câu 3.phân tích cơ sở lý luận...

By notice

263K 102 41

More

câu 3.phân tích cơ sở lý luận quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển

263K 102 41
By notice

câu 3. phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện,quan điểm phát triển từ đó cho biết yêu cầu của từng quan điểm.

Trả lời: Quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể là một trong những nguyên tắc quan trọng của phương pháp biện chứng Mác xít. Để trả lời câu hỏi này cần hiểu quan điểm toàn diện là gì? Quan điểm lịch sử cụ thể là gì?

Quan điểm toàn diện là quan điểm khi xem xét và nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu tất cả các mặt, các yếu tố kể cả các mặt khâu trung gian, gián tiếp có liên quan đến sự vật.

Quan điểm lịch sử cụ thể là quan điểm khi xem xét sự vật phải ngihên cứu nó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định. Phải nghiên cứu quá trình vận động của nó trong quá khứ hiện tại và dự kiến tương lai.

- Cơ sở lý luận của hai quan điểm trên là xuất phát từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.

- Phải có quan điểm toàn diện vì sự vật nào cũng tồn tại trong mối liên hệ không có sự vật nào tồn tại một cách riêng biệt, cô lập với sự vật khác.

Phải có quan điểm lịch sử cụ thể vì sự vật nào cũng có quá trình hình thành tồn tại, biến đổi và phát triển. Mỗi giai đoạn phát triển của sự vật lại có những mối liên hệ riêng đặc trưng cho nó. Cho nên xem xét sự vật vừa phải xem quá trình phát triển của sự vật đó, vừa phải xem xét trong từng điều kiện quá trình cụ thể.

+ Có xem xét toàn diện và lịch sử cụ thể sự vật thì ta mới hiểu được bản chất của sự vật từ đó mới cải tạo được sự vật.

Trả lời: Quan điểm phát triển là một trong những nguyên tắc quan trọng củae phương pháp biện chứng Mác xít. Quan điểm phát triển đòi hỏi chúng ta khi nhận thức sự vật phải xem xét nó trong sự vận động, biến đổi, phải phân tích các sự vận động phức tạp của sự vật, tìm ra khuynh hướng phát triển cơ bản của chúng để cải biên sự vật phục vụ cho nhu cầu của con người.

- Cơ sở lý luận của quan điểm phát triển chính là nguyên lý về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Nguyên lý đó nói rằng phát triển là khuynh hướng tất yếu khách quan của tất cả các sự vật hiện tượng. Phát triển được diễn ra theo 3 hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.

- Mỗi sự vật đều có quá trình ra đời, biến đổi, phát triển và mất đi. Nhưng khuynh hướng chung của thế giới vật chất là luôn phát triển theo hướng diện, cái mới thay thế cái cũ, cái sau tiến bộ hơn cái trước. Do đó để nhận thức và phản ánh chính xác sự vật hiện tượng ta phải có quan điểm phát triển.

+ ý nghĩa thực tiễn của quan điểm phát triển.

- Quan điểm phát triển là phương pháp khoa học giúp cho chúng ta hiểu được bản chất thực sự của sự vật, tự do ta tìm được biện pháp cải tạo sự vật theo đúng quy luật phát triển của chúng.

- Giúp ta tránh được tư tưởng hoang mang, dao động bi quan trước những bước thụt lùi tạm thời đi xuống của sự vật, xây dựng niềm tin vào cái mới nhất định thắng lợi.

- Tránh tư tưởng ảo tưởng (vì sự phát triển của sự vật, rất phức tạp), tránh tư tưởng bi quan chán nản vì cái mới hợp quy luật thắng lợi là tất yếu, cái cũ, cái lạc hậu tồn tại chỉ là tạm thời nó nhất định sẽ mất đi./.

- Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng chúng ta phải xem xét sự tồn tại củ nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác, tránh xem xét phiến diện một chiều.

- Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét, đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ, và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong nhận thức, nguyên tắc toàn diện là yêu cầu tất yếu của phương pháp tiếp cận khoa học, cho phép tính đến mọi khả năng của vận động, phát triển có thể có của sự vật, hiện tượng đang nghiên cứu, nghĩa là cần xem xét sự vật, hiện tượng trong một chỉnh thể thống nhất với tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, cùng các mối quan hệ của chúng.

- Nguyên tắc toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật, hiện tượng chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu của con người rất đa dạng.

- Nguyên tắc toàn diện đối lập với cách nhìn phiến diện, một chiều; đối lập với chủ nghĩa chiết trung và thuật ngữ nguỵ biện.

Continue Reading

You'll Also Like

297K 16.7K 101
Tên gốc: 他来自1945 Tác giả: Thính Nguyên Nguyên tác: Tấn Giang Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: hào môn thế gia, xuyên không, giới giải trí, sốn...
216K 16.2K 139
Tác phẩm: Toàn thế giới đều đang đợi người động tâm. Tác giả: Tố Tây The version belongs to Mia, please do not reup or cover any work, thank you.
968K 84.1K 120
Hán Việt: Khai quải luyến ái hệ thống ( khoái xuyên ) Tác giả: Quất Tử Chu Tình trạng bản gốc: Hoàn 190 chương Tình trạng edit: Đang tiến hành Editor...
2.5M 177K 69
Tên gốc: 被标记的Alpha超难哄. Tác giả: Địch Dữ - 狄与. Editor: Vi. Beta: Phương Anh. Tình trạng bản gốc: Hoàn, 68 chương. Tình trạng bản edit: Hoàn. Nguồn: T...