chương 1. tổng quan toàn cầu...

By phamnhuochy

36.2K 60 56

More

chương 1. tổng quan toàn cầu hóa
chương 3.
chương 4. chiến lược kinh doanh quốc tế
chương 5. các phương thức thâm nhập thị trường

chuowng2. những khác biệt giữa các quốc gia

3.1K 1 4
By phamnhuochy

CHƯƠNG 2: NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA CÁC QUỐC GIA

I.  Môi trường chính trị, môi trường pháp lý

Ví dụ 1:

Kinh doanh ở Nga: thực trạng pháp lý và chính trị

Ở Nga, hiện tượng kinh doanh  các loại phần mềm, đĩa nhạc và phim lậu rất phổ biến. Cảnh sát Nga hầu hết đều nhận thức được điều này nhưng họ không phạt hay bắt giữ những người bán hàng. Thậm chí một số cảnh sát còn nhận tiền hối lộ từ các cửa hàng nói trên.

Cũng như ở nhiều quốc gia mới gia nhập nền kinh tế thị trường khác, hối lộ là một hiện tượng quen thuộc ở Nga. Một chuyên gia nhận định rằng những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nga đã sử dụng chừng 20% thu nhập thực để hối lộ. Chính vì môi trường pháp lý yếu kém, kinh doanh ở Nga rất khó khăn. Tổng thống Vladimir Putin  đã từng bình luận rằng: “Bất kì doanh nghiệp nào đăng ký hoạt động thành công ở Nga đều xứng đáng nhận được huy chương”. Sự mập mờ và chồng chéo trong các qui định của luật pháp đã làm giàu các quan chức. Bất kì một khoản đầu tư mới nào cũng cần phải có hàng tá các giấy phép và mỗi loại giấy phép đều cần một khoản tiền đút lót. Những quan chức chính phủ là những người nhận nhiều hối lộ nhất, nên nhiều người trong số họ có thể mua các tour du lịch đắt tiền hoặc xe hơi ngoại mặc dù họ đã nhận được một mức lương rất khiêm tốn. Bên cạnh tham nhũng, nhà nước còn can thiệp mạnh mẽ vào khu vực kinh tế tư nhân. Thêm vào đó, tỷ lệ tội phạm rất cao, một phần vì có sự liên kết và bảo vệ của các quan chức, làm việc kinh doanh độc lập càng trở nên khó khăn.

Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là trường hợp của công ty Yukos – một công ty dầu của nhà công nghiệp Mikhail Khodorkovsky, người đã bị băt vì bị nghi trốn thuế. Chính phủ Nga buộc tội Yukos trốn thuế nên đã bán một phần công ty và phong tỏa 9,3 tỉ đô la trong tài khoản của công ty này. Công ty mua lại Yukos là tập đoàn Bakail Financing, tình cờ trùng tên với một cửa hàng tạp hóa trong một ngôi làng nhỏ. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về sự xuất hiện của Baikal, dẫn đến một công ty nhà nước tên Rosnef đứng ra thông báo rằng công ty này đã mua Yukos với một số tiền bí mật. Người mua Yukos biến mất và có lẽ chưa bao giờ có. Dây xích của sự việc đã bị lộ, làm bại lộ kế hoạch của chính phủ muốn chuyển công ty tư nhân này thành công ty của Nhà nước.

Nước Nga còn phải chịu nạn phạm tội có tổ chức. Năm 2006, Phó Chủ tịch ngân hàng Trung ương của Nga đã bị bắn chết tại Matxcova. Ông này là người đã rất nỗ lực trong việc tìm cách cải tổ hệ thống ngân hàng vốn nổi tiếng với vấn đề tham nhũng, và đã đóng cửa rất nhiều nhà băng dính đến tổ chức tội phạm, nên đã tự tạo cho mình nhiều kẻ thù. Ngoài ra còn rất nhiều hợp đồng sát thủ đã được thực hiện, thể hiện ý đồ của các tổ chức tội phạm muốn kiểm soát nền kinh tế Nga. Một viên chức đã ước ượng rằng các tổ chức này đã kiểm soát khoảng 500 công ty lớn của Nga. Các doanh nghiệp đa quốc gia hoạt động ở Nga phải thường xuyên tiến hành kiểm tra hồ sơ của nhân viên và người đấu thầu để phát hiện ai là người có quan hệ với tổ chức tội phạm hoặc làm giấy tờ tài liệu giả. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng rất cố gắng để bảo đảm an toàn cho nhân viên và tài sản của mình trong khả năng có thể.

Sự gia tăng của tham nhũng và tội phạm đã gia tăng nỗi nghi ngờ về hệ thống luật pháp của Nga cũng như khả năng điều tiết nền kinh tế thị trường của nó. Đất nước này đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Việc chuyển đổi này đã gây nhiều rủi ro cho các công ty nước ngoài. Các nhà quản lý phải tập trung chú ý vào những đặc thù trong môi trường chính trị và luật pháp của các nền kinh tế chuyển đổi, đặc biệt là ở Nga. Những qui chế mơ hồ, khung pháp chế chưa đầy đủ, sự thi hành luật không đủ nghiêm, một hệ thống tòa án sơ sài cùng với chính phủ chuyên chế đã tạo nên vô số khó khăn. Mặc dù các doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp đề phòng để ngăn chặn rủi ro thì vẫn có những rủi ro là không thể tránh được. Nước Nga vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp để các giao dịch kinh doanh cũng như các bộ luật thương mại trở nên rõ ràng hơn, và các quan chức có thể có các hành động mạnh tay hơn với tội phạm có tổ chức. Rất nhiều các công ty, từ Boeing đến IKEA, đã đầu tư hàng tỉ USD vào quốc gia này, tuy nhiên hoạt động kinh doanh nơi đây tiềm ẩn rất nhiểu thách thức. Có lẽ thành công sẽ thuộc về các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh cũng như bảo vệ tài sản của mình một cách đúng đắn.

1.                  Rủi ro quốc gia là gì?

Mỗi quốc gia đều có hệ thống chính trị và pháp lý đặc trưng, và những nền tảng này góp phần vào việc tạo nên thách thức trong hoạt động và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp cần đưa ra đường lối phù hợp với những luật pháp và quy định áp dụng với giao dịch kinh doanh. Lấy ví dụ, việc chính phủ các quốc gia áp thuế nhập khẩu khiến cho rất nhiều công ty chọn cách gia nhập thị trường nước ngoài bằng con đường đầu tư FDI thay vì xuất khẩu. Tuy vậy, những đặc trưng trong hệ thống pháp luật và chính trị ở các quốc gia cũng góp phần tạo nên cơ hội kinh doanh cho các công ty. Trợ cấp ưu đãi, ủng hộ của chính phủ, sự bảo vệ đối với cạnh tranh, .. tất cả những thuận lợi này giúp làm giảm chi phí và ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh.

Rất nhiều chính phủ các quốc gia khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào đất nước mình và sử dụng lao động tại địa phương bằng hình thức giảm thuế hoặc ưu đãi về tiền mặt. Để tận dụng được các cơ hội và tối thiểu hóa rủi ro, các nhà quản lý cần xây dựng vốn hiểu biết về khu vực kinh tế nhà nước, bối cảnh chính trị, cũng như hệ thống pháp lý ở các quốc gia mà doanh nghiệp dự kiến hoạt động kinh doanh. Họ cũng cần phải xây dựng các kỹ năng để tương tác có hiệu quả với các cơ quan hành chính ở đất nước đó.

Ví dụ trên đã cho chúng ta biết về những rủi ro khi kinh doanh ở Nga. Rủi ro quốc gia được hiểu là nguy cơ đối mặt với thiệt hại hoặc những chống đối đối với hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của một doanh nghiệp bắt nguồn từ hệ thống chính trị và/hoặc môi trường pháp lý của một quốc gia. Rủi ro quốc gia (hay còn gọi là rủi ro chính trị) là một trong bốn loại rủi ro chính đối với kinh doanh quốc tế mà cuốn sách này đã nói đến trong mục 1 của chương này.

Những động thái về chính trị hoặc pháp luật có thể gây tổn hại tới lợi nhuận trong kinh doanh, ngay cả khi chúng không cố ý. Các bộ luật có thể quá chặt chẽ hoặc có thể dẫn tới những hậu quả không mong muốn. Rất nhiều trường hợp các bộ luật dành ưu tiên cho nước sở tại – là đất nước nơi mà hoạt động kinh doanh trực tiếp diễn ra. Lấy ví dụ, việc kinh doanh của hãng Coca – cola ở Đức suy giảm mạnh sau khi chính phủ nước này ban hành một kế hoạch tái chế. Bộ luật mới này yêu cầu khách hàng trả lại những vỏ lon Soda không tái sử dụng được cho các cửa hàng và nhận lại một phần tiền là 0,25 Euro. Thay vì đối mặt với hệ quả không mong muốn, các chuỗi siêu thị lớn phản ứng bằng cách hạ những lon Coke trên giá xuống và thay vào đó chào bán những loại mang nhãn hiệu riêng của họ. Ở Trung Quốc, chính phủ kiểm tra gắt gao những văn hóa phẩm được cho là ảnh hưởng xấu đến chính phủ. Do vậy công ty Yahoo đã phải điều tiết lại những thông tin xuất hiện trên các website của hãng nhằm tránh việc chính phủ Trung Quốc cấm các hoạt động kinh doanh của Yahoo ở Trung Quốc.

Luật và các quy định gây ra rủi ro quốc gia như thế nào thì việc thi hành luật không đầy đủ cũng tạo ra những khó khăn cho doanh nghiệp như thế. Một ví dụ là các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có thể được ban hành nhưng lại không được thực thi một cách nghiêm tAustralia đầy đủ. Sở hữu trí tuệ là cụm từ để chỉ những ý tưởng hoặc tác phẩm được sáng tạo ra bởi con người hoặc bởi các công ty, như bằng sáng chế, thương hiệu, và tác quyền… Khi một nhà sáng chế phát minh ra một sản phẩm mới, sản xuất ra một bộ phim mới, hoặc phát triển một phần mềm mới, một bên khác có thể sao chép và bán phát minh đó mà không có sự công nhận hoặc trả tiền thích đáng cho người phát minh. Như đã đề cập trong bức tranh đầu chương về tình trạng ở nước Nga, khung pháp chế của nước này còn khá yếu và không hiệu quả. Tòa án của Nga còn thiếu kinh nghiệm trong xử các vụ án liên quan đến thương mại và các vấn đề quốc tế. Do đó để tránh những nguy cơ xấu có thể gặp phải trong môi trường pháp lý của Nga, nhiều doanh nghiệp châu Âu thường tránh đầu tư liên doanh hoặc bước tiên phong trong kinh doanh vào nước Nga.

Mức độ phổ biến của rủi ro quốc gia

Rủi ro quốc gia được đo bởi các chỉ tiêu khác nhau, như nợ chính phủ, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, và sự bền vững chính trị. Với tình hình chiến sự và cơ chế chính trị mới, Iraq là nước có mức độ rủi ro quốc gia cao nhất. Zimbabwe cũng có rủi ro  quốc gia cao vì sự tham nhũng tràn lan (hối lộ và gian lận) và bất ổn chính trị. Ngược lại Singapore và Hồng Kông được coi là những nước có nền chính trị bền vững nhất. Rủi ro quốc gia có thể tác động đồng đều nhau lên tất cả các công ty trong nước, hoặc chỉ tác động lên một tập hợp nhỏ. Ví dụ như cuộc nội chiến xảy ra ở Yugoslavia trước đây và một vài nước Châu Phi khác vào những năm 90 đã ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp. Ngược lại, mặc dù có nhiều công ty cạnh tranh trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga như Conoco Phillips, Exxon Mobil va Royal Dutch Shell, chính phủ Nga chỉ hướng tới Yukos với những thAustralia đẩy về mặt chính trị.

Khi quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và bạn hàng của mình mạnh mẽ hơn,  cũng như khi các nước hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, họ có xu hướng tự do hóa thị trường của mình, và giảm thiểu những hạn chế đối với kinh doanh nước ngoài. Mức rủi ro quốc gia có xu hướng thấp hơn ở các nước có hệ thống chính trị ổn định và hệ thống pháp lý ưu đãi. Ngược lại, mức rủi ro quốc gia rất cao ở các nước có nền chính trị không ổn định và hệ thống pháp lý quá cồng kềnh.

2. Hệ thống chính trị (political system)

Hệ thống chính trị là một tập hợp những tổ chức chính thức tạo nên một chính phủ. Nó bao gồm: các cơ quan luật pháp, các đảng phái chính trị, các nhóm vận động hành lang, và các công đoàn. Một hệ thống chính trị cũng quyết định các nhóm quyền lực trên sẽ tương tác với nhau như thế nào.

Hệ thống pháp lý (legal system) là một hệ thống diễn giải và thực thi luật pháp. Các bộ luật, các quy tắc, quy định, tạo nên khung pháp chế để thi hành. Một hệ thống pháp luật bao gồm các tổ chức và các thủ tục nhằm bảo đảm trật tự và giải quyết mâu thuẫn trong các hoạt động thương mại, cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thu thuế từ thu nhập của cá nhân và doanh nghiệp.

Hệ thống chính trị cũng như hệ thống pháp lý vừa phức tạp, vừa thường xuyên thay đổi, và hai hệ thống này có mối liên hệ chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau, thay đổi trong một hệ thống sẽ kéo theo thay đổi trong hệ thống còn lại.

Rủi ro quốc gia luôn luôn tồn tại, tuy nhiên tính chất và mức độ của chúng  thường khác nhau trong các giai đoạn và các nước khác nhau. Ví dụ, chính phủ Trung Quốc tuyên bố họ đang trong quá trình sửa đổi hệ thống pháp luật quốc gia, phù hợp với chuẩn mực của thế giới. Tuy vậy, việc cải tổ được tiến hành không đồng bộ, các quy định mới xây dựng không chặt chẽ, không rõ ràng, hoặc mâu thuẫn nhau. Ví dụ, có thời chính phủ TQ tuyên bố rằng đầu tư nước ngoài vào ngành công nhiệp Internet ở Trung Quốc là bất hợp pháp. Nhưng vào thời điểm đó, các doanh nghiệp phương Tây đã đầu tư hàng triệu đô la Hoa Kỳ vào khu vực kinh doanh dựa trên Internet của Trung Quốc, mà không hề nhận được bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy những đầu tư đó là bất hợp lý. Trong những trường hợp mâu thuẫn nảy sinh giữa doanh nghiệp nước sở tại và doanh nghiệp nước ngoài, chính phủ các quốc gia thường nghiêng về bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp nước nhà. Ngay cả khi các doanh nghiệp phương Tây đạt được lợi thế tại tòa án, thì việc thực thi phán quyết của tòa án cũng khó đạt được.

3. Các mô hình hệ thống chính trị

Chức năng cơ bản của hệ thống chính trị là đảm bảo sự ổn định của quốc gia dựa vào nền tảng luật pháp, bảo vệ đất nước khỏi những nguy cơ đe dọa từ  bên ngoài, và điều tiết sự phân phối các tài nguyên có giá trị giữa các thành phần xã hội. Mỗi quốc gia có một hệ thống chính trị có thể coi là độc nhất, được phát triển trong bối cành lịch sử, kinh tế, văn hóa đặc trưng của quốc gia đó. Mỗi hệ thống chính trị được lập ra dựa trên nhu cầu của cử tri và dựa trên sự phát triển của quốc gia và thế giới. Cử tri là những cá nhân và tổ chức ủng hộ cơ chế chính trị đó và cũng là đối tượng thụ lợi từ chế độ chính trị đó.

Trong lịch sử gần đây, có 3 loại hình chế độ chính trị có thể phân biệt rõ: chế độ chuyên chế, chế độ xã hội chủ nghĩa, và chế độ dân chủ. Tuy vậy, cần chú ý rằng sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối. Ví dụ, hầu hết các nền dân chủ đều bao hàm một số yếu tố xã hội chủ nghĩa, hầu hết các cơ chế chuyên chế của thế kỷ XX ngày nay có sự kết hợp của chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ dân chủ.

3.1. Chế độ chuyên chế (totalitarianism)

Một số quốc gia được coi là có chế độ chuyên chế như Đức (1933 – 1945), và Tây Ban Nha (1939 – 1975) và cả Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông. Ngày nay, một vài nhà nước ở khu vực Trung Đông và châu Phi vẫn còn giữ một số yếu tố của chế độ chuyên chế. Chế độ chuyên chế là chế độ chính trị trong đó nhà nước nắm quyền điều tiết hầu như mọi khía cạnh của xã hội. Một chính phủ chuyên chế thường tìm cách kiểm soát không chỉ các vấn đề kinh tế chính trị mà cả thái độ, giá trị, và niềm tin của nhân dân nước mình. Quyền lực được duy trì bằng cảnh sát ngầm, thông tin truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng do nhà nước kiểm soát, các cuộc thảo luận và phê bình đều có sự giám sát của nhà nước. Qua thời gian, hầu hết các nhà nước chuyên chế đều đã biến mất hoặc chuyển sang đường lối dân chủ và xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên sự chuyển đổi không hề dễ dàng, và những nhà nước chuyên chế trước đây vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ, bao gồm cả sự can thiệp vào các hoạt động kinh doanh. Nhiều quốc gia vẫn đặc trưng với thủ tục pháp lý cồng kềnh rườm rà,  các quy định về thuế và kế toán hết sức quan liêu, cũng như hệ thống pháp lý không đủ bảo vệ cho hoạt động kinh doanh, và cơ sở hạ tầng yếu kém (đường xá, thông tin liên lạc, công nghệ thông tin), gây trở ngại cho kinh doanh.

3.2. Chế độ xã hội chủ nghĩa (Socialism)

Nguyên lý cơ bản của xã hội chủ nghĩa là vốn và sự giàu có cần phải được sử dụng trước hết như một phương tiện để sản xuất, chứ không phải như một nguồn lợi nhuận. Điều này dựa trên tư tưởng tập thể trong đó cho rằng tổng phAustralia lợi của mọi người sẽ lớn hơn rất nhiều so với phAustralia lợi của cá nhân. Các nhà xã hội chủ nghĩa tin rằng các nhà tư bản nhận được một khoản lợi nhuận không xứng đáng từ các công nhân của họ, do khoản lương trả cho các công nhân không thể hiện hết toàn bộ phần lao động họ đã bỏ ra. Vì thế chính phủ cần kiểm soát những phương tiện cơ bản của việc sản xuất, phân phối, và hoạt động thương mại.

Chế độ xã hội chủ nghĩa trên hầu hết các quốc gia hiện nay được thể hiện dưới hình thức xã hội chủ nghĩa, và vận hành thành công nhất ở Đông Âu. Chế độ này cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị ở các quốc gia lớn như Bra – xin và Ấn Độ, và ngày này vẫn là một hệ thống hoạt động hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Đối với cơ chế xã hội chủ nghĩa, như ở Pháp và Na-Uy, chính phủ có sự can thiệp nhất định vào khu vực kinh tế tư nhân và các hoạt động kinh doanh. Thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước như Pháp và Thụy Điển cũng cao hơn tương đối so với các nước khác. Ngay cả ở nền kinh tế mạnh mẽ của Đức cũng trải qua tình trạng dòng vốn FDI chảy ra nước ngoài do các thương nhân muốn tránh khỏi những quy định quá chặt chẽ.

3.3.      Chế độ dân chủ (democracy)

Chế độ dân chủ trở thành chế độ chính trị ở hầu hết các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Chế độ này có hai đặc trưng cơ bản sau:

-                     Quyền sở hữu tư nhân:  chỉ khả năng sở hữu tài sản và làm giàu bằng tích lũy tư nhân. Tài sản ở đây là cả tài sản hữu hình, như đất đai, nhà cửa, và tài sản vô hình, như cổ phần, hợp đồng, bằng sáng chế, và các tài sản trí tuệ. Các chính phủ dân chủ xây dựng các bộ luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.  Cá nhân và các doanh nghiệp có quyền sở hữu, sử dụng, mua hoặc bán, và ủy nhiệm chúng cho bất kỳ ai họ muốn. Những quyền này là hết sức quan trọng vì chúng khuyến khích sự chủ động, tham vọng, và cấp tiến, cũng như tính cần kiệm và mong muốn làm giàu. Con người có xu hướng không có những phẩm chất này nếu họ không chắc chắn về việc mình có được kiểm soát tài sản và lợi nhuận sản sinh từ tài sản của mình hay không.

-                     Quyền lực có giới hạn của chính phủ: chính phủ nơi đây chỉ thực hiện một số chức năng thiết yếu cơ bản phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân như bảo vệ quốc phòng, duy trì luật pháp và trật tự xã hội, quan hệ ngoại giao, xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng như đường xá, trường học, và các công trình công cộng. Sự kiểm soát và can thiệp của chính phủ đối với các hoạt động kinh tế của cá nhân và các doanh nghiệp được giảm thiểu. Bằng cách cho phép quy luật thị trường chi phối hoạt động kinh tế, các nguồn tài nguyên được đảm bảo phân phối một cách có hiệu quả.

Dưới chế độ dân chủ, những mưu cầu của cá nhân và của các doanh nghiệp có thể không tương đồng với sự công bằng và công lý. Do mỗi người có khả năng và nguồn tài chính khác nhau, nên mỗi người có được mức độ thành đạt khác nhau, dẫn tới bất bình đẳng. Các nhà phê bình chủ nghĩa dân chủ thuần túy cho rằng khi vượt quá giới hạn bất bình đẳng, cần có sự can thiệp của chính phủ để bình đằng hóa sân chơi. Ở những nền dân chủ như Nhật Bản, Đức, Thụy Điển, quyền lợi và tự do dân chủ của cá nhân nằm trong lợi ích chung của đất nước chứ không tách rời. Mỗi xã hội sẽ cân bằng tự do cá nhân và mục tiêu lớn hơn của đất nước.

Hầu hết các chế độ dân chủ đều bao hàm một số yếu tố của xã hội chủ nghĩa, ví dụ như sự can thiệp của chính phủ vào hoạt động của các cá nhân và doanh nghiệp. Xu hướng xã hội chủ nghĩa nổi lên xuất phát từ việc lạm dụng hoặc những ngoại ứng xấu nảy sinh trong chế độ dân chủ thuần túy.  Ví dụ, Nhật Bản đã phải rất nỗ lực trong việc duy trì trạng thái cân bằng cần thiết giữa dân chủ và xã hội. Vào những năm 1990, năng lực quản lý yếu kém cộng với khủng hoảng kinh tế đã đẩy hàng ngàn doanh nghiệp Nhật Bản vào tình trạng phá sản. Để duy trì công ăn việc làm và ổn định kinh tế, chính phủ Nhật Bản đã can thiệp và hỗ trợ rất nhiều ngân hàng và doanh nghiệp lớn, mà nếu trong chế độ dân chủ thuần túy, thì chắc chắn đã phá sản. Tuy nhiên những chính sách cứu trợ như vậy vô tình đã tạo nên sự thụ động trong nền kinh tế nước này và trì hoãn những cải tổ về cơ cấu cần thiết. Rất nhiều quốc gia, bao gồm cả Australia, Canada, và Hoa Kỳ, và một số quốc gia ở châu Âu, được cho là có chế độ chính trị hỗn hợp, đặc trưng bởi khu vực kinh tế tư nhân năng động và khu vực kinh tế nhà nước hùng mạnh (với sự điều tiết và kiểm soát nhất định của chính phủ).

4. Sự ảnh hưởng của hệ thống chính trị đến hệ thống kinh tế

Từng hệ thống chính trị có khuynh hướng tương ứng với từng loại hình kinh tế. Nói chung, chế độ chuyên chế gắn liền với nền kinh tế bao cấp, chế độ dân chủ gắn liền với nền kinh tế thị trường và xã hội chủ nghĩa gắn liền với nền kinh tế hỗn hợp.

4.1. Nền kinh tế chỉ huy (command economy): (hay còn gọi là nền kinh tế tập trung), là nền kinh tế mà chính phủ là người quyết định mọi vấn đề như đất nước sản xuất loại hàng hóa và dịch vụ gì, sản lượng bao nhiêu, giá bán như thế nào, và hình thức phân phối ra sao. Tất cả mọi tài sản đều thuộc về chính phủ như  vốn, lợi nhuận từ sản xuất, đất đai. Chính phủ phân bổ các nguồn tài nguyên dựa trên việc chọn lựa ngành công nghiệp nào nhà nước muốn phát triển. Vào những năm trước của thế kỉ 20, nền kinh tế chỉ huy rất phổ biến, tuy nhiên về sau đã thể hiện tính không hiệu quả nên hầu hết đã bị thay thế dần dần. Ngày nay rất nhiều nước, đặc biệt là các nước theo chủ nghĩa xã hội, vẫn thể hiện một số đặc trưng của nền kinh tế bao cấp. Các ví dụ điển hình là Trung quốc, Ấn Độ, Nga và vài nước khác ở trung Trung Á, Đông Âu và Trung Đông.

4.2. Nền kinh tế thị trường (market economy): Là nền kinh tế mà  mọi quyết định về phân bổ nguồn lực được dựa trên sản lượng, sức tiêu thụ, đầu tư, và tiết kiệm, dựa trên sự tương tác giữa cung và cầu, đó là quy luật của thị trường. Các quyết định kinh tế được đưa ra bởi cá nhân hoặc doanh nghiệp,  sự tác động của chính phủ rất giới hạn. Nền kinh tế thị trường có mối quan hệ mật thiết với chế độ dân chủ, do đó các phương tiện sản xuất phần nhiều được sở hữu và vận hành bởi tư nhân. Nhiệm vụ của chính phủ là thiết lập một hệ thống pháp lí bảo vệ tài sản tư nhân và các hợp đồng thỏa thuận để người dân và các doanh nghiệp có thể kiểm soát và thực hiện hoạt động kinh tế của họ.Tuy nhiên, chính phủ có quyền tác động để điều chỉnh sự chênh lệch mà nền kinh tế thị trường thường tạo ra.

4.3. Nền kinh tế hỗn hợp (mixed economy): thể hiện đặc trưng của cả hai nền kinh tế nói trên.  Nó kết hợp sự tác động của chính phủ và của cơ chế thị trường trong việc sản xuất và phân phối hàng hóa. Phần lớn các ngành công nghiệp đều do tư nhân sở hữu, và các thương nhân được tự do thiết lập, sở hữu, và vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên chính phủ là người điều tiết các chức năng cơ bản như cấp lương hưu, điều tiết lao động, mức lương tối thiểu, và quản lý môi trường. Giáo dục, y tế, và một số ngành dịch vụ thiết yếu khác thường là do chính phủ nắm giữ, đặc biệt các ngành quan trọng như giao thông, viễn thông và năng lượng, Ví dụ như ở Pháp, nhà nước sở hữu các ngân hàng chính và một số ngành công nghiệp quan trọng, ví dụ như công nghiệp luyện kim. Một công ty ô tô, hãng Renault, một phần thuộc chính phủ nhưng một công ty khác có tên Peugoet thuộc tư nhân. Ở một số nước như Đức, Nhật, Singapore và Thụy Điển, chính phủ thường cộng tác chặt chẽ với doanh nghiệp và người lao động để đưa ra các chính sách phù hợp.

Thế kỷ trước đã chứng kiến một bước nhảy vọt về số lượng nền kinh tế hỗn hợp. Ví dụ: ở Hoa Kỳ, tiêu dùng của chính phủ đã tăng vọt từ 3% GDP những năm 1930 đến 20% vào những năm 1980. Cũng trong giai đoạn này, ở một số lớn các quốc gia có nền kinh tế phát triển khác, tiêu dùng chính phủ trung bình tăng từ 8% GDP lên đến 40%. Chính phủ các nước ở châu Âu, Nhật Bản, và Bắc Hoa Kỳ, áp dụng rất nhiều quy định mới đối với các doanh nghiệp tư nhân, trên các lĩnh vực như an toàn lao động, mức lương tối thiểu, phAustralia lợi khi về hưu, và bảo vệ môi trường.

5. Hệ thống luật pháp

Hệ thống luật pháp cung cấp một khung pháp chế các quy định và quy tắc chỉ thị, cho phép, hoặc hạn chế các mối quan hệ cụ thể giữa con người và các tổ chức, đưa ra các hình phạt cho những hành vi vi phạm các quy định và quy tắc kể trên. Luật pháp yêu cầu hoặc hạn chế một số hành vi cụ thể, trong khi cho phép công dân thực hiện một số hành động nhất định, chẳng hạn như giao kết hợp đồng và tìm kiếm biện pháp khắc phục đối với vi phạm hợp đồng. Các đạo luật chỉ thị những quy trình, thủ tục mà công dân và các tổ chức cần tuân theo trong một bối cảnh cụ thể. Hệ thống pháp lý có tính năng động; Nó tiến triển theo thời gian để đại diện cho sự thay đổi giá trị xã hội và sự tiến hóa trong xã hội, chính trị, kinh tế và môi trường kĩ thuật của mỗi quốc gia.

Hệ thống chính trị hiện hành - chế độ chuyên chế, chủ nghĩa xã hội và nền dân chủ cũng có xu hướng tác động đến hệ thống pháp luật tương ứng. Nền dân chủ có xu hướng khuyến khích các lực lượng thị trường và tự do thương mại. Trong các hệ thống luật pháp tiên tiến, như tại Australia, Canada, Nhật Bản, Hoa Kỳ và đa số các nước châu Âu, luật pháp được tuyên truyền và hiểu biết rộng rãi. Chúng phát huy hiệu quả vì được áp dụng bình đẳng cho mọi công dân, được ban hành bằng các phương tiện thủ tục thông thường, được ban hành bởi quyền hành của các cơ quan chính phủ đã được công nhận và được thi hành có tính hệ thống và công bằng bởi lực lượng cảnh sát và các cơ quan đoàn thể.

Ở những quốc gia này có sự tồn tại  của văn hóa chấp hành luật pháp, đây là nơi các công dân nhất quán tôn trọng và tuân theo các quy định của pháp luật. Quy định pháp luật liên quan chặt chẽ đến sự tồn tại của một hệ thống pháp luật nơi mọi quy định phải rõ ràng, công khai, công bằng và được tôn trọng rộng rãi bởi các cá nhân, tổ chức và chính phủ. Kinh doanh quốc tế đang khởi sắc ở những xã hội mà các quy định pháp luật chiếm ưu thế. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, đạo luật Chứng khoán và Các hoạt động trao đổi khuyến khích sự tin cậy trong giao dịch kinh doanh bằng cách yêu cầu các công ty đại chúng thường xuyên đóng những chỉ số tài chính cho các nhà đầu tư. Hệ thống luật pháp có thể bị xói mòn bởi sự thiếu tôn trọng luật pháp, sự yếu kém trong chính phủ, hoặc những hạn chế nặng nề với nỗ lực ngăn cấm những hành vi phổ biến trong xã hội. Trong bối cảnh của các quy định pháp luật, hoạt động kinh tế có thể bị cản trở và các công ty phải cạnh tranh với một sự không ổn định lớn.

5.1.Các hình thức hệ thống luật pháp:

Trên thế giới hiện có năm hình thức hệ thống luật pháp cơ bản. Đó là: luật án lệ, Luật Dân sự , Luật Tôn giáo, Luật Xã hội chủ nghĩa và hệ thống luật hỗn hợp. Những hệ thống pháp luật này là nền móng cho các đạo luật và quy định. Bảng  dưới đây cung cấp một số ví dụ về các quốc gia nơi những hệ thống pháp luật này có xu hướng thịnh hành.

·                    Luật Án lệ (còn được gọi là tiền lệ pháp) là một hệ thống luật pháp có nguồn gốc từ Anh và lan rộng sang Australia, Canada, Hoa Kỳ và những nước cựu thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh. Cơ sở của luật tiền lệ là theo dõi thực tiễn vừa qua và các tiền lệ pháp lý do tòa án quốc gia thông qua việc giải thích các quy chế, pháp luật và sự điều hành trước đó. Các quốc gia sử dụng luật tiền lệ (như Viện Quý tộc ở Anh và Quốc hội Mỹ) nắm giữ quyền lực cuối cùng trong việc thông qua hoặc sửa đổi luật. Tại Hoa Kỳ, vì Hiến pháp Hoa Kỳ rất khó khăn trong việc sửa đổi, Tòa án tối cao và thậm chí các tòa án cấp thấp cũng được hưởng sự linh hoạt đáng kể trong việc diễn giải luật. Và bởi vì luật Án lệ cởi mở hơn đối với các quyết định của tòa án, nó có tính linh hoạt hơn các hệ thống luật pháp khác. Như thế, hệ thống tiền lệ pháp có quyền lực đáng kể để diễn giải pháp luật dựa trên những hoàn cảnh riêng của từng trường hợp cá nhân, bao gồm các tình huống tranh chấp kinh doạnh thương mại khác.

·                    Luật Dân sự  (Civil law) ra đời tại Pháp, Đức, Nhât Bản, Thổ Nhĩ Kì, Mexico, và ở Hoa Kỳ Latin. Nguồn gốc của nó xuất phát từ các đạo luật của Rome và bộ luật Napoleon. Luật Dân sự  được căn cứ trên một hệ thống pháp luật đầy đủ và được “hệ thống hóa” – một cách rõ ràng bằng văn bản và có thể tiếp cận. Luật Dân sự  chia hệ thống pháp luật làm 3 bộ luật: Thương mại, Dân sự và Hình sự. Bộ luật được coi là hoàn chỉnh như là kết quả của việc cung cấp đầy đủ các hạng mục và thường gặp ở đa số các hệ thống Luật Dân sự . Các điều luật và nguyên tắc hình thành điểm khởi đầu cho những pháp lý và thực thi công lý. Các quy định đã được hệ thống hóa nổi bật lên với những điều luật cụ thể và các quy tắc ứng xử được tạo ra bởi cơ quan lập pháp hoặc các cơ quan tối cao khác

Cả 2 hệ thống luật Án lệ và Luật Dân sự  đều bắt nguồn từ Tây Âu và đều đại diện cho các giá trị chung của cộng đồng Tây Âu. Sự khác biệt chính giữa hai hệ thống là trong khi luật Án lệ chủ yếu xuất phát từ tòa án và được phán xét dựa trên quyết định của tòa án, thì Luật Dân sự  chủ yếu xuất phát từ cơ quan lập pháp và dựa trên những đạo luật được ban hành bởi cơ quan lập pháp quốc gia và địa phương. Luật Án lệ và Luật Dân sự  đặt ra những sự khác biệt đa dạng trong kinh doanh quốc tế. Trong thực tế, hệ thống luật Án lệ nói chung bao gồm các yếu tố của Luật Dân sự  và ngược lại. Hai hệ thống này có thể bổ sung cho nhau và các nước sử dụng một trong 2 hệ thống thường có xu hướng sử dụng một số yếu tố của hệ thống kia.

·                    Luật Tôn giáo (Luật Thần quyền) là một hệ thống pháp lý bị ảnh hưởng rõ rệt của tôn giáo, nguyên tắc đạo lý, và các giá trị đạo đức được xem như là một hiện thân tối cao.  Hệ thống Luật Tôn giáo quan trọng nhất được dựa trên các đạo luật của Ấn Độ giáo, Do Thái và Hồi giáo. Trong số đó, phổ biến nhất là luật Hồi giáo, phổ biến ở Trung Đông, Bắc Phi, và Indonesia. Pháp luật Hồi giáo có nguồn gốc từ những quy định của kinh Koran, Kinh thánh của người Hồi giáo và lời dạy của nhà Tiên tri Mohammed.  Còn được biết đến với tên gọi Shariah, luật Hồi giáo không phân biệt giữa tôn giáo và hiến pháp. Luật Hồi giáo đưa ra các tiêu chí về các hành vi liên quan đến chính trị, kinh tế, ngân hàng, hợp đồng, hôn nhân và các vấn đề xã hội khác. Luật Hồi giáo điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người, giữa người dân và nhà nước, và giữa con người và đấng tối cao. Được xem như lời dạy của đấng Tối cao, luật Hồi giáo mang tính tuyệt đối và phát triển rất ít theo thời gian.

Hầu hết các nước Hồi giáo hiện nay đang duy trì một hệ thống kép, nơi tôn giáo và tòa án hiến pháp cùng tồn tại. Các quốc gia khác có đông dân cư Hồi giáo như Indonesia, Bangladesh, và Pakistan, hiện nay đã có hiến pháp thế tục và các đạo luật. Thổ Nhĩ Kì, một quốc gia khác với số lượng lớn dân cư Hồi giáo đã có hiến pháp thế tục vững chắc. Arab Saudi và Iran là các nước mà ở đó các tòa án tôn giáo có thẩm quyền trên cả luật pháp.

Quan điểm truyền thống của Luật Tôn giáo  phản đối mọi sự tự do và hiện đại hóa tại các nước theo đạo Hồi.  Ví dụ như, quy định nghiêm khắc của luật Hồi giáo nghiêm cấm cho và nhận lãi suất vay hay đầu tư. Như vậy, để tuân theo luật Hồi giáo, các ngân hàng không thê cho vay lấy lãi như thông lệ mà phải thu lợi nhuận bằng cách tính lệ phí hành chính hoặc mức lợi nhuận hợp lý trong các dự án tài chính mà họ cấp vốn. Nhiều ngân hàng phương Tây, như Citibank, JP và Ngân hàng Deutsche- có các chi nhánh ở các nước Hồi giáo phải tuân thủ Luật Shariah. Các quốc gia Hồi giáo như Malaysia đã ban hành trái phiếu Hồi giáo cho hưởng lợi tức từ tài sản, ví dụ như tài sản cho thuê, thay vì trả lãi suất.

·                    Luật Xã hội chủ nghĩa là một hệ thống pháp lý thường gặp chủ yếu ở các nước cựu thành viên của Liên Bang Xô Viết, Trung Quốc và một số ít nước châu Phi. Nó được dựa trên Luật Dân sự , kết hợp với các yếu tố của nguyên tắc xã hội chủ nghĩa mà nhấn mạnh quyền sở hữu tài sản của nhà nước. Các quyền hành của nhà nước được nhấn mạnh hơn của các cá nhân. Các nước xã hội chủ nghĩa có xu hướng coi tài sản và quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ hơn so với những nước áp dụng Luật Dân sự  hoặc luật tiền lệ. Với sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết và sự chuyển đổi của Trung Quốc đối với chủ nghĩa tư bản, Luật Xã hội chủ nghĩa đang lan dần tới phương Tây. Vì các nước này áp dụng nguyên tắc thị trường tự do, hệ thống pháp luật của họ ngày càng kết hợp nhiều hơn các yếu tố bổ sung của Luật Dân sự.

·                    Luật hỗn hợp đề cập đến một biến thể của 2 hoặc nhiều hệ thống pháp lý điều hành với nhau. Ở đa số các quốc gia, hệ thống pháp luật tiến hóa theo thời gian, áp dụng các yếu tổ của một hay nhiều hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của họ. Sự tương phản giữa Luật Dân sự  và luật Án lệ đã trở thành đặc biệt lu mờ vì có rất nhiều quốc gia kết hợp cả 2 hệ thống. Ngoài ra, hệ thống pháp lý ở Đông Âu thường kết hợp các yếu tố của Luật Dân sự  và Luật Xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp lý tại Lebanon, Ma rốc và Tunisia thì áp dụng cả các yếu tố của Luật Dân sự  và luật Hồi giáo.

6. Các loại rủi ro quốc gia

Nền tảng chính trị tác động đến hoạt động kinh doanh trên rất nhiều phương diện, và cũng tạo ra nhiều loại rủi ro quốc gia khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu về một số loại rủi ro quốc gia đặc trưng tạo ra bởi hệ thống chính trị.

6.1.           Rủi ro xuất phát từ chế độ chính trị

·            Sự chiếm hữu tài sản doanh nghiệp của chính phủ các nước

Chính phủ các nước có thể chiếm hữu tài sản của các doanh nghiệp bằng hai con đường chính: tịch thu và sung công. Tịch thu được hiểu là sự thu hồi các tài sản của các doanh nghiệp nước ngoài mà không có bất kỳ một sự đền bù nào. Ví dụ, ở Vê-nê-zuê-la, tổng thống Hugo Chavez đã tịch thu một khu vực khai thác dầu mỏ khổng lồ do công ty dầu khí Total của Pháp sỡ hữu. Sung công là chỉ việc chính phủ thu hồi tài sản của các doanh nghiệp nhưng có một khoản bồi thường nhất định.

Một thuật ngữ khác cũng thường được sử dụng, đó là “quốc hữu hóa”. Quốc hữu hóa chỉ hành động chiếm hữu tài sản của chính phủ các nước, nhưng không phải thu hồi tài sản của các doanh nghiệp mà thu hồi tài sản của cả một ngành công nghiệp nào đó, và có thể có bồi thường hoặc không. Năm 2006, chính phủ Bolivia đã quốc hữu hóa phần lớn ngành công nghiệp sản xuất dầu mỏ và khí đốt của nước này. Ngược lại, trong vài thập kỷ gần đây, vô số chính phủ các nước khác đã đẩy mạnh việc tham gia vào khu vực kinh tế tư nhân bằng việc bán một số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước cho tư nhân. Xu hướng này thể hiện rõ nhất ở Trung Quốc và Đông Âu, với việc hàng loạt các công ty thuộc sở hữu nhà nước đã được tư hữu hóa từ những năm 1980.

·            Cấm vận và trừng phạt thương mại (Embargo and Sanction)

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã ký kết các bản hiệp định và thỏa thuận quốc tế về những luật lệ, nguyên tắc, tiêu chuẩn trong hành vi giao dịch thương mại trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, chính phủ các quốc gia vẫn có thể đơn phương dùng đến các chính sách trừng phạt và cấm vận thương mại nhằm đối phó với các động thái gây hấn của các nước khác. Trừng phạt thương mại là một hình thức cấm các giao dịch thương mại quốc tế, thường được một hoặc một nhóm các quốc gia sử dụng để đối phó với một quốc gia khác khi nhận định rằng quốc gia này có những động thái đe dọa hòa bình và an ninh. Cấm vận là những lệnh cấm chính thức đối với một hay một vài quốc gia đặc biệt về xuất khẩu hoặc nhập khẩu một số loại hàng hóa, hoặc về các phương thức vận chuyển. Lệnh cấm vận thường được ban hành trong thời gian chiến tranh, hoặc khi có căng thằng gia tăng giữa các quốc gia. Cấm vận là một trong những hình thức ngăn chặn giao dịch thương mại trên một số mặt hàng nhất định đối với một số quốc gia nhất định. Lấy ví dụ như Hoa Kỳ đã áp dụng cấm vận với Cuba, Iran, CHDCNH Triều Tiên với cớ rằng đây là các quốc gia hậu thuẫn cho các nhóm khủng bố trên thế giới. Liên minh châu Âu cũng đã thực thi nhiều lệnh cấm vận chống lại Belarus, Sudan và Trung Quốc trên một số lĩnh vực thương mại nhất định, ví dụ như du lịch nước ngoài, nhằm chống lại việc vi phạm nhân quyền và buôn bán vũ khí.

·            Tẩy chay kinh tế (boycotts) đối với một số quốc gia hay một số doanh nghiệp

Người tiêu dùng và một số nhóm quyền lợi đặc biệt đôi khi vẫn thường tẩy chay một số doanh nghiệp nếu họ nhận thấy các doanh nghiệp này gây ảnh hưởng xấu đến thị hiếu tiêu dùng ở địa phương. Khách hàng cũng thường từ chối ủng hộ các doanh nghiệp nếu cho rằng hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp đó là không phù hợp. Tẩy chay (boycotts) được hiểu là động thái tự nguyện từ chối việc tham gia các giao dịch thương mại đối với một quốc gia hay một công ty nào đó. Tẩy chay và các hình thức phản đối giao dịch thương mại khác của người dân sẽ dẫn đến doanh số bán hàng giảm, còn các chi phí liên quan đến hoạt động quan hệ cộng đồng sẽ tăng lên do doanh nghiệp phải tăng cường cải thiện hình ảnh của công ty trong dân chúng. Một ví dụ là trường hợp của Disneyland Pari và McDonald’s, hai công ty này bị người dân Pháp tẩy chay mạnh mẽ do người Pháp vốn đã phản đối các chính sách nông nghiệp và toàn cầu hóa của Hoa Kỳ và họ coi hoạt động kinh doanh của hai công ty này trên đất Pháp như là một giọt nước tràn ly. Cũng tương tự, rất nhiều người dân Hoa Kỳ đã từ chối các sản phẩm của Pháp sau khi Pháp quyết định không ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc xâm lược I-rắc do Hoa Kỳ chủ trương vào đầu những năm 2000.

·            Chiến tranh, đảo chính, và cách mạng

Chiến tranh tranh, đảo chính và cách mạng có tác động lớn đối với hoạt động kinh doanh. Những sự kiện chính trị này có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, tuy nhiên chúng lại có tác động gián tiếp hết sức mạnh mẽ. Ví dụ, tại Mexico vào những năm 90, những người nông dân làm thuê ở vùng Chiapas đã lên kế hoạch chiến đấu chống lại chính phủ vì cho rằng các quan chức chính phủ không công bằng và không quan tâm đến tình trạng nghèo đói của nhân dân. Sau đó ít lâu một ứng cử viên tổng thống và một chính trị gia đã bị ám sát. Những vụ việc này đã làm rất nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi thị trường Mexico vì họ đã nhận thấy dấu hiệu mất ổn định chính trị gia tăng. Nhằm giảm thiểu rủi ro do những sự kiện tương tự như thế này (chiến tranh, đảo chính, cách mạng, v..v), các doanh nghiệp có thể mua báo hiểm rủi ro chiến tranh.

·            Nạn khủng bố

Khủng bố (terrorism) là hình thức sử dụng vũ trang và vũ lực nhằm đạt được một mục tiêu chính trị nào đó, bằng cách đe dọa và tác động lên nỗi sợ hãi của con người. Trong những năm gần đây, khủng bố trở thành một dạng rủi ro quốc gia hết sức nghiêm trọng. Nạn khủng bố đang không ngừng leo thang trên khắp thế giới, mà một ví dụ điển hình là vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ. Không chỉ lấy đi sinh mạng của hàng trăm con người, vụ khủng bố còn gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thị trường tài chính New York cũng như làm ngưng trệ hoạt động kinh doanh của vô số doanh nghiệp. Nạn khủng bố khiến người dân sợ hãi, dẫn tới giảm lượng tiêu thụ hàng hóa và có nguy cơ dẫn đến nên khủng hoảng kinh tế. Các ngành thương mại dịch vụ như du lịch, hàng không, giải trí và các ngành bán lẻ hàng hóa đặc biệt bị ảnh hưởng. Nạn khủng bố cũng tác động xấu đến các thị trường tài chính, cụ thể là trong quãng thời gian sau cuộc tấn công 11/9/2001, giá trị thị trường chứng khoán Hoa Kỳ giảm khoảng 14%.

6.2.           Rủi ro xuất phát từ hệ thống pháp luật

Bên cạnh chế độ chính trị, những khác biệt trong hệ thống luật pháp ở các quốc gia khác nhau cũng là một nguyên nhân tạo nên rủi ro quốc gia. Đặc biệt liên quan đến kinh doanh quốc tế là luật thương mại và tư pháp, trong đó luật thương mại bảo trùm toàn bộ các giao dịch thương mại, còn Tư pháp điều tiết mối quan hệ giữa các cá nhân và các tổ chức, bao gồm các điều luật hợp đồng cũng như trách nhiệm và bổn phận của mỗi bên nảy sinh trong những trường hợp vi phạm. Ở nhiều nước trên thế giới, hệ thống luật pháp thiên về bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, các tổ chức bản địa. Các bộ luật thường được xây dựng nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh và thúc đẩy kinh tế ở địa phương.

Hệ thống luật pháp ở cả “nước chủ nhà” và “nước ngoài” đều tạo nên những khó khăn thử thách khác nhau đối với các doanh nghiệp.

·            Rủi ro quốc gia nảy sinh từ môi trường pháp lý ở nước ngoài

Chính phủ của nước chủ nhà có thể áp đặt rất nhiều quy tắc luật pháp đối với doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại nước mình.

- Pháp luật đầu tư nước ngoài. Những bộ luật này có ảnh hưởng lớn đối với chiến lược gia nhập thị trường của một doanh nghiệp, cũng như đối với cơ cấu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Rất nhiều quốc gia đã đặt ra những giới hạn đối với việc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước mình. Một ví dụ là bộ luật Daitenhoo của Nhật Bản về hệ thống cửa hàng bán lẻ quy mô lớn, bộ luật này không cho phép các doanh nghiệp nước ngoài mở những cửa hàng bán lẻ quy mô lớn có dạng một kho hàng như Wal-Mart hoặc Toys “Я” Us. Như vậy, bộ luật này đã bảo vệ các cơ sở bán lẻ nhỏ bằng cách hạn chế sự hình thành và hoạt động của các nhà phân phối khổng lồ. Do đó, khi các nhà bán lẻ quy mô lớn muốn hoạt động kinh doanh, họ phải xin được sự chấp thuận của những cửa hàng bán lẻ nhỏ ở trong nước, vốn là một quá trình tốn nhiều công sức và thời gian. Ở Malaysia, các doanh nghiệp muốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh ở nước này phải được sự cho phép của Cơ quan Phát triển Công nghiệp Malaysia – một bộ phận có nhiệm vụ rà soát hoạt động đầu tư dự kiến để đảm bảo chúng phù hợp với mục tiêu của các chính sách quốc gia. Đối với Hoa Kỳ thì nước này thường hạn chế những khoản đầu tư nước ngoài được xem là có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Các khoản đầu tư lớn thường được Hội đồng Đầu tư Hoa Kỳ xem xét rất kỹ. Năm 2006, Quốc Hội Hoa Kỳ Hoa Kỳ đã phản đối gay gắt một đề nghị cấp quyền kiểm soát hoạt động một số cảng ở Hoa Kỳ cho doanh nghiệp Dubai Ports World, một công ty đặt tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng cũng như Quốc Hội Hoa Kỳ khiến cho doanh nghiệp này cuối cùng đã phải chấm dứt các kế hoạch đầu tư ra nước ngoài của mình.

- Kiểm soát cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh. Chính phủ các nước thường ban hành các bộ luật cũng như nguyên tắc mà dựa trên đó các doanh nghiệp điều tiết các hoạt động sản xuất, quảng bá, và phân phối của mình trong phạm vi lãnh thổ nước đó. Những hạn chế này có thể làm tạo những rườm rà cho các doanh nghiệp, hoặc làm giảm mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh, hoặc có thể là cả hai khả năng trên. Ví dụ, nước chủ nhà có thể yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu, hoặc đặt ra những nguyên tắc làm phức tạp hóa việc vận chuyển cũng như các hoạt động giao nhận vận tải khác, hoặc có thể làm cho việc gia nhập thị trường trở nên khó khăn hơn. Một ví dụ là về thị trường dịch vụ viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, Chính phủ nước này yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia thị trường phải liên doanh với các doanh nghiệp trong nước, còn doanh nghiệp nước ngoài không thể làm chủ toàn bộ hoạt động kinh doanh. Luật này nhằm đảm bảo rằng người Trung Quốc luôn nắm quyền kiểm soát ngành công nghiệp viễn thông của mình, cũng như thu được nguồn chất xám, vốn, và công nghệ về cho thị trường nội địa.

- Quy định về Marketing và phân phối. Các bộ luật này chỉ rõ hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, phân phối như thế nào là hợp pháp. Ví dụ, chính phủ các nước Phần Lan, Pháp, Nauy và New Zealand cấm quảng cáo thuốc lá trên TV. Chính phủ Đức cấm phần lớn các quảng cáo dùng hình thức so sánh, kiểu như một doanh nghiệp quảng cáo rằng nhãn hiệu của họ là vượt trội hẳn so với một nhãn hiệu cạnh tranh khác. Nhiều quốc gia khác lại kiểm soát việc áp giá đối với một số hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như thực phẩm và dịch vụ y tế. Những giới hạn và kiểm soát này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quảng bá và lợi nhuận của các công ty. Các bộ luật về đảm bảo độ an toàn và tin cậy của các sản phẩm chỉ rõ trách nhiệm của nhà sản xuất cũng như người bán đối với những thiệt hại, tai nạn, hoặc tử vong do sản phẩm bị lỗi gây ra. Trong trường hợp có vi phạm, doanh nghiệp và các nhà điều hành doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, có thể là phạt tiền hoặc vào tù, tùy theo vụ kiện dân sự. Trái với các nước có nền kinh tế tiên tiến, ở các nước đang phát triển, các bộ luật về đảm bảo an toàn sản phẩm nói chung còn rất yếu, chưa được chú trọng đúng mức. Rất nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng những chỗ yếu của luật như thế để kiếm lời trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ, khi một số công ty sản xuất thuốc lá ở châu Âu và Hoa Kỳ bị các vụ kiện theo đuổi, các công ty này đã chuyển phần lớn hoạt động quảng bá của mình sang các nước đang phát triển.

- Quy định về chuyển lợi nhuận về nước mẹ. Các doanh nghiệp đa quốc gia có thể kiếm lợi nhuận ở rất nhiều nước khác nhau trên thế giới, và sau đó chắc chắn họ sẽ tìm cách chuyển những khoản lợi nhuận đó về nước mình. Tuy vậy, ở một số nước, Chính phủ đặt ra các bộ luật hạn chế việc lưu chuyển dòng tiền như thế. Hành động này là nhằm bảo tồn những ngoại tệ mạnh trong nội địa, như đồng Euro, đô la Hoa Kỳ, hoặc đồng Yên Nhật. Những bộ luật này giới hạn lượng tiền ở dạng thu nhập tĩnh, hoặc cổ tức, được các doanh nghiệp gửi về công ty mẹ ở nước mình. Trong khi những nguyên tắc hạn chế này làm giảm lượng vốn FDI đổ vào trong nước, chúng rất phổ biến ở các nước chịu cảnh thiếu hụt ngoại tệ mạnh.

- Quy định về bảo vệ môi trường. Chính phủ các nước thường ban hành các bộ luật nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chống nạn ô nhiễm, chống lợi dụng tài nguyên không khí, đất, nước, cũng như nhằm đảm bảo sực khỏe và an toàn. Ví dụ như ở nước Đức, các doanh nghiệp luôn phải theo các nguyên tắc tái chế hết sức nghiêm ngặt. Trách nhiệm về việc tái chế bao bì sản phẩm hoàn toàn đặt lên vai các nhà sản xuất và phân phối. Tuy nhiên, các nhà làm luật cũng rất cố gắng cân bằng giữa một bên là trách nhiệm bảo vệ môi trường, và một bên là tác động của các nguyên tắc đó đối với nhân công, hoạt động kinh doanh, và sự phát triển kinh tế. Ví dụ, ở Mexico, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường khá lỏng lẻo, hoặc ít bị kiểm soát hơn các quốc gia khác, những chính phủ nước này rất chần chừ trong việc củng cố các tiêu chuẩn đó vì sợ rằng các công ty đa quốc gia nước ngoài sẽ vì thế mà giảm lượng đầu tư vào nước này.

- Pháp luật hợp đồng. Các bản hợp đồng giao dịch quốc tế chỉ rõ những quyền hạn, nhiệm vụ, cũng như nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Các bản hợp đồng được sử dụng trong 5 loại giao dịch kinh doanh sau đây: (1) giao dịch bán hàng hóa hoặc dịch vụ, đặc biệt là với số lượng lớn, (2) giao dịch phân phối sản phẩm của một công ty cho các nhà phân phối nước ngoài, (3) giao dịch cấp phép (licensing) và nhượng quyền thương mại (franchising) – là một thỏa thuận trong đó cho phép một doanh nghiệp sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, các công cụ quảng bá, hoặc tài sản của một doanh nghiệp khác, (4) giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, đặc biệt là đầu tư dưới dạng hợp tác với một chủ thể nước ngoài, nhằm thiết lập và tiến hành hoạt động kinh doanh của một công ty con, và (5) giao dịch liên doanh, hoặc các hình thức liên kết hoạt động xuyên biên giới khác.

Hiện nay các nhà làm luật đang tiến tới xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về các hợp đồng mua bán quốc tế. Vào năm 1980, Liên Hợp Quốc đã ban hành Công ước về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG 1980) – một văn bản pháp quy thống nhất về các hợp đồng mua bán quốc tế. Hơn 70 quốc gia trên thế giới hiện nay đã tham gia Công ước này, chiếm khoảng ¾ hoạt động thương mại toàn thế giới. Trừ trường hợp bị loại trừ bởi một điều khoản được chỉ rõ trong hợp đồng, bản Công ước được xem là sẽ thay thế cho bất kỳ một bộ luật địa phương nào tương đương về giao dịch mua bán quốc tế.

- Pháp luật về Internet và thương mại điện tử. Những quy tắc này giờ đây cũng được xem là những hạn chế mới trong hệ thống pháp luật. Do sự mới mẻ về hình thức giao dịch này nên luật pháp về Internet và thương mại điện tử vẫn đang được phát triển và hoàn thiện. Các doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử ở các quốc gia có hệ thống luật pháp yếu có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro rất lớn. Ví dụ, Chính phủ Trung Quốc đã và đang xây dựng một hệ thống pháp quy nhằm đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư trong bối cảnh Internet và thương mại điện tử đang nhanh chóng lan rộng. Tuy vậy, rất nhiều quy định về bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng vẫn chưa được thực hiện, và vẫn chưa có tiến triển gì nhiều trong việc phát triển các phương thức bảo về dữ liệu cá nhân trước nạn ăn cắp của bọn tội phạm công nghệ cao và của các dối thủ cạnh tranh. Gần đây, với việc xây dựng luật chữ ký điện tử, hình thức hợp đồng trực tuyến đã được áp dụng các biện pháp bảo vệ khá hữu hiệu. Tuy nhiên, việc thực thi các luật về thương mại điện tử ở Trung Quốc vẫn còn rất lỏng lẻo.

6.2. Rủi ro quốc gia nảy sinh từ môi trường pháp lý ở nước mình

Ngoài việc chấp hành luật pháp ở quốc gia sở tại, các nhà quản lý doanh nghiệp còn phải chấp hành luật pháp ở chính nước mình. Chúng ta hãy xem xét các vấn đề dưới đây.

·                    Đặc quyền ngoại giao dùng để chỉ việc áp dụng luật của nước có công ty mẹ đối với cá nhân, tổ chức hoặc hoạt động kinh doanh bên ngoài lãnh thổ đất nước đó. Trong hầu hết các trường hợp thì những điều luật như thế này thường được sử dụng làm chứng cứ để buộc tội những vụ việc vi phạm của cá nhân hoặc tổ chức đặt tại nước ngoài.

Có rất nhiều ví dụ về sử dụng đặc quyền ngoại giao trong kinh doanh quốc tế. Gần đây, một tòa án tại Pháp đã yêu cầu hãng Yahoo! chặn truy nhập vào các tài liệu liên quan đến Đức quốc xã trên trang web của hãng này tại Pháp, đồng thời gỡ bỏ những thông điệp, hình ảnh ảnh, bài viết có liên quan trên các trang web có thể truy nhập từ Pháp và Hoa Kỳ của hãng này. Liên minh châu Âu cũng đang theo đuổi vụ kiện chống lại tập đoàn Microsoft vì những hành vi được cho là độc quyền trong việc phát triển và bán các phần mềm điều hành hệ thống của hãng này. Độc quyền được đánh giá là hết sức có hại vì chúng gây hạn chế giao dịch thương mại một cách không công bằng.

Các nhà kinh doanh nói chung rất phản đối sử dụng đặc quyền ngoại giao vì chúng có thể làm tăng chi phí giao dịch, chi phí quy định, cũng như làm phức tạp hóa thủ tục kinh doanh, và nguy cơ rủi ro cao.

- Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài (FCPA): Được chính phủ Hoa Kỳ thông qua vào năm 1977, đạo luật này nghiêm cấm các hành vi hối lộ của các doanh nghiệp cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài vì mục đích kinh doanh. Đạo luật FCPA được ban hành khi có tới hơn 400 doanh nghiệp Hoa Kỳ thừa nhận đã đưa hối lộ cho các quan chức chỉnh phủ và chính trị gia nước ngoài. Đạo luật FCPA được củng cố vào năm 1998 với những điều khoản bổ sung về chống tham nhũng đối với các doanh nghiệp và nhà quản lý nước ngoài tiếp tay cho các hành vi tham nhũng khi đang hoạt động kinh doanh trên đất Hoa Kỳ. Đạo luật này cũng đề ra các điều khoản về kế toán doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp này sẽ phải thiết lập và vận hành một hệ thống kế toán trong đó kiểm soát chặt chẽ và ghi nhận lại mọi khoản thu chi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm “hối lộ” chưa thực sự được làm rõ trong đạo luật này. Lấy ví dụ, đạo luật có sự phân biệt giữa hành vi “hối lộ” và việc thực hiện các khoản “tiếp khách”, được cho là hợp pháp nếu không vi phạm vào các điều luật của đất nước đó.

Hiện nay vẫn còn rất nhiều quốc gia trên thế giới chưa có những bộ luật chống tham nhũng, hối lộ đối với các giao dịch thương mại quốc tế. Một số doanh nghiệp Hoa Kỳ cho rằng đạo luật FCPA ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của họ, do các doanh nghiệp cạnh tranh ở các nước khác không bị hạn chế bởi những điều luật như thế này. Thêm nữa, FCPA ngày càng áp dụng những chế tài xử phạt mạnh mẽ hơn đối với các doanh nghiệp vi phạm. Các doanh nghiệp có thể sẽ bị phạt đến hai triệu Đô la Hoa Kỳ, còn các cá nhân thì mức phạt lên đến 100,000 đô la Hoa Kỳ và có thể phải chịu án tù.

- Các nguyên tắc chống tẩy chay trong thương mại: các nguyên tắc này của nước sở tại nhằm ngăn chặn việc các công ty tham gia vào hoạt động tẩy chay hoặc hạn chế thương mại giữa các nước với nhau. Theo đạo luật này, các doanh nghiệp không được phép tham gia tẩy chay thương mại trên các khía cạnh như phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, hoặc nguồn gốc quốc gia. Ví dụ, một số nước Ả Rập từ lâu đã thi hành các chính sách tẩy chay đối với Nhà nước Israel do bất đồng chính trị, và yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài muốn hoạt động kinh doanh với các nước Ả Rập cũng phải chấp hành việc tẩy chay này. Tuy nhiên, luật chống tẩy chay thương mại được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào năm 1977 đã cấm hoàn toàn các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động kinh doanh ở Ả Rập tham gia các hình thức tẩy chay thương mại này.

- Các nguyên tắc trong báo cáo và kế toán: Hoạt động kế toán cũng như các tiêu chuẩn trong kế toán có sự khác nhau rất lớn giữa các quốc gia trên thế giới. Những sự khác biệt này có thể gây ra khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp nhưng đồng thời có thể tạo cơ hội kiếm lợi nhuận. Ví dụ, khi định giá cổ phiếu và chứng khoán, hầu hết các nước đều áp dụng mức giá cả hoặc mức giá trị thị trường thấp hơn, tuy nhiên Bra-xin lại khuyến khích các doanh nghiệp điều chỉnh định giá phù hợp với danh mục đầu tư của mình, do tiền sử lạm phát cao ở nước này. Khi định giá các loại tài sản hữu hình như công cụ hay thiết bị lao động, Canada và Hoa Kỳ sử dụng giá trị gốc của tài sản. Trong khi đó thì phần lớn các quốc gia Hoa Kỳ latinh lại sử dụng giá trị thị trường đã được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát. Ở Hoa Kỳ, các công ty được phép xóa sổ những tài khoản không thể thu lại được, trong khi điều này là bất hợp pháp ở Pháp, Tây Ban Nha, và Nam Phi. Cũng như vậy, đại đa số các quốc gia đều xếp chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) vào tài khoản chi phí sản xuất của doanh nghiệp, nhưng riêng Hàn Quốc và Tây Ban Nha xếp những chi phí này vào tài khoản chi phí ban đầu (vốn). Bỉ, Malaysia, và Italia thì sử dụng cả hai hình thức kết toán trên.

- Tính minh bạch trong báo cáo tài chính: Thời điểm và mức độ minh bạch của báo cáo tài chính doanh nghiệp có sự khác nhau rất lớn giữa các quốc gia trên thế giới. Tính minh bạch để chỉ mức độ các doanh nghiệp công bố các thông tin quan trọng về tình trạng tài chính cũng như hoạt động kế toán doanh nghiệp của mình. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, định kỳ 3 tháng 1 lần các công ty có nghĩa vụ báo cáo kết quả tài chính của mình cho các cổ đông và cho Ủy ban Chứng Khoán Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tại phần lớn các nước, báo cáo tài chính thường được công bố mỗi năm một lần, hoặc ít hơn, và tính minh bạch của các báo cáo này thường không cao. Tính minh bạch cao của các báo cáo tài chính không chỉ giúp đưa ra các quyết sách chính xác hơn trong kinh doanh mà còn làm tăng niềm tin của người dân đối với các doanh nghiệp.

Trong một nỗ lực chống nạn tham nhũng trong các doanh nghiệp, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Sarbanes-Oxley 2002 nhằm thAustralia đẩy các doanh nghiệp công khai minh bạch hơn trong các báo cáo kế toán của mình. Bản đạo luật có tính bao quát cao này được thông qua với mục đích ngăn chặn sai phạm trong quản lý và kế toán của các doanh nghiệp. Đạo luật được ban hành vào thời điểm có nhiều vụ xì căng đan về việc phát hiện gian lận trong kế toán của các doanh nghiệp lớn như Enron và World.com. Đạo luật này chỉ rõ rằng các giám đốc điều hành và giám đốc tài chính của các doanh nghiệp sẽ là những người trực tiếp chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo hàng năm cũng như của các dữ liệu tài chính khác. Bên cạnh đó, đối tác làm ăn của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, hoặc các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh trên đất Hoa Kỳ, cũng đều phải tuân theo các điều khoản trong Đạo luật này. Một số doanh nghiệp châu Âu như Royal Dutch Shell (của Hà Lan và Anh), Royal Ahold (của Hà Lan), Parmalat (của Ý), và Vivendi (của Pháp) trong những năm gần đây cũng đã bị khởi tố vì những dấu hiệu bất thường trong quản lý và kế toán doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một hạn chế lớn của bản cuộc cải tổ Sarbanes-Oxley là chi phí đối thực thi nó – ước đoán sẽ tiêu tốn khoảng hàng chục tỉ đô la cùng với hàng triệu giờ lao động để thay đổi hoặc thiết lập các hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ. Do đó, để tránh những yêu cầu cứng nhắc về tài chính như thế, một số doanh nghiệp châu Âu đã chọn cách giảm đầu tư vào hoạt động kinh doanh ở Hoa Kỳ, và một số thậm chí đã hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Đồng thời một số chính phủ các nước châu Âu cũng đã kêu gọi cần có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn đối với kế toán doanh nghiệp ở châu Âu.

- Các tiêu chuẩn đạo đức và việc thực hiện chúng trong doanh nghiệp: Đạo đức kinh doanh quy định những hành vi hợp với luân thường đạo lý của các doanh nghiệp, hoặc của chính phủ các nước. Các vấn đề đạo đức thường nảy sinh, hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, do những thiếu sót trong hệ thống pháp lý. Tham nhũng là một ví dụ cho hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh nghiêm trọng. Tham nhũng bao gồm việc tiến hành những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức, đặc biệt là hối lộ và gian lận, nhằm đạt được những mục đích thương mại. Hối lộ là biện pháp thường được sử dụng khi các doanh nghiệp muốn gia nhập một thị trường quan trọng, hoặc khi doanh nghiệp cần đạt các mục tiêu kinh doanh khác ở nước ngoài. Trong ví dụ mở đầu chương này, chúng ta có thể thấy nạn tham nhũng tràn lan làm gia tăng những quan ngại về hệ thống luật pháp đang phát triển của nước Nga. Ở Đức, số tiền hối lộ của các doanh nghiệp trong thời gian xây dựng một nhà máy đốt chất thải lên tới 13 triệu đô la Hoa Kỳ. Dự án thủy điện Yacyreta xây dựng trên biên giới Argentina và Paraguay với sự hỗ trợ của Ngân Hàng Thế Giới hoàn toàn không đạt được mục tiêu sản xuất năng lượng như kế hoạch ban đầu, và phần lớn khoản chi 1,87 tỉ đô la đã bị sử dụng vào những việc không minh bạch. Hầu như ở bất kỳ đâu cũng xảy ra nạn tham nhũng, tuy nhiên, vấn nạn này đặc biệt phổ biến ở các nước có nền kinh tế đang phát triển.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy hơn 30% các công ty đa quốc gia tin rằng tham nhũng là một trong những mối bận tâm lớn nhất của họ trong các quyết định đầu tư vào một quốc gia nào đó. Liên Hợp Quốc ước tính mỗi năm tổng lượng tiền hối lộ vào khoảng 1 nghìn tỷ đô la. Nhằm đẩy lùi nạn tham nhũng trên toàn cầu, chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài (FCPA),đã được đề cập ở phần trên. Thêm vào đó, năm 1996 Phòng Thương mại quốc tế đã ban hành “Quy tắc về phòng chống biển thủ và tham nhũng”, Hoa Kỳ ban hành “Tuyên bố chống tham nhũng và hối lộ trong các giao dịch thương mại quốc tế”. Năm 1998, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công khai bản thỏa thuận chống hối lộ của mình.Bản Hiệp định đã được ký bởi 30 nước thành viên OECD (đặc biệt, bao gồm cả các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới), cùng với một số nước châu Mỹ Latin. Và cuối cùng, các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, đã vào cuộc và công bố các chương trình hành động nhằm chống lại nạn tham nhũng trên toàn cầu.

Hàng năm, tổ chức Minh bạch Quốc tế (International Transparency – TI) có trụ sở tại Đức tiến hành khảo sát để xếp hạng về tham nhũng ở các nước và đưa ra báo cáo “Chỉ số cảm nhận về tham nhũng”, nhằm đánh giá cảm nhận mức độ tham nhũng trong khu vực công, được tổng hợp trên cơ sở hàng chục cuộc khảo sát ý kiến các chuyên gia và doanh nghiệp. Bảng danh sách năm 2008 bao gồm 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mức độ cảm nhận về tham nhũng được chấm từ điểm 0 (tham nhũng cao nhất) đến điểm 10 (được coi là “sạch” nhất). 

Đứng đầu bảng xếp hạng có ba nước đồng hạng nhất với 9,3 điểm, đó là Đan Mạch, Thụy Điển,  và New Zealand. Đứng thứ tư là Singapore với 9,2 điểm.

Ở dưới đáy của bảng xếp hạng là Somalia (1 điểm), Iraq và Myanmar (đồng 1,3 điểm) và Haiti với 1,4 điểm. Nhìn chung tham nhũng có xu hướng tương quan với thực trạng phát triển kinh tế. Các quốc gia có nền kinh tế càng kém phát triển bao nhiêu thì khả năng nạn tham nhũng xảy ra càng cao. Mối tương quan này chỉ ra một nghịch cảnh quan trọng trong phát triển kinh tế - thương mại và đầu tư sẽ làm giảm đói nghèo, trong khi đó các công ty đa quốc gia lại rất hạn chế đầu tư vào hoạt động kinh doanh ở các nước có dấu hiệu tham nhũng cao.

Vấn nạn tham nhũng đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội của một quốc gia, và nhất là nó đặc biệt phổ biến ở các nước thiếu sự minh bạch trong các hoạt động kinh tế xã hội. Nạn tham nhũng tác động sâu sắc tới những người cùng khổ trong xã hội, khi mà họ buộc phải trả các khoản tiền hối lộ để có được những loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau như điện, nước, dịch vụ viễn thông. Mức độ tham nhũng cao cũng tỷ lệ thuận với lượng vốn FDI đổ vào thấp. Nói cách khác, các doanh nghiệp có xu hướng không đầu tư vào các nước có tỷ lệ tham nhũng cao. Tham nhũng cũng chiếm tỷ lệ rất cao trong các dự án xây dựng gần đây ở Iraq và Afganistan, và ở các quốc gia bị tàn phá bởi nạn sóng thần ở Ấn Độ Dương. Khoảng 10% trong khoản ngân sách 4 chục tỷ đô la hàng năm dành cho thủ tục xây dựng đã bị lãng phí vào hối lộ và tham nhũng.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nạn tham nhũng có xu hướng ít nghiêm trọng hơn ở các quốc gia toàn cầu hóa sâu sắc, cũng có nghĩa là có hệ thống thông tin và kế toán minh bạch hơn, thực thi các bộ luật chống tham nhũng nghiêm túc hơn, và có sự cam kết của chính phủ đối với việc chống các hành vi vi phạm đạo đức trong thương mại.

7. Quản lý rủi ro quốc gia

Tuy rủi ro quốc gia có phần phổ biến hơn ở các nước mà chính phủ can thiệp mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh, trên thực tế, rủi ro quốc gia có thể xảy ra ở bất kỳ đâu. Do đó, các nhà điều hành doanh nghiệp sẽ phải thường xuyên đề ra các chiến lược nhằm tối thiểu hóa rủi ro quốc gia. Cách làm của những quản lý có kinh nghiệm là dự đoán trước và giải quyết rủi ro quốc gia một cách có hệ thống. Họ sử dụng những biện pháp chủ động đối phó nhằm giảm thiểu tác động xấu hoặc phản ứng trái chiều gây nên bởi rủi ro quốc gia. Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ bàn về năm chiến lược cụ thể các nhà quản lý có thể áp dụng để đối phó với rủi ro quốc gia.

7.1. Tích cực rà soát môi trường kinh doanh

Để có thể dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra, việc tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu là hết sức cần thiết. Trước tiên, nhà quản lý cần tích lũy vốn hiểu biết sâu sắc về nền tảng chính trị và luật pháp của quốc gia dự kiến hoạt động kinh doanh. Sau đó, cần tập trung vào việc rà soát nhằm đánh giá những nguy cơ và rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp của mình. Việc rà soát này sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hoạt động của mình sao cho phù hợp với mục tiêu và tiêu chuẩn của luật pháp và thể chế chính trị tại đất nước đó, tiến tới tạo nên môi trường thuận lợi để kinh doanh thành công. 

Một trong những nguồn tin tốt nhất phục vụ cho quá trình rà soát thị trường là các nhân viên làm việc ở chính nước chủ nhà. Họ thường được giao nhiệm vụ theo dõi những sự kiện đang diễn biến và có thể đánh giá chúng trong bối cảnh lịch sử, văn hóa, chính trị của đất nước đó. Đại sứ quán và các hiệp hội thương mại cũng có thể thường xuyên thu thập và phân tích nguồn thông tin về hoàn cảnh chính trị của nước chủ nhà. Một số doanh nghiệp tư vấn như Tập đoàn PRS (www.prsgroup.com), và tổ chức BERI (tên tiếng Anh là Business Entrepreneurial Risk Intelligence – tạm dịch “Tổ chức thu thập nguồn tin về rủi ro trong hoạt động kinh doanh”) (www.beri.com), chuyên thực hiện những khảo sát đánh giá về rủi ro quốc gia, đồng thời cung cấp hướng dẫn nhằm giúp các doanh nghiệp đưa ra những chiến lược đối phó thích hợp với rủi ro quốc gia. Sau khi đã tìm hiểu về tình hình chính trị và những nguy cơ ở môi trường kinh doanh dự kiến, các doanh nghiệp sẽ xây dựng và áp dụng những chiến lược hướng tới việc quản lý có hiệu quả các mối quan hệ với những nhà làm luật và các mối quan hệ có lợi khác ở nước chủ nhà. Tiếp đến, doanh nghiệp có thể từng bước tiến hành các biện pháp giảm thiểu nguy cơ gặp phải những rủi ro quốc gia đe dọa hoạt động kinh doanh của mình.

7.2. Đặt các tiêu chuẩn đạo đức làm tôn chỉ trong kinh doanh

Theo sát các tiêu chuẩn đạo đức không chỉ là điều thiết yếu với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, trong trường hợp này, nó còn giúp các doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro quốc gia nảy sinh từ việc không thực thi theo các tiêu chuẩn đó. Các doanh nghiệp tham gia vào những hoạt động mờ ám, hoặc vận hành không dựa trên nền tảng luật pháp, chắc chắn sẽ tự thu hút sự chú ý của chính phủ các nước nơi họ thực hiện hoạt động kinh doanh.

Xu hướng kinh doanh hiện nay hướng tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR), nhằm mục đích nâng cao các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ việc vận hành hoạt động kinh doanh sao cho đáp ứng được kỳ vọng của các bên liên quan- stakeholders (như khách hàng, cổ đông, nhân viên, và cộng đồng) về các khía cạnh đạo đức, pháp luật, thương mại, và kỳ vọng của cộng đồng. Hiện nay xu hướng thế giới tin rằng các doanh nghiệp cần phải, và hoàn toàn có thể, trở thành những công dân gương mẫu của cộng đồng, và để làm được điều này, các doanh nghiệp cần làm được nhiều hơn chỉ đơn thuần là đảm bảo công ăn việc làm cho nhân viên, và nộp thuế đầy đủ. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ám chỉ rằng các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận mà còn cần đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp lập ra các chiến lược kinh doanh trong đó đồng thời vừa  nâng cao chất lượng hàng hóa công cộng vừa bảo vệ môi trường. Có vô số cách để các công ty xuyên quốc gia hoạt động một cách có trách nhiệm với cộng đồng. Một số ví dụ có thể kể đến như: cam kết thực thi đúng luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế, không phân biệt đối xử trong thuê mướn hay cất nhắc nhân viên, trả lương công bằng và đầy đủ, đảm bảo sức khỏe và an toàn ở nơi làm việc, thiết lập hệ thống công bằng về thời gian lao động và lao động thêm giờ, cam kết không sử dụng lao động trẻ em, và thực hiện việc bảo vệ môi trường đầy đủ.

7.3. Liên kết với bạn hàng có uy tín

Một hướng đi khác cũng làm giảm nguy cơ rủi ro quốc gia là gia nhập thị trường thông qua liên kết với một bạn hàng ở nước sở tại có uy tín và hai bên đã có quan hệ lâu dài. Những bạn hàng có uy tín ở đất nước đó sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin đầy đủ hơn về các điều kiện của đất nước, đồng thời dễ dàng hơn trong việc tạo lập mối quan hệ bền vững với chính phủ ở nước sở tại. Lấy ví dụ, đối với những thị trường gia nhập khó khăn như Trung Quốc và Nga, các doanh nghiệp châu Âu thường gia nhập bằng cách làm bạn hàng của các doanh nghiệp ở nước sở tại, nhằm nhận được hỗ trợ trong việc đối phó với nền tảng chính trị và luật pháp phức tạp.

7.4. Bảo vệ thông qua Hợp đồng hợp pháp

Một bản hợp đồng hợp pháp sẽ chỉ rõ quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên và là văn bản hết sức quan trọng khi những mối quan hệ trở nên xấu đi. Có sự khác biệt rất lớn về luật hợp đồng  giữa các quốc gia khác nhau, và các doanh nghiệp cần phải theo sát quy chuẩn của nước sở tại. Lấy ví dụ, một công ty của Canada hoạt động kinh doanh ở Bỉ sẽ phải làm theo luật của cả Canada và Bỉ, và theo cả bộ luật đang trong quá trình phát triển của Liên minh châu Âu, trong đó có thể có những chỗ chồng chéo với luật pháp của Bỉ.

Mâu thuẫn về hợp đồng quốc tế là rất phổ biến, và các doanh nghiệp thường áp dụng một trong ba cách giải quyết như sau: hòa giải, đưa ra trọng tài và kiện lên tòa án. Trong đó, hòa giải là biện pháp ít phải đối đầu nhất. Đó thực chất là một quá trình đàm phán chính thức trong đó mục tiêu đặt ra là giải quyết những khác biệt với thiện chí. Các bên mâu thuẫn sẽ mời một người hòa giải, sau đó người này sẽ gặp riêng từng bên nhằm giải quyết những tranh chấp. Các bên cũng có thể mời một hội đồng trung gian bao gồm những người có chuyên môn để giải quyết những vụ việc mâu thuẫn dân sự. Biện pháp thứ hai là sử dụng trọng tài phân xử, cụ thể là sẽ có một bên thứ ba trung lập nghe vấn đề từ cả hai phía và đánh giá khách quan tình hình, để sau đó, dựa vào đó quyết định bên nào được xử thắng. So với tố tụng ở tòa án, sử dụng trọng tài phân xử giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, trong khi lại đảm bảo được tính bảo mật của các thủ tục phân xử. Việc phân xử này thường do các tổ chức liên quốc gia tiến hành, ví dụ như Phòng Thương Mại Quốc tế ở Pa-ri, hoặc Phòng Thương Mại Stockholm. Biện pháp cuối cùng là tố tụng ở tòa, thường xảy ra khi một bên khởi kiện bên kia nhắm đạt được sự phân xử mong muốn. Tố tụng là hình thức phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, trong khi các quốc gia khác thường tránh dùng cách này mà thiên về nhờ trọng tài quốc tế hoặc hòa giải.

7.5. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Sỡ hữu trí tuệ bao gồm những sở hữu công nghiệp như bẳng sáng chế, phát minh, thương hiệu, và thiết kế công nghiệp. Nó cũng bao gồm tác quyền của các tác phẩm âm nhạc, văn chương, nghệ thuật, cũng như phim ảnh, sách, chương trình truyền hình. Sở hữu trí tuệ thường là nền tảng tạo ra lợi thế so sánh và hoạt động lâu dài của các doanh nghiệp. Các công ty bỏ rất nhiều tiền để bảo vệ những tài sản trí tuệ của mình, để có thể duy trì việc phát triển, sản xuất, và chào bán những sản phẩm có tính cạnh tranh cao tới khách hàng.

Chính phủ các quốc gia cũng áp dụng rất nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bằng sáng chế (patent) cho phép các doanh nghiệp được sản xuất, sử dụng, và bán các sản phẩm, hoặc công nghệ sản xuất. Luật tác quyền bảo vệ các tác phẩm âm nhạc, xuất bản phẩm, và một số loại phẩm mềm. Thương hiệu có giá trị pháp lý trong một thời gian dài kể từ ngày đăng ký. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thiết lập những tiêu chuẩn chặt chẽ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Các tiêu chuẩn khác được thiết lập bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) cũng như bởi các hiệp định quốc tế khác nhau, ví dụ như Hiệp định Quốc tế về Bảo vệ Quyền Sỡ hữu Công nghiệp, và bản Thỏa thuận Burton về Bảo vệ các tác phẩm văn chương và âm nhạc.

Mặc dù có các tiêu chuẩn bảo vệ như vậy, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa thực sự hiệu quả trên rất nhiều quốc gia. Thứ nhất, luật bảo vệ ở nước này chỉ có giá trị pháp lý trong lãnh thổ nước đó, không có khả năng tác động đến quốc gia khác. Có rất nhiều quốc gia trên thế giới không phải là thành viên của WIPO cũng như của các tổ chức Hiệp ước khác. Do đó cơ chế thi hành việc bảo vệ sẽ không có, hoặc khó mà thực hiện được. Thêm nữa là các quốc gia khác nhau thì hình thức thi hành luật và hiện trạng sở hữu trí tuệ cũng khác nhau. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại rất lớn về quyền sở hữu cũng như về giá trị lợi nhuận. Lấy ví dụ, các nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn cầu như Rolex, Louis Vuitton, và Tommy Hilfiger, v..v, thường là nạn nhân của nạn làm giả làm nhái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi thế so sánh và vốn chủ sở hữu thương hiệu.

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề kinh niên, đặc biệt đối với các quốc gia muốn gia nhập thị trường thế giới thông qua đầu tư FDI, bán quyền sản xuất, hoặc các dạng hợp tác kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành công nghiệp dược phẩm, phần mềm, xuất bản, và âm nhạc, là những đối tượng dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến quyền sỡ hữu trí tuệ nhất. Các công ty này có thể tìm được sự bảo vệ từ các bản hiệp định như Thỏa thuận Paris về Bảo vệ Quyền Sở hữu Công nghiệp, một thỏa thuận quốc tế có thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đồng thời ở nhiều quốc gia, tuy nhiên mức độ bảo vệ vẫn có sự hạn chế. Cuối cùng, các doanh nghiệp cần phải có sự bảo vệ từ các nền tảng liên quốc gia, mặc dù bằng sáng chế, thương hiệu, và luật tác quyền có sự khác nhau rất lớn giữa các quốc gia trên thế giới. Ở mỗi quốc gia, bản chất và việc thi hành luật sẽ phụ thuộc vào luật pháp của quốc gia đó, các cơ chế quản lý, và các nghĩa vụ thỏa thuận. Việc thi hành luật là một thách thức lớn và phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của các tòa án cũng như các cơ quan thi hành án ở các quốc gia.

II. Môi trường kinh tế

Trong những phần trước, chúng ta đã đề cập đến những khác biệt trong môi trường văn hóa, chính trị và hệ thống pháp luật ảnh hưởng đến quyết định của một công ty khi lựa chọn địa điểm và cách thức kinh doanh ở nước ngoài như thế nào. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến công cuộc kinh doanh tại quốc gia đó.

2.1.Tầm quan trọng của viêc nghiên cứu môi trường kinh tế:

Trên thực tế, mỗi quốc gia có trình độ phát triển, tiềm năng kinh tế và năng suất khác nhau. Ví dụ, nếu nói một cách tuyệt đối, sản lượng kinh tế toàn cầu đã tăng hơn 3 lần từ năm 1975 cho tới năm 2006, đạt 47 nghìn tỉ USD[1]. Nếu nói một cách tương đối, rất nhiều nước đã tăng trưởng, nhưng chỉ có một vài nước phát triển hơn hẳn các nước còn lại. Vì vậy, để đánh giá được một cách đúng đắn mức độ thu hút kinh doanh nước ngoài của một quốc gia để đưa ra quyết định kinh doanh tại quốc gia đó phụ thuộc nhiều vào khả năng của nhà quản lý trong việc nhận biết được bản chất của một nền kinh tế và triển vọng kinh doanh tại đó.

 Khi một doanh nghiệp muốn hoạt động tại một quốc gia khác, doanh nghiệp đó phải tìm hiểu về phúc lợi xã hội, tính ổn định, thu nhập và tỉ lệ nghèo của quốc gia đó. Ngoài ra, do bản chất dễ thay đổi của các thể chế chính trị và các hoạt động kinh tế, nên các doanh nghiệp còn cần phải quan tâm tới các yếu tố khác nữa. Ngoài việc đánh giá nền kinh tế của quốc gia dự kiến sẽ hoạt động kinh doanh tại đó, họ cũng cần phải tìm hiểu về các các nền kinh tế khác. Toàn cầu hóa đã và đang kết nối các đất nước lại với nhau theo nhiều cách, khiến cho sự thay đổi của một nước có thể kéo theo sự thay đổi ở một loạt nơi khác. Các công ty còn phải nắm bắt được các biến động xảy ra tại nơi mà đối thủ cạnh tranh của họ đang hoạt động. Củng cố nền kinh tế hoặc thay đổi các chính sách kinh tế ở một số nước, như Brazin, Trung Quốc, Ấn Độ, hay Nga, có thể tăng sức cạnh tranh của đối thủ một cách không ngờ tới.

Bên cạnh tốc độ khác nhau ở từng quốc gia, môi trường kinh doanh của mỗi nước cũng khác nhau trên toàn thế giới. Trong mấy thập kỉ qua, chúng ta đã được chứng kiến những biến động lớn trong cơ hội kinh doanh nhờ ngày càng nhiều quốc gia tiến hành tự do hóa thị trường. Thực ra là, chính sách có thể cho thấy rõ mục tiêu của một chính phủ, cũng như những công cụ kinh tế và sự cải cách của một nền kinh tế. Các nhà quản lý phải nắm bắt được từng sự thay đổi nhỏ của môi trường, bởi chúng có thể hứa hẹn những ảnh hưởng to lớn đến thị trường. Vì vậy, chúng ta cũng cần xem xét đến quy trình phát triển kinh tế và chuyển dịch thị trường.

Nhìn chung, phát triển kinh tế là mối quan tâm chung của từng cá nhân, các nhà kinh doanh, những nhà hoạch định chính sách và các tổ chức. Sự thành công của xu thế mở cửa nền kinh tế trước nền kinh tế tập trung đã khiến các nước đưa ra các chương trình phát triển đầy tham vọng. Ở một mức độ nào đó, những nỗ lực tăng trưởng kinh tế đã giúp nhiều nước cải thiện mức sống. Tuy nhiên, một số chính sách lại gây tác động tiêu cưc đến một số nước khác. Càng hiểu rõ quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế, các nhà quản lý càng có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp, cho đất nước của họ, và thậm chí là cho cả thế giới.

Tác động của những biến động về kinh tế rất phong phú. Một số biến động tác động trực tiếp và rõ ràng với các môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp hay các đối thủ của họ như khủng hoảng kinh tế. Một số khác lại gây ra những ảnh hưởng không rõ ràng lên hoạt động và kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, như việc xuất hiện những liên kết kinh tế khu vực... Nắm được môi trường kinh tế của một đất nước sẽ giúp các nhà quản lý nhận biết được chính xác sự phát triển và các xu hương kinh doanh đã và sẽ có thể ảnh hương như thế nào đến doanh nghiệp của họ.

2.2. Phân tích môi trường kinh tế

Theo Ngân hàng Thế giới, hiện có khoảng 208 khu vực kinh tế khác nhau, bao gồm 194 quốc gia và 14 cộng đồng kinh tế có số dân trên 30.000 người. Các nhà kinh doanh không khỏi lo lắng trong việc lựa chọn quốc gia để kinh doanh. Cho đến nay vẫn chưa có tổ chức nào đánh giá được toàn bộ môi trường kinh doanh của tất cả các nước. Nhìn chung, có hai trở ngại chính trong việc  đánh giá tình hình kinh tế của tất cả các nước.

1.      Rất khó có thể đưa ra tập hợp những chỉ số kinh tế chung để đánh gia chính xác nền kinh tế  hay dự đoán tiềm năng của một quốc gia. Ví dụ:  Phân bổ thu nhập có thể coi là một vấn đề cơ bản ở Brazil nhưng lại không giành được nhiều sự quan tâm ở Thụy Điển.

2.      Trong quá trình xác định các chỉ số chung sẽ nảy sinh những khó khăn trong việc xác định mối quan hệ giữa các chỉ số này với những yếu tố khác của nền kinh tế.

Hình trên thể hiện những yếu tố trong một thị trường có ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiêp, trong đó các yếu tố quan trọng nhất của môi trường kinh tế là: thu nhập, sức mua, hình thức và quy mô cũng như độ mở của thị trường. Hình này cũng cho thấy sự biến động trong một thành tố của môi trường kinh tế có thể tác động đến những thành phần khác của thị trường. Nắm bắt được mối liên hệ tương tác giữa các yếu tố cũng chính là chìa khóa giúp ta hiểu được sự vận hành của môi trường kinh tế.

2.3. Các chí số đánh giá môi trường kinh tế

Có nhiều chí số kinh tế được sử dụng để đánh giá hiệu năng và tiềm năng của nền kinh tế một đất nước. Một số trong đó có thể là các chỉ số không chính thống hoặc đặc trưng cho từng nước – ví dụ - lượng điện thoại không dây hoặc vòng đời của một tờ báo. Trên thực tế, khi dự đinh kinh doanh ở nước ngoài, nhà kinh doanh cân khởi sự xem xét giá trị tiền tệ của dòng hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế quốc gia, sau đó là các vấn đề khác như tốc độ tăng trường, phân phối thu nhập, lạm phát, thất nghiệp, tiền lương, năng suất, nợ và cán cân thanh toán. Giờ đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể các yếu tố này.

2.3.1.TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA

Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income – GNI) là thu nhập tạo bởi tất cả các hoạt động sản xuất trong nước và quốc tế của các công ty một quốc gia. GNI là giá trị của mọi hoạt động sản xuất của nền kinh tế nội địa cộng với thu nhập ròng (như tiền thuê, lợi nhuận, thu nhập nhân công) từ nước ngoài trong vòng 1 năm. Về mặt kỹ thuật , GNI là giá trị thị trường của mọi hàng hóa dịch vụ mới được sản xuất bởi các nhân tố sản xuất trong nước. Ví dụ, giá trị của xe thể thao Ford (SUV) làm ở Hoa Kỳ và phần giá trị của Ford SUB làm ở Mehicô sử dụng vốn và quản lý của Hoa Kỳ, tất cả đều được tính trong GNI của Hoa Kỳ. Ngược lại, phần giá trị của xe Toyota Nhật SUV sản xuất ở Hoa Kỳ, nhưng sử dụng vốn và quản lý của Nhật lại tính vào GNI của Nhật chứ không phải Hoa Kỳ. Bảng 4.1 cho thấy 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GNI.

Tổng sản phẩm nội địa: GNI là thước đo bao quát nhất của các hoạt động kinh tế trong một nước. Một phần cơ bản cấu thành GNI là tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product – GDP) – là tổng giá trị của mọi hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong vòng 1 năm, không phân biệt các chủ thể kinh tế nội địa hay nước ngoài. Do đó, GDP đặc biệt có ích khi kinh doanh quốc tế đóng góp đáng kể trong nền kinh tế của các nước được đánh giá; ví dụ, gần 90% hàng xuất khẩu của Ireland là từ doanh nghiệp nước ngoài.

Một cách kỹ thuật, khi ta lấy GDP cộng với thu nhập từ xuất nhập khẩu, các hoạt động quốc tế của các công ty trong quốc gia sẽ được GNI. Do đó, cả xe Ford và Toyota sản xuất ở Hoa Kỳ đều tính vào GDP của Hoa Kỳ, nhưng xe Ford chế tạo ở Mehicô thì không.

Giá trị tuyệt đối của GNI cho thấy nhiều điều về các cơ hội ở thị trường trong nước. Ví dụ, Paraguay và Brazil là láng giềng ở Nam Hoa Kỳ. Paraguay có GDP 31 tỉ USD năm 2006, trong khi Brazil là 943 tỉ. Do đó, các công ty nước ngòai có xu hướng đầu tư vào Brazil và xuất khẩu sang Paraguay.

GNI là thước đo trực tiếp về quy mô tuyệt đối của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng GNI, các nhà kinh doanh có thể lầm lẫn trong việc lựa chọn quốc gia để kinh doanh. Ví dụ, các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức đều đứng ở đầu bảng xếp hạng về GNI, gây ấn tượng là các quốc gia này giàu có hơn nhiều các nước như Ireland hoặc Luxembourg. Vì vậy, các nhà quản lý nên sử dụng GNI bằng cách kết hợp chỉ tiêu này với dân số, tốc độ phát triển, chi phí sinh hoạt địa phương và sự bền vững của nền kinh tế.

Tính toán các chỉ số trên đầu người: Cách phổ biến nhất là chia GNI cũng như nhiều chỉ báo kinh tế khác theo số người sống trong một quốc gia để tìm ra chỉ số GNI/GDP... dựa trên đầu người.Những chỉ số này có thể cho biết GNI/GDP tương đối của quốc gia. Một cách kỹ thuật, ta tính GNI trên đầu người bằng cách chia giá trị của GNI đã được chuyển đổi sang một đồng tiền tiêu chuẩn, ví dụ như đồng USD, theo tỷ giá hối đoái phổ biến, rồi chia cho dân số.

Chỉ số này và các chỉ số khác cho thấy hiệu năng của nền kinh tế trên cơ sở số người sống trong một nước. Ví dụ, Luxembourg, một nước có nền kinh tế nhỏ nhất thế giới, giá trị tuyệt đối của GNI khá thấp, nhưng GNI trên đầu người lại cao nhất thế giới.

Ngân hàng Thế giới gọi các nước thu nhập thấp và trung bình thấp là các nước đang phát triển - developing countries. Một số nhà phân tích gọi đây là các nước mới nổi – emerging countries hoặc các nền kinh tế mới nổi – emerging economies. Đây là nhóm có số lượng quốc gia và dân cư lớn nhất trên thế giới từ trước đến giờ. Các quốc gia thu nhập cao gọi là các nước phát triển (developed countries), hoặc các nước công nghiệp (industrial countries). Nhìn chung, các quốc gia thu nhập cao nằm ở một số khu vực nhất định, chủ yếu là ở Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, Hoa Kỳ và Tây Âu. Các nước này hiện chiếm 15% dân số nhưng chiếm tới 75% GNI của thế giới. Các nước thu nhập thấp trải rộng trên khắp thế giới, từ châu Á đến châu Phi, Nam Hoa Kỳ và khu vực Thái Bình Dương. Những nước này chỉ chiếm một phần nhỏ trong GNI thế giới và có GNI đầu người từ mức dưới 100 đến dưới 1000 USD.

Tỉ lệ thay đổi: các chỉ số như GNI, GDP, GDP per capita.. cho chúng ta biết kết quả hoạt động trong năm của một quốc gia, nhưng không cho biết sự biến động của các chỉ số này. Việc nghiên cứu tình hình hiện tại và dự đoán hiệu quả kinh tế tương lại đòi hỏi xác định tỉ lệ của các thay đổi. Ví dụ, từ năm 1998 đến 2002, Ireland là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ 8% một năm, còn Nhật Bản, ngược lại, là nền kinh tế chậm phát triển nhất với chỉ 0.2%/năm trong cùng thời kỳ.

Nhìn chung, tỉ lệ tăng trưởng GNI cho thấy tiềm năng của nền kinh tế - nếu GNI tăng với mức nhanh hơn (hoặc thấp hơn) mức tăng dân số, mức sống của người dân sẽ tăng lên (hoặc giảm đi). Tỉ lệ tăng trưởng GNI cũng thể hiện các cơ hội kinh doanh. Ví dụ, Trung Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong vòng 25 năm trở lại đây, với tốc độ trung bình là 9% trong vài năm gần đây. Sự tăng trưởng này dẫn đến tốc độ giảm mức nghèo đói mà chưa quốc gia nào từng thấy, và hấp dẫn nguồn đầu tư nước ngoài khổng lồ. Sự xuất hiện của nền kinh tế mới nổi như Ấn độ, các nước Đông Á.... cũng kích thích sự tăng mức sống.

Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP): Các nhà quản lý khi so sánh giữa các thị trường thường chuyển đổi chỉ số GNI của nước ngoài về đồng tiền của nước họ. Ví dụ, khi chuyển đồng rupi Ấn Độ sang USD với tỷ giá chính thức, GNI đầu người của Ấn Độ năm 2008 chỉ ở khoảng hơn 1.070 USD so với mức 47.580USD của Mỹ[1]. Khoảng cách này cho thấy sự khác biệt lớn giữa hai nước. Tuy nhiên, cách chuyển đổi này quá đơn giản. Tỷ giá hối đoái cho ta biết bao nhiêu đồng tiền này đổi được 1 đồng tiền kia, ví dụ, bao nhiêu rupi Ấn Độ đổi được một USD. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái không cho ta biết đồng tiền nội địa kia mua được cái gì ở Hoa Kỳ. Nói cách khác, cách tính GNI theo đầu người không xem xét đến sự khác nhau giữa chi phí sống giữa các nước mà giả định một USD ở Chicago có một “sức mua” giống như 1 USD ở Mumbai (trước đây là Bombay), cho dù chi phí sinh hoạt ở Hoa Kỳ và Ấn Độ khác nhau. Bởi thế, GNI đầu người không thể cho ta biết người ta có thể mua được bao nhiêu hàng hóa dịch vụ với một đơn vị thu nhập ở đất nước này với một đất nước khác.

Vì vậy, cần điều chỉnh GNI đầu người  theo từng nước riêng biệt dựa trên sức mua tương đương (purchasing power parity – PPP). Về mặt tính toán, PPP là số đơn vị tiền tệ của một quốc gia cần thiết để mua cùng một khối lượng hàng hóa dịch vụ trong thị trường nội địa của một nước khác. Rõ hơn, ta tính PPP bằng cách ước lượng trị giá của một “rổ” hàng hóa (như xà bông, bánh mỳ và quần áo), dịch vụ (như điện thoại, điện và năng lượng) có thể mua được bằng đồng tiền của một nước. Kết quả ước lượng của GNI đầu người dựa trên sức mua của một nước cho ta thấy người tiêu dùng địa phương có thể mua những gì với một đơn vị thu nhập. Giá cả rổ hàng hóa ở Hoa Kỳ thường được coi là tiêu chuẩn để chuyển đổi PPP của các quốc gia khác!

Quay lại với so sánh giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ. Năm 2007, GNI đầu người theo danh nghĩa của Ấn Độ là 820 USD, còn GNI theo PPP là 3800 USD. Rõ ràng là GNI đầu người dựa theo sức mua tương đương là cao hơn, do Ấn Độ có mức chi phí sinh hoạt thấp hơn. Điều đó có nghĩa là để mua cùng một rổ hàng hóa ở Ấn Độ sẽ cần ít chi phí hơn hơn so với ở Mỹ[2].

Thụy Sĩ là một trường hợp ngược lại. Vì chi phí sinh hoạt ở Thụy Sĩ cao hơn Hoa Kỳ, GNI trên đầu người theo PPP của Thụy Sĩ giảm từ 55.230 USD xuống 38.610 USD. Tương tự, mức GNI theo đầu người trung bình tại các nước thu nhập thấp năm 2008 là 585 USD và tại các nước thu nhập cao là 35.264 USD. Nhưng nếu tính theo PPP, ta sẽ thấy GNI trung bình của các nước thu nhập thấp tăng lên đến 2.470 USD và các nước thu nhập cao giảm còn 32.834 USD. Khoảng cách được thu hẹp đi khá nhiều.

Mức độ phát triển con người: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các chỉ số như GNI, PPP... quá tập trung vào tăng trưởng  chỉ dựa trên các chỉ báo về tiền tệ mà bỏ qua tầm vóc và phạm vi của mức độ phát triển. Các nhà quản lý có thể giải quyết các quan ngại trên bằng cách xem xét mức độ phát triển con người của quốc gia (Human development Index - HDI) – dựa trên các nhân tố xã hội và kinh tế - để ước lượng các hoạt động kinh tế hiện tại và tương lai. Chỉ số phát triển con người bao gồm chỉ báo về sức mua thực tế, giáo dục và sức khỏe để có một thước đo toàn diện về phát triển kinh tế. Sử dụng chỉ số này kết hợp các chỉ báo kinh tế và xã hội sẽ cho phép nhà quản lý đánh giá toàn diện hơn nữa sự phát triển dựa trên khả năng và cơ hội mà con người được hưởng.

Theo TS Mahbub ul Haq, người Pakistan, nhà kinh tế học và người đồng sáng tại ra Học thuyết Phát triển con người (Human Development Theory), thì:

“Mục đích cơ bản của phát triển là gia tăng lựa chọn của con người. Về cơ bản, những lựa chọn đó là vô hạn và thay đổi theo thời gian. Con người thường đánh giá các thành tựu hoàn toàn không hiện diện, hoặc không có ngay lập tức, trong chỉ số thu nhập và tăng trưởng thay vì quan tâm đến các chỉ số như: khả năng truy cập kiến thức lớn hơn, dinh dưỡng và sức khỏe tốt hơn, cuộc sống an toàn hơn, an ninh chống tội phạm và bạo lực, có đủ thời gian nghỉ ngơi, tự do chính trị và văn hóa, được tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Mục tiêu của phát triển là tạo ra một môi trường cho phép con người thụ hưởng cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và sáng tạo”.

Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hiệp Quốc: từ cách nhìn nhận trên, Liên Hiệp Quốc  đã đưa ra Báo cáo Phát triển Con người dựa trên Chỉ số Phát triển Con người (Human Development Index –HDI). Cụ thể hơn, chỉ số HDI đo lường thành tựu trung bình của một nước ở 3 phương diện:

·        Tuổi thọ, tính theo độ tuổi trung bình từ lúc sinh ra

·        Kiến thức, tính theo tỉ lệ người trưởng thành biết chữ và được giáo dục cơ bản, cấp 2, và tổng tỉ lệ giáo dục cấp cao hơn.

·        Mức sống, đo lường bằng GNI đầu người theo PPP bằng USD.

Mục đích của báo cáo này chủ yếu nhằm nắm bắt tiến trình dài hạn của phát triển con người hơn là các thay đổi ngắn hạn.

2.3.2. MỘT SÔ CHỈ SỐ KHÁC: Liên Hiệp Quốc đã bổ sung thêm một số chỉ số khác để đánh giá tốt hơn về giới và nghèo đói trong phát triển như:

·        Chỉ số phát triển giới (Gender – Related Development): điều chỉnh bất bình đẳng giới, đo lường mức bất bình đẳng giữa nam và nữ về tuổi đời, sức khỏe, học thức và mức sống

·        Chỉ số bình đẳng giới (Gender Empowerment): đánh giá cơ hội của phụ nữ ở một nước bằng cách xem xét sự bất bình đẳng trong việc tham gia chính trị và ra quyết định, tham gia kinh tế và quyền kiểm soát đối với các tài nguyên kinh tế

·        Chỉ số nghèo đói (Human Poverty): ước lượng mức sống của một nước bằng cách đo lường sự nghèo đói và rào cản cho việc lựa chọn, cơ hội để sống như người ta muốn

Tổng hợp lại, các chỉ báo trên sẽ giúp chúng ta có khả năng đánh giá chính xác về các thành tựu về tuổi thọ, kiến thức và mức sống của người dân tại một quốc gia.

Chỉ số đo lường Xanh (Green Measures) của GNP: Trước sự quan tâm ngày một lớn đến môi trường, nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra một số chỉ số Xanh của GNP. Các chỉ số Xanh của nền kinh tế quốc dân nhằm đo lường kết quả của nền kinh tế dựa trên phát triển bền vững. Các nhà kinh tế học xanh tuyên bố rằng kinh tế thế giới là một bộ phận cấu thành và phụ thuộc vào thế giới tự nhiên. Do đó, sẽ là sai lầm nếu chỉ quan tâm đến các chỉ số như GNI và GNP.

Cụ thể hơn, đánh giá các hoạt động thị trường mà không tính đến các chi phí xã hội và sinh thái liên quan sẽ dẫn đến hiểu lầm về hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, muốn phát triển bền vững các nhà quản lý cần lưu tâm đến việc các hoạt động kinh tế cuối cùng sẽ “đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không phải thỏa hiệp với năng lực của các thế hệ tương lại để đảm bảo nhu cầu của họ”. Do đó, các nhà kinh tế học xanh kêu gọi có sự nhìn nhận rộng hơn về các chỉ số như tăng trưởng và tiến bộ kinh tế khi tìm hiểu nền kinh tế quốc gia.

Hiện tại, chưa có sự đồng thuận trong cách điều chỉnh GDP cho môi trường. Các chỉ số đang được sử dụng là:

·        Tổng sản phẩm xanh quốc gia (Green Net National Product): đánh giá GNP có tính đến sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường (tương tự như việc các công ty phải khấu hao giá trị các tài sản vô hình cũng như hữu hình khi sản xuất). Chỉ báo kết quả là sản phẩm ròng quốc dân (Net national product – NNP) thể hiện việc khấu hao giá trị của các tài sản hữu hình của quốc gia[1].

·        Chỉ số tiến bộ thực tế (Genuine Progress Indicator): chỉ số này cũng sử dụng các kế toán số liệu như khi tính toán GDP nhưng được bổ sung bằng các chỉ số hướng tới chất lượng môi trường, sức khỏe dân số, an ninh sinh sống, tài sản, thời gian rỗi và thành tựu giáo dục. Chỉ số này cũng bổ sung giá trị của các công việc không được trả tiền như tình nguyện, nội trợ cũng như các công việc trả tiền và loại trừ đi các yếu tố như tội phạm, ô nhiễm, rạn nứt gia đình.

·                    Tổng hạnh phúc quốc gia (Gross National Happiness): chỉ số này cho thấy sự phát triển thực tế của xã hội con người khi phát triển vật chất và tinh thần diễn ra song hành, bù trừ và bổ trợ cho nhau. Nó cũng đo lường sự thăng tiến của phát triển kinh tế xã hội bền vững và cân bằng, duy trì và phát triển các giá trị văn hóa, bảo tồn mội trường tự nhiên, và thiết lập một chính quyền tốt.

·                    Chỉ số hạnh phúc hành tinh (Happy Planet Index): ý tưởng này bao hàm cách nhìn lợi ích rằng hầu hết mọi người đều mong muốn có một cuộc sống lâu dài và thỏa mãn. Vì vậy, quốc gia hoạt động tốt nhất là quốc cha cho phép công dân đạt được điều đó mà không xâm phạm đến cơ hội của thế hệ tương lại và cơ hội của cả các quốc gia khác.

2.3.3. CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ KHÁC

GNI, GDP và các biến thể của nó ước lượng thu nhập tuyệt đối và tương đối của một quốc gia. Đây được coi là những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá về hiệu quả và tiềm năng của quốc gia. Bên cạnh những chỉ số này, những chỉ số khác lạm phát, thất nghiệp, nợ, phân phối thu nhập, nghèo đói và cán cân thanh toán cũng được sử dụng để đánh giá sự hoạt động của nền kinh tế một quốc gia.

LẠM PHÁT

Nhìn chung, việc tăng giá liên tục so với mức tiêu chuẩn của sức mua được gọi là lạm phát. Thông thường, lạm phát được tính bằng cách so sánh mức tăng chi phí của cùng một giỏ hàng hóa ở hai thời điểm khác nhau. Theo quan điểm kinh tế học, lạm phát xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung – nói các khác là quá nhiều người cố gắng mua quá ít hàng hóa, dẫn đến tăng giá nhanh hơn tăng trưởng kinh tế. Các lý thuyết khác, trong đó đáng chú ý có trường phái Kinh tế Áo, cho rằng lạm phát giá là hệ quả của việc ngân hàng trung ương tăng mức cung tiền quá cao. Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận của môi trường kinh tế như tỉ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái, chi phí sinh hoạt, niềm tin vào nền kinh tế, và sự ổn định của hệ thống chính trị.

Lạm phát và chi phí sinh hoạt: Lạm phát tác động mạnh đến chi phí sinh hoạt. Giá cả tăng làm cho người tiêu dùng khó mua hàng hơn, trừ khi thu nhập của họ cũng tăng ở mức bằng hoặc hơn lạm phát. Đôi khi điều này là không thể. Ví dụ, trong thời kì “siêu lạm phát” (ví dụ, ở Brazil những năm 1990 và Turkmenistan giữa thập kỉ 1990), người tiêu dùng phải tiêu tiền ngay lập tức hoặc tiền nhanh chóng trở thành vô giá trị.

Trong vòng vài năm nay, ở Zimbabwe giá cả tăng từ 1 đến 20% /ngày. Giữa năm 2007, tỉ lệ lạm phát đạt mức 3714%. Chủ tịch của Combined Harare Residents Association ở Zimbabwe nhận xét: “Tình hình ở đây siêu thực đến mức mọi người khó có thể hiểu được. Nếu bạn đang cần gì đó và có tiền, bạn phải mua ngay. Hãy tiêu tiền ngay khi vì ngày mai nó sẽ mất 5% giá trị. Những giới hạn thông thường không hiện diện nơi đây.”

Dĩ nhiên, đây là những trường hợp điển hình. Tuy nhiên, trong lịch sử đã từng có các kỳ lạm phát lặp đi lặp lại với mức lạm phát từ 10 đến 30%/năm, làm mất niềm tin vào đồng tiền nội địa và buộc mọi người phải tìm cách dự trữ tài sản tốt hơn.

Hậu quả của lạm phát kinh niên: lạm phát hoặc siêu lạm phát kinh niên gây nhiều khó khăn cho các công ty. Kể cả họ và khách hàng đều không thể có các kế hoạch đầu tư dài hạn, không có ích lợi trong việc tiết kiệm, các công cụ đầu tư bình thường như chính sách bảo hiểm, lương hưu, trái phiếu dài hạn đều trở thành đầu cơ. Lạm phát cũng tạo ra sức ép ghê gớm buộc chính phủ phải kiểm soát nó. Thông thường, chính phủ cố gắng giảm lạm phát bằng cách tăng tỉ lệ lãi suất, thiết lập kiểm soát giá và tiền lương, áp đặt các chính sách bảo hộ thương mại và kiểm soát tiền tệ.

Chỉ số giá và các vấn đề trong đo lường lạm phát: Cần lưu ý là mỗi quốc gia sẽ có một hệ thống chỉ số giá khác nhau để đánh giá mức lạm phát. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, Chỉ số Giá Tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI) là  thước đo chính thức về lạm phát. Tại Liên minh châu Âu, đó là Chỉ số Giá Tiêu dùng Cân bằng (Harmonized Index of Consumer Prices – HICP). CPI khác với HICP ở 2 mặt chính: đầu tiên, HICP điều tra cả dân số nông thôn và thứ hai, HICP loại trừ chi phí nhà ở do chủ sở hữu. Do đó, nhà kinh doanh cần thận trọng trong tiến trình xử lý các báo cáo số liệu kinh tế.

THẤT NGHIỆP

Thất nghiệp là số nhân công muốn làm việc những không tìm được việc. Tỉ lệ thất nghiệp là lượng nhân công thất nghiệp đang tìm kiếm việc làm có trả lương chia cho tổng lực lượng lao động. Nhưng quốc gia không thể tạo được việc làm cho công dân sẽ tạo ra môi trường kinh doanh rủi ro. Thất nghiệp sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, tạo áp lực xã hội cũng như bất ổn chính trị. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cho thấy đất nước đó có sử dụng nhân lực hiệu quả hay không.

Ngoài ra, một số nhà kinh tế còn đề ra chỉ số nghèo khổ (misery index), là tổng của tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp. Tổng này càng cao thì mức độ tồi tệ của nền kinh tế càng lớn, người tiêu dùng và doanh nghiệp càng ngại tiêu dùng và đầu tư.

Dân số trong độ tuổi lao động: Hiện tại, tại các quốc gia giàu có trên thế giới dân số trong độ tuổi làm việc giảm từ khoảng 740 triệu người năm 2000 xuống còn 690 triệu năm 2005. Tuy nhiên, trong cùng thời gian đó, dân số trong độ tuổi làm việc ở các nước nghèo tăng 3 tỷ lên 4 tỷ người. Riêng ở Trung Quốc, hàng năm dân số trên 16 tuổi sẽ tăng trung bình khoảng 5.5 triệu người trong 20 năm nữa. Ước tính đến năm 2020, tổng dân số ở độ tuổi lao động của Trung quốc lên đến khoảng 940 triệu người. Hiện tại, những lao động trẻ đang phải đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao nhất ở hầu hết các quốc gia, gấp 2 lần tỉ lệ thất nghiệp của lao động trưởng thành (từ 25 đến 65 tuổi). Ví dụ như ở Trung Quốc, cấu trúc tuổi của dân số tạo ra áp lực việc làm ghê gớm trong 2 thập kỉ nữa[2].

Luật lao động: tại các nền kinh tế mới nổi, các quy định bất hợp lý về lực lượng lao động cũng làm gia tăng mức thất nghiệp. Ví dụ, Luật lao động Ấn Độ rất ít được điều chỉnh kể từ khi AAssn dộn giàng độc lập năm 1947. Luật này hạn chế việc sa thải nhân công ngay cả khi công ty đang gặp khó khăn hoặc nền kinh tế bị suy giảm. Hậu quả là các công ty không dám thuê thêm nhân công do rủi ro không thể sa thải nếu cần. “Các công ty suy tính 2 lần, 10 lần, trước khi họ thuê người mới”, chủ tịch của Hero Group, một trong những nhà sản xuất xe mô tô giá rẻ lớn nhất thế giới, giải thích.

Các vấn đề trong cách đo lường thất nghiệp: Trong trường hợp lạm phát, rất khó tính toán lượng nhân công thất nghiệp ở các nước khác nhau. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, tỉ lệ thất nghiệp chỉ cho biết bao nhiêu người không có việc làm được trả lương và đang tìm việc mà không tính tới lượng người không làm việc, làm việc không lương, không có nhu cầu tìm việc làm, hoặc làm việc bất hợp pháp.

Thêm nữa, tỉ lệ thất nghiệp cho thấy thực tế khác nhau ở các quốc gia khác nhau, bởi các chính sách xã hội và nền tảng cấu thành khác nhau. Một số nước như Pháp và Đức cung cấp mức trợ cấp thất nghiệp khá hào phóng trong khi ở các nước khác như Trung Quốc, Kenya hay Jordan, chính phủ không trợ cấp thất nghiệp hoặc trợ cấp rất ít. Vì vậy, nhà kinh doanh cần lưu ý khi đánh giá hậu quả của tỉ lệ thất nghiệp đến tiêu dùng và tăng trưởng.

Cuối cùng, tại rất nhiều quốc gia nghèo, mức thất nghiệp được công bố thường thấp hơn rất nhiều so với mức thất nghiệp thực sự. Nhiều nước ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, người thất nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn do nạn lạm phát. Nhiều người có việc làm trên danh nghĩa, nhưng chỉ được làm bán thời gian, dẫn đến giảm năng suất lao động, thu nhập thấp và tạo bất ổn cho xã hội.

NỢ

Nợ là tổng lượng cam kết tài chính của chính phủ, bao gồm lượng tiền nhà nước mượn từ dân chúng, từ các tổ chức nước ngoài, các chính phủ khác, hoặc từ các định chế quốc tế. Tổng nợ càng lớn thì nền kinh tế đất nước càng bất ổn. Trong hiện tại, nợ làm phát sinh chi phí trả lãi, làm ảnh hưởng đến việc đầu tư cho sản xuất. và trong tương lai, do dân chúng lo lắng về khả năng thanh toán nợ của chính phủ.

Hiện tại, nợ quốc gia của nhiều nước đang ngày một nhiều. Ví dụ, nợ quốc gia của Hoa Kỳ đã lên tới 1 nghìn tỉ USD năm 1980 đến 9.4 nghìn tỉ USD khoảng giữa năm 2008. Khoản nợ tính theo đầu người là 30.800 USD mỗi người. Con số này ở Canada là 740 tỉ USD và khoản nợ trên đầu người là 22.600 USD.

Bên cạnh giá trị tuyệt đối của khoản nợ, nhà kinh doanh còn cần lưu ý đến tương quan giữa tổng nợ quốc gia với GDP của quốc gia đó. Theo chỉ số này, năm 2007 tổng nợ quốc gia của Hoa Kỳ bằng 65% GDP, Pháp cũng tương tự còn ở Đức nợ quốc gia chiếm khoảng 67% GDP. Hơn nữa, một số chuyên gia còn cảnh báo khi so sánh tỷ trọng nợ giữa các năm không nên tính thêm tỷ lệ lạm phát vì nó sẽ khiến tỷ trọng nợ của năm sau có vẻ trầm trọng hơn. Khi chưa điều chỉnh theo lạm phát thì nợ quốc gia của Hoa Kỳ chỉ chiếm dưới 60% GDP danh nghĩa.

Nợ trong nước và nước ngoài: Nợ quốc gia gồm 2 phần: nợ trong nước và nợ nước ngoài. Nợ trong nước là việc chính phủ nợ dân chúng, được tính bằng đồng tiền nội địa. Nợ nước ngoài là việc chính phủ nợ các nhà cho vay nước ngoài, tính theo đồng tiền nước ngoài. Nợ trong nước bắt nguồn từ việc chính phủ chi nhiều hơn thu do nhiều nguyên nhân như: hệ thống thuế không hoàn chỉnh khiến nhà nước không thu được thuế, khi chi phí cho an ninh và các chương trình xã hội vượt quá lượng thuế thu được, và khi các công ty nhà nước bị thâm hụt ngân sách. Do đó, mọi chính phủ đều cố gắng kiểm soát chi tiêu, cải thiện quản lý ngân quỹ và hệ thống thuế. Áp lực rà soát các chính sách của chính phủ, trong thời điểm nợ trong nước lớn dần, có thể tạo ra bất ổn kinh tế cho nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Nợ nước ngoài xảy ra khi chính phủ vay tiền từ nước ngoài. Hiện tại, hầu hết nợ của các nước thu nhập thấp đềuxuất phát từ những năm 1970 và 1980, khi giá dầu tăng lên khiến các nước phải mượn một lượng tiền lớn để cung cấp cho các dự án trong nước (tin rằng giá cao và thu nhập xuất khẩu sẽ duy trì) hoặc chương trình trong nước (khi cần thiết phải bù đắp chi phí sốc giá dầu, tỉ lệ lãi suất cao, giá hàng hóa thấp).

Gần đây, nhiều quốc gia đã vay từ các nhà cho vay nước ngoài để tài trợ cho các hoạt động tự do hóa thị trường, chuyển đổi nền kinh tế. Rất nhiều quốc gia ấp ủ tham vọng này nhưng cuối cùng đều thất bại và phải trông chờ vào nợ nước ngoài. Chính phủ các nước vay nợ nhiều như Liberia và Zambia thường phải làm chậm tốc độ phát triển kinh tế lại hoặc là vay thêm nữa. Các nhà đầu tư nước ngoài giám sát khoản nợ rồi từ đó gây áp lực buộc các chính phủ xem xét lại các chính sách kinh tế

PHÂN PHỐI THU NHẬP

Ngay cả khi được tính trên quy mô dân số và PPP thì GNI hay GDP vẫn chưa phản ánh chính xác thu nhập của công dân một nước vì các báo cáo chỉ cho biết mức GNI và GDP bình quân. Vì không phải ai cũng có mức thu nhập trung bình nên cả 2 chỉ số này đều không thể cho chúng ta biết thu nhập được phân phối cho các khu vực dân cư như thế nào. Ví dụ GNI của Brazil là 1.4 nghìn tỉ USD, một thứ hạng tương đối cao trên thế giới, và GNI bình quân đầu người của quốc gia này đạt mức gần 3.500 USD – mức khá cao trong khu vực. Ở các nước láng giềng như Guyana hay Bolivia, mức GNI bình quân đầu người chỉ đạt 1.000 USD. Tuy nhiên tình hình kinh tế của Brazil rất đáng nghi ngại nếu chúng ta xét đến một thực tế là một phần năm những người Brazil giàu nhất (khoảng 35 triệu người) chiếm tới 65% tổng thu nhập trong khi một phần năm dân số nghèo nhất chỉ nhận được có 2.2%[3]. Ở các quốc gia như Ấn Độ, tình trạng này còn tồi tệ hơn với hơn 80% dân số (hơn 800 triệu người) chỉ sống qua ngày với mức thu nhập ít hơn 2 USD và hơn 40% chỉ với ít hơn 1 USD một ngày.

Chỉ số Gini.

Các nhà kinh tế học đánh giá về phân phối thu nhập ở một quốc gia bằng cách kiểm tra chỉ số Gini của quốc gia đó. Chỉ số này cho biết mức độ bất bình đẳng trong việc phân phối thu nhập gia đình ở một quốc gia. Phân phối thu nhập của một nước càng công bằng bao nhiêu thì chỉ số Gini của nó càng thấp bấy nhiêu, (ví dụ như chỉ số này ở Phần Lan là 26.9). Ngược lại, phân phối thu nhập càng kém công bằng bao nhiêu thì chỉ số Gini của nó càng cao bấy nhiêu, ví dụ như Brazil với chỉ số 56.7.

Phân phối thu nhập tại các quốc gia giàu

Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập không chỉ là một vấn đề của các nước nghèo. Hoa Kỳ là nước có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất trong số các quốc gia phát triển. Ví dụ 1% những người giàu nhất nơi đây có tổng thu nhập còn cao hơn cả của 40% những người nghèo nhất. Hơn thế nữa, trong 20 năm vừa qua, phần thu nhập rơi vào túi của 1% những người giàu có nhất đã tăng lên, nhưng lại giảm đi đối với 40% những người nghèo khó nhất. Sự bất bình đẳng này phổ biến trên toàn thế giới. Năm 1960, 20% những người giàu nhất thế giới có thu nhập cao gấp 30 lần thu nhập của 20% những người nghèo nhất. Con số này năm 1972 đã tăng lên 32 lần, năm 1980 là 45 lần, năm 1990 là 60 lần và tới năm 2000 là 75 lần. Thêm vào đó, 1% người giàu nhất thế giới có thu nhập bằng tổng thu nhập của 57% những người nghèo nhất. Nói một cách khác, 50 triệu người giàu nhất thu nhập tương đương 2.7 tỉ người nghèo nhất. Sự mất cân đối đang ngày càng rộng ra có thể đe dọa sự phát triển kinh tế nếu như nó thổi bùng lên dư luận xã hội.

Phân phối thu nhập ở nông thôn và thành thị

Tương tự như trên, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập với khoảng cách giữa nông thôn và thành thị có một mối liên hệ mật thiết. Chẳng hạn, những trung tâm đô thị mới phát triển ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Kông, Thâm Quyến và Quảng Châu, có thu nhập bình quân đầu người vượt mức 1200 USD trong năm 2006, bằng khoảng 3.22 lần thu nhập ở nông thôn. Các nhà kinh tế dự đoán tỉ lệ này sẽ là 4:1 vào năm 2020.

Hơn nữa, Trung Quốc cũng dự báo thu nhập của khu vực thành thị sẽ cao gấp 7 lần khu vực nông thôn vào năm 2020[4]. Vì thế, mặc dù ta có thể nhìn thấy các xe ô tô hạng sang như Lexus, Porsche, và Mercedes – Benz được mua bán ngày càng nhiều ở Bắc Kinh, ở nhiều vùng nông thôn của Trung Quốc, người dân vẫn dùng xe đạp hay thậm chí là gia súc làm phương tiện đi lại. Khoảng cách về thu nhập giữa những thành phố đang phát triển và vùng nông thôn rộng lớn nhưng bần hàn nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến ổn định xã hội.

Tình trạng tương tự cũng đang xuất hiện ở khắp mọi nơi. Năm 2008, số năm đến trường trung bình của dân cư thành thị tại Việt Nam là 8.1 nhưng chỉ là 5.4 đối với người dân nông thôn. Và, 73% các hộ gia đình trong thành phố của Ấn Độ có thể tiếp cận với hệ thống giữ gìn vệ sinh công cộng đầy đủ, nhưng ở nông thôn, con số này chỉ là 14%.

Sự bất bình đẳng trong thu nhập đang trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới. Năm 2002, Jeffery Sachs, nhà kinh tế học thuộc Viện Trái Đất đã phát biểu:

Thế giới hiện đang mất cân bằng hơn bao giờ hết. Có một nguyên nhân chính cho vấn đề này, đó là 200 năm trước con người ai cũng nghèo khó. Một bộ phận tương đối nhỏ đạt được cái mà các nhà kinh tế học gọi là tăng trưởng kinh tế hiện đại. Những quốc gia này chỉ đại diện cho khoảng một phần sáu nhân loại, còn năm phần sáu kia là cái chúng ta gọi là thế giới đang phát triển. Đó là phần đa thế giới. Hố ngăn cách có thể là 100:1, có thể là khoảng cách giữa 3000 USD/ người và 300 USD/ người. Và thực sự rất đáng kinh ngạc khi cùng nhau sống trên một hành tinh mà lại có sự giàu có vật chất khác xa nhau đến thế.”

Các nhà kinh tế đã thống nhất rằng sự bình đẳng trong phân phối thu nhập là một chỉ số để đánh giá tiềm năng kinh tế của một quốc gia. Hơn thế nữa, các nhà quản lý cũng nhận ra rằng mất cân đối thu nhập không chỉ có hại cho công bằng xã hội mà còn tác động xấu đến cho hiệu quả kinh tế. Nếu để nó tiếp tục tồn tại, nó có thể làm tăng tỷ lệ tội phạm, tham nhũng, và các nguy cơ khác cản trở sự tăng trưởng và ăn mòn ổn định của một nền kinh tế.

ĐÓI NGHÈO

Bất bình đăng trong thu nhập tất yếu dẫn đến tình trạng đói nghèo trong quốc gia. Bất chấp những cố gắng của các nhóm và tổ chức quốc tế, đói nghèo vẫn đang chiếm ưu thế ở nhiều nơi trên thế giới.

Đói nghèo là gì?

Đói nghèo có thể được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Một cách tổng quát, đói nghèo là tình trạng trong đó một người hay một cộng đồng bị tước đoạt hay thiếu thốn những phương tiện cần thiết để đảm bảo mức sống tối thiểu. Những phương tiện này có thể là những nguồn lực vật chất duy trì sự sống như thức ăn, nước uống an toàn, và nơi cư trú. Cũng có thể đó là những nguồn lực xã hội như tiếp cận thông tin, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và địa vị xã hội hoặc cơ hội tạo dựng và phát triển những mối quan hệ có ý nghĩa với những cá nhân khác trong xã hội.

Quan điểm của chúng tôi ở đây là: một người được công nhận là nghèo đói khi thu nhập của người này ở dưới ngưỡng được coi là tối thiểu để thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của cuộc sống.

Quan điểm của Ngân hàng Thế giới về đói nghèo

Ngân hàng Thế giới tổng kết rằng có khoảng 78% dân số thể giới phải chịu cảnh nghèo (với GDP theo PPP hàng năm thấp hơn $3.470), 11% có thu nhập trung bình và 11% giàu có (GDP theo PPP hàng năm cao hơn $8.000). Ngân hàng Thế giới định nghĩa cực kì nghèo với mức sống dưới $1 (PPP) một ngày và nghèo vừa phải với mức dưới $2 (PPP) mỗi ngày. Tiêu chuẩn này cho thấy vào năm 2004 có 986 triệu người cực kì nghèo và độ khoảng 2.6 triệu người khác hoặc gần như một nửa thế giới đang phát triển nghèo vừa phải.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cho rằng tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới đã đánh giá không đúng mức độ phổ biến của đói nghèo. Tiêu chuẩn $1 một ngày (PPP) không thể áp dụng đồng đều cho tất cả các vùng. Uỷ ban Kinh tế các nước Hoa Kỳ Latinh và Caribbe (ECLAC) đặt ngưỡng cực kì nghèo ở mức $2/ ngày, mức này ở Hoa Kỳ là khoảng $12/ngày. Vì vậy, khi kết hợp tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới với các định nghĩa quốc gia về đói nghèo cho thấy năm 2008, hơn 3 tỉ trong tổng số 6.45 tỉ người trên hành tinh Trái Đất sống trong cảnh cực kì nghèo cho tới nghèo vừa phải.

Hiện nay tình trạng nghèo đói có nguy cơ lan rộng khắp toàn cầu. Nhờ những nỗ lực quốc tế, con số ước tính về những người cực kì nghèo đã giảm xuống khoảng 200 triệu người kể từ năm 1990. Tuy nhiên, sự suy giảm này chỉ tập trung ở một số nước. Nếu không tính Trung Quốc và Ấn Độ, số người nghèo trên thế giới thực sự đang gia tăng. Chính xác hơn, vào cuối thập niên 90, hơn 80 quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với vào cuối thập niên 80.

Đói nghèo với môi trường kinh tế.

Tình trạng đói nghèo sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường kinh tế. Trên khắp thế giới, con người phải đấu tranh để có thức ăn, chỗ ở, áo mặc, nước sạch và dịch vụ y tế, không nói đến an toàn, an ninh và giáo dục. Những kết quả đáng buồn này dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, bệnh tâm thần, tử vong, dịch bệnh, nạn đói, và chiến tranh. Ví dụ, 100% người dân Canada có nước sạch để dùng trong khi chỉ có 13% người Afganistan có nước sạch mà thôi; hoặc như, tính theo bình quân đầu người, lượng protein cung cấp từ chế độ ăn ở Hoa Kỳ là 121 gram nhưng ở Mozambique chỉ là 32 gram. Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 81 trong khi ở Botswana chỉ là 31 tuổi[5]. Tình trạng này sẽ gây quan ngại cho các công ty nước ngoài khi tìm địa điểm để kinh doanh. Tại các quốc gia có mức đói nghèo cao, cơ chế thị trường có thể không tồn tại, cơ sở hạ tầng của quốc gia rất yếu kém, tội phạm lan tràn và các chính phủ thường bất lực trong việc chỉnh đốn xã hội hay đề ra các chính sách kinh tế đúng đắn. Sự phát triển của hoạt động kinh doanh cũng như tiến bộ kinh tế rút cuộc đều phụ thuộc vào xoá đói giảm nghèo.

Tiềm năng của người nghèo

Bất chấp khoảng cách đáng nản này, các nhà kinh doanh cần luôn ghi nhớ tiềm năng to lớn của những khách hàng là người nghèo. Ví dụ, năm 2002, Ấn Độ chỉ có suýt soát 15 triệu thuê bao điện thoại di động. Đến năm 2006, đất nước này đã có 136 triệu thuê bao. Chính phủ Ấn Độ dự tính sẽ có khoảng 500 triệu thuê bao điện thoại vào năm 2010. Nhờ thị trường điện thoại di động phát triển nên với mức dịch vụ di động rẻ nhất thế giới, các công ty Ấn độ vẫn thu được những khoản lợi nhuận hấp dẫn.

Sự phát triển của máy vi tính và ô tô cũng tương tự như vậy. Ví dụ: Dự án “Laptop giá 100 USD cho trẻ em” hay việc đưa ra thị trường xe ô tô có giá từ US $2000 đến US $3000 đã cho thấy tầm quan trọng của thị trường những nước có thu nhập thấp. Một nhà kinh doanh đã từng phát biểu: “Một tỉ khách hàng trên thế giới đang trông chờ mua mắt kính giá $2, đèn năng lượng mặt trời giá $10 và nhà ở giá $100”.

CHI PHÍ LAO ĐỘNG

Các công ty quốc tế luôn xem xét kĩ lưỡng để lựa chọn nơi nào là tốt nhất để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, thay đổi môi trường kinh tế có nghĩa là các công ty nhìn vào cơ cấu chi phí hiện thời cũng như dự đoán cơ cấu chi phí trong vòng 5 hay 10 năm tiếp theo. Các nhà sản xuất giày dép ở khu vực Bắc Hoa Kỳ như Nike trước kia chỉ sản xuất giày ở Hoa Kỳ, nhưng sau 30 năm phát triển, họ đã mở rộng sản xuất sang Đài Loan, Phillippines, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam và Trung Quốc nhằm giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất. Mặc dù toàn cầu hóa đã giảm bớt khoảng cách giữa các quốc gia, chi phí sản xuất giữa các quốc gia vẫn có sự khác biệt đáng kể.

Chi phí Lao động và Tổng chi phí.

Đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ, chi phí lao động là yếu tố chủ chốt trong tổng chi phí sản xuất. Do đó, các công ty lùng sục mọi nơi trên thế giới để tìm phương án tốt nhất cho vấn đề về sự khác biệt giữa các nước có chi phí thấp với các nước có chi phí cao. Ví dụ lương trả cho lao động làm việc trong nhà máy ở Hoa Kỳ là khoảng 15 đến 30 USD một giờ; ở Mexico, giá lao động chỉ bằng 11% ở Hoa Kỳ và Trung Quốc là 3%[6]. Đối với lao động trong ngành dịch vụ, ví dụ như nhân viên trực điện thoại, mức chi phí chênh lệch mới thật sự ấn tượng. Nếu di chuyển một dịch vụ sang Ấn Độ, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới 60% tổng chi phí. Hơn nữa, các nhà kinh tế dự đoán mức tiền công trung bình ở Hoa Kỳ sẽ tăng lên trên mức $25 một chút, trong khi ở Trung Quốc chỉ vào khoảng $1.3 và ở Indonesia là $0.70.

Như trường hợp của Wonder Auto, một nhà sản xuất linh kiện ô tô tại Trung Quốc. Theo tính toán, nhà máy này phải mất 4 tỉ USD để lắp đặt dây chuyền sản xuất và sử dụng 20 công nhân ở Jinzhou, một thành phố có 800.000 dân ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Tiền công của cả 20 công nhân này cộng lại là $40.000 một năm – con số xấp xỉ mức lương cơ bản hàng năm của một công nhân sản xuất linh kiện ô tô trong nghiệp đoàn hoặc 2 công nhân không tham gia vào nghiệp đoàn ở Mỹ! Hơn nữa, được làm việc ở nhà máy của Wonder Auto và mức lương 170 USD/tháng được coi là tấm vé bước vào tầng lớp trung lưu. Ở Jinzhou, giá thuê một căn hộ cơ bản không có tủ lạnh là khoảng 40 USD/tháng và chi phí cho một bữa ăn ở nhà hàng của khách sạn sang trọng nhất thành phố cũng chỉ tốn không đến 3 USD. Vì vậy, được làm việc ở Wonder Auto trở thành ước mơ với nhiều người và tốc độ thay thế công nhân gần như bằng 0. Tất nhiên các công ty ở các quốc gia khác cũng nhìn ra vẫn đề này và cũng sẽ chọn mở nhà máy ở Trung Quốc.

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Các công ty đang thay đổi dần cách hiểu của mình về chi phí lao động bằng cách xem xét đến năng suất – đặc biệt là lượng sản phẩm làm ra trên một đơn vị đầu vào. Năng suất lao động thường được hiểu là số lượng sản phẩm/dịch vu một người sản xuất ra trong một giờ.Trong nửa đầu thập niên 90, việc tăng năng suất lao động tại các thị trường mới nổi đã làm năng suât la động toàn cầu tăng khá nhanh. Sự tăng trưởng bền vững của Trung Quốc là rất ấn tượng, tuy nhiên mức tăng năng suất của các quốc gia châu Á hay Đông Âu cũng rất đáng kể, đồng thời có những dấu hiệu tăng năng suất ở châu Phi và Nam Hoa Kỳ.

Sự tăng trưởng này đã đảo lộn sự khác biệt về năng suất giữa công nhân ở các nước giàu với công nhân ở các nước đang phát triển. Tổ chức Conference Board chốt mức tăng năng suất của Trung Quốc từ năm 2000 đến 2007 vào khoảng 10.4%. Ở Hoa Kỳ, năng suất tăng trung bình 2.5% mỗi năm trong nửa cuối những năm 90 và hơn 3% trong giai đoạn 2002-2004. Đến năm 2006, con số này là 1.4%, thấp nhất trong suốt một thập niên cho dù đang trong giai đoạn tăng trưởng của chu trình kinh doanh. Tương tự như vậy, năng suất của Liên minh châu Âu cũng tăng rất khiêm tốn, chỉ ở mức 1.5% trong năm 2006[7].

Thời gian gần đây, việc phổ biến các phương pháp quản lí và công nghệ mới tại các thị trường có chi phí thấp góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động. Sự kết hợp của quy trình công nghệ, tự do hóa thương mại toàn cầu, dòng vốn trao đổi giữa các quốc gia ngày một tăng, chính sách vĩ mô và hệ thống tài chính linh hoạt đã làm năng suất lao động tăng nhanh hơn nữa. Dự kiến, tiến trình toàn cầu hóa sẽ tiếp tục có ảnh hưởng tích cực đến năng suât lao động trong thời gian tới.

CÁN CÂN THANH TOÁN

Cán cân thanh toán (Balance of Payment - BOP) của một nước được coi là báo cáo giao dịch quốc tế của nước đó, là báo cáo về cán cân thương mại và giao dịch tài chính mà các cá nhân, các doanh nghiệp và  cơ quan chính phủ ở một nước thực hiện với các nước khác trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

Cán cân thương mại và cán cân vốn

Cán cân thanh toán có 2 hạng mục tài khoản chính

-         Cán cân thương mại, ghi chép mọi hoạt động thương mại hàng hoá

-         Cán cân vốn ghi lại tất cả những khoản cho người nước ngoài và dân chúng vay.

Trong vài năm đầu thế kỉ 21, người ta thường chú ý đến cán cân thương mại. Hiểu một cách máy móc, lượng xuất khẩu đem lại doanh thu dương trong khi nhập khẩu sinh ra doanh thu âm đối với quốc nội. Doanh thu ròng dương chỉ đơn giản là kết quả của việc xuất nhiều hơn nhập, dẫn đến thặng dư cán cân thương mại; cũng như thế, nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Bảng 2.3 liệt kê 10 nước có thặng dư cán cân thương mại nhiều nhất và 10 nước có thâm hụt cán cân thương mại cao nhất.

Khái niệm cán cân có nghĩa là tất cả các giao dịch trong cán cân thanh toán BOP đều cần có sự bù đắp. Ví dụ, một nước có thể thặng dư trong thương mại hàng hoá (cho thấy nước đó xuất nhiều hơn nhập) nhưng có thể thâm hụt trong lĩnh vực khác ví dụ như thu nhập từ đầu tư. Nói cách khác, bởi vì cán cân thương mại và cán cân vốn cộng lại thành tổng tài khoản cần cân bằng nên thâm hụt trong cán cân thương mại thường kéo theo thặng dư tương đương trong cán cân vốn và ngược lại. Thặng dư hay thâm hụt cán cân thương mại đều không thể được giải thích và đánh giá mà không có giải thích và ước lượng về lượng thâm hụt hay thặng dư tương ứng trong cán cân vốn.

Ảnh hưởng của cán cân thanh toán đến sự ôn định kinh tế

Các nhà quản lý sử dụng cán cân thanh toán để đánh giá sự ổn định của một nền kinh tế. Bằng cách so sánh các giao dịch của một quốc gia với các nước khác, cán cân thanh toán ước tính sự ổn định về tài chính của nước đó trên thị trường thế giới. Chẳng hạn, thâm hụt trong thương mại hàng hoá nghĩa là nguồn cung tiền của nước đó đang tăng trên thị trường thế giới, người tiêu dùng của nước đó mua nhiều hàng nhập khẩu khiến cho cán cân thâm hụt. Nếu chính phủ không xem xét lại các chính sách kinh tế để điều chỉnh thị trường, đồng tiền của nước đó sẽ sớm bị mất giá.

Ảnh hưởng của cán cân thanh toán đến chiến lược công ty

Nghiên cứu các xu hướng của cán cân thanh toán sẽ giúp các nhà quản lý có thêm thông tin khi quyết định có nên kinh doanh ở một nước nào đó hay không. Sự thay đổi của cán cân thanh toán sẽ tác động đến chiến lược của một công ty và các hoạt động kinh tế và chính sách của chính phủ. Ví dụ, một số người cho rằng giải pháp cho thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ là phát triển mạnh hơn ở nước ngoài, giảm giá trị của đồng USD, giảm chi tiêu tiêu dùng và tăng tỷ lệ tiết kiệm. Bất cứ nhân tố nào trên đây cũng sẽ làm thay đổi những thành tố quan trọng của môi trường kinh tế Hoa Kỳ, đồng thời gây ra những biến đổi trong chính sách kinh tế ở khắp các quốc gia trên thế giới.

2.3.4. Các yếu tố phân tích kinh tế tổng hợp

Việc xem xét các chỉ số về phát triển kinh tế nêu trên, đặc biệt là sự khác biệt giữa các quốc gia, đã cho thấy tình huống tiến thoái lưỡng nan mà các công ty đa quốc gia phải đối mặt. Các nước có thu nhập cao với chất lượng lao động tốt và nhu cầu tiêu dùng cao là nơi lý tưởng để kinh doanh. Tuy nhiên, các nền kinh tế mới phát triển lại thể hiện được tốc độ tăng trưởng ngày một tăng và tiềm năng thị trường dồi dào. Chỉ riêng việc dân số của các nước này chiếm 85% tổng dân số thế giới cũng đã đủ khiến các công ty phải cân nhắc khi hoạch định chiến lược kinh doanh của mình.

Thực tế này đã làm cho các công ty đa quốc gia phải xét đến các chính sách và thực trạng kinh tế khi đánh giá tiềm năng tăng trưởng của một đất nước. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý kiểm tra từng yếu tố của môi trường kinh doanh cho đến phân tích sự vận hành của môi trường đó.  Nhà quản lý có thể thực hiện điều này từ hai cách khía cạnh: Thứ nhất là xét đến hệ thống hiện hành của nền kinh tế quốc gia đó và thứ hai là xét đến qua trình chuyển dịch từ hệ thống kinh tế này sang hệ thống kinh tế khác.

CÁC HÌNH THỨC HỆ THỐNG KINH TÉ

Hệ thống kinh tế là một cơ chế liên quan đến sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Nó bao gồm các cấu trúc và các quá trình hướng dẫn phân bố các nguồn lực và hình thành nguyên tắc hoạt động kinh doanh trong một đất nước. Hệ thống chính trị và hệ thống kinh tế có liên quan chặt chẽ đến nhau. Hiện nay có hai hình thức hệ thống kinh tế phổ biến là hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa và hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa. Sự khác biệt chủ yếu giữa hai hệ thống này được thể hiện rõ trong các yếu tố như quyền sở hữu và chi phối các nhân tố sản xuất cũng như quyền tự do định giá để cân bằng cung cầu.

Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống thị trường tự do được xây dựng trên cơ sở tư nhân nắm quyền sở hữu và kiểm soát nguồn lực. Theo đó, những người sở hữu vốn có toàn quyền hưởng lợi nhuận từ công sức và sự đầu tư đã bỏ ra cũng như những mạo hiểm mà họ chấp nhận đối mặt. Trái ngược lại, chủ nghĩa xã hội lại đề cao hệ thông kế hoạch tập trung xây dựng trên cơ sở sở hữu công tất cả các nhân tố sản xuất và điều khiển tất cả các hoạt động kinh tế.

Có nhiều ví dụ để diễn đạt khái niệm kinh tế chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa cộng sản. Thay vào đó, nhà quản lý sử dụng những nguyên tắc của cả hai tư tưởng này để phân chia những hệ thống kinh tế hiện hành thành: nền kinh tế thị trường, kinh tế tập trung và kinh tế hỗn hợp nhằm định nghĩa môi trường kinh doanh trên thế giới.

Kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là một hệ thống trong đó các cá nhân chứ không phải là chính phủ sẽ quyết định các vấn đề kinh tế. Mọi người có quyền tự do lựa chọn làm việc gì, ở đâu, tiêu dùng hay tiết kiệm như thế nào và nên tiêu dùng bây giờ hay sau này. Như vậy, trong một nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế tư nhân được tự do phát triển. Quan điểm này dựa trên nguyên tắc cho phép tư nhân tự do kinh doanh và nên để thị trường tự quyết định. Thóat khỏi các quy định của nhà nước, một thị trường tự do sẽ quyết định một cách hiệu quả mối quan hệ giữa giá, số lượng, cung và cầu. Nguyên tắc này do nhà kinh tế chính trị người Scotland là Adam Smith khởi xướng với học thuyết “Bàn tay vô hình”, theo đó nền kinh tế thị trường được tác động bởi mục tiêu lợi nhuận, các nhà sản xuất sẽ sản xuất hiệu quả những sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu. Đến lượt mình, người tiêu dùng sẽ đảm bảo rằng vốn và sức lao động nhà sản xuất bỏ ra là xứng đáng, bằng cách quyết định mua hay không mua sản phẩm. Như vậy, kinh tế thị trường khuyến khích việc phát triển trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

Sở hữu tư nhân các nguồn lực: Bởi vì các cá nhân đưa ra các quyết định cho nên nền kinh tế thị trường sẽ phụ thuộc vào các cá nhận và doanh nghiệp sở hữu và chi phối các nguồn lực hơn là chính phủ. Chỉ có quyền sở hữu tư mới giúp cho hệ thống kinh tế kiểu này phân bố được các nhân tố sản xuất, hay như Adam Smith gọi là bàn tay vô hình đã hướng dẫn các các cá nhân hưởng quyền lợi hành động một cách hiệu quả. Do đó, “sự thống trị của người tiêu dùng”, hay nói theo cách khác là ảnh hưởng của người tiêu dùng lên phân bố các nguồn lực thông qua nhu cầu với sản phẩm, chính là cơ sở nền tảngcủa nèn kinh tế thị trường.

Vai trò của chính phủ: Một nền kinh tế thị trường phụ thuộc rất it vào những quy định của chính phủ. Nhà nước càng can thiệp nhiều thì thị trường càng hoạt động kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, “bàn tay vô hình” cũng không phải là không có hạn chế, ví dụ như nhu cầu các sản phẩm công (như đèn giao thông hay quốc phòng hoặc các quy định về bảo vệ môi trường) thường không hấp dẫn với các nhà đầu tư nhưng lại vô cùng quan trọng với một quốc gia. Do đó, một thị trường tự do vẫn cần đến hoạt động của nhà nước để đảm bảo hiệu lực cho hợp đồng, bảo vệ quyền sở hữu, đảm bảo cạnh tranh công bằng và tự do, quản lý một vài hoạt động kinh tế nhất định và đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

Hongkong, Anh Quốc, Canada, và Hoa Kỳ là các nước có nền kinh tế thị trường tiêu biểu. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách chặt chẽ, không một quốc gia  nào trong số này là có nền tự do hóa nền kinh tếhoàn toàn, bởi vì chính phủ các nước này có can thiệp không ít đến thị trường. Tuy nhiên, đây vẫn là những nền kinh tế “gần nhất” với khái niêm kinh tế thị trường.

Kinh tế tập trung

Một nền kinh tế tập trung là hệ thống kinh tế trong đó nhà nước sở hữu và chi phối mọi nguồn lực. Có nghĩa là, nhà nước có quyền quyết định hàng hóa và dịch vụ nào được sản xuất, với số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào và giá cả ra sao. Ví dụ, trong một nền kinh tế thị trường, nếu chính phủ muốn có nhiều ô tô hơn, chính phủ đó phải thu thuế và mua xe từ thị trường. Còn trong nền kinh tế tập trung, bàn tay vô hình của chính phủ sẽ yêu cầu các nhà sản xuất ô tô do nhà nước sở hữu và điều khiển phỉa sản xuất nhiều xe hơn mà không cần quan tâm đến giá cả.

Những nền kinh tế tập trung có nhiều nhược điểm. Việc Nhà nước sở hữu các phương tiện sản xuất – đất đai, nông trại, nhà xưởng, ngân hàng, cửa hàng, bệnh viện ..., các phương tiện này lại được quản lý bới các nhân viên làm việc cho chính phủ. Kết quả là, giá cả của dịch vụ và hàng hóa không có nhiều biến động trong một nền kinh tế tập trung, bởi vi chính là các quan chức chính phủ chứ không phải người tiêu dùng quyết định điều này. Tuy nhiên, chất lượng thì lại có xu hướng thay đổi rất nhanh, thường là tệ đi theo thời gian do ít nhất là một trong 3 nguyên nhân sau:

-         Hầu hết các sản phẩm được cung cấp số lượng ít.

-         Người tiêu dùng về cơ bản là không có hoặc có ít lựa chọn thay thế.

-         Không có nhiều động lực để nhà sản xuất cải tiến, đầu tư hay nâng cấp.

Nền kinh tế tập trung có thể hoạt động tốt trong ngắn hạn, đặc biệt là trong quá trình tăng trưởng bởi nhà nước có khả năng di chuyển những nguồn lực chưa được khai thác hay khai thác chưa hiệu quả để tạo ra tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng ấn tượng có thể đạt được cho đến khi những nguồn lực chưa được sử dụng được đem vào hoạt động hiệu quả (chủ yếu là nguồn lao động). Tương tự như vậy, các nước kinh tế tập trung có xu hướng phát triển những ngành sản xuất đòi hỏi quy mô và vốn lớn đểcó được lợi nhuận cao nhưng lại chỉ sản xuất các sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh với nước ngoài với chất lượng chỉ ở mức chấp nhận được.

Kinh tế hỗn hợp

Trong thực tế, không có một mô hình kinh tế nào là hoàn toàn tự do hay tập trung. Thay vào đó, hầu hết các nền kinh tế có thể đươc coi là kinh tế hỗn hợp, có nghĩa là rơi vào khoảng giữa của thang phân cực kinh tế tư bản – kinh tế xã hội chủ nghĩa. Một nền kinh tế hỗn hợp là kinh tế mà hầu hết do thị trường quyết định, và hình thức sở hữu tư nhân là phổ biến hơn, nhưng vẫn có can thiệp của nhà nước vào các quyết định cá nhân.

Như vậy, hình thức kinh tế hỗn hợp có những yếu tố của cả kinh tế thị trường và kinh tế tập trung – nhà nước sở hữu các nhân tố kinh tế quan trọng trong khi người tiêu dùng và các công ty tư nhân có thể ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng hàng hóa. Ví dụ, chính phủ có thể sở hữu các công ty sản xuất ô tô. Nhưng thay vì yêu cầu các nhà quản lý phải bán mỗi chiếc xe với giá bao nhiêu, chính phủ để cung cầu thị trường quyết định giá bán của xe. Các nước được xếp vào hang các nền kinh tế hỗn hợp tiêu biểu gồm có Nam Phi, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Braxin, Đức và Ấn Độ.

Có một câu hỏi được đặt ra : Tại sao một quốc gia không chọn giữa kiểu hình kinh tế thị trường hoàn toàn hoặc tập trung hoàn toàn để tối ưu hóa hoạt động kinh tế của nước đó? Câu trả lời là, mặc dù kinh tế thị trường đạt được hiệu quả đạt được hiệu quả cao nhưng hệ thống kinh tế quốc gia cũng cần kiểm soát sự hám lợi của các nhà kinhn doanh, đưa ra những chính sách cần thiết để giảm thất nghiệp, giảm nghèo, ổn định tăng trưởng và phân phối thu nhập đồng đều. Vì vậy, hầu hết các quốc gia đều cố gắng hoà hợp các yếu tố của cả hai hình thức kinh tế này.

TỤ DO KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH THỊ TRƯỜNG

Hai thập kỉ vừa qua đã chứng kiến sự áp dụng rộng rãi các nguyên tắc của thị trường tự do. Các quốc gia đã cải cách môi trường kinh tế bằng cách tuân theo quy luật cung cầu thay vì bàn tay vô hình của chính phủ để hình thành giá và sản lượng. Các quốc gia có nền kinh tế càng tự do càng vượt xa các nước khác trên nhiều phương diện. Năm 2006, các nước có nền tự do hóa nền kinh tếcó GNI bình quân đầu người là $29.219, gấp hơn 2 lần các nước tự do một phần và hơn 4 lần các nước gần như không có thị trường tự do.

Kết quả tương tự cũng tồn tại đối với mức thu nhập, tốc độ tăng trưởng, ổn định giá, và công ăn việc làm. Hơn nữa, các báo cáo cho thấy có sự tương quan tỉ lệ thuận giữa mức độ tự do của nền kinh tế và mức tăng thu nhập cá nhân, thu nhập cho người nghèo, tuổi thọ trung bình cao hơn, tỉ lệ biết chữ lớn hơn, tỉ lệ tử vong trẻ em thấp hơn và ít tham nhũng hơn. Tóm lại, những điều này củng cố xu hướng lâu dài rằng các quốc gia ít phụ thuộc vào thuế cao, luật lệ và sự kiểm soát của chính phủ đạt được tăng trưởng kinh tế và mức sống cao nhất.

Chỉ số Tự do Kinh tế

Kể từ năm 1995, Quỹ Di sản (Heritage Foundation) và Nhật báo phố Wall của Hoa Kỳ đã công bố thông báo hàng năm về Chỉ số Tự do Kinh tế. Nói một cách chính thức, tự do kinh tế được định nghĩa là “sự loại bỏ những ép buộc hoặc giới hạn từ chính phủ về sản xuất, phân phối hay tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ vượt mức cần thiết đối với công dân để bảo vệ, duy trì quyền tự do. Nói cách khác, mọi người được tự do làm việc, sản xuất, tiêu dùng và đầu tư theo cách họ cho là hiệu quả nhất”.

Chỉ số này đánh giá mức độ can thiệp của chính phủ vào nguyên tắc tự do chọn lựa và giải phóng doanh nghiệp vì những lý do trên cả mức cần thiết để bảo vệ tài sản, tự do, an toàn của công dân và hiệu quả thị trường. Trên thực tế, cuộc điều tra này xếp loại các quốc gia dựa trên 50 chỉ số độc lập được thiết kế theo 10 vấn đề như: Tự do kinh doanh, tự do thương mại, tự do tài chính, tự do đầu tư, tự do thóat khỏi tham nhũng... Chỉ số của một yếu tố càng cao trong khoảng từ 0% đến 100%, mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế càng thấp.

Năm 2006, Chỉ số Tự do Kinh tế trung bình là 60.6%, mức cao thứ 2 kể từ khi chỉ số này được đưa ra năm 1995 nhưng chỉ giảm 0.3% so với năm trước đó. Trong giai đoạn 2005-2006,  trong số 155 quốc gia điều tra, 65 quốc gia có Chỉ số Tự do Kinh tế tăng nhưng chỉ số của 92 quốc gia khác đã giảm. Ngược lại,  giai đoạn 2004-2005, 86 nước tự do hóa kinh tế nhiều hơn, so với 57 nước áp đặt nhiều kiểm soát từ chính phủ hơn.

CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Mặc dù những cuộc điều tra về tự do kinh tế cho thấy quá trình vận dụng các nguyên tắc tự do hóa thị trường có thể gặp một số trở ngại, về lâu dài xu hướng tích cực vẫn chiếm ưu thế. Từ năm 1985 đến năm 2006, 89% các nước được điều tra có Chỉ số Tự do Kinh tế tăng lên, 6% có chỉ số giảm và 5% không thay đổi. Chỉ số Tự do Kinh tế trung bình cũng tăng từ 5.17 vào năm 1985 lên 6.4 vào những năm gần đây. Tuy nhiên, cần lưu ý là danh sách điều tra ban đầu chỉ là 105 quốc gia, trong khi danh sách điều tra hiện tại là 157 quốc gia, trong đó nhiều quốc gia từng áp dụng nền kinh tế chỉ huy. Nhu vậy tuy các chỉ số có vẻ hứa hẹn nhưng những dữ liệu này chưa đủ để tin tưởng về sức mạnh của xu hướng tự do hóa kinh tế trong tương lai.

Tự do kinh tế với tăng trưởng kinh tế

Chỉ số Tự do Kinh tế có thể phản ánh trung thực căn nguyên và nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Trong những thập niên gần đây các quốc gia chủ trương tự do hóa nền kinh tế là các quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng dài hạn cao nhất và đạt mức thịnh vượng hơn các nước ít tự do kinh tế. Những nước đứng thứ hạng cao nhất về tự do hóa kinh tế như Singapore hay Hoa Kỳ thường có tốc độ phát triển cũng như chất lượng cuộc sống cao nhất.

Thêm vào đó, những quốc gia có mức độ tự do thấp lại thể hiện sự thụt lùi trong 2 thập kỉ qua. Một ví dụ cho trường hợp này chính là Trung Quốc. Cũng như các nền kinh tế mới nổi khác, Trung Quốc có tỉ lệ tăng trưởng cao (10% có lẻ) nhưng lại có mức độ tự do thấp (54% vào năm 2007). Nếu vận dụng các thước đo tự do kinh tế ngày nay vào Trung Quốc của 30 năm trước có thể cho kết quả xấp xỉ 0. Kể từ khi bắt đầu chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường, mức độ tự do cũng như tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đã tăng một cách đều đặn và có vẻ như sẽ còn tăng nữa. Tuy nhiên, nhiều người chỉ ra rằng Chỉ số Tự do Kinh tế của Trung Quốc tăng rất ít trong giai đoạn 1995-2007, từ 52.1% đến 54%. Trong khi đó, cũng trong thời gian này, Ấn Độ có chỉ số tăng từ 46.4 % đến 55.6%.

Thậm chí, một số người còn nghi ngại rằng việc làm chậm lại quá trình cải cách kinh tế sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng. Những thập niên vừa qua cho thấy kinh tế thị trường đã chứng tỏ ưu thế so với kinh tế hỗn hợp hay kinh tế chỉ huy phần lớn là vì việc Nhà nước sở hữu và sự kiểm soát của các yếu tố sản xuất đã cản trở sự tăng trưởng. Mặc dù việc Nhà nước sở hữu và kiểm soát nền kinh tế có một vài lợi ích như hạn chế thất nghiệp và dễ phát triển các chương trình xã hội, nhưng thực tế đã cho thấy chúng thường khiến cho kinh tế hoạt động kém hiệu quả hơn.

Tương lai của nền kinh tế thị trường

Cho đến này, mô hình kinh tế hỗn hợp và kinh tế chỉ huy đã chứng tỏ tính kém hiệu năng của nó. Mặc dù trong ngắn hạn, nền kinh tế chỉ huy thường hoạt động tốt nhưng theo thời gian, những thế mạnh tiêu biểu của các nền kinh tế này như là nhân công rẻ, thuận lợi trong sản xuất quy mô lớn, dễ tiếp cận nguồn vốn , chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thấp… đều mờ nhạt dần do hệ thống quản lý và quy trình sản xuất ở các nước khác được cải thiện.

Thêm vào đó, do sự kết nối ngày càng tăng giữa các quốc gia, phạm vi kinh doanh quốc tế được mở rộng cho phép trao đổi hàng hoá, con người cũng như ý tưởng dễ dàng hơn. Những tiến triển này càng làm lộ rõ hơn những hạn chế cơ bản của nền kinh tế hỗn hợp và kinh tế chỉ huy. Rõ ràng, kiểm soát và sở hữu các yếu tố sản xuất của chính phủ hạn chế tính mạo hiểm của các công ty và các doanh nhân khi theo đuổi tri thức mới nhằm tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn.

Các nghiên cứu cho thấy kinh tế thị trường tạo ra những động lực to lớn kích thích đổi mới, trong khi kinh tế tập trung hay hỗn hợp chỉ tạo ra những động lực yếu kém hoặc thậm chí là không gì cả. Tuy nhiên, do thị trường toàn cầu chuyển từ kinh doanh công nghiệp sang kinh doanh tri thức, đổi mới trong các lĩnh vực đa dạng như chăm sóc sức khoẻ, truyền thông, phần mềm và giải trí đã trở thành động lực cho sự tăng trưởng lâu dài của một đất nước.

Phương thức chuyển dịch

Quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia lại khác nhau. Những bước chuyển dịch ở Ai-len, Thái Lan hay Mexico không giống với những bước chuyển dịch ở Trung Quốc, Brazil, Estonia, Việt Nam hay Ukraina. Dù sao đi nữa, trải nghiệm của những quốc gia này và nhiều quốc gia khác trong công cuộc tự do hóa thị trường đã hình thành một số biện pháp và nguyên tắc chung.

Đầu tiên và cũng là trên hết, bước chuyển từ nền kinh tế chỉ huy và hỗn hợp sang nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào thành công của chính phủ trong việc gỡ bỏ những yếu tố của kinh tế chỉ huy (như hệ thống quy hoạch tập trung) và xây dựng những yếu tố cơ bản cho kinh tế thị trường (như tính tự quyết của người tiêu dùng). Cụ thể hơn, thành công của sự chuyển dịch có liên hệ mật thiết với việc chính phủ giải quyết tư hữu hoá tư liệu sản xuất, dỡ bỏ quy định gò bó nền kinh tế (deregulate), bảo vệ quyền sở hữu, cải cách chính sách tài khoá và tiền tệ và áp dụng các quy định chống độc quyền.

Tư hữu hoá

Một điều kiện cần nhưng không đủ để tạo dựng nền kinh tế thị trường, đó là nhà nước chuyển quyền sở hữu và kiểm soát về tư liệu sản xuất sang cho tư nhân qua quá trình tư nhân hoá (bán hoặc chuyển giao hợp pháp các nguồn lực thuộc sở hữu nhà nước cho tư nhân). Tư hữu hoá là cần thiết, không chỉ đối với nâng cao hiệu quả chung của thị trường mà còn vì chỉ có một khu vực tư nhân vững mạnh mới có thể xây dựng được quan hệ cung cầu để dẫn tới những quyết định sản xuất và tiêu dùng đúng đắn hơn. Do đó, việc xây dựng nền kinh tế thị trường buộc chính phủ phải rút lui khỏi nền kinh tế bằng các tư hữu hoá các doanh nghiệp nhà nước.

Hơn nữa, tư hữu hoá giúp giảm nợ cho chính phủ bằng cách xoá bỏ nhu cầu trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả và thua lỗ. Trong dài hạn, tư hữu hoá làm tăng hiệu quả thị trường với triển vọng tư nhân có động lực để cải tiến công nghệ, phát triển và đổi mới hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn so với các thương nhân do Nhà nước chỉ định. Có thể động lực chính ở đây là việc các công ty tư nhân phải cạnh tranh về nguyên vật liệu, nhân công, và vốn trong các thị trường mở. Do đó, các công ty tư nhân phải tự chịu trách nhiệm về thành công hay thất bại của họ

Cải cách quy định của Nhà nước:

Quá trình này bao gồm việc nới lỏng hoặc loại bỏ những giới hạn do Nhà nước đặt ra với hoạt động tự do của thị trường và doanh nghiệp. Mục đích của việc này là giúp các doanh nghiệp đạt năng suất cao hơn nhờ tiết kiệm thời gian và tiền bạc mà trước kia phải sử dụng để đáp ứng cho các quy định của Nhà nước, từ đó khuyến khích các nhà quản lý đầu tư cho đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bảo vệ quyền sở hữu

Bảo vệ quyền sở hữu có nghĩa là doanh nhân nào có ý tưởng đổi mới có quyền được hưởng lợi từ ý tưởng, nỗ lực và rủi ro của họ trong hiện tại cũng như tương lai. Sự bảo vệ này cũng hỗ trợ môi trường kinh tế cạnh tranh bằng cách đảm bảo cho các nhà đầu tư và các doanh nhân rằng chính họ, chứ không phải nhà nước, được hưởng lợi nhờ công sức của họ. Nếu thiếu sự bảo vệ này các công ty sẽ mất đi động lực để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Đổi mới chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ

Các quyết định kinh tế do các nhà chính trị đưa ra thường khiến chính phủ áp dụng những chính sách thuế hoặc tiêu dùng làm tăng lãi suất, lạm phát và thất nghiệp. Áp dụng nghiệp vụ thị trường mở đòi hỏi chính phủ phải dựa trên các công cụ có định hướng thị trường để ổn định kinh tế vĩ mô, đặt ra giới hạn ngân sách chặt chẽ, và sử dụng các chính sách dựa trên nền tảng thị trường để quản lý lượng cung tiền.

Thông thường, những biện pháp này sẽ gây nên những thách thức kinh tế trong ngắn hạn. Nhưng việc áp dụng biện pháp tài khoá hay tiền tệ theo định hướng thị trường sẽ tạo ra môi trường kinh tế hấp dẫn các nhà đầu tư, các công ty và tạo nguồn vốn cho phát triển.

Luật về chống độc quyền

Thị trường có thể tạo ra những tình huống mà chỉ một người bán hàng hoặc một nhà sản xuất có thể cung cấp một loại hàng hoá hay dịch vụ. Việc một công ty được kiểm soát nguồn cung của một sản phẩm, và do đó, kiểm soát giá, được gọi là độc quyền. Môi trường kinh doanh độc quyền gây ra là phản đề của tự do hóa thị trường. Vì vậy, muốn tự do hoá một hệ thống kinh tế chính phủ phải đưa ra luật chống độc quyền để khuyến khích việc có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong một ngành nghề. Nhờ vậy, giá cả sẽ được giữ ở mức thấp do sức ép của cạnh tranh. Bằng cách thông qua luật chống độc quyền, các chính phủ có thể ngăn chặn nạn độc quyền, không để các công ty độc quyền bóc lột người tiêu dùng cũng như kìm hãm thị trường phát triển.

Thực tế về những thành công của các quốc gia đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế chỉ huy và hỗn hợp sang nền kinh thế thị trường đã gây ấn tượng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Ví dụ, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu kinh tế lớn nhờ tiến trình chuyển đổi của mình. Hiện nay Trung Quốc trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong suốt 30 năm qua và đang nỗ lực để thoát khỏi đói nghèo. Tiến trình chuyển đổi nền kinh tế tại những quốc gia khác như Ireland, Brazil, và Ấn Độ cũng đã đem lại sự thịnh vượng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Từ những thành công này, có thể tin rằng nhiều quốc gia khác cũng sẽ mong muốn tham gia vào tiến trình chuyển đổi. Tuy nhiên, chúng ta không thể kì vọng vào một quá trình chuyển đổi dễ dàng. Một số quốc gia đã gặp khó khăn khi xử lý những vấn đề chính trị xã hội bắt nguồn từ tiến trình này. Do đó, một số nhà kinh tế đang đặt ra câu hỏi: “Liệu kinh tế thị trường có thực sự là giải pháp tốt nhất để đạt được sự phồn vinh trong tương lai?

III. Môi trường văn hóa

Case 3:

BÓNG BẦU DỤC MỸ…Ở CHÂU ÂU?

Bóng bầu dục (American football) là có thể coi là một môn thể thao điển hình  cho văn hóa Hoa Kỳ. Đó thực sự là một khúc ca hoành tráng kết thúc với những pha biểu diễn hấp dẫn và những màn cổ vũ bốc lửa. Môn thể thao này biểu trưng cho niềm tự tôn dân tộc. Đám đông hát vang Quốc ca, phất cờ còn các cầu thủ mặc đồng phục thì chạy ngược chạy xuôi trong sân như những đội quân chiến đấu đang trong giai đoạn cam go ác liệt của cuộc đấu. Những màn hội ý của các đội chia trận đấu thành những phần nhỏ trước mỗi lượt thi đấu kế tiếp.

Ở Hoa Kỳ, Liên đoàn bóng bầu dục quốc gia (NFL) giám sát ngành thể thao này và giống như bất kỳ ngành kinh doanh thành công nào khác, họ cũng mong muốn tấn công vào thị trường mới. NFL thâm nhập Châu Âu lần đầu vào năm 1991 với các kế hoạch phát triển bóng bầu dục ở đó. Sau nhiều năm thất bại, NFL ở Châu Âu đã ra mắt với sáu đội trong đó có năm đội có trụ sở ở Đức (ví dụ như Berlin Thunder, Cologne Centurions, và Hamburg Sea Devils). Các đội trước đó được thành lập ở Tây Ban Nha đều thất bại.

Tại sao bóng bầu dục Hoa Kỳ lại phát triển ở Đức và chịu thất bại ở Tây Ban Nha? Một biểu tượng đặc sắc cho văn hóa Tây Ban Nha là môn đấu bò, một thú tiêu khiển lâu đời tại đây. Tại đất nước Tây Ban Nha giàu truyền thống, các trận đấu bò thường được tổ chức ở những trường đấu kiểu La Mã có tuổi đời lên đến 2000 năm. Không chỉ là một môn thể thao cạnh tranh, đấu bò vừa mang tính nghi thức vừa mang tính nghệ thuật. Nó là nơi thể hiện phong cách và sự can đảm của người võ sĩ đấu bò (mathador), người hùng chiến đấu với những con bò. Nếu người võ sĩ thi đấu tốt, anh ta sẽ nhận được những tràng pháo tay tán dương bới những đám đông cổ vũ bằng cách vẫy khăn quàng trắng hay ném những chiếc mũ hay bông hồng vào vòng tròn trung tâm. Môn đấu bò biểu trưng cho nền văn hóa Tây Ban Nha bằng cách kết hợp giữa sự ăn mừng cuộc sống đầy đam mê với một hệ thống lễ nghi tinh tế, một cảnh tượng tổng hợp của máu, bạo lực và sự nguy hiểm kỳ vĩ và đầy tính nghệ thuật. Trong trái tim của những người dân Tây Ban Nha thì bóng bầu dục Hoa Kỳ không thể đạt được những đỉnh cao như thế.

Vì sao bóng bầu dục Hoa Kỳ lại thành công ở Đức? Trước hết, môn thể thao này tích cực nhấn mạnh những đặc tính truyền thống về luật lệ và nguyên tắc của Đức. Ở Đức có rất nhiều luật lệ và việc chấp hành luật được đánh giá rất cao. Chẳng hạn như những công viên ở Đức đôi khi có các khu vực được đánh dấu bởi các ký hiệu cho phép bạn ném cho con chó một cái que. Người Đức còn rất quý trọng thời gian. Họ biết làm thế nào để quản lý thời gian hiệu quả và không thích sự chậm trễ. Khuynh hướng này cũng tương tự với môn bóng bầu dục Hoa Kỳ khi mà từng nhịp dừng - đi được tính bằng giây.

Một biểu tượng phổ biến của nền văn hóa Đức là nhạc giao hưởng. Thực tế, hai nhà soạn nhạc giao hưởng vĩ đại nhất thế giới – Bach và Beethoven – là người Đức. Người dân Đức đã bị thu hút bởi những nhịp đối xứng và trình tự của khúc nhạc. Người chỉ huy dàn nhạc đem những tài năng xuất chúng của từng cá nhân biểu diễn để tạo nên một thứ âm thanh hòa quyện. Giống như bản giao hưởng, bóng bầu dục phụ thuộc vào một người đội trưởng mạnh mẽ -- chơi tiền vệ -- người mà có thể kết nối những tài năng đặc biệt của từng cầu thủ để mà họ có thể thi đấu gắn kết như một. Vào giờ giải lao giữa trận, khán giả được tận hưởng không khí hào hứng từ đội quân diễu hành hùng hậu và những màn biểu diễn khác, tất cả hòa quyện vào nhau tới mức thăng hoa. Sự chuẩn bị, tính toán thời điểm, sự chính xác, tuân thủ luật lệ, và việc thấu hiểu những đóng góp của từng cá nhân vào mỗi bàn thắng chính là cơ sở của những màn hòa tấu giao hưởng hay những trận thi đấu bóng bầu dục.

Lý do chính trong sự thất bại của Liên đoàn bóng bầu dục quốc gia NFL ở châu Âu là do môn thể thao này không thể cuốn hút những con người châu Âu được định hình bởi những văn hóa cổ xưa và gắn bó với môn bóng đá. Bóng đá đã ăn vào máu của người châu Âu. Đấy chính là nơi giải tỏa cho những sự ganh đua trong nội bộ châu lục, thay cho các cuộc xung đột vũ trang. Cho dù vẫn có những siêu sao nổi lên như David Beckham, bóng đá nhấn mạnh nỗ lực của cả nhóm – sự gắn kết toàn đội để đạt được mục tiêu chung.

Mỹ là quốc gia hòa trộn giữa nhiều nền văn hóa khác nhau, tạo nên sự đa dạng về các chủng tộc. Trái lại, châu Âu là ngôi nhà của nhiều tộc người chứ không có sự thống nhất như của Hoa Kỳ. Mặc dù người dân châu Âu đã nỗ lực hết mình để tạo ra một nền văn hóa châu Âu thong nhất nhưng những khó khăn vấp phải trong quá trình hình thành EU đã cho thấy, mỗi quốc gia đều không sẵn sàng hy sinh những đặc tính văn hóa riêng của mình cho một lý tưởng về một liên minh châu Âu lớn hơn. Do vậy, giống như sự khác biệt văn hóa, quan niệm về bóng bầu dục Hoa Kỳ ở mỗi quốc gia châu Âu cũng khác nhau. Hầu hết những người dân châu Âu xem môn thể thao này như một sự bóp méo của bóng đá, thể hiện thái độ ương ngạnh và ưa bạo lực của người Hoa Kỳ. Vì vậy, mặc dù Liên đoàn bóng bầu dục quốc gia đã tiêu tốn rất nhiều tiền để quảng bá những đội bóng của mình tại châu Âu nhưng vẫn không thành công. Cuối cùng thì văn hóa quốc gia đã chiến thắng. Năm 2007, NFL đã chính thức đóng cửa các đại lý của nó ở châu Âu.

3.1.SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU VĂN HÓA TRONG KDQT

Trong kinh doanh quốc tế, chúng ta phải làm việc trong những môi trường văn hóa khác nhau với những ngôn ngữ, những hệ thống giá trị, những niềm tin và hành vi ứng xử khác biệt. Chúng ta sẽ có cơ hội gặp gỡ những khách hàng và đối tác với những lối sống, những qui tắc và những thói quen tiêu dùng hoàn toàn khác biệt. Những khác biệt này ảnh hưởng đến tất cả các phương diện trong kinh doanh quốc tế. Chúng cản trở việc truyền đạt trực tiếp và là một trong bốn rủi ro liên quan tới kinh doanh quốc tế như trong  hình 2.4:

Rủi ro văn hóa được hiểu là những tình huống hay sự kiện trong đó việc truyền đạt sai lệch về văn hóa có thể gây nên hiểu nhầm nghiêm trọng trong quan hệ giữa các đối tác từ những nền văn hóa khác nhau.

Rủi ro đa văn hóa thường xuyên nảy sinh trong hoạt động kinh doanh quốc tế bởi vì những người tham gia vào hoạt động này được thừa hưởng những di sản văn hóa vô cùng đa dạng.

Văn hóa là những khuôn mẫu có tính chất định hướng được học hỏi, chia sẻ và có giá trị lâu bền trong một xã hội. Con người biểu hiện nền văn hóa của mình thông qua các giá trị, quan niệm, thái độ, hành vi, và các biểu tượng. Văn hóa có ảnh hưởng đến mọi hành vi, suy nghĩ của con người, do đó cũng có ảnh huởng mạnh mẽ đến kinh doanh. Ngay từ những hành vi đơn giản như việc chào hỏi và chia tay, ta cũng có thể nhận thấy tác động của văn hóa. Các nghi lễ chào hỏi chính là một dấu hiệu của văn hóa hình thành qua nhiều thế kỉ. Ở Trung Quốc hay Việt nam, bạn bè biểu lộ sự quan tâm bằng cách hỏi nhau xem đã ăn cơm hay chưa. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi gặp nhau lần đầu tiên, người ta thường chào nhau bằng câu: “Anh có gì mới không?”; hay khi muốn tạo một sự tương đồng với người kia, người ta thường chào “Anh ở vùng nào vậy?”. Ở Nhật, người ta vẫn còn duy trì những nghi lễ chào hỏi và chia tay rất trang trọng, và người Nhật thường nói xin lỗi trước khi kết thúc một cuộc nói chuyện điện thoại.

Tuy nhiên, khác với các hệ thống chính trị, luật pháp và kinh tế, văn hóa rất  khó xác định và phân tích. Văn hóa tác động đến các trao đổi giữa các cá nhân với nhau cũng như việc vận hành các chuỗi giá trị như việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ, marketing và bán hàng. Các nhà quản lí phải chú ý đến vấn đề văn hóa khi thiết kế sản phẩm, bao bì và kể cả màu sắc. Màu đỏ là một màu sắc đẹp theo quan niệm của người Nga, nhưng lại là biểu tượng của sự tang tóc đối với người Nam Phi. Quan niệm về một món quà tặng phù hợp cho đối tác kinh doanh cũng rất khác nhau trên thế giới. Bút là một trong số ít những loại quà được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nơi còn những vật phẩm khác thì không phải lúc nào cũng phù hợp. Chẳng hạn, các vật sắc như dao kéo thường được cho là mang ngụ ý cắt bỏ mối quan hệ và những ẩn ý không tốt khác; hoa cúc thường được gắn với liên tưởng về những đám tang; khăn tay thường gắn với sự buồn bã.

Hiện nay hầu hết các công ty đa quốc gia đều quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng đa văn hóa cho nhân viên của mình. Tại thung lũng Silicon thuộc Canifornia, nơi tập trung các công ty công nghệ thông tin, Intel tổ chức cho nhân viên của hãng này một cuộc hội thảo mang tên “Làm việc với Ấn Độ”. Mục đích của buổi hội thảo này là để giúp các nhân viên làm việc hiệu quả hơn với hơn 400.000 công dân Ấn Độ đang làm việc tại thung lũng này. Một số công ty khác ở Silicon cũng tổ chức các buổi đào tạo tương tự như vậy. Một công ty máy tính khác, có tên là AMD, lại đưa cho các nhân viên công nghệ thông tin ở Ấn Độ bay sang một nhà máy ở Texas để đào tạo về văn hóa với các nhà quản lí Mĩ trong vòng một tháng. Các công nhân được nhập vai những người Ấn Độ bản địa, được học các môn học như lịch sử chính trị Ấn Độ, điện ảnh Ấn Độ, và sự khác biệt giữa đạo Hindu và các tôn giáo khác ở Ấn Độ. Việc đào tạo bao gồm các khóa học về cách giao việc (các công nhân Ấn Độ có thể sẽ chấp nhận một thời gian làm việc eo hẹp và không thông báo cho người quản lý nếu khi bị chậm trễ trong việc giao hàng. Vì vậy, các nhà quản lí cần đảm bảo thời gian hoàn thành công việc hợp lí); cách chuẩn bị đồ ăn, (nhà bếp của công ty cần phân biệt rõ ràng giữa thức ăn chay nghiêm khắc(vegan food) và thức ăn chay thông thường (vegetarian food)), cách giao tiếp (Ví dụ: theo phép lịch sự, người Ấn sẽ từ chối đến nhà của đồng nghiệp trong lần đẩu tiên được mời, vì vậy bạn cần lặp lại lời mời nhiều lần).

Các rủi ro đa văn hóa còn tăng lên dưới tác động của định hướng vị chủng (enthnocentric orientation) – là khuynh hướng coi các giá trị văn hóa của mình là chuẩn mực để đánh giá các nền văn hóa khác. Hầu hết mỗi người đều có xu hướng nhìn thế giới chủ yếu qua lăng kính của nền văn hóa của chính mình. Chính vì vậy, khuynh hướng vị chủng phổ biến ở mọi xã hội với niềm tin rằng chủng tộc, tôn giáo, nhóm sắc tộc… của mình là ưu việt hơn hẳn những người khác. Howard  Perlmutter đã mô tả các quan điểm vị chủng như là “khuynh hướng quê hương - (home - country orientation)”[1]. Ông lập luận rằng các nhà quản lí tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế nên từ bỏ các định hướng vị chủng và thay vào đó là các định hướng đa tâm (polycentric) và định hướng toàn cầu (geocentric). Định hướng đa tâm (polycentric orientation) là việc thay vì nhìn mọi việc qua lăng kính “quê hương” của mình, người quản lí nên xây dựng định hướng kinh doanh theo quan điểm của đất nước mà họ đang kinh doanh. Định hướng toàn cầu (geocentric orientation) đề cập đến một quan niệm toàn cầu theo đó doanh nhân tiến hành kinh doanh ở mọi thị trường mà không cần quan tâm tới các biên giới quốc gia. Đây chính là một định hướng kết hợp được sự cởi mở đối với tính đa dạng của các nền văn hóa và sự nhận thức về sự đa dạng này.Các nhà quản lý với một định hướng toàn cầu cần nỗ lực phát triển các kỹ năng để có thể ứng xử đúng đắn với các thành viên đến từ các nền văn hóa khác.Họ học cách công nhận những gì tốt nhất mà con người đã tạo ra, bất kể nó được tạo ra ở đâu.

Việc va chạm với những nền văn hóa xa lạ có thể xuất hiện trong cả các giao dịch buôn bán trong và ngoài nước, như khi làm việc với khách hàng nước ngoài, hay khi tìm kiếm các nhà cung ứng ở các quốc gia khác hoặc khi thu nhận các nhân viên từ những nền văn hóa khác nhau. Một ví dụ là trường hợp của ông Maurice Dancer, đội trưởng đội gác cửa ở The Pierre-một khách sạn cao cấp ở New York. Vào năm 2005, Liên hợp khách sạn, khu nghỉ mát và cung điện Taj, một công ty con của Tata, công ty lớn nhất ở Ấn Độ, đã giành được hợp đồng quản lý The Pierre. Ngoài việc phải điều chỉnh lại phong cách quản lý cho phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của người chủ mới, Maurice cũng phải thích ứng với một vài đặc điểm của văn hóa Ấn Độ được biểu hiện trong phong cách quản lí của Taj. Maurice cũng phải quản lí các nhân viên đến từ Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ La Tinh. Những nhân viên này mang theo những phong cách riêng của quê hương mình vào công việc của họ. Chẳng hạn, người Châu Á thường dè dặt khi ứng xử với khách hàng và  Maurice đã phải học cách khích lệ để họ có thể trở nên thoải mái và thân mật hơn. Sau cùng, rất nhiều trong số các khách hàng quen của The Pierre là những người được sinh ra ở nước ngoài. Như vậy, Maurice thậm chí không cần phải rời khỏi nước Hoa Kỳ nhưng mỗi ngày, ông cũng đã phải tiếp xúc với rất nhiều nền văn hóa mới.

Sự hội nhập đa văn hóa của các công ty như trường hợp của  The Pierre cũng là một biểu hiện của toàn cầu hóa. Tuy nhiên, toàn cầu hóa lại dẫn đến sự hội tụ văn hóa. Trong khi mọi người trên thế giới không có khuynh hướng chối bỏ những giá trị văn hóa thì những qui tắc, những kỳ vọng hay những hành vi chung đang dần dần được hình thành. Không chỉ vậy, nhiều giá trị chung có thể được áp dụng một cách hiệu quả trong các trường hợp có sự giao thoa văn hóa. Cần phải nhớ rằng, con người dù ở bất cứ đâu, cũng sẽ cảm thấy biết ơn nếu bạn đối xử với họ một cách tôn trọng, cố gắng nói bằng ngôn ngữ của họ, và thể hiện một sự quan tâm chân thành đối với họ.

 Các nhà quản lý phải thường xuyên đối mặt với rủi ro mắc phải những sai lầm văn hóa có thể gây trở ngại. Sự truyền đạt sai lầm có liên quan đến quá trình giao thoa văn hóa có thể làm hỏng các thỏa thuận làm ăn, làm giảm lượng hàng bán được và làm xấu đi hình ảnh của doanh nghiệp. Trong chương này, chúng tôi tập trung giải quyết các rủi ro mà sự truyền đạt sai về văn hóa có thể gây ra trong các trường hợp có sự giao thoa về văn hóa. Ngày nay, việc phát triển một khả năng nhận thức cũng như một sự nhạy cảm đối với các khác biệt về văn hóa đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách đối với bất cứ nhà quản lí nào.

Ý NGHĨA CỦA VĂN HÓA: CÁC KHÁI NIỆM NỀN TẢNG.

Khái niệm rộng nhất về văn hóa có lẽ là của nhà nghiên cứu Herskovit[2] đưa ra theo đó “văn hóa là phần do con người tạo ra trong môi trường”. Văn hóa bao gồm những yếu tố hữu hình và vô hình. Các yếu tố hữu hình như đường xá, các công trình kiến trúc, hàng hóa tiêu dùng và các giá trị vật thể khác còn các yếu tố vô hình bao gồm các qui tắc ứng xử, giá trị, ý tưởng, phong tục tập quán và các biểu tượng có nghĩa khác.

Geert Hofstede, một nhà nghiên cứu nổi tiếng người Hà Lan lại coi văn hóa là “sự lập trình trí tuệ tập thể” [3]của con người. Theo ông, văn hóa có thể coi là “Phần mềm của trí óc – software of the mind”, hay là cách mà chúng ta suy nghĩ và lập luận, làm cho chúng ta khác biệt so với những nhóm người khác. Chính những định hướng vô hình này tạo nên các hành vi của chúng ta. Một học giả khác là Harry Triandislại cho rằng văn hóa là sự tác động qua lại giữa sự giống nhau và sự khác nhau[4]; tất cả các nền văn hóa cùng một lúc đều rất giống nhau và cũng rất khác nhau. Tất cả mọi người trên thế giới đều có rất nhiều điểm chung và điểm tương đồng; Nhưng với tư cách là thành viên của một dân tộc hay một quốc gia, chúng ta lại bộc lộ rất nhiều điểm khác nhau. Ví dụ, có một số nền văn hóa tôn trọng chủ nghĩa cá nhân, trong khi một số khác lại thiên về chủ nghĩa tập thể. Văn hóa phương Đông có thiên hướng áp đặt rất nhiều qui tắc, luật lệ và giới hạn lên các hành vi xã hội, trong khi văn hóa phương Tây lại qui định rất ít.

Văn hóa phát triển trong lòng mỗi xã hội để tạo nên đặc thù riêng cho những người thuộc xã hội đó và để phân biệt họ với những người thuộc những xã hội khác. Đầu tiên, văn hóa định hình cách sống của các thành viên trong xã hội-chẳng hạn như cách ăn, mặc, ở. Thứ hai, văn hóa giải thích cách mà các thành viên cư xử với nhau và với các nhóm người khác. Thứ ba, văn hóa xác định hệ thống các niềm tin và các giá trị của các thành viên và cả cách họ cảm nhận về ý nghĩa của cuộc sống.

Chúng ta vừa mô tả những nội hàm của khái niệm văn hóa, tuy nhiên cũng cần ý thức rõ những yếu tố không thuộc khái niệm văn hóa.

·                    Trước hết, văn hóa không phải là đúng hay sai. Văn hóa là một khái niệm có tính tương đối. Không tồn tại cái gọi là chân lý văn hóa. Con người ở các quốc gia khác nhau chỉ đơn thuần là nhìn thế giới theo những cách khác nhau. Họ có những cách riêng để làm việc và những cách đó không bắt buộc phải tương đồng với chuẩn mực của các nền văn hóa khác. Mỗi nền văn hóa có quan điểm riêng về việc đâu là những hành vi có thể chấp nhận và đâu là những hành vi không thể chấp nhận. Chẳng hạn, trong khi phương Tây quảng bá tự do trong hôn nhân và bình đẳng giới thì tại nhiều quốc gia Hồi giáo, phụ nữ lại không được phép ly dị với chồng của họ. Nếu nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, cấm sử dụng hình ảnh khỏa thân nơi công cộng thì tại một số quốc gia Âu Hoa Kỳ, những hình ảnh này hoàn toàn được phép xuất hiện trên TV. Ở Nhật Bản và ở Thổ Nhĩ Kì, đi giầy dép ở trong nhà là một điều cấm kị.

·                    Văn hóa không bàn về các hành vi cá nhân. Văn hóa là một khái niệm dùng để nói về các nhóm người, bao gồm những giá trị và ý nghĩa được các thành viên trong nhóm công nhận. Do đó, trong khi văn hóa xác định các hành vi tập thể của mỗi xã hội, các cá nhân trong xã hội đó thường hành xử theo những cách hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, ở nhiều quốc gia, đàn ông thường để tóc ngắn. Tuy nhiên cũng có một số người phá cách để tóc dài và trông khác hẳn những người xung quanh. Ở Australia, Canada, Châu Âu và Hoa Kỳ, còn có một số đàn ông sử dụng đồ trang điểm. Các hành vi khác thường và lập dị này không đại diện cho các giá trị của một cộng đồng dân cư lớn hơn.

·                    Văn hóa không di truyền. Văn hóa được sinh ra từ môi trường xã hội. Khi sinh ra, người ta không mang sẵn trong mình một tập hợp các giá trị và thái độ được chia sẻ. Những đứa trẻ dần dần lĩnh hội được những cách suy nghĩ hoặc hành xử cụ thể nào đó khi chúng được nuôi dưỡng trong một xã hội. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, trẻ con thường tiếp thu các giá trị của tính cá nhân và của đạo Thiên Chúa. Nhưng ở Trung Quốc, trẻ con học cách phụ thuộc vào các thành viên trong gia đình và tiếp thu các giá trị của đạo Khổng. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua cha mẹ, thầy cô giáo, và những người xung quanh. Các phương tiện thông tin hiện đại, bao gồm các phương tiện truyền thông đa quốc gia, cũng đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc chuyển tải văn hóa.

Quá trình học các qui tắc và các khuôn mẫu hành vi cho phù hợp với môi trường xã hội của mỗi người như thế này được gọi là sự hòa nhập xã hội (socialization). Hòa nhập xã hội chính là quá trình học hỏi những quy tắc và cách thức ứng xử phù hợp trong một xã hội. Nói cách khác, hòa nhâp xã hội là học hỏi văn  hóa. Thông qua quá trình hòa nhập xã hội, chúng ta có được những hiểu biết và định hướng về văn hóa được chia sẻ bởi cả xã hội. Học hỏi các qui tắc và khuôn mẫu văn hóa là một quá trình rất tinh tế trong đó chúng ta điều chỉnh các hành vi một cách vô thức và không chủ tâm.

Tuy nhiên, khi va chạm với một nền văn hóa khác, con người phải trải qua quá trình thích nghi văn hóa. Thích nghi văn hóa (acculturation) là quá trình con người tự điều chỉnh để thích nghi với một nền văn hóa mới. Những người phải trải nghiệm quá trình này chính là những người sống ở các nước khác trong một thời gian dài, ví dụ những người làm việc xa quê hương.

Văn hóa được coi là thành phần quan trọng nhất trong nền văn minh của mỗi quốc gia vì nó thể hiện sự khác biệt giữa các xã hội thông qua ngôn ngữ, thói quen, tập quán… Tuy nhiên, đa số chúng ta lại không hoàn toàn hiểu được văn hóa tác động đến hành vi của chúng ta như thế nào cho đến khi ta bắt đâu giao tiếp với những người đến từ những nền văn hóa khác.

Các nhà nhân chủng học sử dụng hình ảnh ẩn dụ tảng băng trôi để có thể hiểu được bản chất của văn hóa. Văn hóa được so sánh với một tảng băng trôi: chúng ta có thể quan sát được một phần nhỏ của văn hóa trên bề mặt, nhưng phần lớn nhất, quan trọng nhất của văn hóa, bao gồm những giả thuyết, thái độ và giá trị có ảnh hưởng rất lớn tới việc ra quyết định, các mối quan hệ, các mâu thuẫn và các phương diện khác của hoạt động kinh doanh quốc tế… lại nằm khuất dưới mặt nước, nơi mà những người quan sát không thể nhìn thấy được. Mặc dù ứng xử của mỗi cá nhân đều phụ thuộc vào các đặc điểm văn hóa của chính họ, nhưng chúng ta lại không nhận thức được về những yếu tố chìm của văn hóa. Trên thực tế, chúng ta thường không nhận thức được về nền văn hóa của chính mình cho đến khi chúng ta tiếp xúc với một người khác. Hình minh họa ... mô tả khái niệm tảng băng trôi văn hóa. Sự khác biệt nằm giữa ba lớp nhận thức: văn hóa cao cấp (high culture), văn hóa dân gian (folk culture), văn hóa chiều sâu (deep culture).

3.2.VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

Kỹ năng thích nghi văn hóa có ý nghĩa then chốt trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhà quản lý không những cần phải thấu hiểu và chấp nhận sự khác nhau giữa các nền văn hóa mà còn cần phải hiểu biết sâu sắc về niềm tin và các giá trị văn hóa của đối tác nước ngoài. Kỹ năng này đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong nhiều nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, như:

·                    Phát triển sản phẩm và dịch vụ.

·                    Giao tiếp và trao đổi với đối tác kinh doanh nước ngoài.

·                    Xem xét và lựa chọn nhà cung cấp và đối tác nước ngoài

·                    Đàm phán và thiết kế các hợp đồng kinh doanh quốc tế.

·                    Giao tiếp với khách hàng hiện tại và tiềm năng ở nước ngoài.

·                    Chuẩn bị các cuộc triễn lãm và hội chợ thương mại ở nước ngoài.

·                    Chuẩn bị cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại.9

Chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của văn hóa đến một số vấn đề của kinh doanh quốc tế như sau[5]:

·                    Làm việc nhóm(teamwork). Sự hợp tác vì mục tiêu chung của doanh nghiệp rất quan trọng đối với sự thành công trong kinh doanh. Nhưng ngày nay ngày càng có nhiều nhân viên xuất than từ các nền văn hóa khác nhau làm việc trong một công ty. Vậy các nhà quản lý cần làm gì để dung hòa sự khác biệt văn hóa giữa các thành viên trong và ngoài nước? Huấn luyện kỹ năng thích nghi văn hóa cho nhân viên? Tập trung các nhóm quanh mục tiêu chung? Đưa ra phần thưởng đặc biệt để khuyến khích sự hợp tác?

·                    Chế độ tuyển dụng nhân viên: Nhiều công ty châu Á có truyền thống lưu giữ quan hệ kiểu “gia tộc’ với nhân viên và thường đưa ra chế độ tuyển dụng suốt đời (lifetime employment), theo đó nhân viên làm việc suốt đời ở một doanh nghiệp. Những nhân viên này sẽ gặp khó khăn khi chuyển sang làm việc với các công ty phương Tây, nơi người quản lý khuyến khích sự năng động trong sử dụng lao động

·                    Hệ thống lương thưởng. Trong một vài nước, hiệu quả công việc thường không phải là cơ sở chính để thăng cấp công nhân. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, tuổi đời mới là nhân tố quyết định hàng đầu trong việc thăng cấp. Vì vậy, nhân viên sẽ được đãi ngộ dựa trên thâm niên chứ không phải theo kết quả công việc. Điều này sẽ gây khó khăn khi liên doanh với các công ty nước ngoài, vì phong cách quản lý phương Tây lại là trả lương theo hiệu quả công việc, nên nhân viên thâm niên cao chưa chắc đã được đãi ngộ tương xứng.

·                    Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Các công ty châu Á thường có mô hình tổ chức theo kiểu quản lý tập trung với giám đốc là người nắm quyền quyết định tối cao. Ngược lại, các công y Bắc Âu lại khuyến khích trao quyền cho các nhà quản lý cấp dưới, tạo nên cấu trúc phân cấp. Mô hình nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Cấu trúc phân cấp được coi là ít tính quan liêu và năng động hơn. Nhưng ngược lại, bạn có thể gặp khó khăn khi buộc một nhà phân phối thực hiện yêu cầu của công ty mẹ và giao hàng đúng hạn.

·                    Phong cách lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa. Ví dụ, ở các nước châu Á, nhân viên thường chờ đợi người quản lý đưa ra những chỉ dẫn chi tiết và chính xác về công việc phải làm, trong khi đó, người quản lý ở các nước Âu Hoa Kỳ lại đưa ra những chỉ dẫn chung chung và khuyến khích nhân viên tự tìm cách hoàn thiện. Nếu bạn không thích ứng làm việc với chỉ dẫn tối thiểu hay hoạt động độc lập, thì bạn có thể gặp khó khăn khi làm việc ở đây.

Nhật Bản được coi là một ví dụ điển hình về vai trò của văn hóa trong kinh doanh.  Nếu ở phương Tây, “ khách hàng là vua”(the Customer is King), thì ở Nhật Bản, “khách hàng là thượng đế” (the Customer is the God). Bất cứ khi nào bước vào cửa hàng bán lẻ ở Nhật, khách hàng đều được nồng nhiệt chào mừng và được cảm ơn rối rít khi họ rời khỏi. Tại một vài Trung tâm thương mại, vào lúc bắt đầu mở cửa, người quản lý và nhân viên còn đứng thành hàng cúi chào khách. Nếu khách hàng phải xếp hàng đợi - điều này rất ít khi xẩy ra- họ sẽ nhận được lời xin lỗi chân thành từ nhân viên cửa hàng. Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn coi trọng thể diện của doanh nghiệp, duy trì sự hòa hợp và quan hệ tốt của doanh nghiệp với khách hàng và các doanh nghiệp khác. Các giá trị văn hóa quan trọng nhất của người Nhật là truyền thống, sự kiên nhẫn, sự tôn trọng, tính lịch thiệp, sự chân thành, sự chăm chỉ, tính gắn kết, nhất trí trong nhóm và tinh thần hợp tác.

Việc đề cao dịch vụ khách hàng của Nhật Bản xuất phát chính từ nền văn hóa Nhật. Tổ chức tốt, chất lượng sản phẩm hàng đầu, và dịch vụ sau bán hàng mẫu mực được coi là chìa khóa thành công khi kinh doanh ở Nhật Bản. Người Nhật luôn nhấn mạnh đến việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất. Những người bán xe ô tô ở Nhật Bản luôn cung cấp những cung cấp dịch vụ sửa chữa bao gồm cả việc kéo xe đến và giao xe đi; thậm chí họ còn gọi điện đến tận nhà khách hàng để chào bán các xe mới. Các hãng Nissan và Toyota còn thường xuyên tiến hành điều tra khách hàng để đánh giá các cơ sở bán hàng của họ. Trong lĩnh vực ngân hàng, các nhà nhân hàng thường giúp khách hàng bán hoặc mua nhà, tìm các đại lý bán máy móc, cung cấp dịch vụ tư vấn thuế, hoặc là tìm người thuê các căn nhà mới. Tài xế taxi ở Nhật luôn tranh thủ thời gian trau chuốt lại mui xe của mình và thường đeo găng tay trắng. Tàu điện đúng giờ đến từng giây.

Nhật Bản là một đất nước nhỏ (diện tích chỉ khoảng bằng Califonia), nhưng dân số lại gần bằng một nửa dân số của Hoa Kỳ. Xã hôi có mật độ dân số đông và thuần nhất đã thúc đẩy sự phát triển của tính gắn kết và lịch thiệp trong văn hóa Nhật Bản. Mối quan hệ giữa người với người giúp người Nhật tránh được mâu thuẫn và duy trì sự hòa hợp. Một nhân tố then chốt khác của văn hóa Nhật Bản là “amae”, tạm dịch là “phụ thuộc tình cảm “. Amae là một phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng con cái ở Nhật. Trong khi ở phương Tây, các bà mẹ dạy con cái họ phải tự lập, thì ở Nhật Bản, các bà mẹ lại luôn làm cho con cái mình cảm thấy được che chở. Các học giả tin rằng chính Amae có vai trò chỉ đường cho các phản ứng của người lớn trong xã hội. Mối quan hệ giữa những người tiền bối và hậu bối cũng tương tự như Amae mẹ - con. Sự hiếu thảo - kính trọng bố mẹ và những người lớn tuổi - là nền tảng của đạo Khổng. Amae và mối quan hệ bố mẹ - con cái trong đạo Khổng là cơ sở cho tất cả các mối quan hệ khác ở Nhật Bản.

Vào lúc bắt đầu mỗi ngày làm việc, nhiều công ty có các cuộc họp nhóm để tạo dựng sự hòa hợp và tinh thần đồng đội, thậm chí các  nhân viên còn tập thể dục cùng nhau. Việc đào tạo nhân viên mới thường được thực hiện trong từng nhóm. Nhóm đó được đào tạo cùng nhau, được đánh giá chung và thâm chí còn sống chung. Mỗi nhóm sẽ tìm ra các vấn đề và cùng giải quyết chúng. Quá trình đào tạo được tiến hành rất chi tiết. Các công ty đưa ra các chỉ dẫn cụ thể về cách chào hỏi khách hàng, âm điệu được sử dụng và cách xử lý các khiếu nại. Các cửa hàng luôn coi trọng thông tin phản hồi của khách hàng. Họ thường gửi các bản báo cáo chi tiết về các sản phẩm lỗi đến nhà sản xuất và gửi trả lại các sản phẩm đó để nhà sản xuất xem xét kỹ. Các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ thiết kế sản phẩm của họ dựa trên kiến nghị và phản hồi nhận được từ khách hàng.

Tuy nhiên, nước Nhật cũng đang dần thay đổi. Nhật Bản hiện đại đang vận hành dần theo các giá trị hiện đại du nhập từ bên ngoài. Các cửa hàng giảm giá theo mô hình của Carrefour, Toys R US và Wall Mart đang bắt đầu thay thế các trung tâm thương mại, đặc biệt đối với giới trẻ. Khi lựa chọn giữa chất lương dịch vụ và mức giá thấp nhất có thể, người Nhật ngày càng có xu hướng thỏa hiệp.

Câu chuyện về thành công  của Lawrence Yu, một bạn trẻ sinh ra ở Trung Quốc đã nêu bật lên tầm quan trọng của giao lưu văn hóa trong thời đại ngày nay. Từ khi mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào năm 1979, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. Khi Lawrence Yu còn là một thiếu niên vào những năm 1990, cậu sống ở Trung Quốc và chứng kiến những sự đổi thay kì diệu đó. Năm 16 tuổi, Lawrence đi du học ở Hoa Kỳ. Bên cạnh việc nỗ lực học tập, cậu còn tích cực tham gia các chương trình thực tập tại nhà máy ở nhiều nơi trong nước Hoa Kỳ và cả nước ngoài như Mexico, Hongkong, Malaysia... qua đó có dịp tìm hiểu thêm về văn hóa tại các quốc gia đó. Sau khi tốt nghiệp, Lawrence làm việc ở công ty Dell với tư cách là một nhóm trưởng kế hoạch về máy tính Notebook tại nhà máy sản xuất notebook của Dell tại Penang, Malaysia. Với những hiểu biết về công việc kinh  doanh của Dell có được khi làm việc ở Hoa Kỳ, và khả nănng ngôn ngữ cùng với kỹ năng giao tiếp tốt, Lawrence đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và được các lãnh đạo cao cấp khen thưởng.

Sau khi làm trưởng  nhóm kế hoạch hơn một năm, Lawrence chuyển sang làm quản lý chương trình logistics cho Dell Global Logistics. Lĩnh vực công việc của anh được mở rộng hơn. Vào tháng 8 năm 2006, Lawrence được bổ nhiệm làm giám đốc cung ứng toàn cầu vào tuổi 24, và trở thành giám đốc cung ứng toàn cầu trẻ nhất của Dell. Lời khuyên của Lawrence về công việc kinh doanh quốc tế là:

- “Khi có rủi ro, tôi vui vẻ đối mặt với nó. Rào cản ngôn ngữ, sự khác biệt về văn hóa, và phải sống xa gia đình tất cả đều thực sự khó khăn. Nhưng ngôn ngữ có thể cải thiện theo thời gian, và bạn có thể nhanh chóng tiếp thu văn hóa khi sống trong nó. Tôi quen với việc sống một mình rất nhanh. Ngoài học tập ở trong lớp học, tôi còn lien tục học hỏi qua việc sống, học tập, và làm việc ở nước ngoài. Những kiến thức này bạn không có cách nào khác học được. Từ khi sống một mình vào lúc 16 tuổi, tôi đã lớn hơn rất nhiều, về cả thể chất lẫn trí tuệ. So với trước đây, bây giờ tôi đã tự tin hơn với bất cứ cái gì mình theo đuổi, nhờ vào các kinh nghiệm quốc tế của chính tôi!”. Nhờ tinh thần cầu tiến và sẵn sang tiếp nhận cái mới, Lawrence giảm được khoảng cách về văn hóa để thành công trong công việc cũng như cuộc sống của mình.

3.3.VĂN HÓA QUỐC GIA, VĂN HÓA NGHỀ NGHIỆP VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Mặc dù những khác biệt trong văn hóa rõ ràng có ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế, nhưng không phải tất cả các khó khăn trong kinh doanh đều xuất phát từ sự khác biệt trong văn hóa quốc gia được. Hình ..... cho thấy có 3 loại văn hóa ảnh hưởng đến mỗi người. Đó là văn hóa quốc gia, văn hóa nghề nghiệp, và văn hóa doanh nghiệp. Làm việc hiệu quả trong những văn hóa chồng chéo này là một thách thức lớn. Ảnh hưởng của văn hóa nghề nghiệp và văn hóa doanh nghiệp còn có xu hướng tăng lên khi con người hòa nhập với công việc và nơi làm việc  (Xem Hình 2.5).

Trước hết, chúng ta hãy bàn về VHDN. Hầu hết các công ty đều có các hệ thống về các chuẩn mực, giá trị, niềm tin, và cách ứng xử khác với các công ty khác. Những sự khác biệt này cũng đặc biệt như văn hóa quốc gia vậy. Ví dụ Anh và Hoa Kỳ có chung ngôn ngữ và hệ thống kinh tế. Nhưng từ mỗi nước hai doanh nghiệp khác nhau lại có văn hóa doanh nghiệp rất khác nhau. Thâm niên của công ty và tính chất sản phẩm đều ảnh hưởng đến văn hóa của công ty đó. Ví dụ như, Công ty bảo hiểm lớn của Anh Lloyds có một văn hóa mang tính truyền thống và chậm thay đổi còn Virgin - công ty cung cấp dịch vụ du lịch và âm nhạc của Anh, lại có văn hóa thực nghiệm và ưa thử thách.

Những lớp văn hóa đó còn đặt các nhà quản lý trước một khó khăn nữa là xác đinh hành vi nào chịu ảnh hưởng của văn hóa quốc gia hay văn hóa nghề nghiệp và VHDN? Ở những nước có văn hóa doanh nghiệp mạnh, rất khó để tìm ra đâu là nơi bắt đầu của văn hóa doanh nghiệp và kết thúc của văn hóa quốc gia. Ví dụ đối với công ty L’Oreal, rất khó để phân định phạm vi văn hóa doanh nghiệp và văn hóa quốc gia ảnh hưởng tới hãng Hoa Kỳ phẩm của Pháp này. Người Pháp rất có kinh nghiệm trong ngành công nhiệp thời trang và Hoa Kỳ phẩm, nhưng L’Oreal lại là doanh nghiệp toàn cầu và được điều hành bởi các nhà quản lý trên khắp thể giới. Ảnh hưởng của họ cùng với khả năng tiếp nhận văn hóa thế giới đã hình thành nên một L’Oreal rất riêng trong văn hóa pháp. Ví vậy, trong kinh doanh quốc tế, không thể quy  tất cả sự khác biệt trong kinh doanh cho văn hóa quốc gia.

3.4.           CÁCH TIẾP CẬN VĂN HÓA

Các học giả đã đưa ra nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu vai trò của văn hóa trong kinh doanh quốc tế. Trong mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu 3 cách tiếp cận: cách tiếp cận theo ẩn dụ văn hóa, theo khuôn mẫu và theo thành ngữ.

3.4.1. Ẩn dụ văn hóa (Cutural Metaphor):

M.J Gannon[1] đã đưa ra một sự phân tích rất rõ ràng về vai trò của ẩn dụ trong  định hướng văn hóa. Ẩn dụ văn hóa là một truyền thống hay một thể chế đặc biệt gắn kết mạnh mẽ với một xã hội cụ thể. Như bạn thấy trong phần đầu, đấu bò là một ẩn dụ văn hóa của người Tây Ban Nha. Ẩn dụ văn hóa là chỉ dẫn cần thiết để suy đoán thái độ, giá trị và hành vi của một cá nhân.

Ví dụ, bóng đá Hoa Kỳ có thể được coi là ẩn dụ văn hóa cho các tín ngưỡng đặc biệt ở Hoa Kỳ. Stuga Thụy Điển (lều hoặc nhà mùa hè) là một phép ẩn dụ văn hóa của tình yêu thiên nhiên và khao khát tự khẳng định mình của người Thụy Điển. Những ví dụ khác của ẩn dụ văn hóa như khu vườn của người Nhật Bản (nơi yên tĩnh), quán cà phê (coffeehouse) của người Thổ Nhĩ Kỳ (nơi giao lưu), Kibbut của người Isarel (tính cộng đồng), và môn đấu bò của người Tây ban Nha (nghi lễ). Ở Brazil, có 1 ẩn dụ là jeito hay jeitinho Brasileiro có nghĩa là khả năng đối mặt với thách thức của cuộc sống hàng ngày bằng cách giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo hay lôi kéo được các quan chức quan liêu của đất nước. Ở Brazil, việc lôi kéo, nịnh bợ, đỡ đầu không nhất thiết được xem là tiêu cực, bởi vì mỗi người đều sử dụng chúng để tiến hành công việc làm ăn.

3.4.2. Khuôn mẫu (stereotype)

Khuôn mẫu là những điều khái quát về một nhóm người có thể thực tế hoặc không, thường là hơi cường điệu. Một ví dụ là hội chứng manana (hội chứng ngày mai - tomorrow syndrome) là quan niêm mà người Hoa Kỳ Latinh hay đưa ra để trì hoãn công việc. Đối với một người Hoa Kỳ Latinh, manana có nghĩa là tương lai không chắc chắn. Doanh nhân có thể rất vui lòng cam kết kinh doanh nhưng không thực hiện vì không ai biết tương lai sẽ xẩy ra việc gì? Sẽ có nhiều sự kiện ngoài tầm kiểm soát có thể xẩy ra, vậy tại sao lại phải lo nghĩ về một lời hứa?

Xem xét văn hóa theo khuôn mẫu thường không chính xác và dễ dẫn đến các kết luận sai lạc. Tuy vậy, dù vô tình hay hữu ý, gần như tất cả mọi người đều sử dụng cách này, vì đây là cách thức dễ dàng để nhận xét tình hình và con người. Ví dụ sau đây là các quan niệm phổ biến về người sống ở Hoa Kỳ :

·                    Hay tranh luận và năng nổ, khác với người Nhật bản là những người thích ôn hòa và khiêm nhường.

·                    Chú trọng tự do cá nhân, khác với người Trung Quốc là những người thích sống tập thể.

·                    Thoải mái và không theo thứ bậc, khác với người Ấn Độ là những người tin rằng những người có chức vụ cần được kính trọng.

·                    Ưa thử thách và chấp nhận rủi ro, khác với người Ả Rập Xê út là những người có xu hướng bảo thủ, dùng những cách thức cũ để giả quyết công việc.

·                    Thẳng thắn và quan tâm đến lợi ích trước mắt, khác với người Hoa Kỳ Latinh là những người luôn dành thời gian để giao du và tìm hiểu các đối tác kinh doanh.

Khuôn mẫu văn hóa có thể coi là cách dễ dàng nhất để xem xét văn hóa nhưng chúng ta cần lưu ý để tránh lạm dụng nó.

3.4.3. Thành  ngữ (idioms)

Thành ngữ là một nhóm từ cố định mà ý nghĩa thật sự hoàn toàn khác so với nghĩa đen của câu. Bạn không thể hiểu được nghĩa của một thành ngữ nếu chỉ biết nghĩa của từng từ đơn lẻ trong câu. Các thành ngữ tồn tại trong hầu hết mọi nền văn hoá. Con người thường sử dụng chúng như là một cách ngắn gọn để thể hiện một vấn đề lớn hơn. Ví dụ như “trải thảm đỏ” là cách nói để thể hiện sự nhiệt liệt chào mừng một vị khách, trong thực tế không có cái thảm nào được sử dụng ở đây cả. Người ta sẽ hiểu sai thành ngữ này khi dịch nó theo nghĩa đen. Ở Tây Ban Nha, cụm từ “no está el horno para bolos” có nghĩa đen là “chưa có lò để nướng bánh” nhưng ý nghĩa thực tế lại là “chưa đúng lúc”. Ở Nhật, nghĩa đen của cụm từ  “uma ga au” là “những con ngựa của chúng tôi gặp nhau” nhưng ý nghĩa thật sự là “chúng tôi sống hoà thuận với nhau”. Các thành ngữ thường sử dụng phép ẩn dụ và phép chuẩn hoá và các nhà quản lí có thể nghiên cứu các thành ngữ của các quốc gia để có được sự hiểu biết sâu hơn về các giá trị văn hoá. Bảng... minh hoạ một số cách diễn đạt thể hiện các nét văn hoá của  một số nước khác nhau.

3.4.MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU VỀ VĂN HÓA

Từ đầu thế kỷ thứ 20 đến nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về những khía cạnh văn hóa trong kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng. Dươi đây là một số nghiên cứu tiêu biểu nhất:

3.4.1.Quan điểm văn hoá nghèo ngữ cảnh và giàu ngữ cảnh  của Hall

Nhà nhân chủng học nổi tiếng Edward T.Hall đã chia văn hoá thành hai loại: Văn hóa “nghèo ngữ cảnh” (low context culture) và văn hóa “giàu ngữ cảnh“ (high context culture). Cách diễn đạt trong văn hoá nghèo ngữ cảnh thường chính xác, đặc biệt nhấn mạnh vào các ngôn từ trong câu nói. Các quốc gia có văn hoá nghèo ngữ cảnh thường là các nước ở Bắc Âu và Bắc Hoa Kỳ, chú trọng truyền tải thông điệp bằng lời nói. Ở những nước này, chức năng chủ yếu của lời nói là để thể hiện quan điểm và tư tưởng của người nào đó càng rõ ràng, lôgic và thuyết phục càng tốt. Những người này sử dụng lối giao tiếp trực tiếp và rõ ràng, thẳng nghĩa. Ví dụ, trong khi đàm phán người Hoa Kỳ thường đi thẳng vào vấn đề, không nói quanh co lòng vòng. Văn hoá nghèo ngữ cảnh thường coi trọng sự hiểu biết và hành động cụ thể, giúp các cuộc đàm phán đạt hiệu quả nhất có thể. Những nền văn hoá này hay dùng các giao kèo cụ thể, hợp pháp để kí kết các thoả thuận.

Ngược lại, các nền văn hoá giàu ngữ cảnh như Nhật Bản và Trung Quốc chú trọng đến những thông điệp không thể hiện bằng lời nói và coi giao tiếp là một cách để tăng mối quan hệ hoà hợp. Họ thích cách giao tiếp gián tiếp và giữ thể diện, trong đó phải thể hiện được sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau. Họ thường chú ý để không làm người khác cảm thấy bối rối hoặc bị xúc phạm. Điều này lý giải tại sao người Nhật không thích nói “không” khi họ muốn thể hiện sự không đồng ý. Họ thích cách trả lời mơ hồ hơn, như “ vấn đề là khác cơ”. Ở các nước Á Đông, thể hiện sự mất kiên nhẫn, chán nản, khó chịu hay bực tức thường không tạo được sự thiện cảm và bị coi là vô lễ. Các nước Châu Á thường có xu hướng sử dụng cách nói giảm nói tránh, cũng như con người ở đây thường hay chú ý đến bối cảnh cùng các ngôn ngữ hình thể. Ví dụ: nếu tham dự một bữa ăn trưa để kinh doanh ở Tokyo, ông chủ sẽ là người trông có tuổi và ngồi riêng ở vị trí xa nhất từ lối vào của căn phòng. Ỏ Nhật, cấp trên thường được bố trí ngồi ở những vị trí ưu tiên như vậy để thể hiện sự tôn trọng. Để đạt được thành công ở châu Á, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo phải nắm bắt được các dấu hiệu phi ngôn ngữ và các ngôn ngữ hình thể khác. Các cuộc đàm phán nơi đây thường diễn ra chậm và mang tính nghi thức, các thoả thuận đều lấy sự tin tưởng làm nền tảng.

Công trình nghiên cứu của Hall có tầm quan trọng mang tính cách tân vì hiện nay thế giới đang diẽn ra sự bùng nổ trong các mối quan hệ kinh doanh giữa Đông Á và các khu vực khác của thế giới. Tuy vậy, quan niệm về “văn hoá nghèo ngữ cảnh” và “văn hoá giàu ngữ cảnh” vẫn đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa những người nói chung một thứ tiếng. Ví dụ như các nhà lãnh đạo người Anh thường phàn nàn rằng các bài thuyết trình của các nhà lãnh đạo người Hoa Kỳ quá chi tiết. Mọi thứ đều được trình bày, thậm chí ngay cả khi vấn đề đã quá rõ ràng.(Xem Hình 2.6)

3.5.2. Nghiên cứu về văn hoá quốc gia của Hofstede

Geert Hofstede, nhà nhân chủng học nổi tiếng người Hà Lan, đã tiến hành một trong những nghiên cứu đầu tiên dựa trên quan sát thực nghiệm về các đặc điểm văn hoá quốc gia. Trong quá trình tuyển dụng nhân viên cho IBM, ông đã có điều kiện thu thập dữ liệu về các giá trị đạo đức và các quan điểm từ 116,000 nhân viên của tập đoàn IBM, những người có quốc tịch, tuổi tác và giới tính khác nhau. Hofstede đã tiến hành hai cuộc khảo sát vào năm 1968 và 1972. Kết quả điều tra đã giúp ông đưa ra bốn khía cạnh (dimension) của văn hoá quốc gia. Chúng ta sẽ nghiên cứu về phần này sau đây. 

·                    Tính cá nhân/ tính tập thể

Tính cá nhân và tính tập thể có nghĩa là văn hóa đó đánh giá một cá thể theo cá nhân người đó hay theo việc anh ta thuộc nhóm người nào (VD: thành phần gia đình, nghề nghiệp…). Trong các xã hội theo chủ nghĩa cá nhân, mối quan hệ giữa con người tương đối lỏng lẻo, mỗi người có xu hướng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình. Những xã hội này ưa thích tính cá nhân hơn sự đoàn kết tập thể. Cạnh tranh là tiêu chuẩn và ai cạnh tranh tốt nhất sẽ giành được phần thưởng. Australia, Canada, vương quốc Anh và Hoa Kỳ là những đất nước theo chủ nghĩa cá nhân. Ngược lại, trong các xã hội theo chủ nghĩa tập thể, mối quan hệ giữa các cá nhân đóng vai trò quan trọng hơn trong ý muốn cá nhân. Hoạt động kinh doanh được tiến hành dựa trên cơ sở làm việc nhóm trong đó ý kiến tập thể luôn được coi trọng. Tập thể là quan trọng hơn tất cả, vì cơ bản, cuộc sống là một mối quan hệ hợp tác. Sự đoàn kết và đồng tình giúp giữ vững mối quan hệ hoà hợp trong tập thể. Trung Quốc, Panama và Hàn Quốc là những ví dụ tiêu biểu cho một xã hội theo chủ nghĩa tập thể.

·                    Khoảng cách quyền lực (Power distance)

Khoảng cách quyền lực là từ để miêu tả cách một xã hội ứng xử với sự bất bình đẳng về quyền lực giữa con người trong xã hội. Một xã hội có sự chênh lệch về quyền lực lớn  có nghĩa là mức độ bất bình đẳng tương đối cao và luôn tăng lên theo thời gian. Tại các quốc gia này, có khoảng cách rất lớn giữa những người có quyền lực và những người thấp cổ bé họng. Guatemala, Malaysia, Philippin và một vài nước Trung Đông là các quốc gia điển hình về khoảng cách quyền lực lớn. Ngược lại, trong các xã hội với khoảng cách quyền lực thấp, sự chênh lệch giữa kẻ mạnh và kẻ yếu rất nhỏ. Ví dụ, ở các nước Scandinavia như Đan Mạch và Thuỵ Điển, các chính phủ xây dựng hệ thống thuế và phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo đất nước của họ giữ được sự bình đẳng tương đối trong thu nhập và quyền lực. Hoa Kỳ là đất nước có khoảng cách về quyền lực tương đối thấp.

Sự phân cấp xã hội (social stratification) là yếu tố có ảnh hưởng đến khoảng cách quyền lực. Ở Nhật, hầu hết tất cả mọi người thuộc tầng lớp trung lưu, trong khi đó ở Ấn Độ, đẳng cấp trên nắm hầu hết quyền kiểm soát đối với việc ra quyết định và sức mua. Trong các công ty, mức độ phân tầng quản lý và chuyên quyền trong lãnh đạo sẽ quyết định khoảng cách quyền lực. Trong các doanh nghiệp, sự chênh lệch lớn về quyền lực cùng cách quản lý chuyên quyền làm cho quyền lực tâp trung vào các nhà lãnh đạo cấp cao và nhân viên không có quyền tự quyết. Còn trong các công ty có chênh lệch về quyền lực thấp, những nhà quản lý và nhân viên của họ thường bình đẳng hơn, hợp tác với nhau nhiều hơn để đạt được mục tiêu của công ty.

·                    Mức độ e ngại rủi ro (Uncertainty Avoidance)

E ngại rủi ro thể hiện chừng mực mà con người có thể chấp nhận rủi ro và sự không chắc chắn trong cuộc sống của họ. Trong xã hội có mức độ e ngại rủi ro cao, con người thường thiết lập nên các tổ chức để tối thiểu hoá rủi ro và đảm bảo an toàn tài chính. Các công ty  tập trung tạo ra việc làm ổn định và thiết lập các quy định để điều chỉnh các hoạt động của nhân viên cũng như tối thiểu hoá sự không minh bạch. Các nhà lãnh đạo thường phải mất nhiều thời gian để ra quyết định vì phải xem xét hết mọi khả năng xảy ra rủi ro. Bỉ, Pháp và Nhật Bản là những nước có mức độ e ngại rủi ro tương đối cao. Những xã hội có mức độ e ngại rủi ro thấp thường giúp các thành viên làm quen và chấp nhận sự không chắc chắn. Các nhà quản lý rất  nhanh nhạy và tương đối thoải mái khi chấp nhận rủi ro nên họ ra quyết định khá nhanh. Con người chấp nhận cuộc sống mỗi ngày xảy đến và làm việc bình thường vì họ không lo lắng về tương lai. Họ có xu hưóng dung hoà được các hành động và quan điểm khác biệt so với bản thân họ vì họ không cảm thấy sợ sệt. Ấn Độ, Ireland, Jamaica và Hoa Kỳ là những ví dụ tiêu biểu nhất cho các quốc gia có mức độ e ngại rủi ro thấp.

·        Nam tính/nữ tính(Masculinity/Femininity)

Nam tính/ Nữ tính là khái niệm chỉ một định hướng của xã hội dựa trên giá trị của nam tính và nữ tính. Các nền văn hoá nam tính có xu hướng coi trọng cạnh tranh, sự quyết đoán, tham vọng, và sự tích luỹ của cải. Xã hội được tạo nên bởi những người đàn ông và phụ nữ quyết đoán, chú trọng đến sự nghiệp, kiếm tiền và hầu như không quan tâm đến những thứ  khác. Có thể kể đến các ví dụ điển hình là Australia, Nhật Bản. Hoa Kỳ cũng là một đất nước có nam tính tương đối cao. Các nền văn hoá nói tiếng Tây Ban Nha cũng khá nam tính và thể hiện sự say mê lao động, sự táo bạo và cạnh tranh. Trong kinh doanh, tính chất nam tính thể hiện ở sự thích hành động, tự tin, năng động. Ngược lại, trong các nền văn hoá nữ tính, như ở các nước Scandinavia, cả Nam giới và Nữ giới đều chú trọng vào việc duy trì vai trò, sự phụ thuộc lẫn nhau và quan tâm đến những người kém may mắn hơn. Hệ thống phúc lợi phát triển cao và nhà nước thường có chế độ trợ cấp cho giáo dục.

·                    Khía cạnh thứ năm: Định hướng ngắn hạn và dài hạn (Long term versus Short term Orientation).

Bốn khía cạnh định hướng văn hoá mà Hofstede đề xuất phía trên đã và đang được chấp nhận rộng rãi. Chúng là một công cụ giúp chúng ta hiểu được sự khác biệt về văn hoá và là một cơ sở để phân loại văn hóa quốc gia. Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng đã tìm ra những mối quan hệ giữa bốn định hướng văn hoá và địa lí, cho thấy rằng các nước có thể giống nhau (có sự tương đồng văn hoá) hoặc không giống nhau (có  khoảng cách văn hoá) về một trong bốn định hướng đó.

Tuy vậy, nghiên cứu của Hofstede vẫn có một số hạn chế. Thứ nhất, như đã lưu ý, công trình nghiên cứu này dựa trên các dữ liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ năm 1968 đến năm 1972. Từ đó đến nay nhiều thứ đã thay đổi, bao gồm tiến trình toàn cầu hoá liên tiếp, sự phát triển của các phương tiện truyền thông xuyên quốc gia, tiến bộ công nghệ và vai trò của phụ nữ trong lực lượng lao động. Công trình này đã không thể lý giải được sự hội tụ các giá trị văn hóa đã xuất hiện trong suốt vài thập kỉ qua. Thứ hai, những phát hiện của Hofstede đều dựa trên ý kiến của những nhân viên của một công ty đơn lẻ - công ty IBM – trong một ngành công nghiệp đơn lẻ, do đó rất khó để khái quát hoá vấn đề. Thứ ba, ông đã sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu, phương pháp này không hiệu quả khi điều tra một số vấn đề sâu xa xung quanh phương diện văn hoá. Cuối cùng, Hofstede vẫn không nắm bắt được tất cả các khía cạnh tiềm ẩn của văn hoá.

Để phản ứng lại với phê phán cuối cùng này, Hofstede cuối cùng đã bổ sung khía cạnh thứ năm vào  nghiên cứu của mình: định hướng dài hạn hoặc ngắn hạn. Khía cạnh này thể hiện mức độ ở đó con người và các tổ chức trì hoãn sự thoả mãn để đạt được thành công trong dài hạn. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp và con người trong các nền văn hoá định hưóng dài hạn có xu hướng nhìn về lâu dài khi lập kế hoạch và cuộc sống. Họ chú trọng đến khoảng thời gian trong nhiều năm và nhiều thập kỉ. Khía cạnh dài hạn được thể hiện rõ nhất  trong các giá trị đạo đức của người châu Á – các định hướng văn hoá truyền thống của một số nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore. Một phần, những giá trị này dựa trên các học thuyết của triết gia nổi tiếng của Trung Quốc là Khổng Tử. Ông sống vào khoảng năm 500 trước công nguyên. Ngoài định hướng dài hạn, Khổng Tử cũng tán thành các giá trị văn hoá khác mà cho đến bây giờ các giá trị đó vẫn là nền tảng cho nhiều nền văn hoá của châu Á. Những giá trị đó bao gồm tính kỷ luật, sự trung thành, sự siêng năng, quan tâm đến giáo dục, sự tôn trọng gia đình, chú trọng đoàn kết cộng đồng và kiểm soát ham muốn cá nhân. Các học giả thường công nhận các giá trị này là điều làm nên sự kì diệu của Á Đông, làm nên tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể và quá trình hiện đại hoá của các nước Đông Á trong suốt vài thập kỉ qua. Ngược lại, Hoa Kỳ và hầu hết các nước phương Tây đều chú trọng đến định hướng ngắn hạn. Chúng ta chỉ nên coi công trình nghiên cứu của Hofstede như là một chỉ dẫn khái quát, nó hữu ích trong việc giúp chúng ta có được sự hiểu biết sâu hơn trong hợp tác, giao lưu xuyên quốc gia với các đối tác kinh doanh, khách hàng nước ngoài

3.4.           NHỮNG THÀNH PHẦN QUAN TRỌNG CỦA VĂN HÓA

Nhìn chung, văn hoá có tám yếu tố cấu thành cơ bản là:

- Ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời.

- Tôn giáo

- Các giá trị và thái độ

- Phong tục tập quán và thói quen

            - Đời sống vật chất

            - Nghệ thuật

            - Giáo dục

- Cấu trúc xã hội

Dựa trên tám yếu tố cấu thành của văn hoá, ta có thể thấy văn hoá bao gồm cả những yếu tố vật chất (như hàng hoá, công cụ lao động) và các yếu tố phi vật chất (như tôn giáo, các giá trị...). Ở những mức độ khác nhau, các yếu tố này đều có ảnh hưởng rất lớn đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của con người, cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ được phân tích rõ trong mục 1.2 (trang 36).

- Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hoá. Ngôn ngữ được  coi là tấm gương để phản ánh văn hoá. Chính nhờ ngôn ngữ mà con người mới có thể xây dựng và duy trì văn hoá của mình. Sở dĩ như vậy là vì văn hoá được duy trì nhờ truyền thống, mà cơ chế truyền thống hoạt động được là nhờ có ngôn ngữ làm công cụ lưu trữ và truyền đạt thông tin. Theo L.White, tế bào là cơ sở của mọi quá trình sống, còn ngôn ngữ là cội nguồn của toàn bộ hành vi và văn minh của loài người.

Ngôn ngữ còn giúp chúng ta tạo dựng một nhận thức về thế giới. Ngôn ngữ của một quốc gia có thể hướng sự chú ý của các thành viên vào một số đặc trưng nhất định của thế giới. Một minh hoạ rõ ràng cho hiện tượng này là hầu hết các ngôn ngữ châu Âu chỉ có một từ về tuyết, nhưng ngôn ngữ của người Eskimo lại không có một thuật ngữ chung về tuyết. Thay vào đó, họ có tới 24 từ mô tả các trạng thái khác nhau của tuyết  (chẳng hạn như tuyết bột, tuyết rơi, tuyết ướt...), bởi vì việc phân biệt các dạng tuyết rất quan trọng với đời sống của người Eskimo. Hay trong tiếng Anh chỉ có 1 từ sun để chỉ nắng, nhưng trong từ điển Lạc Việt có tới 18 từ chỉ các sắc thái nắng khác nhau như nắng quái, nắng sớm, nắng xiên khoai..., vì việc miêu tả chính xác các mức độ nắng khác nhau rất quan trọng cho nông nghiệp ở Việt Nam.

Vì ngôn ngữ hình thành nên cách con người nhận thức về thế giới nên nó cũng có tác dụng định hình đặc điểm văn hoá. Ở những nước có nhiều ngôn ngữ người ta cũng thấy có nhiều nền văn hoá. Ví dụ, ở Canađa có hai nền văn hoá: nền văn hoá tiếng Anh và nền văn hoá tiếng Pháp. Sự căng thẳng giữa hai nền văn hoá có phần tăng lên và bộ phân dân nói tiếng Pháp đã từng đòi tách ra khỏi Canađa - quốc gia do người nói tiếng Anh hiện chiếm đa số. Người ta có thể thấy hiện tượng tương tự ở nhiều nước khác nhau trên thế giới như ở Bỉ, ở Tây Ban Nha... Tuy nhiên, không phải lúc nào sự khác biệt về ngôn ngữ cũng dẫn đến sự khác biệt về văn hoá (ví dụ có đến bốn ngôn ngữ được sử dụng ở Thụy Sỹ), nhưng nhìn chung thì điều này có xu hướng xảy ra .

Bảng 2.7. dưới đây cho ta thấy tiếng Hoa là tiếng mẹ đẻ của một số lượng người đông nhất thế giới, tiếp theo là tiếng Anh và tiếng Ấn Độ (tiếng Hindu - ngôn ngữ được dùng ở Ấn Độ). Tuy vậy, ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trong các giao tiếp quốc tế hiện nay lại là tiếng Anh, tiếp sau là tiếng Pháp, Tây Ban Nha và tiếng Hoa (nhiều người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của họ).

Tuy nhiên, khi bàn về ngôn ngữ, chúng ta không thể chỉ lưu ý đến ngôn ngữ chính thức là ngôn ngữ có lời (verbal language). Bản thân ngôn ngữ đã rất đa dạng. Trong giao tiếp, thông điệp không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn cả bằng ngôn ngữ không lời (non – verbal language).

Thông điệp được chuyển giao bằng nội dung của từ ngữ, bằng cách diễn tả các thông tin đó (ví dụ như âm điệu giọng nói) và bằng cả các phương tiện không lời như cử chỉ, tư thế, ánh mắt... Tất cả chúng ta đều giao tiếp với nhau bằng nhiều biểu hiện của ngôn ngữ không lời. Ví dụ: một cái ngước mắt là dấu hiệu nhận biết, nụ cười là dấu hiệu vui vẻ ở nhiều nền văn hoá. Tuy nhiên, một số dấu hiệu của ngôn ngữ cử chỉ lại bị giới hạn về mặt văn hoá.. Ví dụ: dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái tạo thành một vòng tròn là biểu hiện thân thiện ở Hoa Kỳ nhưng lại là một lời mời mọc khiếm nhã ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Tương tự như vậy, trong khi phần lớn người Hoa Kỳ và Châu Âu khi giơ ngón cái lên hàm ý "mọi thứ đều ổn", thì ở Hy Lạp, dấu hiệu đó là mang ý khiêu dâm.

Một khía cạnh nữa của ngôn ngữ là khoảng cách - khoảng cách thích hợp giữa bạn và người mà bạn đang nói chuyện. Ở Hoa Kỳ, thông thường khoảng cách giữa mọi người trong các cuộc bàn bạc làm ăn là từ 5 - 8 feet (tương đương với 1,5 – 2,4m), ở Châu Mỹ La tinh là từ 1 - 3 feet (khoảng 0,3 – 1m). Hậu quả của việc này là người Bắc Hoa Kỳ sẽ vô tình cảm thấy là người Hoa Kỳ La tinh đang xâm phạm không gian của mình và có thể sẽ quay lưng lại với họ. Ngược lại, người Hoa Kỳ La tinh có thể cho rằng sự lùi ra xa là thái độ cách biệt. Điều đó có thể dẫn đến kết quả đáng tiếc là không thiết lập được mối quan hệ giữa hai nhà kinh doanh ở hai nền văn hoá khác nhau đó.

- Tôn giáo:

Tôn giáo có thể được định nghĩa như một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan đến lĩnh vực thần thánh. Mối liên hệ giữa tôn giáo và đời sống xã hội rất tinh tế và sâu sắc. Trên thế giới hiện nay tồn tại hàng nghìn tôn giáo khác nhau, nhưng có năm tôn giáo lớn nhất, đó là Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi, Đạo Hindu, Đạo Phật và Đạo Khổng. Tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến mọi lĩnh vực trong đời sống con người, kể cả kinh doanh. Các lễ nghi đạo giáo có thể cấm sử dụng một số hàng hoá hay dịch vụ nào đó (như thịt lợn ở các nước Hồi giáo).

Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến vai trò của nam giới và nữ giới, cũng như các tập quán và đạo đức xã hội, chẳng hạn như các nghi lễ đám cưới, đám ma... Hầu hết các tôn giáo đều hạn chế vai trò của nữ giới trong xã hội, đặc biệt là đạo Hồi. Tại các nước theo đạo Hồi, vai trò của người phụ nữ bị giới hạn trong gia đình, mà ngay cả trong các quan hệ gia đình cũng vẫn có sự phân biệt đối xử. Ngoài ra, đàn ông là tín đồ đạo Hồi có thể lấy tới  bốn vợ, nhưng phụ nữ  chỉ được lấy một chồng.

Tôn giáo còn ảnh hưởng tới lối sống. Nó tạo ra các mối quan hệ quyền lực, trách nhiệm và bổn phận của mỗi cá nhân, kể cả trẻ em và người lớn. Giáo hội Thiên chúa giáo đến tận bây giờ vẫn tiếp tục cấm sử dụng các biện pháp tránh thai. Đạo Phật cấm sát sinh, nên các tín đồ trung thành thường mua cá để phóng sinh vào các ngày rằm và mồng một. Có thể nói, tôn giáo có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Các giá trị và thái độ:

Giá trị (value) là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người được các thành viên chấp nhận, còn thái độ (attitude)  là sự đánh giá những giải pháp khác nhau dựa trên những giá trị này. Nền văn hoá Nhật đã dựng lên một bức tường vô hình, thường là không thể vượt qua để chống lại các gaijin (tức là người nước ngoài). Ví dụ: rất nhiều quan chức tuổi trung niên của Chính phủ và các công ty cho rằng dùng hàng nước ngoài là không yêu nước. Tương tự như vậy, những công ty nước ngoài thường gặp khó khăn trong việc thuê những nhân viên có trình độ đại học hay các nhân viên lâu năm do ý thức chống đối ông chủ nước ngoài của những người này.

- Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức:

Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức là những luật lệ xã hội để kiểm soát hành động của người này với người kia. Phong tục tập quán (folkways) là những quy ước thông thường của cuộc sống hàng ngày. Nói chung, phong tục tập quán là những hành động ít mang tính đạo đức. Phong tục tập quán chỉ là những quy ước xã hội có liên quan đến các vấn đề như: nên ăn mặc như thế nào trong từng hoàn cảnh cụ thể, như thế nào thì được coi là cách cư xử đúng đắn, cách sử dụng các đồ dùng ăn uống (dao, dĩa, đũa...) trong bữa ăn, cách xử sự với những người xung quanh...

Trong khi phong tục tập quán quy định các cách cư xử được coi là phù hợp thì vi phạm phong tục tập quán không phải là vấn đề nghiêm trọng. Người vi phạm phong tục tập quán chỉ bị coi là lập dị hoặc không biết cách cư xử, chứ ít khi bị coi là hư hỏng hay xấu xa. Ở nhiều nước, người nước ngoài có thể được tha thứ cho việc vi phạm phong tục tập quán lần đầu tiên.

Một ví dụ điển hình về tập quán là vấn đề thời gian ở các nước khác nhau. Ở Hoa Kỳ, mọi người rất coi trọng thời gian. Người Hoa Kỳ thường đến sớm vài phút trong các cuộc gặp gỡ kinh doanh. Khi họ mời ai ăn tối, đến đúng giờ hoặc chỉ trễ vài phút được coi là lịch sự. Nhưng ở các nước khác, quan niệm về thời gian có thể khác biệt hoàn toàn. Đến muộn một chút trong các buổi hẹn gặp vì công việc không nhất thiết bị coi là bất lịch sự. Khi được mời ăn tối, đến đúng giờ có thể bị coi là xử sự kém. Ví dụ, ở Anh, khi một người mời bạn đến ăn tối lúc 7h00 có nghĩa là bạn đến vào khoảng từ 7 - 8h00 tối. Nếu bạn đến lúc 7h00, bạn sẽ làm chủ nhà lúng túng vì chưa chuẩn bị xong. Tương tự như vậy, khi người Argentina nói "Mời anh đến dùng bữa lúc 8h00" có nghĩa là "Không nên đến lúc 8h00 tối, lúc đó là quá sớm".

Tục lệ, tập tục (mores) là những quy tắc được coi là trọng tâm trong việc thực hiện các chức năng xã hội và của đời sống xã hội. Những tập tục này có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với tập quán. Do đó, việc làm trái tập tục có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Tập tục bao gồm các yếu tố như sự lên án các hành động trộm cắp, ngoại tình, loạn luân và giết người. Ở nhiều xã hội, một số tập tục đã được cụ thể hoá trong luật pháp. Hầu hết các xã hội phát triển đều có luật chống trộm cắp, loạn luân và giết người. Mặc dù vậy, có rất nhiều sự khác biệt giữa các nền văn hoá trong việc xây dựng các tập tục. Ví dụ, ở Hoa Kỳ việc uống rượu được coi là bình thường, trong khi đó ở Arab Saudi, việc uống rượu bị coi là vi phạm tục lệ nghiêm trọng và có thể bị bỏ tù.

- Đời sống vật chất:

Trong thời đại ngày nay, nền văn hoá vật chất được khởi đầu từ Hoa Kỳ và có xu hướng lan rộng khắp các nước trên thế giới. Một nền văn hoá vật chất thường được coi là kết quả của công nghệ và được liên hệ trực tiếp tới việc xã hội đó tổ chức hoạt động kinh tế của mình như thế nào. Văn hoá vật chất thể hiện qua đời sống vật chất của quốc gia đó. Chính vì vậy, nó cũng có ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống của các thành viên trong nền văn hoá đó.

- Mỹ học (Asthetic)

Mỹ học bao gồm những ngành nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kịch, âm nhạc, dân ca, kiến trúc... Hoa Kỳ học chủ yếu nhằm chuyển tải khái niệm về cái đẹp trong một nền văn hoá. Mỗi một nền văn hoá có thể định ra một khái niệm hoàn toàn khác về cái đẹp. Quan niệm về vẻ đẹp của phụ nữ trên thế giới là một ví dụ điển hình. Mặc dù cả ở Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ, mẫu người thon thả đang là mốt, nhưng những chi tiết khác thì lại hoàn toàn không giống nhau. Ở châu Âu và châu Mỹ, người ta ưa chuộng những phụ nữ có dáng mạnh khoẻ, dẻo dai, gò má cao, miệng rộng, mắt xếch, da rám nắng và có thể tỏ ra khêu gợi, trong khi người Châu Á lại thích phụ nữ mảnh mai, dịu dàng với khuôn mặt trái xoan đều đặn, nước da trắng. Gò má cao và miệng rộng bị coi là nhược điểm ở Châu Á. Sự khác biệt còn lớn hơn nữa nếu chúng ta xem xét vẻ đẹp phụ nữ qua các bức tranh cổ. Theo quan niệm hiện đại, thật khó có thể cho rằng Mona Lisa là một người đẹp. Còn các người mẫu nổi tiếng hiện này như Claudia Schiffer và Naomi Campbell với chiều cao 1,8m và trọng lượng 50kg, nếu rơi vào thời của danh họa Rubens chắc sẽ thất bại thảm hại bên cạnh những người đẹp tóc vàng mũm mĩm mà thân hình tròn trĩnh của họ được coi là ưu điểm lớn nhất thời bấy giờ.

Chính quan niệm về cái đẹp, về sự đúng đắn hình thành nên ngôn ngữ giao tiếp tượng trưng (symbolic language of communication). Trong nhiều trường hợp, ngôn ngữ này còn quan trọng hơn lời nói. Vì vậy, khi tiếp xúc với thành viên của một nền văn hoá khác, chúng ta cần ý thức được sự khác biệt đó giữa các nền văn hoá và có cách cư xử cho phù hợp, nhằm tránh được những hiểu lầm đáng tiếc.

- Giáo dục:

Một nền giáo dục, dù chính quy hay không, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vượt qua và chia sẻ những trở ngại về văn hoá. Giáo dục chính quy là nền giáo dục mà học viên, nhất là lớp trẻ, được tiếp nhận tại nhà trường, còn giáo dục không chính quy là những gì họ tiếp thu được ở gia đình và xã hội. Nền giáo dục chính quy đóng vai trò chủ chốt trong xã hội, thông qua đó các cá nhân có thể học được rất nhiều kỹ năng cần thiết trong xã hội hiện đại về ngôn ngữ, nhận thức hay toán học. Cùng với giáo dục gia đình, giáo dục chính quy có vai trò bổ sung vào việc giáo dục giới trẻ những giá trị và chuẩn mực xã hội. Nhà trường cũng giáo dục cho học sinh những nghĩa vụ cơ bản của công dân và những chuẩn mực xã hội như tôn trọng người khác, tuân thủ luật pháp, trung thực, gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ... Việc đánh giá kết quả học tập theo điểm cũng giáo dục cho học sinh thấy giá trị thành công của mỗi cá nhân và khuyến khích tinh thần cạnh tranh ở học sinh.

Trình độ giáo dục của một cộng đồng có thể đánh giá qua tỷ lệ người biết đọc biết viết, tỷ lệ người tốt nghiệp phổ thông, trung học hay đại học... Đây chính là yếu tố quyết định sự phát triển của văn hoá vì nó sẽ giúp các thành viên trong một nền văn hoá kế thừa được những giá trị văn hoá cổ truyền và học hỏi những giá trị mới từ các nền văn hoá khác.

- Cấu trúc xã hội:

Nói đến cấu trúc xã hội là nói đến cách thức tổ chức cơ bản của xã hội đó. Tuy cấu trúc xã hội bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng trong đó nổi lên hai đặc điểm đặc biệt quan trọng giúp ta phân biệt sự khác nhau giữa các nền văn hoá. Đặc điểm đầu tiên là mức độ coi trọng tính cá nhân (và đối lập với nó là tập thể ) của từng xã hội. Các xã hội phương Tây có xu hướng nhấn mạnh ưu thế của cá nhân, trong khi nhiều xã hội khác lại coi trọng tập thể hơn. Đặc điểm thứ hai là khoảng cách phân cấp của xã hội. Một số xã hội có khoảng cách phân cấp cao và mức độ linh hoạt chuyển đổi giữa các giai cấp thấp (ví dụ như Ấn Độ và trong chừng mực thấp hơn là Anh quốc). Trong khi đó, ở một số xã hội khác khoảng cách phân cấp ít hơn, nhưng lại linh hoạt hơn trong việc chuyển đổi giai cấp (ví dụ như Hoa Kỳ).

 - Vai trò của cá nhân và tập thể trong xã hội:

 Trong một số xã hội, đặc trưng cá nhân và những thành tích của cá nhân được coi là quan trọng hơn là tư cách thành viên tập thể, trong khi một số xã hội khác thì ngược lại. Chủ nghĩa cá nhân ảnh hưởng nhiều đến triết lý chính trị. Chủ nghĩa Tư bản được xây dựng trên cơ sở tôn trọng chủ nghĩa cá nhân, trong khi Chủ nghĩa Xã hội lại được xây dựng dựa trên lý thuyết về chủ nghĩa tập thể. Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân còn lớn hơn khái niệm chính trị trừu tượng. Ở nhiều nước phương Tây, cá nhân được coi là đơn vị cơ bản của xã hội. Điều này không chỉ được phản ánh trong các tổ chức chính trị, kinh tế mà còn ở cách mọi người nhận thức về mình và quan hệ với nhau trong các tập thể của mình. Chẳng hạn, hệ thống giá trị của nhiều nước phương Tây đánh giá cao thành quả cá nhân. Vị trí xã hội của một cá nhân không chỉ đánh giá qua việc họ làm gì, mà còn bằng việc họ đã làm việc mình chọn như thế nào.

Việc coi trọng thành tựu cá nhân của các nước phương Tây có cả mặt tốt và mặt không tốt của nó. Một mặt, nó khuyến khích tinh thần sáng tạo của mỗi cá nhân và làm xã hội trở nên năng động hơn. Nước Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình về vấn đề này. Sản phẩm mới và những phương thức làm ăn mới liên tục được các doanh nhân sáng tạo ra trên đất Hoa Kỳ. Có thể kể đến máy tính cá nhân, máy photocopy, phần mềm máy vi tính, công nghệ sinh học, siêu thị, và các cửa hàng bán lẻ có giảm giá... Người ta cho rằng tính năng động của nền kinh tế Hoa Kỳ có được là nhờ triết lý của chủ nghĩa cá nhân.

Mặt khác, triết lý của chủ nghĩa cá nhân cũng làm suy yếu mối liên hệ giữa các cá nhân, có thể gây ảnh hưởng xấu đến ý thức trách nhiệm của từng cá nhân với tập thể nói riêng và xã hội nói chung. Trong phạm vi một công ty, chủ nghĩa cá nhân làm suy giảm tinh thần hợp tác giữa các thành viên. Trên phạm vi toàn xã hội, sự thiếu hụt ý thức trách nhiệm của từng cá nhân với tập thể có nguy cơ làm tăng số vụ phạm pháp, tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội phát triển. Xã hội Hoa Kỳ cũng có thể coi là một ví dụ điển hình về vấn đề này. Mặc dù đạt được nhiều thành tích to lớn về kinh tế, nhưng Hoa Kỳ cũng là quốc gia có tỷ lệ số người phạm pháp cao nhất thế giới và phải đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội nghiêm trọng.

Đối lập với sự nhấn mạnh vào chủ nghĩa cá nhân của phương Tây, ở nhiều xã hội khác, tập thể là đơn vị cơ bản của cấu trúc xã hội. Ví dụ ở Nhật Bản, địa vị xã hội của một cá nhân được xác định bằng vị thế của tập thể mà người ấy là thành viên cũng như bằng hoạt động của cá nhân. Trong xã hội Nhật Bản truyền thống, tập thể là gia đình, làng xã. Ngày nay, tập thể dần dần đồng nghĩa với tập thể làm việc hay công ty.

Người ta cho rằng việc được hoà nhập với tập thể của mình sẽ tạo điều kiện cho sự tương trợ lẫn nhau và các hoạt động tập thể. Nếu giá trị của một cá nhân được gắn với những thành quả của tập thể thì điều này sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để các thành viên trong tập thể làm việc với nhau vì lợi ích chung. Trong phạm vi một công ty, tư tưởng này góp phần làm tăng cường tinh thần hợp tác giữa các thành viên. Còn trên phạm vi toàn xã hội tư tưởng này góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân với xã hội. Nhờ vậy, số vụ phạm pháp sẽ giảm bớt và đời sống xã hội được ổn định hơn. 

Tuy vậy, ưu thế này của tập thể cũng không phải luôn là điều có lợi. Xã hội Hoa Kỳ được coi là một xã hội có tính năng động và tinh thần kinh doanh cao nhờ tận dụng  được ưu thế của chủ nghĩa cá nhân. Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng, xã hội Nhật Bản có thể bị coi là thiếu tính năng động và tinh thần kinh doanh. Cho dù thật khó nói điều gì có thể xảy ra về mặt dài hạn, nhưng có thể Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tạo ra được nhiều ngành công nghiệp mới hơn Nhật Bản. Nói một cách khác, vì những lý do văn hoá, nước Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thành công hơn Nhật và đi đầu trong việc tạo ra những sản phẩm và phương thức kinh doanh mới.

- Phân cấp trong xã hội

Tất cả xã hội đều được phân cấp theo một trật tự nhất định. Sự phân cấp này được xác định dựa trên các tiêu chí như nền tảng gia đình, nghề nghiệp và thu nhập. Mỗi cá nhân đều được sinh ra trong một phân cấp nhất định nào đó. Cá nhân đó sẽ thuộc về phân cấp mà cha mẹ mình là thành viên. Những cá nhân thuộc về phân cấp cao trong xã hội có nhiều cơ hội có một cuộc sống tốt hơn là những cá nhân thuộc về phân cấp thấp. Những người thuộc tầng lớp cao được giáo dục tốt hơn, có sức khoẻ tốt hơn, điều kiện sống tốt hơn và cơ hội việc làm cũng tốt hơn. Mặc dù tất cả các xã hội đều được phân chia thành các giai cấp nhưng giữa các xã hội vẫn có sự khác nhau theo hai cách có liên quan đến vấn đề của chúng ta đang thảo luận: Thứ nhất, các xã hội khác nhau về tính linh hoạt chuyển đổi giữa các tầng lớp, và thứ hai, các xã hội khác nhau về ý nghĩa của các tầng lớp xã hội trong môi trường kinh doanh.

- Tính linh hoạt chuyển đổi về mặt xã hội

Thuật ngữ tính linh hoạt chuyển đổi về mặt xã hội đề cập đến mức độ các cá nhân có thể tách khỏi tầng lớp mình sinh ra. Tính linh hoạt này thay đổi đối với mỗi xã hội khác nhau. Hệ thống giai cấp cứng nhắc nhất là hệ thống đẳng cấp. Một hệ thống đẳng cấp là một hệ thống các tầng lớp khép kín, trong đó địa vị xã hội được xác định bằng gia đình nơi cá nhân sinh ra và sự chuyển đổi vị trí xã hội thường là điều không thể làm được trong cuộc đời của cá nhân ấy (có nghĩa là tính linh hoạt về mặt xã hội rất hạn chế). Mặc dù số lượng các xã hội phân chia theo đẳng cấp đã giảm đi nhanh chóng trong thế kỷ XX, song hình thức này vẫn còn tồn tại ở một quốc gia, đó là Ấn Độ. Xã hội Ấn Độ có bốn đẳng cấp chính và vài nghìn đẳng cấp nhỏ. Mặc dù chế độ đẳng cấp bị chính thức bãi bỏ năm 1949, hai năm sau khi nước này dành được độc lập, hệ thống đẳng cấp vẫn là một thế lực có sức mạnh ở các vùng nông thôn Ấn Độ, nơi cơ hội việc làm và cơ hội hôn nhân vẫn phụ thuộc phần lớn vào đẳng cấp.

Hệ thống giai cấp là một hình thức phân cấp xã hội ít khắc nghiệt hơn và trong đó sự chuyển đổi về mặt xã hội có thể diễn ra. Một hệ thống giai cấp là sự phân cấp mở trong đó địa vị xã hội mà cá nhân có được khi sinh ra có thể được thay đổi qua những thành tựu và / hoặc sự may mắn của cá nhân ấy. Một cá nhân sinh ra trong giai cấp dưới cùng của xã hội có thể đi lên giai cấp thượng lưu trong khi một cá nhân sinh ra trong một tầng lớp cao trong xã hội có thể bị tụt xuống giai cấp dưới cùng.

Ngay cả khi nhiều xã hội cùng có sự phân chia giai cấp thì tính chuyển đổi về mặt xã hội trong những xã hội như thế cũng khác nhau. Nước Anh là một xã hội có giai cấp nơi có tính chuyển đổi về mặt xã hội tương đối thấp. Xã hội Anh được phân thành ba giai cấp cơ bản: giai cấp thượng lưu gồm những cá nhân có gia đình danh tiếng, giàu có, có thế lực trong nhiều thế hệ; giai cấp trung lưu mà các thành viên là trí thức, doanh nhân... và giai cấp lao động gồm các thành viên là những người kiếm sống bằng công việc chân tay.

Những người sinh ra ở các tầng lớp thấp ở Anh rất khó có cơ hội vươn lên những tầng lớp cao hơn. Thành kiến xã hội và những quy định nghiêm ngặt về giọng nói, cách cư xử ngăn cản họ làm việc ấy. Ở Hoa Kỳ,  tính linh hoạt trong chuyển đổi giai cấp lớn hơn nhiều. Hệ thống giai cấp ở Hoa Kỳ không cực đoan như ở Anh. ở Hoa Kỳ cũng có ba giai cấp là thượng lưu, trung lưu và giai cấp lao động. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ địa vị của một cá nhân được xác định chủ yếu bằng thành công của bản thân chứ không phải bằng học hành hay gốc gác của người đó. Do vậy, bằng thành công của mình, một cá nhân có thể dễ dàng di chuyển từ giai cấp lao động lên giai cấp thượng lưu. Thực tế là tại Hoa Kỳ người ta rất tôn trọng những người thành đạt có nguồn gốc thấp kém, trong khi ở Anh, những người như thế chỉ được coi là “trưởng giả học làm sang”, chứ không bao giờ được xã hội thượng lưu thực sự chấp nhận cả.

Sự phân chia giai cấp này có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến các mối quan hệ giữa người với người và cơ hội tiến thân cho mỗi cá nhân. Tại Hoa Kỳ, tính linh hoạt  trong chuyển đổi xã hội và sự chú trọng vào chủ nghĩa cá nhân đã hạn chế tác động của thành phần xuất thân vào cơ hội thành đạt của cá nhân. Điều này cũng đúng ở Nhật Bản, nơi phần lớn mọi người coi mình là thuộc tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, tại một nước như nước Anh hay Ấn Độ, tính linh hoạt trong chuyển đổi giai cấp tương đối thấp, cơ hội thành đạt của mỗi cá nhân sẽ bị hạn chế, làm ảnh hưởng đến tính bình đẳng và sự linh hoạt của xã hội.

3.6.VĂN HÓA VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐƯƠNG ĐẠI.

Văn hóa có tính ổn định tương đối cao. Tuy nhiên, những vấn đề hiện nay như toàn cầu hóa các thị trường, phương tiện truyền thông xuyên quốc gia, sự phát triển của khoa học công nghệ, và các luật lệ của nhà nước đã tác động tới văn hóa, và ngược lại, văn hóa cũng có những ảnh hưởng đến các vấn đề này. Văn hóa có sức mạnh to lớn cũng như sức lan tỏa sâu rộng, cho phép nó gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên các vấn đề khẩn cấp trong thời đại ngày nay. Ở mục này, chúng ta sẽ khám phá mối liện hệ giữa văn hóa và những vấn đề then chốt.

3.6.1.Văn hóa và khu vực dịch vụ

Các dịch vụ cho thuê và bán lẻ đang phát triển trên quy mô toàn cầu. Ở những nền kinh tế phát triển nhất, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đóng góp nhiều hơn vào tỷ lệ FDI hơn các doanh nghiệp sản xuất. Dịch vụ dựa trên hợp đồng mang nhà cung cấp dịch vụ thẳng tới người sử dụng  ở nước ngoài thông qua các giao dịch qua biên giới. Các nhà cung cấp dịch vụ bao gồm cả kiến trúc sư, kế toán và luật sư. Dịch vụ dựa trên tài sản là các dịch vụ mà trong đó một người đề nghị mở một cơ sở ở nước ngoài như ngân hàng, nhà hàng, và các cửa hàng bán lẻ.

Tuy nhiên, những sự khác biệt trong văn hóa gây ra nhiều vấn đề cho các doanh nghiệp dịch vụ, dẫn đến những rủi ro đáng tiếc trong quá trình giao dịch. Khoảng cách văn hóa giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng càng lớn thì dường như càng có nhiều khoảng cách về nhận thức và giao tiếp. Hãy thử tưởng tượng, ví dụ như một luật sư phương Tây muốn lập văn phòng luật tại Trung Quốc. Với vốn hiểu biết về văn hóa Trung Quốc và tiếng Trung bằng không, mọi nỗ lực của ông ta đều trở nên vô ích. Tiếp tục tưởng tượng liệu một chuỗi các nhà hàng đồ Tây có thể thành công ở Nga nếu như nó không biết gì về ẩm thực của nước Nga hay văn hóa làm việc của các công nhân Nga.

Sự khác biệt về ngôn ngữ và các đặc trưng của quốc gia tạo ra những ảnh hưởng tương tự như các rào cản thương mại. Các doanh nghiệp dịch vụ vươn ra toàn cầu thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể có những nhược điểm bộ phận, bởi mỗi doanh nghiệp được định hình bởi văn hóa quốc gia và văn minh doanh nghiệp, vốn chịu ảnh hưởng từ công ty mẹ ở nước đầu tư. Ví dụ như, một ngân hàng Nhật Bản mở trụ sở tại New York hay London vẫn mang nét khác biệt của Nhật Bản bởi năng lực nội tại của nó được gây dựng nên từ văn hóa Nhật Bản và văn minh của một doanh nhiệp Nhật Bản.

Để vượt qua thách thức, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cố gắng hiểu nên văn hóa và ngôn ngữ tại nước mà họ kinh doanh. Ví dụ như, tại một công ty toàn cầu như FedEx đã luôn tuyển dụng, tập huấn, và khuyến khích hàng trăm đại diện bán hàng nói những thứ tiếng khác nhau, đến từ những nền văn hóa khác nhau và phục vụ những thị trường khác nhau. Nếu không có những nỗ lực như vậy, các doanh nghiệp dịch vụ như FedEx có thể đã không thành công rực rỡ trên thị trường toàn cầu.

3.6.2. Công nghệ, Internet, và Văn hóa

Tiến bộ công nghệ là một yếu tố quyết định căn bản của văn hóa và những thay đổi trong văn hóa. Những tiến bộ này mang đến nhiều thời gian rảnh rỗi hơn dành cho hoạt động hướng về văn hóa của con người, mang đến máy tính, truyền thông đa phương tiện, và hệ thống thông tin liên lạc thúc đẩy sự hội tụ văn hóa toàn cầu. Sự phát triển của phương tiện truyền thông xuyên quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc công nghệ cao, hệ thống vận tải tiên tiến đã làm những nền văn hóa khác biệt về mặt địa lý xích lại nhau gần hơn bao giờ hết. “Cái chết của khoảng cách” là cụm từ để chỉ sự biến mất của biên giới địa lý đã chia cắt loài người trong hàng thế kỷ, nhờ những hiệu quả mang tính hội nhập cao của truyền thông, thông tin, công nghệ vận chuyển hiện đại. Đúng như những nền văn hóa đặt trưng được hình thành trong quá khử bởi vì các khu vực trên thế giới giao tiếp với nhau rất hạn chế thì những nền văn hóa mang nhiều tương đông như ngày nay được hình thành bởi các công nghệ hiện đại cho phép con người ta giao tế với nhau nhiều hơn. Có thể kể một vài ví dụ như phim Hollywood hay việc con người có thể dễ dàng đi khắp thế giới đã đồng nhất về tập tục, thời trang, và rất nhiều những yếu tố văn hóa khác. Ngày nay, những sinh viên đại học nghe nhiều loại âm nhạc giống nhau mặc cùng một kiểu trang phục trên toàn thế giới.

Công nghệ cũng mang lại nhiều phương tiện để xúc tiến, thúc đẩy văn hóa. Ví dụ như, những phong tục tập quán đặc sắc ở châu Phi, châu Á, và châu Mỹ Latinh đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự phát triển của điện ảnh và truyền hình thế giới. Điện ảnh và truyền hình đem lại cho các nghệ nhân cơ hội thể hiện bản thân họ và một cách thức dễ dàng để tiếp cận với khán giả. Nói một cách đơn giản, giờ đây công nghệ truyền thông đã cho phép chúng ta lựa chọn nguồn thông tin cho chính mình. Ví dụ như, người ta thường ưa chuộng các thông tin bằng tiếng mẹ đẻ thể hiện những nét văn hóa tương đồng. Vì thế, những người nói tiếng Tây Ban Nha ở Hoa Kỳ tăng các lựa chọn phương tiện truyền thông đại chúng – TV, điện ảnh, Internet – bằng tiếng Tây Ban Nha, hạn chế hiệu ứng đồng nhất là kết quả của việc tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng. Thêm nữa, sự mở rộng của phương tiện truyền thông toàn cầu cho phép những dân tộc rải rác trên khắp thế giới có thể duy trì sự liên lạc với nhau.

Internet cũng giúp cho sự khuếch trương văn hóa. Số người sử dụng Internet tăng chóng mặt trên toàn thế giới, và nguy cơ từ những sai biệt văn hóa nổi lên từ việc sự dụng thư điện tử trên thế giới cũng cao hơn bao giờ hết. Để hạn chế tối đa vấn đề này, những nhà quản lý toàn cầu sử dụng phần mềm có thể dịch email và các bức điện tín sang tiếng nước ngoài. Sau khi gõ một cụm từ, phần mềm sẽ ngay lập tức chuyển đoạn thông điệp sang 1 trong hàng tá ngôn ngữ, trong đó có tiếng Hoa, tiếng Hebrew của người Do Thái, và tiếng Bồ Đào Nha.

3.6.3. Hiệu ứng của toàn cầu hóa lên văn hóa

Có rất ít đồng thuận về những hiệu ứng của toàn cầu hóa lên văn hóa. Trong khi nhiều người tin rằng toàn cầu hóa là một áp lực hủy diệt, số khác thì lại nhìn nhận nó theo hướng tích cực. Những người chỉ trích buộc tội rằng toàn cầu hóa gây hại đến văn hóa địa phương và những sáng tạo nghệ thuật cùng cảm giác của họ, và phải chịu trách nhiệm khi nền văn hóa đó bị thay thế bởi một nền văn hóa thuần nhất khác, thường là kiểu Hoa Kỳ. Còn phe ủng hộ lại thuyết phục rằng, việc các phương tiện truyền thông toàn cầu đang tăng lên là một tín hiệu tích cực bởi nó cho phép những ý tưởng, niềm tin, và giá trị văn hóa được tự do lưu chuyển. Một cách ngắn gọn, toàn cầu hóa là một tác nhân chính làm xuất hiện một nền văn hóa chung toàn cầu. Nhiều sản phẩm, dịch vụ thậm chí cả kỳ nghỉ lễ cũng trở nên thông dụng trên thị trường thế giới (như kỳ nghỉ Giáng sinh chẳng hạn).

Sự đồng nhất (hay sự tầm thường) của văn hóa được thể hiện bằng xu hướng có càng nhiều người trên thế giới tiêu dùng những sản phẩm giống nhau: như hamburger và Coca – Cola, xem những bộ phim như nhau, nghe cùng một thể loại nhạc, lái cùng loại xe, và đi nghỉ ở cùng một khách sạn. Dù cho ẩm thực có thể thể hiện sự khác biệt giữa các nền văn hóa, thì hamburgers, pizza hay phở ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Những phim truyền hình nhiều tập của Hàn Quốc được phát rộng rãi ở châu Á và cả châu Mỹ Latin đến nỗi cách ăn mặc, trang điểm của những diễn viên này đã trở thành phổ biến nơi đây.

Tuy nhiên, trong thực tế thì xu hướng chung phức tạp hơn những ví dụ trên đây rất nhiều. Kinh doanh quốc tế đem các thị trường xích lại gần nhau hơn, nó cũng làm tăng lựa chọn cho người tiêu dùng ở khu vực bằng cách làm phong phú thêm nền văn hóa của họ. Sự đồng nhất hoặc phức tạp của văn hóa không nhất thiết phải loại trừ hoặc thay thế lẫn nhau; chúng có thể cùng tồn tại, bổ sung cho nhau. Trao đổi xuyên quốc gia thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới. Toàn cầu hóa mang đến nhiều lựa chọn rộng rãi cho người tiêu dùng và đa dạng hóa ngay bên trong xã hội. Các dòng chảy văn hóa được khơi nguồn từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Cũng giống như McDonald’s trở nên phổ biến ở Nhật thì đồ ăn Việt Nam cũng đang được ưu chuộng tại Hoa Kỳ hay sushi Nhật ở châu Âu chẳng hạn. Hội nhập và dòng chảy của ý tưởng và hình tượng có xu hướng kích động những phản ứng và sự kháng cự với sự đồng nhất, do đó khuyến khích những cá nhân riêng biệt khẳng định sự khác biệt của bản than. Trong khi nhiều phong tục đã bị lu mờ trong xu thế toàn cầu hóa, thì về phương diện văn hóa, xu thế này đã giải phóng con người bằng cách làm xói mòn đi những tư tưởng mang tính quốc gia dân tộc bảo thủ.

3. 7. MỘT SỐ CHỈ DẪN ĐỂ VƯỢT QUA NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

Am hiểu những nền văn hóa khác nhau giúp cho nhà kinh doanh kết nối được với những đối tác nước ngoài của họ. Các nhà kinh doanh thành đạt đều công nhận tầm quan trọng của sự thấu hiểu văn hóa và ngôn ngữ trong kinh doanh quốc tế. Các nhà quản lý có thể thu được lợi thế văn hóa bằng cách giữ cho bản thân không thành kiến, hỏi nhiều hơn, và không vội vàng đánh giá về hành vi của những người khác.

Những người tham gia kinh doanh quốc tế cần trải nghiệm thực tế, kỹ năng và có những hiểu biết xác đáng để tránh những hành vi không thể chấp nhận được hoặc mang ý xúc phạm khi tiếp xúc với một nền văn hóa khác. Việc có kỹ năng quan trọng hơn thu thập thông tin bởi kỹ năng có thể áp dụng ở nhiều quốc gia trong khi thông tin lại có xu hướng đặc trưng ở từng nước. Có nhiều phương tiện để giúp doanh nhân phát triển kỹ năng, trong đó có thể kể ra các khóa học qua video, tư vấn nước ngoài, và các chương trình đào tạo tại các trường đại học và các trung tâm tư vấn. Các nhà quản lý nên kết hợp giữa những chỉ dẫn từ các chuyên gia với những kiến thức thu được từ các khóa tập huấn ở trong và ngoài nước để vượt qua những thách thức từ sự khác biệt văn hóa.

Có 3 chỉ dẫn quan trọng mà nhà quản lý có thể học tập để chuẩn bị cho thành công trong cuộc chạm trán giữa những nền văn hóa.

Chỉ dẫn 1: Nắm được những kiến thức chung nhất, liên quan đển lĩnh vực kinh doanh tại nền văn hóa khác, và học ngôn ngữ của đối tác. Nhà quản lý thành công thu được một nền kiến thức về giá trị, thái độ và phong cách sống của nền văn hóa mà họ có tiếp xúc. Họ nghiên cứu về những yếu tố chính trị và kinh tế tại quốc gia mục tiêu – lịch sử, những vấn đề mà quốc gia đó đang gặp phải, và những hiểu biết về nền văn hóa khác. Những tri thức đó làm họ dễ dàng khi tìm hiểu về lối tư duy, tổ chức và mục tiêu của đối tác. Dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cũng như tổ chức sự kiện. Những quan tâm thực sự đến nền văn hóa của đối tác giúp tạo dựng được lòng tin và sự tôn trọng, tạo tiền đề cho một mối quan hệ rộng mở và đầy hứa hẹn. Đối tác sẽ rất vui lòng khi bạn nói tiếng của họ, cho dù chỉ là một chút ít. Còn nếu như thông thạo ngôn ngữ, đó sẽ là một lợi thế cạnh tranh quan trọng. Trong dài hạn, một nhà quản lý có thể sử dụng thành thạo nhiều ngôn ngữ thì sẽ có khả năng thành công lớn hơn trong các cuộc đàm phán và có những quan hệ kinh doanh tươi sáng hơn so với những người chỉ nói được 1 ngôn ngữ mà thôi.

Chỉ dẫn 2: Tránh những sai lệch về văn hóa. Những nhà quản lý mang tinh thần kiêu ngạo vị chủng một cách vô thức có thể sẽ gây ra những vấn đề liên quan đến văn hóa. Vấn đề này nảy sinh khi mà ông/ bà ta cho rằng đối tác nước ngoài cũng có cùng lối suy nghĩ và hành xử giống như truyền thống tại nước mình. Tinh thần kiêu ngạo vị chủng dẫn tới sự nghèo nàn trong việc lên kế hoạch và thực thi kế hoạch. Nó làm méo mó giao tiếp với nước ngoài. Nhiều nhà quản ký khi mới làm ăn với đối tác nước ngoài cảm thấy khó có thể lý giải được hành vi của đối tác. Họ cho rằng cách cư xử của những người kia là kỳ quặc và đôi khi là không đúng. Ví dự như, họ dễ dàng cảm thấy phật ý khi đối tác tỏ ra không thưởng thức đồ ăn, lịch sử, thể thao, hoặc giải trí của học hoặc trong một vài trường hợp là không công nhận chúng. Tình huống này có thể gây ra trở ngại trong khi tiếp xúc một cách hiệu quả với đối tác, thậm chí còn dẫn tới bất đồng trong giao tiếp. Theo cách này, những sai lệch văn hóa là rõ ràng là một rào cản trong giao tiếp giữa người với người.

Nền văn hóa của một cá nhân quy định cách mà anh ta phản ứng với những giá trị, lối xử sự, hay những hệ thống khác. Phần đông đều không nhận thực được rằng những người của nền văn hóa khác tiếp thu thế giới bên ngoài cũng giống như họ. Họ cho rằng văn hóa của mình là “chuẩn” và nhìn  những thứ khác bằng con mắt lạ lẫm. Hiện tượng này được gọi là tiêu chuẩn tự định – xu hướng nhìn các nền văn hóa dưới lăng kính của chính văn hóa bản xứ. Hiểu rõ tiêu chuẩn tự định là bước đầu quyết định để tránh những sai lệch văn hóa và những phản ứng vị chủng.

Phân tích khác biệt văn hóa (CIA) là một phương pháp phân tích những tình huống khó xử trong tiếp xúc giữa các nền văn hóa bằng việc phát triển sự đồng thuận từ những quan điểm khác nhau. Nó cung cấp một cách tiếp cận để tránh bẫy “tiêu chuẩn tự định” trong các cuộc chạm trán văn hóa. Phân tích ngẫu nhiên phê phán khuyến khích ngày càng nhiều những phản ứng tích cực đến những khác biệt văn hóa bằng cách giúp những nhà quản lý phát triển được sự đồng thuận trong quan điểm. Tờ The Global Trend  trên trang 150 đã chỉ ra cách mà các nhà quản lý có thể học để khôn khéo tránh được tiêu chuẩn tự định.

Chỉ dẫn 3: phát triển kỹ năng đa văn hóa. Làm việc hiện quả với những đối tác từ nhiều nền văn hóa khác nhau đòi hỏi phải có sự đầu tư nhiều mặt cho các kỹ năng chuyên biệt. Mỗi nền văn hóa đều có cách của riêng nó trong việc giao dịch kinh doanh, đàm phán và qua trình ra quyết định. Ví dụ, bạn sẽ bị đặt vào một tình huống nhập nhằng, không rõ ràng, quan niệm và quan hệ có thể được hiểu theo nhiều cách đa dạng. Bạn cần phải nỗ lực để có thành thạo trong tiếp xúc đa văn hóa từ đó thành công trong công việc kinh doanh. Thành thạo đa văn hóa được mô tả trong 4 điểm mấu chốt sau:

·                    Chấp nhận sự nhập nhằng – khả năng cho phép chấp nhận sự không chắc chắn và thiếu rõ ràng trong cách nghĩ và hành động của người khác.

·                    Khả năng quan sát – cho phép nhìn nhận vấn đề sâu sắc và đánh giá được những điều tế nhị ẩn chứa trong lời nói và hành động của người khác.

·                    Đánh giá các mối quan hệ cá nhân – khả năng cho phép nhận ra sự quan trọng của mối quan hệ giữa người với người, đặc biệt quan trọng hơn là tạo nên thành công một khắc hay chiến thắng trong các cuộc tranh luận.

·                    Linh hoạt và thích ứng – khả năng sáng tạo trong việc đề ra các kế hoạch đổi mới, không thành kiến với những cái mới, và thoải mái trước các áp lực.

Như đã trình bày ở đầu chương này, quản lý thực thi công việc tốt hơn với một tầm nhìn toàn cầu. Những người có tầm nhìn như vậy tin tưởng rằng họ có thể hiểu và thích ứng được sự đồng nhất và dị biệt giữa các nền văn hóa. Các tập đoàn đa quốc gia thành công tìm cách truyền lối tư duy toàn cầu cho nhân viên của mình và dùng một chính sách nhân lực toàn cầu để tuyển những con người ưu tú nhất cho mỗi vị trí, bất kể họ xuất thân từ đâu. Qua thời gian, những tập đoàn này đã phát triển mỗi đội ngũ quản trị cốt lõi, những người cho dù làm việc ở bất cứ nơi nào, cũng đều cảm thấy như đang ở trong chính nền văn hóa đã sản sinh ra họ.

Một cách nữa để nhà quản lý có thể xách định các kỹ năng cần thiết trong tiếp cận những vấn đề văn hóa là đánh giá được mức độ hiểu biết văn hóa của mình. Mức độ hiểu biết văn hóa (CQ) là khả năng của một cá nhân có thể vận dụng hiệu quả trong các vấn đề về đa dạng văn hóa. Nó tập trung vào những khả năng đặc thù quan trọng trong nối quan hệ có chất lượng cao và sự hiệu quả trong việc tạo lập sự đa dạng văn hóa và nhóm làm việc.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 :

1. Hệ thống chính trị là gi? Giải thích quan hệ giữa hệ thống chính trị và văn hóa.

2. Rủi ro chính trị là gì? Chế độ dân chủ hoặc chuyên chế có tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh quốc tế?

3. Nền kinh tế thị trường tự do thường khuyến khích tăng trưởng kinh tế, trong khi đó nền kinh tế tập trung, theo mệnh lênh sẽ kìm hãm tăng trưởng. Hãy bình luận câu nói trên.

4. Hãy thảo luận mối quan hệ giữa tham nhũng ở một nước với tăng trưởng kinh tế? Có phải lúc nào tham nhũng cũng tồi tệ?

5. Nếu bạn là CEO – giám đốc điều hành phải lựa chọn giữa việc đầu tư 100 triệu USD vào Nga hoặc Cộng hòa Séc. Cả hai thương vụ ày đều mang lại tỷ lệ lợi tức dài hạn như nhau. Hãy đánh giá rủi ro khi kinh doanh ở mỗi nước. Bạn sẽ tiến hành đầu tư vào đâu và tại sao?

6. Hãy nêu những lý do tại sao văn hóa của một nước có thể ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh tại nước đó. Hãy cho ví dụ minh họa.

7. Bạn có cho rằng thông lệ kinh doanh ở một nước Hồi giáo thì sẽ khác với thông lệ kinh doanh ở một nước Châu Âu? Nếu có thì khác như thế nào?

8. Sự khác biệt giữa tôn giáo có tác động như thế nào đến kinh doanh quốc tế?

9. Hãy lựa chọn hai nước có nền văn hóa khác biệt nhau để so sánh văn hóa của những nước đó và bình luận sự khác biệt về văn hóa đó ảnh hưởng như thế nào tới chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tại mỗi nước, tới tương lai phát triển kinh tế của nước đó và tới thông lệ trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Continue Reading

You'll Also Like

60.9K 4.6K 88
Chỉ là mấy suy nghĩ của mình về các nhân vật và tình tiết trong series này thôi:D Cũng để kỷ niệm sự trở lại của Bungou Stray Dogs với season 4 *Upda...
6.1K 477 66
Mục đích chuyễn ver vì muốn đọc truyện mình thích dưới góc nhìn cpl mình thích, và đăng lên đây để lưu đọc offline (sẽ viết nguồn ở phần giới thiệu)...
50.8K 2.8K 50
Tên gốc: 囚于永夜 Tác giả: Mạch Hương Kê Ni Nguyên tác: Trường Bội Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: gương vỡ lại lành, ABO, máu chó Tình trạng bản...
14.5K 605 28
Lịch up: Thứ 7 hàng tuần 🫶🐯 Jungkook, một sát thủ máu lạnh, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho toàn xã hội. Taehyung, một cảnh sát chính trực, luôn chiến...