QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ...

By akay123

12.4K 5 2

More

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

12.4K 5 2
By akay123

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

1. Sự thống nhất giữa quỏ trỡnh sản xuất ra giỏ trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư

a. Quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng

Mục đích của sản xuất hàng hoá trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trước hết nhà tư bản phải tổ chức sản xuất ra những hàng hoỏ cú giỏ trị sử dụng, vỡ giỏ trị sử dụng là nội dung vật chất của hàng hoỏ, là vật mang giỏ trị và giỏ trị thặng dư. Đây cũng là quá trỡnh nhà tư bản tiêu dùng hàng hoá sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất giá trị thặng dư, vỡ vậy nú cú cỏc đặc điểm là công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.

Trong quỏ trỡnh sản xuất hàng hoỏ tư bản chủ nghĩa, bằng lao động cụ thể của mỡnh, cụng nhõn sử dụng những tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào hàng hoá; và bằng trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư.

b. Quỏ trỡnh sản xuất ra giỏ trị thặng dư

Quỏ trỡnh sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất với sức lao động. Để có các yếu tố sản xuất, nhà tư bản phải bỏ tiền ra mua a) Tư liệu sản xuất theo giá cả thị trường. b) Sức lao động trên thị trường theo thoả thuận.

Giả định, để chế tạo ra 1kg sợi, nhà tư bản kinh doanh sợi ứng ra 56 ngàn đơn vị tiền tệ để mua 2kg bông, chi 6 ngàn đơn vị cho hao phí máy móc và chi 5 ngàn đơn vị mua sức lao động của công nhân điều khiển máy móc trong 10 giờ. Giả định việc mua này đúng giá trị, mỗi giờ lao động sống của công nhân tạo ra giá trị mới kết tinh vào sản phẩm là 1 ngàn đơn vị thỡ nhà tư bản kinh doanh sợi thu được lượng giá trị thặng dư là 5 ngàn đơn vị tiền tệ.

Phõn tớch. Trong quỏ trỡnh sản xuất, người công nhân sử dụng máy móc để chuyển 1kg bông thành 1kg sợi, theo đó giá trị của bông và hao mũn mỏy múc cũng được chuyển vào sợi. Giả định chỉ trong 5 giờ đầu công nhân đó kộo xong 1kg bụng thành 1kg sợi, thỡ giỏ 1kg sợi được tính theo các khoản như sau

Giá trị 1kg bông chuyển vào = 20 000 đơn vị

Hao mũn mỏy múc = 3 000 đơn vị

Giá trị mới tạo ra trong 5 giờ lao động = 5 000 đơn vị

Tổng cộng = 28 000 đơn vị

Nếu quỏ trỡnh lao động ngừng ở đây thỡ nhà tư bản chưa có giá trị thặng dư. Thời gian lao động (5 giờ) mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mỡnh gọi là thời gian lao động tất yếu và lao động trong khoảng thời gian ấy gọi là lao động tất yếu.

Nhưng nhà tư bản đó mua sức lao động trong 10 giờ. Trong 5 giờ lao động tiếp theo, nhà tư bản chi thêm 20 ngàn đơn vị để mua 1kg bông và 3 ngàn đơn vị hao mũn mỏy múc và với 5 giờ lao động này, người công nhân vẫn tạo ra 5 ngàn đơn vị giá trị mới và có thêm 1kg sợi với giá 28 ngàn đơn vị. Tổng số tiền nhà tư bản chi ra để có được 2kg sợi sẽ là

Tiền mua bông (20 000 x 2) = 40 000 đơn vị

Hao mũn mỏy múc (mỏy chạy 10 giờ) = 6 000 đơn vị

Tiền lương công nhân sản xuất trong 10 giờ = 5 000 đơn vị

Tổng cộng = 51 000 đơn vị

Tổng giá trị của 2kg sợi là 2kg x 28 000 = 56 000 đơn vị và như vậy, lượng giá trị thặng dư thu được là 56 000 - 51 000 = 5 000 đơn vị. Thời gian lao động (5 giờ sau) để tạo ra giá trị thặng dư gọi là thời gian lao động thặng dư.

Như vậy, giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Theo C.Mác, "Bí quyết của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác". Sở dĩ có sự chi phối đó là do nhà tư bản là người sở hữu tư liệu sản xuất. Việc nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do quỏ trỡnh sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra gọi là bóc lột giá trị thặng dư.

2. Bản chất của tư bản; sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến

a. Bản chất của tư bản

Các nhà kinh tế học tư sản cho rằng, công cụ lao động, tư liệu sản xuất đều là tư bản; thực ra công cụ lao động, tư liệu sản xuất là những yếu tố cơ bản của sản xuất vật chất trong bất kỳ phương thức sản xuất nào; chúng chỉ là tư bản khi trở thành tài sản của nhà tư bản và được dùng để bóc lột người lao động làm thuê.

Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của người lao động làm thuê. Bản chất của tư bản thể hiện ở chỗ giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sản xuất ra.

b. Tư bản bất biến, tư bản khả biến

Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản ứng tiến ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, nghĩa là tạo ra các yếu tố của quá trỡnh sản xuất. Cỏc yếu tổ này cú vai trũ khỏc nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư.

- Khái niệm tư bản bất biến và vai trũ của tư bản bất biến. a) Bộ phận tư bản tồn tại dưới hỡnh thức tư liệu sản xuất (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ v.v) mà giá trị của nó được lao động cụ thể của người công nhân chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm mới, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quỏ trỡnh sản xuất gọi là tư bản bất biến (c). b) Tư bản bất biến tuy không là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư nhưng nó có vai trũ là điều kiện không thể thiếu để sản xuất ra giá trị thặng dư. Tư bản bất biến quyết định năng suất lao động của người công nhân.

- Khái niệm tư bản khả biến và vai trũ của tư bản khả biến. a) Bộ phận tư bản tồn tại dưới hỡnh thức sức lao động trong quá trỡnh sản xuất đó cú sự thay đổi về lượng. Sự tăng lên về lượng do giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt khi được tiờu dựng thỡ nú tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giỏ trị của bản thõn nú, ký hiệu là (v). b) Tư bản khả biến chỉ rừ nguồn gốc duy nhất của giỏ trị thặng dư là lao động của công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt.

Nếu ký hiệu giỏ trị hàng hoỏ là G, thỡ G = c+v+m; trong đó c là tư bản bất biến, v là tư bản khả biến, m là giá trị thặng dư. Trong công thức này, c là điều kiện không thể thiếu để sản xuất ra giá trị thặng dư, cũn v cú vai trũ quyết định trong quá trỡnh đó, vỡ nú chớnh là bộ phận tư bản tự lớn lên.

3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư

a. Tỷ suất giá trị thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư (m') là tỷ lệ % giữa số lượng giá trị thặng dư (m) với tư bản khả biến (v). Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư m'= và m'= ; Trong đó, t là thời gian lao động tất yếu, t' là thời gian lao động thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê.

b. Khối lượng giá trị thặng dư

Khối lượng giá trị thặng dư (M) là số lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được trong một thời gian sản xuất nhất định. Công thức tính khối lượng giá trị thặng dư M = m'.V hoặc M = ; Trong đó, V là tổng tư bản khả biến được sử dụng trong thời gian trên, Khối lượng giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với với cả hai nhân tố m' và V.

Lưu ý, cụng thức này chỉ đúng khi v trong là một lượng xác định, nghĩa là tiền công không đổi, khi đó V đại biểu cho số lượng công nhân nhất định được sử dụng. Như vậy, đó chứng minh được khối lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được như thế nào?

4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và và giá trị thặng dư siêu ngạch

Mục đích của các nhà tư bản là thu được giá trị thặng dư tối đa; do vậy họ dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối là hai phương pháp phổ biến nhất.

a. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Ví dụ, ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ, mỗi giờ công nhân tạo ra một giá trị mới là 10 đơn vị, thỡ giỏ trị thặng dư tuyệt đối là 40 và tỷ suất giá trị thặng dư là m'= = 100%. Nếu kéo dài lao động thêm 2 giờ nữa, mọi điều kiện khác vẫn như cũ, thỡ giỏ trị thặng dư tuyệt đối tăng lên 60 và m'cũng tăng lên thành m'= = 150 % . Việc kéo dài ngày lao động không thể vượt quỏ giới hạn sinh lý của cụng nhõn (vỡ họ cũn cần thời gian ăn ngủ, nghỉ ngơi v.v để phục hồi sức khoẻ) nên gặp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân đũi giảm giờ làm. Nhưng vỡ lợi nhuận, khi độ dài ngày lao động không thể kéo thêm, nhà tư bản tỡm cỏch tăng cường độ lao động của công nhân. Tăng cường độ lao động về thực chất cũng tương tự như kéo dài ngày lao động. Vỡ vậy, kộo dài thời gian lao động và tăng cường độ lao động là để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

b. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản suất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ.

Ví dụ, ngày lao động là 10 giờ, trong đó 5 giờ là lao động tất yếu, 5 giờ là lao động thặng dư. Nếu giá trị sức lao động giảm đi 1giờ thỡ thời gian lao động tất yếu xuống cũn 4 giờ. Do đó, thời gian lao động thặng dư tăng từ 5 giờ lên 6 giờ và m' tăng từ 100% lên 150 %. Để hạ thấp giá trị sức lao động, nhà tư bản phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho người công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xó hội trong cỏc ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cho ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng.

c. Sản xuất giá trị thặng dư sỉêu ngạch

Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các nhà máy khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thi trường của nó. Như thế nhà tư bản chỉ phải bỏ ra ít chi phí hơn các nhà tư bản khác mà vẫn bán được với giá như các nhà tư bản khác, từ đó thu được giá trị thặng dư cao hơn. Khi số đông các nhà máy đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ một cách phổ biến thỡ giỏ trị thặng dư siêu ngạch của doanh nghiệp đó sẽ không cũn nữa. Trong từng nhà mỏy, giỏ trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm vi xó hội thỡ nú lại thường xuyên tồn tại. Giá rị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại các đối thủ của mỡnh trong cạnh tranh. C.Mỏc gọi giỏ trị thặng dư siờu ngạch là hỡnh thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

5. Sản xuất giá trị thặng dư- quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

Nếu quy luật cơ bản của sản xuất hàng hoỏ là quy luật giỏ trị thỡ quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là quy luật giá trị thặng dư.

a. Thế nào là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản?

Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản bởi nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xó hội tư bản. Không có sản xuất giá trị thặng dư thỡ khụng cú chủ nghĩa tư bản. Ở đâu có sản xuất giá trị thặng dư thỡ ở đó có chủ nghĩa tư bản, ngược lại ở đâu có chủ nghĩa tư bản thỡ ở đó có sản xuất giá trị thặng dư. Chớnh vỡ vậy, theo C.Mỏc, tạo ra giỏ trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. V.I.Lênin cũng gọi quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.

b. Nội dung quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

Nội dung của quy luật này là sản xuất nhiều và ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý để bóc lột ngày càng nhiều lao động làm thuê.

c. Sản xuất giá trị thặng dư- quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường xuyên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, là yếu tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản; đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xó hội cao hơn.

Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản trong xó hội tư bản- đó là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân.

Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Với mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỷ suất giá trị thặng dư cao hơn.

Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất; do đó lực lượng sản xuất phỏt triển mạnh mẽ, nền sản xuất cú tớnh chất xó hội hoỏ ngày càng cao, mõu thuẫn giữa tớnh chất xó hội của sản xuất với hỡnh thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.

Tất cả những yếu tố trên đưa xó hội tư bản đến chỗ phủ định chính mỡnh, dẫn đến sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản để thay thế bằng một phương thức sản xuất cao hơn, tiến bộ hơn. Đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

Continue Reading

You'll Also Like

2.5M 177K 69
Tên gốc: 被标记的Alpha超难哄. Tác giả: Địch Dữ - 狄与. Editor: Vi. Beta: Phương Anh. Tình trạng bản gốc: Hoàn, 68 chương. Tình trạng bản edit: Hoàn. Nguồn: T...
106K 12.5K 89
► Tên: Tui nổi lên sau khi hẹn hò online với trai nhà giàu ► Tác giả: Sơn Dữu Tử ► Thể loại: Thận trọng từng bước gia chủ niên thượng công x chán nản...
107K 12.1K 115
ONLY WATTPAD [Edit] - Luận pháo hôi làm sao trở thành đoàn sủng [xuyên thư]. Hán Việt: Luận pháo hôi như hà thành vi đoàn sủng [ xuyên thư ]. Tác giả...
366K 16.7K 59
Huấn văn, Đam mỹ, 1x1, Hiện đại, Ngọt sủng, Niên thượng Truyện không nhận chuyển ver nhé các bạn ơiiii