Quan điểm của CN Mác-lênin và...

By trannhat863

5.2K 8 2

More

Quan điểm của CN Mác-lênin và của Đảng, NN ta về tôn giáo

5.2K 8 2
By trannhat863

Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin và của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo, liên hệ công tác tôn giáo tại địa phương.

(Chú trọng phân tích quan điểm của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW (Nghị quyết TW 7- khóa IX))

Thực chất tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay. Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia và Việt Nam không là một ngoại lệ.

Tôn giáo, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường hư ảo đối với hiện thực mà trong đó những lực lượng của tự nhiên và XH đã được nhân cách hoá thành những thế lực siêu nhiên để chi phối và thống trị con người.

Về mặt bản chất, tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức XH mà còn là một thực thể XH, được phản ánh từ tồn tại XH. Tuy nhiên, tôn giáo phản ánh một cách sai lệch, hư ảo (hoang đường) hiện thực nhưng đến lượt nó lại chi phối, tác động sai lệch hiện thực khách quan .

Khi nghiên cứu nguồn gốc của tôn giáo, CN Mác cho rằng: Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người; chính Nhà nước đó, XH đó nảy sinh ra tôn giáo.

Nguồn gốc của tôn giáo theo CN Mác -LNin, bao gồm nguồn gốc kinh tế-XH; nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý.

Trước hết là nguồn gốc nhận thức: tôn giáo đã nảy sinh trong xã hội mà trình độ sản xuất hết sức thấp kém, con người hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, bất lực trước những hiện tượng tự nhiên không thể giải thích được, dẫn đến sự bất lực, “bổ sung” bằng cách giải thích là có một lực lượng siêu nhiên có sức mạnh ghê gớm ở bên ngoài con người, đang chi phối con người. Vì vậy, tôn giáo lúc đầu là đa thần, tôn giáo gắn liền với đặc điểm nhận thức. Ánh sáng khoa học đi đến đâu thì tôn giáo lùi đến đó. Biết và chưa biết còn khoảng cách thì còn tôn giáo. Vì vậy, tôn giáo còn tồn tại lâu dài.

Thứ hai là nguồn gốc KT-XH: Khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp và có đối kháng giai cấp, con người phải chịu sự bóc lột của giai cấp thống trị, xã hội bất bình đẳng, con người không giải thích được, nên tìm đến tôn giáo. Con người tìm đến tôn giáo để được che chở bởi đức chúa trời, đức phật, thượng đế… Giai cấp thống trị luôn luôn sử dụng tôn giáo, lợi dụng triệt để tôn giáo để thống trị nhân dân, khống chế nhân dân.

Thứ ba là nguồn gốc tâm lý: Con người tìm đến tôn giáo như tìm đến niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần, tôn giáo đã có tác dụng giữ trạng thái thăng bằng, tâm tư, tình cảm của con người. Nó là quan niệm, lòng tin, tình cảm của con người trước những sức mạnh của tự nhiên, những biến cố của xã hội. Vì thế tôn giáo chỉ là hạnh phúc hư ảo, song người ta vẫn cần đến nó.

Tính chất của tôn giáo:

Tôn giáo có tính lịch sử, bởi vì tôn giáo có một quá trình ra đời, tồn tại và mất đi trong những điều kiện lịch sử nhất định.

Tính quần chúng của tôn giáo thể hiện không chỉ ở số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm tỉ lệ cao trong dân số, mà còn đáp ứng nhu cầu tinh thần của đa số quần chúng nhân dân lao động.

Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi XH đã phân chia giai cấp và lợi ích giai cấp ngày càng được thể hiện rõ trong tôn giáo.

Tôn giáo có 4 chức năng: chức năng thế giới quan, chức năng đền bù hư ảo, chức năng điều chỉnh, chức năng liên kết.

Chức năng thế giới quan: Mỗi tôn giáo, để trở thành 1 tôn giáo đích thực đều phản ánh hư ảo thế giới quan, nhưng tôn giáo luôn có kỳ vọng đáp ứng nhu cầu của con người về nhận thức thế giới tự nhiên, XH và chính con người; mỗi tôn giáo xây dựng cho mình 1 thế giới quan tương đối hoàn chỉnh theo quan điểm của tôn giáo mình.

Chức năng đền bù hư ảo: Thực chất là để làm xoa dịu lòng người, tạo cho con người 1 niềm tin vào thế giới không có thực, nhằm ru ngũ xoa dịu giúp cho con người quên đi nhũng phũ phàng ở thế giới hiện thực, hạn chế những hành vi vô nghĩa hoạc tai hại cho đồng loại.

Chức năng điều chỉnh: Tôn giáo nào cũng có chức năng điều chỉnh đó là tạo ra những hệ thống, những chuẩn mực để điều chỉnh các hành vi của tín đồ trong thời cúng và trong đời thường. Do tôn giáo có tính hướng thiện cao, nên xu hướng điều chỉnh của tôn giáo luôn hướng con người đến những gia trị đạo đức tốt đẹp. do hình thái ý thức mang đầy tính bảo thủ, do sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch cho nên sự điều chỉnh của tôn giáo đôi khi không tiến bộ, phản khoa học và phản động; sự điều chỉnh của tôn giáo có sức mạnh rất lớn, đôi khi còn mạnh hơn cả pháp luật.

Chức năng liên kết xã hội: Thông quá các hoạt động tôn giáo có khả năng liên kết, thống nhất những người có đức tin thành 1 khối cộng đồng người, khối cộng đồng người này có chung 1 niềm tin, cùng bị ràng buộc bởi giáo lý, giáo luật nên rất chặc chẽ và bền lâu; nó có sự tác động và chi phối đén các cộng đồng người khác trong XH. Sự tác động này theo 2 chiều hướng ổn định XH và mất ổn định XH.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo:

Từ khi Đảng ta khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng đã luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với từng thời kỳ lịch sử. Nhờ đó cũng cố được sự đoàn kết giữa những người có và không có tôn giáo và giữa các tôn giáo khác nhau trong khói đại đoàn kết toàn dân. Ngày nay, nước ta đã bước sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, thời kỳ này đòi hỏi chính sách về tôn giáo phải được cụ thể hoá sao cho phù hợp, để góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội theo định hướng XHCN.

Chính sách đối với tôn giáo của Đảng và nhà nước ta, một mặt, được xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo; mặt khác căn cứ vào đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam. Tư tưởng nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc. Mặt khác, mọi người kể cả có hay không có tín ngưỡng cũng như có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau cần đề cao cảnh giác chống mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng.

Những chủ trương, chính sách lớn về tôn giáo của Đảng đã được thể chế hoá bằng Hiến pháp, pháp luật của nhà nước. Điều 70-Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: "Công dân VN có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước".

Ðảng ta nhận định: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Ðồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc". Và: "Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"; đây là Nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương đề cập toàn diện về tôn giáo được phổ biến, quán triệt rộng rãi đến từng cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, khẳng định chính sách nhất quán của Đảng là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong khi khẳng định tính toàn diện, tính đồng bộ của qúa trình đổi mới Đảng ta cũng coi việc đổi mới tư duy lý luận về về CNXH là khâu đột phá. Thực hiện quan điểm chỉ đạo đó, Đảng ta cũng đã thực hiện đổi mới nhận thức trong lĩnh vực TG. Đứng trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa tư tưởng Hồ chí Minh về tôn giáo, những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương và thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo cuả nhân dân; đồng thời kiên quyết chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống lại dân tộc và cách mạng. Hội nghị lần thứ bảy BCHTW( khóa IX) đã có Nghị quyết số 25/NQ-TƯ về công tác tôn giáo. Pháp lệnh TN,TG được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 18/6/2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2004, đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng như sau:

Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

1- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong qúa trình XD CNXH ở nước ta.

Trong cuộc sống có nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Tín ngưỡng tôn giáo cũng là một phần trong đời sống tinh thần của con người. “Nhu cầu tinh thần” đó là một lợi ích thiết thân của bộ phận quần chúng có đạo mà Đảng và nhà nước phải chủ động quan tâm chăm lo, đảm bảo. Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở một số lượng tín đồ, mà còn biểu hiện ở chỗ tôn giáo là một trong các hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần của một bộ phận nhân dân lao động. Do vậy tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những nhu cầu tinh thần của bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân lao động. Dù tôn giáo hướng con người hy vọng vào hạnh phúc hư ảo ở thế giới bên kia, song nó luôn luôn phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Do vậy nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cũng là một nhu cầu chính đáng và khi cơ sở tôn giáo chưa mất đi thì tôn giáo còn là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, chứ không phải tất cả nhân dân.

Vì vậy, việc Đảng ta khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân” đó là một nhận định mang tính khoa học và tính cách mạng sâu sắc, nó phản ánh đúng tính tất yếu khách quan trong sự tồn tại của tôn giáo. Nó đặt cơ sở cho những nổ lực của Đảng và Nhà nước nhằm thỏa mãn ngày tốt hơn những nhu cầu hợp lý của nhân dân mà tín ngưỡng tôn giáo là một nhu cầu của một bộ phận dân chúng. Đó là sự tuyên bố cho một lập trường nhất quán, triệt để tôn trọng quyền tự

Đảng ta khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng XHCN : Tôn giáo còn tồn tại lâu dài, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh hằng, bất biến mà nó có tính lịch sử. Đó là sản phẩm do con người đã sáng tạo ra trong những điều kiện lịch sử nhất định. Vì vậy chừng nào những điều kiện làm nẩy sinh tôn giáo chưa được khắc phục triệt để thì tôn giáo vẫn tồn tại. Những người sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra những căn nguyên về KT – XH, về nhận thức và tâm lý của việc xuất hiện ý thức tôn giáo, suy cho cùng, đó là cơ sở làm duy trì sự bất lực của con người trước các lực lượng tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. Trong điều kiện ấy, tôn giáo trở thành lực lượng có tác dụng bù đắp một cách hư cảo cho những thiếu hụt hiện thực của con người. Do vậy, tôn giáo còn tồn tại lâu dài mà chúng ta chưa thể có những đoán định chính xác.

Trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, có thể nói thời kỳ này là thời kỳ xét trên mọi phương diện còn tồn tại nhiều yếu tố khác nhau, thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Trong quá trình đó sự phát triển tiến bộ có thể đan xen những sự thoái lui tạm thời, những tìm tòi, thử nghiệm nhiều khi phải làm đi, làm lại mới xác định được giá trị chân thực của nó trong quá trình xây dựng XH mới. Do vậy, XH còn tồn tại những may rủi, khoảng cách giàu nghèo, mâu thuẫn trong nội bộ, nhân dân… Nên tín ngưỡng tôn giáo vẫn có tác dụng đền bù hư ảo những thiếu hụt của con người.

Đồng thời với việc tôn trọng và giải quyết hợp lý những nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, cũng cần phải kịp thời đấu tranh chống những kẻ định lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng, các thế lực phản động coi tín ngưỡng, tôn giáo là một mục tiêu quan trọng để lợi dụng.

Vì lý lẽ ấy, Đảng ta khẳng định: “tín ngưỡng, tôn giáo đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH”, có ý nghĩa hết sức to lớn: đó là kết quả của việc nhận thức đúng về bản thân hiện tượng tôn giáo cả về nguồn gốc hình thành, bản chất và vai trò, việc nhận thức tôn giáo như trên là cơ sở khách quan để xác định thái độ cách ứng xử với tôn giáo trên thực tế, góp phần hạn chế những biểu hiện chủ quan, nóng vội, cực đoan khi tiến hành công tác tôn giáo, quan điểm trên là sự giải tỏa cho những băn khoăn của người có đạo để họ yên tâm hành đạo phấn đấu cho lợi ích chung của đất nước.

2- Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.

Vấn đề đại đoàn kết toàn dân, công tác dân tộc và tôn giáo là vấn đề chính trị lớn có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta, mà đoàn kết tôn giáo là bộ phận rất quan trọng. Theo tư tưởng của Chủ tịch HCM thì ĐK là vấn đề then chốt cho sự nghiệp cách mạng thắng lợi "ĐK, ĐK, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì đoàn kết là vấn đề then chốt cho sự nghiệp cách mạng thắng lợi; đoàn kết dựa trên cơ sở mục tiêu chung là kêu gọi mọi người đoàn kết, xây dựng một nước VN "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"; là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo.

Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.

3- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.

Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và tôn giáo có tính quần chúng. Do đó, mục đích của công tác vận động quần chúng nhằm động viên đồng bào có đạo nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước; đồng thời đẩy mạnh công tác vận động quần chúng với những hình thức phương thức phù hợp. Nghiên cứu và tổng kết thực tiễn công tác tôn giáo trên cơ sở đặc điểm các tôn giáo để có chính sách nhằm phát huy những mặt tích cực về giá trị đạo đức, văn hóa tôn giáo, các hình thức lĩnh vực mà tôn giáo có thế mạnh để động viên các tổ chức tôn giáo, đông đảo chức sắc tín đồ tự nguyện tham gia cùng các tầng lóp nhân dân đóng góp nhiều nhất cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

4- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả Hệ thống chính trị:

Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp, nhiều ngành vì cuộc sống tinh thần và vật chất của hàng chục triệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo, phân bố ở mọi vùng, miền, địa phương trong cả nước; phân công rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong HTCT, cụ thể: Đối với Đảng: thể hiện trong viẹc hoạch định, xây dựng chủ trương, đường lối, đảm bảo dựa trên nền tảng CN Mác-Lê nin và tư tưởng HCM, được nhận thức vận dụng trong điều kiện hiện nay, bám sát tình hình thực tiễn. Về Nhà nước: Thể chế hóa đường lối của Đảng bằng pháp luật, sớm ban hành Luật về lĩnh vực TN- tôn giáo và các văn bản hưóng dẫn thực hiện. Chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý mọi sinh hoạt của tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật. Mặt trận và các đoàn thể: Tiếp cận và gần gũi với các đối tuợng, phải đồng hành với họ. Dùng những người có đạo để giải quyết những vấn đề nảy sinh từ đạo

Đảng đề ra chủ trương, đường lối, lãnh đạo chung; Nhà nước quản lý về mặt hành chính; Mặt trận, đoàn thể làm công tác vận động. Như vậy, Đảng coi công tác tôn giáo là công tác chính trị đặc biệt, một bộ phận của đường lối chính trị của Đảng, thực hiện bằng cả HTCT do Đảng trực tiếp lãnh đạo.

5- Vấn đề theo đạo và truyền đạo.

Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật. Việc truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo cũng như bỏ đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo trái voeưí pháp luật, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc VN, ảnh hướng tới trài sản, tính mạng của người khác; người truyền đạo, tổ chức truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép (chức sắc tôn giáo phải được đào tạo tại các cơ sở giáo dục), truyền đạo không đúng chổ, cách thức truyền đạo chưa được Nhà nước đồng ý.

Trong quá trình thực hiện chính sách TG, cần phân biệt rõ 3 vấn đề: tín ngưỡng tôn giáo cần phải được tôn trọng; mê tín dị đoan phải được đấu tranh để loại bỏ và các hoạt động lợi dụng tôn giáo để thực hiện ý đồ chính trị cần được nghiêm trị.

Đổi mới nhận thức về công tác tôn giáo và chính sách tôn giáo như đã trình bày ở trên là hệ quả đổi mới nhận thức lý luận của Đảng về vai trò, vị trí của tôn giáo trong tình hình mới. Nghị quyết số 24-NQ/TW lần đầu tiên đưa ra nội hàm về công tác tôn giáo "công tác tôn giáo bao hàm nhiều mặt: vận động tín đồ, chức sắc; tổ chức sự quản lý nhà nước đối với hoạt động của giáo hội; thực hiện các hoạt động đối ngoại về tôn giáo; kết hợp nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn..."

Ngoài việc tiếp tục tái khẳng định những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VI) và một số văn kiện khác, thì đến Nghị quyết số 25-NQ/TW (khoá IX) có ý nghĩa rất quan trọng bởi lần đầu tiên, có nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về tôn giáo, đã thể hiện khá đầy đủ nhận thức mới của Đảng kể từ ngày đổi mới về lĩnh vực rất phức tạp và nhạy cảm này. Nghị quyết số 25-NQ/TW có một số điểm phát triển mới như sau:

- Nghị quyết khẳng định cụ thể và rõ ràng hơn về sự tồn tại có tính khách quan của tôn giáo trong đời sống xã hội. Nếu các nghị quyết trước đây chỉ khẳng định tôn giáo là hiện tượng còn tồn tại lâu dài thì Nghị quyết số 25-NQ/TW cho rằng: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta".

- Trong các văn kiện trước đây, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được nhất quán thừa nhận và Nhà nước cam kết tôn trọng quyền tự do đó, song ở mức độ nhất định, vẫn còn chưa thật cụ thể. Tuy nhiên, đến Nghị quyết số 25-NQ/TW, Đảng ta khẳng định: "Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền được sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”.

Thực sự đây là một bước tiến trong nhận thức nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chân chính của một bộ phận nhân dân, làm cho nhu cầu đó không chỉ được thừa nhận, được thỏa mãn về mặt tư tưởng mà còn có thể được thể hiện qua hành vi trong sinh hoạt tôn giáo của người dân. Điều này cũng phù hợp với các công ước của Liên hợp quốc rằng, công dân không chỉ có quyền được tự do lựa chọn đức tin, thay đổi đức tin mà còn được tự do "bày tỏ đức tin thầm kín hay công khai"...

- Lần đầu tiên, trong Văn kiện Hội nghị Trung ương, việc giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân được chính thức thừa nhận. Đây có thể xem là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Điều này cho thấy, cùng với vấn đề tôn giáo, vấn đề thờ cúng tổ tiên và những người có công với Tổ quốc được đặt trong phạm trù văn hóa và vì là một phạm trù thuộc lĩnh vực văn hóa nên nó là đối tượng tác động chủ yếu của công tác vận động nhân dân.

Tóm lại: Là một phạm trù lịch sử nhưng tôn giáo đã, đang và sẽ tồn tại không chỉ vì nó có vai trò và tác dụng mạnh mẽ đến các lĩnh vực đời sống xã hội, mà còn biểu hiên của sự bảo lưu, giữ gìn bản sắc Văn hóa của từng cộng đồng người trước xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, có quan hệ đến các mặt văn hoá, đạo đức, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Do vậy, cùng với quá trình đổi mới toàn diện ở nước ta hiện nay, việc đổi mới nhận thức, đánh giá và ứng xử với tôn giáo cũng cần đặt ra. Tuy vậy, sự đổi mới đó phải dựa trên cơ sở của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo cùng với những đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam.

Sau 25 năm đổi mới, nhờ đổi mới về nhận thức và thực hiện đúng đắn sự quản lý của nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo nhằm đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng chân chính cuỉa nhân dân nên năng lực, sức sáng tạo của hơn 23 triệu đồng bào có đạo đã được phát huy. Do vậy, chính sách và việc thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần tích cực vào việc dân chủ hoá đời sống xã hội trên cơ sở ổn định chính trị. Đổi mới, dân chủ và ổn định có mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời nhau mà Nghị quyết số 25 đã thể hiện được tinh thần đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược xây dựng một nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"./.

*Liên hệ thực tiễn ở địa phương:

Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có 3 tôn giáo là Phật giáo, công giáo và tin lành, có khoảng 7,2 vạn tín đồ, chiếm hơn 11% dân số. Đại đa số các tín đồ tôn giáo là quần chúng lao động, có tinh thần yêu nước, sống hoà thuận, đoàn kết, gắn bó với cộng đồng và có nhiều đóng góp trong 2 cuộc kháng chiến. Trong những năm qua, hưởng ứng chủ trương của Đảng, đông đảo tín đồ tôn giáo đã hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tích cực thực hiện các chương trình phát triển KT-XH, QPAN, có những đóng góp tích cực vào công cuộc XD và bảo vệ tổ quốc, sống tốt đời đẹp đạo. Đời sống vật chất, văn hoá của đồng bào từng bước được cải thiện, làm tăng thêm niềm tin của dồng bào có đạo vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Thời gian gần đây, hoạt động của các tổ chức tôn giáo nhìn chung tuân thủ pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận đã thực hiện đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và hoạt động của các tổ chức tôn giáo ngày càng phù hợp hơn với hoàn cảnh mới.

Bên cạnh những hoạt động thuần tuý tôn giáo, đúng pháp luật, vẫn còn tình hình vi phạm về chính sách và quy định của pháp luật như:

Một số nơi xây dựng cơ sở thờ tự chưa đúng quy định pháp luật, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai vẫn còn xảy ra, có nơi khá phức tạp như ở chùa Đại An (phường 5, thị xã Đông Hà) do Thích Từ Giáo đứng đầu gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị ở địa phương; hoặc là vấn đề đất đai ở Thánh địa La Vang. Có người lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để hành nghề mê tín di đoan. Bên cạnh đó, ở một số nơi như vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một số người đã sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền đạo Tin lành trái phép, dùng nhà dân làm địa điểm sinh hoạt tôn giáo. Ở một số nơi các tà đạo vẫn còn lén lút hoạt động, có nhóm cực đoan lợi dụng tôn giáo móc nối với các thế lực thù địch từ bên ngoài tiến hành các hoạt động tung tin, xuyên tạc, kích động chia rẽ, gây rối nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổ định chính trị. Trong đó đáng chú ý là hoạt động phục hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất trong Phật giáo. Một số chức sắc vẫn còn mặc cảm, chưa thật sự gắn bó với phong trào chung trên địa bàn.

Nguyên nhân là do một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác tôn giáo, chưa quan tâm và chỉ đạo kịp thời đối với công tác tôn giáo. Chậm đổi mới nội dung, phương thức công tác tôn giáo của hệ thống chính trị cho phù hợp với tình hình mới. Chưa đầu tư đúng mức cho việc XD bộ máy và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngủ cán bộ làm công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị các cấp. Mặt khác, do trình độ một số chức sắc, chức việc trong tôn giáo ở tỉnh Quảng trị còn non kém về nhận thức, tư tưởng nên đã bị các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá sự nghiệp XD và BVTQ của nhân dân ta.

Trước tình đó, thiết nghỉ trong thời gian tới tỉnh cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, tập trung quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các đường lối, chính sách của Đảng và NN về công tác tôn giáo trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn XH về công tác tôn giáo, nâng cao tinh thần cảnh giác chóng lại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo.

Thứ hai, tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng và đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ. Thường xuyên duy trì và nhân rộng các mô hình tiên tiến như: Xứ đạo bình yên, Niệm Phật đường kiểu mẫu... Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở csở, đổi mới ndung, phương thức vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo. Tăng cường tiếp xúc vận động và tranh thủ đội ngủ chức sắc, chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào có tôn giáo, bồi dưỡng đội ngủ cán bộ đoàn, hội là người có đạo...

Thứ ba, tăng cường công tác quản lý NN về công tác tôn giáo. Tiếp tục nghiên cứu và ban hành các cơ chế chính sách nhằm phát triển KTXH ở những vùng có đông người theo đạo. XD quy chế phối hợp hoạt động; xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền pháp lý của chính quyền các cấp và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý NN về tôn giáo một cách đồng bộ. Khắc phục tình trạng quan liêu, đùn đẩy trách nhiệm gây phiền hà cho tổ chức và cá nhân người có đạo

Thứ tư, XD kế hoạch, quy hoạch củng cố, kiện toàn bộ máy và tổ chức làm công tác tôn giáo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận các đoàn thể nhân dân từ tỉnh xuống cơ sở; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ làm công tác tôn giáo nhất là ở những vùng có đông người theo đạo và miền núi, tạo các điều kiện cần thiết cho bộ máy và đội ngủ làm công tác tôn giáo hoạt động có hiệu quả.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, bên cạnh những thành quả to lớn đã đạt được, chúng ta luôn luôn đứng trước những thách thức mới, trong đó vấn đề về ĐĐK dân tộc là một vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, sự nghiệp XD CNXH ở nước ta.

Continue Reading

You'll Also Like

410K 34.2K 163
Hán Việt: Chiến tổn mỹ nhân chinh phục toàn tinh tế Tác giả: Đàm U Trúc Mộng Tình trạng: Hoàn toàn văn Thời gian: 2/6/2023 - 17/1/2024 Nguồn: Wikidic...
1.3M 58.1K 117
tác giả: Bạch Y Nhược Tuyết Edit: JuneClover Beta: em đây em đây 😘🤣🤣🤣🤣 Thể loại: đam mỹ, hiện đại, 1×1, cường công cường thụ, ngược công, sinh t...
18.2K 2.1K 33
Tác giả: Toàn Cơ Phu Nhân 璇玑夫人 Tình trạng: chưa xác minh Editor: Gấu Trắng Thể loại: Nguyên sang, Đam mỹ, Hiện đại , HE , Tình cảm , Hệ thống , Xuyên...
914K 105K 90
Truyện được đăng tải duy nhất trên wattpad bởi Phong Tình Vạn Chủng