Những cái "được" và "mất" của...

By snow_dragonfly

10.1K 10 7

More

Những cái "được" và "mất" của Việt Nam khi gia nhập WTO

10.1K 10 7
By snow_dragonfly

NHỮNG MẶT “ĐƯỢC” VÀ “MẤT” CỦA VIỆT NAM  KHI  GIA NHẬP WTO

* NHỮNG MẶT ĐƯỢC:

- Mở rộng thị trường xuất khẩu: Là thành viên của WTO, vị thế của Việt Nam được nâng lên, có điều kiện để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, trước hết là đối với các nước thành viên của tổ chức này. Việt Nam k còn bị phân biệt đối xử, đc hưởng thuế xuất nhập khẩu như các nước thành viên khác, các rào cản thuế quan cũng giảm bớt nên kim ngạch xuất khẩu VN tăng liên tục, kể cả trong nh năm khủng hoảng. Trừ năm 2009, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều > 20%, năm 2011 đạt >30%, nhìn cả 5 năm thì đã tăng 17,3% so với dự kiến là 16%. Xuất khẩu không chỉ tăng về lượng mà cơ cấu mặt hàng cũng có những khởi sắc theo hướng tiến bộ, tuy mới chỉ là bước đầu. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng và vươn tới những thị trường được coi là khó tính như Nhật Bản, EU và Mỹ.

- Thuhút mạnh mẽ nguồn vốn FDI: do thể chế thong thoáng hơn nên đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng đáng kể: trong 5 năm, đầu tư mới và tăng vốn của các dự án cũ tại Việt Nam đạt khoảng 150 tỷ USD, gấp 2,7 lần, tổng số thực hiện đạt 45 tỷ, vượt 77% so với mục tiêu đề ra. Nét mới của FDI đăng ký và thực hiện thời kỳ 2007 - 2011 là có nhiều dự án lớn.Cơ cấu vốn đầu tư cũng thay đổi, chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ khách sạn, nhà hàng, căn hộ cho thuê, bất động sản, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, phù hợp với các cam kết của WTO. Trong số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam bốn tháng đầu năm 2012, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 2360,7 triệu USD, chiếm 76,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 349,9 triệu USD, chiếm 11,3%; Hàn Quốc 200,1 triệu USD, chiếm 6,5%; Hà Lan 46,1 triệu USD, chiếm 1,5%; Xin-ga-po 38,3 triệu USD, chiếm 1,2%...

- Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ: kinh tế VN đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi để cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. So với các nước thành viên ASEAN, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong 5 năm qua đạt mức cao hơn với xu hướng khá ổn định, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện từng bước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 tăng 8,45%, năm 2008 tăng 6,18%, năm 2009 tăng 5,32%, năm 2010 tăng 6,78% và năm 2011 ước tăng 5,89%. Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế là thu - chi ngân sách nhà nước, nhất là cơ cấu thu - chi, tỷ lệ bội chi so với GDP. Trong những năm qua, cân đối thu - chi ngân sách nhà nước được cải thiện. Tổng thu ngân sách nhà nước các năm 2007 - 2011 luôn đạt, thậm chí vượt dự toán hằng năm và theo xu hướng tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Trong 2 năm 2008 và 2009, cơ cấu GDP theo ngành chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới nên có sự chuyển dịch chậm hơn; tuy nhiên, về cơ bản, vẫn diễn ra theo chiều hướng tích cực. Kết quả đó một phần không nhỏ do tác động của WTO thể hiện qua các cam kết về mở rộng thị trường, giảm thuế hàng nghìn sản phẩm hàng hóa xuất khập khẩu, tạo thế bình đẳng cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam trên thị trường thế giới. 

- Nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhìn một cách tổng thể, sau 5 năm gia nhập WTO, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam được cải thiện: số lượng doanh nghiệp Việt Nam tăng lên, chất lượng doanh nghiệp được nâng lên một bước. sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều doanh nghiệp nước ta đã từng bước xác lập được chỗ đứng trên thị trường khu vực và thế giới. nhiều loại hình dịch vụ mới được mở ra, thu hút nhiều loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư phát triển một số ngành công nghệ mới, công nghệ cao. cùng với sự lớn mạnh của doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng khá tốt.

- Đời sống dân cư được cải thiện

Tăng trưởng kinh tế đã giúp cải thiện đời sống của người dân cả về vật chất và tinh thần; tình hình an sinh xã hội cả nước 5 năm 2007 - 2011 ổn định và có nhiều mặt phát triển. Thu nhập bình quân đầu người của dân cư năm 2010 tăng 39,4% so với năm 2008. Mỗi năm bình quân tạo thêm 1,5 triệu việc làm mới, góp phần xoá đói, giảm nghèo. Đời sống của người dân được cải thiện rõ nét, nhất là ở khu vực nông thôn (tăng 40,4%). Với mức thu nhập như trên, Việt Nam lần đầu tiên ra khỏi danh sách các nước nghèo của thế giới.

Tóm lại, những thành tựu trên đây đạt được do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên là vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách và luật pháp đã được ban hành để thực hiện các cam kết WTO. Sau 5 năm ký Nghị định thư chính thức gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện những nghĩa vụ của mình theo đúng các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, giảm thuế nhập khẩu, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, hoàn thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. 

* NHỮNG CÁI MẤT:

- Mất cân bằng cán cân thương mại

tình trạng nhập siêu ngày càng diễn biến phức tạp, điều này đã dẫn đến nhiều khó khăn cho Chính phủ trong việc vận hành con tàu kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Việt Nam luôn nằm trong tình trạng nhập siêu lớn. nhập siêu của Việt Nam quá tập trung vào một số ít quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á, Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc. Mặc dù mức nhập siêu 2 năm trở lại đây đã giảm xuống, nhưng thực tế cho thấy khó có thể giảm một cách bền vững, mà ngược lại, tình trạnh nhập siêu liên tục như vậy làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, dẫn đến nợ nước ngoài ra tăng và làm suy yếu sức mạnh của nền kinh tế nước ta.

- Cơ cấu FDI không hợp lý

Những lĩnh vực không mong muốn (sản xuất với công nghệ thấp, bất động sản, khai thác tài nguyên...) tiếp nhận lượng FDI lớn trong khi những lĩnh vực cần đầu tư (hạ tầng, nông nghiệp, công nghệ cao) lại không hấp dẫn dòng FDI này. Một cơ cấu đầu tư như vậy khó có thể bảo đảm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng bền vững.

- Những lời cáo buộc bán phá giá

Gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải chấp nhận việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm. Trên thực tế, quy chế phi thị trường (NME) đã gây ra nhiều bất lợi cho Việt Nam những năm gần đây: Việt Nam bị cáo buộc bán phá giá nhiều hơn. Việt Nam phải chịu nhiều thiệt hại về xuất khẩu khi các mặt hàng cá da trơn, xe đạp, da giầy, v.v… bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các nước tiến hành điều tra chống bán phá giá hàng hóa Việt Nam phần lớn là các quốc gia chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

- Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thấp và chưa ổn định

Sau 5 năm gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam đã cải thiện được năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta sau 5 năm gia nhập WTO vẫn còn thấp, độ ổn định chưa cao. đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, thị phần hạn hẹp, tiềm lực khoa học – công nghệ yếu, chưa có thương hiệu nổi tiếng. chất lượng nhân lực của doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ người lao động qua đào tạo thấp. Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp hoát động toàn cầu. đa số các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu làm gia công, nên phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào. rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được chiến lược cạnh tranh hiệu quả, chưa khẳng định được uy tín, chất lượng và thị phần trên thị trường khu vực và thế giới. Chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam còn hiều yếu kém.

- Những vấn đề về môi trường và an sinh xã hội:

+ Về môi trường

quá trình phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế, đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đã gây ra sức ép không nhỏ đối với môi trường và tài nguyên, làm cho môi trường bị ô nhiễm hơn và tài nguyên bị suy thoái hơn. Quá trình đô thị hoá nhanh kéo theo vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, làm cho quá trình phát triển theo hướng bền vững của đất nước đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng môi trường và ngăn chặn, giảm suy thoái tài nguyên, đặc biệt là môi trường sống tại đô thị. Ô nhiễm môi trường đã tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế và ảnh hưởng tới các hệ sinh thái.

+ Về an sinh xã hội:

Năm 2007, ngay sau khi gia nhập WTO, số lượng người thất nghiệp là 1,031 nghìn, giảm 155 nghìn người so với năm 2006.  Tuy nhiên, trong các năm tiếp theo, số lượng người thất nghiệp đã gia tăng nhanh chóng. Số người bị mất việc chủ yếu thuộc các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu như may, mặc, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ. Thanh niên chiếm tỷ lệ cao trong số những người thất nghiệp, đặc biệt đối với nhóm thanh niên nông thôn không có trình độ đào tạo.Bất bình đẳng gia tăng thể hiện ở khả năng tiếp cận không đồng đều các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế… đặc biệt đối với các nhóm nghèo, yếu thế và dễ bị tổn thương. Mức chênh lệch giàu nghèo ngày càng nới rộng.Luồng di cư từ nông thôn ra thành thị dẫn đến tình trạng quá tải về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơ bản ở những đô thị lớn, đòi hỏi phải có những giải pháp toàn diện.

Continue Reading