BÍ MẬT TÀU NGẦM NGUYÊN TỬ KUR...

By boy_nd

46.8K 4 0

More

BÍ MẬT TÀU NGẦM NGUYÊN TỬ KURSK

46.8K 4 0
By boy_nd

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Ngày 12 - 8 - 2000, chiếc tàu ngầm nguyên tử Kursk của Liên Bang Nga bị đắm dưới biển Baren, 118 thủy thủ bị thiệt mạng. Đây là sự kiện gây chấn động nước Nga và trên toàn thế giới. Vì sao Kursk, một trong những con tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay của Nga bị tia nạn? Rất nhiều giả thiết được đưa ra, trong đó tập trung vào 3 nguyên nhân chính: Đâm phải tàu ngầm khác, va phải mìn từ Thế chiến thứ II, nổ ngư lôi từ bên trong. Chiến dịch cứu hộ tàu Kursk đã được triển khai ngay sau sjư cố, nhưng vì sao không cứu được những thủy thủ còn sống sót sau vụ nổ?

Một năm sau ngày con tàu bị đắm, chiến dịch trục vớt tàu Kursk với chi phí cả trăm triệu USD đã được tiến hành. Con tàu đã được đưa về cảng an toàn.

Nhà xuất bản Thông Tấn xin giới thiệu với bạn đọc tất cả diễn biến của sjư kienẹ này và cùng các nhà bình luận xem xét sự kiện trên mọi góc độ. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng thể và chi tiết về sự kiện gây chấn động toàn cầu này.

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN

Tàu ngầm nguyên tử "Kursk" hạ thủy năm 1994, được biên chế vào Hạm đội Phương Bắc năm 1995. "Kursk" là một trong những tàu tối tân và hiện đại nhât scủa Hải quân Nga, trị giá hơn 1 tỉ USD. Tàu dài 154 mét, rộng 18,2 mét, trong tải 23.860 tấn; tốc độ chạy dưới nước tối đa 28 hải lí, chạy trên mặt nước tối đa là 32 hải lí (60km/giờ), lặn sâu tối đa 500 mét. Biên chế trên đoàn thủy thủ của tàu là 130 người, nhưng hiện có mặt trên tàu 118 người, tỏng đó có 52 sĩ quan. Tàu có thể hoạt động độc lập 120 ngày. "kursk" được trang bị 24 tên lửa "Granit" siêu âm có cánh, dùng để tiêu diệt tàu sân bay và tàu chiến trên mặt nước có hiệu quả trong khoảng cách 500 km. Ngòai ra, "Kursk" còn được trang bị 24 ten lửa chống tàu ngầm và ngư lôi đa năng có thể tự tiêu diệt mục tiêu đối phương trong khoảng 50 - 80 km. Nhiệm vụ chính của "Kursk" là thường xuyên theo dõi các tàu sana bay của đối phương ngoài đại dương.

Thuyền trưởng tàu Kursk - Đại tá Ghennadi Liatrin.

PHẦN I

SỰ KIỆN NGÀY 12 - 8 - 200 ĐẮM TÀU NGẦM NGUYÊN TỬ KURSK

Tàu ngầm nguyên tử Nga K - 141 gặp nạn

Ngày 12 - 8, trong khi tham gia cuộc tập trận của Hạm đội Phương Bắc, chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Kursk của Nga đã bị nạn và bị đắm ở độ sâu 108 mét dưới đáy birn Baren. Tàu này không mang vũ khí hạn nhân. Độ phóng xạ trên tàu sau tai nạn vẫn được duy trì ở mức bình thường. Các kết quả kiểm tra bước đầu cho thấy, nước biển ở khu vực đắm chưa bị ô nhiễm. Bột ham mưu Hạm đội Phương Bắc Nga cho biết, chưa rõ về thương vong trong số 118 sĩ quan và thủy thủ trên tàu.

Một ngày sau khi xảy ra tai nạn, thủ tướng Nga đã ra chỉ thị thành lập Ủy ban điều tra nguyên nhân tai nạn. Tất cả các lực lượng cứu hộ của Nga đã được huy động đến nơi xảy ra tai nạn và đang khẩn trương thi hành nhiệm vụ cứu nạn, tuy nhiên thời tiết xấu đã ngăn cản cố gắng này. Đến ngày 16 -8, Bộ trưởng Ngoại giao Nga đã chính thức đề nghị Anh và Na Uy giúp đỡ cứu đoàn thủy thủ.

Đô đốc V. Kuroyedov, Tư lệnh Hải quân Nga nói, dưỡng khí trên chiếc tàu ngầm bị nạn còn đủ dùng tới 25 - 8. Tuy nhiên, có nguồn tin cho rằng dưỡng khí chỉ đủ tới ngày 18 - 8.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ tham mưu Hải quân Nga, máy lặn đã phát hiện ra các cửa của khoang nổi con tàu này - phương tiện cứu hộ chủ yếu cẩu tầu ngầm - đã bị hỏng nặng. Ngòai ra, vùng khoang 1 và 2 ở phần mũi tàu cũng bị hỏng nặng.

Tàu ngầm nguyên tử Kursk theo thiết kế 949 - A (tương đương với tàu Oscar - 2 của NATO), được sản xuất tại Nhà máy chế tạo máy xâu dựng, và hạ thủy năm 1994, được biên chế vào Hạm đội Phương Bắc năm 1995. Kursk là một trong những tàu tối tân và hiện đại nhất của Hải quân nga. Tàu dài 154 mét, rộng 18,2 mét, trọng tải 23.860 tấn; tốc độ chạy dưới nước tối đa 28 hải lí, chạy trên mặt nước tối đa 32 hải lí (60km/giờ), lặn sâu tối đa 500 mét. Biên chế trên đoàn thủy thủ của tàu là 130 người, nhưng hiện có ặmt trên tàu 118 người, trong đó có 52 sĩ quan. Tàu có thể hoạt động độc lập 120 ngày. Kursk được trang bị 24 tên lửa "Granit" siêu âm có cánh, dùng để tiêu diệt tàu sân bay và những tàu chiến trên mặt nước, có hiệu quả trong khoảng cách 500km. Ngòai ra, Kursk còn được trang bị 24 tên lửa chống tàu ngầm và ngư lôi đa năng có thể tiêu diệt mục tiêu đối phương trong khoảng 50 - 80 km. Nhiệm vụ chính của Kursk là thường xuyên theo dõi các tàu sana bay của đối phương ngoài đại dương.

Theo số liệu của báo chí Nga, từ năm 1961 đến nay,t àu ngầm nguyên tử của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay đã hơn 20 lần gặp nạn, trong đó lớn nhất là những vụ:

- Ngày 4 - 7 - 1961, vụ tai nạn đầu tiên của tàu ngầm nguyên tử Liên Xô mang tên lửa đạn đọad dã xảy ra ở gần bờ biển nước Anh, 10 thủy thủ bị thiệt mạng.

- Năm 1966, tàu ngầm nguyên tử K - 129 đã gặp nạn gần Bờ biển Hawai, làm thiệt mạng đoàn thủy thủ gồm 97 người.

- Ngày 8 - 9 - 1967, hỏa hoạn trên tàu ngầm nguyên tử K - 3 "Leninski Komsomoless" ở gần Bắc Cực đã làm 39 người bị chết.

- Ngày 11 và 12 - 4 - 1970, hỏa hoạn trên tàu nguyên tử K - 8 của Hạm đội Phương Bắc, ở vùng Vịnh Biscai, khién 29 thủy thủ thiệt mạng.

- Ngày 24 - 2 - 1973, tàu ngầm nguyên tử K - 56 và phải tàu nguyên tử khoa học "Viện sĩ Hàn lâm Berg", cướp đi sinh mạng của 27 thủy thủ.

- Tháng 8 - 1980, hỏa hoạn trene một tàu ngầm Liên Xô, làm chết 9 người.

- Ngày 24 - 6 - 1983, tàu ngầm nguyên tử K - 429 với những tên lửa có cnáh đã bịc him ở gần bờ biển Kamchatka, làm 16 người bị thiệt mạng.

- Ngày 18 - 6 - 1984, hỏa hoạn trên tàu ngầm nguyên tử K - 131, làm 13 người chết.

- Ngày 7 - 4 - 1989, hỏa hoạn xảy ra trên tàu ngầm nguyên tử "Komsomoles", làm cho con tàu bị chìm ở gần đảo Gấu, 42 trong tổng số 69 thủy thủ đã bị thieetj mạng.

Bạn có biết?

- Trị gái tàu Kursk: hơn 1 tỉ USD.

- Lương thuyền trưởng: 250 USD/tháng

- Chi phí trụ vớt tàu đắm: 100 triệu USD.

- Mỗi gia đình nạn nhân được Chính phủ Nga bồi thường 7.000 USD.

- Tín hiệu Morse cấp cứu được phát ra từ tàu Kusk trong 2 ngày 13 và 14 - 8. Nội dung: "SOS, nước." Chứng tỏ tàu bị rò rỉ và nước tràn vào bên trong.

Những vũ khí đang bị tình báo NATO săn lùng

Sauk hi gặp nạn, tùa Kursk đã mang theo 22 quả tên lửa Granit - SSN19 xuống đáy biển Baren. Đây là loại tên lửa Cruise siêu âm, tầm xa chưa được công bố của Nga, chuyene dùng để tấn công các loại tàu nổi, đặc biệt là tàu sana bay. NATO gọi tên lửa Granit - SSN19 với mật danh là "Shipwreck" (kẻ làm chìm tàu). Chính loại tên lửa này là một trong những bí mật trong tàu Kursk mà tình báo NATO săn lùn trước và sau khi tàu Kursk gặp nạn.

Tên lửa Granit - SSN19 có thể bắn được từ cả tàu nổi lẫn tàu chìm, hiệu quả trong tầm bắn 500 km. Các thông số kĩ thuật cơ bản của Granit - SSN19 nặng 7 tấn, dài 10 mét, vận tốc bay 2.800 km/giờ, có khả năng mang một lúc nhiều loại đầu đạn hạt nhân khác nhau. Loại tên lửa này ngoài ưu điểm bay tuyệt vời còn có khả năng tang hinh nên không bị ra da đối phương phát hiện. Do đó, nó có tính năng chiến đấu rất cao. Ngoài ra, điều bí mật nhất mà NATO cần biết về Granit - SSN19 là hệ thống dẫn đường siêu việt của nó. Bên trong tên lửa có hệ thống "bộ có điện tử thông minh" giúp cho tên lửa tự tìm đến mục tiêu để tieue diệt theo nguyên tác mỗi tên lửa đánh chìm một tàu. Điều lí thú là tên lửa Granit - SSN19 tự động lựa chọn và phana loại tầm quan trọng của các mục tiêu để rồi ưu tiên đầu đạn cho việc hủy diệt mục tiêu nào quan tọng nhất. Mỗi khi được bắn lên, Granit - SSN19 tự động lựa chọn chiến thuật tấn công, sau đó lại tự động vạch ra kế hoạch để thực hiện tiêu diệt đối phương. Hệ thống máy tính đặt trên tàu đã được nạp đầy đủ dữ liệu cập nhật về đặc điêmẻ các loại tàu hiện địa nhất của đối phương, do đó tê lửa Granit - SSN19 không bao giờ chọn hoặc phân loại nhầm mục tiêu. Các dữ liệu này bao gồm những thông tin như hình dáng, kích thước của các loại tàu địch, như tàu đổ bộ hay tuần dương, khu trục hay sân bay? Mục tiêu là đơn lẻ hay did theo hàng? Đang di động hay cố định? Trong trường hợp phát hiện tàu sân bay thì ưu tiên đầu đạn để tấn công mục tiêu này trước. Máy tính trên tàu mẹ nơi tên lửa Granit - SSN19 được bắn đi còn có các dữ liệu tên lửa khid dang bay có thể chống lại được các tín hiệu gây nhiễu của địch. Khi gặp tên lửa đối phương đánh chặn, Granit - SSN19 có thể tự vạch ra chiến thuật tránh đạn. Trong trường hợp nhiều tên lửa Granit - SSN19 được bắn lên cùng một lúc và mỗi tên lửa lại mang nhiều đầu đnạ khác nhau, chúng sẽ tự chia các mục tiêu cho nhau rồi tấn công địch như đã được phân công, không bao giờ có chuyện hai đầu đạn đánh cùng một mục tiêu. Trong trường hợp mục tiêu là một nhóm tàu đối phương mục tiêu chính sẽ được tiêu diệt trước. Sau đó, lần lượt các mục tiêu còn lái ẽ bị tiêu diệt theo thứ tự mức độ tầm quan trọng.

Một lần vào năm 1999 trước khi gặp nạn, tàu Kursk được giao nhiệm vụ đi tuần tiễu vùng biển Địa trung Hải. Được tin này, Hạm đội 6 của Mỹ đã phái tất cả ccs lực lượng cần thiết để theo dõi tàu Kursk, nhưng họ không thu được gì đáng kể. Cuối cùng tàu Kursk phải phát ra tín hiệu báo cho các tàu nước ngoài biết nếu muốn an toàn, không được tiến vào vòng trong có đường kính 500km xung quanh tàu Kursk. Chỉ một mình tàu Kursk thôi có thể làm tê liệt toàn bộ một hạm đội tàu của Hải Quân Mỹ, buộc họ pải tính đến chuyện bảo toàn tính mạng cho mình. Hải quana Mỹ rất cần biết tất cả các thông tin về tên lửa Granit - SSN19 để tìm cách chống lại loại tên lửa lợi hại này. Nhưng đến nay, trên cơ sở kĩ thuật tên lửa Granit - SSN19, Nga đã chế tạo ra một loại tên lửa thế hệ mới có tên gọi "Yakhont".

Ngoài loại tên lửa Granit - SSN19, trên tàu Kursk còn có các ngư lôi SSN-16 chuyên dùng để trang bị cho các tàu ngầm nguyên tử của Nga. Ngư lôi SẵN SÀNG-N-16 chạy aboutừng động cơ phản lực Turbojet năng lượng lỏng. Năng lượng này là khí ỗy trộn với Oxidizerr (Hydrrogen Peroxide). Loại ngư lôi này có tầm bắn 50 km với tốc độ 50 hải lí. Trước khi được đưa xuống tàu ngầm nguyên tử, các ngư lôi được nạp đầy năng lượng và Oxidizer. Hỗn hợp hai thành phần này được đưa vào buồng đốt để làm quay tuốc bin rồi truyền động lực ra chân vịt của ngư lôi.

Kỹ thuật trục vớt tàu Kursk cũng là vấn đề NATO quan tâm, nhưng hơn tất cả là kĩ thuật bên trong tàu Kursk và những loại vũ khí mà con tàu này mang theo.

Câu hỏi còn để mở

Thảm họa tàu Kursk xảy ra trên biển Baren vào 23 giờ 30 phút ngày 12 - 8- 2000, làm thiệt mạng toàn bộ 118 thủy thủ, vấn đề sử dụng năng lượng hạt nhân cho tàu ngầm vẫn còn phải đặt nhiều dấu hỏi.

Từ nhiều năm nay, năng lượng hạt nhân đã thúc đẩy việc phát triển và hiện đại hóa tàu ngầm. Mỹ bắt đầu có các tàu hạt nhân vào tháng Giêng năm 1954. Nga chế tạo các tàu này vào khoảng 1958 - 1963. Năng lượng hạt nhân không chỉ tăng tốc độ của tàu, mà còn tăng thêm khả năng chiến đấu của các vũ khí trên tàu. Anh và Pháp cũng có tàu ngầm hạt nhân, nhưng chỉ có Nga và Mỹ là tỏ ra có tiềm năng mạnh về loại phương tiện này.

Tàu Kursk là một trong số 12 tàu hiện đại nhất hiện nya. Người ta đã sơ bộ hình dung được bên trong tàu tại thời điểm bị nạn. Tai khu 1 có 2 lò phản ứng cấp năng lượng cho tàu (theo các quan chức Nga, hai lò này đã được đóng khi tàu bị lao xuống đáy biển). Tai khu 2, các thủy thủ còn sống sau sự cố sẻ ở tại đây, họ phải chờ đợi sự ứng cứu trong giá lạnh và bóng tối khi tàu đã bị ngập nước. Do tàu bị hỏng ở phía trước và bên trái, nên người sống chỉ có thể ở phía trước khu này, nơ có một cửa thoát nạn. Thủy thủ được luyận tập hạn chế di chuyển, thở chậm nhằm tiết kiệm ôxy và thải khí cácbônich. Theo các chuyên viên quân sự thì tinh thần và có chỉ huy tốt là những yếu tố căn bản giúp họ sống sót. Khu vực chỉ huy và trung tâm điều khiển có hệ thống chỉ huy và thông tin hiện đại, nhưng nó đã không hoạt động được khi sự cố xảy ra.

Theo nguồn tin của Nga, các thủy thủ phải gõ vào thành tàu để tạo ra tín hiệu. Các nhà phân tích quana sự cho rằng, có thể các thiết bị thông tin hay thiết bị cứu hộ đã bị hỏng, không thể phát tín hiệu cấp cứu. Chỗ bị hư hỏng, từ các hỉnh ảnh do camera phía trên và một bên của tàu, tháp quan sát bị hỏng. Anh, Mỹ và Na Uy cho biết đã ghi nhận được chấn động của các vụ "nổ năng lượng lớn" tại vị trí tàu đắm. Quan chức Nga nói rằng, phần lớn thủy thủ đã chết ngay khi tai nạn xảy ra. Khu để tên lửa và thủy lôi có thể đặt 24 quả tên lửa đầu đạn hạt nhân và các thủy lôi. Quan chức Nga cho biết, tại thời điểm tai nạn, tàu không mang một quả tên lửa đầu đạn hạt nhan nào, nhưng việc kiểm chứng vẫn đang được tiến hành.

Tổng thống V.Putin ra sắc lệnh lấy ngày 23 - 8 làm ngày quốc tang

Ngày 22 - 8 - 2000, Tổng thống Nga V. Putin đã ra sắc lệnh tuyên bố ngày 23 -8 là ngày Quocó tang của Nga để tưởng nhớ 118 sĩ quan và thủy thủ đã hi sinh trên tàu ngầm nguyên tử Kursk bị nạn ở biển Baren. Theo sắc lệnh của Tổng thống, ngày 23 - 8, trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga sẽ treo cờ rủ, các cơ quan văn hóa và các hãng truyền hình ngừng mọi hoạt động và chương trình vui chơi giải trí. Tổng thống Nga đề nghị Chính phủ phối hợp với cá cơ quan chính quyền - các chủ thể của Nga, áp dụng những biện pháp cần thiết để giúp gia đình các nạn nhân tàu Kursk. Tổng thống Putin bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn và chia buồn với gia đình, người thân các thủy thủ bị nạn.

Cùng ngày, Thủ tướng Nga M.Caxianov đã chủ trì phiên họp của Chính phủ và đề nghị Phó thủ tướng V.Matviecov lãnh đạo Ủy ban giúp gia đình các nạn nhân tàu Kursk.

Trong thư gửi gia đình các nạn nhân, Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc, Đô đốc V. Popov, tuyên bố đội thủy thủ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình tới phút cuốicùng, họ đã trung thành phục vụ Tổ quốc. Ông nói: "Chúng ta đã mất đi đội thủy thủ tàu ngầm xuất sắc nhất của Hạm đội Phương Bắc. Tai nạn này là nỗi đau và là tổn thất vô cùng to lớn đối với gia đình, người thân các nạn nhân, đối với Hạm đội và đối với riêng bản thân tôi - với tư cách là một tư lệnh".

Phải chăng các thủy thủ tàu Kursk linh cảm trước điều chẳng lành

Bất cứ một sự kiện nào xỷa ra trên thế giới, nhất là những sự kiện bi thảm, thường kèm theo những điểm báo trước không rõ ràng. Thật đáng tiếc, mọi người chỉ hiểu ra những ý nghĩa thầm kín đó sau khit ai họa xảy ra. Trước khi tàu ngầm nguyên tử Kursk bị đắm, cũng diễn ra nhiều điềm báo và linh cảm.

Trước hết, bắt đầu từ con tàu. Số phận tàu Kursk hình thình hoàn toàn may mắn, thậm chí quá may amứn. Nó là một trong số nhiều con tàu được đóng vào giữa những năm 90, khi những con tàu hiện đại nhất được sử dụng phương pháp hàn hơi. Chính tàu Kursk là con tàu đầu tiên được trình làng ở Địa Trung Hải và tung hoành sua nhiều năm Hạm đội Liên Xô vắng mặt ở đây, nó đã gây những hoảng loạn thực sự cho Hạm đội 6 của Mỹ. Lẽ ra mùa thu anưm 2000, con tàu phải quay lại đây một lần nữa trong đoàn tàu chiến hùng mạnh và đặt một dấu ấn chiến thắng trong lịch sử Hạm đội Nga ở thế kỉ XX. Nhưng đáng tiếc thay, điều đó đã không xảy ra.

Bây giờ những người chứng kiến đã nhớ lại rằng, khi đó, rất nhiều người coi con tàu này là con tàu may mắn và họ ghen tị với những ai được phục vụ trên đó. Bản thân các thành viên thủy thủ đoàn cũng coi mình là những người được số phận run rủi. Tuy nhiên, những người thành Roma rất sợ được coi là những người may mắn, họ cho rằng Thượng đế không ưa gì những kẻ may mắn.

Băng video quay được thời điểm làm lễ hạ thủy cho con tàu. Theo truyền thống, một "người mẹ hạ thủy" con tàu được thủy thủ đoàn lựa chọn đập vỡ một chai sâm panh vào con tàu mới đóng, không hiểu tại sao người ta lại để chính người chỉ huy cao nhất con tàu thực hiện việc này. Tại sao sự việc lại xảy ra như vậy, tại sao lúc đó người ta không nghĩ ra rằng, họ đã phá vỡ một phong tục tồn tại hàng thế kỉ khi làm lễ hạ thủy cho một con tàu? Bây giờ thật khó mà nói ra được. Phải chăng kể từ thời điểm đó bắt đầu hàng loạt những sự kiện dẫn đến thảm kịch ngày 12 - 8 - 2000?

Bây giờ, người ta chợt nhớ ra rằng, trong doanh trịa nơi thủy thủ đoàn tàu Kursk đóng, ở một chỗ dễ nhìn thấy nhất có dựng một cái bện "Những tạo độ đau thương", tưởng nhớ tàu ngầm nguyên tử Komsomoles đã bị đắm trước đây. Trong phòng rửa mặt của doanh trại có treo một tấm gương rất lớn.

Trước khi tàu ra khơi mấy ngày, tấm gương này bị rạn vỡ, lúc đó nhiều người nhìn thấy và chợt nghĩ đến những điều không tốt lành. Sư đoàn nơi tàu Kursk phục vụ có mộtt ấm bùa hộ mệnh - chú chó biệt danh Bring. Mỗi khi có một con tàu ra khơi hay trở về, chú chó lại ra bến cảng tiễn hoặc đón. Tàu Kursk là con tàu đầu tiên chú chó không ra tiễn. Chính xác là mấy ngày trước khi tàu Kursk ra đi lần cuối, chú chó này bị đàn chó hoang cắn xé tan xác. Những người thủy thủ đào hố chon chú chó bên bờ biển rồi ra khơi...

Tùa Kursk đã nhiều lần ra khơi, và chuyến ra đi cuối cùng của con tàu vào tháng 8 lại là chuyến đi buồn tẻ nhất. Không hiểu tại sao lúc đo smột làn sóng những linh cảm không may bao trùm lên các thủy thủ và gia đình họ. Nhiều người trong số họ đã nhìn thấy giấc mộng tiên tri, quanh họ diễn ra những sự việc không thể giải thích nổi.

Chị Natasa, vợ Đại úy quá cố Rachin nhớ lại: Khi chồng chị ra đến cửa, bất chợt quay lại, im lạng nhìn chị hồi lâu.

- Sao anh lại nhìn em im lặng thế?

- A! chỉ để ghi nhớ em thôi - Anh trả lời chị như vậy.

Hôm đó, lần đầu tiên trong đời anh mang theo những bức ảnh của con gái, anh nói để chúng sẽ luôn luôn bên anh.

Trong gia đình Thượng úy Rednicov, người đầu tiên linh cảm thấy tai họa là cô con gái Dasa, tuy cách xa nơi xảy ra thảm họa hàng nghìn kilômét. Ngày 12 - 8, dường như đúng lúc bố cháu hi sinh, một cơn động kinh vô cùng khủng khiếp xảy ra với cháu, và những người trong nhà không hiểu tại sao như vậy.

Chuẩn úy Kadaderov khi sửa soạn đồ dùng đi công tác, chìa vết sẹo trên bắp chân và nói với vợ:

- Em có thể luôn nhận ra anh nhờ có vết sẹo này đấy.

Câu nói của chồng không bình thường đến mức vợ anh nhớ nó suốt đời.

Chuẩn úy Belaev, đầu bếp của tàu, theo vợ anh hồi tưởng lại, ngày hôm trước khi tàu Kursk rời bến, không hiểu tại sao lại nói với vợ:

- Giá như em biết anh chẳng muốn chết ở dưới biển tí nào cả.

Lúc đó người vợ chẳng để ý gì đến câu nói của chồng, nhưng mấy hôm sau chị mới linh cảm thấy ý nghĩa đáng sợ của câu nói đó.

Thượng úy Dmitri Kolexnicov chính là người ở khoang số 9 kịp viết l ại một mẩu thư để chúng ta biết rõ tiến trình tai họa xảy ra. Trước lúc ra đi, chuyến đi cuối cùng, không hiểu sao anh lại để ở nhà hciếc thánh giá anh luôn đeo bên mình. Đại úy Hạng nhất Vladimir Bariansev, Tham mưu trưởng Sư đoàn là tác giả của lời chuốc rượu lạ lùng ở Hạm đội Phương Bắc. Không hiểu vì sao trong lời chuốc rượu này, anh lại tiên đóan trước được cái chết của mình. Bốn câu thơ của lời chuốc rượu đó như sau:

Nếu trong tương lai có xảy ra một chuyện

Khắp các khoang tàu bão lốc cứ tràn lan

Làm thủy thủ đoàn phải nghỉ yên vĩnh viễn

Tôi xin nâng cốc này chúc họ mãi bình yên

Tại sao anh lại không viết về đám cháy, về tình trạng ngập nước, mà lại chính về việc "các khoang tàu bão lốc cứ tràn lan"? Bởi vì một tiếng nổ với sức mạnh khủng khiếp đã xé toang các bức vách ngăn các khoang, cơn bão lửa bừng bừng trong khoang thiêu cháy tất cả những cơ thể sống. đây là sự trùng lặp hay linh cảm?

Chuẩn úy Kornilov được chính mẹ mình cứu sống mà chính bà cũng không biết. Trước khi tàu Kursk gặp nạn một thời gian, bà bị tai nạn ô tô, ở tình trạng rất nặng, người ta đã đưa bà đi cấp cứu. Kornilov được nghỉ phép khi nhận được điện báo. Thê slà người mẹ lại bạn cho đứa con một cuộc đời nãy. Hômnay, có lẽ bà là người hạnh phúc nhất trên thế gian, bởi bà đã đánh đổi đau đớn, khổ ải của mình lấy cuộc đời thứ hai cảu con mình. Biết bao bà mẹ của ocn tàu Kursk mong muốn được thay thế vào vị trí của bà. Than ôi, vận may chỉ rơi vào một mình bà thôi.

Người cuối cùng được ban tặng cuộc đời vào phút chót là chuẩn úy hóa học Nessen. Ngoài chuyên môn shcính, anh còn là nhân viên tài chính ngoài biên chế. Khi tàu Kursk đã sẵn snàg rời bến, chỉ huy tàu - Địa úy Hạng nhất Ghennadi Liachin - ra lệnh anh phải lên bờ để nhận số tiền lương ở phòng Tài vụ để khi tàu Kursk trở về căn cứ, anh sẽ phát lương cho các thủy thủ. Chuẩn úy Nessen sau này phải phát lương cho các bà vợ góa...

Đại úy Hạng ba Mura Baigarin, được đi học ở Viện từ tháng 6. Anh chỉ trở về Vidaevo làm thủ tục giấy tờ và sắp xếp việc gia đình. Nhưng người ta lại yêu cầu anh ra khơi giúp đỡ một sĩ quan trẻ của đơn vị chiến đấu, anh chỉ phải đi có 3 ngày!

Đại úy Hạng hai Vasili Isaenko, trợ lí cơ trưởng của Sư đoàn, nói chung không phải ra biển đợt này. Anh phải viết một báo cáo tổng kết. Trên bờ, người ta cứ luôn quấy rầy anh bằng những câu hỏi, thế là anh quyết định đi theo tàu để không ai quấy rầy anh nữa, anh có thể kết thúc công việc này trên bàn giấy con tàu. Mang theo một chiếc máy vi tính, anh xuống tàu Kursk trước lúc tàu rời bến.

Thân phụ của Thượng úy Boris Geletin là Đại úy Hạng nhất Vladimir Geletin, sĩ quant ham mưu của Hạm đội Phương Bắc, là người lập kế hoạch theo dõi và chỉ đọa quá tình tập trận. Liệu ông có hình dung được rằng, ở khu vực tập trận ông vẽ trên bản đồ chỉ vài ngày sau, người ta tìm thấy thằng Boris (con trai ông) đã chết?

Cả trong thiên nhiên cũng có nhiều điều không bình thường xảy ra. Ví dụ như vào ngày thân nhân của những thủy thủ hi sinh đi trên chiếc tàu quân y Xvia ra biển đến nơi tàu đắm để viếng hoa, bỗng nhiên nước trong vị ngả sang màu xanh lam lấp lánh một cách khác thường, mà đến những người già ở địa phương này cũng chưa bao giờ nhìn thấy.

Vào ngày người ta trưng bày ở Vidiaevo những vật chứng cho các bà vợ, bà mẹ thủy thủ đã hi sinh xem, bầu trời nơi đây bỗng ngả sang màu vàng trong vài phút, thậm chí xuất hiện cả cầu vồng đôi. Đây là một điều không bình thường làm cho mọi người đứng ngây ra, ngắm nhìn trời hồi lâu, dường như cố thu nhận được một sự an ủi cho nỗi khổ đau của họ.

Và cuối cùng, một hiện tượng cũng khó tin được. Vào ngày con tàu được làm nổi lên mặt nước, nó được móc nối vào chiếc xà lan "Giant-4" kéo về trên con đường thật sự cuối cùng, bỗng một đàn cá heo thật đông xuất hiện bao quanh đoàn hành quân. Chúng tiễn con tàu Kursk đến tận vịnh Konski, rồi quay ngược lại, biến mất dưới khoảng sâu của đại dương.

Phần II

VÀI GIẢ THIẾT VỀ NGUYÊN NHÂN TAI NẠN

Tàu Kursk đắm do thử nghiệm vũ khí mới?

Sau khi tàu ngầm nguyên tử Kursk bị đắm, phía Nga vẫn tập trung điều tra chủ yếu vào khả năng tàu Kursk va chạm với một tàu ngầm lạ, hoặc vấp phải mìn để lại từ Chiến tranh Thế giới II. Trong khi đó, các chuyên gia quân sự phương Tây thiên về sự cố nổ vũ khí. Tạp chí Science et Vie (Khoa học và đời sống) xuất bản ở Pháp đã đặc biệt xoáy vào một giả thiết: Tàu Kursk nổ do thử nghiệm một loại vũ khí mới - thủy lôi Skval.

Theo Science et Vie, từ nhiều năm nay, người Nga đã chế tạo được một loại thủy lôi tối tân mà chưa nước nào có. Thủy lôi Skaval (nghĩa là "cơn lốc" trong tiếng Nga) có đường kính tới 533mm, nhưng quan tọng hơn là có thể chuyển động với tốc độ 300 - 369 km/giờ, nhanh gấp 9 lần so với thủy lôi thông thường. Để so sánh, các thủy lôi hiện có của Hải quân Anh, Mỹ như Marconi Spearfish hay ADCAP MK48 chỉ "bơi" được xấp xỉ 10 km/giờ. Để có được tốc độ "tên lửa" đó, những người thiết ké đã ứng dụng một bí quyết công nghệ độc đáo. Một phần nhiệt năng tỏa ra từ động cơ của Skaval được dùng để tạo ra một lớp hơi nước bám quanh vỏ thủy lôi. Nhờ vậy, lực cản của nước giảm đi 40% và Skval giống như trườn trong một túi khí. Nguyên tắc nghe chừng đơn giản này, thực ra đòi hỏi một trình độ công nghệ rất cao, bởi không dễ gì duy trì được lớp hơi nước dày chỉ có 1mm trong điều kiện thủy lôi đang phóng đi. Người Nga bắt đầu nghiên cứu Skval từ năm 60, tại Học viện Hàng không Sergo Ordjonikdze ở Matxcơva. Skval được rao bán công khai lần đầu năm 1995.

Trở lại với vụ tai nạn, người ta biết rằng khi phát nổ, tàu Kursk đang tiến hành phóng thủy lôi tập trận. Kịch bản có thể như sau: do hệ thống phóng gặp sự cố, quả thủy lôi bị kẹt lại và làm thoát ra nhiên liệu gây cháy, dẫn đến kích nổ đầu đạn. Nếu đùng Skval là nguyên nhân vụ đắm tàu Kursk, người Nga có thể sẽ phải xem lại một phần cấu tạo của loại vũ khí này. Theo thiết kế, động cơ của Skval có thể hoặc chạy bằng điện, hoặc bằng nhiên liệu lỏng. Người Nga chọn loại thứ hai. Người ta cũng không loại trừ khả năng một quả thủy lôi bị kẹt lại đã nổ trong ống phóng.

Giả thuyết của Mỹ

Ngày 29 - 8, một quan chức Lầu Năm Góc cho biết, các vụ nổ làm đắm chiếc tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga ở biển Baren đã được tàu USS Memphis, một chiếc tàu ngầm tấn công của Mỹ, cập cảng Na Uy 6 ngày sau đó, phát hiện. Theo một quan chức Mỹ khác yêu cầu giấu tên, dữ liệu do các tầu ngầm của Mỹ và một chiếc tàu giám sát ở khu vực này thu thập được, đã khiến các nhà phân tích Mỹ đưa ra một giả thuyết rằng, một vụ nổ vũ khí có lẽ là nguyên nhân gây ra 2 vụ nổ, xảy ra cách nhau khoảng 2 phút.

Một quan chức Lâu Năm Góc yêu cầu giấu tên cho biết, Nga đã đề nghị Lầu Năm Góc cung cấp cho Matxcơva những thông tin về thảm họa này. Một quan chức Lầu Năm Góc khác cũng cho biết, tàu Memphis đang ở vùng biển Baren vào thời điểm đó để theo dõi các cuocọ tập trận của Hải quân Nga, đã phát hiện các vụ nổ liên tiếp xảy ra trên tàu Kursk. Cũng có tin nói một chiếc tàu ngầm chưa được xác định khác của Mỹ đã ở khu vực này. Ông cho biết, chỉ trong vòng vài giờ Washington đã nhận ra rằng chiếc tàu ngầm tấn công Kursk này đã bị sự cố.

Tờ Thời báo New York đưa những thông tin chi tiết đầu tiên về những gì xảy ra là do tàu Memphis công bố. Theo báo này, tàu Memphis đã ghi được một số đoạn băng định vị bằng sóng âm phản xạ và các đoạn băng ghi âm khác về các vụ nổ. Lầu Năm Góc không bình luận về nguồn tin này vì sự di chuyển và hoạt động của các tàu ngầm Mỹ được giữ bí mật rất cao. Các quan chức Mỹ nói những dữ liệu này cho thấy 2 vụ nổ bên trong tàu Kursk, xảy ra chỉ cách nhau khoảng 2 phút - vụ nổ sau lớn hơn vụ nổ trước - đã xé dọc phần trước của chiếc tàu này. Một quan chức Mỹ cho rằng, một quả ngư lôi tự phát nổ trên tàu chắc chắn là giả thuyết có khả năng nhất về nguyên nhân của các vụ nổ. Ông nói vẫn chưa rõ liệu nguyên nhân gây ra các vụ nổ là một vụ nổ đầu đạn hay chất nổ đẩy rốckét đã bắt lửa, gây ra vụ cháy kích nổ các chất nổ đẩy khác trên tàu.

Nhưng một số quan chức Nga đã đưa ra một giả thuyết rằng, một cú va đập với một chiếc tàu ngầm khác hoặc một quả mìn từ thời Chiến tranh Thế giới II đã gây ra các vụ nổ này. Mỹ khăng khăng cho rằng, không có chiếc tàu nào của họ có liên quan đến cú va đập với tàu Kursk.

Khi tàu Memphis đến Bergen, Đại sứ quán Mỹ đã mời các phương tiện truyền thông của Na Uy đến thăm tàu này tại cảng, nhằm phản bác các tin của Nga cho rằng một chiếc tàu ngầm của Mỹ đã được đưa vào cảng Na Uy để sửa chữa. Tuy nhiên một quan chức lầu Năm Góc lưu ý rằng, một vũ khí tự phát nổ "có lẽ giả thuyết có khả năng nhất vào thời điểm này... Tôi sẽ không chứng minh giả thuyết này thêm nữa".

Cùng ngày, một quan chức Nga cho biết việc đưa thi thể của 118 thủy thủ lên khỏi tàu Kursk sẽ được bắt đầu vào tháng tới. Phó Thủ tướng Nga I. Klebanov cũng cho biết, việc trục vớt chiếc tàu này sẽ được bắt đầu trong khoảng 1 năm nữa với phí tổn khoảng 100 triệu USD. Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Xanh Pêtécbua, thành phố lớn thứ 2 của Nga và là nơi đã thiết kế chiếc tàu Kursk, ông nói: "Việc đưa thi thể các thủy thủ lên bờ sẽ được bắt đầu vào cuối tháng 9 và sẽ do các thợ lặn Na Uy và Nga thực hiện". Ông cho biết, một nhóm thợ lặn Na Uy sẽ đến Xanh Pêtécbua vào gnày 31 - 8 để thảo luận cách thức tiến hành công tác này. Ông còn nói, công tác này sẽ tốn kém khoảng 5 đến 7 triệu USD. Đề cập đến giả thuyết về nguyên nhân làm đắm tàu Kursk của các quan chức Mỹ, Klebanov đã phủ nhận rằng, không có bất cứ quả ngư lôi mới nào đang được thủ nghiệm và những quả ngư lôi trên tàu Kursk đã được dùng trong 20 năm và không thể phát nổ.

Kursk là nạn nhân của tấn công khủng bố?

Ngày 24 - 8, các phương tiện thông tin đại chúng Nga dẫn lời Cục trưởng Cục An ninh Liên bang (FSB), Nikolai Patrusev cho biết, các cơ quan tình báo của Nga đã mở cuộc điều tra về 2 người Daghestan có mặt trên tầu ngầm hạt nhân Kursk khi con tàu bị đắm hôm 12 - 8. Đài truyền hình tư nhân NTV dẫn lời Patrusev cho hay hai người đàn ông này, một dân thường và một sĩ quan quân đội, làm việc cho một công ty ở biển Caspian và không phải là thành viên của thủy thủ đoàn. Theo tin của ITAR TASS, Mamed Gadzhiyev và Arnold Borisov là nhana viên của Dazdiesel, một công ty sản xuất ngư lôi cho tàu ngầm.

Theo ITAR - TASS, trong cuộc họp ngắn tại căn cứ của Hạm đội Phương Bắc ở Murmansk, Patrusev cho biết, vai trò của FSB không phải là dựng lại các sự kiện dẫn đén thảm kịch trùa Kursk mà "FSB chỉ giúp thu thập thông tin cụ thể để có thể tái xác nhận haợc bác bỏ những giả thuyết hiện nay". Tuy nhiên, những lời phát biểu của ông đánh dấu việc lần đầu tiên Nga gián tiếp nêu giả thuyết, tàu Kursk có thể là nạn nhân của một vụ tấn công khủng bố. Trả lời phỏng vấn AFP, cơ quan báo chí của FSB từ chối bình luận về khả năng có liên quan tới Daghestan, nhưng sau đó, người phát ngôn của FSB, Alexander Zdanovich chỉ trích giới thông tin đại chúng đưa tin sia lệch về những phát biểu của Patrushev, khiến mọi người hiểu rằng nhà chức trách đang điều tra một vụ khủng bố hoặc một vụ tấn công cảm tử.

Vài ngày sau tai nạn tàu Kursk, Movladi Udugov, một quan chức Tresnia thân cận với thủ lĩnh phiến quân Shamil Basayev và Khattab, tuyên bố tàu Kursk bị một thành viên người Daghestan trong thủy thủ đoàn, Sirazhudin Ramazanov, thay mặt phiến quân Tresnia, phá hỏng. Nhưng tên của Ramazanov không có trong danh sách thủy thủ đoàn của tàu Kursk được công ố vào ngày quốc tang hôm 23 - 8 để tưởng nhớ các thủy thủ đã hi sinh.

Trong khi đó, ngày 24 - 8, Nga đã mở một cuộc điều tra hình sự về thảm kịch tàu Kursk tiếp theo một buổi phát sóng truyền hình trên toàn quốc, trong đó Tổng thống Vladimir Putin thề sẽ tìm ra nguyên nhân khiến ocn tàu chìm xuống đáy biển Baren. Cùng ngày, điện Kremli cho biết Putin đã ra lệnh tăng 20% lương cho các lực lượng vũ trang, cảnh sát, cai ngục, quan chức hải quan, và cảnh sát thuế vụ. Một nữ phá ngôn nói qua điện thoài rằng mức tăng này sẽ có hiệu lực từ ngày 1 - 12 - 2000.

Theo báo Washington Post, trong khi nhận lỗi về vụ đắm tàu ngầm nguyên tử Kursk, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn che đỡ cho các quan chức quân sự chop bu trước những yêu cầu đòi cách chức họ. Báo này cho rằng những phát biểu của Putin ngày 23 - 8 cho thấy, ông Puttin chủ trương thắt chặt các mối quan hệ với lực lượng vũ trang gồm quân đội, cảnh sát và tình báo, nhằm tạo sự ủng hộ cho mình.

Với lập luận cho rằng tàu Kursk có thể bị rò rỉ phóng xạ, nhóm môi trường Na Uy Bellona đã đề nghị các chuyên gia quốc tế, lập tức giám sát chiếc tàu ngầm nguyên tử bị đắm dưới đáy biển Baren này. Theo Thomas Nilsen, chuyên gia nguyên tử của Bellona, nói: "Nước biển sẽ ăn mòn các đường ống làm lạnh của các lò phản ứng và điều đó có thể dẫn tới rò rỉ". Ông Nilsen cho biết, Chính phủ Na Uy đã yêu cầu phía Nga lập một nhóm quốc tế giám sát phóng xạ xung quanh tàu ngầm Kursk.

Trong một diễn biến có liên quan, các nhà phân tích cho rằng, thảm kịch tàu Kursk sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu vũ khí của Nga, amực dù vụ tai nạn này có thể phá hoại uy tín quân sự và chính trị của nước này. Một mặt, các chuyên gia cho rằng những nước mua vũ khí tiềm tang sẽ coi vụ đắm tàu này như một vụ tai nạn chỉ xảy ra có một lần, không liên quan đến việc bán vũ khí. Mặt khác, đa số hàng xuất khẩu của Nga dưới dạng xe tăng, vũ khí và pháo hạng nhẹ, tương đối totó xét về giá cả và chất lượng. Hơn nữa, một số khách hàng, như Trung Quốc, không chắc muốn tìm bạn hàng khác. Hãy lấy Ấn Độ làm ví dụ. Nhà phân tích quốc phòng của Ấn Độ, Rahul Bedi nói: "Sự thực là nhiều người trong các lực lượng vũ trang Ấn Độ đang chán vũ khí của Nga vì họ coi là không tinh vi, và trong một số trường hợp còn hết sức nguy hiểm. Nhưng Ấn Độ có rất ít sự lựa chọn, và cơ bản là không nước nào có thể đưa ra mức giá rẻ như của Nga". Joanna Kidd, một chuyên gia hải quân của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường xuất khẩu vũ khí chính của Nga, và "tôi không thấy họ có thể mua được ở đâu khác nữa". Vụ tai nạn tàu Kursk, mặc dù bi thảm, sẽ không thay đổi những ưu tiên này. Kidd cho biết, Nga đã sản xuất hai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Trung Quốc.

Trong số 14 tàu ngầm của Ấn Độ, có 10 chiếc là do Nga sản xuất, 4 của Đức. Theo một chuyên gia quân sự của phương Tây có trụ sở tại Bắc Kinh, đa số tàu trong hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc là mua của Liên Xô trước đây, và họ cũng có ít nhất 4 tàu ngầm thông thường mua của Nga trong 5 năm qua. Tuy nhiên, Paul Beaver, thuộc Tuần báo Quốc phòng Jane cho rằng, thảm kịch tàu Kursk có thể tác động đến hoạt động bán vũ khí, "đặc biệt là vì trong mấy năm qua, Nga đang cố gắng bán được nhiều sản phẩm liên quan đến tàu ngầm hơn. Công nghệ của Nga rõ ràng không tiên tiến như chúng ta nghĩ ban đầu và trong thời kì Liên Xô, họ ganh đua về số lượng, chứ không phải chất lượng... nhưng giờ đây người ta muốn có các sản phẩm vừa có chất lượng cao vừa an toàn". Theo ông, thảm kịch tàu Kursk không chắc ảnh hưởng đến việc bán các máy bay chiến đấu MIG hay xe tăng T80, nhưng do vụ tai nạn này có thể các khách hàng "ít mua các vũ khí có tính năng cao hơn". Theo Beaver, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga đạt 4 tỉ USD trong năm 1999, nhưng có thể giảm xuống còn khoảng 3 tỉ USD trong năm nay. Beaver cho biết mỹ là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhât,s với khoảng 38% thị phần, tiếp theo là Anh với 10% thị phần, Pháp 8% thị phần, Đức 6% và Nga, khoảng 4 - 5% thị phần.

Theo Richard Grimmet, tác giả của một báo cáo trước quốc hội Mỹ về hoạt động bán vũ khí sang các nước đang phát triển, những khách hàng truyền thống của ngành công nghiệp vũ khí Nga hiểu bối cảnh của những gì diễn ra với tàu Kursk. Bất kể suy đoán như thế nào, hầu hết các nhà phân tích cho rằng, có thể còn quá sớm để dự đoán chính xác vụ tai nạn tàu Kursk sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu vũ khí của Nga như thế nào.

Một bức thư của thủy thủ được công bố

Trong phiên họp ngày 8 - 11, Ủy ban của Chính phủ Nga đã điều tra nguyên nhân tai nạn tàu ngầm Kursk bị đắm ở biển Baren đã công bố thêm một bức thư của một thủy thủ hi sinh trong tai nạn này.

Phó Thủ tướng Nga I. Klebanov, Chủ tịch Ủy ban, cho biết bức thư này được các thợ lặn tìm thấy trong khoang số 9, không rõ của thủy tủ nào viết, nhưng có nhiều chi tiết trùng lặp với bức thư của Địa úy D. Kolexnikov. Bức thư được viết vào khoảng 1 giờ trưa ngày xảy ra tai nạn 12 - 8, trong đó nói rõ có 23 thủy thủ đã tập trung tại khoang số 9 khi tàu lân nạn và họ chỉ có thể cầm cự được gần 24 giờ nữa. Tác giả bức thư cũng cho biết tình hình của các thủy thủ lúc đó là vô vọng, họ không thể thoát ra ngoài và yếu dần đi do thiếu không khí.

Cũng tại cuộc họp nói trên, ông I. Klebanov cho biết, giả thiết tàu Kursk đâm phải tàu ngầm nước ngài đã được củng cố bằng "những bằng chứng rất quan trọng". Ông nói các thọ lặn đã phát hiện vết lõ rất sâu ở khoang thứ nhất và thứ hai của tàu. Theo những băng ghi hình mà các thợ lặn quay được có thể nhìn thấy rõ những vạch lõm sâu rất nghiêm trọng, chứng tỏ có vật gì đó đã sạt vào vỏ tàu, một vật gì đó đã đâm vào tàu, cứa đứt lớp cao su của vỏ bên ngoài thân tàu.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga I. Xergayev cho rằng, kết quả giám định những mẫu kim loại tìm thấy ở tàu Kursk sẽ là bằng chứng mới, giúp đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ tai nạn tàu ngầm lớn nhất của Nga này. Ông cho biết, việc nghiên cứu vỏ tàu và đáy biển xung quanh tàu vẫn đang được tiếp tục. Giả thiết cuối cùng về nguyên nhân xảy ra tai nạn sẽ được đưa ra vào cuối năm 2001 sau khi trục vớt tàu Kursk.

Ông I. Klebanov cũng cho biết, dự án trục vớt tàu Kursk sẽ được thông qua vào cuối tháng 11, còn việc trục vớt tàu sẽ được tiến hành vào mùa hè năm 2001. Một tập đoàn quốc tế về trục vớt tàu đã được thành lập, với sự tham gia của Phòng Thiết kế kĩ thuật hàng hải Trung ương "Rubin" và các đại diện của Mỹ, Bỉ và Hà Lan.

Một phần bí ẩn về vụ tai nạn được hé mở qua bức thư của Đại úy Kolexnikov

Bức thư - nhật ký - viết vội của Đại úy Dimitri Kolexnikov đã mang lại hi vọng về khả năng xác lập nguyên nhân và diễn biến vụ tai nạn có một không hai trong lịch sử tai nạn tàu ngầm dưới đáy đại dương. Nhưng bức thư, vì lí do được Đại úy viết riêng cho vợ, chưa được tiết lộ toàn bộ. Dẫu sao qua phần bức thư được thông tin, thì người ta cũng đã suy diễn được nhiều điều.

Trong thời gian này, các thợ lặn Nga và Na Uy đang tiếp tục tập trung mọi nỗ lực và phương tiện cứu nạn ở khoang số 9, nơi được cho là có khả năng thu vớt được nhiều nhất thi thể 118 thủy thủ đã hi sinh.

Thời gian này trên biển Baren thường có bão, sóng lớn và gió mạnh, bất lợi cho công việc, nhưng các thợ lặn đã khoan đục được một lỗ trên thân tàu ở khoang số 8, đủ rộng để có thể chui vào và đã tìm được thi thể của bố thủy thủ bị nạn. Thi thể của bố thủy thủ còn chưa được nhận dạng, song bức thư được tìm thấy trong túi áo đã xác nhận được một người lài Đại úy hải quân Dimitri Kolexnikov, chỉ huy tổ máy tuabin trên tàu. Bức thư viết cho chị Onga, người vợ mới cưới được nửa năm của anh, chỉ được côgn bố những dòng sau đâu: "13 giờ 15 phút. Toàn bộ thủy thủ của khoang số 6, 7 và 8 đã chuyển sang khoang số 9. Ở đây chúng tôi có 23 người. Chúng tôi đã quyết định chuyển sang khoang này do vụ tai nạn. Không một người nào có thể thoát được ra ngoài... Tôi viết mò mẫm trong bóng tối". Bức thư được viết bằng nét chữ chân phương, rõ ràng, có thể nói là khá đẹp, cho thấy khi đó anh ấy hoàn toàn tự chủ, bình tĩnh.

Như vậy, bức thư được viết gần 2 giờ sau khi xảy ra tai nạn, Đại úy Kolexnikov đã cố gắng mô tả, cho dù là rất ngắn gọn, tất nghiên cứuả những điều đã xảy ra trên tàu ngầm vào những giâu phút khủng khiếp ấy, kể từ lúc xảy ra vụ nổ thứ nhất (vụ nổ được các thủy thủ và các trạm địa chấn của Mỹ, Anh và Na Uy ghi nhận được vào lúc 11 giờ 28 phút ngày 12- 8, cách vị trí tai nạn 279 dặm). Có thể, khi đó hệ thống liên lạc trên tàu vẫn còn hoạt động, chỉ huy tàu đã phát ra nhxmệnh lệnh nào đó, đội thủy thủ đã được thông báo về tai nạn xảy ra với tàu của họ... Có thể cho rằng, tất cả những điều đó đã được Kolexnikov kể lại trong bức thư của mình. Song, viện cớ đó là bức thư mang tính hoàn toàn riêng tư, Bộ Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc đã không công bố toàn bộ nội dung bức thư. Còn Đô đốc V. Popov, Tư lệnh Hạm đội, đã tuyên bố rằng, toàn bộ nội dung bức thư được giữ kín vì lợi ích của việc điều tra.

Những dòng thư, tuy ngắn ngủ, song dường như đã tái hiện được những giờ phút cuối cùng, trong cuộc đấu tranh giành sự sống của các thủy thủ tàu Kursk và đã hé mở phần nào bức màn bí mật cho đến nay vẫn bao phủ lên vụ tai nạn này.

Với bức thư này, một câu hỏi được nêu ra là liệu 23 thủy thủ được Kolexnikov nhắc đến có thể tự cứu được mình và liệu các phương tiện cứu nạn (nếu có), có thể giúp được họ hay không? Bi kịch chính là ở chỗ không ai có thể làm gì được ngay lúc ấy.

Trong bức thư của mình, Đại úy Kolixnikov cho biết, những thủy thủ còn sống sót sau khi tai nạn xảy ra đã hành động một cách dũng cảm và có nghiệp vụ chuyên môn cao. Sau khi hiểu rằng, việc đấu tranh vì sự sống còn của con tàu là một điều vô ích, tất cả những ai còn sức lực, đều đã tập trung vào khoang cuối tàu, nơi có cửa thoát hiểm duy nhất trên tàu. Có hai thủy thủ đã cố tìm cách thoát ra ngòai qua cửa thoát hiểm. Nếu họ làm được điều đó thì những người còn lại có cơ may được cứu thoát, nhưng họ đã không thể làm được điều đó. Họ đã không thể biết được, cũng như các thợ lặn ban đầu cũng không thể biết được rằng, cả khoang thoát hiểm nằm giữa khoang số 9 và cửa thoát hiểm, cũng đã bị ngập nước. Cửa thoát hiểm đã bị nén bởi áp suất của tầng nước sâu 100 mét và họ không đủ sức mở. Một câu hỏi được đặt ra là, tại sao các thợ lặn lại tìm thấy thi thể của Kolexnikov và ba đồng đội của anh ở khoang số 8, chứ không phải ở khoang số 9? Có lẽ không bao giờ và không ai có được câu trả lời chính xác. Chỉ có thể giả thiết rằng, sau khi đã hiểu không thể tự thoát ra ngoài qua cửa thoát hiểm được, một số thủy thủ đã quay trở lại khoang số 8, lúc ấy còn chưa bị ngập nước, để tiết kiệm dưỡng khí còn lại trong tàu.

Phó thủ tướng Nga I. Klebanov đã hứa chỉ thông báo về nguyên nhân đích xác gây ra tai nạn tàu Kursk vào ngày 8 - 11. Hiện nay, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng một vật thể bên ngoài đã nhấn chìm con tàu khổng lồ xuống đáy biển. Đô đốc V. Kuroyedov, Tư lệnh Hải quân Nga, cũng đã tuyên bố rằng ông tin chắc tới 80% là tàu Kursk đã bị đắm do đâm phải một tàu ngầm nguyên tử nước ngoài. Lỗ thủng lớn trên thân tàu mà toàn thế giới đã được thấy qua băng ghi hình, dường như đã chứng tỏ điều này. Tuy hiện người ta chưa tìm được những mảnh vỡ lớn của những tàu lạ ở khu vực xảy ra tai nạn, song trong số vô vàn mảnh kim loại được vớt lên từ khu vực tai nạn, sau khi phân tích quang phổ cho thấy có cả những mảnh không giống với bất kì mác thép nào được luyện tại Nga.

Ở đây cũng cần nhắc lại một vài chi tiết quan trọng liên quan trực tiếp tới tai nạn tàu Kursk. Ở khu vực tập trận của Hạm đội Phương Bắc có ba tàu ngầm lạ - một của Anh và hai của Mỹ. Ngay sau khi có tin về việc tàu ngầm Kursk bị hỏng nặng và bị đắm, các máy bay trinh sát của Hải quân Nga đã thả các phao tiêu định vị trên toàn bộ vùng biển Baren, nhằm ghi nhận những tiếng động âm hưởng. VÀ ngay lập tức, họ đã phát hiện được một tàu ngầm nguyên tử nước ngoài đang chạy rất chậm (gần 5 hải lú) về hướng Na Uy. Vài ngày sau đó, tàu ngầm nguyên tử Memphis của Mỹ đã ghé vào một cảng của Na Uy có thể để sửa chữa. Tuy nhiên, Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ đã kiên quyết từ chối mọi đề nghị của phía Nga, tạo điều kiện cho họ xem xét thân tàu Memphis. Hơn nữa, khi chiếc tàu này đã lên đường trở về Mỹ, và các chuyên viên độc lập của Mỹ hoàn toàn có điều kiện xem xét thân tàu, thì chiếc tàu này lại được lệnh quay lại và đi về căn cứ ở Scotland.

Có người cho rằng, hoạt động của tàu Memphis thực ra là nhằm đánh lạc hướng chú ý khỏi hai chiếc tàu khác, mà trên thực tế đã vượt ra khỏi tầm ngắm. Rồi cùng dịp đó, Giám độc Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đến thăm Matxcơva chớp nhoáng. Đấy là những sự trùng hợp không có lợi cho Hải quân Mỹ. Thế nhưng theo ông L. Phecto, trợ lí về an ninh quốc gia của Phó Tổng thống Mỹ A.Go, vẫn tuyên bố tại Washington rằng, không một tàu ngầm nào của Mỹ dính líu tới thảm họa Kursk. Các nhà bình luận Mỹ nhận xét, nếu tàu ngầm bị nạn không phải là tàu Nga mà là của Mỹ, thì chắc chắn phía Mỹ đã dùng hết ảnh hưởng của họ để buộc phía Nga phải giải thích, cũng như chứng minh mình vô tội.

Một chi tiết đáng lưu ý nữa là thông báo "không tiền khoáng hậu" phát đi từ Luân Đôn: 12 tàu ngầm nguyên tử của Hải quân Hoàng gia Anh đã đồng thời được lệnh rời khỏi vị trí trực chiến. Giả thiết chính thức nói rằng, người ta đã phát hiện được một trục trặc trong bộ phận làm nguội lò phản ứng của một trong những tàu ngầm này, vì thế đã có lệnh kiểm tra tất cả những tàu còn lại để phòng xa. Những hư hỏng kiểu này đã nhiều lần được phát hiện cả ở các hạm đội của bất cứ nước nào, song không bao giờ người ta lại gọi về bến tát cả các tàu cùng một lúc. Phải chăng viện cớ sửa chữa lò phản ứng của một tỏng những chiếc tàu này, trên thực tế, người ta sẽ "vá víu" những hư hỏng do va chạm với tàu Kursk? Và phải chăng việc cập bến bắt buộc của 11 tàu còn lại có thể là một chiến dịch được hoạch định trước nhằm che giấu sự thật?

Bốn giả thuyết khác

1. Tàu ngầm Kursk đâm phải một tàu ngầm nước ngoài

Giả thuyết này vẫn được giới chức quân sự Nga coi là giả thuyết chính. Họ cho rằng, tàu ngầm Kursk đã đâm phải một tàu ngầm nguyên tử nước ngoài có trọng tải 6 - 8 nghìn tấn. Chiếc tàu lạ đã đâm vào sườn bên phải tàu Kursk với cường độ 100 - 150 kg trotin và chính vụ nổ này đã được các nhà địa chấn Na Uy ghi dcjnhư là "tiếng nổ thứ nhất".

Các chuyên gia Nga khẳng định, cú va đập mạnh đã làm nứt phần ghép nối hai khoang lón nhất của tàu Kursk - khoang 1 (chứa ngư lôi) và khoang 2 (khoang chỉ huy trung tâm). Nước lập tức tràn vào hai khoang này làm 40 người, trong đó có ban chỉ huy tàu, đã hi sinh ngay lúc đó. Sau cú đâm cực mạnh đó, cánh đuôi tàu ngầm nước ngoài sạt qua đã làm nứt thân tàu Kursk cho đến tận khoang số 6.

Tàu ngầm của Nga đã bị ngập nước, mất cân bằng và đâm mạnh xuống đáy biển dẫn đến việc làm kích ngòi nổ ngư lôi, gây ra vụ nổ thứ hai mạnh hơn vụ thứ nhất.

Một đại diện của Lầu Năm Góc Mỹ yêu cầu giấu tên cho biết, các tàu ngầm của Mỹ theo dõi cuộc tập trận của Hải quân Nga ở vùng biển Baren đã ghi được 2 tiếng nổ vào ngày 12 - 8 ở khu vực tàu Kursk lâm nạn, trùng với ghi nhận của các nhà địa chấn Na Uy, trong đó tiếng nổ thứ hai mạnh hơn tiếng nổ thứ nhất.

Chiếc tàu ngầm lạ chỉ có thể là tàu của Mỹ hoặc của Anh. Tạp chí Mỹ Tuần tin tức số ra ngày 21 - 8 cho biết, vụ tai nạn tàu ngầm Kursk đã xảy ra đúng vào thời điểm khi có 3 tàu ngầm của NATO đang theo dõi chiếc tàu này. Tạp chí này không cho biết ba tàu ngầm nói trên thuộc nước nào, song dẫn lời các quan chức giấu tên tại Washington lẫn Luân Đôn đều đã kiên quyết tuyên bố rằng, các tàu ngầm của họ không dính líu tới vụ tai nạn tàu Kursk. Họ thừa nhận đã có mặt tại khu vực tập trận của Hải quân Nga, song chỉ theo dõi từ xa. Trước đây, người Mỹko phải lúc nào cũng xác nhận hay bác bỏ những vụ va chạm với tàu ngầm của Nga, hơn nữa, họ thường cố gắng ỉm những vụ này đi và tìm cách lẳng lặng rời khỏi hiện trường tai nạn.

Ở đây mọt câu hỏi được đặt ra là nếu quả thực tàu Kursk đã đâm phải tàu ngầm nước ngoài thì trong trường hợp này tàu Kursk có trọng tải gần 24 nghìn tấn lẽ ra đã phải gây hư hại nghiêm trọng hơn nhiều cho chiếc tàu ngầm nước ngoài chỉ có trọngt ải 6 - 8 nghìn tấn, và rõ ràng là chiếc tàu lạ này không thể đi xa khỏi nơi xảy ra va chạm được. Hơn nữa, cho đến nay vẫn không thấy có tin tức nào về tai nạn của các tàu ngầm khác. Ngoài ra, cú va đập giữa các tàu ngầm không bao giờ dẫn tới hậu quả khủng khiếp liên quan tới việc phát nổ khoang chứa ngư lôi.

Tuy nhiên, nếu quả thực có va chạm thì sớm hay muộn người ta cũng sẽ tìm được những dấu tích của chiếc tàu lạ còn để lại hiện trường, chẳng hạn như những mảnh vỡ của cánh đuôi tàu, thiết bị mạn tàu... Còn nhớ năm 1968, tàu ngầm K - 129 của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã bị đắm sau khi đâm phải một tàu ngầm của Hải quân Mỹ. Ít lâu sau đó, chiếc tàu ngầm này của Mỹ đã đến sửa chữa tại một căn cứ hải quân trên bờ biển của Nhật Bản với những hư hại nghiêm trọng trên mui của thân tàu

2. Tàu Kursk đâm phải một tàu nổi

Đô đốc E. Bantin, một chuyên gia tàu ngầm với 27 năm làm việc trên các tàu ngầm,cho rằng tàu Kursk đã đâm phải một tàu chở hàng có thiết bị phá băng ở mũi tàu. Chính thiết bị phá băng này đã làm thủ một lỗ lớn ở mũi tàu ngầm khiến nước tràn vào các khoang đầu tàu, và tàu ngầm đã đâm xuống đáy biển chỉ sua 10 - 20 giây sau cú va đập đó. Lí giải việc vì sao một tàu dân sự lại có thể lọt vào khu vực tập trận của hải quân, Đô đốc E. Baltin cho rằng, trong cuộc tập trận này không có bắn tên lửa và khu vực tập trận không bị đóng cửa.

Một giả thuyết khác do Đại tá hải quân V. Bogomolov, cựu chỉ huy tàu ngầm của Hạm đội Phương Bắc, cho rằng trong khi đang bơi lên phía trên, tàu Kursk đã đâm vào đáy tuần dương Hạm nguyên tử "Pie Đại Đế", có trọng tải gấp 4 lần tàu Kursk, cũng tham gia cuộc tập trận của Hạm đội Phương Bắc trên biển Baren. Tàu Kursk đã bị thủng lớn khiến hai khoang đầu lập tức bị ngập nước và tàu đã lao mạnh xuống dưới, toàn bộ thân tàu trượt theo đáy tuần dương hạm gây ra nhiều chỗ hư hại trên thân tàu.

Đại tá Bogomolov cho rằng, các thủy thủ tuần dương hạm "Pie Đại Đế" không thể không nhận thấy một cú va đập mạnh đến như vậy. Song hiện nay, họ đang bị gây áp lực để che giấu sự thực. Tuy nhiên, rõ ràng là không phải tất cả mọi thủy thủ sẽ im lặng và sự thực dù sao cũng sẽ được phơi bày.

Tuy nhiên, một sĩ quan tàu ngầm Pháp yêu cầu giấu tên lại cho rằng, giả thuyết tàu Kursk đâm phải mộttàu nổi hoặc tàu ngầm khác là rất ít có khả năng xảy ra. Tất cả các tàu ngầm của thế giới đều được trang bị những máy móc, thiết bị cho phép tránh được những sự cố tương tự. Tuy quy mô hoạt động do thám đã được thu hẹp lại sau khi kết thức thời kì "Chiến tranh Lạnh", song khu vực vùng cực vân xlà trọng tâm chú ý của các cơ quan tình báo phương Tây. Không một tàu ngầm nào xuất phát từ căn cứ ở Xeverơmorơxcơ của Nga lại không bị các vệ tinh do thám của Mỹ phát hiện.

3. Nổ ngư lôi hoặc tên lửa

Ở đây có thể có một vài phương án. Theo một chuyên gia vũ khí Nga, một quả ngư lôi đã phát nổ ngay khi được phóng ra từ tàu ngầm. Khi đó tiếng nổ đầu tiên do chính qua ngư lôi gây ra, tiếng nổ thư hai là do khoang ngư lôi bị kích nổ. Giả thuyết này xem ra có vẻ bất ngờ, song tất cả những gì xảy ra với tàu Kursk đều kì lạ: Tàu ngầm đã bị đắm từ chính ngư lôi hoặc tên lửa của tàu. Người ta cho rằng, ngư lôi được phóng ra cách tàu ngầm khoảng cách nào đó, bỗng nhiên động cơ bị hỏng (tiếng nổ thứ nhất), ngư lôi bị nghiêng, quay quanh trục của nó và "quay trở lại" thiết bị phóng ngư lôi, làm phát nổ khoang chứa ngư lôi cẩu tàu (có khoảng 24 quả ngư lôi) (tiếng nổ thứ hai mạnh hơn). Các cơ quan tình báo nước ngoài, dựa vào tin tức do các thợ lặn Na Uy thu nhập được khi lặn xuống nghiên cứu xung quanh tàu Kursk, đã nghiên cứu các dữ kiện trong 10 ngày trước khi đưa ra kết luận cuối cùng của mình. Các quan chức Hải quân Mỹ và nhiều chuyên gia NATO cũng cho rằng tàu ngầm Kursk bị chìm là do một trong số các vũ khí, có thể là ngư lôi, bị nổ trên tàu.

Ngoài ra, còn xuất hiện giả thuyết cho rằng tàu Kursk đã bị đắm do thử nghiệm không thành công một loại "vũ khí mới" - có thể là các tên lửa loại mới. Theo một vài nguồn tin, việc trên tàu có 12 chuyên gia dân sự có thể xác nhận giả thuyết này. Các cơ quan tình báo khẳng định rằng, các chuyên gia dân sự chỉ có thể có mặt trên tàu ngầm khi thử "vũ khí mới".

Giả thuyết nói rằng, nguyên nhân tai nạn là do hành động bất cẩn của đoàn thủy thủ tàu Kursk khi cố gắng tránh đâm vào một vật thể nổi nào đó có vẻ vần với sự thực hơn cả. Do không tính toán chính xác độ sâu ở khu vực thực hiện nhiệm vụ phóng ngư lôi, tàu có thể đâm đầu xuống đáy biển, dẫn tới việc kích nổ cho vũ khí và phá hỏng các khoang đầu tiên của tàu ngầm. Ngoài ra, có những tin chưa được xác nhận nói rằng tàu ngầm có nhiệm vụ thực hiện bài tập rất nguy hiểm, song vô cùng ngoạn mục, được gọi là "cú nhảy của cá voi", tức là khi tàu vọt lên khỏi mặt nước. Trong điều kiện bất lợi thì bài tập này có thể tức khắn dẫn tới tai nạn.

4. Tàu Kursk vấp phải mìn

Khả năng tàu Kursk vấp phải mìn còn sót lại từ thời Chiến tranh Thế giới II hầu như bị loại trừ. Đối với thân tàu ngầm thì những quả mìn cổ lỗ của Đức không thể nào gây ra bất cứ hư hại nào. Nhưng có thể có khả năng tàu Kursk vấp phải chính mìn của... Nga. Điều đó có thể xảy ra như thế nào?

Trong chương trình tập trận có nhiệm vụ phóng mìn dưới nước. Tàu Kursk có thể lọt vào khu vực "luyện tập" này và đã vấp phải mọt vài quả mìn hiện đại có sức công phá mạnh dưới nước: một quả trúng vào phần mũi tàu, quả khác trúng vào khoang giữa. Chỉ huy tàu đã ra lệnh khẩn cấp bơi lên trên song đã quá muộn - kho vũ khí trên tàu đã phát nổ...

Giả thuyết này giải thích tại sao pháo hiệu lại không được ném lên - những mảnh vỡ của mìn đã cắt đứt dây cáp. Nhưng tại sao tàu ngầm lại lọt vào khu vực phóng mìn? Trong thời gian đó, tàu ngầm có thể đang phải lẩn tránh một tàu ngầm nước ngoài nào đó đang ở trong khu vực tập trận. Trong trường hợp này, đoàn thủy thủ cố gắng không phát tín hiệu vô tuyến để tàu nước ngoài không phát hiện được và chỉ nối lại liện lạc vào thời gian đã được ấn định. Trong một cố gắng lẩn tránh "đối phương", tàu ngầm có thể ngẫu nhiên lọt vào khu vực phóng mìn dưới nước...

Liệu có thể tìm được nguyên nhân đích thực vụ tại nạn tàu ngầm Kursk, thông qua việc phâm tích kĩ lưỡng những giả thuyết được đưa ra hay không? Theo các giới chức hữu trách Nga, chỉ có thể có được lời giải đáp chính xác cho câu hỏi này sau khi các chuyên gai đã nghiên cứu cụ thể đáy biển xung quanh tàu, phan tích kĩ các thông số và thông tin thu được bằng băng ghi hình, thậm chí là sua khi đã trục vớt được tàu lên.

Cuộc đụng độ tình báo quân sự

Một tai nạn xảy ra, chẳng cần phải là một tàu ngầm hạt nhân chiến lược mà chỉ là một chiếc Boeing hàng không dân dụng, cũng luôn là một mục tiêu để tình báo dòm ngó. Điều đó giải thích hàng rào tin tức nhỏ giọt về tai nạn xảy ra cho tàu Kursk cũng như việc Hải - Không quân Nga đang khóa chặt một phạm vi rộng đến 50km2 quanh khu vực xảy ra tai nạn, cũng như "cấm cửa" thành phố Vidiaevo, nơi các gia đình thân nhân thủy thủ đoàn cư ngụ tập trung. Bí mật tuyệt đối, ngoại trừ những tuyên bố hay họp báo chính thức.

Trong vụ đắm tàu Kursk, ngay cả nguyên nhân tai nạn đã là một câu hỏi "lí thú" đặt ra cho mọi lực lượng tình báo. Cần nhắc lại rằng, tàu Kursk đang tham gia một cuộc tập trận thì gặp nạn, và rằng tàu chiến, nhất là tàu ngầm Mỹ, "lúc nhúc" ở khu vực diễn tập. Các tàu chiến Nga, khi phát hiện ra tai nạn, cũng đã phát giác sự có mặt của một tàu ngầm khác dưới đáy biển Baren vào lúc mà không có mộtt n nào khác của Nga đang có mặt ở khu vực này. Sau đó, Hải quân Nga đã nghe được những điện đàm tự một tàu ngầm Mỹ xin phép khẩn cấp cập vào một cảng của Na Uy, và con tàu này đã "bò" vào đây với tốc độ rất chậm. Hải quân Nga cũng ghi nhận trong ngày chủ nhật 13 - 8, tức hôm sau tai nạn, nhiều thám thính cơ Orion của Mỹ quanh quẩn khu vực biển này; chỉ có khả năng đó là một tàu ngầm chiến lược của Mỹ kiểu Ohio thoát nạn sau vụ va chạm với tàu Kursk. Về phía Mỹ, hải quân nước này nhìn nhận có hai tàu ngầm lảng vảng trong khu vực nhưng phủ nhận khả nang các tàu này đã đụng phải tàu Kursk. Một phát ngôn viên thông tấn xã Nga AVN tên là Vladimir Urban phát biểu với AFP cho biết rằng, trò chơi "mèo vờn chuột" vẫn thường xảy ra mà chẳng bên nào "cằn nhằn", thậm chí tàu ngầm hai bên cố tình ép nhau, húc nhau và đã từng có những trường hợp đụng phải nhau", vừa để thử sức nhau, vừa để tự rèn luyện. Cần nhắc lại rằng, tàu Kursk đã đụng phải vật lạ và chìm, theo ghi nhận của các máy dò sóng siêu âm dưới nước cùng các địa chấn kế, trong khoảng thời gian từ 7 giờ 28 phút (giờ quốc tế) ngày 12 - 8, giờ của ghi nhận vụ nổ đầu tiên, cho đến 7 giờ 30 phút (giờ quốc tế), giờ của ghi nhận vụ nổ thứ hai.

Chính vì đằng sau tai nạn này là một cuộc chạm trán tình báo đa phương, và rằng trong cái nhìn tối thượng của người làm tình báo, chết trong thinh lặng là quy luật, thế cho nên, nếu như 118 thủy thủ tàu Kursk có phải hi sinh để bảo mật, đó là điều dễ hiểu, tuy rất đau lòng và tàn nhẫn.

Có phải lại là một vụ đụng tàu giữa Nga và Mỹ?

Bộ Quốc phòng Mỹ ước lượng hiện nay có khoảng 600 tàu ngầm của rất nhiều quốc gia "lúc nhúc" dưới đáy các đại dương. Trung Quốc mua tàu ngầm của Nga, còn Israel và Iran thì có đội tàu ngầm nhỏ hơn. Các nước Anh, Pháp, Na Uy, Thụy Điển... đều có đội tàu ngầm của mình. Nga từng có đội tàu ngầm lớn nhất thế giới với chừng 200 chiếc trong thời kì Chiến tranh Lạnh, nay giảm xuống còn khoảng 20 chiếc nhưng là loại hiện đại. Mỹ cũng đã giảm con số tàu ngầm chiến đấu từ 93 chiếc nam 1991 xuống còn 56 chiếc hiện nay.

Trong lịch sử tàu ngầm, đã có nhiều vụ đụng độ giữa tàu các nước, cũng có lúc tàu ta húc nhầm phe mình. Riêng hai siêu cường quân sự là Nga và Mỹ, đã từng có nhiều vụ đụng độ và hia vụ tàu ngầm húc phải nhau dưới đây đã được ghi vào quân sử của hai nước:

- Vụ gần đây nhất xảy ra vào ngày 11 - 2 - 1992 trong vùng biển Baren. Chiếc USS Baton Rouge của Mỹ khi đang tuần tra gần căn cứ tàu ngầm của Nga ở Severomorrsk, đã đụng phải chiếc Barracuda, loại tàu ngầm tấn công thế hệ Sierra của Nga. Chi tiết về "trận đụng độ" không được công bố và đến nay vẫn còn là đề tài tranh cãi trong lịch sử hàng hải Mỹ. Vụ việc dẫn đến căng thẳng ngoại giao giữa Washington và Matxcơva. Sau khi va phải nhau, cả hai chiếc tàu đều có thể tự mình trở về ăn cứ. Tuy nhiên, chiếc Barracuda vẫn nằm ụ từ đó đến nay. Còn chiếc baton Rouge cũng chẳng khá hơn. Do ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, chi phí sửa chữa quá cao nên tàu bị đàothải 1 năm sau vụ đụng độ. Chiếc Baton Rouge chỉ mới hoạt động 16 năm và là tàu ngầm đầu tiên thuộc thế hệ Los Angeles bị thải hồi. Không có thiệt hại nhân mạng.

- Trước đó, vào tháng 6 - 1970, tàu ngầm Nga K - 108 thuộc thế hệ Echo II đã đụng phải chiếc U.S.S Tautog thế hệ Sturgeon của Mỹ. Tautog đinh ninh là chiếc K - 108 đã chìm và trở về Trân Châu Cảng để đại tu. Còn chiếc K - 108 bị lủng một lỗ ở thân ngoài của tàu và một phần chân vịt mạn phải bị cong. Tàu trở về căn cứ để sửa chữa. Cũng không có thiệt hại nhân mạng.

Phải chăng đây là vụ đụng độ thứ 3 giữa tàu ngầm Nga và Mỹ? Báo The Sunday Telegraph của Anh đã viết: Theo truyền khẩu của dân đi tàu ngầm thì cuộc Chiến tranh Lạnh không bao giờ ngừng nghỉ dưới lớp băng của Bắc Băng Dương. Dưới tầng nước sâu của biển Baren, nơi các lực lượng hải quân đối nghịch giở trò đuổi bắt, thì chỉ một sai lầm nhỏ thôi, cũng đủ gây nên thảm hạo, nhất là khi "mèo và chuột" là những chiếc tàu ngầm, nặng hàng chục ngàn tấn... Trong lòng đại dương, sự im lặng là vũ khí hữu hiệu nhất của tàu ngầm. Sonar, máy định vị dùng âm (thiết bị phát hiện tàu ngầm) sẽ phát hiện và định vị được tàu đối phương qua tiếng động của động cơ hoặc tiếng của chân vịt. Do nhiệt độ thấp, độ mặn cao nên tầm hoạt động của Sonar bị giới hạn. Các tàu có thể tới gần khoảng 800 mét trước khi bị máy Sonar phát hiện. Theo Charles Robínon, một sĩ quan Hải quân Anh thì "Bạn không thể thấy những gì đang diễn ra mà chỉ có thể nghe được tiếng động. Lúc đó, bạn chỉ có 30 giây để phán đoán vì với thời gian đó, khoảng cách của tàu đã giảm đi một nửa"... Tàu ngầm Kursk đang tham dự một trong những cuộc tập trận hải quân lớn nhất của Nga trong nhiều năm nay. Họ ý thức được việc "những con mắt dưới biển" của NATO đang theo dõi từng động thái của họ. Tuy rằng từ sau chiến tranh lạnh, các hoạt động của tàu ngầm NATO đã giảm đi rất nhiều, nhưng biển Baren vẫn còn là "đấu trường" giữa Nga và NATO. Điều đáng lưu ý là dù giảm hoạt động nhưng ở một chừng mực nào đó, cả hai phía đều muốn "thử sức" xem đối phương tiến bộ tới đâu...

Các nguyên nhân tai nạn đang được làm sáng tỏ

Đã 6 ngày trôi qua kể từ khi tàu Kursk bị nạn, mọi cố gắng của những người cứu hộ nhằm sơ tán đoàn thủy thủ bằng cách đưa các thiết bị lặn cứu nạn xuống biển lắp ghép với một khoang của tàu ngầm đều chưa thu được kết quả. Đô đốc V. Kuroyedov, Tư lệnh Hải quân Nga, tuyên bố rằng hoạt động cứu hộ sẽ được tiến hành khẩn trương cho đến khi đạt bằng được kết quả. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết bất lợi với bão lớn và gió mạnh trên vùng biển baren trong những ngày đó đã cản trở đáng kể công tác cứu hộ.

Người ta đã tính đến một vài phương án cứu nạn khác trong trường hợp không thể thực hiện được việc lắp ghép các thiết bị lặn cứu nạn với tàu ngầm Kursk. Bộ Tư lệnh Hải quân Nga cho biết, họ có thể dùng các cầu phao và dây curoa vành đai để kéo tàu lên. Trong trường hợp này, người ta sẽ ghép các cầu phao vào hai bên mạn tàu ngầm, trọng lượng mỗi cầu phao là 400 tấn. Sau đó, người ta bơm không khí vào các cầu phao dưới áp suất lớn và dự kiến rằng chiếc tàu ngầm nặng 25 nghìn tấn sẽ được trục vớt lên bằng dây curoa vành đai. Tuy nhiên, phương án này xem ra quá khó khăn và đòi hỏi quá nhiều thời gian trong khi sự sống của đoàn thủy thủ chỉ được tính từng giờ. Bộ Tham mưu Hạm đội Phương Bắc cũng xem xét phương án của các nhà khoa học "dựng" tàu ngầm lên theo phương thẳng đứng sao cho phần đuôi tàu nhô lên khỏi mặt nước. Chiều dài của tàu ngầm là 154 mét, trong khi tàu bị đắm ở độ sâu 108 mét, điều đó sẽ cho phép dưa được phần đuôi tàu, nơi có các cửa cứu nạn, lên khỏi mặt nước. Song Hạm đội lại không có một thiết bị nâng đủ mạnh để làm việc đó, vả lại các cầu phao cũng không thể giữ được một khối lượng lớn đến như vậy ở phương thẳng đứng. Người ta cũng không loại trừ cả cố gắng dùng cầu phao túi khí trụ chiếc tàu ngầm từ đáy biển lên và kéo tàu từ độ sâu 108 mét lên độ sâu khoảng 30 - 50 mét, tạo điều kiện làm việc dễ hơn cho những người thợ lặn cứu hộ. Tuy nhiên, hi vọng chủ yếu vẫn là các thiết bị lặn cứu nạn, mặc dù trong những ngày đầu chưa một cố gắng lắp ghép nào với tàu ngầm thu được kết quả.

Ngày 17 - 8, Bộ trưởng tình trạng khẩn cấp Nga X. Soigu cho rằng, Nga có những công nghệ cần thiết để ngăn chặn việc rò rỉ vật liệu hạt nhân từ tàu ngầm nguyên tử Kursk bị nạn tại vùng biển Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biêt,s nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm. Baren nếu như điều đó xảy ra. Ông cũng cho biết, nếu trong thời gian tới, tàu Kursk không được trục vớt lên thì vấn đề liên quan tới việc rò rỉ vật liệu phóng xạ chỉ có thể phát sinh sau 15 - 20 năm.

Phần III

NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỨU HỘ

Mỹ đã từng bí mật trục vớt tàu ngầm hạt nhân của Nga bị đắm trước đây như thế nào?

Sau khi tàu ngầm hạt nhân Kursk bị đắm, tờ Phương Nam số ra ngày 17 - 8 - 2000, đã tiết lộ một bí mật được giữ kín từ trước đến nay - Mỹ đã từng bí mật trụv vớt tàu ngầm hạt nhân của Nga bị đắm trước đây.

7 giờ snag ngày 25 - 2 - 1968, tàu ngầm hạt nhân mang số hiệu 574 của Nga rời căn cứ thẳng hướng tới Thái Bình Dương. Trước khi khởi hành có tới 50% quân số trên tàu đang nghỉ phép, nên khi nhận lệnh lên đường gấp chỉ có mặt 14 sĩ quan và 83 thủy thủ cùng nhân viên phục vụ. Mọi liên lạc giữa tàu 574 với Bộ chỉ huy đến ngày 12 - 3 - 1968 thì bị mất. Theo đúng lịch, ngày hôm đó tùa 574 phải báo cáo tình hình về Bộ chỉ huy, vậy mà tuyệt nhiên không có bất cứ tín hiệu nào. Ngay lập tức công tác tìm kiếm quy mô lớn được Hải quân Liên Xô huy động, nhưng càng tìm kiếm họ càng thất vọng bởi chẳng ai biết tọa độ, cũng như hành trình cụ thể của tàu 574. Cuối cùng Hải quân liên Xô buộc phải tuyên bố: "Tàu ngầm 574 cùng toàn bộ thủy thủ đoàn đã mất tích".

Trong thời gian đó, trạm quan sát của Mỹ tại vùng biển Seatle thu được những âm thanh lạ vào đầu tháng 3 - 1968. Sau khi phân tích, các chuyên gia khẳng định có tàu ngầm lạ xâm nhập. Ngay lập tức, Hải quân Mỹ phái một chiếc tàu ngầm ra "nghênh chiến". Sau hai tháng lùng sục, cuối cùng họ tình cờ phát hiện thấy chiếc tàu ngầm của Liên Xô bị mất tích - tàu ngầm 574. Sau khi nhận được tin báo, lãnh đạo cấ cao Hải quân Mỹ đã triệu tập nhiều cuộc họp khẩn cấp, bàn thảo việc trục vớt chiếc tàu ngầm này để nghiên cứu. Nếu trục vớt thành công thì đầu tiên có thể biết được kĩ thuật của Liên Xô (trang thiết bị trên tàu, mật mã, các loại vũ khí, đầu đạn hạt nhân trên đầu tên lửa...), tiếp đến là biết được phản ứng của Liên Xô về vấn đề này; bởi đây là lần đầu tiên trên thế giới, một chiếc tàu ngầm hạt nhân bị mất tích mà chủ nhân của nó "chẳng hề hay biết", Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, phải xin ý kiến của CIA và không tiết lộ cho giới truyền thông, cũng như Quốc hội biết việc này, bởi chiến lợi phẩm thu được trên chiếc tàu ngầm này là vô giá.

Sau khi nhận được tin báo, CIA đã quyết định xin ý kiến Tổng thống Nickson, đề nghị Nickson cho tiến hành trục vớt và giữ tuyệt đối bí mật việc này với tất cả các cơ quan hữu quan. Ngay lập tức, công tác trục vớt được giao cho Hải quân Mỹ đảm nhiệm. Mặc dù rất khẩn trương, nhưng các chuyên gia CIA kiến nghị mọi việc sẽ được "vận hành theo đúng kịch bản. Về sau, mọi người mới biết tới một kế hoạch li kì và tốn kém nhất trong lịch sử tình báo đã được CIA đem rat hi thố. CIA đã nhờ nhà tỉ phú bất động sản Howard đứng ra chủ trì công tác trục vớt. Howard là một người rất có hứng thú trong việc trục vớt báu vật dưới biển, nên đã vui vẻ nhận lời. Ngay sau đó, một bản hợp đồng trục vớt "báu vật" đã được kí vào năm 1969 và tổng chi phí cho công việc này lên tới 350 triệu USD. Trước, trong và sau chiến dịch trục vớt này, CIA đã tiến hành một chiến dịch dư luận tập trung chú ý vào việc "đi tìm báu vật dưới đáy biển của nhà tỉ phú Howard". Mãi tới năm 1972, công việc trục vớt mới chính thức được vận hành. Trung tuần tháng 2 - 1974, một "ống dẫn" dài tới 12.000 mét, nặng hơn 2.000 taná đã được lắp thành công vào cửa của chiếc tàu ngầm bị nạn để kéo nó lên mặt nước. Nhưng khi kéo được nửa chừng thì chiếc tàu ngầm đứt làm đôi,d o không chịu nổi áp lực quá lớn. Điều đáng nói là phần bị rớt xuống biển lại chính là phần đuôi của tàu ngầm phần quan trọng nhất của con tàu, phần người Mỹ muốn trục vớt nhất. CIA kiến nghị trục vớt nốt phần còn lại, cho dù có tốnkém thêm bao nhiêu, nhưng lãnh đạo cấp cao của Mỹ khi đó không muốn làm xấu thêm quan hệ Mỹ - Xô nên đã quyết định dừng lại.

Tháng 6 - 1974, một số lượng lớn văn kiện giấy tờ tại văn phòng ông Howard bị mất, trong đống giấy tờ đó có bản kế hoạch tuyệt mật của CIA, cùng nhật kí trục vớt chiếc tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô. Ngay sau khi biết tin, CIA và FBI đã huy động tất cả nguồn lực của mình, nhưng vẫn không tài nào thu hồi được bản kế hoạch tuyệt mật kia và "diện mạo" của nó đã được tờ Thời báo Los Angeles số tháng 2 - 1975 đăng tải chi tiết. Không thể lẩn trốn, cuối cùng CIA đã phải công bố một cách tỉ mỉ, chi tiết kế quả "khai quật" chiếc tàu ngầm này trước "Ủy ban điều trần" Quốc hội Mỹ. Theo báo chí đưa tin, khi đó CIA đã tìm thấy 70 xác chết và những kẻ xấu số đã được an táng theo đúng nghi thức an táng của Hải quân Liên Xô. Toàn bộ công việc này đã được thu vào máy quay làm bằng chứng. Mặc dù vụ việc được xem xét công khai, nhưng không hiểu vì sao khi đó phía Liên Xô phản ứng không quyết liệt, tạo cơ hội cho phía Mỹ tiến hành trục vớt phần còn lại của tàu ngầm. Lần trục vớt thứ hai này của Mỹ được tiến hành một cách "danh chính ngôn thuận", nên thông tin của nó được "bảo quản theo đúng chế độ".

Chính vì vậy, mãi tới tháng 1 - 1990, sau nhiều lần yêu cầu, cuối cùng phía Mỹ đã đáp ứng đề nghị của Chính phủ Liên Xô cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan về chiếc tàu ngầm hạt nhân 574.

Tổng thống Nga thông qua kế hoạch trục vớt thi thể các thủy thủ và trục vớt tàu

Ngày 19 - 9, Tổng thống V. Putin đã thông qua kế hoạch vớt thi thể 118 thủy thủ trong vụ đắm tàu ngầm nguyên tử Kursk tại biển Baren ngày 12 - 8 và việc trục vớt con tàu.

Kế hoạch tổng thể này được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là vớt thi thể các thủy thủ, sẽ được thực hiện trong hai tháng 10 và 11 năm 2000; còn việc trục vớt con tàu sẽ được thực hiện vào mùa hè hoặc đầu màu thu năm 2001.

Nhóm thợ lặn Nga tham gia hoạt động thu vớt thi thể các thủy thủ đã đến Na Uy, sau đó sẽ đến nơi tàu Kursk bị đắm để thực thi công việc. Trước đó, gnày 19 - 9, các đồng nghiệp Na Uy đã đến Murmansk của Nga để nghiên cứu tính khả thi của việc thu vớt thi thể các thủy thủ tàu Kursk và gặp lãnh đạo nhóm thợ lặn Nga để thảo luận những chi tiết cuối cùng của bản hợp đồng, mà có thể phái Nga sẽ kí với công ty Stolt Offshore.

The kế hoạch đã được duyệt, việc trục vớt con tàu sẽ có sự tham gia của nhiều công ty nước ngoài như Na Uy, Hà Lan, Mỹ, Anh và Bỉ. Dự án do một hãng của Bỉ đề xuất được coi là một trong những dự án có triển vọng nhất, với mức chi phí khoảng 45 triệu USD.

Các thợ lặn được tuyển chọn như thế nào?

Ngày 15 - 9, tại Duma Quốc gia Nga, Phó Thủ tướng I. Klebanov cho biết công việc vớt xác các thủy thủ hi sinh trên tàu Kursk sẽ được bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 11 với điều kiện thời tiết thuận lợi, ít nhất sóng biển không mạnh quá cấp 3.

Tại Pêtécbua và thành phố Vladivostoc (Viễn Đông) Hội đồng bác sĩ quân y đang tiến hành công tác tuyển chọn thợ lặn tham gia chương trình vớt xác thủy thủ và xử lí tàu ngầm nguyên tử Kursk. Với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp Na Uy, các thợ lặn Nga sẽ có nhiệm vụ thâm nhập vào tùa và đưa xác các thủy thủ lên. Lãnh đọa Hải quân Nga không giấu giếm rằng, nhiệm vụ này là hết sức phức tạp và nguy hiểm. Thế nhưng, theo tin mới nhất, đã có hàng chục người tình nguyện tìm đến Hội đồng tuyển chọn.

Vụ phó Vụ Báo chí của Hạm đội Phương Bắc - Igor Bakenko tuyên bố rằng, theo tính toán ban đầu, mỗi nhóm thợ lặn Nga và Na Uy đều có 12 chuyên gia. Sơ đồ làm việc sẽ như sau: Từng nhóm 3 người (2 Nga + 1 Na Uy) sẽ ngồi vào thiết bị lặn quả chuông để tiếp cận với con tàu. Chuyên gia Na Uy sẽ ở lại trong máy lặn, một thợ lặn Nga sẽ chiếm chỗ ở gần nắp cửa, còn người thứ 2 sẽ trực tiếp bò vào trong tàu. Chờ đoiự họ ở trên mặt nước sẽ là tàu cứu hộ, cùng với phiên dịch viên trên boong. Tất cả những cứu hộ viên người Nga tham gia chiếc dịch này đều là nhân viên của cơ quan tìm kiếm cứu nạn Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Baltic, hoặc là những sĩ quan dự bị của các cơ quan này. Do đó, vấn đề bí mật quốc gia sẽ không đóng vai trò gì trong việc tuyển chọn, Sau khi tất cả các thợ lặn tình nguyện trải qua một cuộc kiểm tra y tế, một ủy ban đặc biệt của Hải quân Nga do Thiếu tướng Hải quân G. Verich - Giám đocọ cơ quan cứu hộ Hải quân Nga - phụ trách sẽ bắt tay vào việc. Yêu cầu chủ yếu đặt ra trong khi tuyển chọn là, các thợ lặn phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm và có thực tiễn làm công tác lặn sâu trong suốt một năm gần đây. Chỉ sau khi thành phần nhóm thợ lặn Nga được xác lập lần cuối, thì ở Ban tham mưu Hạm đội Phương Bắc mới hứa cho biết họ tên và tiểu sử của họ.

Vào cuối tháng 9, các thợ lặn Nga được gửi sang Na Uy để tập luyện, nghiên cứu các thiết bị cứu hộ. "Mặc dù tất cả các ứng viên tham gia vào đội cứu hộ đều là các quân nhân, nhưng việc tuyển chọn sẽ được tiến hành không theo nguyên tắc ra lệnh như mọi khi, mà hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc tự nguyện". Những người tình nguyện tham gia chiến dịch đã đăng kí đông hơn số cần thiết, vì thế cuộc tuyển chọn sẽ rất ngặt nghèo. Tuổi trung bình của các ứng viên vào khoảng 30 - 32 tuổi, thế nhưng tất cả đều đã có đằng sau một thâm niên khá lớn trong nghề lặn sâu. Phần lớn họ đều là sĩ quan nhưng cũng có một số mới chỉ là chuẩn úy.

Được biết ngoài những tiêu chuẩn thể lực chung, các bác sĩ khám tuyển còn quan tâm đặc biệt đến tình trạng tâm lí của các ứng viên, vì trong lòng con tàu đắm có thể xuất hiện những tình huống ngòai dự đoán; đấy là chưa nói tới việc bản thân công việc tìm và lấy xác thủy thủ ra khỏi con tàu đòi hỏi ở các thợ lặn rất nhiều lòng dũng cảm và sự bình tĩnh. Các nhà tâm lí sẽ luôn sát cánh làm việc với nhóm cứu hộ trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch.

Công việc khẩn trương

Sau hai lần thả thiết bị lặn cứu nạn xuống biển, bốn lần định lắp ghép với tàu ngầm nguyên tử Kursk bị đắm ở vùng biển Baren để cứu đội thủy thủ không thành công, vào hồi 11 giờ (giờ Hà Nội) ngày 16 - 8, lực lượng cứu hộ của Hạm đội Phương Bắc đã thả xuống biển một thiết bị lặn mới, hoàn thiện hơn thiết bị trước, có tên gọi là "Bextơ", để lắp ghép với tàu Kursk. So với thiết bị thả xuống biển tối ngày 15 - 8, thiết bị này lớn hơn, có tốc độ nhanh hơn và có thể chở được 20 người, chứ không phải 9 người như ở thiết bị trước. "Bextơ" có trữ lượng ôxy lớn và có khả năng làm việc dưới nước trong nhiều giờ. Thiết bị có người điều khiển này thực hiện được nhiều chức năng, từ tìm kiếm, kiểm tra các mục tiêu ngầm, tiếp nhận và vận chuyển những người được cứu vớt, thâm chí ở độ sâu 500 mét.

Đến 16 giờ 20 phút (giờ Hà Nội), thiết bị lặn cứu nạn "Bextơ" vẫn chưa lắp ghép được với tàu Kursk. Mặt khác, việc tổ chức cung cấp ôxy cho tàu cũng chưa thực hiện được do khả năng kĩ thuật. Việc cung cấp ôxy chỉ có thực hiện được qua cửa sau, nơi thiết bị lặn cứu nạn dự định lắp ghép với tàu dể cứu đội thủy thủ. Trong khi đó, chiều 15 - 8, thời tiết vùng biển Baren lại xấu đi, gió ở khu vực tàu Kursk đắm mạnh lên cấp 4, sương mù dày đặc nên công việc hết sức khó khăn.

Bộ tham mưu Hạm đội Phương Bắc cho biết, trong ngày 16 - 8 các tàu cứu hộ trên biển Baren không ghi nhận được những tín hiệu âm hưởng từ tàu ngầm nguyên tử Kursk. Cùng ngày, phát biểu tịa Sochi, Phó thủ tướng Nga I. Klebanov cũng nhấn mạnh rằng, Nga không từ chối sự giúp đỡ của các nước NATO nhằm cứu hộ tàu Kursk. Nhưng theo ông, các phương tiện kĩ thuật có thể làm thay đổi được tình hình thì không nước nào có loại tốt hơn Nga.

Tàu "Regalia" - phương tiện cứu nạn

Tai nạn bi thảm xảy ra với tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga đã minh chứng các phương tiện cứu nạn của Nga đã quá lạc hậu so với các phương tiện cứu nạn của Châu Âu. Hoạt động của tàu "Regalia" (Na Uy) cho thấy, các phương tiện cứu nạn của phương Tây đã tiến xa đến mức độ nào. Chiến dịch thu vớt thi thể các thủy thủ tàu ngầm Kursk của Nga, không phải là chiến dịch đầu tiên mà tàu "Regalia" thực hiện. Trước đó, tàu này đã từng tiến hành hoạt động cứu nạn sau vụ tai nạn xảy ra với chiếc tàu chở khách hiện đại nhất của Na Uy mang tên "Siapner" bị đắm hồi tháng 11 - 1999, ở độ sâu 100 mét cách cảng Becghen không xa.

Tàu "Regalia" được chế tạo theo mẫu những giàn khoan và khai thác dầu khí. Về thực chấ, đó là một thành phố thu nhỏ với 80 thủy thủ và được giữ nổi trên mặt nước bằng những cầu phao lớn. Tàu "Regalia" không những thả xuống biển thiết bị lặn hình quả chuông, mà cả một khoang ở trong đó luôn duy trì áp suất không khí cần thiết. Các thợ lặn có thể nghỉ ngơi, ăn uống và thậm chí họ có thể ngủ nữa. Đội thợ lặn cứu hộ tàu Kursk gồm 18 người, được chia thành từng nhóm 3 người, trong đó có hai thợ lặn Nga và một thợ lặn Na Uy hay Anh. Hệ thống này cho phép cá thợ lặn luôn ở trong một chế độ áp suất hợp lí, còn mỗi ca làm việc ngắn tạo điều kiện cho họ tiến hành công việc trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Bên cạnh khoang ở của tàu "Regalia" có hai âu tàu để lắp ghép hai thiết bị lặn hình quả chuông. Thiết bị lặn hình quả chuông thứ nhất có nhiệm vụ giữ liên lạc với những người trên boong tàu, còn thiết bị thứ hai giữ liên lạc với những công việc dưới đáy biển. Ngoài ra, cả hai thiết bị lặn hình quả chuông này còn có thẻ thực hiện cùng một nhiệm vụ. Toàn bộ dây cáp liên lạc và bảo đảm sjư sống mà ccs thợ lặn kéo theo người đều đi qua các thiết bị lặn hình quả chuông này. Căn cứ vào các nguồn tin của phía Na Uy, trong những phạm vi nhất định có thể điều khiển thiết bị lặn hình quả chuông và đưa nó tới vị trí cần thiết trên thân tàu ngầm. Một thợ lặn Na Uy ở trong tàu "Regalia" được trang bị mọt thuyền cứu hộ kín (nhìn bề ngoài giống như một trái hồ đào), trong trường hợp nguy hiểm, các thợ lặn có thể chui vào chiếc thuyền này và bơi lên mặt nước. Chiếc công - ten - nơ được thả xuống biển theo một dây cáp để đưa thi thể các thủy thủ lên trên. Dưới biển thường xuyên có một máy quay video hoạt động để những người trên tàu "Regalia" theo dõi được toàn bộ hoạt động dưới đáy biển. Vận tốc của tàu "regalia" chỉ vẻn vẹn 6 hải lí/giờ, trong khi giàn tàu lại di chuyển được một khoảng cách khá lớn. Tàu "Regalia" đã vượt quãng đường hơn 1.500 km từ cản Bécghen của Na Uy tới nơi xảy ra tai nạn trên biển Baren mất khoảng 10 ngày.

Hai tàu lặn sâu cứu hộ của Nga ở đâu?

Nga hiện có hai tàu ngầm loại nhỏ Mir - 1 và Mir - 2 có thể lặn sâu đến 6.000 mét dưới nước. Nhưng trong những ngày khẩn cấp cứu hộ tàu ngầm nguyên tử Kursk, người ta không thấy hai tàu này tham gia. Điều đó đặt ra câu hỏi lớn cho dân chúng, đặc biệt là trong giới khoa học và quân sự Nga. Ông Igor Mikhaltsev, kĩ sư trưởng thiết kế hai tàu ngầm này khẳng định: "Hai tàu Mir có đủ năng lực tham gia giúp cứu hộ ở biển sâu, đáng ra hai tàu đó phải được huy động vào cứu hộ tàu Kursk".

Mir - 1 và Mir - 2 của Viện Nghiên cứ Hải dương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, luôn đi kèm với tàu nghiên cứu khoa học Akademik Keldysh. Với năng lực làm việc ở độ sâu 6.000 mét, trong khi tùa Kursk chìm ở độ sâu hơn 100 mét thì không là gì đối với hai tàu Mir - 1 và Mir- 2. Năm 1989, chính hai tàu này đã được huy động để xác định vị trí và quy chụp hình ảnh tàu ngầm nguyên tử Komsomoles cũng bị đắm tại biển Baren.

Báo chí Nga cho biêt,s khi vụ tai nạn tàu Kursk xảy ra, Hải quân đã liên hệ với Viện Nghiên cứu Hải dương nhờ giúp đỡ. Một nhân viên của Viện hứa sẽ trả lời ngay, nhưng mãi mấy ngày sau mới fax cho biết là không thể giúp được. Lí do là hai chiếc Mir - 1 và Mir - 2 hiện đang cùng tàu nghiên cứu khoa học Akademik Keldysh thực hiện hợp đồng thương mại với một công ty Canad ở vùng biển ngoài khơi Newfoundland, nơi tàu Titanic đắm thuộc Đại Tây Dương. Từ chỗ đó về nơi tàu Kursk gặp nạn phải mất ít nhất 10 ngày và hai tàu lặn biển sâu này phải luôn đi kèm tàu khoa học Akademik Keldysh mới đồng bộ về thiết bị. Vì thế, hai tàu Mir - 1 và Mir - 2 không thể vận chuyển bằng máy bay đến nơi cứu hộ tàu Kursk. Hiện nay, theo hợp đồng với công ty Canada, hai tàu này đang làm nhiệm vụ chở khách du lịch xuống tham quan tàu Titanic dưới đáy biển ở độ sâu 3.800 mét. Mỗi chuyến tham quan tàu Titanic như vậy kéo dài 12 ngày, với giá trọn gói cho một khách du lịch là 35.000 USD, trong đó có 5 ngày ăn nghỉ trên tàu.

Báo chí Nga cho biết, ưu điểm của loại tàu Mir - 1 và Mir - 2 là có thể làm việc lâu dưới độ sâu với áp suất lớn, với hệ thống chiếu sáng tuyệt vời. Đặc biệt là hệ thống quay chụp video bằng các camera điều khiển từ xa, có khả năng chui vào các khoang tàu đắm ưu việt hơn bất cứ hệ thống camera hiện có trên thế giới. Thế mà, thật đáng tiếc, những hình ảnh đầu tiên bên trong tàu ngầm nguyên tử Kursk bị đắm lại không phải do người Nga quay chụp, mà lại phải nhờ đến các thợ lặn Na Uy.

Điều gì cản trở việc cứu hộ

Sau 4 ngày nỗ lực, các nhân viên cứu hộ Nga vẫn chưa đưa được khoang cứu hộ áp sát đúng vào vị trí cấp cứu của tàu ngầm Kursk. Hiện nay, Nga có tất cả 3 khoang cứu hộ dưới nước. Lúc đầu, người ta thả xuống 2 khoang để thay phiên nhau, một đưa nạn nhân lên, một xuống đón người bị nạn. Còn khoang thứ 3 để dự phòng. Nhưng do thời tiết xấu, cả 2 khoang đều không áp sát được vào mạn tàu ngầm nên tối 16 - 8, Hải quân Nga quyết định đưa cả 3 khoang cứu hộ xuống cùng một lúc. Mặc dù vậy, đến trưa 17 - 8 các nhân viên cứu hộ đã bốn lần thả khoang cứu hộ xuống, nhưng chưa lần nào áp được đúng vào vị trí cần thiết. Mỗi khoang cứu hộ có một chiếc thang máy, được 3 nhân viên điều khiển qua hệ thống camera và mắt thường, có dây nối với cần trục của tàu cứu hộ nổi trên mặt nước. Nếu áp sát đúng cửa cấp cứu của tàu ngầm Kursk, khoang cứu hộ có các dát cao su sẽ hút chặt vào mạn tàu ngầm, đảm bảo nước không tràn vào, sau đó sẽ mở cửa tàu ngầm để vào đưa nạn nhân ra. Tàu ngầm nguyên tử Kursk chìm dưới đáy biển ở độ sâu hơn 100 mét nước.

Cứ xuống sâu 10 mét nước, áp suất bên ngoài lại tăng thêm 1 átmốtphe nên áp suất bên ngoài tàu Kursk hienẹ giờ là hơn 10 átmốtphe. Ở điều kiện áp suất lớn như vậy, việc mở cửa tùa đòi hỏi một lực rất lớn mà các thủy thủ bên trong tàu không thể tự mở được. Giả sử có thoát ra được mà không có phương tiện giảm áp, con người cũng không sống nổi, Bên trong tàu ngầm Kursk có các khoang cứu sinh, nhưng có lẽ do bị hỏng nặng nên các khoang này không thể hoạt động được. Việc cứu hộ tàu Kursk hiện nay hoàn tòan phụ thuộc vào bên ngoài tàu ngầm. Nga đã cử đến khu vực tàu đắm 22 tàu thuộc nhiều chủng loại để cứu hộ, nhưng vẫn chưa đạt kết quả.

Nguyên nhân chính cản trở việc cứu hộ là do vùng biển Baren mấy ngày đó có bão lớn. Gió mạnh đến mức neo của nhiều tàu trên mặt nước bị gẫy liên tục. Sóng lớn trên mặt biển làm cho các càn trụ luôn dao động với biên độ lớn, khiến cho các khoang cứu hộ do các cần trục này thả xuống cũng dao độngt hoe nên khó áp đúng vị trí trên vỏ tàu ngầm. Hơn nữa, tại vùng biển Baren luôn có các dòng hải lưu ngầm chảy rất mạnh, có xu hướng đẩy các khoang cứu hộ ra xa tàu ngầm. Công việc của 9 nhân viên làm việc trong 3 khoang cứu hộ càng khó khăn hơn, khi họ làm việc ở độ sâu hơn 100 mét mà bầu trời tối mịt do giông bão, khiến tầm nhìn rất hạn chế, chỉ từ 1,5 - 2 mét, đôi khi bằng không.

Một nguyên nhân nữa làm tăng thêm khó khăn cho 9 nhân viên làm việc dưới khoang cứu hộ là, tàu ngầm Kursk nằm dưới đáy biển ở tư thế nghiêng, đầu hơi chúc xuống. Điều này làm cho các khoang cứu hộ khó áp sát đúng vị trí cửa cấp cứu của tàu.

Theo lệnh của Tổng thống Putin, Nga đã sử dụng tối đa mọi năng lực hiện có để cứu hộ. Tư lệnh Kuroyedov cho biết, nếu các khoang cứu hộ tiếp tục không tiếp cận được đúng vị trí, hai phao cao su cỡ lớn mỗi cái có trọng tải 400 tấn sẽ được móc vào 2 bên tàu Kursk, sau đó bơm hơi để phao nổi sẽ kéo theo tàu ngầm lên. Nhưng trọng lượng của tàu ngầm Kursk gàn 14.000 tấn, nên cách này cũng chỉ đưa nó lên được 50 mét so với đáy biển. Với độ sâu này, áp suất lên vỏ tàu chỉ còn 5 átmốtphe, các thợ lặn có thể tiếp cận được.

Anh sẽ đưa tới một tàu lặn biển sâu giúp cứu hộ, nhưng người ta lo ngại tàu của anh không thích hợp với cửa cấp cứu cảu tàu ngầm Nga. Hơn nữa, họ cũng sợ rằng khi tàu lặn của Anh đến nơi thì đã quá muộn, vì điều được tàu này đến hiện trường sớm nhất cũng phải ngày 19 - 8. Các thợ lặn Na Uy tuy rất điêu luyện nhưng chưa chắc có thể giúp xoay chuyển tình thế.

Mặc dù việc cứu hộ chưa hoàn toàn hết hi vọng, nhưng rõ ràng rất mong manh. Các bức ảnh do tàu ngầm khác của Nga chụp được cho thấy phần mũi tàu Kursk ở khoang ngư lôi bị lỗ thủng lớn. Đài chỉ huy cũng bị phá hủy.

Những câu hỏi về kĩ thuật cứu nạn

Không khí trong tàu ngầm được cung cấp như thế nào?

Để có ôxy phải điện phân nước biển, tách nước (H2O) thành khí ôxy (O2) và khí Hydro (H2). Khí hydro sẽ được thỉa ra ngoài tàu ngầm. Trong điều kiện bình thường, việc điện phân không được xem trọng vì tàu ngầm sử dụng nguồn năng lượng không hạn chế do lò phản ứng hạt nhân cung cấp. Sau khi xảy ra tai nạn, khí ôxy thiếu là điều dễ hiểu vì lò phản ứng hạt nhân đã tắt, nguồn điện không còn. Việc lọc khí trong tàu ngầm (chủ yếu là lọc khí CO2) được thực hiện nhờ hệ thống lọc chứa đầy những viên bi có nhiều lỗ đục. Đường kính lỗ vừa đủ nhỏ để giữ lại các phân tử CO2. Khi hệ thống lọc đầu, chỉ cần nung nóng, các lỗ nhỏ li ti giãn nở đẩy CO2 thoát ra ngoài nước biển.

Tàu ngầm sử dụng hệ thống nào cung cấp khi ôxy khẩn cấp?

Đó là các hộp chứa hóa chất tạo ra khí ôxy khi xảy ra phản ứng phát nhiệt. Các đơn vị Hải quân trên thế giới sử dụng nhiều tiến trình tạo khí ôxy khác nhau, với công suất gần tương đương nhau. Về phần lọc khí CO2, phương pháp thông thường là áp dụng cách thức truyền thống: dùng vôi dạng hạt chứa xút trong ga men.

Có những chỗ tiếp khí cung cấp cho tàu ngầm từ bên ngoài hay không?

Trên boong tàu ngầm có nhiều nắp mở ra được bên ngoài để tiếp tế khí thở từ tàu trên mặt nước, hoặc từ tàu ngầm khác áp sát mạn. Nhân viên cứu nạn cũng có thể khoan vỏ tàu ở những khoang không lien thông trực tiếp đến khoang sinh tồn của thủy thủ đoàn là lắp đặt van tiếp khí từ bên ngoài. Trong trường hợp tàu ngầm Kursk, cấp cứu từ tàu trên mặt nước rất khó vì biển động và gió lớn. Tiếp khí từ tàu ngầm khác là giải pháp hợp lí hơn, nhưng vướng hai trở ngại lớn: Tàu ngầm Kursk nằm nghiêng 600 nên khó lắp thiết bị tiếp khí, sóng lớn khiến thợ lặn khó điều khiển ống dẫn khí thở. Muốn làm được việc phải lập công trường dưới đáy biển, nhưng việc này đòi hỏi phải có thời gian. Một giải pháp khác là sử dụng tàu ngầm rôbốt, được tàu trên mặt nước điều khiển qua dây cáp. Na Uy là quốc gia đứng đầu thế giới về loại rôbốt này. Tàu ngầm rôbốt nặng nhiều tấn, đủ sức chống chọi với sóng lớn, có thể đục thủng vỏ tàu ngầm bị nạn để tự động lắp đặt van tiếp khí. Tuy nhiên, muốn làm được điều này lại cần phải có loại tàu chỉ huy trên mặt nước đủ sức đứng vững trong tư thế thẳng đứng với vị trí tàu ngầm bị nạn, dù biển động cấp 6 - 7 (gió lớn khoảng 40 - 50 km/giờ). Loại tàu này lại cần đủ thời gian chuẩn bị vì tàu đắt tiền và phải huy động nhiều phương tiện kỹ thuật.

Tàu ngầm thường được trang bị hệ thống nghe cực nhạy dò tiếng động. Như vậy, tại sao không hiểu rõ tín hiệu truyền tin của thủy thủ tàu Kursk?

Các phương thức truyền tin dưới biển đều dựa theo nguyên tắc truyền âm và lệ thuộc vào nguồn cung cấp điện giống như khí ôxy. Đừng nhầm lẫn giữa phát hiện tiếng động do tàu phát ra với nghe tiếng nói chuyên trên mặt đất. Nghe được một tiếng động phát ra từ tàu ngầm bị chìm là một việc, nhưng phân biệt được ý nghĩa tiếng động lại khó khăn bội phần. Đưa micro từ trên mặt nước xuống cạnh tàu ngầm để nghe tiếng động cũng không đơn giản, vì còn lệ thuộc vào thời gian, dòng chảy đáy biển và tuyến đường thẳng từ mặt nước đến tàu ngầm. Có thể dùng tàu ngầm rôbốt nghe tiếng động từ tàu ngầm bị nạn, nhưng với điều kiện phải có tàu trên mặt nước chịu sóng tốt và tàu ngầm robot đủ sức chống chọi với dòng chảy dưới biển. Nói chung thiết lập thông tin trong khi tàu ngầm chưa có đủ nguồn cung cấp điện là điều không dễ dàng, trừ trường hợp thủy thủ truyền tín hiệu morse bằng cách đập vào vỏ tàu, bởi lẽ nước là môi trường truyền âm hoàn hảo. Tuy nhiên, phân biệt được nội dung tín hiệu morse rất khó do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Một giải pháp hiệu quả nhất là đưa tàu ngầm khác xuống cạnh tàu ngầm bị nạn, để truyền tín hiệu morse liên lạc với thủy thủ.

Có giải thuyết cho rằng, tàu ngầm Kursk phát nổ do trúng ngư lôi trong quá trình huấn luyện. Vậy tại sao tàu ngầm không bị phá hủy hoàn toàn?

Đầu tiên, phải xác minh lại giả thuyết này. Trong cuộc luyện tập lớn có phối hợp nhiều tàu, sự kiện tàu ngầm nổ do trúng ngư lôi là điều khó xảy ra, vì chắc chắn kế hoạch luyện tập phải lường trước mọi tình huống nguy hiểm. Kế tiếp, tàu ngầm thuộc thé hệ Oscar như tàu ngầm Kursk là loại tàu ngầm hiện đại nhất của Hải quân Nga, với hai lớp vỏ và kĩ thuật hiện đại. v ào thời kỳ Liên Xô suy thoái ngana sách dành cho lĩnh vực vũ trụ có bị cắt giảm nhưng tàu ngầm thì không và Nga đã hưởng kế thừa của Liên Xô đội tàu ngầm rất hiện đại. Nói chung tàu ngầm chiến đấu nào cũng có nhiều khoang riêng rất kín nên khó bị phá hủy hoàn toàn. Dù vậy, trong trường hợp tàu ngầm Kursk, do 5 trong số 9 khoang đã bị phá hỏng và khoang chứa đạn được phát nổ nên tàu chìm rất nhanh là điều không tránh khỏi.

Trong trường hợp tai nạn xảy ra, thủy thủ có thể rời tàu được không?

Chắc chắn tàu ngầm sẽ không mang đủ bình hơi cho mỗi người, vì dụng cụ này không phải nhỏ như bình sửa để mang theo, trong khi diện tích trong tàu ngầm cần được tận dụng tối đa. Do vậy, sẽ không đủ bình hơi cho toàn bộ thủy thủ đoàn. Về lí thuyết, thủy thủ có thể lặn rời khỏi tàu nếu độ sâu tối đa không quá 50 mét với điều kiện thủy thủ phải mang theo dụng cụ giúp nổi trên mặt nước chứ khỏi cần phí hơi sức bơi lên. Lúc lên mặt nước, thủy thủ phải thở mạnh để không khí trong phổi thoát ra, một khi áp suất trong phổi cao hơn áp suất trên mặt nước. Trong trường hợp tàu ngầm Kursk, gần như không thể thoát khỏi tàu an toàn trong môi trường nước lạnh giá ở độ sâu 100 mét, tầm nhìn bằng không và dòng chảy quá mạnh. Vận động viên vô địch môn lặn cũng phải chịu thua chứ nói gì đến thủy thủ. Chưa kể vừa rời tàu ngầm với áp suất không khí 1 átmốtphe, thủy thủ sẽ bị áp suất 10 átmốtphe ngoài tàu ép vỡ nội tạng.

Có loại đồ lặn chuyên dụng nào cho trường hợp sơ tán như vậy không?

Có loại đồ lặn cá nhân với mũ trùm kín đầu và ống khí nén, đủ lên tới mặt nước. Loại đồ lặn do NATO sản xuất có thể sử dụng ở độ sâu đến 180 mét. Mọi thủy thủ tàu ngầm đều phải bắt buộc luyện tập sử dụng loại đồ lặn này hoặc tàu ngầm cấp cứu loại nhỏ. Cả hai đều hoạt động theo nguyên tắc: ráp nối ống cứu nạn vào tàu ngầm bị nạn, mở cửa thông vào ống cứu nạn khi ống đã được ráp nối thật kín. Buồng lặn đưa được từ 6 - 8 người lên mặt nước trong khi tàu ngầm cấp cứu chỉ cho phép cứu mỗi lần 2 - 3 người.

Có còn hi vọng cứu các thủy thủ?

Không chỉ người Nga đang cầu nguyện cho sự sống còn của các thủy thủ trong tàu ngầm Kursk, một tai họa với 118 sinh mạng đang bị đe dọa từng giờ, từng giấy, từng phút trước mặt mọi người qua màn ảnh truyền hình: không còn là mộtt ai nạn xảy ra cho bất kì lực lượng Hải quân nào, mà là tai họa cho con người.

Chính vì thế, những cựu thủy thủ đã từng trải qua tai họa tương tự như Dan Persico 82 tuổi, hoặc Gerald McLees cách đây hơn 60 năm đã từng chìm cùng với chiếc tàu ngầm USS Squalus ở độ sâu 100 mét, cách bờ biển New Hampshire (Mỹ) 13 dặm song đã được cứu sống cùng với 32 thủy thủ khác trong khi 25 đồng đội của họ đã thiệt mạng, khi nghe tin tàu ngầm Kursk chìm đã không ngăn nổi nỗi xúc động: "Nhất định họ đang gặp khó khăn vô cùng. Càng nhớ lại chuyện cũ, càng lo, càng buồn". Dan Perisco, Gerald McLees cùng các thủy thủ may mắn khác đã phải đợi suốt 23 giờ, trước khi được một tàu ngầm khác cứu bằng cách "quàng" một đai nặng 9 tấn kéo lên. Kimo Ward, một thủy thủ tàu ngầm đã từng tham gia cứu nạn hai tàu ngầm Hải quân Mỹ, chiếc Thresher chìm năm 1963 và chiếc Scorpion chìm năm 1968, ngamạ ngùi phát biểu: "Mọi thủy thủ tàu ngầm đều là anh em một nhà. Chúng tôi thuộc về một nhóm rất nhỏ. Cho dù chúng tôi có là kẻ thù của nhau, chúng tôi vẫn cùng chung một điểm: phải chia sẻ với nhau điều mà mọi người khác không phải trải qua". Điều chia sẻ chung đó chính là cái chết (ngạt) từ từ đến với từng thủy thủ. Lẽ ra, Kimo Ward cũng đã chết chung với 129 thủy thủ của chiếc Thresher, song may mắn là vào giờ chót anh không tham gia chuyến did này. Một đồng đội khác của Dan Perisco là Allen Bryson, 82 tuổi, kinh hoàng nhớ lại: "Đầu tiên là ngăn đừng để nước tràn vào, sau đó là lo âu đến nguồn dưỡng khí. Chúng tôi được lệnh nằm yên, để tiết kiệm dưỡng khí".

Tiết kiệm dưỡng khí là điều mà 118 thủy thủ tàu ngầm Kursk đang cố gắng trong khi chờ đợi một cơ may được cứu sống. Ban đầu họ còn năng gõ tín hiệu cấp cứu (SOS) vào thành tàu, song sau đó, họ bớt gõ, vì mỗi lần gõ càng tốn dưỡng khí. Trong khi đó ở bên ngoài, Hải quân Nga, với một lực lượng khoảng 20 tàu chiến đang cố gắng một cách vô vọng để cứu họ. Câu hỏi sinh tử luôn ám ảnh những người cứu hộ: Còn bao nhiêu thời gian nữa? Còn bao nhiêu dưỡng khí? Chia sẻ, góp sức là điều mà Hải quân các nước đang muốn làm. Quanh khu vực tai nạn, Hải quân Anh, Mỹ, Pháp... đã phái các tàu ngầm cứu hộ đến sẵn sàng tham gia tiếp cứu.

Cựu Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc: Nên để họ yên nghỉ dưới đáy biển Baren

Ngày 19 - 10, trước khi lên đường tới căn cứ Hải quân Severomorsk giám sát công việc của các toán thợ lặn hỗn hợp Nga - Na Uy, trong việc thu hồi thi thể 118 thủy thủ người bị nạn trên tàu Kursk, Đô đốc Kuroyedov, Tư lệnh Hải quân Nga tuyên bố: "Nếu những phân tích về tình hình bên trong con tàu cho thấy sẽ có nhiều nguy hiểm và có nguy cơ đến tính mạng của các thợ lặn, thì tôi với tư cách là Tư lệnh Hải quân, buộc phải ra lệnh hủy bỏ công việc thu hồi thi thể". Theo Reuters, các chuyên gia cho rằng, sẽ là mạo hiểm để vào bên trong tàu, không chỉ vì bóng tối đen như mực và cái giá lạnh do độ sâu hơn 100 mét, mà còn do những mảnh vỡ kim loại lởm chởm của thân tàu. Trong khi đó, cựu Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc, Đô đốc Baltin cho rằng, nên để họ (những thủy thủ tử nạn) yên nghỉ dưới lòng biển. Đô đốc Baltin nói: "Chiến dịch vớt xác chẳng có ý nghĩa gì và theo quan điểm đạo đức, tâm lí, chiến dịch đó hoàn toàn không thể chấp nhận được, lại còn có thể là bị xem là (bất kính)". Tháng 9 vừa qua, hơn 70 thân nhân của thủy thủ đoàn cũng đã viết thư đề nghị Tổng thống Putin hoãn việc vớt xác để "khỏi hi sinh thêm tính mạng của những người thợ lặn".

Về phần Chính phủ Nga, Phó Thủ tướng Klebanov bác bỏ những tin tức cho rằng toán thợ lặn chỉ nhằm mục đích thu hồi các thiết bị bí mật trên tàu. Ông cho biết, vẫn tiến hành việc thu hồi thi thể nhưng do có sóng lớn nên sẽ hoãn lại, còn các thiết bị chỉ tháo gỡ khi con tàu đã được trục vớt lên.

Toàn bộ 118 thủy thủ đã hi sinh

Ngày 17 - 8, một tàu vận tải của Na Uy chở các chuyên gia và tàu ngầm mini LR - 5 cùng các máy móc, thiết bị cứu hộ khác của Anh và một tàu khác chở thợ lặn Na Uy đã lên đường tới nơi tàu ngầm Kursk bị đắm. Theo tính toán, tàu phải đi mất gần 50 giờ, như vậy những người cứu hộ Anh chỉ có thể bắt tay vào họat động cứu nạn vào chiều 19 - 8. Hải quân Thụy Điển đã tỏ ý sẵn sàng phái tàu ngầm URF tới tham gia họat động cứu hộ nếu phía Nga yêu cầu. Theo một đại diện Hải quân Thụy Điển, tàu URF đã được kiểm tra và sẵn sàng tham gia hoạt động cứu hộ. Đây là một phương tiện kĩ thuật hiện đại, có khả năng hoạt động ở độ sâu 460 mét và có thể tiếp nhận được 33 người cùng một lúc.

Phía Mỹ và Đức cũng bày tỏ sẵn sàng phái các tàu ngầm cứu hộ tới tham gia cứu tàu Kursk. Ngày 20 - 8, đội thợ lặn Na Uy gồm 12 người, chia làm 4 nhóm, thay nhau lặn xuống tiếp cận tàu Kursk để dùng các thiết bị do thám video hiện đại trực tiếp nghiên cứu độ hư hỏng của tàu.

Tới chiều 20 - 8, những người thợ lặn Na Uy đã tháo được van cửa ra vào khoang kín của tàu ngầm Kursk, song họ không thể nhấc cửa lên được. Theo các chuyên gia về tàu ngầm, có thể trong khoan kín có một thủy thủ nào đó, trước đó đã cố sức đẩy cửa để thoát ra khỏi chiếc tàu bị nạn, khiến cho cửa ra vào khoang kín bị kẹt. Vì vậy, những nhân viên cứu hộ Na Uy đã quyết định dùng một cần trục đặt trên boong tàu cứu hộ, phá cửa phía trên khoang thoát hiểm của tàu ngầm Kursk. Tuy nhiên, cho tới đêm 20 - 8 các thợ lặn Na Uy vẫn chưa mở được cửa của khoang kín. Theo các nhân viên cứu hộ Na Uy, công suất của cần trục này có thể chưa đủ để phá được cửa, bởi vì vụ nổ lớn xảy ra đã làm biến dạng đáng kể thân tàu. Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc V. Popov nói rằng, tình trạng tàu ngầm Kursk nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì các nhân viên cứu hộ Nga đã tưởng. Cú va đập mạnh tới mức tàu bị biến dạng, cửa của khoang thoát hiểm bị nêm chặt tới mức cần một lực rất mạnh mới có thể kéo nó lên được.

Người phát ngôn Hải quân Nga, I. Dugalov tiết lộ rằng, đội cứu hộ Na Uy đã bay tới căn cư Hải quân Vidiaevo ở miền Bắc nước Nga, để nghiên cứu một tàu ngầm tương tự như tàu Kursk. Họ sẽ nghiên cứu phía bên trong của khoang thoát hiểm và làm rõ xem hậu quả của việc mở cửa thoát hiểm sẽ là gì.

Phó Thủ tướng Nga, I.Klebanov, người đứng đầu Ủy ban chính phủ điều tra nguyên nhân tai nạn tàu Kursk, cho biết các thợ lặn Na Uy đã đồng ý chui vào tàu ngầm Kursk bị đắm để cứu những thủy thủ còn sống sót. Ông I.Klebanov tỏ ý hi vọng rằng, các thủy thủ ở 3 khoang đuôi tàu vẫn còn sống. Theo ông, có thể phải áp dụng phương pháp phá cửa phía trên của khoang thoát hiểm.

Các thợ lặn Na Uy cho rằng, các khoang số 7 và số 8 có thể chưa bị ngập nước hoàn toàn và có lẽ chỉ còn vài người sống sót. Trong khoang nằm ngay dưới cửa thoát hiểm ở phần đuôi tàu Kursk có không khí. Trước đó, bằng phương pháp gõ đập vào thân tàu, những thợ lặn Na Uy cũng đã phát hiện thấy một số chỗ có khoảng trống không bị ngập nước. Điều đó có nghĩa là ở những chỗ đó vẫn còn có không khí, tức là vẫn còn có hi vọng cứu được người còn sống.

Tuy nhiên, ngày 21 - 8 các thợ lặn Na Uy đã mở được cửa cứu hộ của tàu Kursk và cho biết tàu đã bị ngập nước.

Sau 10 ngày, mọi nỗ lực khẩn trương của hơn 3.000 thủy thủ và nhân viên cứu hộ đã không thành. Tối 21 - 8, mọi công việc cứu hộ tàu Kursk đã tạm dừng.

Đến ngày 30 - 10 - 2000: Chỉ tìm thấy 12 thi thể thủy thủ

Tính đến ngày 30 - 10 - 2000, các thợ lặn mới chỉ thu vớt được 12 thi thể trong tổng số 118 thủy thủ hi sinh trên tàu Kursk.

Công việc trục vớt thi thể các thủy thủ tàu Kursk đã phải hoãn lại một ngày vì bão mạnh cấp 6 - 7, sức gió lên tới 22 m/giây, có lúc lên tới 25 m/giây, biển động mạnh trong khi các thợ lặn đang làm việc dưới độ sâu 356 feet, rất dễ gặp rủi ro. Ngày 24 - 10, họ đã đục được một lỗ hổng kĩ thuật có đường kính 2,2 mét qua thân tàu ở khoang số 8, tức là đã hoàn thành hon 50% phần việc mở đường, để các thợ lặn có thể vào trong tàu. Đaya là một kết quả rất quan trọng ở giai đoạn đầu của chiến dịch. Ngoài ra, các thợ lặn đã bắt đầu đục lỗ hổng kĩ thuật thứ hai trên thân một khoang khác của tàu, nơi dự đoán tập trung nhiều thủy thủ khi xảy ra tai nạn.

Phó Đô đốc, Cục trưởng Cục cứu nạn Hải quân Nga G. Verik, luôn nhấn mạnh rằng, an toàn của đội quân thợ lặn là mục tiêu ưu tiên và là điều kiện chủ yếu, khi đưa ra giải pháp tiếp theo trong quá trình tiến hành chiến dịch. Các quyết định cuối cùng về kế hoạch chỉ được đưa ra sau khi kiểm tra kĩ hiện trạng bên trong tàu, nhờ phân tích mẫu nước và mảnh thân tàu cắt từ khoang số 8. Chiến dịch này có thể kéo dài hơn 20 ngày và các thợ lặn sẽ phải cắt 7 lỗ hổng trên thân tàu để đưa thi thể các thủy thủ ra ngoài.

Đặc biệt, sau khi tìm được bức thư trong túi áo của Đại úy Dmitri Kolexnikov, các thợ lặn Nga và Na Uy đã tập trung làm việc ở khoang số 9. Để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc thu hồi thi thể các thủy thủ ở khoang số 9, ngày 27 - 10, các chuyên gia Phòng Thiết kế Trung ương Rubin và đại diện các cơ quant ham gia hoạt động thu vớt của Na Uy và Nga đã quyết định khoan thêm một cửa mới, bên cạnh cửa vào của khoang số 9 trên thân tàu. Ngày 28 - 10, các thợ lặn đã bắt đầu khoan được một lỗ kĩ thuật trên vỏ ngoài thân tàu đủ để các thợ lặn Nga vào bên trong, với những bộ đồ lặn cồng kềnh phải mất gần một ngày đêm. Ngoài ra, các thợ lặn Na Uy còn có nhiệm vụ làm sạch nước ở khoang này. Tuy nhiên, Đô đốc V. Popov, Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc, nhận định rằng các thợ lặn không thể thu vớt được thi thẻ của tất cả thủy thủ hi sinh ở khoang số 9, vì khoang này cũng bị phá hủy nặng và đặc điểm thiết kế của tàu không cho phép các thợ lặn trong bộ quần áo lặn có thẻ đi lại khắp cả khoang.

Thi thể của Kolexnikov là một trong 4 thi thể đầu tiên được đội thợ lặn Nga - Na Uy thu vớt ở khoang 9. Công việc thu vớt dưới nước sâu rất phức tạp. Mặc dù được trang bị bộ đò lặn và các trang thiết bị kĩ thuật cao nhất hiện có, trong điều kiện không có dấu hiệu rò rỉ phóng xạ từ tàu ngầm này vì các lò phản ứng tự động đóng lại khi tàu nổ, nhưng các thợ lặn vẫn phải thách thức với bóng tối, những thứ đổ nát trôi nổi và khoảng không chật hẹp. Ban đầu, họ định hủy bỏ việc vào sâu hơn trong tàu bởi vì bộ đồ lặn rất dễ bị các mảnh kim loại sắc nhọn nham nhở đâm thủng, nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, đến ngày 29 - 10 các thợ lặn Nga - Na Uy đã thu vớt thêm được 8 thi thể nữa.

Giây phút cuối cùng của 23 thủy thủ trong khoang số 9

Khoảng 13 giờ ngày 12 - 8 - 2000, hầu hết trong số 118 thủy thủ trên tàu Kursk đã bị thiệt mạng ngay sau hai tiếng nổ đầu tiên, chỉ còn lại 23 người sống tập trung hết về khoang số 9 ở phần đuôi tàu. Đại Úy Dmitri Kolexnikov tự nhận vai trò lãnh đạo số người còn lại. Điều này đã được anh viết trong lá thư để trong túi ngực. Trong một tờ giấy khác, anh liệt kê tên của 23 người vào thời điểm đó vẫn còn sống. Bên cạnh tên từng người đều có đánh một dấu nhân bên cạnh. Các bút tích để chứng tỏ Dmitri Kolexnikov đã thực hiện điểm danh các thủy thủ, ít nhất là hai lần vào lúc 13 giờ và 15 giờ cùng ngày. Sauk hi tụ tập về khoang số 9, tinh thần của các thủy thủ còn sống sót thế nào? Do tất cả đều là những thủy binh chuyên nghiệp, nên họ hiểu đầy đủ mình đang ở trong tình huống bi đát như thế nào. Mặc dù vậy, họ không quá hoảng loạn. Có thể khẳng định được điều này, nhờ những kết quả khám nghiệm của các nhà chuyên môn y khoa đối với 12 tử thi.

Ai cũng biết, cơ thể con người luôn dự trữ một lượng nhất định glucogen (đường và glucose). Lượng glucogen trữ nhiều nhất trong gan và trong cơ bắp. Máu cũng có glucogen nhưng ít hơn. Glucogen là nguồn năng lượng mạnh, được coi là nguồn dự trữ chiến lược cho cơ thể con người trong trường hợp bị stress (tình trạng thần kinh căng thẳng quá mức).

Kết quả khám nghiệm tử thi những thủy thủ được vớt lên từ khoang số 9 cho thấy, không có đường và không có glucose trong gan và cơ bắp của họ. Điều đó cho phép kết luận chắc chắn rằng, những người lính hải quân này đã trải qua một cơn stress cực kì mạnh. Những thủy thủ đã chứng kiến hai tiếng nổ lớn liên tiếp và ngay sau đó mọi ánh sáng trong tàu đều phụt tắt, tàu Kursk chìm xuống đáy biển, nước bắt đầu tràn vào. Trong tình huống như vậy, thử hỏi ai là người có thể giữ được bình tĩnh? Chắc chắn là không có ai! Như vậy đã rõ, những người còn sống sót sau hai tiếng nổ đã phải trải qua một sự căng thẳng thần kinh rất lớn.

Tuy nhiên, các bác sĩ giải phẫu tử thi còn tìm thấy trong máu các thủy thủ vẫn còn glucogen, hơn nữa, lại còn cao hơn cả mức bình thường. Điều này có nghĩa rằng, những dự trữ về glucogen đã không bị tiêu hao, chứng tỏ có sự căng thẳng thần kinh nhưng chỉ trong thời gian ngắn, sau đó các thủy thủ lấy lại được bình tĩnh. Nếu người ta bị hoảng loạn, các cơ quan sẽ tiêu thụ hết chất glucogen. Trong trường hợp các thủy thủ ở khoang số 9 thì không như vậy.

Thực tế khám nghiệm của thợ lặn và phân tích hình ảnh video hiện trường trong khoang số 9 cũng chứng tỏ rằng, sau khi lấy lại được bình tĩnh, các thủy thủ đã ai vào việc nấy trong một nỗ lực chung tự cứu. Đầu tiên, các thủy thủ tìm cách làm tăng áp lực khoang số 9 để ngăn nước tràn vào (điều này được ghi trong lá thư để lại nó rằng áp lực tăng lên được đến 0,6 kg/cm2. Vào thời điểm đó, nước đã tràn vào khoang nhưng vẫn ngập từ 15 - 20 cm)

Lúc đó, hệ thống chiếu sáng khẩn cấp của tàu đã ngừng hoạt động, vì ngăn ắc qui cảu tàu đặt ở khoang số 1 nơi mũi tàu. Điều này giải thích vì sao sau khi nổ, toàn bộ hệ thống điện thoại dùng điện của tàu đều không hoạt động được. Tuy nhiên, tại khoang số 9 vẫn còn dự trữ nhiều đèn pin. Các thủy thủ đã phải dùng rất tiết kiệm pin. Nhưng đã nảy sinh một vấn đề khác. Do không còn hệ thống sưởi khoang số 9 nhanh chóng trở nên rất lạnh. Điều này được chứng tở ở thực tế là khi tử thi được vớt lên người nào cũng mặc quần áo ấm nhiều lớp. Tại hiện trường còn thấy vòi cứu hỏa đã được kéo ra, chứng tỏ các thủy thủ chuẩn bị sẵn sàng để dập lửa. Dấu hiệu tại các ống nghe điện thoại cũng chứng tỏ các thủy thủ đã tìm cách liên lạc sang các khoang số 6, số 7, và số 8 để tìm xem còn những ai sống sót vào lúc đó. Sau khi đã nắm được thông tin cơ bản về tình trạng của tàu Kursk, 23 thủy thủ còn lại đã chuẩn bị thoát ra khỏi tàu để nổi lên mặt nước. Các bình dưỡng khí và dụng cụ nổi được lấy ra trong tư thế sẵn sàng đã chứng tỏ điều này. Tuy nhiên, họ đã không thực hiện được mong muốn đó, sau nhiều lần tìm cách mở cửa thoát hiểm ở khoang số 9 nhưng đều thất bại. Các nỗ lực của các thủy thủ bên trong, cũng giống như sự cố gắng mở cửa thoát hiểm từ bên ngoài tàu của các thợ lặn cứu hộ.

Theo các bác sĩ hải quân, nếu thoát được ra ngoài để nổi lên mặt nước từ độ sâu 100 mét nước thì cũng không thể sống được vì áp suất 10 átmốtphe, cơ thể con người bị biến dạng, phổi xung huyết. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh phải quyết định giữa cái sống và cái chết có thể hiểu được tại sao các thủy thủ lại định làm liều như vậy.

Vì một sự bất cẩn, họ không sống được quá hai ngày

Trong quá trình cứu các thủy thủ tàu Kursk, khoang cứu hộ thả từ tàu nổi xuống đã nhiều lần không áp được vào cửa thoát hiểm của khoang sô 9. Cần nói rõ rằng, nguyên nhân chính xác làm cho cửa thoat shiểm không làm việc đến nay vẫn chưa có kết luận đầy đủ. Một số chuyên gia cho rằng, khoang cứu hộ từ bên ngoài không áp được vào cửa thoát hiểm vì cửa này đã bị nứt, không duy trì được chân không ở phần tiếp xúc. Nhưng giải thích như vậy chưa đủ, vì nếu chỉ điều đó thôi thì không ảnh hưởng gì đến việc các thủy thủ mở cửa thoát hiểm từ phía trong tàu. Đa số chuyên gia cho rằng, cửa thoát hiểm làm bằng thép đặc biệt không dễ nứt. Hai tiếng nổ lớn tuy không phá vỡ được cửa, nhưng đã làm méo phần giữa vỏ áp lực phía trong và vỏ ngoài của tàu. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho cửa thoát hiểm không thể mở được, dù từ bên trong hay bên ngoài.

Việc không mở được cửa thoát hiểm đã làm phức tạp hơn tình hình trong khoang số 9, vốn đã rất nghiêm trọng đối với 23 thủy thủ. Tuy nhiên, đến thời điểm đó không phải đã hết mọi hi vọng. Đại úy Lilixnikov viết; "Không tuyệt vọng! Chúng tôi tuy không tự thoát được ra ngoài, nhưng vẫn còn hi vọng là đồng đội trên bờ sẽ tìm cách cứu chúng tôi. Vì thế, chúng tôi phải chiến đấu cho sự sống còn của mình, chúng tôi phải chiến thắng thời gian!".

Kolexnikov và đồng đội của anh hiểu rất rõ rằng, khi tàu Kursk mất liên lạc với trung tâm chỉ huy, trên bờ đã phát tín hiệu báo động và bổ đi tìm kiếm các anh ngay lập tức. Cần phải làm mọi việc trong khoang số 9 để kéo dài sự sống của các thủy thủ. Phải tiết kiệm sức và chờ đợi... chờ đợi... chờ đợi. Đã 15 tiếng trôi qua, không ai trong số 23 thủy thủ biết họcòn sống được bao lâu nữa trong khoang số 9. Cần phải tiết kiệm đèn pin. Kolexnikov đã viết những dòng chữ này trong bóng tối.

Vào thời điểm đó, ở trên bờ, các nhà lãnh đạo Hải quân Nga đưa ra rất nhiều dự báo về việc sau khi tàu Kursk gặp nạn, các thủy thủ còn lại sẽ tiếp tục sống được trong bao lâu. Đa số các chuyên gia đều cho rằng, với những thông tin đã biết và hậu cần còn trong khoang số 9, họ có thể sống được đến ít nhất là 10 ngày. Kết quả khám nghiệm của thợ lặn và phân tích hình ảnh video tại hiện trường khoang số 9 sau này đã chứng tỏ dự báo của các sĩ quan trên bờ là hoàn toàn chính xác và có cơ sở. Các thủy thủ đã chuẩn bị sẵn sàng để sống tiếp trong 10 ngày nữa. Nhưng rất tiếc, họ đã không sống được lâu như vậy vì một sự cố khủng khiếp đã bất ngờ xảy ra.

Khám nghiệm bề ngoài tử thi 12 thủy thủ được vớt lên, các bác sĩ ngay lập tức nhận thấy có dấu hiệu bất thường. Tạm chia các tử thi thành 2 nhóm như sau: Nhóm một, bao gồm những thủy thủ không hề bị thương. Có thể nhận diện họ một cách dễ dàng. Trên mặt và tay của những thủy thủ này có màu đỏ đặc trưng của người bị nhiễm độc khí carbon monoxide (CO). Khi ấn tay vào ngực họ, các bác sĩ nghe rõ những tiếng lép bép đặc trưng của người bị nhiễm độc khí CO. Thuật ngữ chuyên môn y học gọi hiện tượng này là "capitation". Dưới da, có dấu hiệu khí thủng chứng tỏ họ chết trong hòan cảnh áp suất môi trường cao và cơ thể đã bão hòa khí nitrogen. Bọt nước từ mũi chảy ra là dấu hiệu rõ ràng của người phải trỉa qua một thời gian dài dưới áp suất môi trường lớn. Nhóm này chiếm đa số trong 12 thủy thủ đã được vớt lên. Căn cứ kết quả giám định, các bác sĩ kết luận những người này chết trong khoảng thời gian từ 19 giờ đến 20 giờ ngày 12 - 8 - 2000 (tức chưa đầy 2 ngày sau khi tàu Kursk gặp nạn).

Nhóm hai bao gồm những người bị bỏng do hóa chất và nhiệt độ cao. Có ít nhất 3 thủy thủ bị bỏng như vậy. Một người bị bóc toàn bộ da và cơ mặt, chỉ còn lại rất ít tế bào cơ dính vào xương mặt. Một người khác bị mất hoàn toàn mảng cơ hoành ở khoang bụng nhưng nội tạng thì vẫn còn nguyên vẹn. Chứng tỏ họ bị bỏng do chất xút rất mạnh và nhanh. Người bị bỏng do lửa không có những dấu hiệu ấy. Vậy điều gì đã xảy ra vào lúc 19 giờ hôm 12 - 8 định mệnh ấy?

Vào khoảng thời gian đó, khí ôxy trong khoang số 9 đã cạn kiệt. Họ quyết định thay các đĩa tạo ôxy và đổ thêm hóa chất vào máy sản xuất dưỡng khí. Công việc này cần 3 người thực hiện. Do đã quá mệt mỏi, lại phải thao tác trong điều kiện chật chội và thiếu ánh sáng, một thủy thủ đã đánh rơi các đĩa tạo ôxy xuống sàn, can đựng hóa chất đặc biệt có trộn dầu cũng rơi xuống, đổ tràn hóa chất lên các đĩa gây ra một vụ nổ nữa. Người thủy thủ bị cháy hết cơ hoành chính là người đã nằm đè lên can hóa chất. Cả ba người chết ngay tại chỗ vì ảnh hưởng trực tiếp của sự nổ đó. Những người khác tuy không ở gần vị trí nổ, nhưng cũng không thể sống được lâu hơn bao nhiêu. Vì sự nô đã tiêu thụ gần như toàn bộ lượng khí ôxy ít ỏi còn lại trong khoang số 9. Tồi tệ hơn nữa, nó còn tạo ra rất nhiều khí độc CO. Phân tích mẫu không khí do thợ lặn thu được từ một ổ khí nhỏ còn sót lại trên trần khoang số 9 cho thấy tỉ lệ ôxy chỉ còn 7%. Con người muốn thở được cần tỉ lệ ôxy ít nhất là 12%. Nếu thấp hơn lại thêm nồng độ khí CO cao, chỉ cần hai lần hít vào là bị ngất xỉu liền. Các thủy thủ cuối cùng trong khoang số 9 của tàu Kursk đã phải hi sinh trong hoàn cảnh như vậy

Nga sẽ làm gì với tàu Kursk sau khi khẳng định 118 thủy thủ đã hi sinh?

Việc các thợ lặn Na Uy khẳng định, tất cả các khoang của tàu ngầm Kursk đều đã bị ngập nước, đã phá đi mọi hi vọng tìm thấy thủy thủ còn sống trong tàu ngầm Kursk. Sáng 22 - 8, Tổng thống Putin đã tuyên bố quốc tang trên toàn lãnh thổ Nga vào ngày 23 - 8. Thủ tướng Kasyanov đã quyết định chi đợt đầu 1,5 triệu USD để giúp đỡ gia đình các nạn nhân.

Sau khi mở được khoang thoát hiểm ở phần đuôi tàu và thấy khoang này đầy nước, các thợ lặn Na Uy mở tiếp khoang số 9 và cũng thấy nước đã tràn vào đầy khoang này. Họ không bơi vào trong các khoang, mà dùng camera điều khiển từ xa truyền lên các tàu nổi trên mặt nước hình ảnh về tình trạng các khoang của tàu Kursk.

Nga và Na Uy đã kí hợp đồng để thợ lặn Na Uy tiếp tục giúp đưa xác các thủy thủ lên bờ. Và việc đó cần phải mất vài tuần. Hai bên dự định, trước hết camera điều khiển từ xa của Na Uy sẽ được đưa vào các khoang để xác định khối lượng công việc. Do các thợ lặn Na Uy sợ nguy hiểm không dám vào các khoang tàu, Nga đã đề nghị Na Uy cho mượn phương tiện để các thợ lặn Nga thực hiện. Na Uy đồng ý giúp Nga vớt xác nạn nhân, nhưng hai bên chưa thống nhất cách làm cụ thể...

Đối với tàu ngầm Kursk, Nga đang đứng trước hai sự lựa chọn là trục vớt lên bờ hay chon nó vĩnh viễn dưới đáy biển. Cả hai cách này đều rất tốn kém. Nhưng đây lại là việc không thể không làm, vì để lâu sẽ gây ra rò rỉ phóng xạ, mặc dù phía Nga quả quyết vỏ của lò phản ứng hạt nhân trong tàu có thể đảm bảo an toàn phóng xạ hàng trăm năm. Ngày 21 - 8, Phó Thủ tướng I.Klebanov nói: Nếu trục vớt tàu ngầm Kursk cần có sự hợp tác quốc tế, chứ một mình Nga không thể làm nổi. Việc trục vớt không đơn giản vì tàu Kursk có tải trọng 13.900 tấn. Khi bị ngập nước nó sẽ nặng khoảng 24.000 tấn. Trung tâm nghiên cứu Rubin ở Xanh Pêtécbua, từng thiết kế tàu Kursk, đang tính đến khả năng dùng phao cao su nâng tàu lên nửa chừng, rồi kéo nó vào gần bờ; nhưng trước hết, phải khẳng định được hia lò phản ứng hạt nhân của tàu này không bị rạn nứt. Trục vớt theo cách này phải đảm bảo không gây rạn vỡ lò phản ứng, hoặc kích nổ các vũ khí còn trên tàu gồm 24 quả tên lửa Cruiser và một số thủy lôi.

Về cách chon tàu Kursk vĩnh viễn dưới đáy biển, Nga có kĩ thuật bịt kín toàn bộ các kẽ hở, vết nứt rồi trùm lên vỏ tàu loại vật liệu đặc biệt. Năm 1989, cũng tại biển Baren tàu ngầm nguyên tử Komsomoles của Liên Xô bị đắm, Hải quân Liên Xô thời đó đã chôn nó vĩnh viễn dưới đáy địa dương bằng cách này.

Tổng thống Nga gặp gia đình và người thân của các nạn nhân. Các địa phương Nga hưởng ứng phong trào quyên góp giúp đỡ gia đình các thủy thủ bị nạn

Ngày 22 - 8, Tổng thống Nga V. Putin đã tới khu quân sự Vidiaevo ở vùng Severomorsk, một căn cứ tàu ngầm của Nga, để gặp những người thân của đội thủy thủ đã hi sinh. Tại cuộc gặp kéo dài hơn 2 giờ với sự tham gia của hơn 400 người, Tổng thống V. Putin đã bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn và chia buồn tới gia đình, người thân các thủy thủ gặp nạn.

Ngày 23 - 8 là ngày quốc tang của Nga để tưởng niệm 118 thủy thủ Nga đã hi sinh. Trên toàn lãnh thổ Nga treo cờ rủ, ngừng tất cả các hoạt động văn hóa và chương trình vui chơi giải trí. Lễ truy điệu các thủy thủ được tổ chức ở Hạm đội Phương Bắc và quân khu Leningrat. Tất cả các nhà thờ của Nga đã tổ chức cầu siêu cho đội thủy thủ. Tổng thống V. Putin cùng các thân nhân đội thủy thủ tới vùng biển tàu Kursk bị đắm, mọi người đã thả hoa xuống biển để vĩnh biệt các thủy thủ hi sinh.

Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới và các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SGN) đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Nga V. Putin, đến gia đình các thủy thủ đã hi sinh và toàn thể nhân dân Nga. Tổng thống Bêlarut A. Lucasenco đã ra lệnh ngừng mọi hoạt động và các chương trình giải trí trên các kênh truyền hình của Bêlarut trong ngày 23 - 8 để tưởng niệm các thủy thủ Nga.

Cùng ngày, Thủ tướng Nga M. Kasianov đã kí quyết định thành lập Ủy ban Chính phủ về tổ chức giúp đỡ gia đình các thủy thủ đã hi sinh. Phiên họp đầu tiên của Ủy ban này đã được tiến hành sáng 23 - 8 do Phó Thủ tướng Nga V. Matviecov chủ trì. Bà V. Matviecov cho biết trong vòng 10 ngày, Chính phủ sẽ có quyết định cụ thể cho từng gia đình, cố gắng để họ không bị thiếu thốn về vật chất, đặc biệt lưu ý tới vợ, con và bố mẹ của các thủy thủ.

Phong trào quyên góp giúp gia đình 118 thủy thủ đã hi sinh đang lan rộng khắp Liên bang Nga. Ngày 22 - 8, chính quyền các thành phố lớn, các tỉnh và nhiều địa phương của Nga đã tích cực hưởng ứng. Tại Ucraina, Tổng thống L. Cusma quyết định thành lập quĩ từ thiện giúp đỡ gia đình các thủy thủ Nga bị hi sinh trên tàu Kursk.

Ngày 22 - 8, Phó Thủ tướng Nga I.Klebanov, Chủ tịch Ủy ban Chính phủ về điều tra nguyên nhân vụ đắm tàu, cho biết toàn bộ thủy thủ của tàu đã hi sinh từ tối 14 - 8. Ông nói khi phát hiện tàu bị nạn. Nga đã bắt đầu ngay các hoạt động cứu hộ. Cho đến những phút cuối cùng, mọi người vẫn hi vọng trong khoang thứ 9 của tàu còn không khí. Ông cho biết vào thời điểm đó, không có quyền tuyên bố về sự hi sinh của các thủy thủ, khi chưa kiểm tra các khoang trên tàu.

Tôi đau nỗi đau của các bạn và thêm nỗi đau của đất nước

(Cuộc đối thoại của Tổng thống V. Putin với những người thân của 118 thủy thủ và sĩ quan trên tàu ngầm Kursk)

Một giọng nữ: Chúng tôi đến đây và muốn nói thẳng với Tổng thống rằng, tôi thay mặt cho các bà mẹ bất hạnh. Tôi muốn Tổng thống trả lời khi nào tất cả các khoang dưới tàu được mở ra và chúng tôi nhận được con mình - dù còn sống hay đã chết. Xin hãy trả lời với tư cách Tổng thống Liên bang Nga chứ không phải với danh nghĩa nhà chính trị lắm mưu mẹo.

Tổng thống Putin: Trước hết, tôi xin kính chào tất cả quí vị. Người ta dự định tổ chức cuộc gặp này tại Bộ tư lệnh Hải quân, nhưng tôi cho rằng, tốt hơn hét là tôi phải đến thẳng chỗ ở của các vị tại khu sĩ quan ở căn cứ Vidiaevo.

Một giọng nam: Không nghe được gì cả. Xin hãy nói rõ hơn.

Tổng thống Putin: Vâng, tôi sẽ nói to hơn. Tôi muốn nói với các vị về những sự việc, tình huống mà các vị đã biết. Đúng là một thảm họa kinh hoàng. Các vị đã nghe, đã nhận được nhiều lời chia buồn, thông cảm. Tôi xin chia sẻ cùng các vị nỗi đau không thể bù đắp này.

Tiếng phụ nữ: Hãy hủy bỏ ngay lễ tang. Con chúng tôi chưa chết.

Tổng thống Putin: Tôi sẽ không nói nhiều. Có nghĩa là tôi sẽ nói nhiều. Tôi sẽ đứng, nếu tôi nói được những tâm tư của các vị. Hay đúng hơn là đáp ứng được tâm tư các vị. Rất tiếc, vì có lẽ đây là trường hợp đầu tiên mà chúng ta không xác định được nguyên nhân những gì xảy ra dưới đáy đại dương khắc nghiệt và bí hiểm ấy. Giờ tôi xin nói vài lời về lễ tang. Như các vị đã biết, tôi không là chuyên gia về biển, cũng như các vị, những người từ khắp nơi trên đất nước đến đây trong cuộc gặp không hề mong muốn, do đó, mọi hành động của tôi lúc này đều phải dựa vào ý kiến của các nhà chuyên môn về biển. Cũng như các vị, thật lòng, từ đáy sâu tâm hồn, tôi vẫn hi vọng vào vận may cuối cùng. Việc tuyên bố quốc tang và làm lễ truy điệu để nói lên một điều, xác định dứt khoát một sự kiện rằng, các thủy thủ - sĩ quan thân yêu của đất nước, người thân của quý vị... đã hi sinh. Chúng tôi biết đó là gì. Đó là nỗi đau. Nhưng đó không có nghĩa là để rồi chúng ta phó mắc, vứt bỏ hết mọi thứ, loại trừ hết mọi hi vọng và trách nhiệm. Còn đối với những tai nạn thuộc loại này, liệu có còn xảy ra nữa hay không, bao nhiêu nữa, thì chúng ta không được quên rằng, chúng đã xảy ra. Tai nạn trước đây đã từng có, không chỉ ở nước ta, và có ngay khi mà chúng ta đang sống và làm việc trong những điều kiện phát triển tốt hơn nhiều. Tai hạo có ở khắp nơi. Vấn đề là ở chỗ chúng ta không thể dự báo được... Và chúng ta không thể hình dung được mức độ bi thảm của nó. Cả các vị và cả tôi cũng vậy. Không ai dự báo, không ai hình dung được và tất nhiên không ai muốn... Điều tôi muốn các vị biết và thông cảm là đất nước chúgn ta đang có khó khăn, khó khăn lớn mà ta chưa từng hình dung được. Quân đội chúng ta đang gặp khó khăn, những khó khăn mà chính tôi cũng không hình dung hết. để cho những tai họa đó không còn xảy ra nữa, chúng ta cần sống và làm việc theo lương tâm, làm việc theo cách hoàn toàn khác những gì từ trước tới nay, trong vòng mười năm nay chúng ta đã làm. Chúng ta chỉ cần một quan đội ít quân số nhưng trang bị hiện đại. đủ mạnh về sức chiến đấu và hiện đại về kĩ thuật. Chúng ta không được phung phí tiền của, không cần phải có một đội quân, ví dụ, như một triệu ba trăm ngàn là đủ. Chúng ta chỉ cần bố trí ở các vùng biển 30 tàu ngầm, có thể ít hơn, nhưng phải được trang bị hiện đại. Đội ngũ thủy thủ đoàn phải được nuôi dưỡng và huấn luyện tốt nhất. Các phương tiện cứu hộ phải đầy đủ cho mỗi tàu. Chỉ cần thế thôi. Tất cả chỉ cần vậy thôi.

Tiếng phụ nữ: Vậy ông có biết là thủy thủ đoàn trên Kursk là ghép từ hai đơn vị không? Ông có biết trên tàu Kursk không đủ người không? Vậy ông còn muốn nói tới giảm biên chế thế nào nữa?

Tổng thống Putin: Tôi sẽ nói tiếp. Nói tới giảm biên chế. Nói chung... nó là cần thiết. Chúng ta không cần những con tàu phải có tới hai thủy thủ đoàn "ghép" lại. Chúng ta cần những thủy thủ đoàn nói riêng và những đơn vị chiến đấu nói chung, tinh nhuệ, nhưng ít quân số. Vấn đề không phải là hai hay mười đơn vị biên chế ghép lại với nhau. Khi cần thì ghép mười lăm một cũng phải làm. Miễn là làm sao cho các đơn vị đó không bị chết chìm trong đáy đại dương. Nhưng điều tuyệt đối cần thiết, đó là phải là những đơn vị mạnh, những thủy thủ thông thạo đến mức hoàn thiện - tinh thông, được nuôi dưỡng và trả lương xứng đáng. Đó mới là điều chúng ta cần. Chứ không phải là những đơn vị chiến đấy lay lắt vật lộn để tồn tại.

(Tiếng ồn ào trong phòng)

Có tiếng hỏi: Sao? Vậy là thủy thủ đoàn có lỗi?

Tổng thống Putin: Không, tôi không cho rằng thủy thủ đoàn có lỗi trong thảm kịch này và tôi cũng không cho rằng, hôm nay tới đây để... đổ lỗi cho ai cả... Thế nhưng, có nhiều đề nghị khác nhau, tỏng đó ccs vị đòi phải trừng phạt Ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Hạm đội. Có những đòi hỏi của những người dày dạn nhất, cả những người gọi là... nhà chính trị đã từng nhiều năm ngồi ở các cương vị lãnh đạo đất nước và hoạt động chính bằng nghề... chính trị. Họ lên tiếng khuyên tôi phải nhanh chóng, ngay tức khắc, sa thải ai đó trong giới lãnh đạo quân sự. Đưa ra tòa án. Các vị cũng biết, để làm việc đó, hay nói cách khác, việc đó rất đơn giản và có thể làm ngay bây giờ, ngay trước mặt các vị để xoa dịu, để lừa dối các vị... Và cólẽ, ngay ai đó bị sa thải cũng nghĩ là chúng tôi làm đúng. Nhưng tôi nghĩ khác, tôi cho rằng chúng ta, tôi và các vị, phải tìm ra được nguyên nhân chính, cơ bản gây ra thảm họa này, chứ không phải tìm "người tế thần" trong vụ này. Phải hiểu rõ điều gì đã xảy ra, lỗi từ đâu, ai có lỗi? nếu thực sự có người có lỗi dựa trên những thông tin và hiện tượng chính xác, thì lúc đó sẽ đưa ra quyết định đúng đắn và công bằng.

Tiếng phụ nữ: Xin cho biết, tại sao công việc cứu hộ ở khoang 7 và 8 lại đình chỉ hoạt động? Bởi người ta đã mở được khoang số 9. Và trong đó có nước. Nhưng có thể khoang 7 và 8 không có nước. Tại sao không ai chịu vào đó.

Tổng thống Putin: Các vị biết không, chính tôi, cũng như các vị, đã hỏi như vậy với các chuyên gia. Cứ ba giờ một lần tôi gọi điện hỏi họ. tôi muốn họ phải thông báo tiené trình từng nửa giờ một nhưng tôi không muốn làm họ rối trí trong lúc này. Tôi không muốn họ mất tập trung vì những câu hỏi của mình, trong khi họ rất cần tập trung để cứu càng nhanh càng tốt con cái, anh em các vị. Việc họ làm như thế nào để cứu nạn là quyền của họ, tôi không phải là chuyên gia tỏng lĩnh vực cứu hộ ở biển.

Tiếng hét trong phòng: Nhưng tại sao không ai vào khoang cả?

Tổng thống Putin: Tôi cũng hỏi họ như vậy. Đúng ra là: Các anh có thật sự tin rằng... mọi sự đã chấm hết? Các anh có thể chứng minh cho nhân dân biết là tất cả đã ngừng họat động, đã không còn sự sống sót. Cả chuyên gia chúng ta lẫn nước ngoài đều khẳng định, thực trạng trong tàu Kursk không còn cuộc sống. Sau đó tôi đã gặp tổng công trình sư và hỏi: Igor Dơmitrievich (Igor Dơmitrievich Spasski, 70 tuổi, là công trình sư, viện sĩ, rất giàu kinh nghiệm, người duyệt thiết kế tất cả các tàu ngầm của chúng ta...) đồng chí có thể nói với tôi rằng đồng chí không ngây thơ chứ? Tôi biết ông đã mười năm nay và với con người đáng kính hơn 70 tuổi ấy, tôi không thể cho phép mình coi ông là bạn bè được. Tôi phải coi ông như người thầy, thậm chí người cha của mình. Nhưng có thể coi ông là đồng chí lão thành được chứ. Đồng chí có thể nói thực cho tôi biết là mọi sự ở đấy đã chấm dứt, phải không? Ông đã trả lời chạm rãi: Vanag, theo tôi là như vậy. Tôi gắng gượng: Nhưng vẫn có thể còn hi vọng?... Rồi đến các chuyên gia Na Uy và anh cũng đều khẳng định như vậy. Tôi cũng như các vị, đã đến đây vài ngày nay. Trái tim tôi tuy có đau xót nhưng chắc không bằng nõi đau đứt ruột như các vị, bởi họ, những người đang nằm trong lòng tàu dưới biển sâu ấy là con, là chồng, là cha, là anh em của tất cả những ai có mặt ở đây. Tôi đã hỏi các chuyên gia cứu hộ, làm cách nào để đưa thi hài họ lên bờ được. Họ nói, chỉ các cách phải cắt thân tàu thôi.

Có tiếng phụ nữ hét lên, tựa như gào: Tại sao ngay từ đầu không yêu cầu chuyên gia nước ngoài giúp đỡ. Tự ái à?! Hay xấu hổi?!

Tổng thống Putin: Tôi sẽ nói rõi. Các vị đều biết, chúng ta không có phương tiện cứu hộ ở độ sâu này. Chỉ những phương tiện cá nhân sản xuất từ những năm 80. Đó chỉ là những thiết bị cứu hộ trang bị cho riêng từng tàu. Ở Hạm đội Phương Bắc, các phương tiện này cũng có. Do đó, ngay từ câu hỏi đầu tiên của tôi, Bộ trưởng Quốc phòng Xergayev đã gọi điện cho tôi lúc bảy giờ sáng 13 - 8...

Có tiếng đàn ông: Tàu đắm vào thứ bảy mà tới sáng chủ nhật mới báo cáo!

Tổng thống Putin: Tôi sẽ nói rõ hơn. Đừng vội và nóng nảy như vậy. Họ, Bộ Quốc phòng bị mấ liên lạc với tàu lúc 23 giờ đêm 12. Họ bắt đầu tìm kiếm. Tới bốn giờ rưỡi sáng 13 họ đã xác định vị trí tàu. Như vậy là tôi không được biết những gì xảy ra tỏng đêm 12. Đó là công việc của họ. Đúng theo cơ chế. Bảy giờ sáng ngày 13, Bộ trưởng Quốc phòng chính thức gọi điện báo cáo với tôi như sau: Thưa Vladimir Valimirevich, tôi xin báo cáo một tin không vui. Đeme qua trên đường diễn tập, tàu ngầm Kursk đã gặp sự cố, đứt liên lạc với Bộ Tư lệnh. Bốn giờ sáng nay chúng tôi đã tìm thấy nó. Nó nằm bất động dưới đáy biển, trong lãnh hải chúng ta. Chúng tôi đã xác định, đó là Kursk. Chúng tôi đang triển khai các biện pháp cứu hộ khẩn cấp. Câu hỏi đầu tiên của tôi, Igor Dơmitrievich, lò phản ứng thế nào? Chúng ta cần phải làm gì để cứu người? Cần giúp đỡ gì từ phía Chính phủ? Từ bất cứ Bộ và cơ quan liên quan nào? Cả đất nước sẵn sàng cứu trợ. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì với mọi khả năng của mình. Với mọi khả năng. Nếu vượt khả năng thì cần giải quyết thế nào? Chúng ta cần hành động ngay. Lúc ấy, Bộ trưởng Quốc phòng khẳng định rằng, họ có thể xử lí được vấn đề. Chưa cần "ngoại viện". Họ có hai thiết bị, hay đúng hơn là hai tàu ngầm nhỏ cứu hộ. Đây là thiết bị hiện đại nhất mà hạm đội có. Xuất phát từ đó mà họ rất vững tin. Giờ tỗiin nói thêm về cứu viện từ bên ngoài. Lời đề nghị này được đưa ra trưa ngày 15, và ngay lập tức được chấp nhận. Tôi xin nói lại, ngay lập tức... (Tiếng ồn ào trong phòng có tiếng kêu và khóc)

Putin nói tiếp: Đó là sự thật. Sự thật chính xác. Sự thật chân chính, công khai. Còn cá vị nhắc tới truyền hình ư? Đó là sự giả dối, nói dối nhục nhã. Nói dối, giả dối. Chính những kẻ mười năm nay đã làm tan rã quân đội chúng ta; đã làm hạm đội chúng ta suy sụp, mất sức chiến đấu, lại là những kẻ lớn tiếng nhất trên truyền hình trong mấy ngày qua. Chính những kẻ đó hôm nay lại chớp lấy cơ hội làm như họ đang cứu vãn quân đội và hạm đội chúng ta. Họ làm vậy cũng chỉ nhằm mục đích làm mất uy tín và danh dự quân đội, chia rẽ quên đội với hạm đội. Họ đã ăn cắp, vâng không còn từ nào đúng hơn, đã ăn cắp tiền bạc dành cho quân đội mười năm nay và bây giờ đang định lợi dụng vụ này để chạy tội! Họ đang đầu cơ trên đau thương của đất nước. Luật pháp tạo cho họ kẽ hở như vậy mà!

Tiếng đàn ông: Thưa Tổng thống, tôi muốn hỏi, không phải là ông, mà muốn hỏi những người quanh ông, những chuyên gia tàu ngầm của ông. Tại sao họ lại bỏ đi những phương tiện cứu hộ mà hai mươi năm trước đây hải quân chúng ta đã từng có.

Tổng thống Putin: Họ sẽ trả lời điều này. Quả thật tôi cũng không biết. Tôi chỉ trả lời những gì tôi biết. Hai chục năm qua tôi chư là người nắm quyền trong bộ máy quyền lực đất nước. Tôi biết chính xác là mãi tới ngày 15 - 8, các tùy viên quân sự nước ngoài thông qua sứ quán họ mới chính thức lên tiếng đề nghị phối hợp cứu nạn. Và suốt từ ngày 15 đến 21, họ đã phối hợp với chúng ta thực hiện trinh sát con tàu (20 - 8). Tôi nghĩ rằng, nếu các chuyên gia chúng ta không quá tin tưởng vào phương tiện cứu hộ và nếu ngày 13 họ yêu cầu ngay các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này là Na Uy thì sẽ ra sao? Bây giờ thì tất cả đều nói tới phương tiện cứu hộ. Họ đã hủy hoại hết rồi. Họ đã không cần tới chúng. Cả nước không có những phương tiện cứu hộ hiệu quả như hai mươi năm trước chúng ta đã có! Sự việc có thế thôi! Tất cả có thế thôi! Bởi vì nó chỉ có thế thôi...

Tiếng hét trong phòng: Xin hãy nói rõ hơn. Đừng quanh co nữa. Có hay không phương tiện cứu hộ?

Tổng thống Putin: Tôi đã nói, và tôi nhắc lại, những tàu ngầm đóng trước những năm 80 thì có thiết bị cứu hộ hiện đại, đặc biệt. Chính vì vậy, người ta đã nói ngay với tôi là họ có đủ phương tiện cứu hộ. Nhưng đó là phương tiện cứu hộ các tàu ngầm ở Biển Đen và tàu ngầm loại nhẹ hơn ở Bantích. Còn ở đây thì nó không phù hợp. Vâng, chỉ có thế thôi (ồn ào trong phòng).

Tiếng phụ nữ, (giọng run run như đang vừa nói vừa khóc): Tôi nói thay cho những bà mẹ. Tôi yêu cầu hãy trả lời chúng tôi chỉ một điều thôi, bao giờ thì mở cả khoang tàu và bao giờ thì chúng tôi nhận diện được người thân - con, em, chồng, dù đã chết hay còn sống. Xin hãy trả lời với tư cách Tổng thống.

Tổng thống Putin: Tôi đã và đang trả lời, đang nói chuyện với các vị như tôi nhanạ thức. Tôi muốn nói thêm, hôm qua và hôm nay tôi đã nói chuyện với các chuyên gia lặn sâu hiện đang làm việc tại các giàn khoan dầu. Họ không phải là chuyene gia lặn quân sự, không phải là thợ lặn của Hải quân anh và Na Uy. Họ là thợ lặn dân sjư làm hợp đồng trên các giàn khoan dầu khí ngòai biển. Họ sẵn sàng hợp tác, nhưng quyền quyết định là ở các công ty thuê và chính phủ của họ. Tôi liền chỉ thị ngay cho Bộ trưởng Ngoại giao và ông Ivanov đã liên lạc ngay với Bộ Ngoại giao na Uy. Cuộc điện đàm kéo dài khoảng một giờ rưỡi và họ đã thỏa thuận ở cấp Chính Phủ. Chính phủ Na Uy thương lượng với hãng dầu. Họ đồng ý về nguyên tắc. Đó là điều thứ nhất. Thứ hai, hãng dầu phải kí hợp đồng và đồng ý với điều kiện phải thỏa luận thêm với các chuyên gia chúng ta. Cuối cùng họ nêu ba điều kiện: thứ nhất - thay đội thợ lặn; thứ hai - thay đổi thiết bị và thứ ba - kí hợp đồng. Chúng ta sẵn sàng kí hợp đồng, nhưng không đồng ý thay đổi đội thợ lặn vốn có nhiều kinh nghiệm. Việc này cũng tốn mất ít thời gian. Họ khác chúng ta là không thể hi sinh cuộc sống riêng để vào chỗ nguy hiểm, còn thợ lặn chúng ta thì sẵn sàng vì đồng đội, vì đồng chí. Họ, những người nước ngoài, có văn hóa sống khác chúng ta... Họ sẽ không làm những điều mà chúng ta cho là thiêng liêng...

Rất tiếc, chúng ta không thể điều khiển hành động của họ được, và đành phải chờ đợi họ suy nghĩ lại. Họ có phương tiện lặn hiện đại, nhưng lại không phù hợp với cửa khoang tàu chúng ta. Đơn giản thế thôi. Tôi nói chuyện với ngài Tony Blair - Thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ Bill Clinton và họ cũng đều đồng ý rằng, không một nước nào trên thế giới này có thể giải quyết những vụ như thế này bằng những kĩ thuật thông thường. Tôi có thể khẳng định với các bạn rằng, chúng tôi không bỏ mặc họ. Chúng tôi sẽ làm việc hết sức mình.

Có tiếng hét: Một năm sau?

Tổng thống Putin: Không, sao lại một năm. Không bao giờ.

Có tiếng nói lớn: Vậy tàu... (không rõ tiếng).

Tổng thống Putin: Không có con tàu như vậy. Nếu đặt vấn đề nâng tàu đắm lên thì đây phải có một đề án cấp quốc tế, không phải dùng tàu mà phải là tổ hợp phao. Chúng tôi sẵn sàng kí hợp đồng, sẵn sàng chi tiền.

Tiếng đàn ông: Các con chúng tôi đã tuyên thệ phục vụ quân đội, bảo vệ Tổ quốc - nước Nga của chúng ta. Họ đã hi sinh. Nhưng những người cha, người mẹ như chúng tôi vẫn không hiểu nổi nước Nga bây giờ là nước Nga nào vậy?

Tiếng nói khác: Chúng tôi bị lừa dối! Bị lừa dối mãi mãi! Người ta còn nói dối đến bao giờ nữa

Có tiếng trẻ con: Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ ơi!

Tiếng nấc phụ nữ: Con trai yêu dấu của mẹ ơi. Con đang ở đâu?

Tiếng phụ nữ khác: Cần bao nhiêu thời gian để vớt họ lên? Chúng tôi còn phải chờ đợi ở đây bao lâu nữa? Tôi còn phải chờ con trai tôi bao lâu nữa?

Tổng thống Putin: Tôi hiểu. Tôi hiểu, vấn đề này thì... Các vị không đành lòng rời khỏi đây nhưng cũng không thể ngồi mãi ở đây...

Tiếng phụ nữ: Chúng tôi còn đồng nào trong túi nữa.

Tổng thống Putin: Vấn đề tiền thì... tôi đề nghị các vị đừng lo lắng gì...

Tiếng ồn ào nổi lên: Không phải là chuyện tiền. Vấn đề là những người thân của chúng tôi. Bao giờ thì chúng tôi mới được gặp con cái chúng tôi? Không nên nói chuyện tiền bạc ở đây. Ai đã ra lệnh đình chỉ công việc cứu nạn? Ai? Ai?

Continue Reading

You'll Also Like

106K 12K 115
ONLY WATTPAD [Edit] - Luận pháo hôi làm sao trở thành đoàn sủng [xuyên thư]. Hán Việt: Luận pháo hôi như hà thành vi đoàn sủng [ xuyên thư ]. Tác giả...
299K 16.9K 101
Tên gốc: 他来自1945 Tác giả: Thính Nguyên Nguyên tác: Tấn Giang Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: hào môn thế gia, xuyên không, giới giải trí, sốn...
141K 18.6K 63
Chosha: Kimuneko •"Các cậu sẽ là con tốt thí mà tôi sẽ sử dụng để đi đến ngai vàng, thế nên hãy thể hiện tất cả các tài năng mà con tốt cần có" ||Tr...
2.5M 177K 69
Tên gốc: 被标记的Alpha超难哄. Tác giả: Địch Dữ - 狄与. Editor: Vi. Beta: Phương Anh. Tình trạng bản gốc: Hoàn, 68 chương. Tình trạng bản edit: Hoàn. Nguồn: T...