tổng quan về hệ thống tài chí...

By saoquyen_hvnh

15.8K 1 10

More

tổng quan về hệ thống tài chính

15.8K 1 10
By saoquyen_hvnh

Tổng quan về hệ thống tài chính và các công cụ của hệ thống tài chính? Nêu một số cách tiếp cận khác nhau về HTTC?

* Tổng quan về hệ thống tài chính:

Hệ thống tài chính và vai trò của hệ thống tài chính

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Trong thực tế, các quan hệ tài chính diễn ra rất phức tạp và đa dạng, chúng đan xen nhau trong một tập hợp hàng loạt các hoạt động khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên, đó không phải là một hoạt động hỗn loạn mà ngược lại, chúng tuân thủ những nguyên tắc, những quy luật nhất định, trong đó những quan hệ tài chính có tính chất đặc thù giống nhau nhóm lại thành một bộ phận riêng. Giữa các bộ phận này luôn có mối liên hệ, tác động ràng buộc lẫn nhau và tạo thành hệ thống tài chính. Do vậy, hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong một cơ cấu tài chính, mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo những quy luật nhất định. Các bộ phận trong hệ thống tài chính hoạt động trên các lĩnh vực: tạo ra nguồn lực tài chính, thu hút các nguồn tài chính và chu chuyển các nguồn tài chính (dẫn vốn). Với các lĩnh vực hoạt động này, toàn bộ hệ thống tài chính thực hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân là đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội.

2. Cấu trúc của hệ thống tài chính.

Cấu trúc của hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và các bộ phận dẫn vốn bao gồm: Tài chính doanh nghiệp, Ngân sách Nhà nước, thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian, tài chính dân cư và các tổ chức xã hội, tài chính đối ngoại.

- Tài chính doanh nghiệp:Chính tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính trong nền kinh tế. trong hệ thống tài chính, tài chính doanh nghiệp được coi như những tế bào có khả năng tái tạo ra các nguồn tài chính. Do vậy nó có khả năng tác

động rất lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất. Tài chính doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với tất cả các bộ phận của hệ thống tài chính trong quá trình hình thành và sử dụng vốn cho các nội dung khác nhau,

- Ngân sách nhà nước: Ngân sách Nhà nước ngắn liền với các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, đồng thời là phương tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyền nhà nước thực hiện được nhiệm vụ của mình. Trong điều kiện của nền Kinh tế thị trường. Ngân sách Nhà nước còn có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô của nền kinh tế - xã hội. Đó là vai trò định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.. Để thực hiện được các vai trò đó, ngân sách nhà nước phải có các nguồn vốn được tập trung từ các tụ điểm vốn thông qua các chính sách thu thích hợp.. Các mối quan hệ kinh tế giữa một tụ điểm vốn quan trọng: Ngân sách Nhà nước với các bộ phận khác của hệ thống tài chính.

-Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội:Đây là một tụ điểm vốn quan trọng trong hệ thống tài chính. Hoạt động tài chính của các nước có nền kinh tế phát triển và hoạt động tài chính ở nước ta những năm gần đây đã chỉ ra rằng: nếu có những biện pháp thích hợp, chúng ta có thể huy động được một khối lượng vốn đáng kể từ các hộ gia đình để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, đồng thời còn góp phần to lớn vào việc thực hiện các chính sách về định hướng

tích lũy và tiêu dùng của nhà nước.

-Tài chính đối ngoại: Trong nền kinh tế thị trường, khi các quan hệ kinh tế đã quốc tế hoá thì hệ thống tài chính cũng là một hệ thống mở với những quan hệ tài chính đối ngoại hết sức phong phú. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù và vị trí đặc biệt quan trọng của quan hệ tài chính đối ngoại cho nên người ta thừa nhận nó hình thành một bộ phận tài chính có tính chất độc lập tương đối. Với những kênh vận động của tài chính như viện trợ, thanh toán xuất nhập khẩu... nếu chỉ đứng trên góc độ của từng tụ điểm vốn ở trong nước để xem xét thì hoạt động tài chính đối ngoại được xem như là một trong số các biện pháp để huy động nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước (qua viện trợ, vay nợ từ nước ngoài), huy động vốn của các doanh nghiệp (qua liên doanh, góp vốn cổ phần)... đối với hoạt động tài chính đối ngoại phải đứng trên góc độ tổng hợp, toàn cục để xem xét, nghiên cứu.

-Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian ;Trong hệ thống tài chính, các trung gian tài chính thực hiện việcdẫn vốn thông qua hoạt động tài chính gián tiếp. Trước hết các trung giantài chính huy động vốn từ những người có vốn (người tiết kiệm) bằngnhiều hình thức để tạo thành vốn kinh doanh của mình. Sau đó, sử dụngvốn kinh doanh này để cho người cần vốn vay lại hoặc thực hiện các hình thức đầu tư khác. Bằng cách này, các trung gian tài chính đã tập trung được các nguồn vốn nhỏ, từ các hộ gia đình các tổ chức kinh tế thành một lượng vốn lớn, đáp ứng nhu cầu của người cần vốn từ những khối lượng vay nhỏ đến những khối lượng vay lớn, từ những cá nhân chưa từng aibiết đến tới những công ty lớn có tiếng trên thị trường.

Mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, hệ thống tài chính được nhìn nhận ở một góc độ khác nhau phù hợp với hiện trạng của giai đoạn đó. Nhưng nhìn chung hệ thống tài chính ngày càng phát triển và mở rộng không ngừng nhằm đáp ứng như cầu ngày cacngf cao của xã hội đặc biệt là nhu cầu kích thích tăng trưởng kinh tế, tìm kiếm lợi nhuận . Việc nhìn nhận về HTTC cũng có nhiều quan niệm:

- Quan niệm thứ nhất : HTTC là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể kinh tế - xã hội.Với quan niệm này, HTTC đã đề cập đến tổng thể các hoạt động của một tập lớp các định chế tài chính có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ nhằm thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn cũng như đảm bảo tính hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực tài chính theo những mục đích nhất định. Tuy nhiên cách thức này chủ yếu theo hướng xác định các định chế tài chính rồi từ đó hình thành nên cấu trúc của hệ thống, mà cấu trúc của hệ thống lại thay đổi theo quy mô và tính phức tạp của nền kinh tế trong từng thời kì.Vì vậy HTTC theo mô hình này có thể phù hợp với thời kỳ này nhưng lại không phù hợp với thời kì khác.

- Quan niệm thứ hai: hệ thống tài chính được chia thành 2 mô hình

+ Hệ thống tài chính được kiểm soát: lãi suất ngân hàng được ấn định, kiểm soát chặt và gần như cố định, không tồn tại yếu tố cạnh tranh.

+ Hệ thống tài chính tự do: các định chế tài chính giữ vị trí quan trọng việc phân bổ nguồn lực tài chính và chịu sức ép cạnh tranh của các thị trường tài chính trong quá trình huy động vốn.

Theo quan niệm này thì HTTC đã nhấn mạnh đến vai trò kiểm soát của nhà nước đặc biệt là kiểm soát đối với lãi suất. Thực tế đã chứng minh rằng việc đề cao hay xem nhẹ quá mức vai trờ kiểm soát của nhà nước đối với HTTC đều gây ra những tác động khôn lường đối với nên kinh tế.

-Quan niệm thứ ba ;HTTC được xem xét theo cách thức cung ứng vốn cho nền kinh tế.Hệ thống tài chính là một tổng thể bao gồm các thị trường tài chính, các định chế tài chính trung gian, cơ sở hạ tầng pháp lý-kỹ thuật và các tổ chức quản lý giám sát và điều hành HTTC để tổ chức phân bổ nguồn lực tài chính nhằm đạt được mục tiêu của các chủ thể trong nền kinh tế.Với cách tiếp cậ như vậy HTTC theo quan điểm thứ ba mang tính bao quát hơn vì đã đề cập dến sự vận động của dòng vốn không chỉ thông qua các định chế tài chính mà còn thông qua thị trường tài chính-kênh huy động vốn hấp dẫn với các doanh nghiệp hiện nay.

Continue Reading

You'll Also Like

861K 35.3K 109
Tác giả: Ngã Ái Cật Băng Bổng Tình trạng tác phẩm gốc: Hoàn thành (99 chương + 11 ngoại truyện) Tình trạng edit: Hoàn thành (28/04/2024) Thể loại: Na...
201K 15.5K 138
Tác phẩm: Toàn thế giới đều đang đợi người động tâm. Tác giả: Tố Tây The version belongs to Mia, please do not reup or cover any work, thank you.
46.1K 1.3K 25
"Anh, em thật sự rất thích dáng vẻ anh khi nằm dưới thân em, biểu cảm vừa căm ghét lại vừa bất lực khuất nhục này của anh... Thật đẹp..." Xiềng xích...