co che QLKT KHHTT quan lieu b...

By Utyeu_00

26.2K 8 8

More

co che QLKT KHHTT quan lieu bao cap. uu va nhuoc diem

26.2K 8 8
By Utyeu_00

Trình bày sự hiểu biết của mình về cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, những ưu điểm, nhược điểm của cơ chế này?

Bài làm.

Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thăng lợi, Hiệp định Giơ_ne_vơ về Đông Dương được kí kết. Đất nước ta tam thời bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng và tiến bước lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, lúc này định hướng của Đảng và Nhà nước ta đối với việc xấy dựng và phát triển kinh tế đó là xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Năm 1975 cuộc kháng chiếng chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi với chiến thắng lịch sự đại thắng mùa xuân 30/4/1975. Lúc này đất nước hoàn toàn thống nhất cả nước bước vào thời kỳ xấy dựng và phát triển kinh tế - xã hội, định hướng của Đảng và Nhà nước ta lúc này đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước vần theo mô hình kế hoạch hóa tập trung. Cơ chế quản lý kinh tế kết hoạch hóa tập trung ở nước ta được duy trì cho đến năm 1968.

- Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung: là do Nhà nước quyết định toàn bộ đối với mọi hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế vận động phát triển tuân theo những quy định bắt buộc của Nhà nước chứ không tuân theo quy luật cung cầu của thị trường.

+ Nhứng vấn đề cơ bản nhất của nền kinh tế là, sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Đều do Nhà nước quyết định. Nhà nước thục hiện bao cấp toàn bộ đối với nền kinh tế.

+ Cơ chế quản lý của kinh tế kế hoạch hóa tập trung là cơ chế: tập trung quan liêu bao cấp và cơ chế tự do, hay ( cơ chế xin – cho).

+ Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì bộ phận kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thế ( hợp tác xã) là trung tâm và giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế, các thành phần kinh tế khác hầu như không được chú trọng.

12.1) Đặc trưng cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao gồm 4 đặc trưng chủ yếu sau:

Thứ nhất:

- Nề kinh tế kế hoạch hóa tập trung là nền kinh tế chỉ có hai thành phần sở hữu về tư liệu sản xuất là: Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể, được thể hiện dưới dạng Quốc doanh và Hợp tác xã.

- Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của nhà nước. Tất cả phương hướng sản xuất, vật tư, vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương,…đều do nhà nước quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoach, cấp phát vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp lại sản phẩm cho nhà nước. Lỗ thì nhà nước chịu lãi thì nhà nước thu.

Thứ hai:

- Nề kinh tế hai thành phần chịu sự quản lý tập trung của Nhà nước thông qua kế hoạch hóa là khâu trung tâm.

- Các cơ quan can thiệp sâu vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định sai lầm gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng không bị ràng buộc trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.

Thứ ba:

- Động lực cơ bản của vận động kinh tế là sự giác ngộ cách mạng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, và kỷ luật hành chính, được tạo bởi công tác chính trị, tư tưởng công tác động viên tinh thần.

- Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan hệ hiện vật là chủ yếu còn quan hệ hàng hóa – tiền tệ không được coi trọng mà chỉ là hình thức. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”. Vì vậy, sức lao động hay các văn bằng phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.

Thư tư: Bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, kém năng động gây ra tình trang cửa quyền quan liêu, hách dịch nhưng lại được hưởng chế độ, quyền lợi cao hơn người lao động.

12.2). Các hình thức bao cấp trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

- Bao cấp về giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, vật tư, thiết bị hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế của chúng nhiều lần so vơi giá cả thị trường. Do đó, hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức.

- Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao đông theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa so với giá cả thị trường đã biến chế độ tiền lương thành hiện vật. Do đó, đã không kích thích được người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động.

- Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn bằng ngân sách nhà nước, nhưng lại không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều này đã làm tăng gánh nặng đối với ngân sách và làm cho đồng vốn được sử dụng kém hiệu quả dẫn đến nảy sinh cơ chế “xin – cho”.

12.3). Ưu, nhược điểm của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

- Ưu điểm: Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng ( Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh) thì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung có những ưu điểm nhất định.

+ Nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên công nghiệp nặng.

+ Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã đáp ứng được yêu câu của thời chiến, bởi vì do đất nước bị xâm lược, mục tiêu của cả nước là giải phong dân tộc bởi vậy thực hiện kế hoạch hóa tập trung sẽ huy động được tối đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu đó, đây là nhiệm vụ chung chứ không của riêng ai.

+ Nhà nước thực hiện bao cấp hoàn hoàn, giúp cho người chiến sỹ ra chiến trường cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi họ không phải lo nghĩ đến chuyện giai đình, vọ con ở nhà, vì mọi thứ đẫ được nhà nước bao cấp.

- Nhược điểm: cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung còn mang rất nhiều hạn chế, khuyết tập ngay cả trong thời chiến ở nước ta nhưng nó chưa bộc lộ một cách gay gắt. cơ chế này chỉ thực sự bộc lộ những khuyết điểm của nó sau năm 1975 khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng và phát triền kinh tế.

Một số nhược điểm của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

+ Thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh.

+ Làm cho đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính nhà nước trở quan liêu, lộng quyền, hách dịch.

+ Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung càng bộc lộ những khiếm khuyết cảu nó, làm cho nền kinh tế xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây ( trong đó có nước ta) lâm vào tình trạng khủng hoảng, trị trệ.

Tóm lại, Ở nước ta Đảng và nhà nước ta thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung từ năm 1954 đến năm 1986, trong giai đoạn đầu, đất nước có chiến tranh cơ chế này đã thể hiện sự phù hợ và đúng đắn, đáp ứng được những yêu cầu của thời chiến, chính vì vậy nó đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhưng sau nay 1975 khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, thì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã không còn phù nữa. Chính vì do duy trì quá lâu nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung tù 1954 – 1986 đã làm cho đất nước ta lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng nghiêm trọng nhất là trong thập niên 80 của thế kỉ XX và đến năm 1986 Đảng và Nhà nước ta đã phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội.

Continue Reading

You'll Also Like

803K 71.4K 84
Thể loại: Tận thế, Sci-Fi, vùng đất chết, hơi hướng Cthulhu, đồng thoại, lãng mạn, man mác buồn, HE. Cp: Lạnh lùng quyết đoán thẩm phán giả công x Th...
146K 11.1K 62
Thể loại truyện: Nguyên sang - bách hợp - hiện đại -ABO, hào môn, ngọt sủng, GL Tổng chương: 62. Đã Hoàn. Tag:Trọng sinh, ngọt văn, Tình yêu và hôn...
414K 34.4K 163
Hán Việt: Chiến tổn mỹ nhân chinh phục toàn tinh tế Tác giả: Đàm U Trúc Mộng Tình trạng: Hoàn toàn văn Thời gian: 2/6/2023 - 17/1/2024 Nguồn: Wikidic...
42.3K 5.8K 82
Tên truyện: KỸ THUẬT VIÊN BẢO TRÌ THIÊN TÀI Tác giả: Lý Ôn Tửu Thể loại: Đam mỹ, Trọng sinh, Cơ giáp, Khoa học viễn tưởng, Thăng cấp lưu. Tình trạng...