Một số thứ lặt vặt

By nguyenguyen2k3

17 2 2

Chỉ là một số thứ linh tinh vứt lại một chỗ cho gọn More

Từ
CỐ HƯƠNG_Lỗ Tấn_

Câu

3 0 0
By nguyenguyen2k3


Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, diễn đạt một nội dung, thông tin đầy đủ và trọn vẹn.

Các dạngcâu: Tên Khái niệm và tác dụng Dấu hiệu Ví dụ Câu trần thuật

-là kiểu câu dùng để kể, xác nhận, miêu tả, thông báo, nhận định, trình bày,... về những hiện tượng, những hoạt động, trạng thái, tính chất trong thực tế.


- Câu trần thuật là biểu hiện thông thường của một phán đoán. Do đó cuối câu thường có dấu chấm và đây là kiểu câu phổ biến nhất.


- Câu trần thuật còn được gọi là câu kể, câu tường thuật.


Tấm lòng yêu mến, vô tư của bà tôi đối với mọi người đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú, đã truyền sức mạnh cho tôi để đương đầu với sóng gió của cuộc đời.

Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới. -Câu cản thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). Ngôn ngữ trong đơn từ, biên bản, hợp đồng ... (các văn bản hành chính – công vụ nói chung) và trong trình bày kết quả một bài toán (văn bản khoa học) là ngôn ngữ của tư duy lô-gíc cần độ chính xác và khách quan cao, vì thế không được phép dùng kèm các câu cảm thán. chứa từ cảm thán, giọng điệu cảm thán. Khốn nạn em tôi! Khổ thân em tôi! Em lại làm gì mà khổ thế em ơi! Câu cầu khiến -là kiểu câu có những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, thôi, đi, nào... hay ngữ điệu cầu khiến được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo... -tác dụng: yêu cầu, khuyên bảo,... chứa các từ mang nghĩa yêu cầu, sai khiến Trật tự! Tất cả chú ý nhìn lên bảng! Câu nghi vấn -là các câu dùng để hỏi 2 dạng chính: -nghi vấn không lựa chọn:có đại từ nghi vấn, tình thái từ nghi vấn. -nghi vấn có lựa chọn: thường dung quan hệ từ. -Bạn làm bài xong rồi chứ? -Hay là em để làm tin trong nhà? Câu đơn

Là câu chỉ có một vế câu. Cần phân biệt câu đơn với câu ghép và câu mở rộng thành phần. Câu đơn thường có một chủ ngữ, một vị ngữ và có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ nhưng có một số trường hợp câu đơn không xác định được chủ ngữ vị ngữ. Đó là trường hợp của câu đơn đặc biệt. VD: Câu đơn: Trời mưa. (C-V)

Câu ghép

Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại (thường là hai vế), mỗi vế câu thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ cụm Chủ - Vị) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những câu khác. Các câu ghép bắt buộc phải có hai cụm chủ - vị trở lên Hai vế của câu ghép được nối với nhau bằng nhiều cách. Nhưng cách cơ bản nhất là nối trực tiếp, nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng. VD:" Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp",

Câu ghép đẳng lập

Là câu ghép được nối với nhau bằng cách sử dụng cách nối trực tiếp mà trong đó ta có thể tách các mệnh đề thành các câu riêng mà không ảnh hưởng đến nội dung câu.

Ví dụ: Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

Câu ghép chính - phụ

Là câu ghép được nối với nhau bằng cách sử dụng quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng.

Ví dụ: Nếu em học giỏi thì ba mẹ em sẽ rất mừng.

Câu đặc biệt

Câu đặc biệt là câu không có C-V.(thường có!) Ví dụ: Ôi trời! Căn phòng hôm nay sạch thế!

Liên kết câu

Ngoài sự liên kết về nội dung, giữa các câu trong đoạn phải được liên kết bằng những dấu hiệu hình thức nhất định. Về hình thức, người ta thường liên kết các câu bằng các phép liên kết như phép lặp (lặp từ ngữ), phép thế (thay thế từ ngữ), phép nối (dùng từ ngữ để nối), phép liên tưởng,......

* Phép lặp :- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng bằng cách lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước nó.- Khi sử dụng phép lặp cần lưu ý phối hợp với các phép liên kết khác để tránh lặp lại từ ngữ quá nhiều, gây ấn tượng nặng nề.

* Phép thế :- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho các từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước.- Việc sử dụng đại từ hoặc từ đồng nghĩa liên kết câu làm cho cách diễn đạt thêm đa dạng, hấp dẫn.

* Phép nối:- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên,thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,...- Việc sử dụng quan hệ từ hoặc những từ ngữ có tác dụng kết nối giúp ta nắm được mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn, bài văn

Câu chủ động

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Câu chủ động và câu bị động là hai hình thức câu chủ yếu của mọi trong nói cũng như văn viết.

Câu chủ động có một chất giọng chủ động thường được sử dụng nhiều trong văn nói hay giao tiếp. Câu chủ động cũng xuất hiện trong các loại văn bản, , , ký... nhưng sẽ không hay bằng câu bị động. Có thể sử dụng loại câu này tùy ý trong văn nói hay văn viết.

Câu bị động

Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

Ngược lại với câu chủ động,câu bị động là câu có một chất giọng thụ động được sử dụng trong văn viết nhiều hơn trong văn nói bình thường và được dùng để viết trong các loại văn bản nhiều hơn các loại câu khác. Câu bị động có mặt hầu hết trong các báo chí (tạp chí) hơn là trong các loại câu truyện như (, một số loại ký...) nhưng hầu hết các nhà báo và nhà văn tiểu thuyết sử dụng những câu này rất hay và rất linh hoạt (dùng các phép ẩn dụ, biền ngẫu...). Tuy nhiên, một số loại câu bị động lại được dùng trong văn để viết các bài viết về khoa học và công nghệ. Những bài bào viết về thông tin khoa học thường có chứa nhiều thể loại câu bị động hơn các loại câu khác.

Không nên sử dụng câu bị động trong văn nói trừ khi có một lý do chính đáng và hợp lý.

Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lai) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất.

Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị, hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.

Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

Một số ví dụ ở các câu chủ động và bị động:


Câu chủ động

-Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

-Thầy giáo phê bình em.

-Anh ta phá ngôi nhà ấy đi.

-Sư thầy làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.

-Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.

-Mỹ đã ném bom GBU-43 (MOAB) xuống Afghanistan.

=>Câu bị động

-Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.

-Em bị thầy giáo phê bình.

-Ngôi nhà ấy bị phá đi bởi anh ta.

-Tất cả cánh cửa chùa được sư thầy làm bằng gỗ lim.

-Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.

-Bom GBU-43 (MOAB) đã được Mỹ ném xuống Afghanistan


· Lưu ý: Không phải câu nào có các từ được, bị cũng là câu bị động.

Khi chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động, chú ý tới sắc thái nghĩa của câu khi dùng từ bị hay được.

Câu bị động thường được sử dụng khi các chủ thể hoạt động chưa rõ ràng, chưa biết, hay không cần thiết.

Ví dụ:

Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim.

Chiếc xe đạp ấy được sản xuất tại Việt Nam.

Câu bị động thường được sử dụng khi chủ ngữ được biết, nhưng người nói/người viết không muốn nói đến nó.

Ví dụ:

Cô ấy đã được khuyên một lời khuyên xấu.

Một sai lầm đã được thực hiện.

Câu bị động thường được sử dụng khi người nói/người viết muốn nhấn mạnh một kết quả:

Ví dụ:

Hàng nghìn người đã bị giết bởi trận động đất.

Câu bị động thường được sử dụng khi người nói/người viết muốn giữ cùng một chủ ngữ cho hai hoặc nhiều động từ nhưng trường hợp này sẽ không thực hiện được nếu cả hai động từ cùng ở một thể (chủ động hay bị động).

Ví dụ, người nói sẽ sử dụng câu b chứ không phải là câu a để điền vào chỗ ba chấm trong đoạn văn trong trường hợp dưới đây (cả hai câu đều chính xác:.

Một tiếng nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là "vua toán" của lớp từ mấy năm nay..., tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến. (Trích sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập hai, trang 57).

a. Mọi người yêu mến em.

b. Em được mọi người yêu mến.

Hầu hết các câu bị động đều không có chủ thể hoạt động; tất cả các câu chủ động đều có chứa chủ thể hoạt động

Chủ thể hoạt động là một chủ ngữ của động từ chủ động. Trong các ví dụ ở câu trên, các chủ thể hoạt động đều có mặt trong tất cả các câu chủ động, còn các câu thụ động thì không có chứa một chủ thể hoạt động.

Khi một câu có chứa một chủ thể hoạt động, nó nằm sau động từ. Ví dụ:

Tiếng Anh được nói bởi họ.

Trong những câu sau đây, các danh từ "Những giáo viên" là các chủ thể hoạt động trong cả hai câu. "Những giáo viên" cũng là chủ ngữ của câu chủ động. Nhưng "kỳ thi" là chủ ngữ của câu bị động.

Chủ động: Những giáo viên chuẩn bị cho kỳ thi.

Bị động: Kỳ thi được chuẩn bị bởi những giáo viên.

Continue Reading

You'll Also Like

9.4K 444 75
She is an outcast. She finds it easier to express what she feels in the form of writing. Whether it is poems, letters or long texts. These are poems...
18.6K 1.7K 72
Greetings dear readers! This is my first ever poems book. And um I wrote these all based on my personal experiences. As you may journey through chapt...
17.2K 1K 36
'SO LONG, EDIMAR' is the sixth Anthology by an author known by the pen name of Kieth, released on June 1, 2024. 'SO LONG, EDIMAR' consists of 35 poem...
2.2K 635 65
Drenched from the blood in my veins, this book speaks of the different aspects of the dark. Catastrophically, the woeful brooks flow through these pa...