Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

By Blue_Sky_Angel

6.9K 18 3

More

Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

6.9K 18 3
By Blue_Sky_Angel

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Văn học là một hình thái ý thức xã hội, bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm, một cách nhìn đối với đời sống. Xem xét văn học trong mối quan hệ với chủ thể sáng tạo, ta thấy rõ vai trò của thế giới khách quan và tài năng, vốn sống, cá tính của người nghệ sĩ. Bàn về Vũ Trọng Phụng nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn đã nhận xét rằng: “Một điều người ta thường ngạc nhiên mỗi khi nghĩ tới những trang văn của Vũ Trọng Phụng là sao con người này có thể biết nhiều đến thế. Chữ từng trải đối với ông hình như không hợp, phải nói là ông biết lắng nghe, biết tổng hợp, biết từ một cuộc sống hữu hạn của mình thu góp lấy tinh hoa của bao cuộc sống khác, nên mới có sự thông thuộc, sự thành thạo đối với nhiều mảng sống khác nhau vậy.” Quả đúng vậy, không phải tình cờ mà người ta gọi Vũ Trọng Phụng là “ông hoàng của nghệ thuật trào phúng”. Đọc lại những trang văn của Vũ Trọng Phụng, tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi sự tài hoa, dũng cảm cũng như tính hiện thực cao trong những tác phẩm của ông. Đã hơn bảy mươi năm kể từ ngày ông ra đi, nhưng tên tuổi của ông vẫn sống mãi, vị thế của ông trên văn đàn ngày càng được khẳng định. Ông đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam theo hướng hiện đại hóa, nhất là ở lĩnh vực tiểu thuyết.
Số đỏ là một trong những tiểu thuyết thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ rất sắc nét trong cuốn tiểu thuyết này Tài năng trào phúng phải thể hiện ở các cấp chi tiết cho đến toàn cục, và với Số đỏ Vũ Trọng Phụng đã làm được đều trên.
Chọn đề tài tìm hiểu “Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua Số đỏ” tôi mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng như nghệ thuật trào phúng bậc thầy của ông trong tiểu thuyết Số đỏ.
2. Mục tiêu đạt được

2.1 Về lí luận

- Làm sáng tỏ nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tác phẩm Số đỏ.
- Hiểu được phần nào tâm tư, tình cảm của nhà văn cũng như thời đại mà ông đã sống, đưa ra những nhận xét đúng đắn, có tính lôgic về “Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua Số đỏ.
- Từ những lí luận chung rút ra một kết luận xác đáng cho phong cách nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.
2.2 Về thực tiễn

- Tập thao tác nghiên cứu khoa học.
- Từ những hiểu biết có được qua đề tài, xây dựng cho bản thân một cơ sở lý luận làm hành trang trên con đường tri thức, qua tiếng cười trào phúng rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống cũng như hiểu được phần nào một thời kỳ lịch sử đã qua của đất nước.
- Dẫu biết bài tiểu luận này còn khiêm tốn về tri thức nhưng cũng mong góp phần nhỏ, phần chưa biết vào kiến thức về nhà văn Vũ Trọng Phụng nói riêng cũng như về bộ môn Lí luận văn học nói chung.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tác phẩm Số đỏ.
- Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
- Đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật trào phúng trong Số đỏ.
4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp tư liệu
- Phương pháp lôgic
- Phương pháp so sánh, đối chứng
- Phương pháp phân tích, bình luận
5. Cấu trúc bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về tác giả - tác phẩm
1.1. Tác giả
1.2. Tác phẩm và dư luận
Chương 2: Những vấn đề lý luận liên quan đến đê tài
2.1. Khái niệm “trào phúng"
2.2. Nghệ thuật trào phúng
Chương 3: Số đỏ - đỉnh cao nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng
3.1. Nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng
3.2. Hiện thực xã hội hiện lên sinh động qua bút pháp trào phúng


B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
1. Tác giả:
Vũ Trọng Phụng bút danh Thiên Hư, sinh ngày 20- 10- 1912. Tuy quê gốc ở làng Hảo, Mỹ Hào, Hưng Yên, nhưng Vũ Trọng Phụng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. 
Gia đình Vũ Trọng Phụng rất nghèo, sống trong một căn nhà thuê tồi tàn ở phố Hàng Bạc. Ông thân sinh là Vũ Văn Lân, làm thợ điện ở xưởng sửa chữa ô tô Boillot (Boalô), mất sớm khi Vũ Trọng Phụng mới được 7 tháng tuổi. Bà thân sinh là Phạm Thị Khách, người Hà Đông. Góa chồng khi còn rất trẻ nhưng bà đã ở vậy tần tảo nuôi mẹ chồng và con thơ bằng nghề khâu vá thuê.
Năm 1921, lên 9 tuổi Vũ Trọng Phụng bắt đầu học Pháp văn ở trường Hàng Vôi (nay là trường Nguyễn Du), sau học ở trường Hàng Kèn, sau đó là trường Linh Từ. Năm 15 tuổi Vũ Trọng Phụng đỗ bằng tiểu học. 
Cũng thời gian này, gia đình lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Nên dù không thích ông vẫn chọn thi vào trường sư phạm, để có học bổng, nhưng Vũ Trọng Phụng đã bị trượt. Thế là mới 15, 16 tuổi ông đã phải đi làm kiếm sống. Tháng 10-1926 Vũ Trọng Phụng làm thư kí ở nhà hàng Godard, được hai tháng thì mất việc, vì ham mê văn chương, không chuyên tâm vào công việc. Sau đó xin được chân đánh máy chữ cho nhà in Viễn Đông, nhưng hai năm sau cũng bị đuổi vì lí do trên.
Thời gian sống ở phố Hàng Bạc và thời gian làm việc ở nhà hàng Gôđa và nhà in Viễn Đông đã giúp Vũ Trọng Phụng có vốn sồng và ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn xã hội đương thời. Vốn có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ (biết đánh đàn nguyệt, vẽ giỏi, biết làm thơ .), lại đam mê văn chương, nên sau khi thất nghiệp, Vũ Trọng Phụng đã quyết định chuyển sang viết văn, bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình. 
Trong khoảng thời gian 1930-1939, ông cộng tác với rất nhiều tờ báo: Ngọ Báo, Nhật Tân, Hà Thành, Tiến Hóa, Tương Lai, Tao Đàn, Tiểu thuyết thứ bảy, và viết đủ các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, chính luận, phê bình Ngoài ra, ông còn dịch vài vở kịch của Victo Huygô.
Năm 1933, khi trên tờ báo Nhật Tân xuất hiện thêm phóng sự Cạm bẫy người của tác giả Thiên Hư Vũ Trọng Phụng. Sau đó là những phóng sự khác như: Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô thì cái tên Vũ Trọng Phụng nổi lên như cồn. Vũ Trọng Phụng được văn hữu tôn vinh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, nhưng đặc biệt thành công trong lĩnh vực tiểu thuyết Giông Tố, Số Đỏ là những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu của ông.
Đầu năm 1938, Vũ Trọng Phụng lập gia đình với cô Vũ Mỵ Hương con một gia đình buôn bán nghèo ở Nhân Mục – Thanh Xuân– Hà Nội. Cuối năm đó có con đặt tên là Vũ Mỵ Hằng. Vì phải làm việc quá sức, đời sống nghèo khổ, nên căn bệnh lao càng thêm trầm trọng và làm ông kiệt sức. Ông mất vào 13–10–1939 tại căn nhà số 73 phố Cầu Mới, Ngã Tư Sở, nay thuộc Thanh Xuân, Hà Nội, để lại bà, mẹ, vợ và đứa con gái mới một tuổi. Sự ra đi của ông đã để lại nhiều nuối tiếc trong lòng người hâm mộ, bạn bè và gia đình.
Tròn 27 tuổi đời với 9 năm tuổi nghề ngắn ngủi, vậy mà tính từ truyện ngắn Chống nạng lên đườngCon người điêu trá (1930-1931), ông đã để lại một di sản đồ sộ mang gía trị hiện thực và nhân bản sâu sắc, chứng tỏ một khả năng sáng tạo dồi dào, một sự lao động cần mẫn: 9 truyện dài và vừa, 24 truyện ngắn, 6 vở kịch và 2 tác phẩm dịch, nhiều bài phê bình bút chiến, 7 phóng sự ký sự và hàng trăm bài báo. 
2. Tác phẩm và dư luận
Số Đỏ là một trong những tiểu thuyết thành công nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo ra số 40, ngày 7- 10- 1936 và được in thành sách đầu tiên vào năm 1938. Tác phẩm cũng đã được dựng thành kịch, phim.
Số Đỏ là một cuốn tiểu thuyết trào phúng không tiền khóang hậu. Mỗi chương là một màn hài kịch đặc sắc. Nghệ thuật hài hước, châm biếm phong phú, đa dạng. Tác phẩm ném ra hàng loạt chân dung biếm họa tài tình, bút pháp phóng đại tưởng như hết sức phóng túng, tùy tiện mà vẫn phản ánh được chân thực xã hội đương thời, tạo nên những điển hiện thực chủ nghĩa có thể sống mãi với thời gian.
Đánh giá cao công lao của Vũ Trọng Phụng, Tố Hữu đã nói: “Vũ Trọng Phụng không phải làm cách mạng nhưng cách mạng cảm ơn Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái thực xấu xa của xã hội ấy”. Còn Lưu Trọng Lư trong điếu văn đọc bên mồ Vũ Trọng Phụng khẳng định: “Tất cả cái sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng là phơi bày, là chế nhạo tất cả những cái rởm, cái xấu, cái bần tiện, cái đồi bại của một hạng người, một xã hội, một thời đại, của Vũ Trọng Phụng, cũng như Bandzac đối với thời đại của Bandzac”.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói: “Đọc Số Đỏ thấy mỗi chi tiết dường như chứa đựng một mâu thuẫn trào phúng nào đó và đằng sau những chi tiết ấy ẩn hiện thấp thoáng một nụ cười thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ và căm phẩn của nhà văn đối với một lớp xã hội nhố nhăng, lố bịch, đú đỡn, rủng mỡ vừa láo cá, bịp bợm, đã không biết xấu hổ lại còn vênh váo, hí hửng, phô phang thái độ của những kẻ hãnh tiến, tiểu nhân đắc chí”. 
Phan Cự Đệ khi đánh giá lại Số Đỏ đã viết: “Mặc dầu còn có những hạn chế trong thế giới quan, trong lập trường phê phán xã hội, nhưng với Số Đỏ, Vũ Trọng Phụng đã cắm một cái mốc quan trọng trong nghệ thuật điển hình hóa hiện thực xã hội chủ nghĩa, trong nghệ thuật trào phúng của văn xuôi Việt Nam. Số đỏ là một tác phẩm xuất sắc của Vũ Trọng Phụng, của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945”.

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1 Khái niệm “trào phúng”

Trào phúng là sự khái quát chung cho những tác phẩm nghệ thuật (không cứ gì văn chương), lấy tiếng cười làm phương tiện để biểu hiện thái độ gì đó, nhằm vào một đối tượng nhất định.
Đứng về nội dung mà xét, thì trào phúng có những cấp độ sau đây, xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng:
- Tiếng cười khôi hài.
- Tiếng cười mỉa mai. 
- Tiếng cười châm biếm.
- Tiếng cười chế giễu, nhạo báng.
- Tiếng cười đả kích.
Những khái niệm cụ thể trên thể hiện mức độ khác nhau của tiếng cười, nhưng trong đời sống cũng như trong nghệ thuật, đây đó còn có sự lẫn lộn.
2.2 Nghệ thuật trào phúng.

Nói đến nghệ thuật trào phúng là nói đến nghệ thuật gây tiếng cười mang ý nghĩa phê phán, lên án, đả kích xã hội. Trước hết, nó đòi hỏi phải vạch ra được mâu thuẫn đáng cười của đối tượng, rồi dùng biện pháp phóng đại (cường điệu) để tô đậm làm nổi bật mâu thuẫn đó, khiến cho đối tượng càng trở nên đáng cười. Nhà văn trào phúng tài năng là nhà văn giỏi phát hiện ra những mâu thuẫn trào phúng, tạo nên những tình huống trào phúng, dựng lên những chân dung trào phúng.




CHƯƠNG 3: SỐ ĐỎ - ĐỈNH CAO NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
3.1. Nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng

Đầu tiên, phải kể đến nghệ thuật xây dựng các tình huống trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Là một nhà văn hiện thực, ông luôn quan tâm sâu sắc đến môi trường xã hội, xem đó là cơ sở để giải thích tính cách nhân vật cũng như hướng đi cho tác phẩm nên ông rất chú ý xây dựng những tình huống trào phúng làm nền cho nhân vật hài xuất hiện. Ví dụ như trong tiểu thuyết Số đỏ, mâu thuẫn trào phúng nằm ngay trong nhan đề của chương truyện XV: “Hạnh phúc của một tang gia”. Thông thường tang gia phải là bất hạnh, bao trùm lên một gia đình có người chết, phải là cảnh buồn đau nhưng ở đây, cái chết của cụ cố Tổ lại đem đến cho toàn gia một niềm hạnh phúc hoan hỉ. Điều này thật trái khoáy ngược đời! Cả cái đại gia đình ấy, ai cũng nóng lòng sốt ruột mong đợi cái chết ấy. Và người ta chỉ chờ đợi phát tang để mà được thể hiện. Người ta ríu rít đi đưa cáo phó, thuê xe tang, tung tăng tung tẩy đặt thứ này, sắm thứ khác . Mặt khác đây là một đám tang thật to tát, thật gương mẫu “to nhất tất cả”. Đám có mấy trăm người cả tai to mặt lớn cho đến nam thanh nữ tú, có lợn quay đi lọng vàng, kiệu bát cống, với hàng trăm vòng hoa, rồi cờ, trướng, câu đối. Riêng âm nhạc cũng đã đủ kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu, từ bát âm cho đến bú dích, lốc bốc xoảng .Tất cả cứ tưng bừng náo nhiệt. Đám đi đến đâu cũng nở mày nở mặt! Sự to tát nếu không làm người chết nhổm lên thì cũng phải gật đầu. Nhưng sự nực cười là ở chỗ, cái đám tang vào loại to nhất Hà Thành, có đầy đủ các thức chỉ thiếu duy nhất một thứ: ấy là lòng xót thương dành cho người chết. Không có một ai thương xót cho người trong quan tài. Mà thiếu điều này thì tất cả trở thành vô nghĩa, thành lừa bịp, giả dối. Mâu thuẫn trào phúng này đã giúp Vũ Trọng Phụng vạch trần, lật tẩy được bộ mặt giả dối, bên ngoài thì phô trương ồn ào, ầm ĩ mà bên trong thì thối nát.
Có thể phân loại các tình huống trào phúng khá tiêu biểu Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ như sau:
- Tình huống ngẫu nhiên (rủi hoá may, may hoá rủi)
- Tình huống lật tẩy tính chất vô nghĩa lý của nhân vật
- Tình huống "Chiếu tướng" nhân vật một cách đột ngột, tình huống hiểu lầm (ông nói gà, bà nói vịt).
Hai là sự kết hợp giữa cái ngẫu nhiên và cái tất yếu. Ngẫu nhiên được xem như một nguyên tắc xây dựng cốt truyện hài, trở thành một mô típ phổ biến trong sáng tác Vũ Trọng Phụng nói chung và "Số đỏ" nói riêng. Song cái ngẫu nhiên cũng là con giao hai lưỡi: hoặc tạo ra những đột ngột, bất ngờ, lạ lầm gây hứng thú thẩm mỹ cho người đọc, hoặc gây tính giả tạo, gò ép cho cốt truyện. Tài năng của Vũ Trọng Phụng là đã tìm ra hạt nhân hợp lý của cái ngẫu nhiên trong cái xã hội nhiễu loạn tạo nên sự thật về cái nhìn "vô nghĩa lí" trước xã hội bấy giờ. Số đỏ tiêu biểu cho sự kết hợp giữa thật - giả, ngẫu nhiên tất yếu này. Đó là cái ngẫu nhiên mang vận đỏ trùm lên cuộc đời nhân vật Xuân. Con đường tiến thân vùn vụt của Xuân từ hạ lưu đến thượng lưu thật quá sức tưởng tượng, như toàn được lót bằng chiếu hoa của sự ngẫu nhiên may mắn. Nhưng ngẫm kỹ Xuân tóc đỏ may mắn đâu chỉ là chuyện "chó ngáp phải ruồi", tất cả đều có tính quy luật của nó. Theo cách lý giải của Vũ Trọng Phụng một phần là ở tư tưởng định mệnh (là số tử vi mở đầu tác phẩm đã dự báo vận đỏ của Xuân). Song toát lên từ hình tượng nghệ thuật của tác phẩm đó là quy luật hiện thực.
Ba là sự đối lập các hình diện quan sát, miêu tả. Đối lập các hình diện quan sát, miêu tả với Vũ Trọng Phụng cũng là hình thức tương phản để tạo hài. Bởi vì cái hài vốn là một tương phản. Nội dung xấu lẩn vào hình thức đẹp, cái nhếch nhác lẩn vào cái trang nghiêm .Nghệ thuật đẩy tương phản lên tính thẩm mĩ, gây khoái cảm nhận thức. Vũ Trọng Phụng tạo ra tương phản bằng cách tạo ra những đối lập lệch pha trong bản thân đối tượng bị châm biếm, nhằm nêu bật cái cọc cạch khấp khểnh ở đối tượng, buộc đối tượng phải phơi lưng trước tiếng cười. Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng tạo đối lập trong những trang miêu tả đám ma cụ cố Tổ. Chi tiết thứ nhất là cảnh cậu Tú Tân bắt bẻ từng người một làm những động tác, giữ những tư thế đau buồn để cho cậu ta chụp ảnh. Chi tiết thứ hai là ông Phán mọc sừng, cái kẻ giả dối và vô liêm sỉ trong gia đình thượng lưu nữa vời kia đã khóc đến tưởng chừng ngất đi. Tuy vậy, giữa lúc oằn người khóc lóc, chính ông ta đã giúi vào tay Xuân Tóc Đỏ món tiền năm đồng vì đã có công gọi ông ta là “người chồng mọc sừng”, chính là cái công gián tiếp khiến cho cụ cố Tổ chết. Nhà văn đã kết hợp hai hình diện quan sát của điện ảnh: vừa viễn cảnh vừa cận cảnh và cho hai hình diện này đối lập nhau để tạo tiếng cười.
Bốn là trần thuật không xuôi chiều. Đọc văn Vũ Trọng Phụng độc giả thấy đầy những cú vấp, cú sốc lời văn kể chuyện của ông không phẳng lặng mà luôn trồi lên những mâu thuẫn, nghịch lý, mâu thuận nọ đẻ ra mâu thuẫn kia. Đều này thể hện rõ nhất ở nhân vật Xuân Tóc Đỏ. Hắn vì xem trộm một cô đầm thay đồ nên bị cảnh sát bắt giam, sau đó được bà Phó Đoan bảo lãnh. Bà Phó Đoan giới thiệu Xuân đến làm việc ở tiệm may Âu Hóa, từ đó Xuân bắt đầu tham gia vào việc cải cách xã hội. Nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, hắn được vợ chồng Văn Minh gọi là "sinh viên trường thuốc", "đốc tờ Xuân". Hắn gia nhập xã hội thượng lưu, quen với những người giàu và có thế lực, quyến rũ được cô Tuyết và phát hiện cô Hoàng Hôn ngoại tình. Xuân còn được bà Phó đoan nhờ dạy dỗ cậu Phước, được nhà sư tăng Phú mời làm cố vấn cho báo Gõ Mõ. Vì vô tình, hắn gây ra cái chết cho cụ cố Tổ nên được mọi người mang ơn Tiếng cười chưa kịp lắng xuống đã lại bùng lên, kết chuỗi nhau trong Số đỏ.Có thể kể ra rất nhiều những cuộc xung đột, những màn hài kịch mà sự kiện mở đầu và kết thúc là một chuỗi những tình huống kế tiếp nhau tạo thành dây kịch tính.
Và sau cùng là một kết thúc bất ngờ đầy hài hước. Tính kịch và tính hài trong kết thúc của Vũ Trọng Phụng còn là ở sự bất ngờ của nó. Kết thúc của Vũ Trọng Phụng luôn là sự hoà giải tạm thời của xung đột này để mở ra một xung đột khác. Mở nút chỉ là cách tạm thời để xoa dịu những cú sốc. Số đỏ hài hước trong từng chương và xuyên suốt cả tác phẩm. Ta có thể thấy kết thúc cuốn tiểu thuyết thật thú vị: Xuân tóc đỏ một tên ma cà bông thành anh hùng cứu quốc, bà phó Đoan dâm đãng được nhận bảng "Tiết hạnh khả phong xiêm la". Cụ cố Hồng “được” gả Tuyết cho Xuân sung sướng đến ngứa ngáy chỉ muốn ai đấm vào mặt mình .Không ai lường trước được một kết cục lạ lùng như thế. Tính bất ngờ của nó gây nên tiếng cười giòn giã nhưng cũng thật sâu cay. 
Ngòi bút của Vũ Trọng Phụng đúng là như dao sắc. Đằng sau những lời nói như đùa, sự thật của đời sống cứ hiện ra lồ lộ trên đó nổi lên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối trá. Kịch hoá trần thuật là một nỗ lực đổi mới hình thức tự sự của Vũ Trọng Phụng. Nhờ nét mới mẻ này, tiếng cười của Số đỏ mang giá trị nhân bản và dân chủ sâu sắc hơn. Nghệ thuật trần thuật độc đáo đã góp phần tạo nên giá trị của kiệt tác Số đỏ. Nó cũng góp phần tạo nên phong cách tài năng Vũ Trọng Phụng và là đóng góp quí giá cho nghệ thuật tự sự của văn học Việt Nam hiện đại.
3.2. Hiện thực xã hội hiện lên sinh động qua bút pháp trào phúng.

Với nghệ thuật xây dựng nhân vật “số phận” trong tiểu thuyết Số đỏ Vũ Trọng Phụng cho ta thấy rõ quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Cuộc đời dưới cặp mắt của tác giả là cuộc đời với nhiều nghịch lý, “vô nghĩa lý”, được biểu hiện, giải thích bởi những sự kiện trong những tình huống ngẫu nhiên của “số phận”, của kiếp người. Ta nhìn lại nhân vật Xuân tóc đỏ, phải thừa nhận rằng hắn không tài năng, không thủ đoạn, hắn có phần ngây thơ và rất con người theo kiểu cái xã hội nửa tây, nửa ta. Cuộc sống đầu đường xó chợ, những bài học ở vỉa hè, tạo ra một thằng Xuân bụi đời, lưu manh, tinh quái. Xuân lang thang tự kiếm sống với nhiều nghề nghiệp “rẻ tiền” nên về lâu càng trở nên ranh mãnh hơn. Nhưng cũng nhờ vào những hoàn cảnh đặc biệt đó, Xuân đã nhập vào thế giới thương lưu, những kẻ giàu có, từ ông bà Văn Minh, bà phó Đoan, cô Tuyết . nói chung cái xã hội thương lưu đó là môi trường rất tốt để nuôi dưỡng những loại người như Xuân Tóc Đỏ. Con đường tiến lên của Xuân hoàn toàn là do những cơ may. Có những điều mà đến chính Xuân cũng không ngờ được. Do bản tính nhanh nhẹn, láu cá, hắn tạo được chỗ đứng trong gia đình ông bà Văn Minh. Để từ một anh nhặt banh ở sân quần, một gã thổi loa kèn quảng cáo thuốc lậu trở thành sinh viên trường thuốc, một quan đốc - tờ Xuân, một cây hi vọng của quần vợt Bắc kì, một vĩ nhân cứu quốc, một bậc thượng lưu của xã hội .Tất cả tuy có được nhà văn phóng đại, nhưng cái điều cốt yếu vẫn là sự tố cáo hiện thực xã hội. Xuân chỉ là một tên vô lại với những ngôn từ thấp hèn cửa miệng: “Mẹ kiếp”, “Nước mẹ gì” . Do biết một tí về nghề thuốc, trong thời gian quảng cáo thuốc lậu, hắn được Văn Minh giới thiệu là “sinh viên trường thuốc” và hắn chữa khỏi bệnh cho cụ cố Tổ. Bước đầu hắn đã gặp được vận đỏ. Chẳng những được tiếng còn được tình. Người đầu tiên mê Xuân là cô Tuyết (tình nguyện trực đêm với “quan đốc - tờ”) và một loạt người khác dần dần chú ý và cũng thấy mê nó. Sự tình cờ màu nhiệm càng làm thanh thế của Xuân to lên trong gia đình của Văn Minh, từ đó “sự ngu độn của nó được người ta cho là nhũn nhặn, là sự khiêm tốn, nên nó càng được yêu mến hơn”. Tiếp đến, là bà phó Đoan có tình ý với nó, rồi đến ông Phán “mọc sừng” cũng cho nó là người đứng đắn.
Cuộc đời Xuân Tóc Đỏ hết gặp vận may này đến vận may khác. Sự “huyên thuyên” của hắn khi chữa bệnh cho cụ cố làm mọi người kinh ngạc, nhưng hắn đã chinh phục được họ. Ở nhân vật này xuất hiện nhiều điều bất ngờ nhưng lại phù hợp với lôgíc nội tại. Tính cách luôn có những mặt trước sau không hể thay đổi. Bản chất của Xuân là một tên lưu manh, mở miệng là cứ “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì”. Sự khôn ranh không phải do học hành mà do sự bắt chước, che đậy, đối phó với mọi tình huống. Nào hắn có biết làm thơ đâu mà cũng được tôn là “Xuân Tóc Đỏ thi sĩ”, thực chất hắn chỉ thuộc bài thơ “thuốc cảm, nhức đầu” của những tiệm thuốc giao cho hắn đi bán dạo! Trên sân khấu cuộc đời xô bồ hỗn độn hắn sắm rất nhiều vai hài kịch. “Nhưng đôi khi, giữa lúc đang múa may khóc cười trên sân khấu, hắn bỗng nhớ đến thân phận hèn mọn của mình và gần như sững đi trong chốc lát, trong cái giây phút quan trọng đó, hắn hiện nguyên hình là một thằng Xuân hạ lưu, vô học”. Chẳng hạn lúc Xuân Tóc Đỏ “ưỡn ngực” nói to trước vợ chồng ông Phán và trước mặt cả nhà Văn Minh: “Thưa ngài, ngài là người chồng mọc sừng!”. Tình cảnh bi đát xảy ra: Ông Phán dây thép ôm lấy ngực ngã quỵ xuống đất, cụ Tổ cũng nấc một cái to, ngã xuống giường” . Trong lúc bối rối nguy ngập này, Xuân Tóc Đỏ thú tội và chỉ biết chạy thẳng một mạch như kẻ cắp: “Thưa cụ, quả con vô học, xưa nay nhặt banh quần hạ lưu, không biết thuốc ạ!”. Nhưng rõ là số hắn quá đỏ: hắn không bị xem thường mà còn được trọng vọng! Cái chết của cụ Tổ càng làm người ta nể phục hắn. Đám tang cụ cố trước đó không hề có mặt hắn, nhưng trên đường mai táng nhộn nhịp bỗng có sự xuất hiện lạ lùng của chiếc xe tang mà trên đó có Xuân và mấy vị sư chùa bà Đanh ngồi chễm chệ. Chính sự xuất hiện này đã làm cho đám tang ngày càng sang trọng, thượng lưu. Thân chủ của cụ Tổ càng thấy khâm phục Xuân bởi Xuân đã góp phần làm lừng danh “đám tang lớn nhất từ trước đến nay”. Nhưng đó là một sự thật mỉa mai, lố bịch, phũ phàng, tàn nhẫn. Bởi chính nó đã gây ra cái chết cho cụ Tổ. Tình cảm gì “cái thằng” Xuân, sự xuất hiện của nó một lần nữa tô đậm con người đểu cáng, vô lương tâm của chính nó và của cả cái xã hội bấy giờ. Đó là hiện thực, hiện thực toát lên bằng cái nhìn châm biếm và tiếng cười ồ ạt. 
Xuân Tóc Đỏ thấy rõ vị trí của mình trong xã hội, hắn ngày càng nhận rõ muốn tạo được thanh thế và uy tín thì phải xem thường mọi người! Hắn càng làm bộ, giả dối bao nhiêu thì lại được kính trọng bấy nhiêu .Dù làm ra vẻ kiểu cách nhưng bản chất của nhân vật này vẫn là lố bịch, kệch cỡm. Thái độ của hắn mỗi lần được tiếp xúc với mọi người chỉ là sự đòi hỏi kiểu cách: “Rất hân hạnh” .và hết sức lố bịch khi hắn đứng trước quần chúng : “Hỡi quần chúng, mi không hiểu gì, mi oán ta. Ta vẫn yêu quý mi, mặc lòng mi chẳng rõ lòng ta. Thôi giản tán đi!” . Thực chất của Xuân Tóc Đỏ là như vậy. Lịch sử leo thang danh vọng của Xuân Tóc Đỏ chính là tiến trình leo thang của những nhân vật chóp bu, trong bất cứ xã hội kim tiền, tham nhũng nào. Những hình thái lai căng trong Số đỏ phản ảnh những hình thái đua đòi, chạy theo cái mới, tân tiến nửa mùa, xoá bỏ căn cước văn hoá của chính mình, là hình thức sao chép, gán ép hai thực thể không cân xứng, không phù hợp.
Ngoài nhân vật Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng cũng dựng lên nhiều chân dung trào phúng sắc sảo khác. Chỉ xét trong đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” ta có thể thấy rõ các nhân vật và những nhóm nhân vật trào phúng. Trong đám tang của cụ cố tổ người ta thấy cảnh sát Min Đơ và Min Toa mừng ra mặt, vì lâu nay thất nghiệp bỗng dưng có việc làm, đến đám tang để giữ trật tự một cách mẫn cán. Sư cụ Tăng Phú thì đến đây để có dịp phô trương thanh thế của báo Gõ mõ vì sự nghiệp “chấn hưng Phật Giáo” .Người trong nhà thì vợ chồng ông Văn Minh phấn khởi vì có dịp lăng xê những mốt áo tang lố lăng. Cô Tuyết - cô cháu gái rượu của người chết - thì đợi ngày này để mặc bộ thơ ngây hở hang để muốn chứng minh cho thiên hạ rằng mình vẫn còn một nửa chữ trinh và vì nhớ nhân tình nên trên mặt mang một nỗi buồn lãng mạn rất đúng mốt. Đám tai to, mặt lớn thì đến đám tang để trưng ra các huân chương lấp lánh, thôi thì đủ loại : Bắc đẩu bội tinh, Vạn Tượng bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh đồng thời để trình diễn râu ria, hoặc dài ngắn, hoặc đen hoặc hung hung hoặc lún phún hoặc rầm rậm .Họ có cảm động nhưng không phải vì tiếng kèn Xuân nữ ai oán mà vì làn da trắng trên ngực cô Tuyết thập thò sau làn áo mỏng. Đám nam thanh nữ tú thì đến đánh tay, đánh mắt chim chuột, đú đởn nhau. Ai cũng giữ bộ mặt nghiêm trang, nhưng kì thực họ nói toàn những chuyện đồi bại: “Con kia kháu thế! Con này xinh hơn”. “Gớm cái ngực đầm quá đi mất”, “Chồng gầy thế, vợ béo thế thì đến mọc sừng mất”, “Thằng ấy bặc tình bỏ mẹ”, “Mỏ đồng hay mỏ chì” v.v . Đám cứ đi, ai cũng nghiêm trang, nhưng kì thực là một sự trống rỗng đến kinh khủng.Và với số phận của mình, các nhân vật đã nhảy múa, quay cuồng, diễn trò theo kiểu “đồ vật hóa”. Nhân vật trong Số đỏ được mô tả là những nhân vật mà tính cách của họ luôn vận động, phát triển trong một hoàn cảnh điển hình tạo nên một chuỗi cười dài mang sức mạnh tố cáo, thể hiện một phong cách trào phúng độc đáo.
Tiểu thuyết Số đỏ kết thúc khi Xuân đã leo lên nấc thang cuối cùng của danh vọng : Xuân - vĩ nhân - anh hùng cứu quốc đang diễn thuyết trước đông đảo quần chúng, gọi quần chúng là “mi”. Bằng hành động bịp bợm, tên nhặt banh quần vợt ngày nào đã giả thua đối thủ nước Xiêm để tránh thảm họa chiến tranh. Trong xã hội tư sản nhố nhăng đó, kẻ vô học như Xuân được biểu dương, tán tụng đến không ngờ.
Xây dựng nhân vật điển hình Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện một tài năng trào phúng bậc thầy. Có thể xem mỗi chương trong Số đỏ là một màn sân khấu mà cái xung đột diễn ra đầy kịch tính. Trong xã hội đó, kẻ vô học đào luyện trong nền văn hóa vỉa hè trờ thành anh hùng cứu quốc, vĩ nhân, quả là sự châm biếm sâu cay. Qua nhân vật này, tác giả thể hiện sự tố cáo mãnh mẽ đối với xã hội đương thời - xã hội thực dân đầy rẫy thói dâm ô, bịp bợm vô liêm sĩ mà Xuân Tóc Đỏ là một điển hình. Thông qua bức tranh xã hội đầy những ngẫu nhiên, vô nghĩa lý của cuộc đời trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã châm biếm sâu cay, đả kích, vỗ vào mặt của những ông chủ, bà chủ, cùng với những kẻ có tiền vô đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Bằng bút pháp châm biếm sâu sắc, bằng tiếng cười tung hê vào mặt xã hội “Âu hoá” kệch cỡm. Vũ Trọng Phụng xây dựng Xuân Tóc Đỏ không chỉ là tính cách của một cá nhân mà là sự tổng hợp các loại người trong xã hội thối tha ấy. Những kẻ luôn vỗ ngực tự coi mình là văn minh, là tân tiến thực chất bọn họ là những bầy hề sống thượng lưu, thác loạn. Chỉ trong xã hội thực dân thì những kẻ như Xuân Tóc Đỏ mới có “vai trò quan trọng” đứng trên thiên hạ làm xã hội điên đảo, mục nát.
Nhân vật Xuân Tóc Đỏ là hình tượng độc đáo trong tiểu thuyết của văn học hiện thực 1930 – 1945. Thông qua những chuỗi cười, Vũ Trọng Phụng lên án gay gắt cái xã hội đồi bại đê tiện thời ông sống. Tiếng cười ấy đồng thời cũng là tiếng chửi thẳng vào bọn người học đòi làm quý tộc, làm tư sản nhưng ngu độn, chỉ biết sống vì đồng tiền mà quên đi nhân phẩm. Số đỏ là tiểu thuyết trào phúng được viết theo cảm hứng hiện thực phê phán. Một hiện thực phê phán quyết liệt theo kiểu Vũ Trọng Phụng, là sự kết hợp có cơ sở. Đặc điểm của trào phúng là thường cười nhạo những thói hư, tật xấu của đối tượng. Đặc điểm của hiện thực phê phán là phát hiện bản chất xấu xa của xã hội và con người để phê phán và Số đỏ đã thực hiện được sứ mệnh của mình, đúng như mong muốn của Vũ Trọng Phụng: “ tiểu thuyết thật sự là đời”.
Tiểu thuyết Số đỏ nổi bật giữa những tác phẩm cùng thời không chỉ bởi khám phá ra một góc nhìn mới lạ về xã hội thực dân nửa phong kiến mà còn bởi tính hiện thực cao của tác phẩm. Bằng kinh nghiệm, tài năng, cái nhìn độc đáo nhưng chân thật về cuộc sống nhà văn đã phác họa chân dung xã hội đương thời một cách tài tình và thấu đáo, tiếng cười được tạo ra với nhiều cấp độ, đánh thẳng vào cái xã hội “chó đểu”, “Âu hóa nửa vời” Tất cả quả là một tấn trò hề, là một vở đại kịch, một xã hội vô nghĩa lí mà thôi. Với tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã nhìn vào nỗi đau của xã hội đương thời, phát hiện ra con bệnh, phải chăng ông cũng như nhà văn Lỗ Tấn, muốn dùng văn chương như một công cụ góp phần thay đổi xã hội. Đọc Số đỏ ta nhận thấy nó là một chuỗi cười không đơn giản chỉ là cười. Vì càng đào sâu vào bản chất xấu xa của con người bằng cái cười trào phúng, tác phẩm càng chỉ ra một sự thực đáng buồn, con người đã đánh mất đi bản chất người của mình. Số đỏ chính là một cuộc hành trình đi tìm bản chất của con người, theo cái cách của Vũ Trọng Phụng, là từ mặt trái, và theo cái kiểu của riêng ông, kiểu cười. Đúng như ông đã viết, “Tôi sẽ cố gắng nhìn vào những nỗi đau của xã hội, may ra tìm được những thuốc khiến cho những cái ung đó có thể hàn miệng, lên da”. Số đỏ chính là tác phẩm tố cáo hiện thực xã hội độc đáo bằng tiếng cười ào ạt, bằng một hình tượng “kì dị” mà nổi bật, đại diện tiêu biểu nhất cho phong cách Vũ Trọng Phụng.












C. KẾT LUẬN

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn đầy tài năng, tiêu biểu giai đoạn văn học 1930 – 1945. Qua tiểu thuyết Số đỏ, bằng cách viết trào phúng, bằng những chi tiết đầy kịch tính, tác giả đã khắc họa một cách sâu sắc những chân dung biếm họa trào phúng. Có thể nói Số đỏ chính là minh chứng hùng hồn nhất cho nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. Sau tiếng cười chính là nỗi đau của nhà văn trước cảnh đời đen bạc. Cái xã hội mà con người sống với nhau bằng sự lừa lọc, giả dối và những ngón đòn xảo tráo. Chúng ta cũng không khỏi xót xa khi thấu hiểu những chuỗi cười trào phúng. Nó phanh phui hết cái xấu xa bỉ ổi của hiện thực, tố cáo một cách sâu sắc hơn bao giờ hết xã hội thối nát, mất nhân tính và vô liêm sỉ. Cuộc phiêu lưu của Xuân Tóc Đỏ, một tay ma cà bông, vô học, lên tới đỉnh cao của danh vọng, trở thành nhà vô địch yêu nước, trở thành vĩ nhân, chẳng qua chỉ là cuộc phiêu của sự bất tài, vô học, được bọn con buôn chính trị thượng lên chóp đỉnh, trong một xã hội kim tiền, tham nhũng, mà dân tộc ta đã trải nhiều kinh nghiệm nhãn tiền. Toàn bộ tác phẩm là một chuỗi cười châm biếm giòn giã, sảng khoái, nhưng cay độc, ném thẳng vào bộ mặt xã hội thượng lưu, trưởng giả thành thị hết sức nhố nhăng, đồi bại và bịp bợm. Tiếng cười trào phúng đặc sắc và đầy tài năng ấy của Vũ Trọng Phụng làm cho ta như tỉnh ngộ, nhận ra những đều tầm thường trong cuộc sống hôm nay thật ý nghĩa. 
Ngôn ngữ trong Số đỏ đã vượt ra khỏi những trang sách để đi đời sống hàng ngày, trở thành những thành ngữ bình dân nhất, mà người Việt dù có đọc Vũ Trọng Phụng hay không, không ai là không biết. Đây là hiện tượng hiếm có trong lịch sử ngôn ngữ, cho thấy sự thành công cũng như tầm ảnh hưởng của tiểu thuyết Số đỏ trong cuộc sống hôm nayVũ Trọng Phụng ra đi quá sớm khi người đương thời chưa có sự nhìn nhận đúng đắn về các sáng tác của ông. Hôm nay, những tác phẩm của ông đã giúp chúng ta nhìn nhận lại một cách khách quan những đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam, xóa bỏ đi những nghi ngờ sai lệch về tác phẩm Vũ Trọng Phụng và cả con người tác giả, lúc sinh thời và cả sau lúc nằm xuống để đường hoàng đi vào cõi bất diệt của văn xuôi Việt Nam. Số đỏ đã cho ta thấy sức mạnh của ngòi bút trào phúng Vũ Trọng Phụng là sức mạnh của một tài năng bút lực, sức mạnh của sự tố cáo mạnh mẽ. Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc thù, đặt ông vào vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại cũng như trở thành một trong những gương mặt quan trọng nhất của văn học Việt Nam trong thế kỷ XX.

 Lí do chọn đề tài Hiện thực phê phán là một dòng văn học tiêu biểu của nước ta trong giai đoạn 1930-1945. Mỗi dòng văn học đều có cảm hứng riêng, đối với dòng văn học hiện thực nhìn chung cảm hứng của nó là phê phán thực tại xã hội bấy giờ thông qua những nhân vật điển hình . Trong giai đoạn này, Vũ Trọng Phụng được xem là một ngòi bút “tả chân” sắc bén, là một đại diện tiêu biểu cho dòng văn học hiện thực với tuyên ngôn nghệ thuật đanh thép trong một bài báo bút chiến với Tự lực văn đoàn (khuynh hướng văn học “vị nhân sinh”): “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Bằng lối nói sắc sảo, Vũ Trọng Phụng đã vạch ra bản chất của dòng văn học lãng mạn, khẳng định vai trò của hiện thực đối với văn học. Ông là một nhà văn lớn của thời đại, một vài nhận xét về Vũ Trọng Phụng đã nói rằng ông là người luôn đi tìm những cái “sự thực ở đời” để rồi tái hiện lên tác phẩm của mình là những “ung nhọt” của xã hội – một xã hội đê hèn, thối nát. Số đỏ là một tác phẩm khá thành công trong việc khắc hoạ nhân vật và tiêu biểu cho nghệ thuật trào phúng, tiếng cười chua cay mà tác giả đã tái hiện được, được đánh giá cao về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Qua tác phẩm tác giả đã xây dựng thành công câu chuyện và nó bao trùm lên cả xã hội “vừa tây vừa ta” lẫn lộn như một câu chuyện hài đầy kịch tính với đầy đủ các kiểu nhân vật. Vũ Trọng Phụng đã thể hiện một cách tài tình tính chất trào phúng trong tác phẩm, để rồi qua đó người đọc dễ dàng nhận ra được những gì nhà văn muốn hướng đến. Nhắc đến Số đỏ ta không thể không nhắc đến nghệ thuật trào phúng bậc thầy của ông. Cái tài trong việc sử dụng thành công nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã là lí do tôi chọn đề tài: “nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tác phẩm Số đỏ”. • 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối với đề tài này, thực chất là đi vào nghiên cứu phát hiện những nét đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng, qua đó khẳng định ngòi bút mang đậm tính chất trào phúng của nhà văn. Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn nên bài làm chỉ tập trung tìm hiểu và khái quát nên vài nét qua tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, cụ thể là nghệ thuật trào phúng trong các tác phẩm của ông mà tiêu biểu là Số đỏ. • 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vũ Trọng Phụng là một tài năng độc đáo, một tác giả lớn của văn học Việt Nam thế kỷ XX, là một nhà văn có biệt tài trong việc thể hiện cái tài. Ông được xem là cây bút bậc thầy, vừa mới xuất hiện , ông đã được chú ý với lối viết sắc sảo, táo bạo, gay cấn đến sổ sang. Đặc biệt là tiếng cười lạ lùng, nhọn sắc của ông đã khiến người ta ngở ngàng, thán phục hoặc sợ hãi. Ông viết văn nhằm trút lên đầu xã hội chó đểu những phẫn uất, căm tức chất chứa. Trong ông chứa đựng khát vọng muốn đập tan xã hội cũ để xây dựng một xã hội công bằng hơn, nghĩa lý hơn. SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 1

2. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan Với Số đỏ, ta thấy được cái bản chất của cái xã hội “lố lăng,giả dối, bất nhân” thời bấy giờ. Số đỏ được xem“là một cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”(Nguyễn Khải) – là một hiện tượng vô tiền khoáng hậu. Đánh giá về nhân vật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng có các tác giả Lưu Trọng Lư, Lan Khai, Vũ Ngọc Phan, Hoàng Thiếu Sơn…mối ý kiến đều toát lên được việc khẳng định tài năng nghệ thuật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Đặc biệt, ta thật tâm đắc với nhận xét của Hoàng Thiếu Sơn: “ Số đỏ với các nhân vật điển hình , đủ hạng người. Là một bộ sử thi về xã hội thành thị Việt Nam trong thời Pháp thuộc”. Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một cuốn tiểu thuyết hoạt kê không lấy gì làm cao cho lắm” như một lời nhận xét đánh giá khách quan về tiểu thuyết này của nhà văn này. Nguyên Hồng xét về Vũ Trọng Phụng khi nhìn nhận Số đỏ dưới con mắt của mình cho rằng: “Trong giai đoạn đã phá, tạo đúng cũng chưa toát lên được hiện thực. Cái xã hội của Phó Đoan, Xuân Tóc Đỏ là cái xã hội thối nát nhầy nhụa làm cho người ta nhấy lên. Tạo Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã có thái độ không công nhận cái xã hội ấy”. Sự bất bình, tiếng than oán trách của Nguyên Hồng về một xã hội trong Số đỏ, bóp nghẹt quyền sống của sống của con người để hưởng thụ cho bản thân. Nguyễn Phong Nam trong bài viết “Thi pháp nhân vật trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng đã khẳng định Số đỏ là cuốn tiểu thuyết độc đáo, chỉ ra cái đặc biệt của tác phẩm, là cái “giọng điệu mỉa mai nhạo bám bông phèng của người kể chuyện”. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành tựu của những người đi trước cùng với sự nổ lực của bản thân. Em đã đi vào tìm hiểu, khai thác về nghệ thuật trào phúng trong Số đỏ của nhà văn, qua đó muốn góp một chút ý kiến nhỏ của mình trong sự thành công của Vũ Trọng Phụng. • 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện yêu cầu của đề tài, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: đọc và phân tích tổng hợp tài liệu để rút ra những ý cơ bản nhất liên quan đến đề tài, một số phương pháp bổ ích trong quá trình nghiên cứu văn học như: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, khảo sát và phân tích kỹ tác phẩm Số đỏ để rút ra những ý cơ bản phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra em còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp nghiên cứu tác gia văn học, phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học, chứng minh, so sánh… • 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được chia làm hai chương: Chương I: Những vấn đề chung Chương II: Số đỏ - Một kiệt tác thể hiện tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 2

3. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan PHẦN NỘI DUNG Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Nghệ thuật trào phúng 1.1.1 Thuật ngữ nghệ thuật trào phúng Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa trào phúng là “ một loại đặc biệt của sáng tác văn học đồng thời là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật, trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại khoa trương, hài hước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng…những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội”, “trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liền với phạm trù mỹ học cái hài với các cung bậc hài hước, u mua, châm biếm(…). Đó là khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười”. Những cung bậc của tiếng cười từ hài hước đến mỉa mai châm biếm, đả kích, những thủ pháp gây cười như phóng đại, khoa trương…được vận dụng một cách phổ biến trong tác phẩm trào phúng. Thực ra trào phúng là một khái niệm rất phức tạp, về mặt lý thuyết khái niệm này rất khó định nghĩa; đã có hang trăm định nghĩa về cái hài(Arixtốt,CantơLipxơ, Richte,Hêghen, Becxông,Phôlơkentơ, Áctơ, Sôpenhaue).Tuy nhiên mỗi định nghĩa có hạn chế bởi tính phiến diện của nó. Tóm lại, hiểu một cách đơn giản nhất, trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán xã hội. Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn và tổ chức truyện làm nổi bật mâu thuẫn. Tiếng cười trào phúng, tiếng cười hài hước ở đây là tiếng cười mỉa mai, châm biếm sâu cay. 1.1.2 Trào phúng trong văn học nói chung Trong lịch sử văn học Việt Nam, dường như ở thời kỳ nào thơ văn trào phúng cũng xuất hiện song phát triển hơn cả có lẽ có hai thời kỳ: thời kỳ cuối thời Trung đại với những tác giả tiêu biểu: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương và thời kỳ 1930 – 1945. Ở thời kỳ thứ hai(1930 – 1945), văn thơ trào phúng phát triển chưa từng có. Tiếng cười xuất hiện trước tiên trên các tờ báo: Duy Tân, Phong hoá, Ngày nay, Con ong… tiếng cười đi vào các tác phẩm hầu như thuộc tất cả các thể loại, kịch; thơ, văn xuôi và nhiều nhất là ở văn xuôi. Riêng ở bộ phận văn xuôi hiện thực, tiếng cười đã cất lên từ những trang văn của hàng loạt cây bút: Nguyến Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Đồ Phần, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Phùng Tất Đắc, Bùi Hiển, Tô Hoài, Nam Cao…Những cây “cười” này xét ở cường độ, cung bậc, sắc thái có thể chia làm hai dòng phong cách chính: Dòng tả thực gồm các cây bút như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Đồ Phần(người ta gọi các ông là những nhà văn trào phúng – Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng được xem là hai tác giả trào phúng lớn), và dòng trữ tình gồm Tô Hoài, Bùi Hiển, Nam Cao… những cây bút này tuy không chuyên về trào phúng, người ta gọi các ông là các nhà văn trào phúng nhưng có n hững đóng góp thực sự vào kho tàng trào phúng dân tộc với tiếng cười riêng, sâu sắc, độc đáo. SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 3

4. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan Văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 – 1945 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phê phán, lên án xã hội đương thời: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao là ba cây bút tiêu biểu nhất của khuynh hướng văn học này. Tuy nhiên, sắc thái, cường độ khác nhau nhưng cả ba đều phê phán xã hội đương thời bằng nhiều phương tiện vô cùng lợi hại: Tiếng cười. Với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam cao dĩ nhiên không phải là tất cả văn xuôi trào phúng nước ta thời kỳ 1930 – 1945 với diện mạo phong phú và đa dạng của nó, nhưng đó quả là ba cây bút xuất sắc nhất( xét ở hai phương diện: số lượng, chất lượng, tư tưởng và phong cách) đã ra đời, kế tiếp nhau,mỗi người mỗi vẻ, tạo nên những đường nét chính của diện mạo văn xuôi trào phúng nước ta thời kỳ văn học này. 1.2 Tác giả và tác phẩm 1.2.1 Tiểu sử và con người Vũ Trọng Phụng quê ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Gara – Chảlé Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi. Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học. Sau khi hết học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để kiếm sống vào năm 14 tuổi. Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do toàn quyền Pháp đề xướng và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chứ Quốc ngữ. Đó là lí do ông luôn thần tượng nền văn hoá Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá chữ quốc ngữ và lấy viết văn, làm báo là công việc chính của đời mình. Cả cuộc đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ, vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết vầ các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy mà ông mắc phải bệnh lao phổi, trên giường bệnh ông đã từng phải thốt lên với Vũ Bằng: “Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì dâu có phải chết non như thế này”. Ông mất ngày 13/10/1939 khi mới 27 tuổi để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy một tuổi. 1.2.2 Vũ Trọng Phụng – nhà tiểu thuyết xuất sắc, nhà văn với tiếng cười độc đáo Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn đầy tài năng. Ông đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học Việt Nam theo hướng hiện đại hoá trước hết là ở lĩnh vực tiểu thuyết. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lí đầu tay “Dứt tình” đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo. Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông được nở rộ, chỉ trong vòng một năm, 4 cuốn tiểu thuyết xuất hiện lần lượt trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả 4 tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó, Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày. Tiểu thuyết của ông đã xây dựng nên bức tranh xã hội đen tối lúc bấy giờ như ông đã từng phát biểu tiểu thuyết phải là sự thực ở đời. Trái với cái gọi là “tiểu thuyết cứ là SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 4

5. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan tiểu thuyết” nghĩa là về nội dung thì nó thoát li hiện thực, trốn tránh sự thực, thực chất là thứ văn chương của tầng lớp tri thức mang ý thức hệ tư sản. Văn chương của họ quay lưng với đời sống xã hội, thi vị hoá cuộc sống hay nói như Vũ Trọng Phụng là sự chạy xa sự thực bằng những lời điêu trá của văn chương. Về nghệ thuật, nó là sản phẩm của trí tưởng tượng, nó mê hoặc người đọc bằng những cốt tryện thần kì, những tình tiết éo le, những cuộc tình mùi mẫn lâm li. Vũ Trọng Phụng lên án và phản đối thứ văn chương đó. Quan điểm nghệ thuật của Vũ TRọng Phụng gợi nhớ đến quan niệm của BanZắc – đại văn hào Pháp “nhà văn là thư kí trung thành của thời đại”. Đó là những quan điểm tiến bộ, có ý nghĩa chiến đấu. Bằng quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ, có ý nghĩa chiến đấu.Bằng quan điểm nghệ thuật tiến bộ, Vũ Trọng Phụng đã viết nên những tiểu thuyết nổi tiếng như “Giông tố”, “Số đỏ”, “Vỡ đê”…mang lại vinh quang cho nền văn học nước nhà. Vũ Trọng Phụng là nhà văn có biệt tài trong việc thể hiện cái hài . Ông được xem là cây bút trào phúng bậc thầy. Ngay sau khi Vũ Trọng Phụng xuất hiện trên văn đàn, người ta đã chú ý đến ông với lối viết táo bạo, sắc sảo, gay cấn đến sỗ sàng. Tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc là hai trong những tác phẩm lớn của Vũ Trọng Phụng cũng như của cả nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Đọc Số đỏ, người nghiêm đến mấy, người buồn đến đâu ai ai cũng phải cười. Cười từ trang đầu sách khi thấy “cuộc tình duyên” theo tên gọi của các ông làm báo – một cuộc tình duyên của Bình dân(chữ B viết hoa). Là vì Xuân Tóc Đỏ cứ sấn sổ đưa tay ra toan “cướp giật ái tình” khi nghe cụ cố Hồng, tức vì không được ai đấm vào mặt, bèn nhắm mắt lại, ho lụ sụ một cách cổ điển, ôm ngực mà khắc khù “Biết rồi! khổ lắm ! nói mãi” Một cuốn tiểu thuyết như thế, cho đến khi nó ra đời năm 1939, một trường hợp độc nhất trong văn học ta. Vũ Trọng Phụng khi viết Số đỏ nói riêng và khi viết các tiểu thuyết khác nói chung đã kế thừa được cách gây cười, giễu cợt mỉa mai của văn học dân gian chúng ta và Việt hoá nhuần nhuyễn cái cười của phương Tây. Tiếng cười trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là cái cười nhiều cung bậc khác nhau, đó là tiếng cười hài hước, tiếng cười châm biếm, tiếng cười mỉa mai ác độc.Vì vậy mà Vũ Trọng Phụng đã đóng góp cho văn học Việt Nam những tác phẩm trào lộng xuất sắc. 1.2.3 Số đỏ - Một tiểu thuyết trào phúng độc đáo hiếm có Tác phẩm Số đỏ với các đám nhân vật điển hình, đủ các hạng người với những hoàn cảnh điển hình từ gia đình ra xà hội, từ vỉa hè vào nhà săm đến nơi đón rước vua chúa, thì cũng là một bộ sử thi về xã hội thành thị Việt Nam trong thời Pháp thuộc. Có tác phẩm nào trong văn học Việt Nam mà phản ánh cái xã hội ấy nhiều mặt đến như vậy? Nhưng tiểu thuyết không chỉ là đơn thuần là phản ánh mà thực sự là tái hiện xã hội theo một hình thức hài hước và cốt để phê phán, đả kích, châm biếm cái thực chất xã hội. Tác phẩm Số đỏ đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống “văn minh rởm” hết sức lố lăng, đồi bại đương thời. Tác giả đã đả kích sâu độc các phong trào “Âu hoá”, “thể thao”, “giải bóng chuyền nữ” đang rầm rộ phát triển khi ấy. Nhân danh “văn minh”, “tiến bộ”, “cải cách xã hội” mà thực chất chỉ là ăn chơi truỵ lạc, làm tiền chà đạp lên mọi nền đạo đức truyền thống. Ngòi bút châm biếm sắc sảo SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 5

6. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan của Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán xã hội tư sản về phương diện đạo đức, sinh hoạt và mang tính chiến đấu mạnh mẽ. Số đỏ là một tác phẩm trào phúng hài hước. Tác giả hài hước là một người biết cười, biết đùa, đùa giai và đùa đến cùng. Đọc Số đỏ, ta thấy tác giả chơi và đùa đến cùng với những nhân vật trào phúng của mình. Và trong sự chơi đùa nghệ thuật này,tác giả không thể xem chúng là kẻ thù của mình mặc dù chúng có những thói hư tật xấu mà tác giả hết sức căm ghét. Đằng sau đó là tiếng cười châm biếm đả kích chua cay. Với trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo, Số đỏ là một trong những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhất là trong thể loại tiểu thuyết trào phúng. CHƯƠNG II: SỐ ĐỎ - MỘT KIỆT TÁC THỂ HIỆN TÀI NĂNG TRÀO PHÚNG BẬC THẦY CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG • 2.1 Nhân vật Số đỏ - những con rối đang diễn những trò hài hước • 2.1.1 Tính cách “ vô nghĩa lý” của các nhân vật trong tác phẩm Tính cách có một vai trò hết sức quan trọng đối với cả nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học. Đối với nội dung, tính cách có nhiệm vụ cụ thể hoá sự thể hiện của chủ đề tư tưởng tác phẩm hay nói cụ thể hơn thông qua sự hoạt động và mối lien hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ đi đến một sự khái quát hoá về mặt nhận thức tư tưởng. Tính cách cũng là nhân tố tạo nên diễn biến của các sự kiện trong quá trình phát triển của cốt truyện. Cũng thông qua hệ thống tính cách, người đọc có thể đánh giá khả năng biểu hiện nội dung của các yếu tố hình thức như ngôn ngữ, kết cấu, những quy luật loại thể, những biện pháp thể hiện. Tính cách mang bản sắc độc đáo của một con người cá biệt, cụ thể nhưng lại mang những nét chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất định, đồng thời, nó có một quá trình phát triển hợp với lôgíc cuộc sống. Với tiểu thuyết Số đỏ cũng vậy, tính cách nhân vật góp phần thể hiện nét độc đáo riêng cho cá nhân nhưng còn mang lại những nét chung tiêu biểu cho một lớp người nhất định. Tính cách nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ là những tính cách “vô nghĩa lý”. Như đã nói “vô nghĩa lý” – chữ dùng của Vũ Trọng Phụng xuất hiện nhiều lần trong các sáng tác của ông, là sự đảo ngược logic nhân cách thông thường. Những nhân cách này được tô đậm tính trào phúng ở chỗ bề ngoài luôn tỏ ra có nhân cách, có nghĩa lý trong khi thực chất không có nhân cách, không có nghĩa lý gì hết. Cái logic lộn ngược về nhân cách này thể hiện ở hầu hết các nhân vật của Số đỏ. Dâm đến như mụ Phó Đoan nhưng miệng luôn rêu rao chuyện thủ tiết, hơn nữa được ban tặng bảng “tiết hạnh khả phong”. Vô lại vô học như Xuân Tóc Đỏ mà lại trở thành đốc tờ, triết gia, anh hùng cứu quốc… không thể thao bao giờ như Văn Minh nhưng luôn mồm cổ động thể thao…tất cả đều là những nhân cách lộn ngược, vô nghĩa lý. Để đặc tả cái vô nghĩa lý của những nhân cách này, Vũ Trọng Phụng thường dung thủ pháp tô đậm, phóng to những nét xuất thần thuộc bản chất SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 6

7. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan tính cách nhân vật. Những nhân cách vô nghĩa lý trong tiểu thuyết Số đỏ có những đặc điểm chính là giả dối, bịp bợm, dâm ô, đểu cáng. Chẳng hạn để đặc tả cái dâm của bà Phó đoan, tác giả đã để nhân vật này trừng trợn lên hỏi dồn: “Ai?Ai?Ai thế?”. Khí thoáng nghe nói có một ông đốc tờ nào đó toan hiếp dâm bệnh nhân của mình, bằng nét vẽ rất sắc này, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên chân dung một Phó Đoan dâm đãng đến mức điển hình. Người đọc hình dung lúc ấy bà Phó Đoan chỉ muốn là một bệnh nhân! Có thể dẫn ra nhiều dẫn chứng khác chứng minh cho bút pháp hí hoạ đặc sắc của Vũ Trọng Phụng khi khắc hoạ tính cách dâm của nhân vật này bà: bà Phó Đoan ngậm ngùi thông cảm với Xuân Tóc Đỏ “trẻ trung”, “dại dột” khi nó bị đuổi việc vì tội nhìn trộm một cô đầm đương thay váy(Chương I), bà Phó Đoan vào phòng tắm, cách chỗ Xuân ngồi có vài bước để tắm và “thỉnh thoảng lại vỗ vào bụng, vào đùi bì bạch” và “nhìn qua lỗ khoá xem động tính ra sao”(Chương III). Ở nhân vật Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng đã tỏ ra rất xuất sắc trong nghệ thuật hí hoạ. Chỉ bằng mấy câu đại khái như “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì” – thứ ngôn ngữ vỉa hè thường trực nơi cửa miệng của nhân vật này, tác giả đã lột tả được bản chất tính cách của thằng ma cà bông này, nay cả khi nó được coi là “thượng lưu trí thức”, “vĩ nhân”, “anh hùng cứu quốc”( Xuân văng ra hai chữ “mẹ kiếp” khi đáp lời ông thầy số (Chương I), lúc nhận xét về cậu Phước, con bà Phó Đoan(Chương III) khi học cách giới thiệu các mẫu quần áo ở tiệm Âu hoá(Chương V). Còn máy chữ “nước mẹ gì” thì nó dùng trong trường hợp nhận xét cái bóp nhỏ mà nó vừa bị tống vào(Chương II), hay để vặn lại hội viên khai trí Tiến Đức khi ông này mời nó vào Hội và xin đưa những “bình dân” này vào bộ từ vị của Hội(Chương XX). Thích khoe cũng là thói thường tình của con người, người hay khoe thường có nhu cầu khoe. Nhu cầu này bộc lộ đơn thuần trực tiếp thì người ta cảm thấy khó chịu, nhưng nếu nhu cầu xen vào những hành động và lời nói khác gây nhiễu hoặc bộc lộ không đúng lúc, đúng chỗ, không đúng nội dung thì khoe có hiệu quả hài. Sự xen vào của những yếu tố này càng lạc lỗng, sống sượng, vô lý thì hiệu quả hài càng cao. Trong Số đỏ, tác giả đã tạo ra hang loạt nhân vật khoe khoang vô nghĩa lý( Xuân Tóc Đỏ, Cố Hồng Ông, Cố Hồng Bà, Phó Đoan, Sư Chủ báo Gõ mõ). Chẳng hạn khi bị bỏ bóp, “Xuân Tóc Đỏ nhìn mọi người một cách trịch thượng, nhìn nhà giam một cách thản nhiên. Nó bĩu mồm nói:- nước mẹ gì! Bóp với chả bóp! Phòng giam thì bằng cái lỗ mũi”. Đó là thái độ khinh bỉ sự nhỏ của nhà giam, một sự khinh bỉ vô nghĩa lý. Không những thế nó còn khoe khoang “không phải nói phét chứ từ thuở trời sinh ra làm ngươi đây bị bắt về bóp cũng ra đã là bận thứ mười lăm(…) mà trước kia bị bắt về bóp chính cơ!. Nhân vật Cố Hồng thì rất thích khoe sự già yếu của mình, mặc dù cụ chưa đến tuổi 50, thích khoe đến mức chỉ mong thân sinh của mình chết để được mặc đồ Xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: “Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa”. Đọc Số đỏ ta thấy một điều lý thú là không phải chỉ một cá nhân thích khoe mà cả xã hội thích khoe. Đó là cái đám đông “ngày hội” của đám ma cụ cố tổ, một đám ma tràn đầy hạnh phúc của không chỉ con cháu người chết mà là của tất cả những ai tham dự SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 7

8. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan ngày hội này. Thôi thì đủ các kiểu khoe của đủ loại người: Cố Hồng ông khoe sự già lụ khụ, Cố Hồng bà khoe đám ma to, vợ Văn Minh khoe cái mũ mấn trắng viền đen, cô Tuyết khoe cái áo dài đoan mỏng, hở hang, bạn bè của Cố Hồng thì khoe đủ các loại huy chương và đủ kiểu râu ria, cậu Tú Tân thì khoe các loại máy ảnh và tài chụp có đạo diễn, MinĐơ,MinToa thì khoe uy tín nghề nghiệp(được thuê bảo vệ đám ma)… Người ta không thể bật cười về những hành động, cử chỉ, những lời nói theo những thói quen vô nghĩa lý được lặp đi lặp lại như những con vẹt biết nói bất chấp hoàn cảnh có phù hợp hay không của những nhân vật con rối Xuân Tóc Đỏ, MinĐơ, MinToa, Cố Hồng, cậu Phước. Tiêu biểu cho loại nhân vật con rối này trước tiên phải kể đến Xuân Tóc Đỏ. Là một thằng vô lại, vô học nhưng khi được ném vào môi trường sống của những kẻ thượng lưu, Xuân Tóc đỏ nhanh chóng hội nhập, nó đã tiếp thu rất nhanh và sử dụng lại cũng rất nhanh thứ ngôn ngữ kiểu cách cũng như thứ hành vi trưởng giả của những kẻ trưởng giả. Xuân còn sử dụng cái vốn mà nó đã tích luỹ từ hôi thổi loa kèn thuốc lậu để giao tiếp, ứng xử và đều rất “đặc dụng”, hiệu quả thu được thật bất ngờ: Xuân nói về bệnh cụ tổ khiến gia đình Văn Minh “kinh hoàng cả lên” vì sự hiểu biết về y lý của “sinh viên trường thuốc”, “quan đốc tờ”, Xuân đọc bài quảng cáo “nhức đầu giải cảm” mà thi sỹ lãng mạn phải kính phục, còn tuyết thì đánh giá ngang thơ trào phúng Tú Mỡ. Qua chi tiết đặc sắc này, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện tài năng của mình trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật trong mối quan hệ hữu cơ với hoàn cảnh. Trong nghệ thuật trào phúng, người ta thường sử dụng tủ pháp vất hoá, nghĩa là biến nhân vất trở thành có tính đồ vật, những nhân vật vô hồn, vô cảm, mọi cử chỉ, hành động, lời nói đều diễn ra một cách máy móc chẳng khác gì một con rối bị giật dây, là những cá thể sinh động với cá tính độc đáo. Đây là bí quyết để nhân vật của nhà tiểu thuyết( Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, cụ Cố Hồng…) có sức trường tồn, đây cũng là nét đặc sắc, độc đáo của phong cách trào phúng Vũ Trọng Phụng, cái mà ta không thấy ở các nhà văn cùng thời với ông. Chẳng hạn ở nhân vật Xuân Tóc Đỏ, đây là một con rối khổng lồ nhưng đồng thời là một cá thể sinh động, cái để nó là nó không giống bất kỳ con rối nào khác( tuy dốt nát vô học nhưng cũng có lúc nó tỏ ra láu lĩnh, thông minh). Ở nhân vật Cố Hồng thì chất vật hoá lại thể hiện ở lời nói bất hủ: “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi”. Nhưng đây cũng là nhân vật có cá tính sống động. Tuy chưa già nhưng Cố Hồng luôn mong mọi người xem mình là già cả, đi đứng nói năng giao tiếp cụ cố tỏ ra mình đã già cả, ốm yếu lắm. Nhân vật Phó Đoan lại là một cá tính khác . Tính cách nhân vật này chủ yếu là dâm. Nhưng dâm theo kiểu Phó Đoan và bà là người vô tâm, phổi bò, bộc tuệch chẳng giữ gìn ý tứ gì. Có lẽ động lại trong tâm trí độc giả nhiều nhất chính là Xuân Tóc Đỏ. Nhân vật điển hình mang tính tiêu biểu cho nhiều người cùng loại trong xã hội dùng nhiều thủ đoạn lừa đảo trong xã hội để tiến thân. Nhân vật Xuân không bị bóc trần bản chất xấu xa vì nó phát triển theo quy luật của xã hội cũ, một xã hội không dựa trên mối quan hệ chân thực SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 8

9. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan giữa người với người mà mang nặng tính chất đối phó lừa đảo lẫn nhau. Do đó nhân vật Xuân cũng phản ánh không khí xã hội. Nhân vật Xuân được miêu tả với những yếu tố phóng đại, hài hước. Trong tác phẩm Số đỏ, Vũ Trọng Phụng cũng dung những yếu tố này cho hầu hết các nhân vật và có khả năng nói lên được bản chất của xã hội cũ. Cách đặt tên nhân vật hài hước, châm biếm. Bà Phó Đoan nhưng không đoan chính, ông bà Văn Minh, ông TYPN tân tiến nửa vời, Minđơ, Mintoa cảnh binh hạng năm hay nhiễu sách, rồi Lang tỳ, Lang phế, những thầy lang vườn…Nhiều chi tiết hành động của Xuân tưởng chừng vô lý trong từng tình huống cụ thể nhưng nhìn tổng thể lại thì rất hợp lý, phù hợp với tính cách. Nhắc đến Xuân Tóc Đỏ là nhắc đến tính cách một người mà hình như đâu đó trong cuộc sống hôm nay vẫn còn thấp thoáng bóng dáng nhân vật. Nhân vật trong Số đỏ được mô tả là nhân vật mà tính cách của họ luôn vận dộng phát triển trong một hoàn cảnh điển hình tạo nên một chuỗi cười dài mang sức mạnh tố cáo rộng và sâu, thể hiện một phong cách trào phúng độc đáo. Tính cách hài hước của các tính cách được bộc lộ chủ yếu ở nét bề ngoài và hành vi của con người: ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ, hành động, lời nói. Các nhà văn hài hước và các nhà văn châm biếm hầu như không thể hiện thế giới nội tâm của các nhân vật( hoặc chỉ thể hiện ở mức độ ít ỏi) nhưng trong tác phẩm của mình, họ lại nêu bật và tô đậm chất hài của những chi tiết tạo hình bên ngoài chân dung, miêu tả lời nói của nhân vật, các cảnh có tình tiết) Bằng bút pháp biếm hoạ sâu sắc, Vũ Trọng Phụng đã khai thác triệt để phương thức phóng đại để dựng nên những chân dung nhân vật với những dung mạo vô nghĩa lý hết sức độc đáo. Tập trung ngòi bút vào việc miêu tả ngoại hình nhân vật tác giả Số đỏ đã làm nổi bật cái trái tự nhiên trong hình dáng điệu bộ ăn mặc và những nét cân xứng ngay trên hình thức của đối tượng trào phúng. • 2.2.2 Hành động, việc làm “khác thường” của các nhân vật Không chỉ ở tính cách kỳ quặc, gây cười mà nhân vật trong Số đỏ là nhân vật thể hiện các vai diễn chủ yếu làm trò để gây cười thông qua các hành động máy móc đầy mâu thuẫn. Để xây dựng được những chân dung biếm hoạ đa tính cách, đa hình hài đó, Vũ Trọng Phụng dường như đã chộp lấy những nét xuất thần hài hước của các nhân vật, cử chỉ khác lạ rồi cường điệu nó lên, tô đậm nó lên. Biến con người thành con rối, nói năng, đi đứng như một cái máy, bất chấp hoàn cảnh có phù hợp hay không. Sự đối lập trong một con người, vẻ bề ngoài và bản chất bên trong được xây dựng nên bằng bút pháp tương phản. Các nhân vật Số Đỏ là những kẻ làm trò, diễn trò, những con rối đang chơi trò phỏng nhại một câu chuyện bịa đặt. Sức sống của nhân vật trước tiên là ở những mối quan hệ có vẻ như thật của chúng. Chúng đóng vai một cách chăm chú, không thèm đếm xỉa đến cái gì ngoài bổn phận. Chính điều đó càng làm nổi bật vai trò chúng đang sắm. Cái mục đích tỏ rõ bằng mọi cách ở mọi nơi thành phần trí thức thượng lưu của mình SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 9

10. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan khiến cho nhân vật hay tự cường điệu, lên gân bằng những động tác khôi hài. Hay gặp nhất trong tryện là tư thế đạo mạo, quan trọng hoá, bộ dạng kiểu cách của các nhân vật, nhất là Xuân Tóc Đỏ. Y có một cử chỉ “ thường trực” khi tiếp xúc với người khác là ưỡn ngực: - Xuân Tóc Đỏ ưỡn ngực với vợ TYPN - Nó( Xuân Tóc Đỏ) bèn kính cẩn chào cả 2 người rồi đứng ưỡn ngực ra( với ông Phán) - Xuân ưỡn ngực lên nói dõng dạc nói(với sư ông) - Xuân ưỡn ngực ra mà rằng( với thầy cảnh sát) - Xuân Tóc Đỏ cúi đầu: rồi ưỡn ngực mà tiếp( với vị hôn phu của Tuyết). Đây là kiểu hành vi máy móc, đồ vật hoá của nhân vật Xuân. Các nhân vật khác cũng hay có hành vi rập khuôn như vậy( cảnh sát, cụ Cố Hồng). Nhân vật trong Số đỏ hoạt động, suy nghĩ ,nói năng nhất quán theo một ý nghĩa nghịch dị, cái chuẩn mà chúng theo đuổi là sự ngược đời: - Nhà nước chức trách(đội cảnh sát) than phiền về xã hội hiện tai không được như xưa nữa( không ai xả rác ra đường, đàn bà không chửi nhau, phu xe không phạm luật..) - Một ông Phán tìm cách đút lót Xuân Tóc Đỏ để được bêu rếu mình là người mọc sừng. - Một lũ con cháu tìm thầy chạy thuốc để chữa cho một ông già chóng chết. - Một cô gái sung sướng vì mang tiếng hư hỏng. - Một ông bố vợ đau khổ vì không ai đấm vào mặt. Xét trên khía cạnh đạo lý, đây là điều không thể tin được vì nó quái đản. Tuy nhiên, trên phương diện hiệu quả nghệ thuật, nó lại là sự thành công bởi vì nó cung cấp cho người đọc một hình ảnh dị dạng được phỏng chiếu từ đời sống hiện thực. Ở đây, nhà văn đã có một tài nghệ tuyệt vời trong việc móc nối, tạo mối liên hệ rất tinh tế giữa cái dị dạng và cái bình thường, giữa đời sống thường và thế giới nghệ thuật. Thủ pháp này không gì khác mà là sự gợi nhắc, đối chiếu các nhân vật, các trò diễn trong truyện với cuộc đời thật, với cái thật. - Ông thầy số đã có tuổi.. thỉnh thoảng lại ngáp một cái như một nhà triết học chân chính - Xuân Tóc Đỏ không hiểu rằng mình đã khinh bỉ như một nhà đạo đức chân chính đã bị khinh bỉ. - Cụ Cố Hồng lật đật nhu một cụ cố chính hiệu - Cụ cố Hồng..bèn ngáp dài một cái, nước mắt nước mũi chảy ra như những người nghiện thuốc phiện đứng đắn và hút có phương pháp - Sư ông lấm lét nhìn trộm Xuân rồi gãi tai như một xsư ông hợp thời trang - Cụ bà vẫn còn ngây thơ hỏi như một người không hợp thời chính hiệu So sánh ví von với cái thật là một cách để cho người đọc thấy khoảng cách giữa trò diễn và cuộc đời, đồng thời gợi được sự tương tự, đồng dạng giữa câu chuyện bịa và cuộc đời thật. Ở đây, có sự dung hợp tài tình giữa trò chơi và cái thật. SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 10

11. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan Vì là trò chơi, người ta có quyền bịa đặt nhiều điều vô lý, tuy nhiên nó lại chân thật vì sự vận hành có quy luật của nó đồng thời vì những mối liên hệ thường xuyên với cái thật. Đấy cũng là chỗ bí ẩn của Số đỏ. Đọc Số đỏ, ta thấy mỗi nhân vật đều có những hành động, suy nghĩ thật lạ lùng và khác thường (trong việc miêu tả tỉ mỉ những niềm vui, hạnh phúc khác nhau của những người trong gia đình cụ cố khi cụ cố mất).Trong mỗi hành động của mỗi nhân vật đều chứa đựng một mâu thuẫn trào phúng nào đó và đằng sau những hành động khôi hài ấy ẩn hiện thấp thoáng một nụ cười vừa thông minh vừa sắc sảo, vừa khinh bỉ và căm phẩn của nhà văn đối với một tầng lớp xã hội nhố nhăng lố bịch, đú đởn, vừa láu cá, bịch bợm, đã không biết xấu hổ lại còn vênh váo hí hửng, phô phang thái độ của những kẻ hãnh tiến tiểu nhân đắc chí. Đọc Số đỏ, ta cảm thấy tác giả chơi và đùa đến cùng với những nhân vật trào phúng của mình. Và trong sự chơi đùa nghệ thuật này, tác giả không xem chúng là kẻ thù của mình mặc dù chúng mang những thói rởm tật xấu mà tác giả hết sức căm ghét. • 2.1.3 Mối quan hệ “ngược đời”giữa các nhân vật trong tác phẩm Các nhân vật quan hệ với nhau theo một cách lạ lùng. Hầu như mọi mối quan hệ đều dựa trên một cơ sở thống nhất: sự nghịch dị, ngược đời. Nếu lần từ nhân vật trung tâm Xuân Tóc Đỏ ta sẽ thấy sợi dây liên hệ giữa chúng chính là sự phi lý. Xuân quan hệ với bà Phó trên cơ sở sự khinh bỉ, thương hại. Lúc đầu là từ phía bà Phó, sau đó là từ phía Xuân; càng gia tăng sự khinh bỉ, thương hại thì mối quan hệ giữa họ càng khăng khít. Đối với vợ chồng Văn Minh, Xuân từ chỗ chịu ơn trở thành gia ơn; từ chỗ là kẻ được bảo trợ biến thành kẻ bảo trợ và Văn Minh lấy làm sung sướng vì sự bảo trợ của Xuân. Đối với gia đình cụ Cố Hồng, Xuân trở thành ân nhân, thành con rể, thành thần tượng chính vì y đã gây tai ương cho các thành viên: “làm hại” Tuyết, bôi nhọ dnanh dự vợ chồng ông Phán, đầu độc và giết chết (một cách gián tiếp) cụ Tổ… Các nhân vật khác quan hệ với nhau cũng y như thế. Chẳng hạn ông Phán dây thép và người tình nhân của vợ mình. Hai người này tình cờ hoán đổi vị trí cho nhau khi chính ông Phán bắt được vợ mình ngoại tình. Thay vì nổi giận và trả thù, ông Phán chạy trốn vì sợ mình mang tội với tình nhân của vợ… Tất cả ở đây đều nhằm nói lên một điều: đó là sự “vô nghĩa lý” của cái được gọi là “số phận”. Cái đó của Xuân chính là sự gặp gỡ, đan dệt của những quan hệ kì dị, lạ lùng như vậy. Cái tài của nhà văn ở chỗ đã đưa ra được một biếm hoạ về thực chất của số phận. Cái số phận đó là điếu có thể nhận thức được, thậm chí có thể đoán được. Cho nên việc cụ Cố Hồng nhăn mặt gắt ông thầy bói về chuyện ông nhắc lại lời đoán rất hiệu nghiệm của mình là rất có ý nghĩa. Mặc dù toàn bộ câu chuyện diễn ra theo dự đoán của ông thầy số, nhưng vẫn là điều biết rồi, là tất yếu( theo cụ cố Hồng). Xã hội trong Số đỏ là xã hội mà các nhân vật quan hệ với nhau bằng sự xảo trá, lừa bịp lẫn nhau. Một xã hội thiếu sự xót thương, mọi người sống với nhau bằng mánh khoé, lừa lọc, giả tạo. Biểu hiện rõ trong cái chết của cụ cố tổ, thay vì nỗi đau mất người thân, họ tỏ ra sung sướng, hạnh phúc. Trong tang gia, hạnh phúc nó tràn ra, càng đè nén càng SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 11

12. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan bộc lộ rõ cái hạnh phúc. Tang gia làm nhiều người sung sướng, bọn con cháu vô tâm, vui sướng thoả thích, người ta tưng bừng dán giấy cáo thị… ai cũng mang tâm trạng bối rối không phải vì cái chết mà vì nhiều nỗi lo khác nhau. Một đám ma to, đông đúc, kiểu trộn hỗ lốn hào nhoáng, nhiều vòng hoa, nhạc nhốn nháo, sang trọng. Có thể nói nhan quan trào phúng của nhà văn có thể được so sánh với “máy quay cực nhạy” chộp được những diến biến của đám tang. Qua đó lật tẩy được tính chất đóng kịch của xã hội xảo trá, rởm đời, mọi người sống với nhau bằng sự giả tạo, lừa lọc. Mối quan hệ giữa các nhân vật cũng là những trò gây tiếng cười trào phúng tạo nên nét độc đáo riêng của Vũ Trọng Phụng. • 2.2 Nét đặc sắc về ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết Số đỏ Theo giáo sư Trần Đình Sử, đặc điểm của ngôn từ trong tiểu thuyết là có nhiều tiếng nói. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết đều có tiếng nói riêng, mỗi nhà văn đều có giọng điệu riêng. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, do đó sự thành công của một tác phẩm nói chung và nhất là tác phẩm trào phúng nói riêng có sự đóng góp không nhỏ của ngôn ngữ tác phẩm. Với Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã tạo ra một chuỗi cười khá dài khoái trá, hả hê bởi khi kể chuyện bao giờ ông cũng kết hợp ngôn từ có ý nghĩa tương phản, trái ngược nhau như một sự “cưỡng hôn ngôn ngữ” để tạo ra mâu thuẫn, làm lệch chuẩn, gây cười, để làm nổi bật lên sự vô nghĩa lí của cuộc đời, và đó là tiếng cười trào phúng, châm biếm đả kích sâu xa xuất phát từ nhiều giọng điệu khác nhau của tác giả trong cùng một tác phẩm, rồi ngôn ngữ đối thoại thật “kì lạ” của các nhận vật. • 2.2.1 Sự “đa giọng điệu” trong kết cấu tác phẩm Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ mang tính tổng hợp cao độ. Việc phân chia giọng điệu trong từng tác phẩm không hề đơn giản, Nếu căn cứ vào cảm hứng chủ đạo có thể chia thành giọng bi, giọng hài, giọng bi – hài, giọng anh hùng ca…nếu căn cứ theo khuynh hướng tình cảm thì có thể có giọng phê phán, giọng châm biếm, giọng ca ngợi… Trong thực tế, những giọng điệu trên không thể tách bạch nhau, cộng hưởng lẫn nhau tạo ra sự phong phú trong từng tác phẩm. Nụ cười đa dạng tạo nên một nét hấp dẫn riêng trong phong cách Vũ Trọng Phụng. Nét hấp dẫn trong tiếng cười của Số đỏ, trước hết là giọng điệu trào lộng, đùa cợt, mua vui. Giọng điệu này thường bật lên một cách tự nhiên gắn liền với cái nhìn hóm hỉnh, thông minh và không kém phần khôi hài của tác giả. Ở đây tiếng cừời có khi gắn liền với những miêu tả của người trần thuật, có khi là lời của nhân vật, có khi ở những so sánh, cách chơi chữ, ở thủ pháp phóng đại, ở triết lý bo cợt và đôi khi bật lên từ những tình huống bất ngờ, nhằm tạo nên những tiếng cười độc đáo. Giọng trào lộng, đùa bởn, mua vui trong Số đỏ thể hiện chất trẻ trung, hồn nhiên trong tiếng cười của Vũ Trọng Phụng. Giọng điệu này làm cho tiếng cười mỉa mai, chế giễu, bớt phần cay độc và từ đó có thể quên đị những nghịch lý, vô nghĩa lý của cuộc đời. Bên cạnh giọng trào lộng đùa bởn mua vui thì ở tiểu thuyết Số đỏ, tiếng cười châm biếm mỉa mai cũng được phát huy tối đa.Giọng điệu châm biếm mỉa mai hay còn gọi là giọng giễu nhại – là giọng điệu chủ đạo của Số đỏ. Có thể xem giọng giễu nhại như một SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 12

13. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan trong những nét nổi trội của phong cách trào phúng Vũ Trọng Phụng. Giáo sư Đỗ Đức Hiểu khẳng định: “ Số đỏ là một cái cười nhại với tầm cỡ lớn”. Đó là một nhận định đích đáng. Bởi như đã nói trong phần II của chường này, thông qua những phương pháp mô hình hoá, Vũ Trọng Phụng đã giễu nhại cả một xã hội vô nghĩa lí. Đọc Số đỏ, thấy yếu tố nhại xuất hiện hầu hết ở các chương của tiểu thuyết cười dày này, trên hầu như tất cả các cấp độ nghệ thuật. Số đỏ giễu nhại ai? Giễu nhại sự việc gì? Khó có thể nêu ra một cách đầy đủ vì có lẽ không có gì ở xã hội Số đỏ là không đáng nhại ,đáng cười. Tuy nhiên, có thể thấy những nét chính của tiếng cười nhại, Vũ Trọng Phụng thể hiện thể tập trung giễu nhại ba phong trào tư tưởng văn học đang lên cơn sốt ở xã hội thành thị bấy giờ, những phong trào đã trở thành “mốt thời đại”. Ngoài giọng trào lộng, đùa bỡn, mua vui, giọng giễu nhại mỉa mai được thể hiện trong tiểu thuyết Số đỏ thì thấp thoáng ẩn giấu đằng sau những giọng điệu ấy là giọng than thở, chán chường, bi quan, hoài nghi của tác giả. Sở dĩ như vậy vì Vũ Trọng Phụng được sinh ra và lớn lên trong một mái trường mà mặt trái của xã hội thực dân nửa phong kiến thành thị phơi bày rõ nhất. Ông luôn mang trong mình mối bất hoà sâu sắc với tầng lớp thượng lưu. Ông sống và viết trong một giai đoạn mà xã hội đắm chìm trong danh vọng, tiền bạc, cơm áo. Tất cả đang quay cuồng, đảo lộn, vì thế mà giọng điệu chủ đạo ở Số đỏ của Vũ Trọng Phụng vẫn là giọng điệu buồn chán, hoài nghi, bi quan trước cuộc đời và thông qua giọng điệu này, tác giả thể hiện khát vọng mãnh liệt của mình về một xã hội lành mạnh, tiến bộ thật sự. • 2.2.2 Nét “đặc sắc trong ngôn ngữ đối thoại”qua từng nhân vật Cũng như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng thường khắc hoạ tính cách nhân vật trào phúng chủ yếu bằng phương pháp ngoại hiện. Nhưng Nguyễn Công Hoan thiên về kể tả những cử chỉ, hành động của nhân vật còn Vũ Trọng Phụng lại thiên về miêu tả ngôn ngữ nhân vật, đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại “vô nghĩa lý”. Đọc Số đỏ, thấy tác giả đã tạo dựng nhiều màn đối thoại vô nghĩa lý hết sức sống động và đầy tính hài hước. Những màn đối thoại vô nghĩa lý này thường được đặt trong một tình huống nào đó( ở Số đỏ là những tình huống vô nghĩa lý). Được đặt trong tình huống này, các nhân vật thường nảy sinh xung đột thể hiện ở những lời thoại hoặc là trống rỗng, vô nghĩa hoặc là bộc lộ tính phi lý nào đó của sự việc, con người, logic thông thường, đạo lý thông thường bị đảo ngược hết thảy qua những màn đối thoại này. Chẳng hạn, ở chương II, trước sự chứng kiến của ông thầy số và Xuân Tóc Đỏ, hai mẹ con bà Phó Đoan đã nói với nhau những lời thế này. Bà Phó Đoan “ vừa đặt con chó xuống, vừa nhanh nhảu nói: - À cậu tắm! cậu của me ngoan. Me đi vắng, ở nhà có đứa nào đánh cậu không?(…). Cậu này( tức cậu Phước) đang bần thần vầy nước cho bán toé ra chung quanh chậu thấy thế thì quay mặt ngẩng đầu một cái mà rằng: - Em chã! - Thế thôi me xin lỗi cậu vậy! Me thơm cậu nhé! - Em chã. Bà Phó đứng tần ngần hồi lâu, lại hỏi: SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 13

14. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan - Thôi thế thì cậu cứ tắm cho ngoan rồi vào ăn cơm với me nhé? - Em chã!” - Màn đối thoại này vô nghĩa lý và tức cười ở chỗ ngôn ngữ đối thoại cứ va đập vào nhau, không có sự ăn nhập, không tạo ra được hiệu quả giao tiếp ngôn ngữ. Sự âu yếu, quý mến của người mẹ( bà Phó Đoan) được đáp lại bằng điệp khúc của hai tiến “ Em chã”! không có nội dung ý nghĩa gì ngoài sự “vô nghĩa lý” của đứa con( cậu Phước) Tương tự như vậy, cụ Hồng ông và cụ hồng bà đã đối thoại một cách không đối thoại gì cả, nghĩa là cụ Hồng bà cứ việc bàn chuyện mời thầy thuốc chữa bệnh cho cụ Tổ, đồng thời, lo trước việc ma chay “theo cả lối cổ và lối mới” còn cụ Hồng ông thì cứ việc đáp lại bằng điệp khúc bất hủ của cụ: “Cụ bà nói: - Ông ạ! Tuy vậy tôi cũng cứ cho mời cụ Lang (…) - Biết rồi! Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! Đã hiểu cái tính ấy, cụ bà cứ thản nhiên nói tiếp: Ấy thế rồi, ta cứ toan tính trước việc ma chay đi mà thôi. - Biết rồi! Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! - Đến đây thĩ cụ bà không nói gì nữa, ngồi trầm ngâm nghĩ ngợi, làm cho ông cụ phải hỏi ngay: - Thế sao nữa hở cụ bà?(chương VII) Câu hỏi duy nhất và cuối cùng này của màn đối thoại làm bật ra một cách đột ngộtcái vô nghĩa lý của nhân vật cố Hồng, nghĩa là nó bóc cái mặt nạ của sự “biết rồi”, làm trơ cái chẳng biết gì của cố Hồng ông. Đây là màn vô nghĩa lý giữa Văn Minh, Xuân Tóc Đỏ với hai tên cảnh sát Minđơ, Min toa khi họ “đâm sầm” vào nhau lúc đương đi trong nhà ở Tổng cục thể thao hội quán: “Một thầy(cảnh sát) giở sổ và bút chì định ghi biên phạt và nói: - Chúng tôi vào ben phải, các ngài đi trái đường, vậy xin cho biết tên! Văn Minh cãi: -Vô lý! Không có luật nào như thế! Đây trong nhà chứ không phải ngoài đường mà phạt! -Mặc kệ! Các ngài đã có lỗi vấp phải người nhà nước, làm ngăn trở người nhà nước trong lúc thừa hành chức vụ… Xuân Tóc Đỏ ưỡn ngực mà rằng: -Me sừ Xuân, giáo sư quần vợt, cái hi vọng của Bắc Kì! Hai thầy nhìn nhau sợ hãi…một thầy cũng ưỡng ngực vênh váo nói: -Me sừ Minhđơ! Lính cảnh sát hạng tư, chiến công bội tinh, giải nhất Hà Nội – Hà Đông, giải nhì Hà Nội – Đồ Sơn, một cái tương lai của cảnh sát giới: Thầy kia cũng theo gương bạn, vênh váo nói: -Mesừ Minhtoa, cảnh binh hạng năm, giải nhất vòng quanh Hà Nội – Năm Định, cúp Boy Lanđry, cúp Melia, Jane, một vẻ vang của Sở Cẳm Hà Nội, một cái tương lai của Đông Dương( chương XVI). SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 14

15. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan Ngôn ngữ đối thoại trong từng nhân vật ở tác phẩm Số đỏ mang một nét độc đáo riêng không ai giống ai nhưng rất hài hước và phù hợp với môi trường sống, tính cách của nhân vật. Tất cả thứ ngôn ngữ đó thông qua khúc xạ qua lăng kính trào phúng, phóng đại của nhà văn. Vì thế mà tiếng cười của ngày một hả hê hơn khi nhân vật đối thoại với nhau hoặc tự mình phát ngôn. Thế mới hiểu rõ tài nghệ trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng như thế nào? • 2.3 Thái độ, cách nhìn của nhà văn về hiện thực xã hội đương thời Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo, Số đỏ lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng, đồi bại lúc bấy giờ . Tác giả đã dả kích cay độc các phong trào “Âu hoá”, “thể thao”, “giải bóng chuyền nữ”, đang phát triển rầm rộ khi ấy. Nhân danh “văn minh”, “tiến bộ”, “cải cách xã hội” mà thực chất là ăn chơi truỵ lạc, làm tiền, chà đạp lên mọi nền đạo đức truyền thống. Qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng muốn đả kích, châm biếm bản chất xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến. Có thể nói, Xuân Tóc Đỏ là một bức tranh biếm hoạ cỡ lớn phơi bày sự thối nát của cả một xã hội. Vũ Trọng Phụng đã lật tẩy được bản chất của xã hội trưởng giả thành thị đang xem mình là văn minh. Vạch trần bản chất của những ông chủ, bà chủ được coi là văn minh trong xã hôi cũ – xã hội được tô son trát phấn choàng lên những tấm áo choàng sang trọng trong những thân thể lở loét xấu xa. Đằng sau những tiếng cười hài hước là sự phê phán xã hội, là nỗi đau của tác giả khi đạo đức, nếp sống văn hoá tuyền thống bị chà đạp. Dù góc nhìn tương đối tiêu cực nhưng qua đó, ta có một tư liệu để thấy được thực trạng xã hội Việt nam đã trải qua một giai đoạn đáng lo ngại. SVTH: Trần Thị Mận – Lớp 08 CVH1 15

16. GVHD: Th.s Hoàng Thị Lan PHẦN KẾT LUẬN Tiểu thuyết Số đỏ là một kho phong phú các thủ thuật trào phúng hài hước. Phẩm chất nghệ thuật của một cuốn tiểu thuyết trào phúng phụ thuộc vào chỗ đã dàn dựng những tình huống, xây dựng nhân vật trào phúng ở mức độ nào. Ta thấy dường như mỗi chi tiết đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn trào phúng và đằng sau mỗi chi tiết là tiếng cười hài hước đả kích. Có thể nói tiếng cười trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ chưa phải là tất cả nhưng nó là phần hồn, phần nhọn sắc nhất của một tài năng lớn. Ông là một nhà văn lớn đầy tài năng và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền văn học Việt nam theo hướng hiện đại hoá, trước hết là lĩnh vực tiểu thuyết. Xây dựng một cáhc thành công và có dụng ý nghệ thuật lớn, Vũ Trọng Phụng thực sự đã đưa tới bạn đọc tiếng cười chua cay đầy giá trị nhân văn sâu sắc, nó kết tinh trong đó là cả một quá trình sống với xã hội cùng thời mà nhà văn đang tồn tại, để rồi quá xót xa và căm phẫn với cuộc đời, với xã hội mà tác giả đã dung ngòi bút của mìnhđể vạch ra một thời kì thối nát và mục ruỗng của cái xã hội đầy hợm hĩnh này. “Vũ Trọng Phụng mất khi chưa đầy 30 tuổi, nhà văn Ngô Tất Tố cho rằng “Thọ hay yểu không tính bằng tuổi tác mà tính bằng những gì nhà văn mãi mãi để lại cho đời.” Nếu tính như vậy thì Vũ Trọng Phụng là một người rất thọ vì những gì ông để lại cho đời. Đặc biệt là Số đỏ đang chứng minh sự tồn tại vĩnh cửu của cuộc đời. Đấng si phu kia có quyền an nghỉ trên những vòng hoa trắng của tháp đài văn học sử” (Nhà phê bình Ngọc Dao).

Continue Reading

You'll Also Like

893K 36.4K 109
Tác giả: Ngã Ái Cật Băng Bổng Tình trạng tác phẩm gốc: Hoàn thành (99 chương + 11 ngoại truyện) Tình trạng edit: Hoàn thành (28/04/2024) Thể loại: Na...
118K 13.8K 94
► Tên: Tui nổi lên sau khi hẹn hò online với trai nhà giàu ► Tác giả: Sơn Dữu Tử ► Thể loại: Thận trọng từng bước gia chủ niên thượng công x chán nản...
19.2K 2K 64
Tác phẩm: Cấp Trên Có Mưu Đồ Làm Loạn Với Tôi Tác giả: Thái Thái Cẩn Thể loại: Bách hợp, hiện đại, hài hước, điềm văn, 1×1, HE. Nhân vật chính: Gian...
54.9K 1.5K 27
"Anh, em thật sự rất thích dáng vẻ anh khi nằm dưới thân em, biểu cảm vừa căm ghét lại vừa bất lực khuất nhục này của anh... Thật đẹp..." Xiềng xích...