khắc Chăm pa nổi tiếng với những tượng tròn trong đó có nhiều hình thức phong cách, trước hết là chạm khắc trực tiếp lên gạch tháp, tạo trang trí trên gạch trước khi nung, chạm trên đá,... kiến trúc và điêu khắc Chăm pa là sự hòa quyện ba yếu tố: bản địa, khu cực, Ấn Độ.

Âm nhạc và múa có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Chăm, nhất là các y phục của các ngày lễ và hội lễ mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng. tiêu biễu cho nhạc cụ gõ của người Chăm là trống Branưng, trống kynang. Trong nhạc cụ hơi, chiếc kèn Saranai có vị trí đặc biệt. múa là loại hình nghệ thuật rất phong phú và độc đáo, gắn bó với người dân Chăm như hình với bóng. Người dân Chăm có các loại múa: múa sinh hoạt, múa tôn giáo, múa tập thể và độc diễn, múa đạo cụ và múa bóng.

Trong lịch sử, người Chăm đã phát triển một nền kinh tế đa thành phần mà trước hết là nghề trồng lúa nước. bên cạnh đó nghề biển và các nghề thủ công. Nghề thủ công rèn sắt, dệt vải lụa, làm gốm, đồ thủy tinh, khai khoáng và lam đồ mỹ nghệ vàng bạc... văn hóa Chăm là băn hóa đa sắc thái song sắc thái biển cũng khá nổi trội. cư dân Chăm cổ đã phát triển nghề đánh cá, nghề buôn bán, trao đổi kinh tê, văn hóa thế giới và hải đảo Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và trong lịch sử đã hình thành những cảng thị điển hình như cảng Hội An, Thị Nại.

3. Văn hóa Óc Eo.

Văn hóa Óc Eo được biết đến sớm nhất trong lịch sử. năm 1944, nhà khảo cổ học Pháp L.Mallelet đã tiến hành khai quật chính thức ở cánh đồng Giồng Cát - Giồng Xoài, nay thuộc xã vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Từ sau cuộc khai quật này, xuất hiện văn hóa Óc Eo. Dựa vào bốn tập sách "Khảo cổ học ở đồng bằng sông cửu long" của L.Malleret, hàng trăm di tích của nền văn hóa này đã được phát hiện và được khai quật ở hầu  khắp các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, chúng ta nhân thức đầy đủ hơn về văn hóa này như: ngồn gốc, niên đại, phạm vi phân bố, laoij hình di tích, di vật, đời sống văn hóa xã hội.

Cư dân Óc Eo cư trú trên một địa bàn rộng lớn ở Nam Bộ. họ giỏi thích ứng với những hoàn cảnh sinh thái khác nhau để tạo lập cuộc sống ổn định và xây dựng phát triển kinh tế văn hóa đặc sắc của mình.

Về nhà ở và các công trình xây dựng: hàng trăm di tích di vật khảo cổ nói lên trình độ phát triển cao, quy mô rộng lớn và đa dạng của công việc xây dựng thời Óc Eo. Người Óc Eo có ở nhà đất, nhưng phổ biến  là nhà sàn. Nhà sàn có cột gỗ tròn hoắc vuông, mái nhà bằng lá dừa nước.

Cư dân Óc Eo xây dựng nhiều công trình phục vụ tôn giáo, tang ma như đền thờ, đền tháp và mộ táng. Theo thời gian, các công trình bị phá hủy gần hết, chỉ còn móng nền. các công trình này có quy mô lớn, diện tích rộng, được xây dựng khá kiên cố công phu, đẹp bằng vật liệu gạch, ngói đá.

Mộ táng có nhiều trong văn hóa Óc Eo và khá độc đáo. Các ngôi mộ này được óp đá hay gạch, trên đỉnh có tượng Yoni và Linga. Tầng lớp bình dân được chôn trong huyệt đá bình thường. trong mộ tàng các công trình kiến trúc tôn giáo phát hiện được khá nhiều hiện vật: tượng bằng đá, bằng đồng, bằng gỗ. nhiều nhất là tượng Yoni, Linga, Garesa và tượng Phật. có tượng Linga bằng vàng, tượng Linga và Yoni băng đá quý trong suốt. đồ trang sức cực kì phong phú.

Nghề gốm thời kỳ này khá phát triển. đồ gốm Óc Eo khá đặc biệt, được chế tác bằng bàn xoay, màu sắc đẹp và phong phú về thể loại. gốm gồm nhiều loại như: vò, chén bát, chai gốm vang tiêu biểu hơn là loại bình, ấm có vòi như cà ràng.

Bên cạnh đó nghề sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho sản xuất đền thờ, mộ hỏa táng.

Nghề làm đồ trang sức, đặc biệt là trang sức bằng vàng phát triển. Các di chỉ xương ở các khu dân cư lớn như Óc Eo - Ba Thê (An Giang), Gò Tháp (Đông Tháp), Gò Hàn (long An). Có nhiều loại đồ trang sức bằng vàng được chế tác bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như: nhẫn, hoa tai, hạt chuỗi,... Đặc biệt họ đã tạo nên những lá vàng, lá bạc cực mỏng. phong phú về loại hình, đề tại chạm khắc với những hình ảnh tinh vi và đẹp mắt. ngoài đồ trang sức bằng vàng còn có nhiều loại làm bằng đá quý, hạt chuỗi lưu li, thạch anh, thủy tinh, mã não, đá màu da cam,...

Nghề gia công kim loại màu, nhất là hợp kim thiết cũng rất độc đáo. Dấu tích xưởng cản xuất thấy ở Óc Eo - Ba Thê, Đá Nổi, Canh Đền. Đồ thiếc phong phú đa dạng đến mức con người coi văn hóa Óc Eo là văn hóa đồ thiếc. Bên cạnh đó, nghề chế tác đá bao gồm chế tác đồ gia dụng và điêu khắc đá cũng rất phát triển. Đồ gia dụng có các loại hình cối chày, bàn nghến, .,.. Các bức tượng phật, thần tìm thấy hầu hết ở các di tích.

Các di tích kiến trúc và di tích phát hiện được cho thấy trình độ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của cư dân Óc Eo.

Đáng nói hơn là cả là bên cạnh hoạt động sản xuất, cư dân Óc Eo đã phát triển nền kinh tế thương mại trong khu vực Đông Nam Á. Khảo sát các di tích, các nhà khoa học cho biết nhiều đồng tiền vàng, đồng, thiếc đã được tìm thấy (có những đồng được cắt đôi, cắt tư, cắt tám để làm tiền lẻ.). Chắc hẳn lúc bấy giờ đã có nhiều thương nhân nước ngoài có mặt buôn bán cùng cư dân Óc Eo. Trong văn hóa, Óc Eo đã phát hiện được nhưng di vật từ Ấn Độ như đầu tượng phật bằng đồng, nhẫn vàng chạm khắc hình đầu bò Nadin, ngọc chạm hình phụ nữ tế thần lửa... và hiện vật từ La Mã như huy chương vàng chạm Mar Aurêlê và hiện vật từ Trung Quốc như mảnh gương đồng Đông Hán...

Qua đó có thể nói Óc Eo thời bấy giờ là một trung tâm buôn bán trao đổi sầm uất. văn hóa Óc Eo có mối quan hệ trao đổi rộng với Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai nhưng đậm nét hơn cả là văn hóa Ấn Độ. Bên cạnh một nền văn hóa nghệ thuật nhân gian thể hiện trên kiểu dáng hoa văn đồ gốm, điêu khắc, đất nung, cón có một nghệ thuật chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ thể hiện trên kiến trúc, điêu khắc, tạo hình trên đồ trang sức, trên các lá vàng...

Qua các pho tượng và những hình điêu khắc, có thể thấy cư dân Óc Eo vẫn bảo lưu truyền thống tín ngưỡng Bái Vật giáo đồng thời tiếp thu đạo bàlamôn và đạo Phật.

Theo thư tịch cổ Trung Quốc Phù Nam tồn tại thừ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VI sau CN. Nhiều nhà khoa học cho rằng văn hóa Óc Eo là văn hóa của cư dân Phù Nam, cương quốc Phù Nam. Nếu đúng như vậy, một nhà nước cổ đại ra đời ở đông bằng sông cửu long

Ở thiên niên kỷ đầu CN tồn tại và hình thành ba nền văn hóa có chung cơ tầng văn hóa Đông Nam Á thời tiền sử và sơ sử nhưng phát triển với những điêu sắc thái khác nhau do chịu sự chi phối của các điều kiện lịch sử, xã hội riêng.

Đây là thời kỳ văn hóa Việt Nam hội nhập với văn hóa trong khu vực qua quá trình giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ. Dấu ấn văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ để lại những nét đậm nhạt khác nhau ở thời kỳ này, góp phần tạo nên tính đa dạng trong nền văn hóa truyền thống của cộng đồng quốc gia đa tộc Việt Nam ở các thời kỳ sau.


 

BÀI 12. VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI VIỆT

Bối cảnh lịch sử.

Ba nền văn hóa ở thiên niên kỷ đầu CN bước sang thiên niên kỷ thứ hai đx diến biến thieo nhưng bước khác nhau. Văn hóa Óc Eo ở đồng bằng sông cửu long chỉ còn là ánh hào quang. Nền văn hóa Chămpa trở thành nền văn hóa của một dân tộc trong nền văn hóa đa tộc người ở Việt Nam. Vì vậy nói văn hóa thời tự chủ là nói đến văn hóa Đại Việt. Thời kỳ tự chủ của quốc gia Đại Việt kéo dài từ năm 938 đến năm 1858. Đây là giai đoạn phục hưng đất nước sau một nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc ta vươn lên xây dựng nền độc lập tự chủ, khẳng định mình là một quốc gia tồn tại ở Đông Nam Á.

Diễn trình lịch sử của Việt Nam thời kỳ này có những đặc điểm sau:

Các vương triều liên tục thây thế nhau xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ.

Đất nước mở rộng về phương nam; đến đầu thế kỷ XVIII, việc khai phá nam bộ đã cơ bản hoàn thành. Đến năm 1892, đất nước Việt Nam đã có lãnh thổ thống nhất từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau.

Thời kỳ lịch sử với những biến đổi dử dội, bảo táp: các cuộc xâm lược liên tiếp của phong kiến phương Bắc và những cuộc bảo vệ đất nước của nhân dân Việt.

Thời kỳ tự chủ với ba lần phục hưng văn hóa:

Lần thứ nhất vào thời Lý - Trần: thời kỳ xây dựng đất nước sau khi thoát khỏi ách đô hộ của các đế chế phương Bắc. lần thứ hai ở thế kỷ XV: Giặc Minh bị quyét sạch ra khõi bờ cõi. Đất nước bước vào thời kỳ phục hưng từ đời Lê Thái Tổ đến thời Lê Thánh Tông. Lần thứ ba vào cuối thế kỷ XVIII: thời kỳ phân liệt và xung đột giữa các tập đoàn phong kiến, đất nước được thống nhất và khội phục do công lao của Quang Trung và sau đó là của nhà  Nguyễn. Văn hóa Việt Nam giai đoạn này phát triển phong phú và đa dạng văn hóa dân tộc có những biến đổi quan trọng. Vượt thoát khỏi ngàn năm Bắc thuộc, qua 3 lần phục hưng, văn hóa Việt Nam đã phát triển rực rở trong thời kỳ Đại Việt.

1.            Đặc trưng văn hóa.

a.      Đặc trưng văn hóa thời Lý - Trần

Nhà lý mở đầu giai đoạn phục hưng văn hóa bằng việc dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý đưa đất nước phát triển về mọi mặt.

Về văn hóa vật thể.

Nhà Lý cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài, thành lũy. Thành Thăng Long là một công trình thành lũy lớn nhất trong các triều đại phong kiến.

Các công trình kiến trúc thời Lý phát triển mạnh và phong phú: chùa Giạm, chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn ( Ý Yên - Nam Định), tháp Sùng Thiện, Diên Linh ( chùa Đọi - Nam Hà)... các tháp này có quy mô lớn, hòa hợp với cảnh tiết thiên nhiên xung quanh. Mỹ thuật thời kỳ này chủ yếu là kiến trúc các ngôi chùa và tượng Phật. nghệ thuật điêu khắc trên đá, trên gốm thể hiện một tay nghề thuần thục và một phong cách đặc sắc, mỹ thuật thời Lý mang nhiều nét tương đồng với kiến trúc, mỹ thuật Chăm cũng như một số nước Đông Nam Á. Trong ý thức của người Việt tuy vẫn tiếp nhận những tinh hoa của văn minh Trung Hoa nhưng cũng có ý muốn quay trở lại cội nguồn Đông Nam Á, vẫn khẳng định sắc thái riêng của mình.

Các nghề thủ công khá phát triển ỏ thời Lý, nhà Trần như: nghề dệt, gốm, mỹ nghệ. Đặc biệt nghề dệt có nhiều thành tựu: vải, lụa. các sản phẩm gốm với đủ các màu sắc, họa tiết trang trí đặc sắc được những người thợ khéo tay, thông minh đời Lý làm ra. Nghề gốm có bước phát triển đạt trình độ cao....

Thời nhà Trần, nghề thủ công còn có những bước phát triển mới, hình thành những làng nghề chuyên sản xuất một mặt hàng xác định. Khi thành Thăng Long mở rộng chia làm 71 phường. tai đây không chỉ có chợ mà còn có những phường thủ công và phố buôn bán.

Về văn hóa phi vật thể.

Hệ tư tưởng:

Văn hóa thời Lý Trần là sự dung hòa tam giáo (Nho - Phật - Lão), cùng các tín ngưỡng nhân gian và có ảnh hưởng của tôn giáo Chămpa.

Thời kỳ này Phật giáo để lại những dấu ấn sâu đậm. Từ thế kỷ X Phật giáo có những bước phát triên lớn, chùa chiền xuất hiện nhiều. Trong thời kỳ này đạo Phật nhập thế. Pháp giáo thời kỳ này chung sống với tín ngưỡng bản địa để tạo ra  sắc thái đạo Phật với nét riêng Việt Nam. Năm 1031 triều Lý cho xây dựng 950 ngôi chùa, năm 1129 mở hội khánh thành 84.000 bản bảo tháp. Nhà vua và các tầng lớp quý tộc rất sùng mộ đạo Phật. Thời kỳ này các sư tăng và tín đồ đạo Phật phát triển cả về số lượng và chất lượng. (theo nhà sử học Lê Văn Hưu, thời Lý "nhân dân quá một nữa làm sãi, trong nước chổ nào cũng có chùa". Nhiều vị cao tăng nỗi tiếng là người Việt. Nhà chùa chiếm hữu khá nhiều ruộng đất do đó có một cơ sở kinh tế nhất định cho mọi hoạt động. Nhà chùa là nơi đào tạo ra những sư tăng đồng thời cũng là những trí thức của thời đại. Chính họ là những người đặt tên cho chính sách tam giáo đồng nghuyên. Các trí thức Phật giáo đã gạt bỏ những nhân tố thụ động để tham giao vào sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. trong các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý, các cao tăng tham gia chính sự ở triều đình: thiền sư Vạn Hạnh vận động đưa Ly Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra triều Lý. Đời Trần, sư Đa Bảo Viên Thông điều tham gia chính sự, đạo và đời gắn bó tới mức không chỉ có các nhà sư tham gia vào chính sự mà ở đời Lý, Trần còn khá nhiều vua quan quý tộc đi tu. Dòng Phật giáo Trúc Lâm ra đời là một sáng tạo rất riêng của Phật giáo Việt Nam, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử tu tưởng, văn học, kiến trúc,... của văn hóa dân tộc.

Phật giáo giai đoạn này còn tác động đến cả tư tưởng, tâm lý, phong tục và nếp sống của đông đảo nhân dân ở các lành xã. Nó ảnh hưởng to lớn tới kiến trúc, điêu khắc, thơ văn, nghệ thuật...

So với Phật giáo, Nho giáo thời kỳ này ảnh hưởng chưa mạnh đến xã hội và đời sống tinh thần của người Việt. cùng với việc tiếp nhận chữ Hán, chế độ giáo dục và thi cử theo tinh thần Nho giáo mới bắt đầu. Nhà Lý bắt đầu chăm lo việc học tập và thi cử để đào tạo nhân tài và tuyển lựa quan lại cho bộ máy hành chính. Năm 1070 nhà Lý dựng Văn Miếu, thờ Chu Công và Khổng Tử (hai ông tổ của Nho giáo), mở Quốc Tử Giám - trường học cho các hoàng tử và con em của quan lại trong triều đình. Năm 1076 triều đình mở khoa thi đầu tiên để lựa chọn nhân tài, nội dung thi gồm các môn: chữ viết, làm tính, hình luật.

Đến nhà Trần, các vương triều đã chính quy hóa việc học hành thi cử. nhà Trần lập Quốc học viện và cả Giang Võ Đường, lúc đầu dành riêng cho con em quý tộc, sau mở rộng cho cả con em thứ dân (trường học được mở ở các địa phương). Thể lệ thi cử, học vị được quy định. Năm 1247, nhà Trần đặt danh hiệu Tam Khôi dành cho 3 người thi đỗ xuất sắc nhất trong các kỳ thi Đình.

Điều đáng chú ý là từ nền giáo dục này tinh thần Khổng giáo đã đi sâu vào đời sống tinh thần của người Việt Nam và để lại những dấu ấn khá sâu sắc trong đời sống văn hóa, trong tâm thế ứng xử của người Việt Nam.

Tuy nhiên, thông qua lăng kính, tâm thức dân tộc, các giá trị Nho giáo đều có "độ khúc xạ" nhất định, làm giàu cho văn hóa Việt Nam.

Nền văn hóa bác học hình thành và phát triển.

Nền văn học chữ viết bằng chữ Hán và sau đó bằng chữ Nôm hình thành và phát triên với một đội ngũ tác giả đông đảo và lớn về số lượng và tác phẩm. lực lượng sáng tác chủ yếu là các trí thức Phật giáo, sau đó là trí thức Nho giáo. Thời kỳ nhà Lý nội dung thơ văn mang quan niệm và triết lý Phật giáo, tuy nhiên nhiều tác phẩm có ý nghĩa nhân sinh và giá trị văn hóa: Nam quóc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn. thời nhà Trần, đa số các tác giả là các nho sĩ, trong đó có một số tướng lĩnh hoắc đại thần như: Trần Quan Khải, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Phi Khanh,...

Thơ văn chữ Hán giai đoạn này thể hiện tư tưởng xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ, lòng tự hào về dân tộc, về nền độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước và ý chí vươn lên của dân tộc.

Bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ Hán, lịch sử thời kỳ này chứng kiến sự hình thành của văn học chữ Nôm với những tên tuổi nổi bật: Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Nguyễn Thuyên, Chu Văn An, Nguyễn Sỹ Cố...

Nét đặc sắc trong sự phát triển văn hóa giai đoan này là sự xuất hiện một nền văn hóa chữ viết với cả hai hình thức chữ Hán và chữ Nôm. Sự xuất hiện của dòng văn học bác học đánh dấu  sự chuyển biến về chất lượng trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam.

b.      Đặc trưng văn hóa thời Minh thuộc và Hậu Lê

Chính sách văn hóa của nhà Minh.

Nhà Minh không chỉ thủ tiêu nền độc lập của Đại Việt, thực hiện chế độ chiếm đóng quân sự trên đất nước ta mà còn sử dụng một số chính sách nhăm hủy diệt văn hóa của dân tộc.

Thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt bằng mọi cách: đập phá văn bia, đốt sạch sách. Tài liêu do người Việt viết hoặc thu nhặt đem về Trung Quốc, bắt ăn mặc theo người Trung Quốc, đưa về nước họ những thợ thủ công tài giỏi.

Giao lưu văn hóa thời kỳ này mang tính chất cưỡng bức và với người Việt là công cuộc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Một nền văn hóa phát triển rực rở.

Thế kỷ XV là thế kỷ oanh liệt trong lịch sử dân tộc với chiến công hiển hách của nhân dân Đại Việt trong cuộc đấu tranh nhà Minh. Văn hóa dân tộc bước vào thời kỳ phục hưng lần thức 2 với sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực: tư tưởng, văn chương, nghệ thuật,...

Về tư tưởng, ý thức hệ

Sự trưởng thành của ý thức dân tộc là đặc điểm nỗi bật trong đời sống tinh thần dân tộc và chi phối sự phát triển của văn hóa thế kỷ XV. Tư tưởng về một quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ khẳng định. Đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Ý thức độc lập dân tộc gắn liền với tinh thần tự hào dân tộc, tự hào về sự nghiệp vẻ vang của dán tộc, về truyền thống văn hiến của dân tộc.

Sự trưởng thành của ý thức dân tộc là côi nguồn cơ sở để hình thành những tư tưởng tiến bộ của văn hóa thời kì này, đó là tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa là sự phát triển cửa các phạm trù tư tưởng Nho giáo trên nền tảng ý thức tư tưởng dân tộc thời đó. Nhân nghĩa gắn liền với yêu dân, là tư tưởng thân dân. Nguyễn trãi kế thừa tư tưởng nhân dân trong thời kì đó và nâng quan điểm thân dân lên một trình độ cao hơn. Ông vươn tới một xã hội chỉ có vua sáng tôi hiền và dưới là nhân dân sống vui vầy, no đủ. Giá trị văn hóa này đủ trở thành ngọn cờ hiệu triệu, tập hợp cả dân tộc trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. nhân nghĩa là lấy triết lý chính trị sâu xa của dân tộc và thực chất đó là chủ nghĩa nhân văn việt nam. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn thể hiện ở đức khoan hồng nhân từ, hiếu sinh không hiếu xác, qua cách nhìn của ông về gốc của nhân...

Giáo dục và thi cử

Do nhu cầu xây dựng đất nước, củng cố chế độ phong kiến, nhà Lê đã tổ chức một nền giáo dục, thi cử để đào tạo quan lại, tri thức có quy củ nhất so với các triều đại trước đó. Toàn bộ hệ thồng giáo dục thời kì này lấy hệ tưởng Nho giáo làm nền tảng. văn bia tiến sĩ khoa Mậu Thân Thái Hòa thứ sáu, năm 1448 thể hiện tinh thần ấy: lấy trọng đạo sùng nho, kén kẻ sỹ là việc trước tiên trong phép trị nước

Hệ thống trường lớp được mở rộng khắp từ trung ương đến cơ sở. tại kinh thành, cơ quan giáo dục lớn nhất là Quốc Tử Giám hay còn gọi là Thái Học Viện, có ký túc xá cho sinh viên, có thư viện, có xưởng khắc sách. ở địa phương từ trấn, lộ, phủ đều có trường công và trường tư tổ chức thành một hệ thống do nhà nước chỉ đạo. nội dung học tập của học sinh tại trường này là khuôn vàng thước ngọc của Nho giáo, là sách kinh điển và lịch sử các vương triều phương Bắc.

Đối tượng học: chế độ giáo dục và thi cử có phần cởi mở hơn so với trước. không chỉ có con em quý tộc quan lại, mà con em bình dân (cả nhà giàu, nhà nghèo) cũng được đi học, đi thi.

Chế độ thi cử của nhà Lê khá quy cũ. Từ 1442 trở đi, cứ ba năm một lần tịa kinh thành có thi hội, tại các địa phương có thi Hương. Triều đình còn quy định lễ xướng danh, lễ Vinh quy, dựng bia Tiến sĩ ở văn Miếu. tất nhiên nội dung và cách thức đào tạo trong thời kỳ này có những hạn chế, xong trong số khá đông lớp nho sĩ nhà Lê đào tạo ra có nhiều người xuất sắc về năng lực và học vấn, trở thành các học giả, các nhà thơ, nhà văn, nhà sử học lỗi lạc có cống hiến đối với nền học thuật của nước nhà.

Văn chương nghệ thuật

Nền văn học Đại Việt thế kỷ XV đã đạt được những thành tựu to lớn. có tới 150 tác giả có tác phẩm còn lưu lại, trong đó có những nhà thơ, nhà văn lớn như: Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Lê Thánh Tông...thành tựu văn chương thời kỳ này được khẳng định cả trong lĩnh vực văn chương bác học, văn chương dân giang, văn chương viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, cả về phương diện sáng tạo lẫn phương diện sưu tầm, biên soạn.

 Văn chương giai đoạn này thể hiện lòng tụ hào dân tộc, khí phách anh hùng và một chủ nghĩa yêu nước vô bờ bến.

Nghệ thuật thời kỳ này vẫn tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu nhất định. Nghệ thuật ca múa cung đình được chế định chặt chẽ, nghệ thuật ca múa dân giang được tiếp thêm một sức sống mới. tuồng, chèo là hai thể loại sân khấu đạt đến sự ổn định về nghệ thuật. cuốn hý phường phả lục (1501) của Lương Thế Vinh là tác phẩm lý luận đầu tiên về kịch hát cổ truyền, chứng tỏ bước phát triển của tư duy nghệ thuật dân tộc về phương diện lý luận.

Về kiến thức, nhà nước phong kiến tập trung vào xây dựng những cung điện, thành quách và lâu đài ở Đông Kinh, Lam Kinh  và dựng lại Văn Miếu...nghệ thuật kiến trúc và điêu khác thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của hệ tư tưởng Nho giáo. Hình tượng con Rồng thời Lê đã chuyển hóa khác với con Rồng thời Lý - Trần, không còn hình dáng dung dị, mềm mại, uyển chuyển như thời Lý, Trần mà đã thêm vây, thêm Vẩy, đàu có sừng, chân có năm móng sắc, xung quanh là mày lửa trông dữ tợn. nó không còn là một con vật gần gũi tâm linh của người Việt như một biểu tượng vật tổ "con Rồng cháu tiên" nữa là một tượng trưng cho quyền uy "thiên tử", của chế độ phong kiến chuyên chế. 1492, quân triều nhà Lê giao cho làng xã quản lý đình làng. Đình làng mang chức năng mới - là một công xã, nơi công bố chính lệnh của nhà nước.

Với những thàng tựu đạt được ở nhiều lĩnh vực văn hóa Đại Việt đã góp phần xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, tự cường, hùng mạnh ở Đông Nam Á và để lại nhiều giá trị xuất sắc cho hôm nay.

c.      Đặc trưng văn hóa thế kỷ XVI đến năm 1858

Sự vận động và phát triển của văn hóa giai đoạn này gắn liền với những biến cố của lịch sử dân tộc. thời kỳ này diễn ra sự phân liệt về chính trị một cách gay gắt. đó là sự xung đột giữa nhà Mạc và nhà Lê, mâu thuẫn giữa Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài với các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nguyễn Huệ có công lao buổi đầu và sau đó là vương triều nhà Nguyễn. Diễn biến lịch sử đã tạo nên một diện mạo văn hóa khá đa dạng và phức tạp của thời kỳ này.

Hệ tư tưởng, tôn giáo.

Hệ tư tưởng nho giáo; từ cuối thế kỷ XVI cho đến hết thế kỷ XVIII, đời sống tư tưởng ở Việt Nam càng trở nên phức tạp. Giai cấp phong kiến sa đọa, đánh mất vai trò làm chủ xã hội của mình. Thế kỷ XVIII đánh dấu sự tan vở của nho giáo. tầng lớp nho sĩ bị phân hóa, một số có tấm lòng ưu thời mẫn thế thì lui về ở ẩn hoặc tham gia các cuộc khởi nghĩa của nông dân, số còn lại đua chen trong trường danh lợi. Sự suy sụp của Nho giáo kéo dài đến thế kỷ XIX. Các đời vua từ Gia Long đến Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đều ra sức cũng cố địa vị của Nho giáo trong đời sống tư tưởng văn hóa, nhưng nho giáo vẫn không thể có được vị thế như ở thế kỷ XV.

Sự xuất hiện của kitô giáo: từ thế kỷ XVI, một tôn giáo mới được du nhập vào Việt Nam: thiên chúa giáo. Khâm định việc sử thông giám cương mục ghi: năm Nguyên Hòa thứ I (1533) đời vua Lê Trang Tông có một người Tây Dương tên là Inekhu (Ignatio) theo đường biển lên vào giảng đạo ở các làng Ninh Cường, Huỳnh Anh, Trà Lũ (nay thuộc tỉnh Nam Định). Từ đó các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Bang Nha tìm đến ngày càng đông để truyền giáo. Việc truyền giáo vào Việt Nam có hệ thống từ năm 1615 ở Đàng Trong và 1626 ở Đàng Ngoài. Tuy nhiên việc hành đạo của tôn giáo mới ngược lại một số phong tục tập quán lâu đời của dân tộc, như việc không chấp thuận thờ cúng tổ tiên, phương hại đến Nho giáo và tư tưởng Tôn quân, quy tụ dân lệ thuộc vào người ngoại ban...thái độ của các vương triều đối với tông giáo này qua các thời kỳ lịch sử có khác nhau: thế kỷ XVII, chính quyền Trịnh - Nguyễn nhiều lần ra lệnh cấm đạo, trục xuất giáo sĩ

Xuất hiện của chữ Quốc ngữ: chữ Quốc ngữ ra đời do một số giáo sĩ đã dùng chữ Latin ghi âm tiếng Việt để truyền đạo. nó xuất hiện và được cộng đồng người Việt chấp nhận, bổ sung và hoàn thiện dần, trong đó không thể không ghi nhận công lao của những người như: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh...năm 1651, Alexang Đơ Rốt (Alexandrede Rhodes) đã cho ra đời cuốn từ điển Việt - Bồ - Latin. Ngoài ra, cuốn từ điển Bồ - Việt, Việt - Bồ của tác giả khác được xuất bản vào năm 1632. Trong quá trình tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa, người Việt tiếp nhận chữ Hán của người Trung Hoa sáng tạo ra chữ Nôm, song chữ Nôm có nhiều hạn chế và chưa trở thành một chữ viết scuar một nền văn hóa, chữ Quốc ngữ xuất hiện đưa sự phát triển của văn hóa Việt Nam lên một bước mới và sau này nó trở thành chữ viết chính thức của dân tộc.

Văn học và nghệ thuật:Văn học bằng chữ Nôm giai đoạn này đặc biệt phát triển. Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ dùng chữ Nôm để sáng tác. Thế kỷ XVII - XVIII xuất hiện một số truyện Nôm khuyết danh như: Truyện Vương Tường, Tô Công Phụng Sứ. dang thế kỷ XVIII - XIX, các tác phẩm chữ Nômđã chiếm ưu thế trên văn đàn như Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thơ của Bà Huyện Thanh Quan, những truyện Nôm dài như: Phan Trần, Nhị Độ Mai, Quan Âm Thị Kính, phạm Công - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa, Hoàng Trừu, thạch Sanh, ... Đó là những tác phẩm có giá trị Đương thời và với hôm nay.

Cùng với sự phát triển của văn học thành văn là sự nở rộ của các sáng tác nhân gian: truyện cười, truyện trạng, tục ngữ. các hình thức diễn xướng dân gian như hát tuồng, hát chèo, hát ả đảo,... cũng phát triển mạnh mẽ.

Về kiến trúc, ở thế kỷ XVI - XVIII, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo, Đạo giáo, các thiết chế đình, đền, chùa, đặc biệt là kiến trúc đình làng khá phát triển, mang phong cách đậm nét. Thế kỷ thứ XVII nghệ thuật tạc tượng đạt đến trình độ điêu luyện. những pho tượng ở chùa Tây Phương đã khẳng định tài năng sáng tạo tuyệ vời của nghệ sĩ dân gian (đề tài lấy từ sự tích đạo Phật nhưng các pho tượng vẫn mang phong cách Việt, hiện thực và gợi cảm).

ở nửa đầu thế kỷ XIX, dưới thời Nguyễn, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thể hiện đặc sắc ở kinh thành Huế. Kiến trúc tổng thể kinh thành Huế cũng như từng công trình cụ thể điều là những tác phẩm nghệ thuật, nó dàn ra, cân đối mà không lặp lại, hòa nhập với cảnh quan, chổ thì trang trọng thâm nghiêm, dường bệ, chổ thì thanh thoát thơ mộng, khiêm nhường,...

nghệ thuật cung đình Huế còn nổi lên với những sắc thái riêng về điêu khắc. điêu khắc Huế gồm tượng người và thú ở các lăng mộ, tượng các linh vật như tượng rồng, tượng con cù, tượng ở các nhà chùa những hình chạm nổi ở quanh cửu đỉnh. Tại các cửu đỉnh, "mạch truyền thống điêu khắc thời Lê được tiếp thu và phát trienr ở thời Nguyễn, nhưng nó đã hiện đại hơn và phần nào tiếp cận với nghệ thuật tạo hình phương Tây đương thời". (Mỹ thuật huế, Nguyễn Tiến Cảnh chủ biên, Viện Mỹ Thuật trung tâm bảo tồn di tích Huế 1992, trang 103).

Bên cạnh những thành tựu trên cần chú ý đến một số thành tựu khác về khoa học xã hội, về khoa học kỹ thuật cùng tên tuổi của một số nhân vật lịch sử và các nhà văn hóa có đóng góp lớn cho sự phát triển của văn hóa giai đoan này.

Văn hóa Việt Nam thời kỳ Đại Việt đã phát triển với những nét đặc sắc. sự phát triển toàn diện của các nhân tố văn hóa cả về lượng và chất đã khẳng định trình độ sự trưởng thành của chủ nhân văn hóa Việt Nam giai đoạn này. Với ba lần phục hưng, văn hóa Việt khẳng định được bản lĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc. Đây chính là sức mạnh để văn hóa Việt Nam bước vào hội nhập với thế giới hiện đại và vượt thoát được những thử thách nghiệt ngã của lịch sử giai đoạn sau.


 

BÀI 13. VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1945

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VĂN HÓA.

a.                  Người pháp xâm lược và dân tộc Việt Nam chống xâm lược.

Năm 1858 thực dân pháp nổ súng xâm lược Việt Nam với lý do triều đình Huế ngược đãi các giáo sĩ và cự tuyệt không nhận quốc thư của Pháp đòi tự do buôn bán.

Năm 1874. Triều đình nhà Nguyễn lại ký với thực dân Pháp một hiệp ước đầu hàng (còn gọi là hiệp ước Giáp Tuất) gồm 22 khoản, trong đó có một khoản chủ yếu là công nhận chủ quyền của Pháp ở cá Lục tỉnh, thay dổi chính sách đối với đạo Thiên Chúa, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán. Năm 1882, thực dân Pháp đánh Hà Nội, năm 1883 chúng đánh vào kinh thành Huế.

Này 25/08/1883, triều đình nhà Nguyễn đã phải ký tại Huế "hiệp định hòa bình" (còn gọi là hiệp ước hácmăng) với người Pháp đặt quyền thống trị trên toàn đất nước Việt Nam. Từ đây, triều đình nhà Huế thừa nhận Nam kỳ là thuộc địa của người Pháp, cong Trung kỳ và Bắc kỳ thuộc chế độ bảo hộ. đồng thời, người Pháp cũng tước bỏ hoàn toàn quyền ngoại giao của triều đình Huế.

Đứng trước vận mệnh dan tộc bị đe dọa, nhân dân Việt Nam đã liên tục đứng lên chống Pháp. Những cuộc chống trả của quan lại triề đình Huế như Nguyễn Phi Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết, các cuộc khỡi nghĩa của Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực ở Nam kỳ, ĐINH Công Tráng, Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng ở Bắc kỳ và trung kỳ đã thể hiện ý chí và lòng yêu nước nồng nàn của người Việt Nam. Tất cả các phong trào yêu nước chống Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc tuy rất kiên cường anh dũng nhưng đều thất bại.

Công cuộc bình định Việt Nam của thực dân Pháp căn bản đã hoàn thành và chúng bắc tay vào công cuộc khai thác thuộc địa. công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất tren mọi lĩnh vực được tiến hành dưới sự chỉ huy của toàn quyền Pôn Đunme (Paul Doumer). Cuộc khai thác thuộc địa này có tác động mạnh mẽ đén xã hội cổ truyền. những năm 20 của thế kỷ XX, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương được đẩy mạnh cả về tôc độ lẫn bề rộng và bề sâu. Theo ý đồ của Anbe Xago (Albegt Saraut), tư bản Pháp đầu tư vào nông nghiệp.

Cả hai lần khai thác thuộc địa thực dân Pháp không hề xóa bỏ các quan hệ kinh tế cổ truyền mà chủ trương duy trì cac mối quan hệ ấy. diện mạo xã hội Việt Nam thời kỳ này bao gồm quan hệ phong kiến và quan hệ tư bản thực dân - một thứ chủ nghĩa tư bản dưới dạng thực dân ngự trị bên cạnh những tàn tích phong kiến còn tồn tại khá phổ biến. nhưng điều quan trọng hơn là sự thay đổi tỏng cơi cấu của xã hội: giai cấp công nhân tư sản và tiểu tư sản xuất hiện những nhân vật mới này không chỉ thay đổi phong trào chính trị dân tộc mà còn là những chủ thể văn hóa mới. Đó là chưa kể đen sự phát triển của đô thị kéo theo sự hình thành tâm lý đô thị xã hội cổ truyền bị giai thể.

b.      Chính sách văn hóa của Pháp.

Thực dân Pháp thi hành một chính sách văn hóa nhằm củng cố địa vị thống trị ở Đông Dương. Trước hết người Pháp chủ trương duy trì tổ chức làng xã cũ kỹ nhằm sử dụng bộ máy kỳ hào phong kiến để làm công việc cho chính uyền thuộc địa. như vậy, cở cấu tổ chức làng xã không bị phá vỡ tạo điều kiện cho văn hóa, nhất là văn hóa dân gian của người VIệt được giữ vững. chính sách đông hóa và cưỡng chế về văn hóa của Pháp lại tạo những bước chuyển biến lớn tronng văn hóa Việt Nam. Văn minh phương Tây đã xuất hiện tại Nam kỳ từ đàu thập kỷ 60 của thế ky XIX khi các đô đốc hải quân Pháp ráo riết đánh chiếm theo lối "vết dầu loang" và cũng ráo riết không kém thiết lập sự hiện diện của văn minh phương Tây: mở mang sài gòn, dựng nhà máy, xây cất nhà thờ lớn, soái phủ Nam kỳ,.. với nguyên liệu chủ chốt chở từ Pháp sang. Cuộc chinh phục trên lĩnh vực tinh thần cũng được Pháp rất chú ý. ở lĩnh vực giáo dục, ban đầu người Pháp duy trì Nho học với chế độ khoa cử tạo công chức cho chính quyền thuộc địa, người Pháp đã mở trường Hậu bổ ở Hà Nội ( 1897), cải tổ Quốc Tử Giám ở Huế, mở trường sư phạm sơ cấp ở Hà Nội. ngoài ra họ còn mở hàng loạt trường thông ngôn, trường đào tạo quan cai trị, cho ra báo khuyến khích học chữ Quốc ngữ, đưa việc in ấn hiện tại vào kinh doanh xuất bản, lập bưu chính, nhà hát Tây và "chớp bóng"...

Nhìn chung, để tạo môi trường văn hóa phương Tây, xóa dần Nho học và cả văn hóa bản địa của bản xứ, chính sách văn hóa của người Pháp tập trung vào những điểm sau:

Tạo ra một thiết chế văn hóa phương Tây, có cải biên phù hợp với thuộc địa từ hệ thống giáo dục, chữ viết, các phương tiện và hình thức sinh hoạt theo kiểu phương Tây

Đào tạo đội ngũ trí thức thượng lưu Tây học để làm việc cho chính quyền Pháp

Tuyên truyền cho văn minh "Đại pháp" nhưng lại hạn chế, ngăn cản truyền bá những tư tưởng cách mạng Pháp 1789, tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ, đồng thời ngăn chặn, đàn áp tư tưởng Mác - Xít...

Nói chung, chính sách văn hóa của người Pháp là nhằm phục vụ cho công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa chính quốc. nằm ngoài ý định của kẻ đi xâm lược, các biến đổi lớn về cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội và những chính sách văn hóa của người Pháp đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn hóa Việt Nam giai đoạn này. Văn hóa Việt Nam chuyển sang một trang mới

1.            Đặc trưng văn hóa.

Văn hóa giai đoạn này có hai đặc trưng lớn

Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa Việt Pháp.

Giao lưu văn hóa tự nhiên với thế giới Đông Tây

Văn hóa Việt Nam giai đoạn này vẫn phát triển trong mối quan hệ giao lưu tự nhiên với các nền văn hóa trong khu vực Đông Nam Á và những nền văn hóa, văn minh điể hình của phương Đông: Trung Hoa, Ấn Độ. Vấn đề hoàn toàn mới đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam là cuộc tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa với văn hóa phương Tây trực tiếp thông qu văn hóa Pháp. Cuộc tiếp xúc " trái khoáy và không thú vị" này lại dẫn đến sự đổi thay toàn diện cho văn hóa Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.

a.      Văn hóa vật thể:

Sự phát triển của đô thị

Ngay từ đầu người Pháp đã triển khai đô thị, công nghiệp và giao thông với mục đích rõ ràng là để khai thác thuộc địa. hà Nội cuối thế kỷ XIX, tinhs chất một trung tâm chính trị văn hóa không còn đậm đặc như trước mà đã chuyển biến mang tính chất trung tâm công, thương nghiệp rõ rệt. đầu thế kỷ XX, nơi đây trở thành đô thị sầm uất, nhiều người buôn bán, tập trung trong các nhà máy, sở giao dịch, trụ sở công ty. Hải Phòng trở thành hải cảng lớn thứ hai ở Đông Dương, ở phía Nam, Sài  Gòn - Chợ Lớn trở thành đô thị công nghiệp, thương nghiệp. trên cả nước các thị trấn, thị xã phát triển: Nam Định, Hải Dương, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Biên Hòa, Mỹ Tho...

Sự phát triển của đô thị đẫn đến sự phát triển của kiến trúc đô thị. Các kiến trúc kiểu phương Tây được đưa vào Việt Nam nhưng được Việt Nam hóa khiến các công trình này không lạc điệu giữa những công trình kiến trúc cổ truyền: tòa nhà của trường Đại học Đông Dương, viện Viễn Đông Bác Cổ, bộ ngoại giao, phủ toàn quyền, thư viện quốc gia Hà Nội..., tòa đô chánh, tòa án và các công trình kiến trúc Sài Gòn

Về giao thông vận tải: hệ thống cầu đường phát triển và được nâng cấp. đường sắt, đường thủy được khai thông. Các tuyến đường sắt được tu bổ và đặc biệt là đường sắt Hà Nội - Sài Gòn được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1936

Hệ thống đường xá và đô thị phát triển trước hết là phục vụ cho công cuộc cai trị và khaiu thác thuộc địa của Pháp nhưng cũng tạo nên sự biến đổi nhảy vọt về văn hóa vật chất so với giai đoạn trước

b.      Văn hóa phi vật thể

Hệ tư tưởng: tiếp xúc giao lưu văn hóa phương Tây giai đoạn này tạo sự biến đổi lớn trong lĩnh vực hệ tư tưởng. thời kỳ này đã tồn tại và xuất hiện nhiều hệ tư tưởng khác nhau, tác động lẫn nhau, tạo biến dạng do khúc xạ qua môi trường xã hội... tạo nên một hệ tường tư tưởng hệ rất phức tạp.

Hệ tư tưởng đã tồn tại trong xã hội Việt Nam trước hết phải nói đến hệ tư tưởng thần thoại với một hệ thống thần linh phong phú đa dạng, gắn với xóm làng, với nười nông dân trồng lúa.

Giao lưu và tiếp biến văn hóa trong lịch sử, người Việt tiếp nhận hệ tư tưởng Nho giáo, đạo giáo của Trung Hoa. Đặt biệt, là hệ tư tưởng Nho giáo đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của nền văn hóa Việt Nam và có vị thế đặc biệt là thời kỳ Hậu Lê ( các triều đại phong kiến thời kỳ Đại Việt đều theo mô hinh tổ chức xã hội trung Hoa và những ảnh hưởng của giá trị, chuẩn mực Nho giáo là khá đậm nét). Tiếng súng xâm lược của Pháp và cùng với nó là sức mạnh của nền văn minh công nghiệp đặt người Việt đứng trước một thử thách lớn lao. Dưới triều Nguyễn, hệ tư tưởng Nho giáo không giúp cho các Nho sĩ trả lời được những câu hổi đặt ra của lịch sử. vì vậy, để cứu nước và giải phóng dân tộc, cần có sự xuất hiện của hệ tư tưởng mới.

Cùn với sự xuất hiện của làng sóng văn minh phương Tây là sự xuất hiện của hệ tư tưởng dân chủ tư sản với những giá trị tiến bộ: tự do, bình đẳng, bác ái và giải phóng con người cá nhân. Trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản thông qua tân thư và tân văn của Trung Quốc như: Ẩm băng nhất, Trung Quốc hồn, Tân dân tùy báo,... của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, các thuyết về nhân đạo, dân quyền của những nhà phát ngôn giai cấp tư sản Pháp đang lên như Rútxô, Môngtecxkiơ, Vonte... được truyền vào Việt Nam. Tiếp nhận những tư tưởng mới trên, các nhà nho Việt Nam đã đổi mới để tìm một hướng đi khác. Tiêu biểu là Phan Bội Châu, với Duy Tân Hội ông còn giữ tư tưởng quân chủ, sang Việt Nam Quang Phục Hội ông đã chuyển sang tư tưởng dân chủ. Sau khi gặp Nguyễn Ái Quốc và ở cuối đời ông còn viết sách về chủ nghĩa xã hội và ước nguyện duy nhất của ông là giành được độc lập dân tộc.

Tiếp nhận tư tưởng trên, các nhà nho đã lập ra phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (Lương Văn Can, Nguyễn Quyền), từ đó bỏ sự lạc hậu đến với cách tân.

Đông Kinh Nghĩa Thục vận động học chữ Quốc Ngữ, hô hào thực nghiệp, bài trừ mê tín, dị đoan,... tác phẩm "Văn Minh tân đọc sách" nêu 6 yêu cầu cần đạt đến: Dùng chữ Quốc Ngữ, hiệu đích sách vở, sửa đổi phép thi, cổ vũ nhân tài, chấn hưng công nghệ, phát triển báo chí. "văn minh tân học sách" còn nhấn mạnh "văn minh là chủ nghĩa mở mang trí khôn cho dân" và "chấn hưng dân khí, khia thông dan trí, mở rộng dân quyền, cải thiện dân sinh", yêu nước gắn liền với đoàn kết dân tộc, thống nhất đất nước... những nhận thức trên đánh dấu sự bước chuyển biến tư tưởng của các nhà nho Việt Nam và vai trò của Nho giáo, nho sĩ cũng phai nhạt dần trong đời sống xã hội. công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, lần thứ hai khiến cho xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những thành phần mới: giai cấp công nhân, tầng lớp tri thức tiểu tư sản thành thị. Tiếp xúc với thời cuộc, với sách báo có nội dung yêu nước và tiến bộ, nhiều tri thức, học sinh, sinh viên đã nhận thức được tình cảnh của đất nước, thái độ miệt thị của người Pháp đối với người Việt.... và nung nấu ý chí giải phóng dân tộc. Họ đi tìm một hệ tư tưởng mới để cứu dân cứu nước. Họ đã tìm tư tưởng tam dân của Tôn Trung Sơn nhưng tư tưởng này cũng không trả lời được xâu hỏi lớn nhất đặt ra của lịch sử.

Sự xuất hiện của hệ tư tưởng Mác, Lênin

Tấm lòng yêu nước, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa Mác, Lênin rồi truyền bá vào Việt Nam. Hệ tư tưởng Mác, Lênin với nội dung cơ bản là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hướng đến giải phóng và đem lại hạn phúc cho toàn thể nhân dân lao động. người Việt Nam đã tiếp nhận hệ tư tưởng này và coi đó là sự lựa chọn thích hợp nhất. cùng với việc truyền bá hệ tư tưởng Mác - Lênin, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng lan rộng và có tổ chức. ngày 3/2/1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặc vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Chúng chứng tỏ giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, đồng thời cũng khẳng định sự hiện diện của một hệ tư tưởng mới vào Việt Nam.

Như vậy, sự xuất hiện của những hệ tư tưởng mới: hệ tư tưởng dân chủ tư sản và hệ tư tưởng của Mác, Lênin đã đem đén nguồn sinh khí mới cho văn hóa Việt Nam là một yếu tố quan trọng làm thay đổi toàn diện diện mạo của văn hóa Việt Nam.

Báo chí ra đời và phát triển

Báo chí Việt Nam thực sự là con đẻ của văn minh phương Tây. Lúc đầu báo chí viets bằng tiếng Pháp, chữ Hán và sau đó viết bằng chữ Quốc Ngữ. theo thống kê chưa đầy đủ, từ khoảng 20 tờ báo đầu tiên ở Nam kỳ trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến năm 1930, đã lên đến 100 tờ và đỉnh cao nhất khoảng 400 tờ (1938). Với sự xuất hiện của báo chí, xã hội Việt Nam bước ra khỏi nền truyền thông chủ yếu là bằng miệng sang một truyền thông mới mang tính chuyên nghiệp với phương tiện kỹ thuật hiện đại. nghề báo trở thành một nghề mới, với đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp, cùng với những sản phẩm báo chí xuất bản đều đặn và mang tính chất hàng hóa. Trước 1945, thực dân Pháp bỏ tiền nâng đở dòng báo chí thân chính quyền, phổ biến văn minh Pháp, xóa bỏ truyền thống văn hóa dân tộc. Những trên thực tế, không ít tờ báo (gồm cả tờ có sự "bảo trợ" của thực dân) vẫn có giá trị văn hóa đáng kể: Lục tỉnh tân văn (1907), Đông Dương tạp chí (1913), Nam Phong (1917), Hữu thanh (1921), An nam tạp chí (1926), Phụ nữ tân văn (1929), Tiến dân (1927),..

Báo chí tiến bộ thời kỳ này không chỉ là phương tiện thoongt in nâng cao dân trí mà còn là cái nôi của văn hóa hiện đại và nuôi dưỡng nhiều loại hình thức văn hóa khác.

Báo chí góp phần tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ của phương Tây: tư tưởng của những nhà khai sáng Đrerot, Rousseau, Montesquieu ... nó là phương tiện quan trọng giới thiệu văn học phương Tây, văn học Pháp, lối sống mới,...

Báo chí góp phần hoàn thiện chữ Quốc Ngữ, hoàn thiện văn phong Quốc Ngữ và trở thành "bà đỡ" cho văn học phát triển, là động lực cho sự sáng tạo của nghệ sĩ. Thời kỳ này báo chí trở thành diễn đàn cho các nhà văn, tổ chức và phong trào văn học.

Văn học phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa.

Cùng với sự ra đời và phát triển của báo chí, văn học cũng có bước chuyển có tính chất bước ngoặt. văn học chử Quốc Ngữ dần thay thế văn học chữ Hán, gắn với sự xuất hiện của những thể loại văn học mới có nguồn gốc phương Tây (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ mới,...), nhưng quan điểm nghệ thuật mới (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tả chân, phương pháp miêu tả và phân tích chân lý...). Vào thập niên ba mươi, bốn mươi, văn xuôi bằng chữ Quốc Ngữ đã có bước tiến bộ vượt bậc. sự xuất hiện của nhóm Tự lực văn đoàn với Nhất Linh, Thái Hưng, Hoàng Đạo; của các nhà văn hiện thực như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng...của phong trào thơ mới với những tên tuổi mới như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử .... Đã khẳng định sự chuyển mình của văn học Việt Nam theo hướng hiện đại.

Thời kỳ này, sự xuất hiện hệ tư tưởng Mác-xít đã dẫn đến sự xuất hienj của bộ phận các tác giả cách mạng. thời kỳ 1931 - 1935 là cuộc đấu tranh giữa quan điểm của chủ nghĩa mác - Lênin và các quan điểm đối lập. hai tác giả tiêu biểu của dòng văn học cách mạng là Tố Hữu và Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1943, Đề cương về cách mạng văn hóa Việt Nam của Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời có ý nghĩa như một cương lĩnh văn hóa dân chủ mới.

Cùng với bước chuyển biến của văn học là sự xuất hiện của nhiều thể loại nghệ thuật mới và cùng với chúng là những quan điểm thẩm mỹ mới, nhiếp ảnh, điện ảnh, kịch nói, hội họa, âm nhạc phương Tây...

Mặc khác, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với lối sống của những người Việt Nam đã làm rạng nứt hệ giá trị hình thành lâu đời của văn hóa truyền thống và hình thành nên một giá trị mới với những nội dung mới. hệ giá trị này đề cao nền văn minh vật chất, đề cao khoa học kỹ thuật, mở mang dân trí, phát huy óc sáng tạo và đấu tranh chống lại những phong tục tập quán lạc hậu. đó là sự đề cao ý thức cá nhân, đấu tranh cho những giá trị cá nhân và hạnh phúc cs nhân thoát khỏi sự kiềm hãm của những quan hệ xã hội phong kiến lỗi thời.

Với gần một trăm năm đô hộ nước ta và với chính sách đồng hóa về văn hóa, thực dân Pháp đã thực sự tạo ra môi trường văn minh phát triển và du nhập hầu hết những loại hình sinh hoạt văn hóa phương Tây vào Việt Nam nhằm duy trì ách thống trị lâu dài của chúng.

Cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã tạo ra những chuyển biến có tính chất bước ngoặc của văn hóa Việt Nam trong tiếp nhận văn hóa phương Tây. Trong hoàn cảnh đát nước, người Việt, đặc biệt là giới tri thức luôn có ý thức và bản lĩnh thâu hóa, sàng lọc những giá trị mới của phương Tây, nhào nặn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên những giá trị văn hóa đích thực và quý báu, tạo nên nền tảng sức mạnh trong công cuộc đâu tranh giành độc lập dân tộc và phát triển văn hóa ở giai đoạn sau.


BÀI 14. VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ 1945 ĐỀN NAY

1.      Bối cảnh lịch sử - văn hóa.

Với những thắng lợi của cuộc cánh mạng tháng 8 - 1945, lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới: thời kỳ độc lập và tự do. Ngày 2-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập  khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt chế độ thực dân nữa phong kiến ở nước ta.

Tác động lớn nhất của cuộc cách mạng tháng 8-1945 là tạo ra một xã hội của những người làm chủ mà nguồn gốc xuất thân của họ là nông dân, công nhân. Từ thân phận bị áp bức, họ đứng lên làm chủ cuộc đời mình và xây dựng xã hội cho mình. Sự vận động xã hội cũng dẫn đến thay đổi về chất trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa...

Trong hơn một nữa thế kỷ này, Việt Nam đã phải tiến hành liên tiếp hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. sứ mệnh lịch sử của người Việt Nam thạt sự năng nề và vẽ vang.: đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. hai cuộc khangd chiến chống Pháp và chống Mỹ gian khổ với những mất mát hy sinh và cuối cùng thắng lợi vử vang đã khẳng định long yêu nước và ý chí quyết tâm giữ gìn nền độc lập dân tộc của người Việt Nam.

Công cuộc xây dựng đất nước đã diễn ra trong quá tình hình phức tạp: hoàn cảnh chiến tranh, nữa chiến tranh và nữa hòa bình. Từ năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, sự phát triển của toàn bộ xã hội Việt Nam quy về một mối thống nhất.

Nhìn chung toàn cục, sự phát triển của xã hội Việt Nam thời kỳ này có những chuyển biến lớn trong tất các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, giáo dục, khoa học, đạo đức, lối sống... sự phát triển ấy gắn liền với sự phát triển chung toàn thế giới.

Từ năm 1954 đến giữa thập niên 80, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta gắn liền với khối các nước xã hội chủ nghĩa trong thế đối đầu với khối các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây. Từ giữa thập niên 80 trở đi, khi Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự phát triển xã hội Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển các nước trong khu vực (Đông Nam Á), đồng thời dần dần hội nhập vào sự phát triển chung toàn thế giới.

2.      Đặc điểm của văn hóa Việt Nam từ 1945 đền nay.

a.      Sự định hướng trong phát triển văn hóa.

Sự định hướng này được xác định và thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Quán triệt và vận dụng sáng tạo của chủ gnhiac Mác - Lênin, Đảng ta có quan điểm và phương pháp lãnh đạo đúng đắn về văn hóa. Từ đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, Đảng ta đã đưa ra định hướng cho sự ra đời về nền văn hóa mới với phương châm: Dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa. Bản báo cáo chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam được đồng chí Trường Chinh trình bày trong hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai. Đây là một văn kiện lý luận quan trọng của Đảng, trong đó những vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam được đề cặp giải quyết trên cơ sở vận dụng chủ nghiac Mác - Lênin  vào hàn cảnh cụ thể của dân tộc. trong các nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cũng như các nghị quyết hội nghị ban chấp hành trung ương đảng đều đề cập đến những nội dung có tính chất vạch phương hướng cho sự phát triển cho sự phát triển văn hóa Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã khẳng định vị trí, vài trò của văn hóa văn nghệ. Nối tiếp tinh thần này, nghị quyết V của Bộ chính trị đã khăng định văn hóa là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại... Năm 1992, nghị quyết hội nghị lần thứ IV của ban chấp hành trung ương Đảng đã khăng định văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình đọ phát triển của một dan tộc... văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. đặt biệt, nghị quyết hội nghị lần thứ V ban chấp hành trung ương khóa VIII tiếp tục khẳng định qun niệm ấy chỉ ra phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dan tộc. chính những quan điểm, sự lãnh đạo, định hướng trên đã tạo sự chuyển biến và phát triển vượt bậc trong suwk phát triển của văn hóa trong giai đoạn này.

Sự chuyển đổi của xã hội Việt Nam từ một xã hội nôn nghiệp cổ truyền sang xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hoàn cảnh hội nhập vào sự phát triển kinh tế chung của toàn thế giới đã quyết định sự chuyển đổi cấu trúc văn hóa Việt Nam từ văn hóa truyền thống sang văn hóa hiện đại.

Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bảo tồn, nghiên cứu và phổ biến các giá trị đó tới toàn dân.

Giao lưu và tiếp biến những giá trị văn hóa thề giới, phổ biến các giá trị đó một cách rộng rãi tới đông đảo quần chúng nhân dân, làm giàu cho văn hóa dan tộc. bằng con đường này, chúng ta hội nhập được với thề giới hiện đại.

Phát triển hoạt động sáng tạo văn hóa mơi thep hướng kết hợp những giá trị văn hóa truyền thống với những giá trị văn hóa hiện đại thế giới ở cả lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây là một bộ phận cơ bản và quan trọng trong cấu trúc nền văn hóa hiện đại Việt Nam.

b.      Sự phát triển của nghệ thuật chuyên nghiệp.

Từ năm 1945 đến nay, trong lĩnh vực nghệ thuật đã hình thành đội ngũ nghệ sĩ chuyên ngiệp, hoạt động nghệ thuật đã được chuyên môn hóa. Sự phát triển của lĩnh vực nghệ thuật này càng khẳng định rỏ hơn bản sắc văn hóa dân tộc và sự tiếp cận với những xu thế hiện đại. hoạt động nghệ thuật phát triển mạnh trong kháng chiến chống Pháp (từ 1945 - 1954, ta xuât bản được 8.579.415 bản sách, 35 bộ phim thời sự tài liệu).

Hòa bình lập lại, lĩnh vực hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Các đoàn nghệ thuật kịch nói ở cả 3 miền đoàn ca múa nhạc trung ương, đoàn cải lương nam bộ, đoàn dân ca khu V, ca kịch Bình Trị Thiên; các thể loại như hội họa, âm nhạc, kịch hát, thơ, múa, các thê loại âm nhạc thính phòng tiếp thu từ tinh hoa văn hóa bác học thế giới đã phát triển. nghệ thuạt điện ảnh qua thời kỳ phôi phai trước năm 1945, qua 9 năm kháng chiến và cho đến nay có những bước phát triển và khởi sắc, một số phim đã được giải thưởng quốc tế.

Đáng kể hơn là sự phát triển của văn học. trong lịch sử văn học dân tộc, chưa bao giờ đội ngủ sáng tác lại đông đảo như hiện tại. sự trong sáng về ngôn ngữ, sự đa dạng về chủ đề, sự phong phú về thể loại ... cho ta thấy sự phát triển vượt bật của nền văn học nước nhà.

Có được thành tựu ấy là nhờ vào sự nỗ lực, sự phát triển cao về mặt chất lượng và số lượng của đội ngũ hoạt động văn hóa chuyên nghiệp, đặt biệt là nghệ sĩ. Trình độ dân trí nâng cao khiens cho việc tiếp nhận các giá trị nghệ thuật ngày càng sâu sắc và có hiệu quả hơn.

Mặt khác, chính hai cuộc kháng chiến vẻ vang của dân tộc đã đào luyện một đội ngũ văn nghệ sĩ tiêu biễu. lĩnh vực văn học các các tác giả như: Tố Hữu, Chế Lan Viên, huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh, Nguyễn Khải, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyenx Minh Châu, Anh Đức, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật... lĩnh vực san khấu có Đào Hồng Cẩm, Lưu Quang Vũ, Tào Mạt...; ddienj ảnh có Phạm Văn Khoa, bùi Đình Hạc, Nguyễn Hải Ninh, Hồng Sến...

Phong trào văn nghệ quần chúng cũng diễn ra sâu rộng trên toàn đất nước, khẳng định vai trò to lớn của văn hóa nghệ thuật đối với đời sống tinh thần của con người.

c.      Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có chuyển biến lớn.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước dòi hỏi con người phải vươn đến cái nhân cách hiện đại. các văn kiện, nghị quyết đại hội VII, đại hội VIII, đại hội XIX thể hiện nhận thức mới của Đảng ta về vai trò của giáo dục và đào tạo. đặt biệt, nghị quyết trung ương 2 khóa VIII đã đanh giá một cách khách quan thực trạng với những thành tựu, những yếu kém và đè ra định hướng chiến lược, các giải pháp chủ yếu trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam. Nghị quyết khăng định: "nâng cao mặt băng dân trí, đảm bảo những tri thức cân thiết đề mọi người gia nhập cuộc sống xã hội và kinh tế theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển đất nước. đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa...  giáo dục và đào tạo phải hướng vào mục tiêu", "Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ....". (Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn Kiện Đại Hội đại biễu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, tr.202 - 203).

Về lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đại hội đại biễu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khăng định: từ nay đến năm 2020 phải phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp: khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đát nước. đại hội VIII đã xác định nhiệm vụ và các giải pháp.

Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất và dịch vụ chủ yếu, đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với các lĩnh vực sản xuất then chốt có tác động đén nhiều ngành.

Phát triển công nghệ cao, phát triển khoa học xã hội và nhân văn, phát triển các ngành khoa học tự nhiên.

Sớm xây dựng và ban hành luật khoa học và công nghệ, tạo lập thị trường cho khoa học công nghệ.

Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái.

Đại hội IX tiếp tục khẳng định khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đề ra những nhiệm vụ cụ thể đối với các lĩnh vực khoa học.

3.      Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng.

Giao lưu văn hóa từ 1945 đến nay diễn ra tự nhiên và tự giác. Giao lưu trong văn hóa Việt Nam là dựa trên tinh thần tiếp nhận tinh hoa những giá trị văn hóa ngoại sinh để xây dựng nền văn hóa Việt Nam "tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". từ năm 1954, khi Vietj Nam trở thành một thành viên của phe xã hội chủ nghĩa, sự giao lưu của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và các nước Đông Âu (trước đây), với Trung Quốc được đẩy mạnh. ở miền Nam, giai đoạn 1954 đén 1975 là cuộc tiếp xúc đụng đọ với văn hóa Mỹ. từ khi đất nước thống nhất (1975), giao lưu văn hóa Việt Nam với quốc tế diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đã dẫn đến biiens đổi căn bản trong văn hóa Việt Nam.

Giai đoạn từ năm 1945 đến nay là một giai đoạn lịch sử đầy những biến động phức tạp. người Việt Nam đã xây dựng và phát triển nền văn hóa của mình trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh giữ nước kéo dài 30 năm, trong điều kiện quốc gia trên thế giới đã bước vào nền văn minh tin học và công nghệ. Trong hoàn cảnh ấy, văn hóa Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, nhiều giá trị được khẳng định và có sức lan tỏa ảnh hưởng đến khu vực cũng như thế giới. đó là một nền văn hóa giàu bản sắc và đang vươn lên đổi mới đề hòa nhập với thế giới hiện đại.


 

CHƯƠNG KẾT LUẬN

BÀI 15.XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY

I.                Thời đại hiện nay và sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa ở Việt Nam.

1.      Đặc điểm thời đại và trong nước có ảnh hưởng tới sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam.

Những diễn biến quốc tế trong thế kỷ XXI và một số đặc điểm cụ thể của nước ta hiện nay tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa và sự nghiệp xây dựng nền văn hóa cả những thuận lợi và khó khăn, cụ thể là:

Thước hết, lá ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đối với đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa của tất cả các quốc gia, các dân tộc trên hành tinh. Là một nước đang phát triển, ảnh hưởng đó đối với Việt Nam càng dữ dội hơn, có thể gây nên những "cơn sốc" về văn hóa.

Hai là, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả các dân tộc trên thế giới.

Toàn cầu hóa kinh tế có tác động trực tiếp tới chính trị, văn hóa các dân tộc về cả hai mặt thời cơ và nguy cơ, nhất là lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Hon nữa, toàn cầu hóa diễn ra trong áp lực chi phối từ phía các nước phương Tây, đúng đàu là Mỹ. điều đó đặt ra một thách thức cho các dan tộc đang phát triển: hòa nhập để phát triển và giữ vững chủ quyền, ngăn chặn nguy cơ biến dạng, xói mòn, mất bản sắc văn hóa.

Ba là, những diễn biến phức tạp của thế giới về cả chính trị, kinh tế, anh ninh, nhất là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng -  văn hóa đang tác động mạnh mẽ tới đời sống tinh thần, tâm lý, tình cảm của con gnuowif.

Sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cùng với nó là sự âm mưu diễn biến hòa bình của Mỹ à các thé lực phản động quốc tế gây thêm khó khăn cho chúng ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, công cuộc đổi mới đát nước cũng dặt ra rất nhiều vấn đè phức tạp trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đat nước, tất yếu kéo theo quá trình đô thị hóa nhanh và tự phát, gây biến động lớn về cơ cấu dân cư, lối sống, phong tục tập quán.

Sự phát triển kinh tê thị trường với những mặt trái khó lường của nó cũng đã gây ra nhiều tệ nạn xã hội làm băng hoại nhân phẩm, đọ đức, nhân cách con người.

Đẩy mạnh giao lưu, hội nhập phát triển, song cùng với nó là nhiều luồng tư tưởng xấu, nhiều văn hóa phẩm độc hại hàng ngày hàng giờ thăm lậu vào nước ta rất khó kiểm soát.

Năm là, chiến lược diễn biến hòa bình do Mỹ và phương Tây thực hiện những năm gần đây cho thấy y tế, giáo dục, văn hóa thường được chọn là những đột phá khẩu để chi phối lũng đoạn và thiết lập ảnh hưởng của họ. với thủ đoạn dùng văn hóa để "phi chính trị hóa" đời sống xã hội và "giải thể hệ tư tưởng Mác -lênin", từng bước thực hiện mưu đồ xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa khác trên thế giới.

Với xu thế và đặc điểm trên, Việt Nam cần có một chính sách phát triển văn hóa đúng đắn, vừa phát huy được sức mạnh của thời đại, vừa chủ động khắc phục những mặt trái của nó để xây dựng thành công một nền văn hóa Việt Nam mới - tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc.

2.      Những quan điểm cơ bản của Đảng Công sản Việt Nam về văn hóa.

Quan điểm thứ nhất: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thức đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Quan điểm thứ hai: nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Quan điểm thứ ba: nền văn hóa là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Quan điểm thứ tư: xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng.

Quan điểm thứ năm: văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa lad một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Năm quan điểm trên thể hiện sự dổi mới nhận thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, về bản chất của nền văn hóa Việt Nam hiện đại, khẳng định chủ thể xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, tính chất phức tạp, khó khăn, lâu dài của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sau đây sẽ đi sâu vào cả hai vấn đề then chốt nhất: vai trò của văn hóa trong phát triển và bản chất của nền văn hóa Việt Nam trong thời đại hiện nay.

II.               VAI TRÒ CỦA NỀN VĂN HÓA TRONG SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Suy đến cùng, hai vấn đề quan trọng nhất của một quốc gia là kinh tế và văn hóa. Không ai có thể phủ nhận chổ đứng của văn hóa trong đời sống con người, song nhận thức sâu sắc và toàn diện về vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia thì phải đến cuối thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, tư duy nhân loại mới đạt tới tầm đó. Khẳng định "văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội" thể hiện tầm nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa. Đây là một trong những quan điểm có giá trị cao quý về lý luận và thực tiễm, gồm 2 nội dung quan trọng:

1.      Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.

Những cái nhìn hạn hẹp và xem thường văn hóa trước kia khiến con người ta chỉ quan tâm nhiều đến văn hóa phương diện giải trí, mua vui, ít ai đặt vấn đề nghiêm túc về ý nghĩa xã hội sâu sắc của nó. Xem văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội tức là nhìn văn hóa như những giá trị xã hội đích thực, có ý nghĩa quyết định đối với đời sống tinh thần của con người và tiến bộ xã hội.

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội bởi nó thấm sâu trong mỗi cá nhân và cộng đồng, làm nên thế giới tinh thần của mỗi con người, hình thành những đặc trưng tinh thần chung của toàn xã hội. sự lành mạnh hay không lành mạnh trong đời sống tinh thần của một xã hội, nhóm xã hội hoặc một cá nhân nào đó luôn có cội nguồn từ hệ chuẩn giá trị văn hóa mà xã hội, nhóm, hoặc cá nhân ấy và lựa chọn và tôn vinh; việc lựa chọn này sẽ dẫn tới định hướng giá trị của hộ cả về hệ tư tưởng, đạo đức, lối sống, thẩm mỹ...

Một trong những nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam cổ truyền là đề cao giá trị cộng đồng (gia đình, làng xã hội, dân tộc) đã tạo nên những con người Việt Nam hiếu thuận trong gia đình, gắn bó với làng xóm quê hương, yêu đất nước, sẵn sàng xã thân vì độc lập, tự do của đất nước; nét đẹp ấy được bổ sung và nâng lên một tầm cao mới trong thời đại mới là tinh thần quốc tế chân chính, sẵn sàng làm bạn với tát cả các dân tộc trên thế giới vì lợi ích chung của dân tộc và nhân loại.

Xây dựng và phát triển văn hóa là góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh và phồn vinh. Kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống và xây dựng hệ chuẩn giá trị mới phù hợp với xã hội Việt Nam hiện đại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa ở nước ta hiện nay.

2.      Văn hóa là một động lực và là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đây là một quan điểm thên chốt trong lý thuyết phát triển tiến bộ hiện nay. Quan điểm này đặt lời cáo chung cho cái nhìn lỗi thời về vị trí thụ động, lệ thuộc, ăn theo của văn hóa đối với kinh tế. hướng tới sự phát triển nhanh, bền vững thì sự phát triển phải bắt rễ trong văn hóa, văn hóa phải thực sự trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển.

Nhìn nhận vai trò của văn hóa như trên đòi hỏi phải có nhận thức đúng về phát triển, tránh nhằm lẫn tăng trưởng với phát triển.

Tăng trưởng kinh tế - đơn thuần chỉ là một thay đổi về lượng các kích thước vật chất của một nền kinh tế, không tính đến nhân tố con người, cơ cấu bên trong của nền kinh tế và nhiều yếu tố xã hội khác gắn liền với nền kinh tế ấy.

Phát triển là một khái niệm rộng hơn, không chỉ bao hàm sự tăng trưởng mà còn là sự thay đổi về chất của một nền kinh tế, biểu hiện ở việc tạo lập một cơ cấu kinh tế hiện đại, xây dựng một chiến lược con người đúng đắn, đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển, khơi dậy nguồn lực con người vừa vì con người. tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường tự nhiên, đảm bảo sự phát triển nhanh, an toàn, bền vững.

Có rất nhiều cách để đạt tới tăng trưởng kinh tế, thậm chí có thể vì tăng trưởng mà bất chấp văn hóa, song một khi đã hướng tới sự phát triển bền vững thì không thể hy sinh văn hóa và phải nhìn nhận nó trong quan hệ với văn hóa, phải biết khơi dậy nguồn lực phát triển từ văn hóa và vì văn hóa - văn hóa là động lực và mục tiêu của sự phát triển.

Biện chứng giữa văn hóa và phát triển là một quá trình mang tính quy luật mà nhân tố quyết định nhất chính là con người với tư cách chủ thể sáng tạo văn hóa đồng thời cũng là sản phẩm của quá trình sáng tạo ấy. đó là cơ sở triết học khi xem xét vai trò vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của văn hóa.

a.      Văn hóa là động lực của sự phát triển.

Ngay từ ban đầu (xã hội nguyên thủy - khai thác tự nhiên, xã hội nông nghiệp cổ truyền) văn hóa đã thực hiện chức năng làm động lực phát triển một cách tự phát, chưa đi vào nhận thức của con người.

Trong nền kinh tế bao cấp, nhận thức về chức năng của văn hóa còn hạn hẹp. chỉ nhấn mạnh hiệu quả tinh thần; văn hóa bị quan niệm là lĩnh vực đưng ngoài kinh tế, ăn theo, hưởng phúc lợi của kinh tế.

Tổng kết những bài học thành công và sự thất bại dựa trên cac lý thuyết phát triển từ sau đại chiến thế giới thứ hai, thập kỷ Quốc tế phát triển văn hóa do UNESCO phát động (1988 - 1997) đã khẳng định: văn hóa là động lực và mục tiêu của sự phát triển.

Trước hết, văn hóa có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao, trực tiếp nhờ các dịch vụ văn hóa như tham quan di tích, danh thắng, nghệ thuật biễu diễn, pahts hành phim, sách báo, dịc vụ lễ hội .... Đây là một hướng khai thác văn hóa tốt, hiệu quả kinh tế cụ thể, trực tiếp, nhanh nhạy, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống rõ rệt cho người dân.

Việt Nam có phong cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều di tích lịch sử - văn hóa, đa dạng về lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian, nhiều làng nghề truyền thống độc đáo, văn hóa ẩm thực đạt đến độ tinh tế, đặc sắc ... đây là một nguồn lực nội sinh của sự phát triển mà chúng ta chưa khơi dậy được, đúng như năng lực vốn có của nó.

Thứ hai, vai trò làm động lực phát triển kinh tế - xã hội của văn hóa biểu hiện về cả chiều sâu qua chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn lực cả về trí tuệ, tâm hồn, thể chất, kỹ năng lao động,...

Nền văn hóa Việt Nam hiện nay phải tạo ra một thế hệ con người Việt Nam yêu nước, tinh thần quốc tế chân chính, tôn trọng kỷ luật lao động, biết sống, làm việc theo pháp luật; lao động chăm chỉ, làm lương tâm nghề nghiệp, có năng lực và kỷ năng lao động sáng tạo, lao động có năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thẩm mỹ và thể lực.

Như vậy, thông qua nhân tố con người toàn bộ nền văn hóa dều tham gia vào sự pgats triển, không thể xem nhẹ bất kỳ lĩnh vực nào, cả khoa học, giáo dục, đạo đức, lối sống, thẩm mỹ - nghệ thuật... tuy nhiên, không thể phủ nhận vị trí hàng đầu của khoa học công nghệ, giáo dục và đào tào, bản sắc dân tộc của văn hóa trong việc bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực con người.

Khoa học và công nghệ là lĩnh vực then chốt, điều kiện tiên quyết đối với sự tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia, hiện nay, khoa học đã trở thành "ực lượng sản xuất trựng tiếp" đúng như sự tiên đoán của C.Mác. là một nước đang phát triển, nhờ khoa học và công nghệ, Việt Nam có thể thực hiện những bước đi tắt, trên một số lĩnh vực có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại nhất để rút ngắn thời gian phát triển, đến năm 2020 có thể trở thành một nước công nghiệp.

Giáo dục và đào tạo - một lĩnh vực văn hóa có mục tiêu trực tiếp là tạo ra một lớp người mới đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trên quy mô toàn xã hội. một đội ngũ lao động có chất lượng cao, phẩm chất trí tuệ - đạo đức tốt, tinh thông nghề nghiệp, khả năng thích ứng nhanh với công nghệ mới sẽ là nhân tố quyết định đới với sự phát triển. đầu tư cho khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là đầu tư chiều sâu, đầu tư vào vốn con người, là những lĩnh vực đầu tư có hiệu quả cao và bền vững. chính sách phát triển ở nước ta hiện nay xem khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Bản sắc dân tộc của văn hóa là nguồn lực nội sinh của sự phát triển. một dân tộc có truyền thống yêu nước, hiếu học, cần cù, sáng tạo, tính tế, giàu cảm xúc như dân tộc ta là một lợi thế về tiềm năng con người trong phát triển. thực tế cho thấy, nếu biết khai thác một cách thông minh, những sản phẩm của nền nông nghiệp cổ truyền, những ngành nghề thủ công truyền thống có thể mạng lại hiều quả thu nhập cao trong nền kinh tế hiện đại.

b.      Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển.

Bản chất của văn hóa - xét đến cùng là "trình độ được vun trồng" ngày càng toàn diện của con người về cả thể lực, trsi tuệ, đạo đức, thẩm mỹ... theo thước đo tiên tiến nhất trong thời đại. văn hóa thể hiện sức sống, sức sáng tạo, trí tuệ, tâm hồn, bản lĩnh của một dân tộc.

Bản chất của xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng là giải phóng con người, vì hạnh phúc thật sự của con người; mọi mục tiêu phát triển đều hướng vào lợi ích chân chính của con người, xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm vào mục tiêu cuối cùng là tạo ra một đời sống vật chất , tinh thần tốt đẹp cho toàn thể nhân dân.

Như vậy, mục tiêu cuối cùng của một xã hội tiên tiến thống nhất với bản chất của một nền văn hóa tiến bộ, lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất, văn hóa trở thành mục tiêu của phát triển.

Về đường lối kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ghi rõ:

"Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng qaun hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh" (trích tr.89).

Như vậy, những mục tiêu văn hóa thể hiện vô cùng sây sắc trong đường lối phát triển kinh tế hiện nay:

Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, đảm bảo sự phát triển đồng bộ, hài hòa giữa kinh tế - văn hóa để đưa đất nước.

Phát triển kinh tế nhằm nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân, đồng thời chăm lo giai quyết tốt các vấn đề xã hội; mọi vấn đề xã hội phải được giải quyết ngay trong từng bước đi của kinh tế.

Phát triển sản xuất, hiện đại hóa đất nước gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường tự nhiên, tạo lập sự cân bằng sinh thái.

Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh (an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa...) tạo nên sự ổn định xã hội và cuộc sống bình an cho mỗi người.


 

III.            BẢN CHẤT CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI.

 

1.      Văn hóa Việt Nam hiện đại là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Với định hướng xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa Việt Nam hiện đại phải là nền văn hóa có những phẩm chất ưu tú, thể hiện được những đặc trưng tiến bộ nhất của nhân loại trong thời đại hiện nay. Những phẩm chất ấy đã được những đặc trưng tiến bộ nhất của nhân loại trong thời đại hiện nay. Những phẩm chất ấy đã được khẳng định trong mục tiêu: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc.

a.      Phẩm chất tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam hiện đại.

Là nền văn hóa yêu nước; trân trọng, đè cao giá trị yêu nước trên tinh thần của chủ nghĩa yêu nước chân chính; yêu nước là một giá trị nhân loại, hình thành và được khẳng định trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước của mọi dân tộc. hiện nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa là sự thức tỉnh ý thức về chủ quền quốc gia, dân tộc, phẩm chất yêu nước vì vậy lại càng được đề cao, trân trọng.

Là nền văn hóa được xây dựng trên cơ sở của một hệ tư tưởng tiên tiến. trong lịch sử nhân loại, bất kỳ nền văn hóa tiến bộ nào cũng được xây dựng trên cơ sở của một hệ tư tưởng tiên tiến nhất so với thời đại. nền văn hóa Việt Nam hiện nay phải dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến là một bộ phận không thể tách rời của chế độ xã hội tiên tiến , đồng thời là mục tiêu và động lực xây dựng xã hội ấy.

Là nền văn hóa hiện đại, tiến bộ và nhân văn; vì hạnh phúc và phẩm giá con người; vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và và minh.

Tính chất tiên tiến của nền văn hóa cũng bao hàm một thái độ trân trọng, một năng lực làm chủ, năng lực tiếp thu tinh hoa di sản văn hóa dân tộc và nhân loại. thái độ và năng lực này biểu hiện trong chính sách văn hóa quốc gia, trong nhận thức và hành vi ứng xử của mỗi con người.

b.      Bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam

+ cội nguồn bản sắc văn hóa Việt Nam

Nền văn hóa Việt Nam có bề dày lịch sử, có quá trình sáng tạo, tích lũy sàng lọc, thử thách lâu dài trong lịch sử, trở thành một nền văn hóa đày bản sắc riêng.

+ nền văn hóa Việt Nam hiện đại không chỉ giữ gìn, bảo tồn tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn phát triển chúng lên một trình độ mới, vơi smootj diện mạo mới sống động trong đời sống xã hội hiện đại. sau đây là giá trị tiêu biểu của bản sắc văn hóa Việt Nam hiện nay:

Lòng yêu nước nòng nàng, ý chí tự cường dân tộc

Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã, tổ quốc

Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lỹ.

Cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất

Tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống.

Tính chất tiên tiến và bản sắc dân tộc là hai nội dung của một nền văn hóa Việt Nam thống nhất không thể tchs rời. tính chất tiên tiến hàm chứa trong lòng nó những giá trị dân tộc, những thái độ đúng đắn, khoa học đối với di sản văn hóa truyền thống; giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng có nghĩa là làm cho nó trở nên sống động trong đời sống xã hội mới, phục vụ cho sự phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện nay.

2.      Văn hóa Việt Nam hiện đại là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng

a.      Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa.

Từ cội nguồn dựng nước: Văn hóa Đông Sơn là kết quả hội tụ thống nhất của các văn hóa tiền Đông Sơn với các nhóm cư dân khác nhau gồm cả văn hóa đồng bằng, văn hóa núi, văn hóa biển. sự uy tụ dẫn đếnviệc ra đời nhà nươc Vân Lang, thống nhất quốc gia, dân tộc xong vẫn bảo lưu những yếu tố địa phương.

Từ những nhóm cư dân đầu tiên với chủ thể trung tâm là người Lạc Việt, qua nhiều biến động của lịch sử, đến nay có 54 dân tộc người anh em cùng chung sống trên mảnh đất Việt Nam, tạo nên một dân tộc thống nhất trong sự đa dạnh về văn hóa.

b.      Xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong sự đa dạng

Là một quốc gia đa tộc người, trong chính sách phát triển  văn hóa cần tạo nên một nền tảng thống nhất mà vẫn tông trọng cái riêng độc đáo của văn hóa tộc người, tôn vinh sự đa dạng văn hóa.

Tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam hiện đại:

Là nền văn hóa thống nhất của toàn dân tộc, cả 54 tộc người anh em đều là chủ thể chân chính của nền văn hóa Việt Nam

Thống nhất về cương vực lảnh thổ, về lịch sử văn hóa

Thống nhất về hệ tư tưởng, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng nền văn hóa mới.

Thống nhất về tiếng nói, lấy tiếng Việt (kinh) và chữ Quốc Ngữ làm ngôn ngữ giao tiếp chung của cả cộng đồng và quan hệ quốc tế

Có hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất

Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, bình đẳng, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ

Tôn vinh sắc thái độc đáo của văn hóa tộc người

Tôn trọng tiếng nói và chữ viết của tất cả các tộc người anh em (khuyến khích dùng tiếng mẹ đẻ, chính sách học song ngữ...)

Bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan song song với việc giữ gìn những phong tục, tập quán tốt đẹp của mỗi tộc người, tôn trọng tín ngưỡng của nhân dân

Có chính sách ưu tiên trong việc bảo tồn , phát triển văn hóa các tộc người thiểu số (văn hóa vật thể - phi vật thể, sưu tầm giới thiệu rộng rãi những giá trị văn hóa đặc sắc...)

Có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế, văn hóa, đào tạo cán bộ đối với các dân tộc ít người để họ có thể theo kịp bươc sphats triển chúng của toàn dân tộc

Chống mọi thái độ kỳ thị cũng như tự ti dân tộc

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong sự đa dạng vừa là một việc làm hợp quy luật vừa thể hiện phẩm chất ưu Việt, tiến bộ của nền văn hóa Việt Nam trong thời đại hiện nay.

Theo quy luật phát triển chung của các quốc gia đa dân tộc người, đa văn hóa, nền văn hóa Việt Nam hiện đại lấy văn hóa của người Việt (kinh) làm chủ thể, làm trung tâm thống nhất của cả cộng đồng, song chính sách săn hóa chú trọng tôn vinh sự đa dạng văn hóa; thực hiện chính sách bình đẳng và ưu tiên vì sự tiến bộ của tất cả các dân tộc người anh em trên đát nước t, hướng tới một nền văn hóa Việt Nam thống nhất, đa sắc màu, hiện đại và phồn vinh.

 

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1.      Hồ Chí Minh về công tác văn hóa văn nghệ, Nxb Sự thật, H.1971

2.      Trường Chinh, Chủ nghĩa Mac và vabw hóa Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam xuất bản.1949

3.      Phạm Văn Đồng, Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia,H.1994

4.      Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương,Nxb TPHCM - Khoa sử ĐHSP TPHCM, tái bản,1992

5.      Toan Anh, Nếp cũ, 6 tập, NxbTPHCM tái bản 1992

6.      Phan kế Bính, Việt Nam phong tục, tái bản, Nxb TPHCM, 1990

7.      Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường, Văn hóa và dân cư đồng bằng sông Cửu Long, Nxb KHXH, H.1990

8.      Trần Lâm Biền, Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình truyền thống, Nxb Mĩ thuật, H.1993

9.      Nguyễn Văn Huyên, Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Nxb KHXH, tập 1 (1995), tập 2 (1996)

10. Nguyễn Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người, Nxb VH - TT, Tạp chí VHNT,H.1996

11. Ngô Văn Doanh,Văn hóa Chămpa, Nxb VH - NT, in lần 2, H. 1996

12. Trần Đình Hượu, Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb VH - NT, in lần 2, H. 1996

13. Phan Ngọc, Bản sác văn hóa Việt Nam, Nxb VH - NT, H.1998

14. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 1998

15. Trần Quốc Vượng, Theo dòng lịch sử, Nxb VH - NT, H.1996

16. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.1998

Continue lendo

Você também vai gostar

633K 32.3K 136
Tên gốc: 偷风不偷月 Tác giả: Bắc Nam Nguyên tác: Tấn Giang Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: hiện đại, HE, 1v1, xuyên không Tình trạng bản gốc: Toàn...
181K 19.8K 101
► Tên: Tui nổi lên sau khi hẹn hò online với trai nhà giàu ► Tác giả: Sơn Dữu Tử ► Thể loại: Thận trọng từng bước gia chủ niên thượng công x chán nản...
12.7K 1.9K 17
bởi vì em tinh tế và thông minh. ⤼ cattie
2.6M 182K 69
Tên gốc: 被标记的Alpha超难哄. Tác giả: Địch Dữ - 狄与. Editor: Vi. Beta: Phương Anh. Tình trạng bản gốc: Hoàn, 68 chương. Tình trạng bản edit: Hoàn. Nguồn: T...