Chương V: Tư duy và tưởng tượ...

By linhchi

32.5K 8 4

More

Chương V: Tư duy và tưởng tượng

32.5K 8 4
By linhchi

Chương V:

Tư duy và tưởng tượng

I. Tư duy

1. Khái niệm chung về tư duy

1.1. Tư duy là gì?

Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà trước đó ta chưa biết.

1.2. Bản chất xã hội của tư duy

- Dựa vào kinh nghiệm của các thế hệ trước đã được tích luỹ sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện

- Thúc đẩy do nhu cầu xã hội

- Mang tính chất tập thể( sử dụng các tri thức của các lĩnh vực có liên quan)

- Có tính chất chung của loài người

1.3. Đặc điểm của tư duy

- Tính có vấn đề của tư duy

- Tính gián tiếp của tư duy

- Tính trừu tượng và khái quát của tư duy

- Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ

- Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính

Tính có vấn đề của tư duy: Muốn xuất hiện tư duy cần đảm bảo hai điều kiện sau:

- Gặp hoàn cảnh(tình huống) có vấn đề

- Hoàn cảnh có vấn đề được cá nhân nhận thức đầy đủ

Tính gián tiếp của tư duy: Tư duy cần sử dụng công cụ, phương tiện và các kết quả nhận thức của loài người và kinh nghiệm của cá nhân mình để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng.

Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:

- Tính trừu tượng đó là tư duy có thể trừu xuất khỏi những sự vật, hiện tượng những cái cụ thể, cá biệt

- Tính khái quát tức là tư duy có khả năng tổng hợp, phản ánh những cái chung cho nhiều sự vật, hiện tượng

Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ

- Tư duy sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện

- Ngôn ngữ cố định lại kết quả tư duy và nhờ đó làm khách quan hoá chúng cho người khác và cho cả bản thân chủ thể tư duy

Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính

- Tư duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm

- Tư duy và sản phẩm của nó cũng ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức cảm tính

2. Tư duy là một quá trình

2.1. Các giai đoạn cơ bản của một quá trình tư duy

- Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề

- Huy động tri thức, kinh nghiệm

- Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết

- Sự kiểm tra giả thuyết

- Giải quyết nhiệm vụ

Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề

- Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được hoàn cảnh có vấn đề và biểu đạt được nó

- Hoàn cảnh có vấn đề chứa đựng các mâu thuẫn khác nhau

- Tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của từng người để xác định được vấn đề

Huy động tri thức, kinh nghiệm: Làm xuất hiện trong đầu những tri thức và kinh nghiệm những liên tưởng nhất định có liên quan

Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết: Lựa chọn các tri thức và kinh nghiệm phù hợp nhất để giải quyết vấn đề

Sự kiểm tra giả thuyết:

- Kiểm tra các giả thuyết phù hợp và loại bỏ những g.thuyết không phù hợp

- Trong quá trình kiểm tra có thể phát hiện ra những nhiệm vụ mới, do đó lại bắt đầu một quá trình tư duy mới

Giải quyết nhiệm vụ

- Sau khi kiểm tra sẽ cho ta một kết quả về vấn đề tư duy

- Quá trình tư duy giải quyết nhiệm vụ thường có nhiều khó khăn, do:

+ Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài toán

+ Chủ thể đưa vào bài toán một điều kiện thừa

+ Tính chất khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy

- Các thao tác tư duy có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất theo 1 hướng nhất định, do nhiệm vu tư duy quy định.

- Trong thực tế các thao tác tư duy đan chéo với nhau, chứ không theo một trình tự máy móc như trên

- Tùy theo nhiệm vụ, điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng thực hiện các thao tác trên.

3. Các loại tư duy và vai trò của chúng

3.1. Theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy

- Tư duy trực quan hành động

- Tư duy trực quan hình ảnh

- Tư duy trừu tượng

3.2. Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ

- Tư duy thực hành

- Tư duy hình ảnh cụ thể

- Tư duy lí luận

II. Tưởng tượng

1. Khái niệm chung về tưởng tượng

1.1. Tưởng tượng là gì?

Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.

Khái niệm biểu tượng

là sự làm hiện ra trong óc cá nhân một cách nguyên vẹn hoặc có sáng tạo những hình tượng của sự vật hiện tượng mà ta đã tri giác trước đây, mặc dầu không có những thuộc tính cụ thể của các sự vật hiện tượng đó tác động trực tiếp vào cơ quan cảm giác.

1.2. Đặc điểm của tưởng tượng

- Chỉ nảy sinh trứơc hoàn cảnh có vấn đề

- Là một qúa trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh

- Liên quan chặt chẽ với nhận thức cảm tính

1.3. Vai trò của tưởng tượng

- Cho phép con người hình dung được kết quả trung gian và cuối cùng của lao động

- Kích thích con người hoạt động và tìm tòi

- Ảnh hưởng đến học tập, giáo dục và phát triển nhân cách

2. Các loại tưởng tượng

2.1. Tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực

- Tưởng tượng tiêu cực là tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không thể được thực hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không thực hiện, tưởng tượng chỉ để mà tưởng tượng, để thay thế cho hành động.

- Tưởng tượng tích cực là tưởng tượng là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu. Kích thích tính tích cực thực tế của con người.

2.2. Ứơc mơ và lí tưởng

- Ước mơ: là những loại tưởng tượng được hướng về tương lai, biểu hiện mong muốn, ước ao của con người, không hướng vào hoạt động hiện tại.

- Lý tưởng: là loại tưởng tượng được hướng về tương lai là một hình ảnh chói lọi, rực sáng, cụ thể, hấp dẫn của cái tương lai mong muốn. Nó là một động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn tới giành tương lai.

3. Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng

3.1. Thay đổi kích thước, số lượng

3.2. Nhấn mạnh

3.3. Chắp ghép

3.4. Liên hợp

3.5. Điển hình hoá

3.6. Loại suy

4. Sự giống nhau và khác nhau giữa tư duy và tưởng tượng

4.1. Giống nhau:

- Đều là quá trình nhận thức lý tính

- Đều phản ánh một cách gián tiếp

- Đều xuất hiện khi gặp hòan cảnh có vấn đề

- Đều liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ và nhận thức cảm tính

4.2. Khác nhau:

Tư duy phản ánh giải quyết vấn chặt chẽ hơn bằng các khái niệm. Còn tưởng tượng phản ánh ít chặt chẽ hơn tư duy vì xây dựng hình ảnh mới từ các biểu tượng.

Continue Reading

You'll Also Like

526K 7.5K 47
🌸 Hán Việt: Cạnh Phong Lưu 🌸 Tác giả: Loạn Tác Nhất Đoàn 🌸 Thể loại: 21+, Cao H, Cổ đại, NP, Cung đình hầu tước, Nguyên sang, Duyên trời tác hợp...
468K 23.4K 104
Tên gốc: 欲言难止 Tác giả: Mạch Hương Kê Ni Nguyên tác: Trường Bội Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: ABO, gương vỡ lại lành, yêu thầm được đáp lại...
74.5K 3.5K 56
Tên gốc: 囚于永夜 Tác giả: Mạch Hương Kê Ni Nguyên tác: Trường Bội Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: gương vỡ lại lành, ABO, máu chó Tình trạng bản...
572K 28.8K 136
Tên gốc: 偷风不偷月 Tác giả: Bắc Nam Nguyên tác: Tấn Giang Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: hiện đại, HE, 1v1, xuyên không Tình trạng bản gốc: Toàn...