Những quan điểm về tư tưởng đ...

By japanuhp

12.1K 1 0

More

Những quan điểm về tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh

12.1K 1 0
By japanuhp

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời là Nhà văn hoá lớn của nhân loại. Cuộc đời và sự nghiệp của Người gắn chặt với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những di sản quý báu mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta và bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức. Đó cũng là một trong những cống hiến to lớn của Người trong suốt quá trình hoạt động cách mạng.

Trong hệ thống quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng vì dân là kết tinh những giá trị nhân nghĩa của dân tộc ta trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho nghèo ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm, một miền quê giàu truyền thống nhân ái, Nguyễn Sinh Cung sớm nhận được sự giáo dục tốt đẹp của gia đình, quê hương, đặc biệt chịu ảnh hưởng sâu sắc của người cha Nguyễn Sinh Sắc. Bài học khai tâm- "ái quốc" mà cậu bé Cung thuở nhỏ tiếp thu được từ cha mình: "Quốc dĩ dân lập. Dân dĩ quốc tồn. Vô dân tắc quốc hà do thành. Vô quốc tắc dân hà sở tị?" (Nước do dân lập nên. Dân còn thì nước còn. Không có dân sao thành nước được. Không có nước thì dân lấy đâu ra sự che chở).

Bắt nguồn từ những giá trị nhân nghĩa đó, Hồ Chí Minh sớm chọn được cho mình con đường cứu nước mới, nó hoàn toàn khác với con đường cứu nước của các nhà cách mạng tiền bối. Mặc dù, tuổi còn trẻ, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành hết sức cảm thông với nỗi thống khổ của nhân dân lao động đang sống dưới ách thống trị của bọn thực dân, đế quốc. Người thực sự đau nỗi đau của dân chúng lao khổ không chỉ bằng trái tim của người đồng bào "Con Lạc cháu Rồng" đối với nhân dân lao động Việt Nam, mà cả bằng tình thương giai cấp bao la với nhân dân lao động châu Phi và châu Mỹ.

Quan điểm dân là gốc của nướcccc được phát triển ở Hồ Chí Minh khi gặp tư tưởng dân chủ, dân quyền của cách mạng tư sản Âu Mỹ và sau đó là lý luận cách mạng vô sản của Mác-Lênin. Nó trở thành lý tưởng dân chủ, "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân..., quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tư cách lãnh tụ Đảng và người đứng đầu Nhà nước, Người chỉ rõ: "Nhiệm vụ của chính quyền và đoàn thể ta là phụng sự nhân dân và chịu trách nhiệm trước dân". Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía quần chúng. Quần chúng sẽ là người kiểm soát những chỉ thị đó; phải yêu dân, kính dân, tin dân. Từ đó người nêu cao đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, kiên quyết tẩy sạch quan liêu mệnh lệnh, nâng cao đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Đó là thứ bệnh Người đã chỉ rõ thực chất xa dân, không tin cậy dân, không hiểu dân, không yêu thương dân, miệng thì nói "dân chủ" nhưng việc làm thì lại theo lối "quan chủ".

Với nhân dân, Hồ Chí Minh rất ân cần, gần gũi, khiêm nhường, yêu quý, lắng nghe như người bạn, người anh em, người trong gia đình, đồng chí, đồng bào. Người sống bằng tâm hồn, trí tuệ nhân dân, đau nỗi đau của dân, buồn nỗi buồn của dân, chia vui cùng dân, nhưng bao giờ cũng tự ý thức chịu khổ trước dân, sung sướng sau dân. Năm 1963 biết Quốc hội định tặng Huân chương Sao Vàng cho mình, Hồ Chủ tịch xin phép chưa nhận vì "Tự xét chưa có công xứng đáng, Tổ quốc còn đang bị chia cắt... Đế quốc Mỹ đang tăng cường xâm lược ở miền Nam, đồng bào miền Nam đang bị đoạ đầy dưới chế độ dã man của Mỹ, Diệm". Người xin Quốc hội chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao huân chương cao quý ấy cho Người. Làm việc gì cũng chỉ nghĩ đến những lợi ích của dân, Người suốt đời hy sinh vì sự nghiệp cứu dân, cứu nước.

Trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, quan hệ với nhân dân là một tiêu chuẩn rất quan trọng bởi vì:

Thứ nhất, lợi ích của nhân dân là mục đích tối cao của mọi việc làm, mọi chính sách "điều gì có lợi cho dân phải hết sức làm, điều gì có hại cho dân phải hết sức tránh", nói một cách khác nhân dân là đối tượng phục vụ của con người ở bất cứ cương vị xã hội nào. Do đó, ở phương diện này, đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi phải toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân.

Thứ hai, mọi chủ trương, chính sách đều do nhân dân thực hiện, nói một cách khác, nhân dân là người phải thực hiện chủ trương, chính sách, do đó, ở phương diện này, đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi phải hết sức dân chủ với nhân dân "nếu ai nói chúng ta không dân chủ thì chúng ta khó chịu, nhưng nếu chúng ta xét cho kỹ thì thật có như thế không".

Tư tưởng đó của Người không chỉ bằng lời nói mà luôn thể hiện qua những việc làm cụ thể, chính sách cụ thể, bằng tấm lòng tin yêu, nhân ái, chân thành đối với nhân dân. Bởi vậy, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Người đặc biệt chú trọng đến các chính sách phục vụ nhân dân như: chống giặc dốt - giặc đói - thất học, phát động phong trào bình dân học vụ. Người động viên nhân dân trồng cây để bảo vệ môi sinh và chú trọng xây dựng con người gắn với sự nghiệp xây dựng xã hội mới: vì hạnh phúc mười năm phải trồng cây, vì hạnh phúc trăm năm phải trồng người.

Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh đều vì dân, vì nước, Người không bao giờ hưởng hạnh phúc riêng tư khi nhân dân còn đau khổ. Ngay cả khi trở thành Chủ tịch nước, Người luôn sống giản dị, cần kiệm. Nguyện vọng tha thiết của Người, ham muốn tột cùng của Người là "làm sao cho đất nước hoàn toàn được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Theo Người "Nếu để dân đói, dân rét, dân dốt thì Đảng và Chính phủ có lỗi".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng tư tưởng đạo đức của Người mãi mãi sưởi ấm lòng mỗi người dân Việt Nam. Những lớp đảng viên Cộng sản hôm nay hơn ai hết càng thấm thía tư tưởng đó của Người. Là người đảng viên cộng sản phải biết đau nỗi đau của dân, phải biết động lòng trắc ẩn trước cảnh nghèo đói của dân, biết gần gũi, quan tâm đến từng số phận con người. Xa rời dân, sống đài các, trịch thượng, hách dịch đều là sản phẩm của tư tưởng phong kiến lỗi thời và đều trái ngược với truyền thống nhân nghĩa của ông cha, với tư tưởng vì dân, vì nước của Hồ Chủ tịch. Trong bản Di chúc, Bác viết: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng... phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Lời căn dặn cuối cùng và tâm huyết ấy của Bác khiến mỗi chúng ta càng phải suy nghĩ để tu dưỡng và rèn luyện mình, xứng đáng với niềm tin yêu của Bác./.

TS Vũ Thị Kim Xuyến (Học viện chính trị khu

Continue Reading

You'll Also Like

190K 15.1K 137
Tác phẩm: Toàn thế giới đều đang đợi người động tâm. Tác giả: Tố Tây The version belongs to Mia, please do not reup or cover any work, thank you.
79.1K 9K 115
ONLY WATTPAD [Edit] - Luận pháo hôi làm sao trở thành đoàn sủng [xuyên thư]. Hán Việt: Luận pháo hôi như hà thành vi đoàn sủng [ xuyên thư ]. Tác giả...
850K 34.7K 106
Tác giả: Ngã Ái Cật Băng Bổng Tình trạng nguyên tác: Hoàn thành (99 chương + 11 PN) Tình trạng edit: Đang tiến hành Thể loại: NamxNam, Kể dưới góc nh...
46.6K 2.5K 48
Tên gốc: 囚于永夜 Tác giả: Mạch Hương Kê Ni Nguyên tác: Trường Bội Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: gương vỡ lại lành, ABO, máu chó Tình trạng bản...