Đôi mắt khóc(gào)

By PCnLs8

4.1K 23 4

More

Đôi mắt khóc(gào)

4.1K 23 4
By PCnLs8

Một buổi chiều hoang mang, đôi mắt em cô độc

Nắng tàn buông nhẹ nhàng, đôi mắt em bật khóc!

Phần 1

"Em chỉ muốn nói cho anh biết rõ một điều, anh yêu, tình yêu chưa bao giờ đi ra từ lời nói."

Đó là điều cuối cùng tôi nói với anh ấy, trước khi chúng tôi chia tay. Tôi 20 tuổi, nhưng khi đến với anh tôi đã trải qua 1 lần kết hôn rồi. Khi quen tôi, anh ko hề biết điều ấy, đến bây giờ ngay cả khi chia tay và mãi mãi sau này cũng vậy. Anh sẽ chẳng thể biết được đâu.

Tôi ko hy vọng gì sự tha thứ ở anh, bởi tôi ngoại tình và anh trừng phạt tôi là điều tất nhiên phải vậy. Bản chất tôi ko tôi, những đứa con gái như tôi, chưa bao giờ từng tốt với người đàn ông của mình.

Tựa hồ như quá khứ đã định hình tôi là một người ko bao giờ có thể sống sót trong những điều tốt đẹp.

Tôi quen anh và quả thực là tôi đã yêu anh, tình yêu đầu tiên và có lẽ cuối cùng của tôi. Hẳn là cuối cùng rồi khi tôi đặt một dấu chấm lặng lẽ kết thúc đời mình tại đây.

Con sông xa xôi cuốn thân hình tôi đến miền phẳng lặng, quá khứ tối tăm phủ lên mắt tôi hai hàng mi nhắm....

Yêu anh, yêu trong mắt em hằng đêm

Nhớ anh, nỗi đau em, dịu êm....

............................

I. Vào trại trẻ mồ côi

Người đưa tôi đi trên dòng sông vắng

Cô độc trong nắng, tôi mồ côi trong miền đắng giữa đời

Năm tôi lên 10 tuổi, người ta đưa tôi vào trại trẻ mồ côi, bởi vì những người họ hàng còn sống không một ai "đủ điều kiện" để nuôi tôi. Tôi - khi đó, biết rõ những lời nói đó là lời nói dối. Họ có điều kiện thừa đủ nhưng lại chẳng đủ tình thương để "chứa chấp" một đứa cháu côi cút. Sau khi bố mẹ tôi mất đi vì tai nạn, mọi thứ hào nhoáng xung quanh tôi đột nhiên tan biến như thế, tan biến như thể cuộc sống hạnh phúc chưa từng tồn tại trong mắt tôi.

Tôi sống như mọi đứa trẻ trong trại trẻ côi cút này, đứa còn cha mẹ nhưng chẳng thể nuôi, đứa bị vứt đi khi còn quá nhỏ, đứa có người thân, đứa đã mất tất người nhà. Tôi sống như chúng, ko vô tư lớn mà vô tư phòng bị với thế giới mà tất cả chúng tôi cho rằng đầy cạm bẫy. Ngay từ khi ấy, tôi đã học được từ môi trường này, những mặc cảm về bản thân côi cút của mình.

Sống cùng với tôi 1 nhà ở trại trẻ, có một chị hơn tôi 5 tuổi, chị ấy ko xinh, nhưng rất cao. Ngày đó, khi tôi 13 tuổi, chị ấy đã 18, có đôi chân thật dài.

Khi 18 tuổi, những đứa trẻ trong trại sẽ phải tự kiếm sống và ra ở ngoài. Chị Nguyên - tên của chị, đã đi như thế, tôi ko có nhiều ấn tượng về sự ra đi của chị. Chỉ biết theo các cô các mẹ kể lại, chị khi ấy đi làm người mẫu.

Cũng phải thôi, chị cao quá mà, tuy mặt ko xinh, nhưng cũng ko bị coi là xấu, trang điểm lên hẳn nhìn cũng rất khá.

Đợt tôi 15 tuổi, chị về lại trại trẻ chúng tôi, đi cùng với một vài người bạn, tặng tiền và quà cho đám trẻ và góp tiền xây dựng lại nơi này. Tôi cũng nói chuyện với chị một chút. Thật ngưỡng mộ! Chị đã sang Hà Lan, và làm người mẫu ở đó, chị kể với tôi rằng, chị là một phụ nữ châu Á hiếm hoi làm nghề này ở một nước phương Tây, vì thế ở nơi ấy chị rất được vị nể và ngưỡng mộ, chị làm nghề với cái nghệ danh là Veronica Nguyên.

15 tuổi, tôi cao 1m68, tôi ước ao sau này ra khỏi trại trẻ cũng sẽ được đi làm người mẫu như... Veronica Nguyên. Sang một đất nước xa xôi để rồi nổi tiếng, ở nơi đó, sẽ chẳng có ai biết về quá khứ côi cút của tôi, tôi sẽ ko phải mặc cảm mà lại được ngưỡng mộ.

Chiều hôm sau ngày chị Nguyên về trại, chị lại quay lại cũng một vài người bạn "Tây" khác ngày hôm qua.

Và chính cái buổi chiều định mệnh ấy, tôi đã mất đi thứ quý giá nhất đời mình.

Một giọt sương rơi trên đôi mắt tôi. Ngoài cửa sổ mùa thu trút lá, và cuộc đời tôi cũng trút xuống trên tấm ga giường chật chội.

Một mảng tối đổ ập xuống cuộc đời tôi.

Vậy là hết rồi.

Tôi ko ý thức được rằng mình đã bị cưỡng bức, tôi cũng ko hiểu hết được trinh tiết mình đáng giá bao nhiêu tiền??? Tôi đã phòng ngự, chống cự, nhưng cũng ko tránh khỏi bị tổn thương sâu sắc, phải ko?

Chị ấy đã giới thiệu tôi với cái người đã cưỡng bức tôi một cách rất dễ dàng, chúng tôi vào nhà và trò chuyện, rồi anh ta bắt đầu làm tôi đau đớn rất đơn giản.

Tôi đau và tôi khóc, các mẹ ở trại trẻ ko hề biết điều này. Bà chị Veronica Nguyên - làm nghề người mẫu ở Hà Lan, bước vào, tươi cười xởi lởi.

Tôi ko thể ngờ chị có thể làm điều đó với tôi. Cuộc sống bên ngoài bức tường này đã làm chị ấy thay đổi nhiều đến thế...nhiều đến thế sao.

Tôi im lặng!

....................................

II. Veronica

Bản chất ko thay đổi, gạt lừa và gian dối

Điếm dẫn thân, điếm ko vị tình thân

Ba năm chờ đợi ngày 18 tuổi để ra khỏi trại trẻ tôi đã sống như một con chó, trong mọi sự chỉ đạo ngu ngốc của Veronica. Con điếm tên Nguyên sính ngoại đó!

Tại sao người ta có thể vào trại trẻ mồ côi làm từ thiện bằng cách hãm hiếp một đứa trẻ?

Mãi về sau này, khi lớn lên và trải nghiệm cuộc đời, tôi mới nhận ra điều ấy.

Nguyên, chị ta thực ra ko sang Hà Lan làm người mẫu. Sau khi, ra khỏi làng trẻ, quả thật chị ta có tham gia một vài CLB người mẫu, tập thói quen say khướt trong các club để được cacs đại gia chú ý như đám người mẫu hư hỏng hay làm. Chị ta cặp bồ với một anh chàng người Hà Lan sau nhiều lần ngủ nghỉ, theo anh ta sang đất nước này. Đến đó, chị ta bị bỏ rơi, và tham gia vào nghành công nghiệp xác thịt ở nơi ấy.

Chị ta nói đúng, gái châu Á thi thoảng được ưa chuộng như một món hàng hiếm đối với người châu âu. Cái câu mà chị ta nói "nghề người mẫu" ở nước ngoài tôn vinh chị ta, quả là ko có sai, chỉ sai ở cái tên nghề, nghề điếm.

Chị ta trở về nước như Việt Kiều giàu có, và quay lại thăm chúng tôi một cách "giả tình". Bắt gặp tôi, ngay lập tức chị ta nghĩ đến việc " bán trinh" tôi cho "những người bạn ngoại quốc của mình.

TRinh tiết của tôi được bán với giá bao nhiêu, chỉ mình chị ta mới rõ. Còn đến bây giờ, tôi vẫn chưa hề sáng tỏ.

III. Bị bắt

Mắt em đã nhắm, hãy bắt em đi...

Sau cái buổi chiều tăm tối và định mệnh nọ, tôi thường xuyên bị Veronica lôi đi vào những buổi chiều tan học. Chị ta quyên góp cũng kha khá cho làng trẻ, các mẹ ở đây đều nghĩ chị ta thành đạt và rất tốt với chúng tôi, lại thấy chị ta rất "chiều" tôi nên các mẹ luôn cho tôi đi mỗi lần chị ta xin phép.

Tôi im lặng như một người câm. Những đứa trẻ mồ côi thường cô lập và luôn gói mình. Tôi ko hiếu động và bản chất đã rất thầm lặng. Tôi như một người trầm cảm lọt thỏm giữa mọi ngóc ngách đời cô quạnh!

Vậy nên...

Mảy may chẳng ai biết một điều gì, ko ai hiểu nổi những buổi chiều vô cảm chị ta đưa tôi đi vào những nơi cứa lòng tôi đau đớn.

- Phải chiều người ta nhé cưng!

Lần nào cũng là câu nói như thế, mỗi khi chị ta quẳng lại tôi ở khách sạn nào đó trong vòng vài tiếng.

Thỉnh thoảng, chị ta dúi cho tôi một ít tiền.

Tôi chẳng có cảm giác gì cả, dần dần thậm chí còn ko thể buồn đau. Chưa một lần tôi khóc sau khi làm những điều kinh tởm đó.

Tôi ko ngờ năm tôi 17 tuổi, tôi đã thoát li đi khỏi trại trẻ này sớm vậy. Thoát ly để đi đến một nơi còn tăm tối hơn.

Tôi nôn oẹ dài ngày và Bảo Anh, một đứa ở cùng nhà với tôi ở trại trẻ, kém tôi 2 tuổi, lại rất ghét tôi nữa, phát hiện ra.

Nó rất lanh!

Tuy là trẻ mồ côi như tất cả chúng tôi ở đây. Nhưng nó ma mãnh chẳng kém gì Veronica. Nó vào đây khi 6 tuổi, nhưng hồi lớp 5 nó đã biết chơi trò "đá lưỡi" với những thằng con trai cùng trại. Lên lớp 8, nó nói oang oang với đám con gái trong trại về những vấn đề quan hệ này nọ. Lớp 10, nó coi tình dục là điều đương nhiên khi gặp gỡ một thằng đàn ông lạ mặt.

Và thật dễ dàng khi nó nhận ra rằng tôi đang mang thai.

Bảo Anh doạ sẽ nói điều đó cho tất cả mọi người làm tôi nhục nhã.

Đêm hôm đó, cả đêm tôi ko ngủ được, sợ hãi với những điều mà Bảo Anh vẽ ra trước mắt tôi.

Tôi lén lút lẻn dậy và trốn ra khỏi trại.

Điều đầu tiên tôi làm là gọi cho Veronica.

Khi đó là 3h sáng.

Một giọng đàn ông xa xả vào điện thoại thứ ngôn ngữ nước ngoài mà tôi ko thể hiểu.

Tôi đứng giữa trời mưa gió, ko biết đi đâu về đâu. Nước mắt ngập ngụa và lòng như sắt lại.

Tôi bất lực hoàn toàn.

Mồ côi!

Bị những người cùng cảnh ngộ bán đứng hết lần này đến lần khác!

Sao cuộc đời tôi đắng chát thế này?

Phần 2 
IV. Bệnh viện tâm thần 1
 
Vào một buổi sáng mùa đông, chính xác là ngày 12/12/2002. Chỗ tôi đón một bệnh nhân mới. Một nữ bệnh nhân. Nghe đâu cô ta được tìm thấy dưới gầm cầu, vào một đêm trời mưa gió. Khoảng chừng 17, 18 tuổi. Có lẽ vì trải qua trận mưa bão lạnh buốt đó, nên khi nhập viện trong tình trạng bất tỉnh, may mắn được một người đi đường phát hiện. Cô ta gần như kiệt sức. Sau đó, các bác sĩ ở nơi cô ta vào cấp cứu, phát hiện ra cô ta đang mang thai, nhưng dù đã cố gắng hết sức, những vị bác sĩ này cũng chỉ có thể cứu được mẹ, chứ ko thể giữ lại đứa con 3 tháng, đã chết lưu trong bụng mẹ vào đêm mưa gió đó. 
Khi tỉnh dậy, cô ta ko hề nói một câu nào, ngay cả khi các bác sĩ rụt rè thông báo cho cô ta về cái chết của đứa con mình, cô ta cũng ko hề phản ứng. Với tình trạng sức khoẻ ổn định, nhưng những biểu hiện cho thấy dấu hiệu của bệnh về thần kinh, nên cô ta được chuyển đến bệnh viện chúng tôi. 
Lại một bệnh nhân nữa như bao bệnh nhân tâm thần khác, ko rõ xuất thân và gốc gác đã trôi dạt đến bệnh viện này. Chỉ khác một điều là cô ta còn quá trẻ, trên vầng trán cao và đôi mắt to buồn rầu ấy, ko hề xuất hiện một dấu vết già nua tuổi tác. 
Cô ta thật khác, đầy rẫy đau đớn nhưng ko chút héo hon. 
Thật tình, mới ra trường được 1 năm, đối với tôi việc vào bệnh viện này làm thực có quá nhiều thú vị. Cha tôi là giám đốc một bệnh viện tư nhân có tiếng ở thành phố, việc làm của ông được cập nhật hàng ngày trên những tờ báo số 1 về sức khoẻ ở Việt Nam, những lời khuyên và những cuộc phỏng vấn trên báo đài về vị giáo sư nổi tiếng của nghành giải phẫu thẩm mỹ - là cha tôi, luôn được dư luận chú ý. Việc tôi - con trai duy nhất của ông, sau khi ra trường lại làm một bác sĩ quèn ở một bệnh viện tâm thần, vào một vị trí mà chẳng ai muốn có, là điều sững sờ với báo giới và nhiều người. 
Khi tôi bước ra khỏi sân bay, đặt chân về nước, với tấm bằng thạc sĩ y khoa, người ta kỳ vọng vào tôi nhiều hơn thế. 
Báo chí có vài giả thuyết đặt ra, rằng đây là một con bài chính trị, khi cha tôi đang có ý định tham gia bầu cử vào quốc hội khoá V. Việc tôi vào làm ở một bệnh viện quèn, dành cho những người vô gia cư, đa số là bệnh nhân tâm thần, là để lấy lòng người khác, để thiên hạ nhìn vào thêm kính nể cha tôi. 
Nhưng thực ra họ đều lầm cả. 
Cha tôi cực lực phản đối việc tôi nhận vị trí hiện tại này. Mặc dù để giữ danh dự với người ngoài, ông vẫn thường xuyên ca ngợi việc hy sinh tấm bằng thạc sĩ ở Mỹ để làm việc ở những nơi "bình dân" này của tôi. 
Cha con tôi từ nhau đã được 1 năm rưỡi, đây hoàn toàn là việc tôi ko muốn, nhưng ông vẫn kiên quyết muốn tôi thay đổi con đường mà mình đã chọn. 
8 năm sống ở nước ngoài, những năm tháng xa gia đình và trải qua thời trung học mệt mỏi với sự kỳ thị của bạn bè ở nơi xứ người, đi kèm với biết bao kỳ vọng của gia tộc vào tôi. 
Đã có những lúc tôi đứng trước sự lựa chọn cuộc đời, khi một bên là gia đình và một bên là con đường đi ko rõ ràng nhưng của riêng tôi mà tôi chưa hình dung nổi. Đi theo ngành y, nối nghiệp cha, hay là dừng lại để quay về nước? 
Tôi đã từng căm ghét cái nghề nghiệp mà cha tôi định hướng cho tôi. Nhưng rồi, những lần dấn thân đã làm tôi thêm yêu nó, lựa chọn và đi theo nó. Tôi đã đi thực tập theo đoàn sinh viên đại học Y khoa tại Mỹ, đến những nơi tăm tối nhất ở cái đất nước tự do này. 
Từ đó, tôi hiểu ra lý tưởng sống của mình, giúp đỡ những người khó khăn về mặt tinh thần, để họ vượt qua bệnh tật. 
Đó chính là lý do, tôi làm việc tại đây. 
Và đó cũng chính là lý do, tôi ko thể về làm việc tại bệnh viện của cha tôi được. Một bệnh viện với chi phí của mỗi bệnh nhân phải trả cao ngất ngưởng, tất cả được tính dưới hình thức dịch vụ, hẳn sẽ ko đón nhận những bệnh nhân tâm thần vô gia cư, vì kinh tế,, về chế độ tài chính của bệnh viện ko cho phép làm điều đó. 
Đã có quá nhiều bác sĩ giỏi ở bệnh viện của cha tôi. Còn ở đây, nơi này, nơi tôi đang đứng, họ cần tôi hơn cha tôi. 
Những bệnh nhân ở bệnh viện mà tôi làm việc, đa phần tôi ko rõ hoàn cảnh của họ. Như tôi đã nói ở trên, họ đều là những người ko rõ gốc gác, họ ngơ ngác và lang thang, trí não ko hoạt động bình thường, một số thường xuyên lên cơn co giật, số còn lại luôn nói và có những hành động kỳ quoặc ko ai hiểu nổi. 
Cuộc sống của các y bác sĩ ở bệnh viện này khá khó khăn, khó khăn như công việc mà họ đang làm vậy. 
Trung bình một y tá phải chăm sóc gần chục bệnh nhân, từ những người già mất trí, những bệnh nhân bị "điên" cho đến những đứa trẻ bị thiểu năng trí tuệ nên cha mẹ vứ bỏ. 
Thật cực chẳng đã. 
Quay trở lại với cô gái là bệnh nhân mới đến. 
Thời gian đầu cô ta khá trầm lặng. 
Tôi và các bác sĩ khác có những chuẩn đoán ban đầu rằng cô ta có thể vừa trải qua một cú shock lớn, nên hiện đang trong trạng thái mất trí tạm thời. 
Chúng tôi để cô ta ở một phòng cách ly. Mặc dù, ở bệnh viện này khá thiếu phòng bệnh. Nhưng đây là một điều bắt buộc, vì chưa hiểu rõ đặc tính của bệnh, biết đâu cô ta bị tự kỷ và có thể phát điên bất cứ lúc nào, bằng cách cào cấu, cắn xé những bệnh nhân khác chẳng hạn. 
Theo dõi gần 1 tháng liền, cô ta ko hề có biểu hiện nổi loạn. 
Mà trái lại lại trầm tĩnh đến khác thường. 
Mùa đông Hà nỘI, nơi chúng tôi đang sống, ko quá lạnh lẽo như những ngày xa xứ tôi ở, ko có tuyết rơi nhưng ở đây, gió cũng đủ làm cái lạnh lan toả đến run môi. 
Vậy mà, cô gái này, chỉ mặc một cái áo duy nhất của bệnh nhân, là áo sơ mi mỏng, chúng tôi khoác lên người cô ta thứ gì, cô ta cũng đều bỏ ra. 

V. Bệnh viện tâm thần 2: 

Tôi bị mất trí trong một thời gian dài, sau cái đêm mưa gió thì tôi đã mất đi đứa con ko rõ cha nó là ai đó. 
Mọi việc xảy ra trong thời gian ấy, tôi ko hề nhớ. Đó là sau này, tôi nghe vị bác sĩ điều trị cho tôi kể lại. 
Có chút đau đớn khi nghe lại những điều này. 
Lúc tôi có ý thức trở lại, trời đang chuẩn bị sang xuân. Sắp tết, nhưng ko khí ở trại tâm thần cũng ko có gì khác những ngày lạnh bình thường. 
Tôi mơ hồ nhận ra mình đang ở trong một căn phòng trống ko người. 
Tôi vô cảm với những mảnh tường xung quanh tôi. 
Điều đầu tiên tôi phản ứng là đòi y tá đưa cho tôi một tờ giấy và cái bút. 
Hằng ngày, tôi viết, tôi vết rất nhiều trong vô thức. 
Tôi cũng ko còn nhớ những ý niệm gì đã khiến tôi viết ra những điều ấy. Và đến bây giờ cũng ko thể nhớ lúc ấy mình viết gì. 
Chỉ khi các bác sĩ đưa tôi những tờ giấy mà tôi viết, tuy còn ngỡ ngàng nhưng tôi cũng bớt chút ngạc nhiên đi, khi bắt gặp nét chữ của mình đều đặn. 
Có lẽ thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời tôi, là khi tôi ở trong trại tâm thần, ko còn nhớ gì cả, đồng nghĩa với việc ko nhìn thấy những gã đàn ông Tây lông lá, đè ngửa tôi ra như một tín đồ của chúng. Cũng ko phải nhìn thấy sự hăm doạ của Bảo Anh, Đồng thời càng ko phải nghe thấy giọng cười giả tạo của Veronica. Không còn cả những ngày ngơ ngác năm 10 tuổi, khi bị các cô các bác đẩy vào trại trẻ mồ côi. Không còn sự hằn học của bản thân thiếu thốn, tai nạn của cha mẹ trôi qua mắt tôi mệt mỏi, cũng ko còn. 
Nói chung thời gian ở đó, tôi ko còn có quá khứ buồn đau... 
Những ngày về sau, cũng rất nhiều kỷ niệm. 
Đó là những tháng năm. Hạnh phúc ngắn ngủi vô cùng. 

VI. Những dòng chữ đầu tiên: 

Vào một ngày đầu xuân, cô gái nhập viện vào mùa đông kia bỗng nhiên nói những câu đầu tiên. Y tá vội vàng chạy đến chỗ tôi thông báo. 
- Cô ta nói gì? 
- "Cho tôi giấy và bút", mặt ko biểu cảm, và mắt ko nhìn. 
Và chúng tôi đáp ứng những gì cô ta nói. 
Tôi nói y tá chỉ chuẩn bị một chiếc bút chì mềm, chứ ko lấy bút bi. Những bệnh nhân tự kỷ thì luôn có xu hướng làm đau mình và làm đau người khác, những bệnh nhân trầm cảm lại rất dễ tự sát bất cứ lúc nào. Phải đề phòng. 
Và những ngày sau đó, cô ta đều viết. 
Rất đều đặn. 
Điều ngạc nhiên là, những gì cô ta viết, đều dường như đang miêu tả về tôi. Về cái phần chìm nội tâm mà chỉ mình tôi mới hiểu được thôi. Tôi ngỡ ngàng. 
Ví dụ như vào một buổi sáng cô ta viết: "Tôi thích mùa đông hơn mùa xuân. Nàng mạnh mẽ còn mùa xuân ẩm ướt và nhão nhoét. Tôi ghét những ngày tết. Yêu chăn ấm. Ko thích tuyết. Mùa đông, thích, nhưng ko được có tuyết. Thế mới vui!" 
Thật giống những gì tôi nghĩ quá đỗi, tôi thích mùa đông và cực ghét mùa xuân, vì với tôi mùa đông có cái gì đó như một người đàn ông mạnh mẽ, tôi muốn mình mạnh mẽ. Vào mùa đông, cảm giác nằm trong chăn ấm với tôi là niềm đam mê bất tận, hơn cả đàn bà, chăn ấm làm cho tôi thích hơn cả. Mặc dù thích mùa đông, nhưng những ngày Cali tuyết rơi đều làm tôi khó chịu, tôi thích một mùa đông không tuyết, như Hà Nội mà thôi. Trong suy nghĩ của tôi, mùa xuân thì quá ư bi luỵ. Tôi ghét tết, ồn ào quá đỗi. 
Nếu chỉ là một lần trùng hợp những dòng nghĩ thôi, thì tôi sẽ ko coi đó là điều lạ lẫm, nhưng rất nhiều dòng viết sau này đều rất giống với tôi, lại như cô ta viết thế này: "Khăn len rất khó chịu!" vào đúng cái ngày tôi phàn nàn rất nhiều với mọi người rằng, trời lạnh quá, nên tôi mới phải quàng khăn len, chứ tôi ghét cái chất liệu len dạ, luôn ngứa ngáy và khó chịu. 
Tôi bắt đầu cảm thấy băn khoăn lạ lùng, nếu tôi nói điều này ra, nếu cha tôi biết, hẳn ông sẽ phát rồ lên và nói rằng, tôi sống với bọn điên nên càng ngày càng trở nên điên loạn. 
Bất giác, khi đó, tôi ngờ ngợ về một vấn đề tâm linh. 
Như người ta nói là " thần giao cách cảm" chăng? 
Một nỗi sợ hãi đã bắt đầu nảy nở trong tôi - một điềm báo về người con gái có đôi mắt rũ buồn, va những dòng chữ chảy theo đời tôi, đầy linh tính ấy! 

Phần 3

VII. Trung thu:

Trung thu năm đó, ở trại tâm thần, bão rất to. Cơn bão tràn về một cách đột ngột, những nhân viêc, bác sĩ, y tá cho đến bảo vệ ở đây đều rất hoảng hốt. Họ vội vã đưa bệnh nhân về các phòng bệnh vào lúc 4h chiều - sớm hơn mọi ngày.

Một số người bị kích động khi nhìn thấy mưa gió và cây đổ, gào rú ầm ĩ, được tiêm thuốc an thần để trấn tĩnh, họ ngủ.

Khoảng 5h, trời mưa như trút, gió giật từng cơn, cây đổ nhiều hơn, và trời thì đen kịt.

Tôi trống trải trong căn phòng bệnh cách ly một mình, nhìn ra cửa sổ, trời mưa nhiều. Tôi thấy mình chợt nhớ ra một cái gì đó, rất rõ ràng. Tôi gác cây bút đang cầm trên tay, đặt xuống bàn, bước ra, đứng gần cửa sổ.

Một chị y tá vội vã chạy qua, bỗng nhìn thấy tôi, chị ngạc nhiên dừng lại, cười rất hiền.

- Nào, đứng vào trong kia đi không nước hắt vào người sẽ ốm.

Tôi nhìn chị và nhắc lại y hệt câu nói đó. Tôi nhớ là tôi đã nhắc lại như vậy, y như vậy.

Chị cười, có lẽ chị đã quá quen rồi, cái kiểu nhại lại của những bệnh nhân ở trại, khi bác sĩ và y tá nói điều gì đó với họ…Có một vài tiếng gọi ý ới, chị quay lại cửa sổ, cười với tôi rất hiền, rồi chị nói:

- Chúc mừng trung thu nhé, em nghe lời chị đứng dịch vào trong đi, đêm nay, chắc ko có trăng rồi, chỉ toàn mưa bão thôi.

Từ “trung thu” chạy qua não tôi như một luồng điện xẹt, đốt cháy tâm gan và xuyên thấu vào óc tôi đau buốt. Trung thu năm tôi 10 tuổi, cũng chính là ngày bố mẹ tôi bị

tai nạn qua đời. Mọi ký ức tràn về dồn dập như từng nhát búa thép.

Đầu tôi như nổ tung khi phải nhớ lại tất cả quãng thời gian đã qua ấy.

Hôm đó cũng chính là ngày tôi nhận thức được mình sau hơn nửa năm mất trí ở trại tâm thần.

Chính thời điểm ấy, tôi biết, tôi đã biết, mình là ai.

Một lúc sau, toàn bộ căn phòng xung quanh tôi ko còn ánh điện, tất cả chỉ là một màn đêm đen kịt, tối xì.

Đường dây điện bị đứt, cột điện bị đổ.

Tình trạng đó diễn ra thật tồi tệ, những tiếng la hét vang vọng đến tận gian phòng cô quạnh quanh tôi.

Màn đêm đã đến và lấy đi nhiều thứ, không chỉ lấy đi của tôi những tháng ngày vô thức mà còn lấy đi mạng sống của một số người nơi đây.

Chị y tá chạy qua phòng tôi lúc đó, đã bị cột điện đổ vào người và mất mạng, chị chạy ra để cứu một bệnh nhân đang hoảng loạn trong mưa.

Nhiều ngày sau, người ta vẫn nhắc mãi về câu chuyện này, với rất nhiều nước mắt, sự xót thương và lòng kính trọng.

Bản thân tôi, một bệnh nhân đã hồi tỉnh. Nhưng tôi lặng thinh với mọi thứ xung quanh mình. Tôi ước gì mình lại được vô tri như ngày xưa đấy. Một tuần sau, tôi ko hề ăn uống, và một tháng tiếp theo, ko đụng chạm gì đến cây bút và tờ giấy mà người ta mang đến cho tôi.

VIII. Tự truyện người điên 1:

Trung thu năm ấy thật là một ngày kinh hoàng. Có lẽ cuộc đời tôi sẽ ko bao giờ quên cái ngày hôm đó. Ngày đã cướp đi những đồng nghiệp gắn bó với tôi hơn một năm trời làm việc tại đây. Tất cả chúng tôi đều khóc, nỗi buồn dăng bám lên mọi căn phòng nơi đây nhiều ngày. Các bệnh nhân dường như cũng hiểu được nỗi đau của chúng tôi, họ ko còn ồn ào như ngày thường nữa. Không khí trở nên trầm mặc hơn.

Dù gì thì cũng đã có những con người ra đi, dù chẳng ai muốn mọi điều xảy ra như thế. Khi bạn trải qua một vài nỗi đau, những nỗi đau đến mà lòng bạn chưa hề chuẩn bị, sự sợ hãi sẽ xâm lấn bạn, nó lún sâu vào tận đáy sâu xương tuỷ, làm bạn đau đớn vô cùng.

Hơn nữa, tôi chưa từng trải qua mất mát nào, nên việc mất đi những người bạn này, càng làm tôi như đứa trẻ lần đầu tiên biết thế nào là một vết xước sâu, chỉ biết gào khóc thật lâu mà ko sao tự mình cầm máu.

Nhưng dù như thế nào đi chăng nữa, người ta vẫn phải sống có phải ko, chàng trai yếu đuối? Tôi đã từng tự nhìn vào gương và cười, rồi nói với mình như vậy.

Tôi ngồi vào phòng làm việc, theo thói quen, tôi hỏi những cộng sự của mình, về những tờ giấy của nữ bệnh nhân trẻ tuổi kia, người có mối liên hệ "tâm linh" với tôi - có lẽ!

Nhưng nhiều ngày trôi qua, cô ấy ko hề mảy may cầm bút, thậm chí phải cố gắng lắm, các y tá mới có thể cho cô ấy ăn và uống một chút thuốc định kỳ.

Điều này làm tôi vô cùng lo lắng, thực sự chúng tôi chưa tìm ra căn nguyên của bệnh mà cô ấy mắc phải, nó là một dạng bệnh tâm thần, một chứng tự kỷ? mộ dạng trầm cảm?

Sau đó một tháng, cô ấy bắt đầu viết lại, nhưng vẫn ko nói gì, vấn đến là cô ấy ko viết từng câu đơn lẻ như trước, mà viết một cách có ý thức hơn, viết nhiều, như là viết văn vậy.

Tôi vào phòng bệnh thăm cô ấy mấy lần và cố gắng bắt chuyện khi cô ấy đang viết, nhưng mọi việc ko mấy khả quan, cô ấy ko màng và cũng chẳng thiết tha gì với sự xuất hiện của tôi, vẫn cứ liên tục làm cái công việc của mình, ko quan tâm đến bất kỳ ai cả.

Tôi và các bác sĩ khác quyết định, gom những tờ giấy cô ấy viết hàng ngày, sắp xếp theo thứ tự thời gian, ngày này nối tiếp ngày kia. Bên cạnh đó, ngoài việc ăn uống, chúng tôi ngừng việc cho cô ấy sự dụng các loại thuốc bổ trợ thần kinh. Mọi người thay phiên nhau, canh chừng và thu lại từng hành động của bệnh nhân kỳ lạ này.

Hai tháng tiếp theo trôi qua, những gì chúng tôi có là một người con gái "viết", cùng tập bản thảo tiểu thuyết dài gần 300 trang.

Ở trang thứ 300, có một dòng chữ: "Liệu đã kết thúc chưa? - "Tự truyện người điên." - Người điên kể chuyện. "

IX. Tự truyện người điên 2:

Nhiều ngày qua đi lặng lẽ, tôi ngồi im lìm để cảm nhận gió lọt qua khe cửa, quấn vào thân thể qua làn áo mong manh. Tôi ko sợ hãi, tôi ko cảm giác, tôi có ý thức, tôi có nhận thức, tôi có quá khứ, nhưng tôi ko muốn nhấc mình dậy.

Nếu cứ ngồi im, rồi tôi sẽ chết đi?

Liệu đứng dậy, tôi có khả năng làm mình sống tiếp?

Người ta vẫn cứ đem giấy và bút đến cho tôi hàng ngày, nhưng tôi ko đụng đến.

Tôi nhận ra sự xuất hiện của các bác sĩ và y tá quan sát tôi qua song sắt cửa sổ.

Một ngày, tôi nhận ra tôi phải làm một điều gì đó, những dòng chữ nhảy nhót quanh đầu tôi, như một trò nghịch gió, chúng đến và đi ào ạt, ào ạt, làm tôi ngạt thở.

Tôi quyết định cầm lại bút, và vứt hết chúng ra. Trước đây, khi còn ở trại trẻ mồ côi, lúc tôi đi học, tôi hoàn toàn rất mờ nhạt, môn văn cũng làng nhàng, ko hề có một năng khiếu nào nổi bật cả. Khi tôi lớn lên, đi theo Veronica, hiến thân xác đàn bà, tôi cũng chỉ nghĩ, cái duy nhất tôi có, là một đôi chân thật dài, cái eo tật nhỏ...Thế thôi! Và tôi, chính tôi cũng chưa từng nghĩ là tôi sẽ viết lên một tác phẩm văn học nào ra hồn, dù chỉ trong ý nghĩ, cũng chưa từng chạm tới suy nghĩ này.

Thế mà, ở đây, trong không gian tù túng đầy hạnh phúc những ngày tháng vô tri.

Tôi đã!

Tôi đã!

Tôi đã viết như là đang vứt chữ, những câu chuyện trong sự tưởng tượng của tôi, về thế giới bên ngoài song sắt cửa phòng tôi, những câu chuyện mà tôi chưa từng nghe, cũng chưa thể nhìn, chỉ là trong tưởng tượng. Khi viết câu chuyện đó, tôi ko ngờ rằng nó đã trở thành bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời tôi sau này, và thay đổi toàn bộ tương lai tôi. Một trang giấy mới, viết một cuộc đời mới, về tôi, rất khác.

Nhân vật chính trong truỵên của tôi là một bóng ma, một đứa trẻ khi chưa kịp sinh ra đã chẳng may phải chết, một đứa bé gái trần truồng, trở thành bóng ma trong bệnh viện tâm thần, nó cứ lướt đi lướt đi qua từng ô cửa và lặng lẽ kể lại câu chuyện thường ngày diễn ra ở nơi đây.

Tôi nghĩ rằng, khi viết những điều đó, khi dựng lên những nhân vật ấy, tôi đang nghĩ tới đứa con của mình, đứa con đã mất của tôi, từ ngày ý thức trở lại, những ý niệm về đứa con luôn làm tôi đau xót. Và cũng ko hiểu sao, tôi luôn nghĩ, chắc hẳn nó là một bé gái... rất xinh.

Tôi viết xong câu chuyện của mình vào một ngày đầu tháng 12 rất lạnh. Khi đã sang tới trang giấy thứ 300. Tôi lặng lẽ viết lại một dòng nhắn, và đặt một dấu chấm lặng lẽ cuối cùng, với cái tên "Tự truyện người điên!".

Tôi đứng dậy, ngày mai, tôi sẽ mở cánh cửa này, và bước ra ngoài, hoà vào đây, dòng người điên đua nhau cuồng loạn. Họ điên. Nhưng họ tỉnh. Như tôi điên. Nhưng tôi tỉnh. Hơn rất nhiều người. Trại tâm thần. Vực dậy nỗi lòng tôi.

Phần 4 
10. Xuất bản: 
Tôi được biết rằng các bé gái thường rất thích chơi búp bê. Khi tôi còn nhỏ, bọn con trai còn niềm đam mê súng ống, còn con gái thích mân mê búp bê với rất nhiều kiểu áo xống cầu kỳ. Hồi đó, tôi nghĩ, bọn con gái quả thật rất vô vị, khi chúng cảm thấy thích thú với việc làm mẹ của những thứ đồ chơi bằng nhựa, cho búp bê ăn, cho búp bê ngủ, mặc quần áo cho búp bê...v.v 
Tôi có một đứa cháu gái, nó mới đi học mẫu giáo lớn thôi, rất xinh xắn, nó là con của ông anh họ tôi. Mỗi lần tôi đến chơi với nó, hỏi nó thích gì, nó đều nói nó thích búp bê, cho dù đám búp bê của nó đã quá nhiều rồi. 
Cô gái và cuốn tiểu thuyết, cô ta như búp bê. Một con người với sự hiện diện bất ngờ, mang đến không khí vô tri trải dài căn phòng nhỏ. 
Có đó những tiếng thở bước đi, những sinh hoạt thương ngày trôi đi lầm lũi lắm.
Có đấy, mắt nhắm, mắt mở, nhưng đôi mắt ấy thờ ơ, như búp bê vậy, vô hồn. 
Tôi ko phải là một đứa bé gái, thích ôm ấp món đồ chơi của mình. Nhưng ở đây, tôi lại có một bệnh nhân, có cuộc sống búp bê mà tôi ko thể ko chăm sóc. 
Tập truyện dài 300 trang của cô ấy, được tất cả chúng tôi, những bác sĩ y tá ở đây truyền tay nhau để đọc trong nhiều ngày. 
Nó thực sự rất cuốn hút. 
Hẳn là, người viết ra câu chuyện này, con búp bê ngồi trong căn phòng trống mênh mông kia, ko thể là một người mất trí, chỉ là, cô ta đang gói mình lại, vo tròn tâm hồn như một gói giấy bỏ đi, ko cho chúng tôi chạm vào nó, dù là nhẹ nhất. 
Một đồng nghiệp của tôi, nói với giám đốc bệnh viện về ý tưởng xuất bản cuốn "tự truyện người điên". Mọi người đều rất muốn tác phẩm này của cô gái kia được nhiều người biết đến, để họ hiểu được cuộc sống trong trại chúng tôi như thế nào, một sự đồng cảm đối với những con người ko may nơi đây. 
Giám đốc bệnh viện tất nhiên là mảy may ko một lời từ chối, ông còn nói sẽ tìm một nhà xuất bản để gửi bản thảo đi. 
Nhưng... 
Ông cũng ko khỏi chần chừ với suy nghĩ, tác giả của cuốn sách này, có đồng ý phát tán nó đi hay ko? 
Một ngày nọ, các bác sĩ khác nói tôi nên nói chuyện với cô ta. vì tôi là người điều trị trực tiếp bệnh nhân này trong suốt nhiều tháng vừa qua. 
Tôi bước vào cái không gian ấy. Cô ta ko đứng dậy, cũng ko quay mặt nhìn, cuộc đối thoại đầu tiên diễn ra trong im lặng: 
- Tôi biết rằng cô ko mất trí. Tôi cũng ko hiểu cô đang nghĩ gì, nhưng tôi tin là cô có lý do để im lặng. Nhưng có nên im lặng nữa ko để phải làm một bệnh nhân như thế này? 
Tôi hỏi, ngừng lại một quãng chờ cô ấy trả lời, nhưng câu trả lời tôi nhận được, chỉ là một khoảng trống lạnh đến run người. Tôi đành nói tiếp: 
- Có lẽ bây giờ, chúng tôi sẽ dừng mọi phương pháp điều trị với cô, vì cô chẳng có bệnh gì cả. Chúng tôi ko biết cô là ai, cô từ đâu đến, nhưng câu chuyện của cô viết rất hay. Chúng tôi có thể, gửi một nhà xuất bản, để nó được nhiều người biết đến hơn? 
Cô ta ko nói gì, tiếp tục lại là ko nói gì.... 
- Nếu cô ko muốn nói, cô đồng ý, chỉ cần cô gật đầu thôi, được chứ? 

11. Đổi thay:

Như một làn gió lọt vào không khí một mình tôi, anh ta ngồi đó và anh nói, nói ít nhưng nhìn tôi thì nhiều.

Lúc đó, tôi ko viết, ko nghĩ, cũng chẳng làm gì, càng ko quay lại quan sát hay nói chuyện với anh ta.

Tôi mệt mỏi, người ta nói, cứ nói, tôi nghe, vẫn nghe. Nhưng chẳng ai, chẳng kẻ nào có thể bắt tôi phải nói thêm gì nữa.

Anh ta nói rằng muốn xuất bản nó, cuốn tự truyện ấy… Ừ… xuất bản, thì là như thế nào nhỉ? Tôi cũng ko biết, chỉ biết rằng rất khác.

Tôi ko nhìn, tôi ko thích nhìn đàn ông, tôi chưa bao giờ có nhận định đúng đắn về một con người thông qua ánh mắt mình.

Mắt tôi, ko tinh tường. Cảm nhận tôi, ko sáng rõ.

Tôi gật đầu, khi nghe tiếng bước chân anh ta đứng dậy.

Thật nhiệt tình quá – cái giọng nói này.

12. Nước mắt chảy dài, trên má người con trai:

Bạn có bao giờ có thói quen quan sát chưa? Đã bao giờ cảm thấy cái điều mà bạn quan sát thường xuyên, bạn nhìn thấy hàng ngày bằng một sự chú tâm cao độ, rồi… bạn sẽ gắn bó với nó, dù ít dù nhiều, sẽ gắn bó. Tôi chắc chắn!

Cuốn tự truyện của cô gái lạ phát hành tạo nên một làn sóng, khi cái nhìn về cuộc sống khắc hoạ qua con mắt trẻ thơ – nhân vật người kể chuyện trong cuốn tự truyện này, đã khiến rất nhiều người đọc cảm thấy shock. Trong cuốn sách được in ra, người ta có đề tên và địa chỉ của bệnh viện chúng tôi. Với một vài lời tâm sự cũng như cảm nhận của các bác sĩ điều trị cho cô ấy.

Bố tôi cầm cuốn tự truyện, ông cau mày, ném cho mẹ tôi một cái nhìn thép. Mẹ kể lại với tôi như vậy. Bố ko thích tôi xuất hiện với tư cách ca ngợi những kẻ điên khùng...

Luôn sống trong rất nhiều kìm kẹp, ngay cả khi nghĩ mình đã đủ dũng khí để bật tung ra, tôi vẫn ko khỏi suy nghĩ về sự khống chế và áp đặt của người cha đối với mình.

Ông luôn có ảnh hưởng đến tôi.

Bởi ngày bé, tôi đã quan sát ông quá nhiều, nghiễm nhiên, một thời gian dài của tuổi thơ, tôi muốn mình được như ông. Một cảm giác ngưỡng mộ dài, ko dứt.

Tôi lại lặp lại sự quan sát như nuốt chửng đối tượng này, với cô gái bệnh nhân lạ lùng của tôi. Như thế, cô ta là một cái gì đó, gắn bó với tôi sâu nặng lắm. Bây giờ và sau này cũng thế.

Việc cuốn tự truyện được phát hành, kéo theo báo chí và rất nhiều luồng dư luận. Nhận xét của giới chuyên môn, chê nhiều hơn khen nhưng như thế càng làm dân tình thêm chú ý. Họ,một vài nhóm người, cố gắng tìm cách moi móc và khai thác thông tin về tác giả. Đôi khi họ dùng những thủ đoạn. Có lần, có kẻ đã lọt vào trong bệnh viện, vào phòng và đưa hàng loạt câu hỏi với cô ấy – như một sự gượng ép. Vì thế, dường như nhiệm vụ của tôi lúc ấy, đã ko đơn thuần là chữa trị mà còn là bảo vệ người con gái này. Người con gái ấy, sau này, đã làm tôi lần đầu tiên phải khóc.

13. Thoát ra:

Cuộc sống của tôi đã thay đổi quá nhiều rồi. Tôi phải bước ra ngoài và thay đổi thôi. Tiềm thức thúc giục tôi như vậy. Đứng lên, bước đi để tự bảo vệ mình. Vì tôi biết, có người… đang bảo vệ tôi.

Lần đầu tiên tôi có cảm giác muốn nói chuyện. Khi đó, tôi đã nói chuyện với anh ấy. Bác sĩ của tôi.

Dần dần, tôi ko còn phải ở trong căn phòng khoá riêng biệt nữa.

Tôi hoà mình vào trong những nỗi lo của trại.

Cái chính là hiện tại của tôi. Khi cuốn tự truyện phát hành tôi đã gây nên quá nhiều phiền toái cho mọi người.

Những độc giả, phải nói là những độc giả của tôi. Họ yêu thích cuốn tự truyện. Nhưng họ đã ko chỉ dừng lại ở yêu thích, họ muốn có nhiều hơn, họ muốn biết nhiều hơn.

Sau khi được ra ngoài, hoà mình vào không khí ở đây như một y tá vậy. Mọi người cũng rất tò mò về tôi.

Và tôi đã kể lại một câu chuyện dối trá dài, về một đứa con gái đáng thương, nên có một thời gian mất trí như vậy.

Tôi đã giải thích với họ rằng tôi ko còn nhớ gì hết, chỉ có thể nhớ đến khi 10 tuổi, tôi đã mất cha mẹ thôi.

Mọi người tin tôi, anh ấy tin tôi.

Anh ấy nói, quá khứ có thể rất buồn và rất đắng, nhưng người ta ko thể xoá nó như một mảng trắng trống rỗng được.

Em biết đấy, em đã từng bị sảy thai, tất cả chúng ta, đều biết chuyện đó thật buồn, nhưng em cần tìm lại, quãng thời gian buồn đau mà em đã quên, để biết lý do vì sao điều ấy xảy ra. Em hiểu chứ?

Tôi đã nói dối, rằng tôi ko có hình dung gì về đứa trẻ cả. Tất cả những gì tôi viết trong cuốn truyện của mình, chỉ toàn là do tôi tưởng tượng ra mà thôi. Thật thế!

Hàng ngày, ngoài việc giúp đỡ các y tá ở đây làm việc, tôi có 2 tiếng trị liệu cùng với anh ấy – bác sĩ của tôi. Anh ấy dùng một liệu pháp tâm lý, để giúp tôi hồi phục trí nhớ của mình, anh ấy nghĩ như vậy.

Còn tôi, thì không, tôi hợp tác, nhưng thực ra là bất hợp tác vì, vốn dĩ, tôi đã…. Ko hề quên gì cả.

Chỉ là, tôi ko muốn nhớ và ko muốn ai biết… thế thôi. Tôi hài lòng với cuộc sống như thế này, ko có quá khứ, hoàn toàn ko có.

Quãng thời gian dài ở bên nhau, cùng nhau làm việc và gắn bó, chăm sóc cho tôi, tôi cảm giác tôi và anh đã nảy sinh một thứ gì đó… Ko rõ ràng…

14. Quán bar cuối đường:

Mọi chuyện có lẽ đã diễn ra trôi chảy nếu ko có cha tôi. Tôi biết nói ra điều ấy thì thật là bất hiếu quá chừng…

Nhưng….

Phần 5

14. Quán bar cuối đường (tiếp):

Vào một buổi sáng, khi tôi đang tiếp tục những công việc thường ngày của mình tại bệnh viện. Cha tôi gọi điện thoại cho tôi. Đây là một điều kỳ quoặc và lạ lùng. Nó báo cho tôi một điềm gở, một chuyện ko hay sắp xảy ra ở đấy, với tôi và cha mình.

Đã từ rất lâu rồi cha tôi ko hề gọi điện thoại cho tôi, hay nói đúng hơn là ngay cả khi chúng tôi còn hoà thuận, mỗi lần có công việc gì, ông đều nói mẹ hoặc người làm gọi chứ ko trực tiếp nói chuyện đt với tôi bao giờ. Đây là lần thứ 2 ông làm điều đó. Lần đầu tiên là khi tôi về nước với quyết định vào làm việc ở bệnh viện tâm thần. ngay khi biết tin đó, ông phát điên và gọi điện thoại mắng tôi xối xả.

Nhưng lần này ông điềm đạm hơn. Ông gọi tôi về nhà.

Điều này quả là quá lạ lùng.

Đã lâu rồi tôi ko về thăm nhà, mẹ tôi cũng khuyên tôi ko nên về để làm cha khó chịu. Mối quan hệ giữa cha và mẹ kể từ ngày tôi bỏ ra ở riêng đã trở nên căng thẳng. Vốn là một người đàn bà nhẫn nhịn và chịu đựng, một phụ nữ học thức của một nền giáo dục trưyền thống, mẹ tôi đúng là một người đàn bà dành cho gia đình. Bà rất chuẩn mực. Bà là người đứng sau mọi thành công của cha tôi. Trong sự im lặng đến nhẫn nhục, bà vẫn ko bao giờ than trách một điều gì. Bà tốt nghiệp trường y khoa, là một sinh viên ưu tú nhưng lại chịu kiếp xuất giá tòng phu, từ bỏ mọi đam mê một thời bà từng ao ước có, dồn tất cả cho cha tôi.

Tôi thương mẹ tôi vô cùng, thương bằng trái tim của một người đàn ông miền Bắc, yêu mẹ hơn tất thảy mọi thứ trên đời.

Trong việc tôi quyết định tương lai mình, ko như cha, mẹ ko bao giờ phản đối tôi cả. Để rồi bà trở thành nơi hứng chịu sự cuồng nộ của cha khi tôi ra đi.

Tôi về nhà, mẹ ko có ở nhà, bà đã đi đâu đó, chị giúp việc ra mở cửa cho tôi, cúi chào một cách ngoan ngoãn như đám mèo, đã lâu rồi tôi ko có cảm giác ai đó phục dịch mình yếu ớt đến tức cười như vậy. Cha tôi ngồi trong nhà, trông ông có vẻ rất giận dữ.

Tôi ngồi xuống, ông ném cho tôi một cái nhìn khinh mỉa, cầm ly trà, chậm rãi, bằng giọng nói sắc bén như lưỡi dao của một nhà giải phẫu đầy quyền uy, ông nói:

- Câu chuyện với con bé điên ở cái xó xỉnh mà anh đang làm việc đến đâu rồi?

Và ko để cho tôi nói, ông đứng dậy, bước vào phòng làm việc, lôi ra một tập phong bì màu nâu dán kín:

- Anh đọc đi, tôi nghe nói, ở cái xó đấy, anh và nó đang làm những trò bậy bạ và ngu xuẩn. Anh vào đó làm, đã khiến tôi nhục nhã chưa đủ hay sao mà lại còn gian díu với loại con gái ko rõ lai lịch nguồn gốc? Lại còn bày đặt viết lách xuất bản, cái bệnh viện điên của anh đang chứa chấp lũ bẩn mọi tận cùng của xã hội, để tung hô mọi thứ ghê tởm lên thành giá trị nhân văn cao cả.

Tôi im lặng, dù tôi ko biết chuyện gì đang xảy ra, và người cha đáng kính của tôi đang cố ám chỉ điều gì. Nhưng tôi biết rằng, những gì ông nói, dù đúng dù sai, tôi cũng ko thể cãi lại con người quá đỗi bảo thủ này.

Tôi đứng dậy, cầm tập phong bì mà cha tôi vừa ném xuống trước mặt tôi, rồi cúi chào ông, tôi bước ra ngoài, ko hề ngoái lại.

Tôi nghe thấy tiếng cốc vỡ, hình như cha tôi đã ném vỡ ly trà. Ông bực tức hét lên: "Khốn kiếp!"

Chắc hẳn, ông đang rất giận dữ.

Vì tôi

Vì thái độ của tôi.

Tôi về bệnh viện, vào phòng làm việc và lặng lẽ xem hết đống tài liệu trong chiếc phong bì lớn màu nâu. Nước mắt tôi chảy, lòng tôi đau và rất đỗi buồn rầu.

Tôi ngay tức khắc ko thể phản ứng gì nhiều cả. Tôi chỉ biết rằng có cái gì đó ko chỉ là cứa qua da, mà còn xuyên vào tim tôi nữa. Tôi ước mình là búp bê, để ko biết đau đớn là gì bây giờ nữa.

James- một anh bạn gốc Việt của tôi, từ New York trở về, anh ta gọi điện thoại cho tôi, bằng một giọng điệu hồ hởi, anh ta rủ tôi tới một quán bar cuối đường Nguyễn Xí.

Ở đó, chúng tôi đã uống khá nhiều. Tôi cố gắng uống và nói chuyện thật nhiều để quên đi những gì mà mình ko muốn nhớ.

Hơi men say và những âm thanh chát chúa, đã khiến tôi ko còn để ý đến mọi thứ xung quanh mình.

15. Quán bar cuối đường 2:

Ngày hôm đó, tôi ko hiểu sao trời mưa nhiều thế, anh ấy về và đi thẳng vào phòng làm việc, ko hề nghe thấy tiếng chào của tôi. Buổi chiều, anh ấy quên lịch hẹn điều trị với tôi. Khi bước ra khỏi phòng khuôn mặt anh sắc lạnh, mắt anh dường như ko còn nhìn về phía tôi như xưa nữa. Đôi mắt đỏ au như là vừa khóc mới đây tôi, đôi mắt anh nói với tôi rằng anh có chuyện. Buổi tối, anh ko ăn cơm ở nhà ăn bệnh viện cùng với mọi người. Anh bỏ đi và anh ko nói. Thế giới của tôi trở nên tươi sáng hơn từ ngày tôi gặp anh, khi tôi đã ko còn là đứa con gái của bức tường mất trí, bao bọc tôi tránh xa khỏi những tiếng nói rèm pha, đám báo chí và sự dò la của những người xa lạ, chỉ có anh. Đã từ bao giờ, mọi thay đổi của anh đều ảnh hưởng đến tôi rất mạnh. Tôi quan sát anh bằng một sự chăm lo thẩm thấu. Tình cảm tôi dành cho anh, đó là một moíi giao kết tâm hồn. Tôi ko khỏi bồn chồn khi nhìn anh chợt khác

Tôi nhìn anh mà anh ko biết tôi đang nhìn, chỉ lặng lẽ mặc thêm chiếc áo khoác ngoài và bước lên xe đi mất.

Tôi tất bật và vội vã đi theo.

Tôi ko hiểu sao mình làm như thế, như thể có gì đó đang hút tôi theo anh.

Khi chiếc taxi của anh dừng lại ở một quán bar cuối đường Nguyễn Xí, tôi gửi chiếc xe máy mà tôi mượn của chị Hải Trâm - một y tá tại bệnh viện, vào gần nhà sách. Đi theo anh vào quán bar, nhưng những người bảo vệ của anh ko cho tôi vào.

Quán bar có cái tên Yager thật lạ lùng, lọt thỏm tận cuối ngõ, ko bảng hiệu cũng chẳng nhiều đèn nhấp nháy, chỉ một tấm biển nhỏ đề tên tuyềnh toàng, và đa số những người vào đây đều là nam giới.

Tôi vòng qua cửa sau của quán ở mé ngõ bên phải. Cuối cùng, tôi cũng đã vào được bên trong.

Thế giới bên trong quán khác xa với vẻ đơn giản bên ngoài. Nó màu mè và ồn ã. Một vài "cặp" ôm hôn nhau. Có 2 người đàn ông đang đè nhau ra ghế và "chơi" một trò gì đó. Thật không quá khó khăn để nhận ra vì sao bảo vệ ko cho tôi bước vào.

Đây là quán bar dành cho những người đồng tính nam.

Tôi ngỡ ngàng: Hoá ra anh là dân đồng tính!

16. Những gì trong phong bì?

Trong cái men rượu nồng nặc, tâm trí tôi chao đảo bởi những hồ sơ tài liệu trong phong bì mà cha tôi đã rày công thuê người tìm hiểu....Tại sao lại lộ liễu và trơ tráo đến vậy?

Continue Reading