bảo lãnh Ngân hàng của các tổ...

By mrnguyen2

11K 3 10

More

bảo lãnh Ngân hàng của các tổ chức tín dụng

11K 3 10
By mrnguyen2

bảo lãnh Ngân hàng của các tổ chức tín dụng

1. Khái niệm chung về bảo lãnh Ngân hàng

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng không thể coi là một nghiệp vụ tín dụng, bởi lẽ sau khi kí kết hợp đồng bảo lãnh với bên có quyền, Ngân hàng (hay tổ chức tín dụng) với tư­ cách là người bảo lãnh, không hề chắc chắn rằng sẽ phải ứng trước tiền ngay để trả nợ thay cho người được. bảo lãnh, chừng nào chưa biết người được bảo lãnh có thực hiện nghĩa vụ của họ hay không. Nói khác đi chỉ có thể coi là một nghiệp vụ tín dụng khi một người có hành vi ứng tr­ớc tiền một cách chắc chắn cho người khác sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả;

- Quan điểm thứ hai cho rằng, nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng có thể coi là một nghiệp vụ tín dụng, bởi lẽ trong hợp đồng bảo lãnh được kí kết với bên có quyền, rõ ràng bên bảo lãnh (Ngân hàng hay tổ chức tín dụng) có cam kết rằng họ sẽ ứng tiền để trả nợ thay cho người được bảo lãnh, khi người này không thực hiện nghĩa vụ đã đến hạn. Nói khác đi, nghiệp vụ này thực chất là một hành vi tín dụng có điều kiện, nghĩa là chỉ khi nào nảy ra điều kiện đó thì việc ứng trước tiền mới được thực hiện.

Trên ph­ương diện luật học, một trường phái cho rằng bảo lãnh Ngân hàng chỉ được hiểu nh­ư là một hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ, do một Ngân hàng (hay các tổ chức tín dụng) cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh, nếu người này không thực hiện đúng nghĩa vụ của họ với bên có quyền. Còn theo một trường phái khác, họ quan niệm rằng bảo lãnh Ngân hàng không chỉ là một hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ (được kí kết giữa tổ chức tín dụng với bên có quyền), mà còn là một hợp đồng bảo đảm (được kí kết bởi các tổ chức tín dụng với khách hàng là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ trong một trái vụ cần được bảo đảm).

Ở Việt Nam, theo khoản l2, điều 20, Luật các tổ chức tín dụng thì bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

2. Nội dung chế độ nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng

Điều chỉnh pháp lí đối với nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng là một vấn đề phức tạp, vừa mang tính kĩ thuật pháp lí vừa mang tính kĩ thuật nghiệp vụ, bao gồm việc xác định chủ thể, hình thức và nội dung sự bảo lãnh; trình tự, thủ tục bảo lãnh và các loại hình bảo lãnh.

a/ Chủ thể trong giao dịch bảo lãnh Ngân hàng

- Bên bảo lãnh

- Bên được bảo lãnh

- Bên nhận bảo lãnh.

Cấu trúc pháp lí của quan hệ pháp luật về bảo lãnh của các tổ chức tín dụng có thể được biểu diễn bằng mô hình sau đây:

(l): Hợp đồng dịch vụ bảo đảm giữa người bảo lãnh với người được bảo lãnh (có trả tiền thù lao là phí bảo lãnh);

(2): Hợp đồng bảo lãnh giữa người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh,

(3): Trái vụ giữa người được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ) với người nhận bảo lãnh (bên có quyền).

* Bên bảo lãnh

Theo điều 58, Luật các tổ chức tín dụng, bên bảo lãnh tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện theo luật định, bao gồm:

- Ngân hàng thương mại quốc doanh

- Ngân hàng thương mại cổ phần

- Ngân hàng liên doanh

- Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

- Ngân hàng đầu t­ư phát triển và một số tổ chức tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng.

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có thể tham gia với t­ư cách là người bảo lãnh khi được Chính phủ chỉ định.

Xét về điều kiện chủ thể, một tổ chức tín dụng chỉ được quyền thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:

- Có tư­ cách pháp nhân và có người đại diện hợp pháp. Trong nghiệp vụ bảo lãnh, người đại diện hợp pháp cho tổ chức tín dụng bảo lãnh chỉ có thể là Tổng giám đốc, Giám đốc (đại diện đương nhiên) hoặc Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc (đại diện theo uỷ quyền). Riêng người được uỷ quyền, về nguyên tắc không được uỷ quyền lại cho người khác;

- Đ­ược Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đốí với khách hàng (điều kiện này thường được ghi rõ trong giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước cấp).

* Bên được bảo lãnh

Theo qui định của pháp luật, không phải mọi tổ chức, cá nhân đều có thể được các tổ chức tín dụng bảo lãnh. Căn cứ vào các điều khoản của Qui chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, những điều kiện đó bao gồm:

- Là doanh nghiệp hoặc cá nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (bao gồm cả các doanh nghiệp tín dụng), có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

- Có các giâý tờ tài liệu chứng minh nghĩa vụ cần được bảo lãnh;

- Có đủ uy tín đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở các tài sản đem cầm cố, thế chấp và tình hình tài chính lành mạnh ở thời điểm xin bảo lãnh.

Sau khi xem xét các điều kiện trên đây, việc chấp nhận bảo lãnh hay không là quyền của các tổ chức tín dụng.

*Bên nhận bảo lãnh

Theo các qui định hiện hành ở Việt Nam, bên nhận bảo lãnh trong nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng được hiểu là người có quyền thụ hư­ởng một món nợ do người được bảo lãnh thanh toán từ một nghĩa vụ trong các hợp đồng (chẳng hạn, hợp đồng về xây dựng cơ bản, hợp đồng tín dụng...) hay các nghĩa vụ thanh toán ngoài hợp đồng (chẳng hạn, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng...).

Ví dụ :

- Trong bảo lãnh dự thầu xây lắp và cung ứng máy móc thiết bị; bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của nhà thầu theo hợp đồng xây lắp và cung ứng máy móc thiết bị; bảo lãnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về chất lư­ợng sản phẩm trong xây lắp thì bên nhận bảo lãnh chính là chủ thầu;

- Trong bảo lãnh thanh toán tiền xây lắp công trình hay lắp đặt máy móc thiết bị, bên nhận bảo lãnh chính là nhà thầu;

- Trong bảo lãnh hợp đồng tín dụng, bên nhận bảo lãnh chính là người cho vay (tổ chức tín dụng)...

Khi tham gia hợp đồng bảo lãnh với các tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh phải thoả mãn những điều kiện chủ thể do pháp luật qui định nhằm góp phần đảm bảo sự hữu hiệu của hợp đồng. Các điều kiện đó bao gồm:

- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đối với người bảo lãnh là một tổ chức thì tổ chức đó phải có người đại diện hợp pháp có đủ năng lực và thẩm quyền;

- Có các giấy tờ, tài liệu hay bằng chứng khác chứng minh quyền chủ nợ trong một nghĩa vụ cần được bảo đảm.

b/ Hình thức và nội dung của giao dịch bảo lãnh Ngân hàng

Về phư­ơng diện hình thức, pháp luật qui định việc bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với khách hàng phải được lập bằng văn bản. Trong giao dịch bảo lãnh của tổ chức tín dụng, có hai loại văn bản do các bên lập ra là dơn đề nghị bảo lãnh và văn bản bảo lãnh.

- Đơn đề nghị bảo lãnh do tổ chức, cá nhân có nhu cầu được bảo lãnh lập theo mẫu qui định và có ý kiến chấp thuận bảo lãnh của tổ chức tín dụng được lựa chọn (việc chấp thuận phải được thể hiện bằng chữ kí tay của người đại diện của tổ chức tín dụng và có đóng dấu của tổ chức tín dụng).

Có thể xem loại văn bản nói trên chính là hình thức của hợp đồng dịch vụ bảo lãnh được kí kết giữa tổ chức tín dụng bảo lãnh với khách hàng (người được bảo lãnh);

- Văn bản bảo lãnh (hay còn gọi là giấy bảo lãnh) do tổ chức tín dụng lập hợp thức và có ý kiến chính thức của bên có quyền về việc chấp nhận sự bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Về nguyên tắc, văn bản bảo lãnh phải thoả mãn các tiêu chuẩn về hình thức theo luật định nh­ư tên gọi, chữ viết hay ngôn ngữ, chữ kí tay của các bên giao kết hợp đồng. Vì thế, loại văn bản này có thể được xem như­ hình thức của hợp đồng bảo lãnh (hợp đồng được kí kết giữa tổ chức tín dụng với bên có quyền).

Về phư­ơng diện nội dung, các bên tham gia bảo lãnh Ngân hàng phải thoả thuận rõ các điều khoản trong đơn xin bảo lãnh và văn bản bảo lãnh nh­ư điều khoản xác định chủ thể kí kết hợp đồng; điều khoản về đối t­ượng hợp đồng (bao gồm việc xác định nghĩa vụ được bảo lãnh, mức phí bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh); điều khoản về thời gian bảo lãnh...

c/ Thủ tục bảo lãnh Ngân hàng

* Bư­ớc thứ nhất: Tổ chức, cá nhân xin bảo lănh phải gửi đến Ngân hàng hay tổ chức tín dụng được mình lựa chọn các tài liệu thuộc hồ sơ bảo lãnh, bao gồm:

- Đơn xin bảo lãnh;

- Các giấy tờ tài liệu chứng minh nghĩa vụ cần bảo lãnh,

- Danh mục tài sản đem cầm cố, thế chấp cho Ngân hàng hay tổ chức tín dụng bảo lãnh.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin bảo lãnh, Ngân hàng (hay tổ chức tín dụng) có nghĩa vụ phải thông báo cho doanh nghiệp biết ý kiến chấp thuận hay từ chối bảo lãnh;

* Bư­ớc thứ hai: Nếu được tổ chức tín dụng chấp thuận bảo lãnh, tổ chức hay cá nhân được bảo lãnh phải làm thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản cho người bảo lãnh để làm bảo đảm cho nghĩa vụ hoàn trả sau này trong trường hợp tổ chức tín dụng phải thực hiện nghĩa vụ thay cho họ;

* Bư­ớc thứ ba: Sau khi đã nhận được tài sản cầm cố hay giấy tờ về tài sản thế chấp, tổ chức tín dụng bảo lãnh mới thực hiện việc bảo lãnh cho khách hàng bằng thủ tục lập văn thư bảo lãnh hợp thức để gửi cho bên nhận bảo lãnh;

* Bư­ớc thứ tư­: Nếu người được bảo lãnh đã thực hiện đúng nghĩa vụ với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) thì tổ chức tín dụng bảo lãnh phải hoàn trả lại các tài sản hay giấy tờ về tài sản đã nhận cho người được bảo lãnh.

Trong trường hợp tổ chức tín dụng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh thì tổ chức, cá nhân được bảo lãnh phải lập giấy nhận nợ với tổ chức tín dụng bảo lãnh và phải chịu ngay lãi suất nợ quá hạn do tổ chức tín dụng bảo lãnh áp dụng.

d. Các hình thức bảo lãnh Ngân hàng

Với chủ trư­ơng đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng nhằm mở rộng khả năng cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, tại khoản 2, điều 58, Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hư­ớng dẫn thi hành, cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện những hình thức bảo lãnh Ngân hàng sau đây:

- Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ vay trong hợp đồng tín dụng;

- Bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán của chủ thầu ;

- Bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán của nhà thầu đôí với bên chủ thầu;

- Bảo lãnh các nghĩa vụ thanh toán khác ngoài hợp đồng.

Các hình thức bảo lãnh trên đây của tổ chức tín dụng được áp dụng chủ yếu trong các lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế nh­ lĩnh vực xây dựng cơ bản, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng, nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước...

Continue Reading

You'll Also Like

13.7K 1.7K 59
Tác phẩm: Cấp Trên Có Mưu Đồ Làm Loạn Với Tôi (上司她对我图谋不轨) Tác giả: Thái Thái Cẩn (菜菜槿) Thể loại: Bách hợp, hiện đại, hài hước, điềm văn, 1×1, HE. Nhâ...
48.3K 2.7K 49
Tên gốc: 囚于永夜 Tác giả: Mạch Hương Kê Ni Nguyên tác: Trường Bội Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: gương vỡ lại lành, ABO, máu chó Tình trạng bản...
46.7K 315 5
Tổng hợp truyện song tính nhân H văn hoàn toàn không nội dung. Viết lúc đi bộ đến trường.
90.4K 10.3K 115
ONLY WATTPAD [Edit] - Luận pháo hôi làm sao trở thành đoàn sủng [xuyên thư]. Hán Việt: Luận pháo hôi như hà thành vi đoàn sủng [ xuyên thư ]. Tác giả...