benh truyen nhiem

By ngoinhahoahong

1.9K 0 0

More

benh truyen nhiem

1.9K 0 0
By ngoinhahoahong

Câu 1: Bệnh nhiệt thán

TL:

a, Đặc điểm dịch tễ học

- Là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài súc vật và người

- Người và súc vật ở mọi nòi giống, mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm và bị bệnh

- Bệnh thường lây lan chậm trong đàn và trong khu vực

- Bệnh thường xảy ra với tính chất vùng, mùa vụ rất đặc trưng. ở một vùng nào đó nếu đã 1 lần bệnh NT xảy ra thì mầm bệnh tồn tại ở đó rất nhiều năm dưới dạng nha bào

+ Ở vùng đồng bằng bệnh thường xảy ra vào mùa mưa vì mùa này do đất ẩm, ngập nước nha bào ở dưới lớp đất sâu được côn trùng, giun, dế đùn lên, nha bào bám vào cây cỏ or trôi nổi theo dòng nước đi các nơi, nếu gia súc trực tiếp ăn cỏ có nhiễm nha bào, hoặc chủ gia súc cắt cây cỏ về cho gia súc ăn, g/s sẽ nuốt luôn nha bào NT

+ Ở vùng núi thường bệnh NT xảy ra xảy ra vào mùa hanh khô bởi vì ở vùng này vào các tháng hanh khô thường chỉ có các thung lũng, các khe suối mới có cỏ, trâu bò đc lùa vào đó để ăn. Trâu bò gặm cỏ sát đất, nuốt cỏ thì nuốt luôn cả nha bào NT.

- Tỷ lệ ốm ko cao nhưng tỷ lệ chết khá cao do vi khuẩn gây bại huyết

b, Triệu chứng:

G/S bị bệnh NT thường thấy ở 4 thể

1, thể quá cấp tính:

Con vật sốt cao kịch liệt do xung huyết não cho nên con vật có biểu hiện điên cuồng lồng lộn giống như triệu chứng thần kinh. Con vật hầu như chưa có biểu hiện triệu chứng đã ngã lăn ra chết.

2, Thể cấp tính: thể này thường gặp, biểu hiện rõ nhất cũng là sốt, thân nhiệt có thể lên đến 40-410C có khi hơn và kéo dài trong vài ngày.

Sau đó có những triệu chứng như ủ rũ kém ăn hoặc bỏ ăn, kém vận động, dần dần ở các lỗ tự nhiên rõ nhất là các lỗ chân lông có hiện tượng rướm máu, máu thường đen đặc khó đông hoặc ko đông (đen vì mầm bệnh tác động gây bại huyết, đồng thời VK cướp Oxi của máu). Có trường hợp con vật chảy máu ở mũi, miệng, hậu môn, mắt, tai, và cơ quan sinh dục.

3, thể ngoài da:

Ở thể này da và tổ chức lien kết dưới da hình thành những cục ung gọi là ung nhiệt thán. Các ung này có ở bất cứ chỗ nào trong cơ thể và hoàn toàn khác với vị trí ung trong bệnh khí ung thán và đám thủy thũng trong bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò.

Ở bệnh khí ung thán thì cục ung tập trung ở các bắp cơ lớn: Cổ, vai, mông, đùi vì VK khí ung thán là vi khuẩn yếm khí triệt để vì thế các bắp cơ lớn là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh tồn tại và gây bệnh. Ấn tay vào ung của bệnh khí ung thán thì thấy tiếng nổ lép bép và tiếng kêu lạo sạo giống như nghe rổ tôm tươi do VK khí ung thán lên men phân giải đường Glucogen có trong cơ nên sinh hơi và hình thành bọt khí

Ở bệnh THT trâu bò các đám thủy thũng thường tập trung xung quanh các hạch lâm ba (VD: hạch dưới vai, hạch bẹn nông). Ấn tay vào các đám thủy thũng có cảm giác bầy nhầy do tổ chức liên kết dưới da ở vùng này tích dịch thủy thũng keo nhầy.

d, Thể thức cấp tính: Thể này thường tiến triển từ thể cấp tính do con vật có sức đề kháng tốt với bệnh. Thể thứ cấp tính có triệu chứng ko đặc trưng.

c, Bệnh tích:

Do con vật chết nhanh nên xác vẫn còn béo, xác chết nhanh thối, xác trương to (vì vi khuẩn lên men sinh hơi làm dạ cỏ trương to).

Các lỗ tự nhiên rớm máu: máu đen, đặc ko đông hoặc khó đông. Về nguyên tắc khi con vật chết vì bệnh NT thì tuyệt đối ko đc mổ, nếu đc phép mỏ thì chỉ mổ ngay cạnh hố chôn và ko đc phép xác chết quá 6h mới đem chôn (vì sợ nó hình thành nha bào). Khi mổ bệnh tích đặc trưng là: Tổ chức dưới da thấm dịch nhớt keo nhầy màu hồng giống như long trắng trứng, dễ đông. Các bắp cơ tím bầm, tụ máu, lá lách sưng to mềm nhũn như bún. Máu đen, loãng, gan sưng tụ máu.

Phổi sưng, tụ máu hoặc xuất huyết trầm trọng. toàn bộ các hạc lâm ba sưng to mọng nước tím bầm. Riêng với các u NT nếu đc phép mổ thì: phần cơ ở giữa ung đen xạm, giống như bị cháy, phần cơ xung quanh tím bầm do tụ máu, càng ra xa thì màu của bắp cơ càng nhạt dần, tổ chức lien kết dưới da ở vùng ung thủy thũng keo nhầy màu hồng.

d, Phòng và trị bệnh

1, Phòng bệnh:

* VS phòng bệnh

- Khi dịch chưa xảy ra:

Chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo, đảm bảo chế độ KP ăn hợp lý, khai thác sử dụng vận chuyển khoa học, VS sinh sản... nhằm nâng cao sức đề kháng ko đặc hiệu cho con vật, đây là biện pháp cần đặc biệt quan tâm tiến hành thường xuyên.

VS thức ăn, nước uống, VS thân thể con vật, tiêu độc sát trùng dụng cụ CN, máng ăn, uống, nền chuồng khu vực xung quanh bãi chăn thả... nhằm tiêu diệt mầm bệnh ở ngoài môi trường trên các nhân tố trung gian truyền bệnh. Biện pháp này cần đc tiến hành thường xuyên or định kỳ

Tất cả các biện pháp trên góp phần khống chế ko cho dịch bệnh lây lan, PT

- Khi dịch đã xảy ra: bệnh NT khi đã xảy ra thì nhất thiết phải công bố dịch

+ Công bố dịch (đk, biện pháp, nội dung)

Khai báo dịch: Chủ g/s, g/c phải thông báo cho thú y nơi gần nhất

Khi gặp trường hợp có dịch, nghi có dịch tuy chưa biết là bệnh gì. Chính quyền địa phương vẫn phải áp dụng biện pháp cách ly con vật ốm tạm thời, cấm vận chuyển cấm bán chạy, cấm mổ thịt để hạn chế lây lan

Công bố dịch: trong lệnh công bố dịch phải ghi rõ bệnh gì, phạm vi dịch

Tiến hành thành lập các chốt để kiểm dịch: thành phần của một chốt kiểm dịch gồm có người của: trạm thú y, quản lý thị trường và công an

Thành lập ban chống dịch: Nếu dịch xảy ra thuộc phạm vi tỉnh quản lý thì thành phần ban chống dịch gồm: CTUBND tỉnh, giám đốc or phó GĐ sở nông nghiệp, chi cục trưởng chi cục TY, phụ nữ, công an, tài chính

Tiến hành xác minh và đưa ra các biện pháp khẩn cấp để tiến tới bao vây khống chế dập tắt ổ dịch

Khi dịch hết ban chống dịch đề nghị UBND tỉnh bãi bỏ lệnh công bố dịch. Chỉ đc công bố hết dịch khi có đủ 3 đ/k:

Sau con chết or con lành bệnh cuối cùng từ 15 day dến 1 tháng mà ko con nào bị mắc bệnh và chết nữa

Toàn đãn g/s, g/c có thể mắc bệnh trong ổ dịch đã đc tiêm phòng

Đã tiêu độc toàn bộ ổ dịch

+ Tiến hành tổng tẩy uế tiêu độc chuồng trại, xử lý xác chết, dụng cụ CN, máng ăn máng uống, rơm rác độn chuồng

+ Biện pháp sử lý tốt nhất là: đốt or chôn sâu 2m giữa 2 lớp vôi (vôi củ). Mả con vật chết bị bệnh NT phải đc xây kín có đáy và nắp. vị trí chôn fai đảm bảo xa đường GT, xa nguồn nc uống, xa khu dân cư, bãi chăn thả. Mả phải đc rào lại, cắm biển báo ghi rõ g/s chết vì bệnh NT. Các dụng cụ CN rẻ tiền mau hỏng tốt nhất là đem đốt

* Vác xin phòng bệnh: Tập trung tiêm vác xin cho nhiều g/s mẫn cảm ở ổ dịch cũ và trc mùa phát bệnh. Súc vật mẫn cảm ở những ổ dịch cũ fai đc tiêm fong liên tục từ 18-20 năm. Khi dịch đã xảy ra thì tiến hành kiểm kê phân loại g/s để tiến hành phân loại g/s. đồng thời tiêm vác xin cho g/s ở vùng xung quanh ổ dịch. (vùng bị dịch uy hiếp) và ngoài ra còn tiêm ở vùng an toàn

Khi tiêm vac xin cần chú ý

Các vác xin đông khô, nhược độc ko đc để ở nhiệt độ âm, âm sâu

Với VX tươi (ko có bổ trợ) thì để bảo quản càng âm sâu càng tốt

Với VX nhược độc thì bảo quản ở nơi có đá chỉ sử dụng trong ngày ko đc để lại tiêm cho súc vật hôm sau và tránh làm vương vãi VX nhược độc nhất là loại có nha bào

Tuân thủ theo liều lượng of nhà sản xuất vì nó là chỉ tiêu an toàn

Bất cứ một loại VX nào khi sản xuất ra phải kiểm tra qua 3 chỉ tiêu: vô trùng, an toàn và hiệu lực

Đặc biệt phải chú ý đến phản ứng của con vật sau khi tiêm VX

Tiêm VX phải thực hiện theo đúng lịch: ở VN có 2 đợt tiêm chính là tháng 3,4 & tháng 9,10 hàng năm. Sau đó là những đợt tiêm bổ xung

b, Điều trị bệnh: VK gây bệnh NT là VK gram(+) cho nên có thể dùng k/s có tác dụng tốt với VK gram (+) để điều trị bệnh cho con vật bị bệnh

* Ng tắc sử dụng k/s:

- Dùng k/s có hoạt phổ rộng

- Dùng liều ca ngay từ đầu

- Phối hợp ks để giảm liều độc để tăng liều tác dụng của từng loại

- Dùng đúng và đủ liệu trình ko vội vàng thay thuốc

Điều trị tốt nhất là dùng huyết thanh kháng NT là Penixilin

Huyết thanh kháng NT: được chế từ ngựa hay bò, phương pháp gây tối miễn dịch, nguyên tắc sử dụng huyết thanh là phải phát hiệ bệnh sớm thì mới có tác dụng. liều tiêm phòng dưới da: 10-40ml đối với g/s lớn, 10-20ml đối với g/s nhỏ liều điều trị tiêm dưới da 100-200ml đối với g/s lớn, 50-100ml đối với g/s nhỏ

Penixilin: nếu bệnh nhẹ có thể tiêm dưới bắp cách nhau 4-6h/lần. với ngựa và trâu bò lần tiêm thứ nhất 1,5tr đơn vị, lần thứ 2 tiêm 1 tr đơn vị, lần thứ 3 và 4 tiêm 50 vạn đơn vị. nếu bệnh nặng có thể tiêm liều cao hơn. Có thể tiêm them streptomycin để giết những vk kế phát. Nên dùng huyết thanh kháng NT, kết hợp với Penicilin cho hiệu quả cao hơn, đi đôi với điều trị cần bồi dưỡng chăm sóc tốt cần tiêm trợ sức trợ lực = cafein, benzoate, nước sinh lý...trong quá trình điều trị cần tránh lây sang người và các loại g/s khác

(hết c1)

Câu 2: Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis)

TL:

1: Đặc điểm dịch tễ học của bệnh

- Là bệnh TN chung của các loại súc vật và người

- Người và g/s ở mọi lứa tuổi, nòi giống đều bị bệnh

- Bệnh xảy ra rải rác quanh năm nhưng tập trung nhiều ở những tháng mùa mưa sau những đợt lũ lụt

- Bệnh thường xảy ra ở những vùng đất ẩm thấp, lầy lội có PH trung tính

- Tỷ lệ ốm ko cao nhưng tỷ lệ chết cao do xoắn khuẩn gây bại huyết

2: Triệu chứng (triệu chứng chung ở lợn)

* triệu chứng chung: ủ rũ, bỏ ăn or kém ăn, kém vận động

- sốt thất thường, trong thời gian mầm bệnh ở trong máu con vật bị sốt, khi màm bệnh về lưu trú ở bể thận, niệu quản, gan thì con vật ko sốt

- Trong thời gian mầm bệnh ở trong máu chúng tiết độc tố phá hủy hồng cầu dẫn đến con vật đái ra máu hoặc nước tiểu có huyết tố, màu đỏ or màu café

- Do tác động vào mạch máu, hệ thống lâm ba or hạch lâm ba nên con vật có biểu hiện phù thũng ở tổ chức liên kết dưới da mà rõ nhất là ở môi, mí mắt, tổ chức LK dưới da vùng hầu họng

- Do thủy thũng ở tổ chức LK dưới da hầu họng nên sờ tay vào da vùng hầu họng có cảm giác lạnh và khi bắt con vật thường ko kêu dc or ko kêu

- Đến gần cửa chuồng của lợn bị xoắn khuẩn thường có mùi tanh, khét đặc trưng

- Với những con lợn đang có chửa thường có dấu hiệu xảy thai bởi vì mầm bệnh tác động vào mạch quản trong đó có những mạch quản nối giữa nhau thai mẹ với con

3, Bệnh tích

- Xác chết thâm tím do máu thiếu O2

- Tổ chức LK dưới da thủy thũng thấm dịch nhớt, keo nhầy giống như long trắng trứng, mỡ ở tất cả các cơ quan bộ phận đều có màu vàng đạm của nghệ già. Bao gồm lớp mỡ dưới da, lớp 2 thành bụng, mỡ chài, lớp mỡ vành tim, lá mỡ ở các cơ quan bộ phận như thịt nạc thịt nạc vai

- Niêm mạc ở các cơ quan bộ phận đều có màu vàng như niêm mạc mắt, mũi, hậu môn

- tích nhiều nước vàng trong các cơ quan của cơ thể như trong xoang ngực, xoang bao tim, xoang bụng, nước vàng dễ đông khi đưa ra ngoài không khí

- Cơ tim biến mỏng, nhão, phổi bị viêm, trên bề mặt của phổi có nhiều đám viêm với nhiều màu sắc và độ to nhỏ khác nhau ko đặc trưng. Dùng dao kéo dọc khí phế quản ra thấy trên bề mặt khí quản có nhiều đám, nhiều vật suất huyết và trong long phế khí quản có nhiều dịch nhớt và có màu hồng

- Gan thoái hóa màu giống như màu của đất thó, gan thường teo lại. Túi mật thường nhỏ, dịch mật thường đặc, quánh sánh giống như mạch nha

- Thận thoái hóa, màu của thận giống như màu đất thó bổ thận ra thì niêm mạc của bể thận bị viêm, trong bể thận có cục máu đông, viêm niêm mạc niệu quản

- nước tiểu tích lại trong bong đái có màu đỏ, café và xuất huyết niêm mạc bong đái

- hạch lâm ba sưng to, tụ máu tím bầm, các cơ quan bộ phận khác chủ yếu là tụ máu

4, Phòng và trị bệnh

a, VS phòng khi dịch chưa xảy ra

- Khi dịch chưa xảy ra:

Chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo, đảm bảo chế độ KP ăn hợp lý, khai thác sử dụng vận chuyển khoa học, VS sinh sản... nhằm nâng cao sức đề kháng ko đặc hiệu cho con vật, đây là biện pháp cần đặc biệt quan tâm tiến hành thường xuyên.

VS thức ăn, nước uống, VS thân thể con vật, tiêu độc sát trùng dụng cụ CN, máng ăn, uống, nền chuồng khu vực xung quanh. Đặc biệt trong bệnh này phải chú ý trong quá trình CN tiêu diệt chuột và sau mỗi lần cho lợn ăn phải vệ sinh máng nếu có đ/k phải treo or úp máng xuống ko cho chuột mò vào và đái vào đó

b, khi dịch đã xảy ra: vì xoắn khuẩn có sức đề kháng ko cao với đ/k ngoại cảnh nên sử lý xác chết, thức ăn, chất độn chuồng = cách chôn và sử lý = vôi

- vác xin phòng bệnh

+ VX phòng bệnh khi dịch chưa xảy ra: ko phải ở tất cả các địa phương đều phải tiêm phòng VX mà chỉ tiêm phòng VX ở những vùng hay xảy ra bệnh này

+ khi dịch đã xảy ra: tổ chức thống kê phân loại số đầu g/s trong ổ dịch sau đó tiến hành tiêm VX cho 3 đối tượng đó là: Những con khỏe mẫn cảm với bệnh ở trong ổ dịch, súc vật thụ cảm ở xung quanh ổ dịch, súc vật thụ cảm ở vành đai an toàn. Đồng thời đề phòng bệnh lây sang người

Hiện tại chúng ra đã sản xuất ra VX phòng bệnh Lepto chế từ 6 chủng

b, Điều trị

- Về nguyên tắc phải phát hiện sớm và điều trị vì VK gây bại huyết

- Tốt nhất tiêm vào giai đoạn con vật sốt ở giai đoạn đầu

- bệnh xoắn khuẩn là bệnh nguy hiểm cho nhiều loài súc vật và người cho nên nếu thấy cần thiết phải sử lý ko nhất thiết phải điều trị

- Nếu điều trị thì phải đảm bảo nguyên tắc điều trị

- k/s có thể điều trị đc như: tetracillin, Lincomycin

(hết câu 2)

Câu 3: Bệnh Dại

TL:

1, Đặc điểm dịch tễ học

- Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loại súc vật và người

- Người và súc vật ở mọi lứa tuổi dều mắc bệnh

- Bệnh thường xảy ra vào những tháng of mùa hè

- Bệnh thường lây trực tiếp qua vết cắn vì thế chỉ khi người và g/s bị con vật dại cắn mới bị dại. tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh lây qua vết thương

- Cũng vì bệnh lây qua vết cắn, vết thương nên tỷ lệ bệnh ko cao nhưng tỷ lệ chết cao

2, Căn bệnh

- Căn bệnh dại là 1 loại virus, virus này có tính hướng thần kinh, trong thực tế ở các nước có duy nhất 1 loại virus dại, người ta gọi là virus dại đường phố nhưng hình như ở các nước nhiệt đới độc lực của các VR dại cao hơn

- tuy từng nước mà độc lực của VR dại đường phố tồn tại ở từng loại đ/v có vú khác nhau chủ yếu là ở chó, chó sói, chồn, cáo. Ở một số nước châu mỹ thì virus dại tồn tại ở loài dơi và ở etiôpia thì VR dại tồn tại trong cơ thể loài thỏ.

- VR dại đường phố nếu đem tiêm truyền liên tục vào óc của thỏ sau nhiều đợt thì đc 1 loại VR dại người ta gọi là VR dại cố định, mang VR dại cố định sử lý = hóa chất Propiolacton đc 1 VX phòng dại

- VR dại sau khi xâm nhập vào cơ thể thì nhanh chóng theo dây TK hướng tâm về não, tập trung và nhân lên ở sừng amon của tam giác não, lúc này các noron thần kinh chưa bị phá hủy nhiều, VR lại nhanh chóng theo dây TK ly tâm (dây thần kinh tam thoa hay dây TK số 5) ra tuyến nước bọt vì thế nước bọt có VR dại cường độc sớm hơn từ 7-14 ngày khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên vì thế khi bị 1 con chó nghi dại cắn thì bắt buộc phải nhốt riêng theo dõi ít nhất 15 ngày nếu con chó ko xuất hiện triệu chứng mới đc coi là an toàn.

ở nước dãi của những con chó bị dại nếu đc điều trị = huyết thanh con chó có thể khỏi bệnh dại nhưng VK dại còn tồn tại trong nước dãi của nó tới 7 ngày sau nên cần thận trọng

- Chính vì VR dại thường có mặt trong nước dãi cho nên để kiểm tra chỉ tiêu an toàn của VX phòng bệnh dại thường người ta lấy nước dãi của con chó đc tiêm VX phòng bệnh dại đem tiêm cho con chó khác, nếu theo dõi con chó khác ko có biểu hiện gì  VX an toàn và đạt hiệu quả

3, Triệu chứng

a, thể điên cuồng:

- Thời kỳ mở đầu: ở TK này chó có những biểu hiện thay đổi thói quen, tập quán thường ngày

- Thời kỳ kích thích: TK này VR đã bắt đầu tác động phá hủy nghiêm trọng nơ ron TK đặc biệt ở sừng Amon và tam giác não gây nên những biến loạn nghiêm trọng như: chạy lung tung, ko định hướng, vồ mồi cắn bóng, tấn công bất cứ vật gì

+ Hàm dưới trễ xuống lưỡi thè ra, chảy nhiều nước dãi

+ Mắt đỏ ngầu dáng nhìn xa xăm, lơ đãng

+ Mắt trũng sâu, bụng hóp lại, đuôi cụp xuống, tai dựng ngược lên, con vật mất thần sắc

+ sợ gió, nước, các tiếng động

+ tiếng sủa rùng rợn, lúc đầu sủa bình thường về sau rống lên rồi tắt ngấm giống như chó bị hóc xương.

- Thời kỳ dại bại liệt do chó bị chạy lung tung bỏ nhà ra đi ăn uống linh tinh, bạ gì ăn đấy sau đó kiệt sức và chết

b, thể bại liệt hay còn gọi là thể câm nếu con vật ko biểu hiện gì, nằm ở chỗ tối ko tấn công, ko sủa, ko vận động ngay từ đâu. Thể này thường nguy hiểm đối với người đặc biệt là mèo điên. Vì mèo thường gần người, răng nhọn nên khi cắn vết thương sâu

4, Phòng bệnh

- Biện pháp tốt nhất là ko nuôi chó

Nếu nuôi thì fai nuôi nhốt, khi ra đường phải rọ mõm

- Bắt buộc phải tiêm phòng vào tháng 3,4 và tháng 9,10 tháng 5. đây là loại VX vô hoạt liều lượng 2ml cho 1 con chó từ 3-4 tháng tuổi trở lên, vị trí tiêm ở dưới da cổ. Đối với người bị nghi chó dại cắn biện pháp trước hết là rửa vết thương lúc đàu dùng nc xà phòng đặc rửa liên tục trong 20' sau đó rửa lại = nc sạch tốt nhất là dùng vòi xối trực tiếp vào vết thương trong 20 phút sau đó đưa đến trung tâm YT dự phòng để:

+ Tiêm 1 mũi huyết thanh kháng dại

+ Cách 1 ngày tiêm 1 mũi VX phòng dại 0,2ml thêm 1 mũi vị trí tiêm nội bì 2 cánh tay. Lúc đầu tiêm 6 mũi, 21 ngày sau khi tiêm mũi thứ nhất thì tiêm mũi thứ 7, 30 ngày thì tiêm mũi thứ 8

- Bắt buộc khi người bị chó cắn thì phải khẩn trương đưa đến TTYTDP để tiêm 1 mũi kháng huyết thanh, ko đc quá 72h

b, Điều trị:

Với g/s bị dại biện pháp duy nhất là đập chết ko đc ăn

(hết câu 3)

Câu 4: Bệnh uốn ván

TL:

1, Đặc điểm dịch tễ học

- Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng vết thương nhưng chỉ khi vết thương có đủ các điều kiện sau:

+ Vết thương sâu, kín, yếm khí

- Thường nhiều loài súc vật và người đều mắc bệnh nếu như vết thương có đủ đ/k trên

- Súc vật và người mọi lứa tuổi đều bị nếu vết thương có đủ đ/k trên

- Chính vì là bệnh nhiễm trùng vết thương nên bệnh thường phát sinh rải rác, lẻ tẻ vào tất cả các mùa trong năm

- Bệnh thường có tính chất vùng người ta gọi là vùng uốn ván bởi vì ở những vùng nào bị 1 lần uốn ván thì mầm bệnh tồn tại ở đó dưới dạng nha bào. Nha bào tồn tại ở ngoài môi trường và có sức đề kháng cao với đ/k ngoại cảnh một con súc vật nào đó bị thương mà vết thương sâu kín sẽ bị nha bào bám vào  uốn ván.

- Tỷ lệ ốm trong đàn ko cao (nếu súc vật ko bị thương) nhưng tỷ lệ chết rất cao nếu ko can thiệp kịp thời

2, Triệu chứng:

Khi g/s bị bệnh uốn ván có biểu hiện triệu chứng rất đặc trưng rõ nhất là ở ngựa

* Ngựa bị uốn ván thường có 3 biểu hiện

a, Co cứng cơ vân:

- Tất cả các cơ bắp hằn rõ đầu và cổ vươn thẳng về phía trước, 2 tai dựng ngược lên ko ve vẩy đc, 2 môi mím chặt, 2 lỗ mũi mở rộng ra, mi nháy trễ xuống, lưng uốn con lên như tàu lá chuối hoặc võng hẳn xuống giống như võng ở tư thế treo. Đuôi cong tròn về phía lưng hay quặp chặt vào háng vào mông, 4 chân duỗi thẳng như cột nhà là cho con vật khó đi lại hoặc ko đi lại đc đặc biệt ko đi tròn đc. Nhìn toàn thân con vật bị uốn ván cong như tấm ván phơi ngoài trời nắng vì thế người ta gọi là bệnh uốn ván.

- Con vật thường bí đái, ỉa do cơ vòng niệu đạo và cơ vòng hậu môn co cứng

b, Phản xạ quá mẫn

Bất cứ 1 tác động nhỏ nào kích thích vào thính giác như gõ nhẹ gần tai, vào thị giác như dung đèn pin chiếu vào mắt, vào xúc giác như sờ mó. Thì con vật lập tức ngã ra ko dậy đc do chúng mẫn cảm quá độ với các tác động trên

c, Rối loạn cơ năng

- Trong quá trình bị bệnh thường thân nhiệt của con vật ko tăng or tăng ko nhiều so với con vật, do các cơ bắp co cứng nên năng lượng đc dự trữ ở dạng thế năng. Khi con vật sắp chết or vừa mới chết thì nhiệt độ cơ thể mới tăng cao, lúc này các cơ bắp duỗi ra ko còn chịu sự điều khiển của thần kinh TW nên năng lượng đc giải phóng từ thế năng chuyển thành nhiệt năng

- Con vật có biểu hiện ỉa đái tự do, do cơ vòng hậu môn và cơ vòng niệu đạo dãn ra

- Xác mềm dần

3, Bệnh tích

Nói chung gia súc hay súc vật or người chết vì bệnh uốn ván thường ko có bệnh tích đặc trưng chỉ thấy các cơ bắp tím bầm do cả quá trình ngạt thở thiếu O2

Tụ máu ở các cơ quan bộ phận cũng là hậu quả của ngạt thở

4, Biện pháp phòng và điều trị

a, Biện pháp phòng

- Vì là bệnh nhiễm trùng vết thương nên các biện pháp phòng tốt nhất là:

+ ko làm tổn thương cơ giới như: ko cho con vật húc nhau...

+ trước, trong và sau khi phẫu thuật, thiến hoạn, mổ sẻ...phải: sát trùng tay của người phẫu thuật, sát trùng dụng cụ mổ sẻ, sát trùng vị trí mổ sẻ cần can thiệp. nếu có điều kiện trước khi thiến hoạn g/s khoảng 3-4 tuần thì tiêm cho con vật 1 mũi giải độc tố uốn ván

b, Biện pháp can thiệp

đối với 1 cơ thể người hay 1 g/s bị tổn thương cơ giới, các cơ bắp bị dập nát có nguy cơ bị nhiễm trùng nha bào uốn ván.

- Mở rộng vết thương để tạo điều kiện hiếu khí bất lợi cho VK

- Cắt bỏ tổ chức dập nát, gạt bỏ các cục máu, các chất bẩn chất lặn ở trong vết thương để tạo điều kiện cho bạch cầu đến làm NV thực bào VK

- Sát trùng vết thương = cồn 700 hoặc O2 già để phá hủy các tổ chức chết  giải phóng O2

- Tiêm 1 mũi kháng độc tố uốn ván để trung hòa ngoại độc tố

- Vì kháng độc tố uống ván chỉ có thể trung hòa ngoại độc tố uốn ván mà ko trung hòa VK uốn ván nên bắt buộc phải tiêm KS để tiêu diệt VK uốn ván như Penicillin...nói chung là các KS có tác dụng đối với VK gram(+)

- Tiêm 1 mũi giải độc tố uốn ván để tạo miễn dịch chủ động cho người và con vật sau này

- Đưa người và g/s bị bệnh vào nơi yên tĩnh và thoáng mát và tiêm cho 1 mũi thuốc an thần

(hết câu 4)

Câu 5: Dịch tả Trâu Bò

TL:

1. Đặc điểm dịch tễ học

- Đây là bệnh gây ra chủ yếu ở trâu bò. Trong 1 số trường hợp có thể lây sang dê cừu nhưng rất hãn hữu. ngoài TB ra có những loài hoang dại cùng loài như TB rừng, hươu, nai cũng mắc bệnh.

- Lứa tuổi mắc bệnh: bê nghé từ 3-4 tháng tuổi trở lên đến TB trưởng thành đều bị mắc bệnh

- Bệnh thường phát ran hanh, lây lan nhanh, mạnh và ko thể điều trị đc (nếu điều trị thì chỉ điều trị triệu chứng mà thôi. Những con qua khỏi chủ yếu là do sức đề kháng của nó đối với VR dịch tả TB, chứ tuyệt đối ko phải là do thuốc điều trị)

- Tỷ lệ con vật mắc bệnh rất cao, tỷ lệ chết rất cao có khi lên đến 100%

- Tỷ lệ tử vong của dịch tả TB rất cao gần như = với tỷ lệ chết

2. Triệu chứng

a. Thể quá cấp

thể này bệnh phát ra 1 cách độc ngột. TB sốt rất cao đi đứng loạng choạng có 1 vài biểu hiện TK kích thích và đột ngột chết trc khi có hiện tượng ỉa chảy. trước đây ng ta gọi bệnh này là dịch tả khô.

b. Thể cấp tính:

thời gian nung bệnh có thể 5-7 ngày. Sau đó TB có triệu chứng

- Ủ rũ mệt mỏi, ăn ít or bỏ ăn, uống nhiều nc

- Sốt cao, nhiệt độ cơ thể lên đến 41-41.50C kéo dài 2-3 ngày, con vật táo bón và có hiện tượng TK nhẹ.

- Chảy nước mắt lúc đầu trong sau đó đục và đặc dần, lầy nhầy màu trắng, chảy ngoằn ngèo ở 2 bên khóe mắt. Mí mắt sưng dính lại. niêm mạc và kết mạc mắt bị viêm dính đỏ.

- Khi hạ sốt lúc đầu phân hơi đặc sệt về sau phân lỏng dần và có màu xanh đen có lẫn màng giả thậm chí có lẫn vệt máu và đến giai đoạn cuối cùng con vật đi ỉa vọt cần câu phân hàu như toàn nước có mùi thối khắm

- Sau 1 thời gian đi ỉa chảy làm cho Tb mất nước, gầy sút nhanh chóng chủ yếu là da bọc xương.

- Đến giai đoạn cuối cùng TB nằm im 1 chỗ, phân rỉ ra ở hậu môn làm cho 2 chân sau và đuôi dính bết phân

- Sau 1 tuần đến 15 ngày TB suy kiệt mà chết

- 1 số trường hợp khác người ta thấy 1 số triệu chứng: Ở niêm mạc miệng, chân răng, lợi xuất hiện các mụn nước, mụn nước bị vỡ ra để lại các vết loét nông.

3, Bệnh tích: Chủ yếu ở thể cấp tính

- Xác chết gầy chỉ còn da bọc xương. Mông, 2 chân sau và đuôi dính bết phân

- Niêm mạc miệng, lợi, chân răng có các vết loét nhỏ ko có bờ và nông

- Xoang bao tim bị xuất huyết, cơ tim nhão mỏi hoặc bị xuất huyết

- Màng phổi có hiện tượng bị xuất huyết, các thùy phổi bị viêm nhẹ hoặc thoái hóa.

- Gan có đám tụ máu, có đám viêm thoái hóa, túi mật bị viêm, có 1 số trường hợp dịch mật loãng.

- Lách hoặc có hiện tượng tụ máu hoặc có hiện tượng xuất huyết

- Thận có vỏ bị xuất huyết bổ đôi thận ra bể thận bị nát và có hiện tượng bị ứ máu trong bể thận

- Toàn bộ niêm mạc, dạ dày và ruột đặc biệt là ruột non bị viêm và xuất huyết tràn lan.

Đặc biệt ở vùng van hồi manh tràng có điểm hoại tử ăn sâu vào trong và bên trên phủ lớp bựa đầy

- Hạch lâm ba của màng treo ruột bj viêm, sưng gấp 1.5 - 2 lần so với bình thường. có hiện tượng xuất huyết và tụ máu nặng.

- Ngoài ra thành xoang bụng có hiệm tượng viêm, kết dính. Ở con cái bang quang bị viêm có hiện tượng xuất huyết

4. Phòng bệnh

a. Vệ sinh phòng bệnh

làm tăng súc đề kháng tự nhiên cho con vật

- Dinh dưỡng: cho con vật ăn thức ăn có đầy đủ: Pr thực vật, động vật đảm bảo nguồn VTM, khoáng lượng và chất xơ nhất định cho TB

- Vệ sinh g/s: bao gồm VS chuồng trại, vệ sinh cho con vật. phải đc tiến hành thường xuyên và định kỳ

- Có chế độ khai thác, sử dụng và vận chuyển khoa học và hợp lý

b. Phòng bệnh = vác xin: Ta có VX nhược độc dịch tả TB trước đây ng ta dùng VX ở dạng tươi, tức là ng ta tiến hành chế VX nhược độc dịch tả TB thỏ hóa chế qua thỏ (con thỏ này người ta lấy giống VX DTTB tiêm cho nó. Sau đó mổ lấy lách, thận của thỏ nghiền với nc sinh lý rồi xử lý VX, rồi thu hoạch tiêm cho thỏ). Hiện nay ng ta có VX nhược độc DTTB đông khô. Liều tiêm 1ml/con dưới da gốc tai cách gốc tai 10-15cm

5, Điều trị

Đây là bệnh ko điều trị đc về căn nguyên (là VR dịch tả TB).

Chỉ điều trị đc triệu chứng. mụ đích để làm nhẹ bớt các triệu chứng: ỉa chảy (chống mất nước) và làm giảm bớt tỷ lệ chết nếu đc

Chúng ta có thể dùng các loại thuốc đông y như: các quả có chất chát (ổ xanh, chuối xanh), or dùng các thuốc điều trị tiêu chảy + cho uống các dung dịch điện giải kết hợp với thuốc trợ sức trợ lực và chăn sóc nuôi dưỡng, hộ lý.

(hết câu 5)

Câu 6: Lở mồm long móng

TL:

1. Đặc diểm dịch tễ học

- Là BTN lây lan rất nhanh, mạnh, rộng ở loài móng guốc chẵn hay móng guốc chẽ đôi VD như trâu, bò, lợn, dê, cừu, có thể lây sang người

- Các loại vật móng guốc chẵn ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh

- Bệnh phát sinh rả rác ở tất cả các tháng trong năm

- Bệnh lây lan rất nhanh, mạnh, rộng ko chỉ ở 1 địa phương mà nhiều địa phương, ko phải 1 tỉnh mà nhiều tỉnh, ko phải 1 quốc gia mà nhiều quốc gia  người ta gọi là đại dịch LMLM

- Tỷ lệ cảm nhiễm và tỷ lệ ốm rất cao nhưng tỷ lệ chết thường ko cao nên người dân thường chủ quan xem thường

2. Triệu chứng

- TB số cao kéo dài liên tục trong vài ngày, ủ rũ, mệt mỏi kém ăn hoặc bỏ ăn. Sau đó dần dần trên niêm mạc miệng, mặt trong của môi, chân răng, mặt trong của má, trên bề mặt lưỡi hình thành những mụn nước nhỏ liti = hạt kê hạt vừng, mụn nc to dần = hạt đỗ, ngô, lạc có khi to hơn khi mụn nước chưa vỡ TB chảy nước dãi ít, khi mụn nc đã vỡ TB chảy nước dãi nhiều, nc dãi chảy thành dòng, sợi trắng giống như bọt xà phòng thành đống, bãi trên nền chuồng, bãi chăn thả. Nước dãi đóng quánh lại quanh mép

- Có những trường hợp trên bề mặt của lưỡi mụn nc nhỏ liti dày đặc xếp như vẩy ốc trên mặt lưỡi nếu dùng tay kéo lưỡi ra kiểm tra thì lột đi cả lớp thượng bì lưỡi. Do mụn nc vỡ nước chảy nhiều nên TB thường chép miệng nhiều để hít nước vào, TB thường khó nhai, nuốt

- Ở chân răng: vành móng, kẽ móng, lớp màng sinh móng lúc đầu đỏ ửng xờ nắn vào con vật có phản ứng đau, dần dần lớp màng sinh móng hình thành mụn nc, mụn nc to dần vỡ ra làm ướt cả vùng long xung quanh móng do mụn nc vỡ TB bị nhiễm trùng đi lại khó khăn, TB thường bước đi thận trọng, dò dẫm, dè dặt, tư thế đi của TB bị LMLM giống như tư thế giã gạo.

- Có những trường hợp móng long ra do nhiễm trùng kế phát ăn sâu vào trong móng. Đứng phía sau TB quan sát lộ ở xương gót màu đỏ hình dung Tb như đi dép xục nhiều con ko đi lại đc nằm liệt  chướng hơi dạ cỏ  liệt dạ cỏ

- Ở vú: trên da của bầu vú và núm vú lúc đầu hình thành những mụn nc nhỏ liti sau đó to dần. sờ nắm vào bầu vú, núm vú con vật có phản ứng đau người kiểm tra có cảm giác nóng do tuàn hoàn mạch máu tăng dần. sau 3-4 ngày mụn nc vỡ gây viêm nhiễm kế phát đặc biệt di liên cầu, tụ cầu tác động

- Với con vật đang cho sữa  sản lượng sữa giảm, chất lượng kém có khi trong sữa có vệt máu or mủ xanh

3, Bệnh tích

- Nói chung g/s chết vì LMLM ko nhiều vì biểu hiện triệu chứng nhẹ ko đặc trưng phần lớn ở những con vật qu khỏi chỉ còn lại những vết sẹo nông

VD: các vết trên niêm mạc miệng màu sắc của vết sẹo nhạt hơn so với màu niêm mạc bình thường

- Vết sẹo hình vành khuyên ở vành móng, kẽ móng or các vết sẹo trên da ở đầu vú và núm vú

- Ở những con vật bị chết do LMLM thì thường là những đám tụ máu ở một số cơ quan bộ phận

4. Phòng bệnh

a. VSPBệnh

- Tăng sức đề kháng cho con vật = cách: chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo, chế dộ Kp ăn hợp lý, VS chuồng trại, VS sinh sản..., khai thác sử dụng VC 1 cách khoa học

- Khi dịch chưa xảy ra: vì bệnh LMLM là 1 bệnh TN lây lan rất nhanh, mạnh, rộng ko chỉ 1 địa phương mà nhiều địa phương, ko chr 1 tỉnh mà nhiều tỉnh ko phải 1 nước mà nhiều nước nên:

+ Việc kiểm dịch biên giới

+ kiểm dịch nội địa

+ kiểm soát giết mổ

=> cần đặc biệt quan tâm

Nhằm ngăn chặn ko cho dịch ở các nc khác, nước biên giới vào VN, nhằm ko cho bệnh lây lan từ địa phương này sang địa phương khác, nhằm ko cho bệnh lây lan trong vùng

b. Phòng bệnh = vác xin

- Phải khai báo khẩn cấp cho chính quyền địa phương và thú y cơ sở

- Tiến hành công bố dịch

- Sauk hi có bệnh công bố dịch phải thành lập ban chống dịch

- Triển khai nhanh các biện pháp nhằm bao vây khống chế tiến tới dập tắt ổ dịch

- Thống kê phân loại số đầu g/s trong ổ dịch, tiêm phòng cho 3 đối tượng

+ Những con khỏe trong ổ dịch

+ Những con vật mẫn cảm ở xung quanh ổ dịch

+ Những con mẫn cảm ở xung quanh vành đai an toàn

-VX phòng bệnh: Hiện tại chúng ta nhập VX LMLM. Tổ chức tiêm phòng định kỳ cho g/s mẫn cảm TB, lợn, dê, cừu 2 lần/năm vào tháng 3,4 và 9,10 vị trí tiêm bắp sâu chú ý ko tiêm dưới da và tiêm ở lớp mỡ sẽ gây áp xe

5. Điều trị

Về nguyên tắc bệnh LMLM do VR gây ra nên ko thể dùng KS điều trị đc mà bắt buộc phải dùng kháng huyết thanh. Khi đ/trị = kháng huyết thanh phải lựa chọn kháng huyết thanh đúng type với kháng huyết thanh gây bệnh

Trong thực tế chỉ điều trị triệu chứng vì thế mầm bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể con vật  nguy hiểm về mặt dịch tễ

- những con vật đc điều trị khỏi về mặt dịch tễ thì phải tiến hành cách ly

- Có thể dùng 1 số bài thuốc nam để can thiệp

* Chữa triệu chứng ở miệng: Dùng những quả chanh chua, khế chua trong long bàn tay  mở miệng TB ra rồi chà sát vào niêm mạc miệng nhiều lần  tống bã vào miệng cho TB nuốt

* Chữa triệu chứng vành móng kẽ móng: rửa sạch vết thương  dùng dao kéo cắt tổ chức dập nát ở mụn rồi sát trùng = cồn 700, iodua để sau đó dùng 1 số vị thuốc nam như: Lá trầu ko, măng vòi, lá thuốc lào, lá đào, bồ hóng bếp, vôi đã tôi. mỗi thứ 1 ít giã nhuyễn cho vào băng gạc và băng lại việc làm này chủ yếu cho ruồi nhặng ko bám vào vết thương và nhanh tạo ra da non.

Tuy nhiên cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên ko cho con vật dẫm lên nc tiểu, phân

Sau 2 ngày phải thay băng để chống yếm khí

* điều trị tr/chứng ở vú

- đối với vật đang tiết sữa thì phải vắt kiệt sữa

- Chống nhiễm trùng vết thuwong = cách rửa vết thương bôi xanhmetylen hoặc kháng sinh mỡ Tetracillin mỡ...

Chú ý trong quá trình điều trị vật bị LMLM nhất thiết phải cách ly và sau khi khỏi bệnh cũng ko đc nhập đàn mục đích để vỗ béo bán thịt

Câu 7: Tụ huyết trùng TB

TL:

1. đặc diểm dịch tễ học

Là bệnh TN của loài trâu bò, bệnh có thể lây sang các loài g/s, g/c khác nếu như nhốt chung

- Bệnh thường xảy ra ở TB 3-4 tháng tuổi trở lên bệnh thường phát sinh lẻ tẻ ở các tháng trong năm nhưng tập trung nhiều vào các tháng mùa mưa và trong những thời gian thời tiết thay đổi đột ngột. Bởi vì trong đ/k bình thường 1 tỷ lệ nhất định TB khỏe mạnh có VK Pasteurella mutocida sống ký sinh ở niêm mạc hầu họng và niêm mạc phía trên đường tiêu hóa, giữa mầm bệnh và cơ thể súc vật ở trạng thái cân bằng động, khi đ/k ngoại cảnh bất lợi làm sức đề kháng con vật giảm, trạng thái cân = trên bị phá vỡ. Mầm bệnh nhân cơ hội này tăng lên về số lượng, độc lực rồi gây bệnh, mầm bệnh đc con vật bệnh thải ra ngoài môi trường làm lây lan cho vật khác trong đàn và trong vùng

- Bệnh thường phát sinh lẻ tẻ trng đàn và trong khu vực hẹp, bệnh mang tính chất địa phương

- Tỷ lệ ốm trong đàn ko cao nhưng tỷ lệ chết rất cao bởi vì

- Bệnh do VK gây nên do đó chúng ta có thể điều trị = KS nhưng phải phát hiện sớm và điều trị k/s kịp thời ngay từ đầu

2. Triệu chứng

Bệnh THT TB thường xảy ra ở 3 thể: quá cấp tính, cấp tính, mãn tính. Thường gặp nhất là thể cấp tính

- Thể quá cấp tính thường xảy ra vào những ngày đầu con vật điên cuồng lồng lộn sau 3h chết đột ngột do bị ngạt thở

- Thể cấp tính dấu hiệu đầu tiên là các triệu chứng chung: con vật mệt mỏi ủ rũ, bỏ ăn hoặc ăn ít

+ Con vật sốt cao, kịch liệt có thể len tới 40-440C kéo dài 4-5 ngày

+ Con vật có biểu hiện chướng hơi nhẹ vì do viêm đám hạc vùng hầu họng gây chèn ép ko ợ hơi đc

+ Trong thời gian sốt con vật đi táo, khi nhiệt đọ cơ thể hạ con vật đi ỉa phân nát hơn bình thường vì thức ăn tích lại trong dạ dày lên men thối rữa do VK tác động, hình thành các sản phẩm sinh học trung gian như Indol, H2S, Scatol chính những sản phẩm này tác động vào đầu mút TK và niêm mạc đường tiêu hóa làm tăng cường nhu động ruột gây ỉa chảy

+ Con vật có biểu hiện ho, khó thở, triệu chứng khó thở ngày càng trầm trọng. Do thở khó con vật thường vươn cổ về trước, há miệng lưỡi thè chảy nước dãi

+ Sau vài 3 ngày trên tổ chức liên kết dưới da ở vùng hầu họng, vùng trước vai, vùng bẹn nông hình thành những đám thủy thũng ấn tay vào đám thủy thũng thấy bùng nhùng nhấp ngón tay ra để lại dấu lõm và dần dần dấu lõm mất đi nếu mổ ra tổ chức liên kết dưới da vùng thủy thũng keo nhày giống như long trắng trứng có mầu hồng.

3. Bệnh tích:

- Xá chết vẫn béo do vật chết nhanh

- xác chết thường chướng hơi nhẹ nếu mổ ra

+ Tổ chức lk dưới da, nhất là vùng hầu họng, nhất là vùng trước vai, bẹn nông tích dịch tổ chức keo nhầy giống long trắng trứng có mầu hồng

+ Các bắp cơ tím bầm, mầu tím giống mầu quả cà chua tím hay cà dái dê do xuất huyết tụ huyết.

+ Các cơ bắp ướt nhão

- Tích nước vàng trong các xoang của cơ thể nước vàng dễ đông ra ngoài không khí

- Viêm phổi thùy trên bề mặt phổi quan sát thấy nhiều đám viêm rộng lớn, cả 1 đám phổi trong đó có cả phế quản, tiểu phế nang, tiểu phế quản điều bị viêm.

Sờ lắn đám phổi ko xốp và dai như bình thường mà trắc lại. nếu dùng dao kéo cắt vùng phổi viêm ra quan sát có những hạt lợn cợn (do tổ chức cơ tăng sinh)

Dùng dao kéo dọc khí phế quản ra thấy trong lòng khí phế quản chứa nhiều dịch nhớt và bọt mầu hồng, trên bề mặt niêm mạc khí phế quản có những đám, vệt, những điểm xuất huyết

- Hạch lâm ba sưng to mọng nước tím bầm rõ nhất là hạch lâm ba vùng hầu họng, hạch trước vai, hạch bẹn nông, hạch màng treo ruột

- Các cơ quan bộ phận khác chủ yếu là tụ máu, xuất huyết

4. Điều trị

- Tốt nhất là dùng kháng huyết thanh THT TB:1ml/kgP. Nhưng nếu động vật quá lớn thì liều trung bình là 0,5ml/kg P

Vì Vk gây bệnh THT TB là VK Gram(-) nên có thể sử dụng các KS đặc trị với VK gram(-)

Streptomycin, oxvtetraxyclin 10-20mg/kg P tiêm liên tục 5-7 ngày

Kanamycin: 20mg/kg P, tiêm bắp thịt ngày 2 lần trong 5-7 ngày

Norfloxacin: 5-10ml/kg P, tiêm bắp thịt or dưới da ngày 2 lần trong 5-7 ngày

Ngoài ra chúng ta còn phải kết hợp tiêm cho g/s các thuốc như VTM C, Cfein hoặc long não (thuốc chống suy tim), Urotropin (thuốc điều trị bí đái), và chăm sóc nuôi hộ lý chu đáo

Câu 8: Bệnh dịch tả Lợn

TL:

1. Đặc điểm dịch tễ

- Bệnh dịch tả lợn là bệnh TN của loài lợn

- Lợn mọi nòi giống, lứa tuổi đều bị bệnh kể cả với bào thai lợn. Riêng với bào thai lợn ngoài các chủng VR gây bệnh nói chung người ta còn quan tâm đến chủng 331 chủng này chỉ gây bệnh cho bào thai mà ko gây bệnh cho lợn sau khi đã đẻ ra khỏi cơ thể mẹ

- Bệnh lây lan rất nhanh trong đàn và trong khu vực

- Bệnh phát sinh lẻ tẻ rải rác ở các tháng trong năm nhưng thường tập trung nhiều vào những tháng của vụ đông xuân

- Tỷ lệ ốm trong đàn rất cao, tỷ lệ chết cũng rất cao có khi 100%

2. Triệu chứng

- Dấu hiệu đầu tiên là các triệu chứng chung: mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn hoặc ko ăn...

- Dần dần lợn có biểu hiện táo bón, phân rắn viên phân lổn nhổn giống như viên bi, quả táo phía ngoài viên phân đc bao 1 lớp màng nhầy do niem dịch

- Trong thời gian đầu vật sốt cao thân nhiệt lên tới 40-410C có khi kéo dài 4-5 ngày

- Khi nhiệt độ cơ thể hạ thì lợn bắt đầu đi ỉa chảy, phân thối khắm, khắm như mùi mắm thối, nhìn đống phân có thể thấy những cục máu, vệt máu do xuất huyết niêm mạc ruột, có thể thấy mảng thượng bì do viêm loét niêm mạc ruột bong tróc ra

- Những ngày đầu lợn có biểu hiện ho khó thở nhưng ko đặc trưng do mầm bệnh tác động vào bộ máy hô hấp gây xuất huyết niêm mạc phổi, khí phế quản

- Lợn có hiện tượng nôn mửa do xuất huyết niêm mạc dạ dày

- Lợn có hiện tượng đái ra nước tiểu đỏ màu café do xuất huyết niêm mạc bể thận, niêm mạc niệu quản, niêm mạc bong đái.

- Dần dần trên da của lợn đặc biệt là vùng da mỏng như bụng bẹn, nách... hình thành những điểm xuát huyết các điểm xuất huyết to nhỏ ko đều = đầu mũi kim, đầu đinh ghim, đầu tăm hoặc to hơn nhiều trường hợp các điểm xuất huyết dày đặc tập trung thành từng đám, từng mảng nên trông da lợn giống như mảng cơm khê cơm cháy

- Có những trường hợp hình thành các nốt xuất huyết = hạt đỗ, ngô, lạc hoặc to hơn tím mọng như quản mồng tơi chin nằm lặn sâu ở tổ chức liên kết dưới da

- Với những con có chửa thường dễ bị sảy thai nếu mầm bệnh tác động vào thời kỳ đầu của quá trình mang thai  thai ra cả bọc nếu tác động vào thời kỳ sau của quá trình mang thai  thai ra nhưng nhau thai sót lại, thường có thể là thai khô, thai gỗ, thai chết lưu trong tử cung or lợn con chết iểu

3. Bệnh tích

- Xác chết gầy lông xung quanh hậu môn bẩn dính bết phân (do ỉa chảy mất nước)

- Ngoài ra có điểm lấm tấm đỏ (xuất huyết) từng đám, tập trung ở quanh mõm, tai, chân

- Niêm mạc miệng, lợi, chân răng... có vết loét tròn, nhỏ phủ bựa trắng xám

- Phổi viêm, trên bề mặt có nhiều đám viêm với nhiều màu sắc, độ to nhỏ khác nhau. Tích nhiều nước vàng trong các xoang, xoang ngực và xoang bao tim. Nước vàng dễ đông khi ra ngoài không khí. Xuất huyết cơ tim và nội tâm mạc

- Niêm mạc dạ dày và ruột xuất huyết có nhiều vết loét hình cúc áo trên bề mặt phủ bựa trắng xám, vẽ hình vòng tròn đồng tâm, rìa gọn ở niêm mạc, ở niêm mạc vùng van hồi manh tràng. Nếu dùng dao gạt lớp bựa đi sẽ để lại vết loét sâu màu đỏ. Hạch màng treo ruột và các hạch lâm ba xuất huyết tím thẫm, mềm và sưng to hơn bình thường. bổ đôi hạc có thể thấy 3 trạng thái xuất huyết: xuất huyết toàn bộ (hạch tím mọng như quả mùng tơi, quả mận chin), xuất huyết vùng rìa, xuất huyết thành vệt, dải giống như vân đá hoa

- Niêm mạc túi mật và màng não xuất huyết

- Lách sưng to tụ máu, trên bề amwtj có những điểm xuất huyết như muỗi đốt, rìa lách có hiện tượng nhồi huyết, tổ chức lách bị hoại tử màu tím hình tam giác một đỉnh hướng vào phía trong. Nhìn vào rìa lách thấy lồi lõm ko đều trông giống như hình răng cưa

- Vỏ thận có điểm xuất huyết hoặc vệt xuất huyết, có cục máu đông trong bể thận.

- Thể mãn tính viêm phổi, dính vào lồng ngực

4. Điều trị

Căn bệnh là một vi rút nên ko có k/s điều trị đặc hiệu. nết có đ/k dùng kháng huyết thanh dịch tả lợn để điều trị nhưng phải can thiệp sớm mới có hiệu quả. Biện pháp tốt nhất là xử lý tiêu hủy lợn bị bệnh. Ngoài ra khi 1 đàn lợn bị bệnh thì thay vì điều trị chúng ta có thể tiêm VX dịch tả lợn vào, khi đó

- Những con đã mắc bệnh sẽ chết

- Những con mắc bệnh nhưng nhẹ: dụa vào cơ thể cảm nhiễm nên có miễn dịch và khỏi

- Những con chưa bị bệnh thì có miễn dịch và ko mắc bệnh

Câu 9: Bệnh phó thương hàn lợn (Salmonellossum)

TL:

1. Đặc điểm dịch tễ

- Là bệnh TN của loài lợn

- Thường là lợn con, lợn đang theo mẹ đến 3 - 4 tháng tuổi thường cảm nhiễm và bị bệnh, bị bệnh ở thể cấp tính lợn lớn thường ko mắc nếu mắc thường tiến triển ở thể mãn tính

- Bệnh thường phát sinh rải rác lẻ tẻ ở các tháng trong năm nhưng các tháng ở vụ đông xuân thường mắc nhiều hơn

- Bệnh xảy ra rải rác trong đàn, khu vực

- Tỷ lệ ốm ko cao nhưng tỷ lệ chết cao vì bệnh thường xảy ra ở lợn con mà lợn cần dinh dưỡng để lớn

- Lợn bị bệnh PTH có thể điều trị đc nhưng thời gian điều trị kéo dài do lợn bị viêm loét lan tràn niêm mạc ruột nên khả năng tiêu hóa vào hấp thu kém

2. Tiệu chứng

Bệnh có 2 thể cấp tính và mãn tính

a. thể cấp tính

- Chủ yếu xảy ra trên lợn con (lợn ở 2-8 tuần tuổi). nhưng hiện nay do phương pháp CN thay đổi nên lợn con 4-5 ngày tuổi đã mắc bệnh

- Những con mắc bệnh còi hơn con khác, ít ăn, ít bú, nằm chồng lên nhau or rúc vào rơm.

- Niêm mạc mũi, miệng, chân răng, lợn nhợt nhạt chứng tỏ lợn bị thiếu máu

- Lợn con sốt nhiệt dộ có thể lên đến 40,5 - 410C đi đứng ko vững, siêu vẹo, hơi lảo đảo, mắt có dử

- Đi ỉa và ỉa nhiều lần trong 1 ngày, phân hơi nát, lỏng. vàng bột như cám, lượng phân ỉa ra ít phân có màu vàng nhạt, có thể lẫn máu trong phân, phân có mùi thối hoặc tanh. Mỗi lần đi ỉa lợn thường kêu la, cong lưng tóp bụng để rặn ỉa nhưng chỉ ỉa ra 1 tí phân. Sau 5-7-10 ngày xuất hiện trên da chỏm 2 tai, 4 khoeo chân, mõm, đuôi có hiện tượng tụ máu sau bầm đen (tím đen)

- Cuối cùng lợn chết do suy kiệt

b. Thể mãn tính

- Chủ yếu sảy ra ở những con lợn choai (35-40kg). con lợn chỉ bị sốt nhẹ ăn thật nhiều uống thật nhiều nhưng khả năng tăng trọng kém

- sau 15-20 ngày con lợn ăn ít hẳn lúc đầu bị táo bón nặng (ngày chỉ đi đc 2-3 lần rặn cong lưng, kêu la mai mới ra đc 1 ít phân lỏng có màu vàng và vàng giả chứng tỏ viêm ruột nặng). có những con tự nhiên kêu la phá chuồng lồng lộn chứng tỏ bắt đầu có hiện tượng lồng ruột xảy ra ở niêm mạc ruột già của lợn

3, Bệnh tích

a. thể cấp tính

- Thoái hóa cơ tim, cơ tim bị nhão, nhạt màu do thiếu máu

- Xuất huyết màng phổi thậm chí bị xuất huyết ở thùy phổi

- gan bình thường, chỉ hơi có hiện tượng thoái hóa nhẹ, một só trường hợp khác thì gan tụ máu

- Lách của lợn có màu xanh, màu xanh nhạt, lách hầu như dài hơn bình thường, cơ chất của lách dài (người ta ví lách như cao su)

- 2 quả thận có thể ngay ở vỏ thận có thể có xuất huyết. bổ đôi thận ra thì có hiện tượng viêm trong bể thận, bể thận tụ máu xuất huyết và hơi bị nát.

- Niêm mạc dạ dày bị viêm, có thể có xuất huyết nhưng ít. Sau đó cắt niêm mạc ruột non ra thấy có hiện tượng xuất huyết phủ 1 lớp dịch keo nhầy cóp màu vàng hoặc màu vàng nhạt

- trong ruột già có hiện tượng viêm, xuất huyết và xuất hiện các vết loét. Các vết loét đứng riêng lẻ ko sâu, phủ 1 lớp bựa vàng

b. thể mãn tính

trên niêm mạc ruột già có rất nhiều vết loét liên kết với nhau thành từng mảng và làm cho thành ruột dày lên, mất hoàn toàn nhu động do đó người ta ví ruột như ống cao su

4. Điều trị

Căn bệnh là loại VK gram(-) nên có thể dùng các loại k/s đê điều trị đc. Có thể dùng các loại thuốc bán trên thị trường để điều trị PTH lợn

- Ampi và Kana: 15mg/kg thể trọng lợn

- Ampi và Septol: 1ml/6-8kg thể trọng lợn

- Nortacoli: 1ml/7-10kg thể trọng lợn

- Ngoài ra chúng ta phải kết hợp với dung dịch điện giải, VTM C, hộ lý và chăm sóc

Continue Reading

You'll Also Like

103K 11.6K 115
ONLY WATTPAD [Edit] - Luận pháo hôi làm sao trở thành đoàn sủng [xuyên thư]. Hán Việt: Luận pháo hôi như hà thành vi đoàn sủng [ xuyên thư ]. Tác giả...
6.2K 481 66
Mục đích chuyễn ver vì muốn đọc truyện mình thích dưới góc nhìn cpl mình thích, và đăng lên đây để lưu đọc offline (sẽ viết nguồn ở phần giới thiệu)...
14.6K 1.7K 61
Tác phẩm: Cấp Trên Có Mưu Đồ Làm Loạn Với Tôi (上司她对我图谋不轨) Tác giả: Thái Thái Cẩn (菜菜槿) Thể loại: Bách hợp, hiện đại, hài hước, điềm văn, 1×1, HE. Nhâ...
75.4K 4.9K 71
Tác phẩm: Tan làm đến văn phòng của tôi Tựa Hán Việt: Tan tầm tới ta văn phòng Tác giả: An Thứ Cam Nhi Nhân vật chính: Giang Thự x Quý Liên Tinh Thể...