Cay Dau Tuong

By ngeolqd

6.9K 10 0

More

Cay Dau Tuong

6.9K 10 0
By ngeolqd

I. Lịch sử phát triển và tình hình sản xuất và giá trị kinh tế của cây đậu tương.

1. Lịch sử phát triển và tình hình sản xuất cây đậu tương trên Thế giới:

Đậu tương còn có tên gọi khác là đậu nành, là một trong những loại cây trồng cổ nhất của nhân loại. Đậu tương có nguồn gốc từ vùng mà An Châu -Trung Quốc, theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản thì đậu tương được đưa vào Triều Tiên vào khoảng 200 năm trước Công nguyên, sau đó sang Nhật Bản. Đến giữa Thế kỷ 17 đậu tương xuất hiện ở châu Âu, còn tại châu Mỹ xuất hiện năm 1804 nhưng phải đến đầu Thế kỷ 20 mới trồng phổ biến. Diện tích và sản lượng đậu tương trên Thế giới tăng mạnh nhất trong những năm 1965-1980 và tương đối ổn định đến nay. Năm 1997, sản lượng đậu tương của Thế giới đạt 146.700 ngàn tấn, trong đó bốn nước trồng đậu tương phổ biến nhất là Mỹ, Braxin, Trung Quốc, Achentina chiếm tới 90-95% sản lượng, đây là những nước có năng suất đậu tương cao, như Mỹ: 2,62tấn/ha; Braxin: 2,32tấn/ha; Trung Quốc: 3,19tấn/ha (số liệu năm 1997-Tài liệu cây đậu tương của Ngô Thế Dân và cộng sự) .

Các nước xuất khẩu đậu tương hàng đầu Thế giới như Mỹ, Braxin, Achentina. Các nước nhập khẩu đậu tương với số lượng lớn như Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đông Âu. Lượng đậu tương nhập vào EEC chiếm tới 90% tổng lượng hạt có dầu được nhập vào. Các nước EEC, Tây Ban Nha, Đông Âu nhập đậu tương chủ yếu để sản xuất dầu, tái xuất khẩu dầu và chế biến thức ăn gia súc, trong khi Nhật Bản và nhiều nước khác chủ yếu làm thức ăn cho người, ngay cả ở Trung Quốc dù sản lượng đậu đứng thứ 3 Thế giới nhưng do lượng tiêu dùng làm thức ăn lớn nên cũng trở thành nước nhập khẩu đậu tương.

2. Sự phát triển và tình hình sản xuất đậu tương tại Việt nam:

Do vị trí địa lý nước ta nằm sát Trung Quốc, có sự giao lưu nhiều mặt từ lâu đời nên cây đậu tương được biết đến và trồng từ rất sớm, ngay từ thời Vua Hùng ông cha ta đã biết trồng cây đậu tương cùng với nhiều loại đậu khác (Cây đậu nành- Phạm Văn Biên và công sự-1996).

Mặc dù có lịch sử lâu đời, nhưng trải qua một thời gian dài cây đậu tương vẫn chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Năm 1976, diện tích đậu tương cả nước chỉ đạt gần 40 ngàn ha, năng suất 5,2tạ/ha, sản lượng 20,7 ngàn tấn. Năm 1995 có diện tích lớn nhất đạt 121,1 ngàn ha, năng suất 10,3tạ/ha, sản lượng 125,5 ngàn tấn. Hiện nay diện tích đậu tương cả nước khoảng trên dưới 100 ngàn ha, năng suất khoảng 11-12tạ/ha.

Cả nước hình thành 6 vùng sản xuất đậu tương chính. Theo số liệu năm 1993 vùng Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất (26,2% diện tích đậu tương cả nước), miền núi và trung du phía Bắc (24,7%); đồng bằng sông Hồng (17,5%); đồng bằng sông Cửu Long (12,4%), còn lại là đồng bằng ven biển miền trung và Tây Nguyên.

Về sản lượng, 3 vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu long chiếm 63,8% sản lượng đậu tương cả nước. Đặc biệt ĐBSCL chỉ chiếm 12,7% diện tích nhưng chiếm tới 20,9% sản lượng với năng suất bình quân 16tạ/ha, cao nhất nước.

Trong các thời vụ trồng đậu thì vụ xuân chiếm 14,2%, vụ hè thu 31,3%, vụ mùa 2,68%, vụ thu đông 22,1%, vụ đông xuân 29,7%. Ở vùng núi Bắc Bộ, khu 4 cũ, ĐBSCL vụ đông xuân là vụ chính (59,8- 83,5%), ở đồng bằng sông Hồng, trung du Bắc Bộ vụ xuân là vụ chính (60,6- 65,6%), ở vùng Tây Nguyên, Đông nam bộ chủ yếu trồng vụ hè thu và thu đông (60-77%).

3. Giá trị kinh tế của cây đậu tương:

Khó có thể tìm ra loại cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như cây đậu tương: Cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho gia súc và là cây làm giàu đất.

Các phân tích sinh hoá cho thấy rằng hạt đậu tương chứa từ 38-40% Protein, trong khi đó sắn gạo vàngô chỉ chưa từ 2-14,9%. Hơn nữa đậu tương còn chứa đầy đủ và cân đối những axít amin cần thiết (trong đó có những axít amin không thể thay thế như Ly-din, Trytophan) và nhiều loại Vitamin B1, B2, C, A, D, E, K. Trong đậu tương cũng chứa 16-20% Lipit, Lipit của đậu tương có chứa một tỷ lệ cao các axít béo chưa no, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người.

Trên thị trường Thế giới có 8 cây lấy dầu quan trọng là Đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa và cọ, những cây này chiếm tới 97% sản lượng cây lấy dầu trên Thế giới, trong đó đậu tương giữ vai trò quan trọng hàng đầu chiếm tới 30-35% sản lượng dầu thực vật, tiếp sau là bông, lạc, hướng dương. Dầu đậu tương được sử dụng làm thực phẩm như : Dầu rán, salat và làm macgarin (mỡ thực vật), xu hướng sử dụng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật ngày càng tăng cao. Trong công nghiệp, dầu đậu tương còn được sử dụng làm xi, sơn, mực in, x phòng, chất dẻo, cao su nhân tạo, len nhân tạo, thuốc trừ sâu ...

Bên cạnh dầu đậu tương thì bột đậu tương cũng là sản phẩm tham gia trong nhiều mặt hàng hoá khác nhau, việc sản xuất đậu tương trên Thế giới sẽ tiến tới phụ thuộc nhiều hơn vào bột đậu tương chứ không phải dầu đậu tương. Bột đậu tương là thành phần đạm quan trọng trong khẩu phần thức ăn của gia súc, hệ số tiêu hoá của các amino acid đậu tương khá cao (gần 90%), sự kết hợp giữa bột đậu tương và bột ngô sẽ cho sản phẩm thức ăn gia súc khá lý tưởng cho gia cầm, lợn.

Hiện nay từ hạt đậu tương có thể chế biến tới 600 mặt hàng thực phẩm khác nhau như các loại thức ăn cổ truyền của phương đông (đậu phụ, tương chao, sữa đậu nành ...) hay các sản phẩm chế biến hiện đại: C phê đậu tương, sôcôla đậu tương, bánh kẹo, patê, thịt nhân tạo ... chính vì vậy cây đậu tương được mệnh danh là người đầu bếp của thế kỷ.

3.1. Vai trò của vi khuẩn Rhizobium và khả năng cố định đạm của cây đậu:

Đậu tượng cũng như nhiều loại cây khác cùng họ có sự cộng sinh giữa rễ cây và vi khuẩn Rhizobium, là loại vi khuẩn có khả năng cố định đạm. Cây cung cấp sản phẩm quang hợp cho đời sống và hoạt động của vi khuẩn ngược lại vi khuẩn có vai trò cố định Nitơ tự do từ không khí thành dinh dưỡng đạm cho cây.

Ngay sau khi đậu tương bắt đầu mọc, vi khuẩn Rhizobium japonicum đã xâm nhập vào lông hút của rễ (những lông hút đang sinh trưởng mạnh) và nhanh chóng gia tăng tốc độ sinh sản số lượng vi khuẩn. Những vi khuẩn này hình thành một đường lây nhiễm hướng về gốc của lông hút và cuối cùng xuyên qua lớp vỏ rễ xâm nhập vào vùng nhu mô vỏ rễ. Các tế bào nhu mô vỏ rễ tr n đầy vi khuẩn, những tế bào này phản ứng bằng cách phát triển dị dạng về kích thước thành những tế bào lớn có nhân khổng lồ nhưng vẫn còn sống, nhiều tế bào thế này hợp lại thành nốt sần.

Những nốt sần này được ví như những nhàmáy sản xuất đạm, nốt sần có phẩm chất tốt thì to, màu hồng. Số lượng và trọng lượng nốt sần có liên quan trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất cây đậu tương. Khoảng 10 ngày sau khi gieo thì nốt sần có thể xuất hiện. Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, số lượng vi khuẩn nốt sần trong tế bào nhu mô giảm dân. Khi cây chín nốt sần bị thối, vi khuẩn đi ra đất và ở đó sinh sản, sống trong trạng thái hoại sinh và chờ đợi lây nhiễm của vụ sau.

Đường kính nốt sần có thể đạt trên 4mm, những nốt sần trên rễ cái gần cổ rễ thường to, các nốt trên rễ con và xa cổ rễ thường nhỏ, nhiều khi các nốt sần liên kết với nhau thành dạng bất định hoặc xẻ nhánh.

Những cây đậu tương sinh trưởng phát triển tốt thì nốt sần tập trung trên rễ cái, gần cổ rễ. Ruột nốt sần có màu hồng thì cây sinh trưởng tốt, lá xanh; Ngược lại sự cộng sinh không hữu hiệu thì có nốt sần nhỏ, phân tán trên bộ rễ, ruột nốt có màu trắng hay hồng nhạt hoặc xanh, cây sinh trưởng kém, lá hơi vàng.

Theo nhiều tài liệu đã công bố thì lượng đạm do vi khuẩn cố định được đạt trung bình 94kg/ha/vụ, tương đương khoảng 200kg Urê, trường hợp thuận lợi có thể lên tới 168kgN/ha/vụ. Lượng đạm do vi khuẩn cố định được có thể đáp ứng 74% nhu cầu đạm của cây đậu tương.

Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động và khả năng cố định đạm của vi khuẩn. Liều lượng đạm quá cao làm ức chế quá trình cố định đạm của vi khuẩn vàngược lại; Lân có tác dụng tích cực đối với sự hình thành và cố định đmạ của nốt sần, nhất là trong trường hợp đất đủ Canxi hay được bón vôi.

Nhiệt độ đất thích hợp cho hoạt động của vi khuẩn là 25-300C, dưới 00C và trên 400C vi khuẩn không hoạt động. Đất có độ ẩm đầy đủ giúp vi khuẩn hoạt động tốt, đất bão hoà nước làm giảm hoạt động của vi khuẩn.

Trong thực tế nguồn vi khuẩn có sẵn trong đất trên những chân đất chưa hay quá lâu không trồng đậu tương rất hạn chế, vì vậy những chân đất này nếu được nhiễm khuẩn hạt giống trước khi gieo sẽ có hiệu quả rất cao (trộn hạt giống với chế phẩm), tuy nhiên biện pháp này chưa được ứng dụng rộng rãi do việc xác định những dòng vi khuẩn phù hợp từng giống đậu tương vẫn trong quá trình nghiên cứu.

Trong quá trình cây sinh trưởng, vi khuẩn vẫn tiếp tục xâm nhập vào các rễ non. vì vậy ở một cây đậu tương trưởng thành có thể có các nốt sần ở độ tuổi khác nhau.

II. Đặc điểm thực vật và nhu cầu sinh lý của cây đậu tương.

1. Nhu cầu sinh thái của cây đậu tương:

a) Ánh sáng:

Đậu tương là cây trồng ngắn ngày rất mẫn cảm với ánh sáng. Tác động của quang chu kỳ được giới hạn ở bộ lá vào thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng. Yếu tố tiên quyết để có năng suất cao là cây phải đạt hiệu quả quang hợp cao nhất trong vụ trồng, vì vậy phải chóng phủ kín đất để tiếp thu ánh sáng tối đa, do đó cần trồng mật độ cao phù hợp.

Những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì ít mẫn cảm với ánh sáng hơn, giống càng dài ngày càng mẫm cảm với ánh sáng, vì vậy trong vụ xuân những giống dài ngày thì cây sinh trưởng phát triển kém, hoa quả ít, hạt lép.

Đậu tương cũng khá mẫn cảm với cường độ ánh sáng, trong điều kiện bị che rợp, hoặcànhững cành lá ở phía dưới không đầy đủ ánh sáng thì lá thường vàng úa và rụng sớm, tỷ lệ lép lửng cao.

b) Nhiệt độ:

Đậu tương là cây ưa nhiệt, yêu cầu tổng tích ôn là 2.4000.

Hạt đậu tương có thể nảy mầm từ 10-400C, nhiệt độ càng cao mầm nảy càng nhanh nhưng tốt nhất khoảng 18-260C, nếu nhiệt độ trên 350C hạt nảy mầm nhanh nhưng mầm rất yếu.

Trong thời gian cây đang sinh trưởng phát triển mạnh thì yêu cầu nhiệt độ ngày và đêm không chênh lệch nhau quá nhiều, nếu ban đêm nhiệt độ không dưới 170C thì rất thuận lợi cho cây. Nhiệt độ tối thích cho đậu tương giai đoạn này là 20-280C.

Thời kỳ ra hoa nhiệt độ thích hợp 22-280C, bị rét trong tời kỳ này làm ảnh hưởng xấu đến quá trình ra hoa, nếu liên tụcànhiều ngày có nhiệt độ dưới 240C thì đậu tương ra hoa chậm 5-7 ngày.

Nhiệt độ thích hợp trong thời kỳ hình thành quả và hạt là 21-280C, khi hạt chín cần nhiệt độ thấp hơn (17-250C), lúc này mà nhiệt độ quá cao dễ làm giảm sức nảy mầm của hạt.

Nhiệt độ làmột trong nhữngàyếu tố chi phối sự phát triển và thường làm thay đổi chu kỳ sinh trưởng của đậu tương, tác động của nhiệt độ tới thời gian sinh trường của đậu tương còn mạnh hơn cả quang chu kỳ.

c) Nước:

Để đảm bảo cho quá trình nảy mầm của hạt thì độ ẩm đất là 50% (trong khi đó ở ngô là 32%, đậu xanh là 26%). Tỷ lệ nảy mầm của hạt ở đất khô giảm nhiều hơn so với đất quá ướt.

Trong suốt quá trình STPT của mình, đậu tương cần 408-444kg nước để sản xuất 1kg chất khô, do đó đậu tương là cây tương đối kháng hạn hơn so với những cây trồng ngắn ngày khác. ở giai đoạn trước ra hoa (10-20 ngày sau khi gieo) cây đậu tương có thể chịu được sự thiếu nước tạm thời mà không ảnh hưởng năng suất. Nhưng sau gieo khoảng 30 ngày mà ẩm độ đất thấp hơn 40% kéo dài cây đậu tương sẽ ra hoa trong khi diện tích lá còn thấp, số hoa sẽ kém và rụng nhiều. Trong giai đoạn tạo quả, sự thiếu nước làm quả rụng nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năm suất.

Trong điều kiện thiếu nước, quá trình cố định đạm giảm một phần do sản phẩm quang hợp chuyển về rễ giảm, một phần do ảnh hưởng trực tiếp của thế nước ở trong nốt sần.

d) Dinh dưỡng:

Nói chung quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng của cây đậu tương biến động theo đặc điểm của giống, thành phần dinh dưỡng đất và điều kiện thời tiết.

Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng tốc độ hấp thu NPK lúc trước khi ra hoa chậm nhưng việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây tròng giai đoạn này có ý nghĩa quan trong đối với năng suất. Tốc độ hút NPK cực đại vào lúc trỗ hoa và giảm dần tới khi hạt đạt kích thước tối đa, tốc độ hút K giảm sớm hơn so với Nvà P.

Phân lân có phản ứng mạnh với đậu tương, bón lượng lân nhỏ cho gia tăng năng suất rõ ràng, tuy vậy những khi đậu tương thiếu lân không bộc lộ rõ triệu trứng bên ngoài mà chỉ giảm năng suất. Còn khi thiếu Kali làm mép lá vàng, nhăn, hạt phát triển kém. Việc bón phân N cho đậu tương khi 10-15 sau gieo rất có ý nghĩa vì kích thích sự phát triển của nốt sần và giúp cho cây tăng trưởng tốt sau này.

Nhìn chung đậu tương phản ứng với độ phì của đất thấp hơn nhiều cây trồng khác. Ví dụ tăng cao lượng phân bón choàngô có thể làm tăng năng 700kg/ha nhưng với đậu tương chỉ được khoảng 200kg/ha, do đó cần căn cứ theo chất lượng đất từng vùng để xác định lượng phân bón phù hợp, có hiệu quả nhất. Mặt khác rễ đậu tương rất mẫn cảm với nồng độ muối khoáng vì vậy không bón lót ngay dưới hàng hạt hoặc bón vun gốc với nồng độ cao ở giai đoạn cây con dễ làm chột rễ và cháy lá.

2. Cấu tạo hạt đậu và Sinh lý cây đậu tương giai đoạn mọc mầm :

a) Hạt đậu tương:

Trọng lượng một hạt đậu tương có thể thay đổi từ 20-400mg, thị hiếu nước ta đang ưa chuộng loại hạt có trọng lượng 100-120mg/hạt, với giống đậu có trọng lượng trên 150mg/hạt thường khó tồn tại lâu do dễ mất sức nảy mầm trong điều kiện bảo quản thô sơ của nông dân. Hạt đậu tương gồm có 2 phần là vỏ hạt và phôi.

+Vỏ hạt: Vỏ đậu tương dễ ngấm nước, dính với phôi ở tể hạt (còn gọi là rốn hạt - là một rốn nhăn nhỏ hình bầu dục). Màu sắc của tể hạt thay đổi tuỳ theo và là đặc điểm để phân biệt giống, đây là nơi rễ mầm đầu tiên xuất hiện khi mọc mầm.

Vỏ hạt có tác dụng bảo vệ phôi trong quá trình bảo quản và khi mới gieo.Vỏ hạt chứa sắc tố Anthocyamine, hàm lượng sắc tố này quyết định màu vỏ hạt như: Vàng, nâu, xanh, đen, màu vàng tươi được ưa thích hơn cả.

+Phôi: Phôi gồm có 2 tử diệp (lá mầm), rễ mầm, trục hạ diệp và trục thượng diệp. Hai tử diệp màu vàng chiếm hầu hết trọng lượng hạt, đây là nơi chứa chất đạm, chất béo của hạt và là nơi cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trong tuần đầu sau khi nảy mầm.

b) Quá trình nảy mầm và yêu cầu sinh thái:

Giai đoạn nảy mẩm của cây đậu tương thường kéo dài 5-7 ngày, thời gian nảy mầm phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ và ẩm độ.

Hạt đậu tương thường không nảy mầm được nếu nhiệt độ dưới 50C hay trên 400C. Nếu gieo ở nhiệt độ 200C thời gian nảy mầm khoảng 5-7 ngày, nếu ở nhiệt độ 300C thì mất 3 ngày. Nhiệt độ tối ưu cho hạt nảy mầm là 18-260C, trên 350C hạt nảy mầm nhanh nhưng mầm rất yếu.

Hạt hút nướcànhanh chóng và hai tử diệp lớn lên theo chiều dọc, khi no nước, hàm lượng nước đạt 50% (với ngô là 30%, lúa là 26%) trọng lượng hạt thì hạt bắt đầu nảy mầm .

Khi nảy mầm, rễ mầm xuất hiện đầu tiên ở vùng tể hạt, rễ mầm đâm xuống đất chừng 2-3cm thì bắt đầu phân nhánh; cùng với sự xuất hiện của rễ mầm, trục hạ diệp vươn dài nâng hai tử diệp lên khỏi mặt đất. Khi hấp thụ được ánh sáng, 2 tử diệp xanh dần và xoè ra để lộ cặp lá đơn ở giữa, lúc này trục hạ diệp ngừng tăng trưởng theo chiều dài. Có giống đậu tử diệp vẫn giữ nguyên màu vàng sau khi mọc mầm, đặc tính này liên quan mật thiết tới tính rụng lá nhanh khi quả chín (Loại tử diệp vàng thì lá rụng nhanh, tử diệp xanh lá rụng chậm và ít).

Thường khi cây tự dưỡng được thì hai tử diệp vàng và rụng đi (khoảng 15 ngày sau khi gieo).

Các giống đậu hạt nhỏ thường nảy mầm nhanh và đều hơn giống hạt lớn.

Yêu cầu của thời kỳ nảy mầm là hạt phải nảy nhanh, đều, cần chú trọng các khâu: Phẩm chất giống, độ ẩm và tơi xốp của đất, độ sâu gieo hạt, tránh gặp rét (vụ đông) hoặc mưa to bị kết vón mà trẩm hạt (vụ hè).

c) Đặc điểm hình thái cây đậu tương giai đoạn cây con:

Đối với đậu tương, giai đoạn cây con kéo dài từ sau khi nảy mầm tới khi chùm hoa đầu tiên xuất hiện, đây được gọi là giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng. Giai đoạn này sẽ quyết định số đốt mang hoa, số mầm hoa, đây cũng là giai đoạn phát triển mạnhànhất của các bộ phận chính- cấu trúc chính của cây đậu tương như Rễ, Lá, Thân, Cành.

*Rễ đậu tương: Rễ đậu tương gồm rễ cái và nhiều rễ con. Rễ cái ăn sâu 20- 30Cm nhưng ở độ sâu 7-8cm rễ cái chỉ to bằng rễ con.

Rễ con tập trung nhiều ở độ sâu 6-20cm và phát triển rất dồi d o, có thể ngay trên cổ rễ vì vậy biện pháp vun gốc rất cần thiết cho đậu tương, vừa phát sinh nhiều lớp rễ con, vừa tạo độ thoáng khí thuận tiện cho hoạt động của vi khuẩn nốt sần cộng sinh.

Rễ phát triển mạnh cả về chiều ngang và độ sâu. Các rễ mọc sau phát triển theo chiều ngang ở độ sâu 2-3cm, khi gặp phải rễ cây bên cạnh thì chuyển hướng ăn sâu xuống đất.

*Lá đậu tương:

- Lá đơn:2-3 ngày sau khi tử diệp mở ra thì lộ rõ hai lá đơn hình tròn mọc đối nhau trên trục thượng diệp ở vị trí mắt thứ 2 của thân, đây cũng là vị trí phân cành đầu tiên của đậu tương. Mỗi lá đơn có hai lá nhỏ, nhọn mọc kèm ở đáy lá chỗ nối liền với thân. Cây con khoẻ thì lá đơn to, xanh tốt.

- Lá kép: Lá kép gồm các lá chét mọc từ một cuống lá chung từ mắt thứ 3 trở đi. Mỗi mắt có một lá kép mọc đối diện nhau, trung bình 5-8 ngày đậu tương ra 1 lá kép mới.

Mỗi lá kép thường có 3 lá chét (trườnghợp cá biệt có 4-5 lá chét), lá chét có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo đặc tính giống. Ở nách mỗi lá chét có một chồi mầm, chồi mầm này có thể phát triển thành cành hay chùm hoa.

*Thân cành:

- Thân: Đậu tương có thân tương đối thẳng gồm nhiều lóng, số lóng chịu ảnh hưởng của quang kỳ và cũng phụ thuộc đặc tính giống. Chiều dài các lóng ngắn dần từ gốc lên ngọn và thay đổi tuỳ theo mùa vụ và chế độ chăm sóc.

Thân cây con có màu tím hoặc xanh, trong đó thân tím sẽ có hoa màu tím, thân xanh có hoa màu trắng.

Căn cứ theo sự phát triển của thân mà chia đậu tương thành hai nhóm:

+Nhóm sinh trưởng hữu hạn: Khi ra hoa thì ngừng tăng trưởng chiều cao vì chồi tận cùng ngừng tăng trưởng khi nó phân hoá thành chùm hoa.

Các giống sinh trưởng hữu hạn thường có thân to đều từ gốc lên cao và thường có số lóng nhất định (5-6 đốt), tận cùng đỉnh thân làmột chùm hoa có nhiều hoa hơn các chùm bên dưới.

Cây hữu hạn có tán gọn hơn cây vô hạn do đó có thể trồng mật độ cao hơn, ở dạng này trái thường tập trung vào thân chính và tận cùng thân làmột chùm nhiều quả phát sinh từ đốt tận cùng.

+Nhóm sinh trưởng vô hạn: Khi ra hoa thân vẫn còn tăng trưởng theo chiều cao, thân nhỏ dần từ gốc lên cao, thân vươn dài và mảnh khảnh, ngọn xoắn lại có khuynh hướng như leo. Đặc tính ngọn vươn dài còn chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh như biên độ nhiệt giữa ngày và đêm, độ phì nhiêu của đất, ẩm độ đất ... ở dạng này thường có thời kỳ trổ hoa rất dài ngay cả khi trái đã hình thành vì vậy trái chín không đồng đều, các cành dài và trái phân bố rải rác hầu hết tất cả các cành.

- Cành: Từ các nách lá, các chồi sơ khởi có thể phát triển thành chồi cành hoặc chồi hoa. Các chồi từ đốt thứ 2 tới thứ 5 thường phát triển thành cành. Nếu trồng ở mật độ cao thì chồi cành duy trì ở trạng thái ngủ do đó cây sẽ không có hoặc ít cành, đôi khi các chồi này cũng có thể phát triển thành hoa muộn nhưng không đậu trái.

Số cành trên cây thay đổi tuỳ theo giống, thời vụ và điều kiện canh tác. Trong khuynh hướng chọn giống hiện nay người ta chú ý chọn giống ít cành, nếu nhiều cành thì cành phải ôm sát thân để có thể tăng mật độ, đây là yếu tố tiên quyết để tăng năng suất. Những giống nhiều cành và cành lớn, xoè ngang hay bị đổ ngả đã dần dần bị loại bỏ trong sản xuất.

d) Sinh lý cây đậu tương giai đoạn cây con:

Đây còn gọi là giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, kéo dài từ khi cây mọc mầm đến khi hoa đầu tiên nở. Kích thước cuối cùng của cây và tổng số vị trí mang hoa/cây (số đốt hữu hiệu) phụ thuộc vào sinh trưởng của thời kỳ cây con và điều kiện ngoại cảnh lúc này, cũng như số đốt và mầm hoa dược phân hoá trong thời kỳ cây con.

*Đặc điểm giai đoạn cây con:

Rễ: Khi cây có 2 lá mầm thì mới chỉ có rễ cọc hình thành. 8 ngày sau khi nảy mầm các nốt sần đầu tiên xuất hiện trên bộ phận cổ rễ, tập trung ở rễ chính và rễ phụ thứ nhất. Số lượng nốt sần ngày càng tăng lên và đạt mức tối đa (24 nốt/cây) khi kết thúc giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng.

Lá: Ngay sau khi nảy mầm, cây đậu tương tiếp tục ra 2 lá đơn. Sau đó những lá kép bắt đầu mọc ra. Mỗi lá kép thường do 3 lá chét hợp thành. Thời kỳ đầu tốc độ ra lá khoảng 6-7 ngày/lá, giai đoạn sau nhanh hơn khỏang 4 ngày/lá.

Cành: Khoảng 30 ngày sau khi nảy mầm, cây đậu tương bắt đầu phân cành. Tầng cành cấp 1 mọc ra từ nách lá ở thân chính. Các cành ở tầng trên có dạng mầm hoa. Trong trường hợp bị cụt ngọn thì các cành cấp 1 sẽ phát triển thành thân chính.

Yêu cầu:

- Nhiệt độ:Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn cây con từ 22-280C. Quá trình phân hoá mầm hoa bị ảnh hưởng đáng kể nếu nhiệt độ dưới 100C hay trên 400C. Nhiệt độ khoảng 270C là thích hợp nhất cho sự hình thành và phát triển của các nốt sần.

- Nước:Thời kỳ này nhu cầu về nước của cây con tăng dần để cung cấp cho các hoạt động của cây và duy trì sức căng của tế bào.

- Ánh sáng: Trong giai đoạn cây con, chất lượng ánh sáng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây. ánh sáng quá yếu làm cho lóng vươn dài, cây có xu hướng leo và choànăng suất thấp. Nếu cường độ ánh sáng đủ mạnh thì cây sinh trưởng tốt và choànăng suất hạt cao.

- Dinh dưỡng:Giai đoạn này cần được cung cấp đủ NPK để phát triển

Đạm giúp cho qúa trình hình thành các cơ quan, bộ phận của cây và thúc đẩy hoạt động của các vi khuẩn nốt sần hoạt động sớm. Thiếu đạm cây sinh trưởng chậm và cằn cỗi, lá bé lại.

Lân là thành phần quan trong trong cấu tạo của tế bào, lân giúp cho rễ phát triển, thúc đẩy hoạt động của các vi khuẩn nốt sần và quá trình ra hoa kết quả sau này. Rễ và vi khuẩn nốt sần lấy lân để tăng cường hoạt động cố định đạm. Thiếu lân cây chuyển màu lục xỉn và dựng đứng hơn.

Kali giúp cho quá trình quang hợp, các hoạt động của enzim, tăng hàm lượng tinh bột trong hạt sau này, thiếu Kali làm lá chuyển màu vàng.

Sâu bệnh: Giai đoạn cây con thường có những đối tượng như sâu khoang, sâu xám, dòi đụcàngọn, đục thân, dòi đục lá, sâu cuốn lá, bệnh lở cổ rễ hay xuất hiện bệnh sương mai ...

e) Sinh lý cây đậu tương giai đoạn ra hoa:

Sau giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, cây đậu tương chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, các mầm nách phát triển thành các chùm hoa, mỗi chùm có thể có 2-35 hoa tuỳ theo giống và vị trí của trên cây. Cây đậu tương bắt đầu ra hoa khoảng 30 ngày sau khi mọc với những giống ngắn ngày hay 45-50 ngày hoặc lâu hơn với giống dài ngày. Thời kỳ nở hoa của cây đậu tương khá dài tuỳ theo giống và mùa vụ, vụ đông có thời gian nở hoa ngắn nhất, vụ hè thời gian nở hoa dài nhất. Thời gian nở hoa của đậu tương thường 3-4 tuần, đôi khi tới 6 tuần, trong thực tế đây lại là điểm thuận lợi của đậu tương vì nếu nở hoa gặp điều kiện bất thuận thì những hoa nở sau sẽ đậu quả do đó vẫn đảm bảo năng suất.

Với giống sinh trưởng vô hạn, cây tiếp tục sinh trưởng dinh dưỡng hầu như hết vụ, số quả thường thưa hơn và phân bố đều ở tất cả các cành. Các giống hữu hạn, cây ngừng sinh trưởng khi ra hoa, loại này có cả chùm hoa ngọn và nách, quả phân bố đều dọc theo thân và tập trung ở phần ngọn nhiều hơn.

Đậu tương có nhiều hoa nhưng tỷ lệ hoa hữu hiệu không cao, có tới 70-80% số hoa bị thui chột và rụng, những hoa nở trong thời kỳ ra hoa rộ thường có tỷ lệ đậu quả cao.

Đậu tương là loại cây tự thụ phấn, quá trình thụ phấn thường xảy ra vào sáng sớm trước khi hoa nở, chỉ khoảng 1-3% giao phấn chéo nhờ côn trùng.

Yếu tố quyết định số quả/cây không phải là số lượng hoa nở mà quan trọng là làm thế nào để những hoa đã có phát triển thành quả, mà đây là lúc chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoài cảnh:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho đậu tương trong giai đoạn này 25-300C.

- Nước: Độ ẩm đất thích hợp khoảng 80-90%, ẩm độ kông khí 60-70%. Nếu ẩm độ không khí quá cao, cây sẽ hô hấp liên tục ảnh hưởng xấu đến sự tích luỹ chất khô của hạt.

- Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng cần thiết cho đậu tương giai đoạn này là 1- 12 giờ. Nếu thời gian chiếu sáng dài hơn 18 giờ thì đậu tương không ra hoa nữa.

- Dinh dưỡng: Nhu cầu về lân, canxi và Magiê rất quan trọng để thúc đẩy quá trình tạo quả và tăng khả năng tích luỹ chất khô, giai đoạn này cũng là lúc khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần đạt hiệu quả tốt nhất.

- Sâu bệnh: Lúc này cần chú nhất sâu đục quả gây hại cho hoa và quả non.

f) Sinh lý cây đậu tương giai đoạn tạo quả:

Đây là lúc hình thành quả và hạt của đậu tương. Giữa thời kỳ nở hoa với thời kỳ hình thành quả và hạt không có ranh giới rõ ràng. Thường thấy đồng thời cả nụ, hoa, quả trên cùng một cây, thậm chí trên cùng một đốt hoa (thấy rõ ở loại hình sinh trưởng vô hạn).

Tính từ lúc hoa nở thì sau 5-7 ngày quả được hình thành. Lúc đầu quả và hạt lớn chậm, tốc độ lớn của quả tăng nhanh từ sau khi tắt hoa. Tốc độ tích lũy chất khô của hạt tăng nhanh đều cho tới khi hạt vào chắc. Thời kỳ hạt mẩy là giai đoạn khủng hoảng nhất trong đời sống của cây. Bất kỳ tác hại nào trong lúc này đều ảnh hưởng tới năng suất (ví dụ gió bào làm dập nát lá vào giai đoạn quả mẩy có thể làm giảm năng suất tới 80%).

Số lượng và kích thước tối đa của hạt trong từng giống do yếu tố di truyền quy định, nhưng số lượng và kích thước hạt thực tế lại do điều kiện ngoại cảnh thời kỳ hạt mẩy quyết định.

Thời kỳ quả mẩy là thời kỳ quan trọng chủ yếu tạo năng suất. Năng lượng do quang tổng hợp lúc này một phần được chuyển tích luỹ vào hạt, phần còn lại để nuôi các hoạt động sống (cho hô hấp, cho sinh trưởng dinh dưỡng, cho cố định đạm ...) do đó nếu giai đoạn này có sinh trưởng dinh dưỡng quá mạnh thời kỳ này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả và số quả chắc.

Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh:

- Nhiệt độ:Thời kỳ hình thành quả và hạt là lúc khủng hoảng về nhiệt trong đời sống của cây. Bất kỳ tác hại nào trong thời kỳ này đều ảnh hưởng rõ đến năng suất đậu tương.

- Nước: Cây cần có nước, độ ẩm thích hợp 80-90%, nếu gặp hạn thì trọng lượng hạt và số lượng hạt/cây giảm nhiều.

- Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng thích hợp khoảng 1-12 giờ. Nếu thời gian chiếu sáng trên 18 giờ/ngày, cây sẽ không ra hoa.

- Dinh dưỡng: Trong giai đoạn hình thành quả và hạt, cây đậu tương hút dinh dưỡng mạnhànhất. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu kali, canxi và magiê trong giai đoạn này rất quan trọng để đẩy nhanh tốc độ hình thành quả và tăng cường khả năng tích luỹ chất khô cho cây. Hơn nữa, vào giai đoạn trỗ hoa không cần bón đạm vì sự cố định đạm của vi khuẩn nốt sần đạt cao nhất.

- Sâu bệnh: Giai đoạn này cần chú nhất sâu đục quả có thể hại hoa và quả non.

III. Quy trình kỹ thuật trồng đậu tương.

1.Thời vụ: Đậu tương là cây điển hình có phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, vì vậy ở miền Bắc nước ta khó có thể gieo trồng đậu tương vào tháng 11, 12 được, trái lại ở miền Nam có thể gieo trồng quanh năm còn ở khu vực miền trung - Tây Nguyên thì thường trồng vào đầu mùa mưa vào tháng 06, tháng 07.

2.Đất trồng: Đậu tương thích hợp với các loại đất tơi xốp, nhiều mùn, thành phần cơ giới trung bình. Đất trồng đậu phải thoát nước tốt, không ngập úng, không phèn mặn.

Làm đất: tuỳ theo điều kiện đất đai, mùa vụ và tập quán canh tác mà có thể áp dụng biện pháp làm đất phù hợp:

*Trồng đậu không làm đất: Chủ yếu áp dụng ở các vùng trồng đậu phía Nam trên chân đất lúa 1 vụ mùa, giàu chất hữu cơ, với phương pháp gieo sạ ngay sau khi thu hoạch lúa, đất còn ẩm.

*Làm đất tối thiểu: Là biện pháp phổ biến nhất ở các vùng trồng đậu (đặc biệt với các vùng đậu tương đông phía Bắc trên đất 2 vụ lúa). Biện pháp này có ưu điểm tranh thủ được thời gian, giảm chi phí làm đất, hạn chế rửa trôi.

*Làm đất: Đây cũng là biện pháp phổ biến ở phía Bắc. Đất gieo đậu được cày bừa lúc còn ẩm, đảm bảo đủ độ tơi xốp, cũng có thể dùng cuốc để cuốc đất, chờ đất khô ải dùng vồ đập tơi đất để gieo hạt, sau khi làm đất xong, tuỳ teo địa hình và chế độ thoát nước mà quyết định làm luống hay không làm luống.

3.Giống đậu: Cơ cấu giống đậu tương của nước ta khá phong phú, xong do đậu tương là loại phản ứng ánh sáng nên phải chọn loại giống phù hợp từng mùa vụ. Với các giống chín sớm, chín trung bình có thể bố trí trồng vụ xuân, vụ đông và cả vụ hè thu. Riêng các giống chín muộn phản ứng chặt chẽ với ánh sáng ngày ngắn nên phải gieo trồng ở miền núi trong vụ hè thu mới ra hoa kết quả nhanh được.

4.Mật độ, khoảng cách: Những giống có thời gian sinh trường dài, phân cành mạnh, góc độ cành và góc độ lá rộng cần trồng thưa hơn, vụ có điều kiện khí hậu thích hợp (vụ xuân và hè thu) cần trồng thưa hơn vụ đông. Đất giàu dinh dưỡng, nơi trình độ thâm canh cao cần trồng thưa hơn.

+Mật độ với các giống chín sớm khoảng 55cây/m2. Khoảng cách gieo 30-35 x 5-6cm/1 cây hay 30-35 x 10-12cm/2 cây.

+Với các giống chín trung bình gieo mật độ 40-45 cây/m2. Khoảng cách 30-40 x 6-7 cm/1 cây hoặc 30-40Cm x 12-15cm/2 cây.

+Với các giống chín muộn giao mật độ 20-25 cây/m2. Khoảng cách 40-45 x 10-12 cm/1 cây hoặc 40-45cm x 20-22 cm/2 cây.

Với mật độ như trên thì lượng giống cần cho 1ha thường từ 45-60kg giống (tuỳ theo khích thước hạt giống).

Độ sâu lấp đất thích hợp 3-4cm (nếu đất đủ ẩm), trường hợp đất khô phải gieo sâu 5-6cm. Nếu hạt đã sử lý phân vi lượng cần tránh tiếp xúc ánh sáng và gieo ngay sau khi sử lý.

5.Bón phân, chăm sóc:

5.1. Vai trò, yêu cầu của các loại phân bón và kỹ thuật bón phân cho đậu tương:

Để phát huy được đầy đủ tác dụng tích cực của các loại phân bón cần hiểu rõ dặc tính dinh dưỡng của đất, liều lượng và thời điểm cần cung cấp cho cây. Ngoài ra bón phân cho đậu tương cần chú ý tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho hoạt động cộng sinh cố định đạm của cây.

a) Phân hữu cơ: Phân hữu cơ ngòai tác dụng cung cấp các thành phần đa lượng, vi lượng cho cây còn giữ vai trò quan trọng làm tăng độ mùn trong đất, duy trì và tăng cường độ màu mỡ của đất làm đất có cấu tượng tốt, giữ ẩm và thoát nước tốt, tăng độ xốp của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dưỡng khí và hoạt động của vi khuẩn cộng sinh cố định đạm.

Vai trò của phân hữu cơ càng thể hiện rõ trên chân đất 3 vụ/năm, vì chân đất này cần hàm lượng mùn rất lớn.

Để tăng hiệu quả của phân hữu cơ, nên sử dụng phân hoai mục. Trên những vùng đất từ trung bình đến nghèo dinh dưỡng nên bón từ 5-10 tấn/ha. Cách bón tốt nhất là bón lót kết hợp làm đất hoặc bón rải theo hàng trước khi gieo hạt (kết hợp với bón lót lân). Cũng có thể trộn một ít phân chuồng hoai mục với tro để lấp hạt khi gieo.

b) Phân lân, vôi: Lân là thành phần cấu tạo của tế bào, giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp.

Phân lân đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bộ rễ và hình thành nốt sần của cây đậu tương, thiếu lân làm thân cây nhỏ, sinh trưởng chậm, lá hẹp, đầu lá nhọn và cong lên có màu xanh tối, mặt lá có những chấm nâu, nếu thiếu nghiêm trọng làm thân có màu đỏ, rễ nâu, hoa quả thưa thớt, nhưng nếu quá thừa lân sẽ gây hiên tượng thiếu Kẽm (Zn). Cây hút lân trong suốt quá trình sinh trưởng nhưng chủ yếu trong giai đoạn đầu, thời kỳ cuối lân chuyển từ thân lá về quả, hạt. Bón lân cho đậu tương làm giảm tỷ lệ rụng hoa, tăng tỷ lệ hạt chắc và tăng năng suất rõ rệt.

Lượng phân bón thay đổi từ 150-300kg/ha, phân lân nên dùng để bón lót, cũng có thể chia thành 2 lần, lần một bón lót, lần 2 bón thúc cùng đạm và Kali. Có thể trộn một ít lân với tro để lấp lỗ hạt khi gieo.

Bón vôi có tác dụng khử chua, khử độc cho đất, cung cấp Canxi cho cây, tạo môi trường trung tính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn nốt sần hoạt động, ở ta trên các chân đất lúa, đất đồi nương phần nhiều bị chua nên rất cần bón vôi. Khi cây thiếu Ca làm các mép lá đơn có màu đen, về sau các lá kép1,2,3 có những vết xanh tối hoặc xanh vàng, khi ra hoa tạo quả bị thiếu Ca làm lá có màu xanh vàng hay tím nhạt, dễ rụng. Lượng vôi cần bón từ 300-500kg/ha tuỳ theo độ chua của đất, có thể ủ vôi cùng phân chuồng để tăng độ phân huỷ.

c) Phân đạm: Đạm là nguyên tố cấu thành của tất cả các bộ phận của cây. Khi thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, bộ lá nhanh gi dễ rụng, lá sau nhỏ hơn lá trước. Thời kỳ ra hoa tạo quả nếu thiếu đạm sẽ làm hoa rụng nhiều hay hạt lép.

Do cây đậu tương có thể sử dụng đạm từ 3 nguồn: Trong đất, qua phân bón vànguồn đạm do vi khuẩn sống cộng sinh cố định được. Do vậy tuy đậu tương là cây cần nhiều N để tạo một lượng Protein cao nhưng ta có thể bón ít đạm cho đậu tương vì vi khuẩn cộng sinh có thể cung cấp cho cây tới 60% nhu cầu về đạm, do đó khi bón đạm cho cây phải chú ý tới độ màu mỡ của đất, thời vụ trồng đậu mà xác định lượng bón phù hợp. Nhiều kết luận đã cho thấy nếu bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều đạm, bón không đúng lúc sẽ làm ức chế sự hình thành và hoạt động của vi khuẩn nốt sần. Trên chân đất giàu dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu đạm cho cây, đã trồng đậu tương vụ trước thì việc bón thêm

đạm ít có tác dụng, tuy nhiên trên chân đất mới trồng đậu tương lần đầu và khi trồng không áp dụng biện pháp nhiễm khuẩn thì cần bón 50-150kg đạm/ha.

Bón đạm cho đậu tương có thể chia thành 3 lần: Lần 1 bón 30% sau khi đậu mọc đều khoảng 5 ngày, lần 2 bón 50% sau khoảng 20 ngày, lần cuối bón 20% khi bắt đầu có hoa.

d) Phân Kali: Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi đạm, trong chuyển hoá Gluxít, đóng vai trò trong điều hoa cân bằng nước, tổng hợp Protein, tăng tính chống chịu sâu bệnh, chịu rét. Khi thiếu Kali đậu tương hay bị hiện tượng cháy mép lá. Cây hút Kali trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển nhưng nhiều nhất là thời kỳ ra hoa.

Trên các chân đất vùng đồng bằng sông Hồng thường tương đối giầu Kali vì vậy hiệu quả của bón Kali cho đậu tương ở vùng này thấp, tuy nhiên những vùng trung du, miền núi phía Bắc thường nghèo Kali nên bón Kali có hiệu quả rõ rệt.

Tuỳ theo từng điều kiện có thể bón từ 100-150kg Kali/ha, bón thúc làm 2 đợt cùng với phân đạm, đợt 1 sau khi mọc đều khoảng 20 ngay, đợt 2 khi bắt đầu ra hoa.

Đậu tương là loại cây yêu cầu dinh dưỡng khá lớn. Với các giống đậu tương trồng phổ biến hiện nay thì lượng phân cần cho 1Ha gồm: phân chuồng 5-8 tấn; Phân đạm 50-100kg; phân lân 150-300kg; phân Kali 100-150kg; vôi bột 300-500kg.

Cách bón:

- Bón lót: Để tăng hiệu quả sử dụng phân thì Toàn bộ phân chuồng, phân lân, vôi bột nên trộn đều ủ trước vài ngày trước khi bón lót (phân chuồng đã hoai mục).

- Bón thúc:

Bón thúc đợt 1: Nên áp dụng cho diện tíchàmới trồng đậu tương hoặc cây họ đậu năm đầu, vì trên chân đất này lượng vi khuẩn cố định đạm trong đất rất hạn chế (Vì đây là loại vi khuẩn cộng sinh chuyên tính cao với cây họ hậu), đợt này bón 30% lượng đạm sau khi đậu mọc đều khoảng 5 ngày. Kết hợp xới phá váng, làm cỏ. Chú ý sự xuất hiện, gây hại của dòi đục thân, bệnh lở cổ rễ, sâu xám.

Bón thúc đợt 2: Khoảng 20 ngày sau khi mọc đều (đậu 5-6 lá): Bón 50% đạm + 50% Kali. Kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun gốc.

Bón thúc đợt 3: Khi cây đậu tương bắt đầu ra hoa (khoảng 30 ngày với giống ngắn ngày, 35-40 ngày sau khi mọc với những giống trung ngày, 45-50 ngày với giống dài ngày), bón lốt số đạm và Kali còn lại

5.2. Nhu cầu sử dụng nước và kỹ thuật tưới nước cho đậu tương:

Nước là một trong những yếu tố ngoại cảnh có tác động quan trọng nhất với năng suất đậu tương. Nhu cầu nước của đậu tương thay đổi tuỳ điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng.

Trong các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau, nhu cầu về nước đối với cây đậu tương cũng khác nhau. Giai đoạn mọc cần đủ ẩm nhưng tác động tiêu cực của đất khô hạn sẽ lớn hơn so với đất quá ẩm. Về sau tốc độ sinh trưởng tăng mạnh và nhu cầu về nước cũng tăng cao. Thời kỳ đậu tương cần nước nhất là lúc quả vào mẩy, lúc này gặp hạn sẽ giảm năng suất rất lớn vì hạt lép nhiều. Tuy nhiên đậu tương là loại cây trồng cạn có khả năng chịu hạn trong thời ngắn mà không ảnh hưởng đến năng suất vì: Nếu trong thời kỳ ra hoa, khi bị hạn hoa rụng nhiều, nhưng ngay sau đó nếu đủ ẩm trở lại thì trên những đốt hoa kế tiếp sẽ tiếp tục ra hoa, đậu quả. Nếu so sánh với cây màu khác thì đậu tương có khả năng chịu hạn giỏi hơn ngô, thời kỳ cây con chịu úng tốt hơn đậu xanh.

Việc tưới nước cho đậu tương cần căn cứ theo nhu cầu sử dụng nước trong các thời kỳ khác nhau, làm sao đảm bảo giai đoạn ra hoa-tạo quả không bị hạn hán kéo dài.

6.Thu hoạch, bảo quản:

6.1 Quá trình chín và kỹ thuật thu hái đậu tương:

Hạt đậu tương khi mới hình thành chứa tới 90% là nước, trong quá trình lớn lên của hạt, hàm lượng nước giảm dần, đồng thời hàm lượng chất khô tăng lên. Sau khi lá mất màu xanh, hạt vẫn tiếp tục tích luỹ chất khô và đạt trọng lượng tối đa khi phần lớn lá chuyển vàng và 1/2 số lá rụng (các giống có lá mầm vàng thì lá thường rụng, các giống lá mầm xanh ít hay không rụng).

Quá trình chín sinh lý của cây đậu tương bắt đầu khi hàm lượng chất khô đạt tối đa, thường là lúc trên thân chính có một quả có màu quả chín. Lúc này độ ẩm hạt vẫn còn 40-60% vì vậy người ta không thu hoạch trong giai đoạn này.

Thời điểm thu hoạch có thể tiến hành khi có khoảng 90% số quả trên cây có màu chín đặc trưng, lúc này độ ẩm của hạt có thể giảm xuống 14-15%.

Thời kỳ chín đậu tươngàyêu cầu khô ráo, lúc này cây có khả năng chịu rét tương đương thời kỳ cây con. Khi hạt chín hoàn toàn, nếu nhiệt độ xuống 00Cvẫn không làm ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt.

Khi thu hoạch đậu tương nên tiến hành vào ngày nắng ráo. Thu hoạch có thể bằng biện pháp thủ công hay cơ giới. Trong thực tế hiẹn nay ở Việt nam hầu hết thu hoạch đậu tương bằng cách cắt cây mang phơi khô, sau đó dùng cây hoặc vồ đập để tách hạt.

Sau khi phơi đập, nếu đậu tương để giống cần sáng sảy, quạt sạch, loại bỏ hạt sâu bệnh, không phơi đậu giống trên nền ximăng hay nền gạch dễ mất sức nảy mầm. Trước khi đưa vào bảo quản hạt phải có độ ẩm 11-12%.

Nên thu hoạch vào ngày thời tiết nắng ráo, thường bắt đầu thu hoạch đậu tương khi có khoảng 90% số quả trên cây đã chín. Không nên thu sớm quá vì độ ẩm trong hạt còn cao (lúc chín sinh lý độ ẩm hạt còn 40-60%), cũng không nên thu muộn quá hay thu lai rai đặc biệt với những vụ hay gặp mưa.

6.2. Một số quá trình hoá sinh xảy ra trong bảo quản đậu tương:

Khi thu hoạch thì thu cả cây, phơi khô và đập hạt hay dùng máy tách hạt. Phơi khô hạt (cắn thấy dòn, không bị dính răng) rồi mới cất. Với đậu để giống phải chọn lọc ngay ngoài ruộng, chọn ruộng tốt, cây tốt, sạch sâu bệnh thu riêng, phơi riêng, phơi trên nong nia, không nên phơi trực tiếp trên nền gạch hay ximăng, phơi xong xảy bỏ hạt lép, loại bỏ hạt xấu, hạt sâu bệnh, quạt sạch vỏ, bảo quản trong chum vại, dưới lót tro hay vôi bột chống ẩm, để nơi khô ráo, thoáng mát.

a)Trạng thái ngủ nghỉ: Hạt đậu tương sau thu hoạch đều ở trạng thái ngủ nghỉ. Tất cả những hạt đậu tương có phôi sống mà không nảy mầm gọi là trạng thái ngủ nghỉ, co hai loại ngủ nghỉ:

- Loại thứ nhất có một số hạt đậu tương do bản thân chưa hoàn thành giai đoạn chín sinh lý, mặc dầu trong điều kiện thích hợp hạt vẫn không nảy mầm được gọi là nghỉ tự phát.

- Loại thứ hai: Những hạt đậu tương có khả năng nảy mầm nhưng do điều kiện ngoại cảnh không thích hợp, chúng không thể nảy mầm và vẫn ở trạng thái đứng yên, đó là nghỉ cưỡng bức.

Hiện tượng ngủ nghỉ sau thu họach của đậu tương đã là hình thức bảo tồn giống, chống đỡ với yếu tố ngoại cảnh, giảm bớt tổn thất trong quá trình bảo quản.

Nguyên nhân của hiện tượng nghỉ là phôi hạt chưa chín gi , hạt chưa hoàn thành giai đoạn chín sinh lý, chưa tích luỹ vật chất đầy đủ ... hay do các yếu tố ngoại cảnh bất lợi. Do đó để kéo dài quá trình bảo quản, ta cần tạo ra điều kiện bất lợi cho quá trình nảy mầm: Bảo quản ở nhiệt độ thấp, thuỷ phần hạt ở mức an toàn (10-11%) bằng cách phơi xấy khô trước khi bảo quản. Tránh hạt tiếp xúc với ẩm độ không khí cao.

b) Hiện tượng nảy mầm trong quá trình bảo quản:

Quá trình nảy mầm của hạt trong bảo quản là quá trình phân huỷ chất hữu cơ tích luỹ trong hạt, tạo cơ sở bước đầu cho quá trình hình thành mầm.

Hai yếu tố quan trong nhất quyết định tỷ lệ hạt nảy mầm trong bảo quản là nhiệt độ và ẩm độ. Quá trình hạt nẩy mầm trong bảo quản là quá trình bất lợi, làm các chất khô trong hạt bị phân giải, Protein trong hạt giảm đáng kể, ngoài ra xuất hiện những mùi khó chịu. Do đó trong quá trình bảo quản cần đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ an toàn, đặc biệt là ẩm độ.

c) Sự biến đổi của các hợp chất Nitơ: Trong quá trình bảo quản hạt đậu tương, nói chung Nitơ tổng số không thay đổi nhưng có sự biến đổi từ nitơ dạng protein thành các axit amin tự do, làm lượng nitơ protein giảm xuống và nitơ phi protein tăng rõ rệt. Quá trình này thường xảy ra khi hạt hô hấp mạnh hoặc khối hạt nảy mầm.

d) Sự biến đổi của chất béo: Chất béo trong đậu tương chiếm khoảng 15-25%, chủ yếu là chất béo thuộcànhóm bán bay hơi. Trong quá trình bảo quản thường xảy ra hiện tượng phân giải chất béo thành các sản phẩm như axit béo, aldehyt, xêton làm hạt có mùi hôi, khét và phẩm chất giảm.

e) Hô hấp và sự bốc nóng của khối hạt : Dù bảo quản trong điều kiện yếm khi hay hảo khí, với khối lượng nhiều hay ít, khối hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp. Trong quá trình này, một loạt các phản ứng phức tạp xảy ra phân giải các chất dinh dưỡng trong hạt để tiến hành trao đổi chất. Cả hai trường hợp hô hấp yếm khí và hảo khí cũng đều giải phóng năng lượng làm khối hạt nóng lên, tuy nhiên ở dạngàyếm khí thì năng lượng giải phóng cao hơn nhiều.

Quá trình hô hấp của khô hạt trong bảo quản mạnh hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trong nhất là ẩm độ và nhiệt độ. Nếu ẩm độ (thuỷ 51 phần) của hạt tăng sẽ làm quá trình hô hấp tăng theo, đặc biệt khi ẩm độ vượt qua ngưỡng cân bằng sẽ làm hô hấp tăng rất mạnh. Nhiệt độ tăng cũng làm hô hấp tăng nhưng nếu tăng cao quá thì hô hấp lại giảm. Ngoài ra khi bảo bảo hạt bằng các phương pháp khácànhau thì quá trình hô hấp cũng khác nhau.

Hô hấp xảy ra rất có hại với khôi hạt, làm tiêu hoa chất khô, tiêu hoa chất dinh dưỡng trong hạt, thay đổi các quá trình sinh hoá, tăng thuỷ phần và tăng độ nhiệt của khối hạt, dẫn đến giảm chất lượng lượng hạt và giảm sức nảy mầm, hạt có mùi ôi, khét.

Ghi chú: Vi khuẩn Rhizobium japonicum là loại cộng sinh với cây đậu, có tác dụng cố định đạm, cho cây, cho đất, nhưng đây là loại VK cộng sinh chuyên tính cao vì vậy ở chân đất năm đầu trồng đậu nên áp dụng biện pháp "nhiễm khuẩn Rhizobium" trước khi gieo hạt sẽ có hiệu quả rất cao.

IV. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây đậu tương.

1. Đậu tương và cỏ dại

Đậu tương là cây mẫn cảm với cỏ dại. Cỏ dại có ảnh hưởng lớn tới sự STPT, năng suất đậu tương, chúng cạnh tranh trực tiếp với cây về dinh dưỡng, ánh sáng, nước. Ngoài ra cỏ dại có thể tiết ra những chất kìm hàm sinh trưởng của cây đậu tương và đặc biệt nhiều loại cỏ dại là ký chủ phụ cho các loạisâu bệnh hại đậu tương làmột trong những nguyên nhân quan trọng để sâu bệnh lây truyền từ vụ nọ sang vụ kia. Ngay cả khi quả chín, lá đã rụng mà có cỏ quá nhiều sẽ gây khó khăn, mất mát nhiều cho lúc thu hoạch.

Mức độ thiệt hại do cỏ dại tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng của cây, nhìn chúng nếu ở 4-6 tuần đầu nếu không có cỏ dại thì năng suất đậu tương sẽ đạt mức tối đa ở hầu hết các điều kiện môi trường. Sau giai đoạn này ít loại cỏ nào canh tranh được và ảnh hưởng tới năng suất đậu tương.

Để phòng trừ cỏ dại hiện nay hầu hết đang áp dụng biện pháp thủ công, canh tác như dọn sạch cỏ dại và tàn dư trước khi trồng, làm cỏ trong quá trình chăm sóc sau khi cây nảy mầm. Biện pháp che phủ Nilon có tác dụng rất tốt để hạn chế cỏ mọc.

Có thể dùng các loại thuốc trừ cỏ để diệt cỏ đối với những vùng trồng đậu tương tập trung diện tích lớn, nhưng cần lưu ý dùng các loại thuốc tiền nảy mầm hay hậu nảy mầm sớm và có tính chọn lọc cao nhưg nhiều khi lại không mấy hiệu quả, vì những thuốc có tính chọn lọc cao lại không thể diệt hết các loại cỏ trong ruộng, do đó vẫn phải tác động bằng biện pháp thủ công.

Tóm lại để hiệu quả phòng từ cỏ dại cao cần kết hợp tổng hợp các biện pháp,

gắn với phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại.

2. Các loại sâu bệnh gây hại trên cây đậu tương :

2.1. Một số loại sâu chính hại đậu tương:

Trên đậu tương có rất nhiều loại sâu hại, suốt từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch vàngay cả trong quá trình bảo quản. Theo kết quả điều tra cơ bản năm 68 trên đậu tương có tới 88 loại sâu hại. Tuy nhiên tuỳ từng mùa vụ và điều kiện khí hậu từng vùng thường có 6-8 loạigây hại chính và khoảng 20 loại thứ yếu.

Kết quả điều tra cũng cho thấy có khoảng 10 loại côn trùng ký sinh trên sâu đậu tương, 30 loại côn trùng bắt mồi và nhiều loại nấm ký sinh.

a) Sâu sám- Agrotis ypsilon : Là loại sâu đa thực, hại nhiều cây trồng cạn (đậu đỗ, khoai tây, ngô, c chua, các loại rau, 1 số loại cỏ ...)

* Đặc điểm hình thái:

- Trưởng thành màu sám nâu, cánh trước có 4 vệt nâu đen chạy ngang cánh, giữa cánh có vân hình quả thận.

Sâu non đẫy sức dài 35-47mm, màu sám đất- đen bóng, đầu nâu sẫm, da có nhiều nốt đen, cuối bụng có 2 đường gai chạy dọc màu nâu sậm.

Nhộng nâu đỏ bóng, dài 32-40mm.

Trứng mới đẻ màu trắng sám, về sau nâu nhạt.

* Tập tính sinh sống, gây hại:

Trưởng thành vũ hoá vào chập tối, hoạt động mạnh từ 19-23 giờ, ưa mùi chua ngọt, sau vũ hoá 3-5 ngày ngài đẻ trứng, trứng đẻ thành ổ nhỏ 2-3 quả trên các lá sát mặt đất hay trong kẽ đất, mỗi con cái có thể đẻ tới 1000 trứng.

Sâu non có 6 tuổi, mới nở gặm thủng lá non thành lỗ nhỏ, khi lớn dần sức hại càng mạnh, gặm quanh gốc, cắn ngang lá. Từ tuổi 5-6 cắn đứt cây con lôi xuống đất, sâu có thể hại hết ruộng này tr n sang ruộng khác. Sâu đẫy sức kết kén và hoá nhộng trong đất.

Vòng đời sâu từ 44-74 ngày, trong đó trứng 4-11 ngày, sâu non 22-35 ngày, nhộng 9-13 ngày, ngài (trưởng thành) 8-15 ngày.

Hàng năm sâu phát sinh 5-6 lứa, thường gây hại mạnh nhất ngô đông xuân, ngô xuân.

*Biện pháp phòng chống:

Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, cày bừa kỹ, giữ ẩm, chống cỏ mọc.

Thu bắt sâu non thường xuyên ngay từ đầu vụ, bắt vào sáng sớm hay chiều tối.

Gieo ngô đúng thời vụ, gieo tập trung không lai rai vì những ruộng gieo muộn thường bị hại nặng.

Luân canh với lúa nước, trên đất thuần màu thường bị hại nặng có thể dùng Basudin 10H dùng 20-25kg/ha, rắc đều trước khi rạch hàng gieo ngô.

Dùng bẫy bả thu bắt trưởng thành, đây là biện pháp đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả nhất nếu được làm đồng loạt.

Công thức làm bẫy bả: 4phần mật xấu (rỉ đường) + 4 phần giấm + 1 phần rượu + 1 phần nước, hỗn hợp trên pha thêm 1-1,5% (theo khối lượng) thuốc hoá học (Padan 95SP, Dipterex 50ND ...).

Cách dặt bẫy: Dùng nồi, chậu con có nắp đậy để đựng bả, đặt nơi thoáng gió, ban ngày đậy nắp để tránh bay hơi, chiều tối mở nắp để ngài vào bẫy. Sau 5-7 ngày kiểm tra bổ xung thay bả mới. Lúc đầu đặt thử, nếu thấy ngài vào bẫy mới đặt ra diện rộng, có thể đặt 2-5 bả/ha, đặt sớm từ khi gieo hạt.

b) Ruồi đục thân- Melanagromyza sojae Zeh.:

Là một trong những loại sâu hại quan trọng nhất với sản xuất đậu tương ở nước ta, sâu còn gọi là dòi đục thân đậu:

*Đặc điểm hình thái:

Ruồi trưởng thành rất nhỏ, dài 1,2-1,7 mm, màu đen bóng, mắt đỏ. Con cái ở cuối bụng có bộ phân đẻ trứng hình lưỡi dao, mỗi con có thể đẻ 200 trứng, trứng đẻ rải rác ở mặt dưới lá, nằm dưới lớp biểu bì.

Trứng màu trắng bóng, hình bầu dục dài 0,3mm và nở trong vòng 2 ngày.

Sâu non (dòi) dài 2,5-3,0 mm, màu trắng vàng, thời gian sâu non kéo dài khoảng 8-9 ngày.

Nhộng màu nâu vàng, hình bầu dục dài 2mm, thường ở phân gốc thân.

* Tập tính sinh sống, gây hại:

Dòi non sau khi nở đục vào gân lá, đi qua cuống lá để chui vào thân đậu, ăn thành đường hầm dọc theo thân, đến cả phần thân rễ. Khi cây mới nảy mầm có 2 lá đơn, sâu có thể đục tới đỉnh sinh trưởng làm cây héo chết. Nếu gây hại muộn hơn, cây đậu chỉ chết từng nhánh hoặc sinh trưởng kém.

Trước khi hoá nhộng, sâu đục một lỗ nhỏ ở thân cây để chui ra khi hoá trưởng thành. Vị trí nhộng thường ở phần thân sát mặt đất hay có thể ở cả cành và cuống lá.

Trong thực tế nhiều ruộng bị dòi gây hại tới 100% số cây và tới 10-30% số cây chết. Trong một vụ đậu tương thường có 2-3 lứa gây hại chính. Lứa 1 hại từ lúc cây còn non đến 4-5 lá kép, mật độ còn thấp nhưng dễ làm chết cây, gây tác hại khá lớn, những ruộng gieo muộn thường bị hại nặng hơn. Lứa 2 thường từ khi đậu có 5-6 lá kép, thường hại năng trong khoảng trước và sau khi ra hoa.

*Biện pháp phòng trừ:

- Luân canh đậu tương với lúa nước.

- Tỉa bỏ nhứng cây bị sâu hại sớm, vun gốc kịp thời.

- Xử lý hạt giống đậu tương bằng Oftanolà (40g/1 kg hạt) hiệu quả trừ giòi rất cao.

- Sử dụng thuốc hoá học, lưu ý giai đoạn cây có 2 lá đơn (Padan; Bi58;Sherpa ..)

c) Sâu cuốn lá- Lamprosema indicata Fab. :

Là loại hại phổ biến khắp các vùng trồng đậu tương, ngoài ra còn hại nhiều cây khác thuộc họ đậu .

* Đặc điểm hình thái:

Bướm sâu cuốn lá màu xám, có nhiều đốm nâu đậm trên cánh, dạng cánh 15 mm. Bướm sống khoảng 7 ngày.

Trứng nhỏ màu hồng, được đẻ rải rác trên ngọn cây, lá non, trứng nở trong vòng 4 ngày.

Sâu non màu xanh lá cây nhạt, đầu màu nâu, có 5 tuổi, kéo dài 1214 ngày.

Nhộng màu nâu, nằm bên trong các lá bị cuốn, thời gian nhộng khoảng 7 ngày.

* Tập tính sinh sống, gây hại:

Sâu tuổi nhỏ gặm dưới mặt lá, từ tuổi 3 nhả tơ cuốn gấp mép lá hay dính 2 lá lại rồi nằm bên trong tổ cuốn gây hại, sâu ăn phần diệp lục để lại gân trắng làm giảm diện tích quang hợp.

Hàng năm, sâu phát sinh 7-8 lứa, thường hại mạnh vụ xuân (tháng 3, 4) và vụ hè thu (tháng 8, 9) .

Sâu cuốn lá đậu có nhiều loạithiên địch ký sinhànhất là ong kém trắng ký sinh sâu non vàong đùi to ký sinhànhộng.

* Biện pháp phòng trừ :

- Luân canh đậu tương với lúa nước.

- Trồng xen đậu tương với cây khác họ để tăng cường hoạt động của thiên địch.

- Bắt thủ công trong các đợt chăm sóc, làm cỏ, bón phân ...

- Sử dụng thuốc hoá học trong thời kỳ ra hoa (kết hợp phun trừ sâu đục quả).

d) Sâu khoang- Spodoptera litura Fab.:

Thuộc họ ngài đêm, là loại sâu đa thực, hại rất nhiều loại cây trồng và cỏ dại khácànhau. Đối tượng này dễ phát sinh thành dịch lớn.

* Đặc điểm hình thái:

Bướm hoạt động về đêm, cánh và thân có màu vàng rơm. Con đực có chiều dài thân 13-20mm, dạng cánh 30-37mm, con cái dài 14-20mm, dạng cánh 29- 36mm. Sau khi giao phối con cái đẻ trứng trong 5-7 ngày, mỗi con có thể đẻ 900-2.000 trứng.

Trứng đẻ thành ổ ở dưới mặt lá, bên ngoài phủ lớp lông tơ vàng ánh. Trứng mới đẻ màu vàng xanh, sắp nở màu đen.

Sâu non có 6 tuổi, màu sắc biến đổi từ xanh tới xám đen, lưng có 3 sọc vàng chạy dọc suốt cơ thể. ở đốt bụng thức 1 và thứ 8 có 2 chấm đen rất rõ, nhiều khi 2 chấm dính liền nhau tạo thành một khoang màu đen (vì vậy có tên sâu khoang). Giai đoạn sâu non kéo dài 20-30 ngày. Sâu hoá nhộng dưới đất, giai đoạn nhộng kéo dài 6-9 ngày.

* Tập tính sinh sống, gây hại:

Khi mới nở, sâu non sống tập trung xung quanh ổ trứng, cắn lá thủng lỗ chỗ. Càng về sau sức gây hại của sâu càng mạnh.

Sâu tấn công các bộ phân của cây đậu tương từ lá, chồi non, hoa và trái. Sâu xuất hiện từ khi cây còn non tới khi thu hoạch. Trong điều kiện sinh sản nhanh dễ phát sinh thành dịch tới hàng trăm con/m2 gây trụi toàn bộ ruộng và năng suất giảm nghiêm trọng, có khi mất trắng.

* Biện pháp phòng trừ :

- Thăm đồng thường xuyên, thu gom các ổ trứng và ổ sâu non mới nở.

- Luân canh đậu tương với lúa nước.

- Dọn sạch cỏ dại, làm đất kỹ để tiêu diệt nhộng trong đất.

- Bắt thủ công trong các đợt chăm sóc, làm cỏ, bón phân ...

- Việc sử dụng thuốc hoá học có thể kết hợp để phòng từ các đối tượng sâu hại khác.

e) Sâu đục quả- Etiella zinckenella Trei.:

Là loại sâu quan trọng nhất có ảnh hưởng tới năng suất đậu tương ở tất cả các vùng trồng đậu. Sâu xuất hiện gây hại từ khi nở hoa đến khi thu hoạch.

*Đặc điểm hình thái:

Bướm màu xám tro, con đực dài khoảng 10mm, con cái 13 mm. Bướm sống 3-15 ngày nhưng có thể giao phối và đẻ trứng ngay hôm sau khi vũ hoá, thời gian đẻ trứng kéo dài 4-6 ngày, mỗi con cái có thể đẻ 250 trứng.

Trứng đẻ rải rác trên quả, đôi khi trên lá, cuống lá và cả cuống quả. Trứng hình bầu dục dài khoảng 0,5mm. Khi mới đẻ màu trắng sữa, sau 2-3 ngày chuyển màu hồng, trước khi nở màu vàng xám.

Sâu non mới nở màu vàng đậm, sau chuyển trắng xám hoặc xanhànhạt rồi tiếp có màu xanh đỏ và cuối cùng màu đỏ tía. Sâu non dài 13-15mm, thời gian sâu non kéo dài 10-20 ngày, sâu non có 5 tuổi. Sâu hoá nhộng trong đất, thời gian nhộng 7-11 ngày.

*Tập tính sinh sống, gây hại:

Sâu non gặm vỏ quả, đục vào trong để ăn hạt đậu gây khuyết hạt từng phần hoặc rỗng bên trong. Mỗi quả có thể có 1-2 sâu đục, khi tách quả bị sâu đục thấy sâu nằm lẫn với phân thải ra, nhiều khi có cả nấm mốc đen theo lỗ đục vào trong làm thối quả.

Sâu thường hại mạnhànhất giai đoạn trước khi mẩy hạt, sau đó mức độ hại giảm dần. Sâu có thể hại nhiều loại cây trồngnhưng quan trọng nhất là caya họ đậu, các tỉnh phía Bắc, sâu hại mạnh nhất đậu tương xuân và hè thu. Trong điều kiện lượng mưa quá cao hay quá khô hạn, mật độ sâu thường cao.

*Biện pháp phòng trừ:

- Luân canh đậu tương với cây không phải ký chủ của sâu (ngô, lúa, bông). Đặc biệt chế độ luân canh khô- ướt có tác dụng rất rõ trong việc phòng ngừa sâu.

- Dọn sạch tàn dư, ký chủ phụ (đặc biệt cây cùng họ đậu).

- Phơi hạt khô ngay sau khi thu hoạch để diệt sâu trong quả. Cày bừa kỹ sau thu hoạch kết hợp ngâm nước 2-3 ngày để diệt nhộng trong đất.

- Việc sử dụng thuốc hoá học cần phun sớm khi mới nhú hạt mới có hiệu quả cao, mặt khác cần chú ý thời gian cách ly, có thể kết hợp để tiêu diệt các sâu khác.

f) Rệp đậu tương- Aphis medicaginis:

Thuộc họ rệp muội (Aphididae). Là một trong những loại nguy hiểm cho đậu tương, làmôi giới truyền một số bệnh Virus nguy hiểm .

Rệp đậu tương gây hại chủ yếu trong giai đoan cay con tới khi quả non, sinh sống thành tập đo n, hút nhựa ở chồi, ngọn và lá non cũng như trên nụ hoa, quả non. Cây bị hại còi cọc, chậm phát triển, ngọn bị chùn lại, lá nhỏ quăn queo, nụ và hoa quắt lại, rụng nhiều.

Rệp trưởng thành dạng cánhàngắn có màu xanh lá cây nhạt, dạng cánh dài có đầu, ngực màu nâu đen, hay di chuyển. Rệp non luôn sống tập trung màu sắc giống dạng trưởng thành cánhàngắn, rệp non có 5 tuổi, thời gian kéo dài 5-7 ngày.

Rệp gây hại quanh năm, ở miền Bắc hại chủ yếu đậu tương xuân và hè thu. Nhiệt độ cao và mưa nhiều không thuận lợi cho sự phát triển của rệp.

Để phòng trừ rệp phải tiến hành vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cây ký chủ phụ của rệp. Trồng d y hợp lý, luân canh với cây khác ký chủ. Diệt sớm khi rệp mới phát sinh thành từng ổ nhỏ, phun thuốc tập trung tại ổ rệp, không phun tràn lan. Có thể sử dụng các loại thuốcànhư Bassa 50EC pha nồng độ 0,15-0,2%, Applau- Mip pha nồng độ 0,1-0,15% ... phun tập trung tại ổ rệp.

g) Bọ xít xanh:

Có nhiều loại bọ xít gây hại trên đậu tương nhưng hay gặp nhất là bọ xít xanh (Nezara viridula L.) và bọ xít xanh vai đỏ (Piezodorus rubrofasciatus)

Bọ xít màu xanh sáng, con đực dài 12-15mm, ngang 6-8mm. Con cái dài 14-18mm, ngang 7-9mm, con cái có thể đẻ trên dưới 100 trứng.

Trứng bọ xít hình trụ tròn, đẻ thành ổ ở mặt dưới lá gồm 5-8 hàng trứng tạo thành khối lục giác.

Bọ xít non có 5 tuổi, kéo dài 18-26 ngày.

Bọ xít thường xuất hiện nhiều trên ruộng đậu tương từ khi ra hoa tới lúc trái non. Chúng trích hút nhựa trên nụ, hoa và nhất là quả làm quả bị lép không có hạt hay hạt sượng, nhỏ, năng suất kém. Nhìn chung bọ xít gây hại ở tất cả các vụ đậu tương trong năm. Ngoài tác hại trực tiếp, các vết trích của bọ xít cũng mở đường cho các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập và làm thối quả.

Đã phát hiện thấy bọ xít đen gai hoa ăn thịt cả sâu non và trưởng thành của 2 loại bọ xít trên. Bọ xít xanh vai đỏ cũng bị ong ký sinh trứng, nhiều khi tới 90%. Hiện không có giống đậu tương kháng được bọ xít. Tuy nhiên những giống có TGST dài, cành lá xum xuê dễ cho bọ xít ẩn nấp và gây hại.

*Biện pháp phòng trừ:

Trồng xen đậu tương với cây khác ký chủ như ngô, rau ăn lá, rau ăn củ, cà chua ....

Trồng đồng loạt, thu hoạch tập trung để bọ xít không dồn vào gây hại những ruộng trồng muộn.

Vợt bắt khi mật độ bọ xít cao.

2.2. Các loại bệnh hại chính và biện pháp quản lý:

Theo kết quả điều tra bệnh hại năm 1967-1968 của Viện Bảo vệ thực vật đã xác định được 17 loại bệnh thường hại trên đậu tương ở nước ta. Trong đó có 15 loại bệnh do nấm, 1 bệnh vi khuẩn và 1 bệnh tuyến trùng.

a) Bệnh gỉ sắt- Phakopsora pachirhizi:

Loại nấm này có tới trên 10 tên gọi khácànhau. Ngoài đậu tương người ta còn thấy nấm ở trên 87 loại cây trồng khác, đa số là cây họ đậu.

*Triệu trứng và qui luật phát sinh gây hại:

Bệnh phát triển trên lá, cành, cánh hoa và cả trên thân nhưng vết bệnh trên lá rõ nét hơn cả. Vết bệnh ban đầu là những chấm nâu xám trên lá sau chuyển thành vết tròn có màu nâu hay nâu đậm, về cuối có dạng hình góc cạnh, màu nâu đen, đó là những ổ bảo từ hạ của nấm. Bệnh thường phát triển mạnh sau khi đậu tương ra hoa, từ những lá tầng thấp sát mặt đất rồi lan dần lên những lá tầng trên, làm lá vàng, khô và rụng hàng loạt, hạt mọc sớm trước khi thu hoạch. Vết bệnh chủ yếu phát triển ở mặt dưới lá. Ngay trên vết bệnh có bụi phấn màu nâu. Bênh nặng có thể giảm năng suất 40-50%, thậm chí không cho thu hoạch.

Cây đậu tương có thể nhiễm bệnhàngay từ khi còn non nếu gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 20-300C, ẩm độ trên 90%). Sau khi nấm xâm nhập vào cây thì 6-8 ngày sau xuất hiện triệu trứng bệnh.

Tất cả các giống đậu tương đều nhiễm gỉ sắt ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nguồn bệnh tồn tại trong đất, tàn dư, ký chủ phụ (đặc biệt cây họ đậu) và hạt giống.

*Biện pháp quản lý:

Lựa chọn những giống nhiễm bệnhànhẹ cho vùng thường bị bệnh. Tránh trồng những giống bị bệnh nặng trong thời vụ bệnh thường phát sinh mạnh.

Áp dụng công thức luân canh hợp lý, tránh độc canh cây đậu tương, hoặc các cây họ đậu.

Gom nhặt và tiêu huỷ lá bệnh, tiêu huỷ tàn dư sau thu hoạch.

Sử lý thuốc kịp thời nêu bệnh có khả năng phát sinhàmạnh, nhất là sau khi ra hoa, có thể dùng các loại thuốc: Zinep; Baycor; Bayfidan; Bayleton ...

b) Bệnh sương mai- Peronospora manshurica:

Đây là loại bệnh khác phổ biến ở các vùng trồng đậu tương trên Thế giới cũng như tại Việt Nam. Loại nấm này có tới hàng chục nòi khác nhau tuỳ theo điều kiện sinh thái và đặc tính giống.

*Triệu trứng và qui luật phát sinh gây hại:

Bệnh chủ yếu gây hại trên lá, ngoài ra còn thấy vết bệnh trên thân và quả đậu tương. Vết bệnh lúc đầu trên lá non có màu xanh vàng nhạt, sau đó vết bệnh lớn lên, không có hình thù nhất định và có màu vàng, nâu hay nâu đậm. Điểm đặc trưng là xung quanh vết bệnh cũng có màu vàng xanh bao quanh. Bệnh nặng làm lá biến vàng, rụng sớm làm hạt lép, năng suất giảm.

Trong những ngày ẩm độ cao, vào sáng sớm ở mặt dưới lá, nơi vết bệnh có phủ một lớp nấm xám hoặc phớt tím. Trên quả, vết bệnh xuất hiện ở vỏ quả và cả trên vở hạt.

Bệnh phát sinh lây lan mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí cao và nhiệt độ khoảng 20-220C, hại chủ yếu trên lá non, lá bánh tẻ. Nguồn bệnh tồn tại trong đất, hạt giống, tàn dư và ký chủ phụ.

*Biện pháp quản lý:

- Sử dụng các giống chống bệnh, trồng dày vừa phải.

- Luân canh với các cây trồng khác họ, sử dụng phân bón đầy đủ, cân đối.

- Thu nhặt, sử lý tàn dư sau thu hoạch để hạn chế nguồn bệnh.

- Sử lý thuốc kịp thời nêu bệnh có khả năng phát sinh mạnh, nhất là sau khi ra hoa, có thể dùng các loại thuốc : Topxin M; Fudazon (Benlate); RhidomilàmZ ...

c) Bệnh lở cổ rễ (bệnh khô vằn)- Rhizoctonia solani Kue.:

Bệnh phổ biến ở các vùng trồng đậu tương ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.

*Triệu trứng và qui luật phát sinh gây hại:

Bệnh xuất hiện và gây hại trong suốt cả quá trình sinh trưởng phát triển của cây, vết bệnh có trên lá, trên, cổ rễ và cả quả đậu tương.

Thời kỳ cây con là lúc dễ nhiễm bệnh nhất, ở đoạn gốc thân sát mặt đất bị biến nâu hơi tóp lại hoặc nặng hơn thì bị thối làm cây gãy gục. Những ngày ẩm độ cao, nơi vết bệnh xuất hiện những hạch nấm màu nâu trông như hạt cải mọc trên đám tơ nấm màu trắng, nhìn loang lổ nên còn có tên là bệnh khô vằn.

Khi cây đậu lớn, vào lúc ra hoa và sau đó, bệnh cũng có thể phát triển và gây hại trong điều kiển ẩm độ đất và ẩm độ không khí cao. Nấm gây hại chủ yếu trên bộ lá, lúc đầu là những đốm nhỏ sau đó lan rộng, thâm tái như bị dội nước sôi, lá bệnh rụng hàng loạt làm hạt lép, giảm năng suất. Bệnh tạo thành những vết nâu đen trên vỏ trái.

Nấm bệnh có rất nhiều trong đất ở dạng sợi hay hạch nấm. Trong điều kiện thuận lợi, hạch nấm có thể tồn tại trong nhiều tháng. Nấm phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao. Những ngày thời tiết nóng, âm u, mưa nhỏ tiếp theo lại nắng thì bệnh phát sinh, lây lan và gây hại rất mạnh.

*Biện pháp quản lý:

- Làm đất kỹ, tới xốp, không để đất quá hạn hay ngập úng.

- Đảm bảo mật độ, không trông quá d y, tạo độ thông thoáng có tác dụng hạn chế bệnh.

- Thu dọn sạch tàn dư, ký chủ phụ, không bón phân chuồng còn tươi.

- Sử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Luân canh với cây trồng khác họ.

- Sử dụng các loại thuốc Validacin; Anvilà phun trừ trong giai đoạn cây con hay khi bệnh phát sinh phát triển mạnh.

d) Bênh thán thư (Bệnh thối quả)- Colletotrichum dematium Var.: Loại bệnh hại đáng kể cho những vùng trồng đậu tương ở nhiệt đới và á nhiệt đơi; có vụ bệnh đã làm giảm năng suất 30-35% (Thái Lan) hay 100% (ấn Độ) (Cây đậu tương của Ngô Thế Dân và cộng sự- 1999).

*Triệu trứng và qui luật phát sinh gây hại:

Bệnh gây hại trong tất cả các giai đoạn STPT. Nếu hạt bị nhiễm bệnh có thể chết ngay khi mới mọc mầm.

Trong giai đoạn cây con, nấm bệnh xâm nhập trong cây nhưng chưa thể hiện triệu trứng rõ nét. Khi cây lớn, gặp điều kiện thời tiết thuận lợi bệnh mới thể hiện rõ triệu trứng trên thân, lá, quả.

Các vết bệnh thường có dạng vô định hình, màu nâu. Cây bị bệnh thấp nhỏ, cằn cỗi, quả bệnh thường có hạt lép hoặc không có hạt, đây là nguyên nhân làm giảm đáng kể năng suất đậu tương.

Điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao thích hiợp cho sự lây lan, gây hại của bệnh. Nguồn bệnh tồn tại trong đất, trong tàn dư và trong hạt giống.

*Biện pháp quản lý:

- Chọn lọc hạt giống khoẻ, ruộng làm giống không nhiễm bệnh.

- Lựa chọn công thức luân canh hợp lý, tkhông nên trồng đậu tương 2-3 vụ

liền trên cùng một chân đất.

- Sử lý tàn dư sau thu hoạch để hạn chế nguồn bệnh.

- Sử lý hạt giống trước gieo trồng.

- Sử dụng thuốc Benlat; RhidomilàmZ ... chú ý sau khi ra hoa.

e) Các bệnh vi khuẩn:

*Bệnh cháy lá vi khuẩn- Pseudomonas syringae :

Bệnh xuất hiện phổ biến ở các vùng trồng đậu trên Thế giới và gây hại nặng trong điều kiện khí hậu ẩm ướt.

+Triệu trứng và qui luật phát sinh gây hại:

Vết bệnh điển hình và thấy rõ nhất ở trên lá, tuy nhiên cũng thấy cả trên thân, cuống lá và quả. Trên lá vết bệnh lúc đầu có dạng đốm nhỏ, có góc cạnh, dạng thấm nước màu vàng hay nâu nhạt. Sau đó giữa vết bệnh khô đi và có màu nâu đỏ hoặc đen, có đường viền thấm nước và một quầng màu xanh bao bọc. Lá non bị bệnh thường khô cằn và vàng.

Trong điều kiện mưa ẩm, trời mát, vết bệnh lan rộng tạo thành những vùng tế bào chết có dạng bất định. Vết bệnh gi thường bị rách ở giữa, đặc biệt sau khi có mưa to, gió lớn. Những lá bệnh tầng dưới thường rụng sớm.

Trên cây con vết bệnh thường xuất hiện trước hết ở mép lá mầm, sau lan rộng và có màu nâu sẫm, cây con bị bệnh thấp lùn và nếu đỉnh sinh trưởng nhiễm bệnh dễ làm chết cả cây.

Trên quả, lúc đầu vết bệnhànhỏ, dạng thấm nước, sau đó lan rộng ra và liên kết với nhau. Vết bệnh gi có màu nâu sẫm hoặc đen. Bệnh lan vào buồng hạt và gây bệnh cho hạt, hạt bệnh bị bao phủ bởi một lớp dịch nhầy vi khuẩn.

Cây dễ nhiễm bệnh trong những ngày mưa to, gió lớn bằng nhiều con đường khác nhau. tàn dư thực vật của vụ trước và hạt giống nhiễm bệnh là những nguồn bệnh quan trong nhất lây lan cho vụ sau. Hạt giống có thể nhiễm bệnh vi khuẩn trong thời gian trên cây hay khi thu hoạch.

+Bệnh đốm lá vi khuẩn: Xanthomonas campestris.:

+Triệu trứng và qui luật phát sinh gây hại:

Bệnh có thể xuất hiện cả ở hai mặt lá. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, xanh nhạt. Sau đó mọc ra một mụn nhỏ (phần nhiều ở mặt dưới lá) nhô cao, màu nhạt. Triệu trứng này dễ lẫn với bệnh gỉ sắt đậu tương. Vết bệnh lớn có hình dạng bất định, màu nâu, dễ bị rách.

Bệnh nặng làm lá biến vàng, rụng sớm, hạt lép lửng nhiều. Trên vỏ quả nhiễm bệnh có thể thấy vết bệnhàmàu nâu đỏ, hơi gồ lên. Bệnh này khác bệnh cháy lá vi khuẩn ở chỗ ít khi thấy dạng thấm nước nơi vết bệnh.

Nguồn bệnh lưu truyền qua hạt giống, tàn dư thực vật hay một vài loại cỏ dại. Bệnh lây lan phát triển mạnh khi có mưa gió. Bệnh có thể xuất hiện trong suốt vụ và ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, chỉ cần điều kiện mưa, ẩm.

*Biện pháp quản lý bệnh do vi khuẩn:

- Làm đất kỹ và dọn sạch tàn dư của vụ trước.

- Không dùng những giống nhiễm bệnh nặng choànhững vùng thường bị bệnh.

- Gieo trồng hạt giống khoẻ, sạch bệnh.

- Luân canh đậu tương với cây trồng khác không bị loại vi khuẩn này.

- Không xới xáo chăm sóc khi lá đậu tương còn ẩm ướt.

f) Bệnh tím hạt- Cercospora kikuchii:

Hiện nay bệnh đã xuất hiện ở hầu khắp các vùng đậu tương trên Thế giới, bệnh tuy không trực tiếp làm giảm năng suất nhưng có thể giảm chất lượng hạt:

Triệu trứng dễ nhận thấy là trên hạt đậu tương nhiễm bệnh bị biến màu từ hồng đến tím. Vùng biến màu có thể là chấm nhỏ hay lớn bao phủ gần hết bề mặt vỏ hạt. Nếu hạt giống mạng bệnh có thể sẽ không nảy mầm được, nếu nảy mầm cây con dễ nhiễm bệnh và chết. Nếu trời nóng, ẩm khi nảy mầm có thể quan sát thấy lớp nấm màu trắng xám mọc trên thân hay lá mầm của những cây bị bệnh. Nhiều vùng trồng đậu tương nước ta đã phát hiện tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao ở hạt nhưng lại không làm ảnh hưởng đến năng suất.

Nhiệt độ và pH đất có tác dụng quyết định tới sự phát sinh, lây lan của bệnh. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh 23-270C, pH = 5,9.

Nếu hạt giống bị bệnh nhẹ, nấm bệnh chỉ bám ở lớp vỏ hạt và bong ra trong quá trình hạt nảy mầm, trong trường hợp này cây con mọc lên sẽ không có mầm mống bệnh. Khi vỏ hạt bị nhiễm bệnh nặng, nấm có thể đi vào lá mầm, phát triển ở đó cũng như thân cây, gặp trời nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để bào từ nấm phát tán, lây lan sang lá cây khác. Nấm xâm nhập qua nhu mô vỏ quả, mạch dẫn và đi qua rốn hạt mà vào vỏ hạt tạo nên màu tìm đặc trưng của bệnh.

*Biện pháp quản lý:

- Giống năng suất cao, chỉ cần tính kháng trung bình.

- Gieo hạt giống chất lượng tốt, sạch bệnh.

- Cày bừa kỹ, dọn sạch tàn dư, luân canh với cây khác họ.

- Việc xử lý thuốc hoá học có thể ngăn chặn hiện tượng chết cây con nhưng không ngăn chặn được bệnh truyền từ cây vào hạt.

3. Các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây đậu tương

Các loại sinh vật trong tự nhiên đều có mối quan hệ với nhau, mỗi một loại đóng vai trò làmột mắt xích trong chuỗi thức ăn. Việc mất đi một hay vài mắt xích nào đó sẽ làm mất cân bằng sinh thái. Nếu không có sâu hại thì thiên địch sẽ chuyển đi nơi khác, cân bằng sinh thái sẽ thay đổi. Nếu con người sử dụng thuốc hoá học mà không xem xét đến cân bằng sinh thái thì dẫn đến sâu hại có điều kiện bộc phát về số lượng gây dịch hại cục bộ chính vì vậy nên khi đưa ra biện pháp xử lý thích hợp (bón phân, làm cỏ, tưới nước, phun thuốc ...) thì phải phân tích hệ quả của biện pháp đó trong mối tương quan hệ sinh thái mà không tách rời các yếu tố.

a. Biện pháp thủ công :

Đây là biện pháp có hiệu quả cao khi được toàn dân tham gia. Biện pháp này rất an toàn cho người và gia súc cũng như an toàn cho môi trường. Cụ thể dùng cách : Đào, bắt, hun khói...

b. Biện pháp sinh học:

Biện pháp này đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân như giảm tiền mua thuốc trừ sâu, chi phí công lao động cho việc phun thuốc, tránh được ô nhiễm môi trường. Trong các yếu tố giúp cho IPM được thành công thì thiên địch đóng vai trò rất quan trọng. Có thể nhân nuôi các loại côn trùng thiên địch để hạn chế sự phát triển của sâu hại. Tạo điều kiện thuận lợi cho loài thiên địch phát triểu tốt... Đó là loài bắt mồi, vật ký sinh, mầm bệnh và côn trùng ăn cỏ dại. Mầm bệnh bao gồm các loại nấm, vi khuẩn, virut gây bệnh cũng như các động vật nguyên sinh. Chúng tiêu diệt động vật chân đốt gây hại bằng cách lây nhiễm. Các loại mầm bệnh ảnh hưởng tới côn trùng được lựa chọn cẩn thận để tiêu diệt các loài chân đốt song không lây nhiễm cho người. Một số mầm bệnh có thể được phun lên cây trồng giống như thuốc trừ sâu, chẳng hạn chế phẩm Bt (Bacillus thuringiensus) và các chế phẩm chứa nấm Beauvaria bassiana.

c) Biện pháp hoá học :

Muốn dùng thuốc BVTV đạt hiệu quả cao cần phải:

- Biết phối hợp việc dùng thuốc với các biện pháp phòng trừ khác.

- Biết dùng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: dùng đúng thuốc, dùng đúng lúc, dùng đúng nồng độ, liều lượng, dùng đúng cách.

* Dùng đúng thuốc: Chỉ sử dụng các lợi thuốc có tên trong danhàmục thuốc được phép sử dụng tại Việt nam do Bộ Nông nghiệp&PTNT ban hành. Căn cứ đối tượng sâu bệnh cần diệt trừ và cây trồng cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốcànhằm đạt được hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao, an toàn cho cây trồng, môi trường sống và con người. Công dụng và cách sử dụng của thuốc được ghi cụ thể trên bao nh n thuốc.

* Dùng thuốc đúng lúc: Các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả cao khi các đối tượng gây hại ở giai đoạn bắt đầu phát triển: Sâu còn nhỏ, cỏ còn non, nấm bệnhàmới xuất hiện. Do đó muốn dùng thuốc đúng lúc cần phải kết hợp với công tác dự tính dự báo, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Dùng thuốc đúng lúc còn tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây trồng, ví dụ: Tránh phun thuốc khi cây đang nở hoa rộ.

* Dùng đúng nồng độ, liều lượng: Chỉ cần một liều lượng thuốc thích hợp là có thể tiêu diệt được sâu bệnh, không được dùng thuốc ít hơn hay nhiều hơn liều lượng chỉ dẫn, pha đúng nồng độ, dùng đủ liều lượng thuốc đã pha theo quy định trên nh n mác mới có hiệu quả diệt trừ dịch hại cao, bảo vệ cây trồng và môi trường.

* Dùng thuốc đúng cách: Tuỳ theo mỗi dạng thuốc mà có cách dùng khác nhau, thuốc bột rắc, thuốc hạt phải rắc, rải, thuốc bột dùng máy phun bột, thuốc nước phải phun bằng máy. Khi phun thuốc phải đảm bảo thuốc bám dính đều trên lá cây, hạn chế đến mứcc tối đa thuốc rơi xuống đất.

Tuỳ theo đối tượng gây hại mà có cách phung khác nhau: Trừ rầy nâu phải phun quanh gốc lúa, trừ bệnh khô vằn phun bẹ lá lúa, bệnh đạo ôn phun trên lá lúa...

- Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi sinh. Lưu ý một số quy định sau:

+ Phải có bảo hộ lao động khi vào kho thuốc, khi pha chế, vận chuyển, phun thuốc.

+ Không ăn uống, hút thuốc, đùa giỡn khi làm việc với chất độc, tắm giặt sạch sẽ sau khi phun thuốc.

+ Khi phun thuốc phải đi xuôi theo chiều gió.

+ Phụ nữ mang thai, trẻ em, không được tiếp xúc với thuốc.

+ Không cho gia súc lui tới vùng mới sử lý thuốc.

+ Bảo quản thuốc nơi khô mát, xa nơi tập trung dân cư, xa nguồn thức ăn, nước uống.

+ Sử dụng thuốc cho nông sản phải đảm bảo đủ thời gian cách ly mới được thu hoạch sử dụng.

Continue Reading

You'll Also Like

46.1K 1.3K 25
"Anh, em thật sự rất thích dáng vẻ anh khi nằm dưới thân em, biểu cảm vừa căm ghét lại vừa bất lực khuất nhục này của anh... Thật đẹp..." Xiềng xích...
292K 16.1K 101
Tên gốc: 他来自1945 Tác giả: Thính Nguyên Nguyên tác: Tấn Giang Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: hào môn thế gia, xuyên không, giới giải trí, trù...
90.9K 10.3K 115
ONLY WATTPAD [Edit] - Luận pháo hôi làm sao trở thành đoàn sủng [xuyên thư]. Hán Việt: Luận pháo hôi như hà thành vi đoàn sủng [ xuyên thư ]. Tác giả...
205K 11.3K 40
Huấn văn, BL, 1x1, Hiện đại, Niên thượng, Gương vỡ lại lành, HE Đã hoàn thành phần Truyện Chính (Phần 1). Phần 2 sẽ được viết lẻ tẻ không liên kết qu...