| jimin centric | | vmin | nề...

By amourmer

2.1K 234 55

vietnam!au ✔️ 22102018 More

bếp lửa của bà và câu chuyện của người chiến sĩ cách mạng.

2.1K 234 55
By amourmer

"một bếp lửa chờn vờn sương sớm
một bếp lửa ấp iu nồng đượm
cháu thương bà biết mấy nắng mưa."

tôi lớn lên trong những ngày bom đạn dội trên đầu, khói thuốc súng nhoen mờ nền trời xanh và mùi khói bếp của bà hun nhèm mắt.

cha tôi ở chiến khu - căn cứ của lực lượng cách mạng kháng chiến, tuy không trực tiếp ra trận nhưng làm việc cho cơ quan đầu não của quân ta thời kì ấy. ông là người có tài, khí phách của người chỉ huy ăn sâu vào máu và tiềm thức của người làm cách mạng. cha đi từ những ngày tôi lên ba lên bốn, mẹ gửi con thơ ở nhà với bà, theo cha vào miền nam công tác tại quân y hồi ấy, làm nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc và cứu chữa những người chiến sĩ với những chấn thương tai nạn. trong tiềm thức của tôi cho đến bây giờ, độc nhất là những ngày khói bếp nghi ngút mỗi sớm mai chưa kịp rạng, bà thay cha thay mẹ thương yêu đứa cháu nhỏ non dại côi cút. nhớ về bà với những điều thiêng liêng mà dịu hiền, về ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng tựa độc lập tựa nền trời xanh bát ngát, về tình bà thương cháu như ngọn lửa cháy mãi, chưa bao giờ tắt trong nắng sớm chiều hôm.

tôi ngồi bếp lửa trông ra ngoài nắng rót tràn đầy sân giữa buổi trưa hè, nghe tiếng tu hú kêu vọng lại từ những cánh đồng xa, nhìn qua vườn quả trái dập trái lại chua chát ngày mai đem bán, lòng không thôi trông ngóng bà đi phiên chợ chưa về.

năm ấy là năm đói mòn đói mỏi, làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. đối với người từng trải, tôi hiểu cái đói cái nghèo dày xé kịch liệt ra sao số phận của những người cùng khổ. tôi còn nhớ những bữa cơm gạo còn nguyên sạn kêu răng rắc, bữa cháo nấu loãng húp lấy nước cho no bụng đầy.

bếp lửa bà nhóm lúc ban mai vẫn chưa kịp rạng, ngọn lửa vẫn cháy bập bùng nào thôi đã tắt, khói bốc lên nghi ngút cao tới tận trời xanh. tôi ngồi trông nồi cám bà nấu cho đàn lợn, mùi khói bếp ám lại trên áo quần và da thịt, lại hun nhèm đôi mắt nhoà cay. đưa mắt ra phía xa có bóng ai lao xao trong gió, mấy tán lá tre rợp khuất lối về, đường lối mòn đắp đất eo hẹp dấu chân người, lại càng lo mà thương những ngày mưa bà run chân đi ngã bởi trơn. bà tôi nón lá đội trên đầu, đôi lưng khòm mà bước mau thật lẹ, trông thấy bà mừng quá bởi lẽ, lo bà chưa về cháu lại mỏi mong. tôi chạy lon ton những bước chân trần, ra đến đoạn đứng chạm đến ngưỡng nửa, ngước đầu nhìn thương bà trời trưa nắng, tần tảo sớm hôm vì cháu nhỏ. đưa tay bà vuốt mái tóc tôi rối lên bởi gió, bà cười dịu hiền bà thỏ thẻ "mẫn ở nhà có ngoan không?", tôi gật đầu "con ngoan lắm mà nhớ bà!".

"ngày mai con dậy sớm, phụ bà nhóm bếp lửa, rồi ra chợ cùng bán buôn."

bà cười tôi và những lời nhỏ dại, cớ vậy mà nghe cũng lại thật khôn. đi đường về rợp bóng tre, đa lớn, chắn nắng gắt mà vẫn in bóng bà bóng cháu nhỏ.

từ ngày ấy hôm nào cũng sớm chiều, ngồi bên bà lại ngồi bên bếp lửa, tôi nhóm bếp xong xuôi lại theo chân bà ra chợ, lon ton đầu nón lá miệng mau mà hớn hở, mời chào người qua lại vào mua. người ta nom vừa cười lại vừa thương, người mua ít rồi mua nhiều, tấm tắc hỏi chuyện hai bà cháu cứ thế chưa tới đầu trưa nắng thúng quả đầy đã hết.

biết là chua là chát, nhưng thời ấy thì ngại gì chê chi.



chiều tà bà lại nhóm bếp, tôi ngồi trông hoàng hôn xuống, mặt trời dạo một vòng quanh chân đồi, trời ánh lên một màu hồng đỏ, nhìn qua lại giống màu bếp lửa của bà. vẫn nghe tiếng tu hú kêu, da diết quá, âm thanh của miền quê này, ngày hè đưa thoi. bà kể tôi nghe những câu chuyện về một ngày mai hoà bình, về cha về mẹ ở chiến khu xa lắm, về những người chiến sĩ dũng cảm, về đất nhuốm máu đỏ, về nền trời sẽ xanh.

"... mẫn, bà đã từng kể con nghe về một niềm tin rực lửa, như nắng vẫn mãi rạng, như trăng viễn không tàn.. ngọn lửa này sẽ bập bùng cháy mãi, như bà thương con, và về khát vọng sống mãi về một hoà bình.."

tôi nằm trên chõng tre ngắm trăng qua khung cửa sổ, bỗng nghe có tiếng bom rơi trên đầu. tôi nghe có tiếng súng vọng lại, mọi ngóc ngách bừng lên một màu lửa, mùi khói nồng vẩn lên đặc quánh, lan khắp không gian. giặc đốt làng.

tôi nhớ mình đã ngất lịm đi, và khi tỉnh dậy, tôi thấy những tiếng bước chân huỳnh huỵch rảo xung quanh mình cùng mùi thuốc súng. nhìn qua tôi thấy những khẩu súng trường đang trong tầm ngắm về phía mình, đảo mắt qua hai bên cánh trái phải, tôi nhận thấy mình nằm giữa xác của người đã chết mà vẫn còn ấm, máu của họ thấm đẫm vào da thịt tôi và áo quần. không làm gì khác, tôi nằm yên và nghĩ rằng mình sẽ lìa đời bởi một phát cò trong vài tích tắc nữa, nhưng gã lính đã bỏ lại tôi sau một tiếng gọi của kẻ chỉ huy rằng bọn chúng phải rời đi. và không một tên nào ngoảnh đầu lại nhìn một cảnh tượng tang thương mà thương xót, mà tội lỗi. tôi bất động trên nền đất bùn nhuốm máu đỏ một lúc nữa, toàn bộ không gian lúc này đã không còn tiếng khóc nào, lặng im tới rợn rùng. trong đầu tôi khi đó là những ám ảnh thuần tuý về một ngọn lửa không phải lửa bập bùng, ấp iu của bà; về một mùi khói chẳng phải là của bếp lửa sáng sớm chiều hôm.

nghĩ lại tới giờ, sống mũi còn cay.

ngày hôm sau tôi lại thấy mình nằm ở trạm xá, những người còn sống sau vụ cháy đêm hôm trước đều được đưa tới đây. nhưng tôi không thấy bà. trong một phút giây không hẹn, rất nhanh mắt tôi liền ứa đầy nước, nhưng bởi buộc không cho bản thân yếu đuối, cậu nhóc 6 tuổi ngày ấy chỉ còn biết ngửa cổ lên mà nén nước mắt vào trong để ngăn không cho những giọt lệ mặn chát thi nhau trào ra.

"tất cả điền vào tờ giấy khai này, mọi thông tin tên tuổi cá nhân để chúng tôi lập danh sách ."

tôi nghe người làm công tác bảo hộ nói như vậy, họ phát cho mỗi người một tờ giấy tuỳ thân để khai, nhưng ngày đó tôi không biết chữ.

"chú ơi, chú có thấy bà con đâu không chú?"

tôi cất tiếng bằng một chất giọng khản thanh đặc quánh (không rõ là vì sao lại thành ra như vậy), ngước nhìn một chú quân y trước mặt mình. trong đáy mắt của tôi ngày ấy, một niềm tin về câu trả lời rằng người đàn ông ấy biết bà tôi ở đâu và rằng bà đều không sao vẫn mãnh liệt như ngọn lửa, thiêu rụi đi mọi nơm nớp sợ sệt về thứ mà người đời gọi là "cái chết".

"con đọc tên cho chú trước đã nhé!"

"tên con là mẫn. phác chí mẫn."

người ta lấy tên tôi xong và gật đầu, vỗ vai tôi căn dặn ngồi yên ở đây, lát sẽ có người quay lại thông báo về tin của bà cho tôi. và tôi ngồi yên ở đó, trên manh chiếu rách sờn của trạm xá là một lán tre, ngó ra ngoài và thầm mong nghĩ rằng, chắc giờ này bà tôi đang nhóm lửa.


"mẫn, sư đoàn trưởng cho gọi cậu."

phác chí mẫn tôi, một chiến sĩ của tiểu đoàn không bảy với bộ quân phục vẫn luôn vấn lên một lớp đất bụi. tôi quyết định tham gia cách mạng bởi những câu chuyện của bà đã hằn sâu vào tiềm thức đứa cháu nhỏ và dòng máu người chiến sĩ của cha luôn chảy trong tôi, những tư tưởng về kháng chiến và ước nguyện một ngày mai hoà bình độc lập vẫn chưa bao giờ lụi tắt. 

người vừa cắt ngang dòng hồi tưởng của tôi - đó là hưởng, tại hưởng. cậu ấy bằng tuổi tôi, nhưng cao lớn hơn tôi một cái đầu, nom cũng khoẻ khoắn, cường tráng hơn. lại nói về hưởng, tôi tiếp tục nhớ về những ngày tháng đầu tiên của cuộc trường kì kháng chiến gian lao.



ngày hôm ấy tôi được các y bác sĩ đưa đến một trạm xá dựng tạm bằng lán tre, trong tiểu đội tập duyệt hôm đó có tôi do sức khoẻ không ổn định nên được chuẩn đoán mắc sốt rét sau khi xuất hiện những triệu chứng bất thường. cái lán lá ọp ẹp mà các chiến sĩ dựng tạm, tôi trông vào chỉ có độc nhất một chiếc giường đang có người nằm trước, kê bên cạnh là một chiếc bàn con. cô y sĩ nói tôi lại phía đó nằm nghỉ chung, tôi khi đầu lưỡng lự, sau bởi chẳng còn hơi sức mà đứng tập do chân tay đã bủn rủn tới rụng rời mà cũng gật đầu tiến lại.

tôi ngồi xuống khẽ bên người đang nằm, ngỡ không muốn tạo tiếng động gây ồn mà người ta lại liền trở mình.

"xin lỗi, tôi không có ý làm cậu thức giấc."

trong ánh nhìn đầy áy náy của tôi, người chiến sĩ ấy lại liền cười xuề xoà.

"tôi vốn không ngủ, cậu đừng cảm thấy áy náy. nằm xuống đây, tôi nghĩ không tới nỗi quá chật đâu."

cái giường tuy không lớn, nhưng bởi người tôi nhỏ nên cũng chẳng chật. tôi mệt nên cũng không nói gì, người bên cạnh lại quay qua hỏi chuyện.

"cậu có phải là phác chí mẫn, chiến sĩ của tiểu đoàn không bảy?"

"phải, là tôi. nếu không nhầm thì tại hưởng là cậu, vì sáng nay lúc điểm danh tiểu đoàn trưởng nói có một người vắng."

hưởng gật đầu.




chúng tôi đi về phía túp lều của sư đoàn trưởng, những người có mặt gồm các cán bộ cấp cao của bộ tham mưu, trong tiểu đoàn chúng tôi còn có anh kỳ - trung đoàn trưởng, trực tiếp gọi tôi và hưởng tới để nói về những chiết sách cho cuộc tổng tiến công sắp tới của quân ta.

tiểu đoàn không bảy của chúng tôi là một trong những lực lượng quan trọng của trung đoàn, cuộc tiến đánh lần này là một bước ngoặt lớn và quan trọng của con đường cách mạng, bởi lẽ vậy mà chúng tôi được gọi tới để tham mưu. tôi không nghĩ họ sợ các chiến sĩ thiếu tinh thần quả cảm, mặt khác cũng là để giao phó cho hưởng và tôi những nhiệm vụ đặc biệt cấp thiết và có tầm ảnh hưởng của chiến dịch.

trong suốt quá trình của cuộc trao đổi, khi tôi ngước sang nhìn người đồng chí của mình - hưởng, đôi mắt cậu ấy sáng như sao trời và ánh lên những sự quả cảm, anh dũng và chính trực của một người chiến sĩ cách mạng. hưởng chưa từng sợ sệt, chưa bao giờ ngại gian khó, những nhiệm vụ được giao đều hoàn thành tốt, là một trong những chiến sĩ xuất sắc của tiểu đoàn.

tôi và hưởng rời đi sau khi đã được truyền đạt xong mọi thứ, cả hai tiến về một khu đất trống dưới chân đồi. tôi nán lại và ngồi xuống, ở đây có thể nhìn được khung cảnh xung quanh một cách rõ rệt, một màu xanh của rừng cây bao trùm toàn không gian. trông ra đằng xa, mặt trời đang chập choạng lặn dần, tôi lại nhắc nhớ bản thân về những buổi chiều hôm có bếp lửa nồng đượm, về bà tôi và những điều dung dị mà thiêng liêng. thấm thoát đã hơn hai chục năm, bà xa tôi kể từ đám cháy lớn năm ấy, lần đầu tiên tôi biết không phải khói lửa nào cũng tuyệt diệu như ánh lửa hồng đỏ của bà. trong tôi, những kí ức về bà và hình ảnh bếp lửa của thời thơ ấu chưa bao giờ bụi mờ dù thước đo thời gian có không ngừng trải dài mãi.

"cậu lại nghĩ về bà đấy à?"

hưởng đã ngồi xuống cạnh tôi tự lúc nào, dưới cơn gió chiều thu đông ấy, tóc của những người chiến sĩ trẻ phất lên trong những màu nắng cuối cùng của ngày. cậu lúc nào cũng luôn hiểu tôi tới như thế. đôi khi chẳng cần ai nói ra thành lời, nhưng chỉ cần mỗi lần nhìn vào đôi mắt của đối phương, chúng tôi đều hiểu người ấy đang nghĩ suy về điều gì.

"hưởng này!"

"ừ, mình nghe?"

"thống nhất cậu về quê với mình nhé?

hưởng im lặng, tôi chỉ còn nghe tiếng chim rừng và thanh âm của gió bên tai.

"mình không hứa được, mẫn ạ.."

"nếu một mai máu mình nhuốm xuống mảnh đất này, cậu nhất định phải thay mình cùng lớp lớp những người đồng đội tiếp tục chiến đấu. bầu trời này, vốn phải được trả lại một màu xanh hoà bình và độc lập như nó đã từng. hãy giương cao ngọn cờ của tổ quốc, xiết bao trong ta, dòng máu của người chiến sĩ cách mạng. mình chưa bao giờ sợ sẽ không thể tiếp tục cống hiến, dù là có phải tan xương nát thịt, cũng đều phải tới hơi thở cuối cùng."

ánh mắt của người chiến sĩ trẻ ấy đầy kiên định, hưởng nói chắc như nịch, không gì có thể làm ý chí quyết liệt của tinh thần cách mạng ấy lung lay. có lẽ chính bởi vì thế, hưởng luôn như một cách vô hình vực tinh thần của tôi dậy mà tiếp tục vững bước trên chặng đường đầy chông gai này.



buổi tối chúng tôi có hoạt động giao lưu nói chuyện, dưới ánh lửa bập bùng và những túp lều trại, được nghe kể về những tấm gương đi trước, những câu chuyện dài của cách mạng, những trang sử hào hùng. tất nhiên, không ai bỏ quên những mẩu chuyện vụn vặt của từng chiến sĩ.

đêm ấy, tôi nằm cạnh hưởng trong doanh trại. cậu lo tôi lạnh nên nhường cho tôi phần nhiều chăn. tôi chẳng ngủ được nên đã bắt đầu nói về những câu chuyện dài, chẳng mấy chốc rồi thiếp đi. nhớ ngày bé bà nói lúc ngủ tôi hay bị giật mình mà trở người suốt, phải có người ôm ngủ mới yên; sau này hưởng cũng đã từng nói với tôi rằng có những đêm cậu liên tục phải vỗ lưng và thậm chí suốt giấc ngủ, tôi đã níu chặt lấy cánh tay người đồng đội của mình không rời.





vài ngày sau đêm hôm ấy chúng tôi được báo tin cuộc tổng tiến công sẽ được tiến hành sau hai ngày. đêm hai bảy tháng bảy năm ấy, tôi và hưởng trở dậy bí mật làm nhiệm vụ đặt lựu đạn và thuốc nổ ở mặt trận gần căn cứ của quân địch, nhằm mưu sát nhắm vào các sĩ quan pháp và những người việt cộng tác với chính quyền thực dân pháp.

chạy dọc suốt men phía bên kia bìa rừng, chúng tôi đi lối sau xâm nhập vào căn cứ nhân lúc bọn lính gác sơ hở. hưởng nhận nhiệm vụ gài lựu đạn và thuốc nổ, tôi canh chừng, ra kí hiệu ngay khi có điều bất thường để tránh trường hợp không may xảy ra rằng chúng tôi sẽ bị phát hiện và túm cổ. trên đường đi, tôi có nói với hưởng nếu nhiệm vụ lần này phải nhất định thành công mà trở về, không được để bị quân pháp phát hiện. hưởng có gặng hỏi mấy lần sao bỗng dưng tôi lại nói như vậy, tôi đều lặng lời không nói gì thêm. sở dĩ, trước khi chào sư đoàn trưởng và anh kỳ - trung đoàn trưởng để đi làm nhiệm vụ, trong lòng tôi đã như ngồi trên đống lửa, trên đường đi lại không ngừng lo lắng, bất an.

tôi nghe có tiếng xột xoạt ở bụi rậm phía bắc, e là quân lính xung kích vây bắt nhưng tôi phải hết sức trấn an tâm lí mà bình tĩnh, vội vã lúc này là kẽ hở để mình trực tiếp rơi vào thế chết đứng. từ từ giương cao khẩu súng, tôi tin tưởng vào tầm ngắm bắn của mình, tay nắm chắc, một mắt hơi nheo lại, di chuyển về phía có tiếng động từ một cơ thể đang tiến gần lại. trong đầu thầm mong nếu là hổ, tôi có thể xử lí, chỉ cần thật bình tĩnh. còn nếu là quân địch, tôi sẽ làm mồi nhử để hưởng chạy khỏi chốn này, vì dù sao tôi nghĩ cậu ấy cũng sắp gài xong hết chỗ lựu đạn và thuốc nổ rồi.

tôi vốn chực sẽ bóp cò ngay khi thứ ấy nhảy ra từ bụi rậm, thì ngay tức khắc một con thỏ rừng nhảy ra, tôi liền ngớ người, chậm rãi hạ thấp súng xuống nhưng không ngừng đề phòng cảnh giác. xong xuôi, hưởng tiến lại chỗ tôi và ra hiệu có thể rời đi được rồi, tôi vịn vào cổ tay người đồng đội, hai đôi chân bước những bước như chạy thật khẽ mà mau. ra khỏi bìa rừng, tôi nghe thấy tiếng nổ vang lên từ phía sau lưng, không nằm ngoài dự đoán như mọi lần, quân địch bị đánh úp. men theo lối mòn về doanh trại, trán tôi rịn túa mồ hôi. đêm ấy, chúng tôi trở về chỉ tiện báo cho anh kỳ đứng chờ sẵn ở cổng rằng nhiệm vụ đã thành công, còn sư đoàn trưởng do anh nói sẽ chuyển lời nên chúng tôi cũng không mất công làm phiền.

hưởng dắt tôi leo lên nóc, chúng tôi nhìn mặt trời đang dần lên. thứ ánh sáng hồng hồng ấy đang rạng lên vạn vật vẫn còn phủ sương mờ, tôi nghe tiếng các chiến sĩ đang lục đục chuẩn bị cho buổi tập duyệt tiếp theo. hưởng nắm lấy tay tôi, cậu đưa mắt nhìn về phía chân trời xa thẳm, nói theo điệu của gió sớm.

"khi vừa lúc trở về, tay cậu rất run. có phải cậu sợ không?"

"mình đã không ngừng lo lắng và bồn chồn, hưởng ạ. rất lo dù mình có bị tóm, cũng không thể giúp cậu thoát chạy."

mấy sợi tóc rũ xuống che đi đôi mắt tôi đang mờ dần trong hơi sương của lệ, hưởng ngồi sát lại phía tôi, ôm lấy tôi trong vòng tay xiết bao ấm áp và yên bình như vùng trời cùng những màu nắng vang nhất của ngày độc lập. cậu vuốt nhẹ mái tóc tôi ẩm sương sớm, cười khe khẽ trong nắng mai đang rạng.

"dù gì cũng xong cả rồi, đừng lo lắng gì nữa. cuộc tổng tiến công sắp tới, hai ta là một trong những lực lượng chính tiến đánh quân địch, nếu có hi sinh, mình cũng mừng vì máu nhuốm xuống đất càng thêm đỏ lại có thể đổi lại được một bầu trời xanh."

và tôi gật đầu, thiêm thiếp đi một lúc trong lòng hưởng, trước khi xuống tập trung điểm danh sau tiếng chuông reng như mọi ngày.







chúng tôi đứng vào những vị trí chiến đấu như đã được tập huấn từ trước, mắt ai cũng đều kiên định, không hề rung lên những nhịp sợ sệt. súng bên súng, đầu sát bên đầu, tiến lên phía trước, chỉ cần có niềm tin. địa trận của cuộc chiến đấu, vừa oanh liệt huy hoàng một trang sử vẻ vang, lại vừa tang thương tới đau xót 

mùi khói thuốc súng vẩn lên đặc quánh trong không khí, tiếng bom đạn và đại bác vang lên rầm trời. chúng tôi những người chiến sĩ cách mạng gan dạ, đã chiến đấu hết mình vì tổ quốc máu xương. đã có những người hi sinh, họ bỏ lại tuổi trẻ của mình trên mảnh đất huy hoàng ấy, lớp lớp thế hệ sau, mãi mãi ghi công những người đã ngã xuống, như lời của hưởng đã từng nói: "máu nhuốm xuống đất càng thêm đỏ lại có thể đổi lại được một bầu trời xanh."

ngày thống nhất, tôi trở về quê, thăm mộ bà, thăm làng xưa. trong tôi những kí ức về một tuổi thơ lại như những thước phim chạy ngược về. hưởng đi sát bên, thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

"sau này, mình sẽ ngồi bên cậu như lúc này, chông về một quá khứ huy hoàng của tuổi trẻ cách mạng."

chúng tôi ngước lên nhìn khoảng trời quê hương, cuối cùng cũng đã có thể là nền trời xanh của một màu hoà bình. máu vẫn chảy xiết trong từng dây huyết mạch, chạy thẳng vào tim một tình yêu nồng nàn mà mãnh liệt. tôi nhớ về bà, về những tháng ngày cách mạng oanh liệt ấy; đứa trẻ năm nào non dại thương bà lắm cùng khói bếp lửa, chiến sĩ cách mạng gan dạ, khao khát về ngày độc lập.

đầu súng trăng treo.




lâu rồi mình mới quay trở lại cũng như viết hoàn thiện được từ đầu đến cuối một mẩu truyện, song là món quà đánh dấu cột mốc đầu chín luôn. tuy là có muộn một chút nhưng không sao, cảm ơn các cậu vì đã luôn ủng hộ và chờ đợi mình.


22102018

Continue Reading

You'll Also Like

277K 24.6K 57
nói chung vì là không phải gu 🫣
45.2K 4.3K 36
bác sĩ tâm thần x wedding planner Em tổ chức đám cưới cho vô số người, đám cưới của em, để chú rể này tự tay lo. Ngọt, hài, HE 1/4/2024 - 12/4/2024. ...
58.8K 4.6K 36
nơi chỉ có chúng ta lck/lol written by: dreamer
120K 9.5K 35
"Này nhé, còn lâu tôi mới yêu ông già đấy😾"