sach ga choi

By vawntraan

6.1K 5 1

More

sach ga choi

6.1K 5 1
By vawntraan

Gây giống và tuyển chọn Gà Chọi, Gà Đá, Gà Nòi 

Cách tuyển giống gà chọi 

Nuôi gà chọi, chơi gà chọi, đặc sản gà chọi đang là mốt hiện nay của nhiều gia đình và của xã hội. Tuy nhiên để nuôi được gà chọi, tuyển chọn được những con gà chọi hay, có hình dáng đẹp, sinh sản đạt yêu cầu thì nhiều người còn chưa thành thạo. Để giúp người nuôi, chơi gà chọi, làm giàu được từ gà chọi xin giới thiệu một số bí quyết sau: 

+ Chọn giống bố mẹ: 

Con bố: Khỏe, có tông giống, giống gà hay có nhiều đòn độc, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp được mình giọt mưa là tốt nhất vì hầu hết những con gà hay thường tài năng, phát tiết ra bên ngoài, ngoại trừ những trường hợp ẩn tướng như tướng ngủ như gà chết hoặc đêm nằm toàn bộ lông dựng đứng như lông nhím gọi là nhím kê. Quản gà (chân gà) thật thanh nhỏ, hàng vẩy hậu chân quá cựa, vảy đi và vảy kiếm rõ ràng mạch lạc. 

Gà mẹ: Khác dòng và cũng có những ưu điểm như: Mình thon nhỏ (để ấp trứng không bị vỡ, vì một số gà mái chọi to thường ấp vụng làm vỡ trứng) ngoài ra còn phải tông giống của những dòng gà tốt. 

Sau khi chọn giống bố mẹ đạt những phẩm cách trên đàn con ra đời thường mang đủ những ưu điểm của cả bố và mẹ như trên mới đạt yêu cầu. 

+ Cách chăm sóc: 
Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp 30%. 
Gà trưởng thành: Khi gà được 1,8 – 2kg ta bắt đầu chọn những con gà tốt có những ưu điểm sau: 

Chọn gà hay 
Ở thời-đại phong-kiến, nhiều quốc-gia trên thế-giới có tục lệ chơi đá gà, một tục lệ thường được các vị vua chúa và quan-lại trong triều-đình ưa thích. Cũng như trò chơi giải-trí về đua ngựa và đua chó săn, các cuộc đá gà, ở một số nước Âu-châu và Trung-hoa, vào thời-kỳ phong-kiến ấy, cũng rất được thịnh-hành. 
Lúc đầu, tại các cung-điện nhà vua, người xưa chỉ tìm cái thú vui là để thấy con gà trống đá nào thắng: con gà nhạn (sắc trắng) hay con gà ô (lông đen) hoặc con tía vỉa (màu tía, sở-trường đá đòn vỉa, tức đòn luồn)? Nhưng khi những cuộc đá gà đã được phổ-quát trong các tầng lớp dân chúng, thì thú vui ấy, đã nhanh chóng nhường chỗ cho sự say-sưa đánh cuộc. Thay vì đánh cuộc trong các trận đua ngựa, thì họ lại đánh cuộc trong các trận đá gà. Tiền đánh cuộc rất lớn, có người phải khuynh-gia bại-sản! 
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế-giới đã có luật cấm, nhưng vẫn còn 27 quốc-gia hay miền xứ, hoặc được chính-quyền ‘giả lơ’ để người dân tổ-chức. Hoặc công-khai cho phép như ở Mễ-tây-cơ, quần-đảo Antilles, quần-đảo Nam-dương... và đặc-biệt là hải-đảo Bali, nơi rất nổi tiếng về việc đá gà. 

Ai cũng biết, đặc-tính bẩm-sinh của gà trống là hiếu-chiến. Loại gà trống nào cũng thích kèn cựa nhau, dù ở tình-trạng nào: hoang-dã ngoài rừng núi hay được dưỡng-nuôi trong các gia-đình. Tuy nhiên, có một vài giống gà lại hiếu-chiến hơn. Một vài loại có sức mạnh hơn. Và đôi khi, trong cùng một loại, lại có những con có dị-tướng, có những ngón đòn lạ... mà người ta thường bảo là ‘thần-kê’. Đó là lý-do 


thúc đẩy những ai muốn chơi gà chọi thì cần phải tìm-tòi và chọn lựa. 
1.- Chọn lựa loại gà 
Thực vậy, không phải gà nào cũng chọi nhau được. Vì gà chọi là một loại gà đặc-biệt, do sự đúc luyện liên-tiếp qua nhiều năm nhiều đời. Trong loại gà nầy, người chơi cũng phải dày công kén chọn mới gặp được gà hay. Có nuôi gà hay mới bõ công săn-sóc, mới có hy-vọng thắng những cuộc chọi nhau và chủ-nhân mới mong đoạt giải trong những ngày hội hoặc đánh cá, trong các cuộc chọi gà đỗ-bác. 
Thường thì những con gà dị-tướng là những con gà hay. Nhưng những dị-tướng đó, chỉ có các tay chơi sành sõi mới nhận thấy được. Những con gà được gọi là ‘linh-kê’ hay ‘thần-kê’ thường có tướng lạ lùng. Với tướng lạ đó, đấu trăm trận trăm thắng. Đến lúc về già, cái khí-thế oai-hùng ấy cũng không mất. Cho nên, người ta thường dùng chúng để tạo nên những thần-kê con, những linh-kê cháu... 
Gà có dị-tướng 
Trong cuốn ‘Các thú tiêu-khiển Việt-nam’, tác-giả Toan Ánh Nguyễn văn Toán có cho biết là các tay sành chơi ở nước ta, đã phân-biệt được 27 loại gà có dị-tướng. Sau đây xin đan-cử 5 loại trong 27 loại gà có tướng kỳ lạ đó: 
Gà tử-mị 
Gà tử-mị: Có 2 loại. Loại gà 1, khi ngủ thì năm ngay đày, sẩy cánh và xuôi giò. Và loại 2, khi ngủ thì đôi giò móc lên cây như dơi. 
Gà qui 
Gà qui. Hình giống như con rùa. Khi nằm, nó giấu chân đi, co đầu lại, thụt đuôi vào. Ta trông vào thân hình nó, đúng là thân con rùa, chỉ khác một điều là được phủ thêm lượt lông vũ. 
Gà độc nhãn, độc dao 
Gà độc nhãn, độc dao. Lúc mới sinh ra, chỉ có một mắt một cựa. Những con gà loại nầy thật là hung ác dữ tợn, không bao giờ nao núng trước địch-thủ. Đã chọi nhau thì đến chết cũng không chạy. 
Gà mắt ếch mắt mèo 
Gà mắt ếch mắt mèo. Mắt rất tinh, tránh đòn rất tài và tra đòn rất đúng. Loại gà nầy rất gan lỳ. Nếu bị trọng thương, cũng nằm lỳ chịu chết, nên tục-ngữ có câu: ‘Gà chân xanh mắt ếch, chém chết không chạy’. 
Gà tam nhĩ 
Gà tam nhĩ. Gà có 3 lỗ tai. Ở bên trái hoặc bên phải, ngoài lỗ tai thường, còn có một lỗ tai nhỏ. Lỗ tai nầy thường bị lông phủ kín, người lựa gà phải để ý, vạch lông ra mới thấy được. 
Khi nhìn một con gà, những tay chơi sành thường chú ý ngay đến sắc lông, tướng mạo, dáng đi, tiếng gáy... của nó. Nhiều con gà, đối với những con mắt người thường, chỉ là những con gà bỏ đi. Nhưng đến tay người sành sỏi nuôi gà thì lại là một con gà có quý tướng. Cho nên, kén chọn được một con gà chọi hay giữa một đàn gà, chẳng khác nào tìm được một vị tướng giỏi giữa chốn ba quân. 

Người chơi gà, khi kén chọn gà nòi, trước hết nhắm ở bề ngoài, nghĩa là ở mã gà, nhất là ở màu sắc lông gà. Theo họ, sắc lông gà cũng có nhiều ảnh-hưởng đến sự bền-bỉ, gan lỳ và khôn-ngoan. Năm màu lông thường được lựa chọn là: Nhạn, Xám, Điều, Ô và Nghệ. Vì năm màu nầy thuận với ngũ-hành Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. Người chơi gà cần phải hiểu ngũ-hành của năm sắc gà để biết sự xung-khắc theo nguyên-tắc dịch-lý. 


Đây cũng là một yếu-tố khi ‘cáp gà’ trong các trận đấu. 

Những con gà hay 
Đã là gà chọi, thì con nào cũng biết chọi. Nhưng không phải con gà chọi nào cũng là gà chọi hay. Do đó, các tay chơi mới phải lựa chọn, chọn lựa cách rất kỹ-càng. 
Con gà hay, trước hết phải có thân hình cân-đối, mạnh-mẽ và gân-guốc. Con gà chắc-chắn gân-guốc khi nhắc bổng lên, cặp giò không lòi chòi lạng quạng. Cổ gà (gọi là cần) phải có bộ xương cho nhặt và ngắn, mỗi khi sờ tới, gà thụt cổ vào dễ dàng. Mỏ gà phải nhỏ, miệng phải sâu, như vậy nó mới lanh lẹ khi mổ địch-thủ. Chân phải lùn, gà mới có những cái đá chắc và mạnh. Lông gà phải cứng, để nó có sức chịu đựng khi giao-phong. 
Qua các nét chính-yếu trên, con gà có thể được chọn. Thêm vào đó, gà còn có dị-tướng hay gà nòi nữa là ‘tuyệt cú mèo’. Gà nòi, tức là con cháu của một con gà hay đã được nổi tiếng trước đây. Những con gà hay mà các tay sành chơi ở nước ta thường nhắc đến là: 
Tại miền Nam: Gà Bình-Định, gà Bà Rịa, gà Bà Điểm, gà Cao-Lãnh, gà Kế-Sách (Sóc-Trăng) v.v... nhưng đặc-biệt nổi tiếng nhất là gà Cao-Lãnh và gà Bà Điểm. Gà Cao-Lãnh thuộc Đồng Tháp. Giống gà nầy lông nhiều, cựa nhọn, bay đá thật nhanh. Còn giống gà Bà Điểm ở Sai-gòn thì lông ít, cựa ngắn, nhưng gan dạ vô cùng. 
Ngoài miền Bắc: Giống gà Kim-Liên ở khu-vực phía sau Khâm-thiên thuộc Hà-Nội và gà Vân-Hồ ở phía nam Hà-Nội. 
Ngày nay, nhiều tay chơi gà tìm cách lấy giống gà hay bằng cách cho lai nhau. Họ ghép mái Bà Điểm với trống Cao-Lãnh, hoặc gà mái Cao-Lãnh với gà trống Bà Điểm v.v... Sự ghép giống nầy sản-xuất ra loại gà lai có đủ các đức-tính của cả gà cha và gà mẹ. 
Quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: Đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn v.v… Từ 1,8 – 2kg ta chỉ cho gà ăn lúa ngâm vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng làm cho gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: Lươn, thịt bò, gân bò v.v… 

Lưu ý: - Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên. 
Chọn lựa giống tốt, không cho gà cùng bố, mẹ đạp mái lẫn nhau- tránh đồng huyết thoái hoá. Khi nở ra thường chọn con giống rặc bố mẹ, mình dài, to, khoẻ, lông đẹp… 


Sau khi chọn mái tốt cho phối với cồ đá hay. Trong quá trình đẻ trứng cho ăn đủ chất. Khi nở, gà con nuôi thả bình thường, ngoài cho ăn tấm, bột bắp, cám gạo, lúa…hàng tuần cho ăn thêm bột đậu xanh, rau xà lách, lươn con, trứng vịt lộn, lòng đỏ trứng gà, thịt bò…để tránh trường hợp “đói con”- (suy dinh dưỡng lúc còn nhỏ). Như vậy mới đủ dinh dưỡng, để khi lớn lên đủ tiêu chuẩn trở thành gà đá thực thụ, bền bỉ dẻo dai, có sức mạnh vô 


địch như một võ sĩ. 

Khi gà đá 6 tháng tuổi chỉ cho ăn lúa rửa sạch và nuôi nhốt. Đến 8 tháng tuổi- khi đã tròn tiếng gáy thì cắt tai, cắt tích, cắt lông già. Lúc này bắt đầu huấn luyện gà bằng cách cho đá xổ. Lần đầu 10 phút, lần 2, lần 3 khoảng 10-15 phút, rồi trọn “hồ” (20 phút). Ngoài ra còn tập “chạy lồng” để chân gà khoẻ, dẻo dai 

Lúc này có thể đánh giá được gà đá hay, đá dở, có sanh thế hay không (thế sáng tạo trong lúc đá) và đá ở thế “kèo trên” hay “kèo dưới” (tức gát cần lên trên hay dưới đối phương). Ở giai đoạn này nhiều con có thế đá rất độc đáo: đá hầu (đá vào cổ họng, có khi làm đứt thực quản đối phương), đá mồng, mặt (làm đuôi mắt, tím đầu đối phương), đá xỏ ngang (làm đối phương dễ gãy cần (cổ). Có con đá ngang bảng lưng (làm tổn thương phổi đối phương). Gà có sanh thế thì quý hơn nhiều lần gà thuần thế. 

Kinh kê xưa nói về đặc điểm gà đá hay: 

Tuyển chọn gà kê giống đá hay. 
Không gì bằng độc dấu đá hay 
Mình thuyền gối thắt lưng xuôi mái 
Cổ ngẩng chân cong mỏ lại ngay (thẳng) 

Tiếng gáy nghẹn ngào mà giọng gắt 
Bước đi ngón chúm ít gà tày 
Tự nhiên đầu lắt, hay né giỏ 
Cáp độ ra trường ắt thắng ngay 

Hay: 

Nhất thời chân chúm vãi ra 
Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng 

Chọn gà đá nên chọn gà từ 3,2-3,5 kg săn gọn, không nên chọn gà mập 3,8-4 kg nặng nề chậm chạp 

Gà đá hay thường có đặc điểm: mình dài, lông mướt, mồng to, vảy mỏng, câu tròn, gối thắt, ngón nhỏ dài, tam sơn rộng…nhưng cũng không nhất thiết vậy. Có con nhìn bề ngoài nhỏ con, không đẹp nhưng đá rất hay- “Tiểu bất khả địch”. 

Con gà như cầu thủ bóng đá, có tư chất đá hay nhưng không có thầy huấn luyện chu đáo cũng không trở thành gà đá hay được. 

Cho nước y như là cấp thêm thuốc trợ lực, khoẻ lại ngay sau một hồ đá, tiếp thêm sức cho hồ sau. Cho nước nơi nào gà dễ thở- như nách, lưng chẳng hạn. nhìn gà biết sức khoẻ chúng, nếu không khoẻ ép chúng đá là thua ngay. 

Phải công nhận là con gà cựa miền Nam thật đẹp, nhiều con trông như chim công chim phụng. Gà đá miền Nam đẹp hơn hẳn gà đá Thái Lan, gà đá Philippin... Gà đá miền Nam đá có thế có miếng rất tinh khôn chứ không như gà Thái Lan chuyên nhảy như con choi choi. Còn gà Philippin thì đá nhau giống như anh chàng liều lĩnh vậy, cứ nhắm mắt nhào vô cắn lung tung. Nếu tổ chức giải vô địch hoa hậu gà đá Đông Nam Á thì có lẽ ba thứ hạng đầu sẽ thuộc về gà miền Nam hết. 

Cách chọn gà 
+Chọn gà mái để giống 
+Chọn gà tài theo 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường. 
+Về chọn màu lông 
+Chọn gà qua tiếng gáy 
+Chọn vảy gà hay, gà tài 
+Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng 
+Chọn gà khi ngủ 
+Chọn gà mái để giống 

Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông "chó giống cha, gà gống mẹ" là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài. 


+Chọn gà tài theo 5 bộ phận trên mình gà: 
Theo Bách khoa thư mở Wikipedia thì chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường. 

Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền. 
Cổ to, dài, thẳng. 
Lưng rộng, cánh dài. 
Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán. 
Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng - khô. 

Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói "dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài", cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài. 

+Về chọn màu lông 
Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó... thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: "Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt". 
Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu: 
Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua. 
Gà trắng chân chì mua chi giống ấy. 
Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu: 

Gà ô chân trắng mỏ ngà. 
Đá đâu thắng đấy gọi là thần kê. 
Một số màu lông và chân gà không nên chơi: Gà nhạn (lông trắng) chân chì, dù tài cách mấy cũng không nên nuôi và đem ra trường đấu. 

Gà xám chân trắng: Cũng là lỗi, chân gà này đa số thường kém tài. 

Gà cú ra trường đấu thường cũng không gặp may, có khi nhìn tưởng thắng mười mươi nhưng rốt cục lại thất bại. 

+Chọn gà qua tiếng gáy 
Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: "Gà sợ nhau tiếng gáy" là do đó mà ra. 

+Chọn vảy gà hay, gà tài 
Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh co 2 cua rung rinh ga ay moi quy; đặc biệt gà có vảy "đệ nhất thần đao" (linh giáp tử) được gọi là linh kê... 


Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mới biết: gà có vảy "yểm long", vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi "dặm đầu tằm" hoặc 


"lưỡi đầu rồng" nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy "núp đấu" gà có vảy "yểm long" là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh. 
Cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ:hai hàng trơn, tứ trực,song âm song dương, ám long...Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy:gạc thập, xuyên đao,huyền trâm, hàm long, địa giáp..vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng. 

+Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng 
Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài nhưng làm sao biết được? Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: "Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng". Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp. 

+Chọn gà khi ngủ 
Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu "ngủ đầu xà", hay "tử mỵ", gà này cũng thuộc loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm. 
+Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: 
Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả.... 
Quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá xỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm. 

Chăm sóc gà rất khó đò hỏi sự siêng năng khi cho ăn cần treo lên cao để gà có thể nhón chân vì thế gà đá xẽ hay hơn.Khi cho ăn cần đãi sạch lúa đôi khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn. ngoài ra cho ăn thêm giá hoặc cà để gà mát đá đòn mạnh. Cần chọn gà có những vảy sao ể có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ:hai hàng trơn, tứ trực,song âm song dương, ám long...Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy:gạc thập, xuyên đao,huyền trâm, hàm long, địa giáp..vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng. 


+Chọn gà mái để giống 
CHỌN GÀ MÁI ĐỂ GIỐNG là công việc mang tính quyết định sống còn cho việc cải tạo dòng giống, nâng cao chất lượng các thế hệ sau sao cho chúng ngày càng phát huy hết khả năng, sở trường của mỗi dòng đang có. vì vậy có rất nhiều sư kê đã bỏ ra nhiều tâm huyết để nghiên cứu đúc, chọn gà mái để giống nhằm có được dòng gà theo ý muốn. cách lựa gà mái để giống thì có nhiều, mỗi người có cách lựa chọn riêng; từ chọn gà mái thuần chủng từ thế lối đến đòn đá- đây là công việc dòi hỏi nhiều tâm huyết, thời gian và phải có trìng độ nhất định về cách nhân, tạo dòng thuần chủng; cho đến lựa chọn theo cảm giác của từng người...... 
TRONG BÀI VIẾT NÀY TÔI XIN GIỚI THIỆU CÙNG ANH EM, CÁCH CHỌN GÀ MÁI ĐỂ GIỐNG THEO NGOẠI HÌNH- MỘT PHƯƠNG PHÁP CŨNG ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ KHÁ CAO MÀ NHIỀU NGƯỜI ĐÃ ÁP DỤNG. 
- PHẦN ĐẦU. 
+ ĐẦU nhỏ thon dài theo cổ(nếu đầu bằng cổ thì càng tốt) 
+ MỎ: vừa phải, ko dài và to quá, cân bằng với đầu gà, nhìn thấy chắn chắn((nếu mỏ xuôi thì đuôi phải dỏng); khoé miệng rộng(khi bạch miệng gà ra thấy nó rộng) 
+Mũi: mũi gà to, cánh mũi hở. 
+Mắt: to, sáng màu trằng thì càng tốt, con ngươi nhỏ. 
+Mồng: mồng dâu nhỏ và dựng thẳng, ko ngả sang 02 bên. 
- PHẦN CỔ. 
+ cổ gà phải dài thích hợpp với thân và có kêt cấu xương chắc(bạn ôm gà, cầm phần dưới cùng cổ gà vuốt ngược lên thấy xương liền, ko rời"cổ đặc" là tốt). nếu trên cổ gà có lông phủ từ đầu xuống đến hết phần cổ thì là liên mã đề- tốt 
-PHẦN MÌNH GÀ. 
+ VAI: nở, to và xếch; 02 trái chanh to. sờ vào thấy xương có kết cấu liền, vững chắc. 
+ NGỰC, LƯỜN: bngược ưỡn, lườn sâu ko vẹo. 
+THÂN GÀ: cói hình bắp chuối(to phần vai nhỏ dần về phía sau"gà tơ chưa đẻ"). 
+ CÁNH; úp chặt lấy thân gà phủ gần hết phao câu và lưng, lông cáng to dày, 
+ THẾ ĐỨNG: tuỳ theo các bạn chọn con gà mái đá thế gì để chọn cho phù hợp; VD con gà mái đá dớ thì đứng đòn cân, gà đá mồng mặt thì chọn gà đứng giọt mưa........ 
+ PHAO CÂU: TO, sát với thân gà, trên đó lông đuôi nhiều và mọc dầy. 
+ CHÂN GÀ: ĐÙI, TO vừa phải phù hợp với thân gà nhìn từ trước vào thấy đùi phình ra to hơn thân, nhưng đùi thắt trên to dưới nhỏ, theo kiểu đùi ếch đối với gà mái đá tang trong, đầu gối nhỏ ko xù xì, cán gà nhỏ, dài vừa phải vảy to rõ ràng ; bộ rã dài và mót(nhỏ dần từ trong ra), khi đứng toán bộ bộ rã quoặp xuống đất, cựa sát thới, vảy độ no to dưới nhỏ dần lên trên và cong vào phía trong gối, hậu dài, sâu có vảy to rõ , độc biên. 
+XƯƠNG GIM: đều, ko lệch và sờ vào thấy cứng chắc, 

TÓM LẠI; tuyển lựa gà mái là công việc khó và đòi hỏi kiên trì. khi có được con gà trống ưng ý đúc mái 


lứa đầu các bạn ko nên chọn ngay mái để lại mà phải từ lứa thứ 02 trởp đi; kinh nghiệm cho thấy nếu lấy ngay từ lứa dầu thì con gà mái vẩn còn gen con gà cồ trước nên chọn gà mái ngay sẽ mang nhiều rủi ro. 
Việc có được con gà mái như ý sẽ wết định đến thế hệ sau này hay hơn hoặc bị lại dòng nên khi lựa các bạn nên chú ý phải thật kỹ càng con gà mái phải toát lên về hình thể thì đẹp, nhưng về cái thần khí thì phải sắc, nhìn vào là thấy gian sảo, hiểm độc- thì cơ bản là 01 con gà mái đạt chuẩn theo ngoại hình. 

Đầu tiên, việc chọn dòng gà là hết sức quan trọng bởi một chú gà chọi có bền bỉ và ngón đòn hiểm ác hay không phụ thuộc rất nhiều vào gà bố mẹ. Một điều quan trọng nữa là không được dùng gà đồng máu với nhau. Ngay từ lúc gà con còn đang úm, người ta đã tiến hành quan sát phong cách và tướng mạo của từng con gà. Việc nhìn tướng là một ngón mà những người nhà nghề phải nằm lòng. 

Các tiêu chuẩn được đưa ra lần lượt như: Cựa nhật nguyệt (cựa đen, cựa trắng), Lưỡng nhãn (hai mắt khác màu), gà có bớt trong lưỡi hoặc gà tử mị (tối nằm ngủ sải chân, sải cánh, duỗi cổ như chết). Rồi những con gà kiểu như sau sẽ được đánh giá cao: Chân như diễu hành, đầu lắc liên hồi, hoặc mỗi buổi sáng sau khi được phun nước cứ đi vòng quanh lồng (gà né lồng). Dân chơi gà đúc kết những kinh nghiệm trên bằng mấy câu: “Nhất thời chân chúm bỏ ra, nhì thời lắc mặt thứ ba né lồng”! Tuy nhiên, qua kinh nghiệm, vẫn có ý kiến cho rằng: “ Kê đá mã kỵ”, phải nhìn được chân đá thì mới xác định được gà hay, gà dở. Chọn được gà tốt rồi nhưng nếu nuôi không đúng cách, huấn luyện không bài bản thì cũng chẳng thể nên gà. Chế độ ăn của gà phải được tuân thủ: một ngày chỉ cho ăn 2 diều lúa, trưa cho ăn xen kẽ rau xanh, vài ngày mới cho ăn một ít mồi tươi. Nuôi kỹ quá gà sẽ bị “nục”(Béo). Muốn gà dày da, có sức chịu đựng tốt phải dùng nghệ tươi, lá ngũ trảo, một ít phèn chua, tất cả giã nát ngâm rượu để xoa cho gà mỗi ngày và cho gà phơi nắng sáng thường xuyên. Cứ như thế, theo đúng phép xưa thì gà một năm tuổi mới cho tham chiến. Trong quá trình chăm sóc, gà và chủ gắn liền với nhau, tạo thành một mối tương quan tình cảm gần gũi. Thế cho nên, gà cũng bị ảnh hưởng bởi tính cách người chủ. 
Thú chơi chọi gà xưa đậm nét nghệ thuật như thế, nay đã bị biến tướng rất nhiều. Âu nhắc lại một chút nghệ về thú chơi gà chọi xưa, cũng để thấy được mặt lành mạnh của nó. 

Cách chọn gà 

Gà chọi cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài. 


2. Các giống gà 

Gà Chọi, Gà Đá, Gà Nòi 
Tùy theo thổ âm của mỗi vùng tại Việt Nam mà gà nòi được hiểu và gọi theo nhiều từ khác nhau. Ngòai miền Bắc gà nòi được gọi là “Gà chọi”, trong khi miền Trung gọi là “Gà đá”. Chữ “chọi” theo tiếng của miền Bắc có nghĩa là đánh lẫn nhau. Riêng chữ “đá” dùng để diễn tả cách gà nòi cùng chân để đá con gà đối phương trong trận đấu. Trong miền Nam hầu hết mọi người đều dùng hai chữ “gà nòi”. Mặc dù dùng ba danh từ khác nhau để diễn tả gà nòi nhưng các tay chơi gà tại các miền khác nhau trên nước Việt Nam đều hiểu rõ các danh từ địa phương và vui vẻ chấp nhận cả những danh xưng về gà nòi này một cách hài hòa. Trong miền Nam nơi sản sinh ra nhiều giống gà cựa hay. Các tay nuôi gà nòi thường chuyên biệt về một lọai gà đòn hay cựa chứ không chuyên cả hai lọai. Nhưng các tay chơi gà cựa hay gà đòn cũng dùng hai chữ “gà nòi” để nói đến lọai gà mình nuôi, mặc dù có sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai lọai gà nay như đã phân tích ở phần trên. Theo thông lệ thì những tay chơi gà đòn không tham gia vào các trận đấu của dân chơi gà cựa và ngược lại – nguyên nhân chính là hai lọai gà này có những cách nuôi và kỹ thuật khác nhau trong việc huấn luyện xoay xổ, cũng như cách dưỡng gà để ra trường. 

Các giống gà 
Mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng. Miền Bắc có gà Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội). Miền Nam có gà Châu Thành (Bến Tre), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Bà Điểm... Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Ở miền Trung chơi đá gà đòn, thế và chỉ đá gà nòi (không đá gà kiến, gà pha, ga ri...). 

Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Khánh Hòa có gà Phan Rang; Phú Yên có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh; đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà Bình Định phải kiêng dè, thận trọng. 

Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài; đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền). 


Gà đòn 
Gà đòn là loại gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn dùng để đá chân trơn hoặc bịt cựa. Gà đòn được chia ra hai loại rõ rệt. Đó là loại gà mã lại (còn gọi mã mái) và gà mã chỉ. 

Đặc Điểm Chung 

Gà không cựa 

Gà đòn thường được sách vở mô tả là loại gà chân trơn, không cựa, hoặc cựa mọc không dài, cựa vừa lú như hạt bắp. Gà này lớn con được dùng theo thuật đá đòn bịt cựa. Danh từ "gà đòn" phát xuất từ miền Trung đựơc dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung các loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền nam có cựa dài và biết xử dụng cựa. 


Ở miền Trung, đá gà là thú tiêu khiển của người lam lũ, khi hết mùa đồng áng mới bắt tay vào việc chơi gà. Bởi lẽ tiền bạc khó kiếm nên dân miền trung thích chơi gà đòn, - một độ dầu ăn hay thua cũng kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ, có khi suốt ngày. Vì chuyên về gà đòn nên dân miền Trung tuyển chọn cản gà khiến gà bị nín cựa, mọc chậm và ngắn. Nếu con nào có cựa mọc dài cũng sẽ bị cưa hoặc mài ngắn. Khi cựa mới lú cũng bị chủ gà bấm cựa khiến cựa bị tầy đầu, không lú ra đựơc. 

Nói chung thì lối đá của gà đòn khác hẳn gà cựa. Gà đòn dùng quản và bàn chân để quất. Gà cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so với gà cựa. Gà đòn chín tháng tuổi thì cựa cũng chỉ bằng hạt bắp. 


Gương mặt bặm trợn 

Đầu và diện mạo 

Xương sọ gà nòi lớn hơn gà thường, đỉnh đầu của xuơng thường lớn bản và bằng. Mặt gà rộng bản với xuơng gò má nhô cao. Vì được gần gũi và chăm sóc bởi chủ kê nên gà nòi có những đặc tính tâm lý rất khác biệt với các lọai gà khác, chẳng hạn khi được chủ kê cho ăn hay tắm rửa, khuôn mặt gà nòi biểu lộ nét thỏai mái và tự tin, khi có người lạ đến gần gà nòi sẽ ngóng cao đầu và nghiêng mặt, trố mắt tò mò theo dõi nhìn, khi đối diện một con gà khác đôi mắt sẽ gườm lên thách thức so tài. Khi lâm trận thì mắt gà nòi lộ sát khí. Qúy độc giả có thể Bấm vào đây để xem thêm hình ảnh đầu gà nòi. 

Da cổ nhăn dày và xếp lớp 

Cổ lớn, da dày và nhăn 


Cổ gà nòi lớn và trông rất mạnh bạo với một chiều dài vừa phải, xương cổ rất cứng cáp và các khớp xương gắn bó đều đặn và rắn chắc. Lớp da ở cổ gà nòi được xếp lớp theo hình sóng dợn. Những người xa lạ với gà nòi thường thắc mắc đặt câu hỏi: “gà nòi trụi lông cách tự nhiên hay bị hớt ?” Câu trả lời không đơn giản vì còn tùy thuộc vào loại gà. Có những lọai gà nòi trụi lông cổ tự nhiên hoặc có rất ít lông nhưng cũng có những lọai có lông phủ đầy mình. Thông thường thì gà nòi trơ trụi cho đến khi được 1 tuổi nếu được nuôi ở những nơi có thời tiết và khí hậu nóng ấm như Việt Nam. Lông ở cổ và đùi có thể sẽ không mọc lại được trong lần thay lông của mùa sau. Các tay chơi gà thường om và vào thuốc tẩm làm cho lớp sừng (da trên mặt) và lớp biểu bì săn chắc lại khiến cho các chân lông bị khô khiến lông khó mọc lại. Gà nòi đã được mang qua Hoa Kỳ nuôi và chúng đã dần dà phát triển bộ lông đầy đủ để thích nghi với khí hậu lạnh. Gà nòi nơi đây thường có bộ lông đầy đủ hoặc chỉ trụi chút đỉnh ở phần cổ khi được 9 tháng tuổi. 


Gà 10 tháng tuổi trụi lông tự nhiên. 

Chân và vảy 
Chân gà nòi thường có hai hàng vảy với đường đất chạy hình chữ chi ở giữa hai hàng vảy. Gà nòi với ba hay bốn hàng vảy thường rất hiếm. Có sách ghi rằng gà ba hàng vảy tuy đá nhanh đòn nhưng đòn không mạnh. 

Trong khoảng hơn ba thập niên qua, các tay chơi gà ở miền Nam thường không thích gà nòi có chân màu vàng, lý do là màu chân vàng là màu của gà thịt, một lọai gà Tàu hay gà Bắc Thảo nuôi để lấy thịt. Ngày nay lọai gà chân vàng tuy chưa được ưa chuộng một cách rộng rãi nhưng cũng đã được dần dà chấp nhận trong giới mộ điệu chơi gà. Qúy độc giả có thể bấm vào đây để xem thêm về chân vảy. 

Mắt ếch 
Nếu gà nòi có mắt lớn thì không thích hợp cho các trận đá nhưng gà có mắt lồi như mắt ếch thì lại khác. Gà mắt ếch có đặc điểm lanh lợi và linh động khi ra trận. Nếu gà nòi mắt ếch mà có màu chân xanh thì được xem là hợp cách rất qúy. Các tay chơi gà thường truyền tụng câu ca dao: 

“Chân xanh mắt ếch đánh chết không chạy” 

Những Đặc Tính Khác 
* Đùi: Nở nang và thường dài hơn phần quản 
* Chân: Tương đối cao. Loại chân vuông hoặc tam giác thường đựơc các sư kê ưa chuộng. 
* Mình: Rắn chắc và dài đòn. Phần bụng nhỏ và không phát triển. 
* Da: Dày và đỏ. 
* Thịt: thịt gà nòi là lọai có cơ bắp lớn nở nang do năng vận động và tập luyện. Chính vì thế mà thịt gà nòi trở nên dai, phải “hầm” lâu hơn gà thường mới ăn được ! 
* Xương: gà nòi có bộ xương rất lớn và nặng ký do đó cần có thời gian lâu cho gà phát triển. Trung bình hơn 1 năm gà nòi mới đủ thể lực và cứng cáp để có thể ra trường. 
* Đuôi: đuôi gà nòi ngắn, lông ống cứng có hình cánh quạt để chống đỡ khi nhảy, té. Gà có lông “Mã chỉ” thường có thêm lớp lông vũ phủ thêm bên ngòai lớp lông ống. 
* Cựa: Loại cựa đơn là thông thường nhất. Tuy nhiên có lọai gà nòi có từ 2 đến 6 cựa chột như đầu đinh nơi chân được gọi là gà “Nhị Đinh”, “Tam Đinh”,… “Lục Đinh”. Đây là những lọai gà nòi giòng khác biệt. . 

* Bộ Lông: Lông rất thưa thớt ở phần đầu, cổ và đùi. Lông cứng, dòn và dễ gãy. Gà nòi có nhiều sắc lông chính như xám, ô, nhạn, điều và vàng. Các con gà có sắc lông pha trông rất rực rỡ và đẹp mắt như xám son, ô điều (tía), chuối và ó. 

* Trọng lượng: gà nòi có trọng lượng từ 6 tới 11 pounds (khoảng 2.8 kg tới 5 kg) 
* Tiếng gáy: Gà nòi không gáy nhiều như các lọai gà tre, gà Thái hay gà Tàu. Tiếng gáy của gà nòi trầm hùng. 
* Tánh nết: Đặc tính của gà nòi là can đảm, lì lợm và bất khuất. . 
* Địa điểm: Gà nòi đòn nổi tiếng hiện nay được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Trung như : Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đà Nẵng và nhiều vùng cao nguyên. Gà nòi cũng được phát triển rộng rãi các tỉnh, vùng ngòai Bắc như : Lạng Sơn, Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ), Hà Nội, Nam Định,vv… Trong miền Nam gà nòi được biết nhiều qua các địa danh như : Bà Rịa, Đồng Nai (Biên Hòa), Sàigòn, Bà Điểm, Long An, Cao Lãnh,v.v,… 
Gà đá đòn buông là loại gà khi đá địch, nó không cần mổ vào địch trước, như các loại gà khác, nhưng nó luôn vẫn đá trúng địch-thủ. Còn ‘đá vỉa tối’ là con gà tìm cách luồn đầu vào hai bên cánh địch, xuất kỳ bất ý mổ lên vai, lưng hoặc đầu đối-thủ, rồi ra một đòn đá chí-tử. Đòn nầy thường nhằm vào hai bên phao câu, lưng và mắt địch. 
Như vậy, trong việc nuôi gà chọi, vấn-đề huấn-luyện rất quan-trọng. Không những để gà quen chiến-đấu mà người chủ cũng phải biết sở-trường, sở-đoản của nó để liệu sức mà ‘cáp’ (tức ghép gà mình với gà địch) trong các trận đấu. 
Nếu gà của mình có ngón ‘đá đầu’ ư? Chủ-nhân sẽ lựa một đối-thủ thấp hơn gà mình để nó dễ đá. Nếu gà của mình có đòn ‘đá buông’ ư? Chủ-nhân sẽ tìm cho nó giao-phong với một con gà có ‘đòn luồn’. Con gà địch luồn đầu vào nách, ẩn đầu đi, như vậy chọi với nó, khó mổ được vào đầu nó để phóng đòn lên. Con gà có đòn buông không cần phải mổ vào đầu địch vẫn ra được những đòn mạnh-mẽ, trong khi địch cứ phải luồn mình, rồi mới xuất-kỳ bất-ý tấn-công được. Vì sở-trường con gà nầy có thể áp-đảo được sở-đoản con gà kia. 





Gà Cựa 
Gà cựa là lọai gà nhỏ và nhẹ hơn với bô lông phát triển đầy đủ và có cựa bén nhọn và dài. Gà cựa phát xuất từ miền Nam và được đa số người miền Nam yêu chuộng đá gà theo lối gà cựa. Nghệ thuật chơi gà cựa không được phổ thông ngòai miền Trung Phần và Bắc Phần. Theo truyền thống xa xưa thì gà cựa được thả cho đá với cựa tự nhiên mọc ra nhưng ngày nay các tay chơi đá gà cựa đã biến hóa và tháp cựa căm (cựa nhọn làm bằng căm xe), hay cựa dao cho các trận gà sanh tử. Những đặc điểm khác của gà cựa cũng khác nhiều khi so với gà đòn như : 
* Mặt : gà cựa có khuôn mặt rất “bảnh gà” và da mặt mỏng hơn. * Mắt : mắt gà cựa nhỏ và tròn, mí mắt mỏng. 

* Cổ : cổ gà cựa ngắn và nhỏ hơn nhiều so với gà nòi. 
* Chân : ngắn và nhỏ. 
* Cựa : gà cựa mọc cựa rất nhanh, hình thể cựa gà rất bén nhọn và dài. 
* Lông : gà cựa có lông phủ kín tòan thân. Lông cổ mọc dài thành bờm và lông mã mọc dài phủ xuống hai bên hông trông rất đẹp. 
* Đuôi : đuôi gà cựa là lọai lông ống nhỏ mềm mại, khó gẫy. Các lông phủ đuôi mọc dài và cong vòng như lông đuôi chim phụng. 
* Trọng lượng : gà cựa cân nặng trong khác biệt từ 2.2ký-lô đến 3.2 ký-lô. 


Giống Gà chọi Bình Định 

Phân bố 
Gà chọi được nuôi từ xa xưa ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Bình Định. Đến nay, ước tính cả tỉnh có khoảng 1000 gà trống được tuyển chọn, huấn luyện và sử dụng làm gà thi đấu ở các cấp độ khác nhau. Tất cả các huyện và thành phố đều có nuôi và tổ chức trường đấu gà, song tập trung nhất là thành phố Qui Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn. 

Chơi gà chọi cũng là hoạt động giao lưu văn hoá, cho nên giống gà chọi Bình Định hiện nay không chỉ tồn tại riêng ở Bình Định mà còn phát tán ra các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, ĐakLak. 

Gà trống thi đấu đạt thành tích cao thường được bán đi nhiều nơi trong và ngoài nước. 

Phương thúc nuôi gà chọi và tổ chức chọi gà ở Bình Định 

Người chơi gà chọi ở Bình Định Khá đông, song phần lớn là người nuôi gà trống với số lượng ít (1 - 3 con), có một số gia đình nuôi gà mái để tạo giống. Nếu có dòng mái tốt thì họ thường giữ độc quyền, không bán con mái ra ngoài mà chỉ bán con trống. 

Chọn và nhân giống 
- Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất (thường là những con mái dữ) và đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (<6 năm tuổi). 
- Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1.5 - 4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn. 
- Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối. 
- Tiến hành ghép phối (thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng riêng). 
- Ấp nở: theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động tác hỗ trợ của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song lại được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi đấu rất kém. 

Thức ăn và dinh dưỡng 


Theo truyền thống, gà chọi Bình Định được nuôi dưỡng bằng thức ăn tự nhiên dạng nguyên, bao gồm: lúa, gạo, ngũ cốc, giun, dế, động vật thuỷ sinh, côn trùng cây cỏ,.... Ngày nay, người ta sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp để cho gà con ăn ở giai đoạn theo mẹ. Sau 1.5 tháng tuổi cho thêm lúa, gạo, cơm, ngô, ếch, nhái, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá,.... khi tăng lượng lúa thì rút dần cám công nghiệp , đến khi tách mẹ thì cho ăn hoàn toàn bằng lúa. Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sdáng và 4 - 5 giờ chiều. Riêng gà con cho ăn tự do, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cho ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 - 2 bữa lươn hoặc thịt bò. 


* Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ (cho ăn tự do): 
- cám gạo : 10% 
- bắp : 20% 
- lúa : 30% 
- Cá tươi nấu chín : 20% 
- Rau( muống, cải, xà lách) : 20%. 

* Khẩu phần cho một gà trống thi đấu/ ngày: 
- Lúa : 0.25 kg. 
- Rau, giá : 0.10 kg. 
- Lươn, thịt bò : 0.10 kg. 

Quản lý huấn luyện gà thi đấu 

- Gà con được nuôi chung cả ổ và theo mẹ đến 2.5 hoặc 3 tháng tuổi. 
- Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 - 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy. 
- Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích. 
- Cho gà đá thử 1 - 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán hoặc giết thịt. 
- Huấn luyện gà bằng các việc chính: 
+ Quần sương: cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày. 
+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu. 
+ Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.
- Tổ chức thi đấu: 
+ Gà được phân theo 3 hạng: hạng tiểu (<3.0 kg), hạng trung (3.0 - 3.5 kg) và hạng đại (từ 3.5 kg trở lên). Các gà cùng hạng thường được thi đấu với nhau. Tuy nhiên, nếu là gà có tài nghệ cao thì chủ gà có thể cho đấu với hạng trên. 
+ Mỗi trận đấu thường được tổ chức từ 01 hiệp trở lên, mỗi hiệp có thời gian 20 phút. Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu là 05 phút để săn sóc và hồi phục cho gà. 
- Mùa thi đấu: Mùa chọi gà thường được tổ chức vào dịp Tết và Xuân, kéo dài từ tháng chạp đến tháng tư âm lịch. Sau đó, từ tháng năm đến tháng mười một âm lịch là mùa gà thay lông nên không sử dụng thi đấu được. 

Đặc điểm ngoại hình 


Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểu bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà đá bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa. 


Màu sắc của lông, da 

Nhìn chung màu sắc của gà chọi Bình Định đa dạng, có thể thuần màu hay đa màu trên một cá thể. Thông thường màu sắc lông phụ thuộc vào màu lông của con trống là chính, màu lông giống con trống chiếm tie lệ 50 - 60%. 
* Màu lông 
+ Gà có lông đen tuyền, gọi là gà ô, loại này chiếm tỉ lệ cao nhất. 
+ Gà có lông đen, lông mã màu đỏ gọi là gà Tía. 
+ Gà có màu lông xám tro gọi là gà Xám. 
+ Gà có màu lông giống lông chim ó gọi là gà ó. 
+ Gà có màu lông trắng roàn thân, gọi là gà Nhạn. 
+ Gà có lông 5 màu ( đỏ, đen, vàng, trắng, xám), gọi là gà Ngũ sắc. 
Ngoài ra, còn có một số có màu lông pha tạp như gà đen có chấm trắng... 

* Màu mỏ: 
Màu mỏ cũng có màu sắc đa dạng, thường thấy mỏ có màu trắng ngà, màu vàng, màu đen, màu xanh lợt (xanh đọt chuối). 

* Màu chân: 
Lớp biểu bì hoá sừng (vảy) ở bàn chân và các ngón chân gà chọi Bình Định cũng có màu sắc không giống nhau giữa các cá thể. Thậm chí, cùng một cá thể song màu sắc hai chân lại khác nhau. Thường thấy gà hai chân đen, vàng, xanh lợt, trắng, vàng đốm nâu, một chân vàng một chân đen hoặc trắng. Màu sắc cựa gà thường giống màu chân, song có con có hai cựa với hai màu khác nhau mặc dù hai chân lại cùng màu. 

* Màu da: 
Phần da đầu, cổ, ức, đùi và hông có màu đỏ và dày. Các phần khác như: lưng, nách, cánh lại có màu vàng hoặc trắng và da mỏng.
Tầm vóc 
Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, chân cao, xương ống chân to, ngón dài và khoẻ, bàn chân (ống chân) gà trưởng thành có con dài tới 15 cm, song thường thấy loại 10 - 13 cm. Ngực rộng với cơ ngực nổi rõ. Đùi to, dài và cơ phát triển. Tuy nhiên bụng lại rất gọn, khoảng cách giữa hai mỏm xương chậu hẹp (1.5 - 3.0 cm ở gà trống). Phao câu và lông đuôi phát triển (lông đuôi có thể dài tới 30 cm). Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể đạt 5.0 kg, song thường gặp loại gà nặng từ 3.5 - 4.5 kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà mái đạt 3.5 - 4.0 kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3.0 - 3.8 kg, là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm. 

Chỉ tiêu Trống Mái 
Dài thân (cm) 22 20 
Vòng ngực(cm) 41 31 
Dài lườn (cm) 13,5 12 
Sâu ngực (cm) 15,75 13,5 
Cao chân (cm) 31,5 25 
Dài đùi (cm) 17,5 11,5 

Một số đặc điểm ngoại hình khác 

- Gà chọi Bình Định có ít lông, lông to, dài, cứng và dòn (rất dễ gãy). 
- các phần đầu, cổ, ngực, đùi rất thưa lông nhưng hai cánh có bộ lông phát triển, giúp gà có khả năng cất cao mình để tung đòn đá. 
- Mặt gà gọn gàng, thường khômg có tích, tai ít phát triển. 
- Mồng nhỏ và thấp, có 3 loại mồng (lá, dâu, cục) 

- Mỏ 


gà to, ngắn, nhọn và khoẻ. 
- Mắt thường nhỏ và sâu. mí mắt dầy, màu mắt đa dạng: mắt bông (màu đen pha trắng), mắt hạt cau (màu nâu có tia phát từ đồng tử ra xung quanh), có con mắt màu đồng thau hoặc mắt đen, xanh. 

Đặc điểm sinh trưởng, phát dục và sinh sản 

Khả năng sinh trưởng 

Bảng1: khối lượng cơ thể qua các tháng tuổi (gam) 

Tháng tuổi 
Gà trống 
Gà mái 

Sơ sinh 
38 ± 0,24 
38 ± 0,24 


260 ± 3,17 
260 ± 3,17 


650 ±7,20 
470 ± 4,12 


1264 ±18,20 
1056 ± 11,15 


1654 ± 22,60 
1280 ±17,50 


2632 ± 30,70 
1513 ± 22,45 


3005 ± 35,40 
2076 ± 28,92 


3 371 ± 33,35 
2325 ± 26,48 

12 
3765 ± 38,90 
2628 ± 25,40 

18 
4034 ± 39,55 
2870 ± 25,70 

Phát dục 

Gà trống 06 tháng tuổi biết gáy, đến 07 tháng tuổi thì gáy rõ tiếng và có khả năng đạp mái. Gà mái 06 tháng tuổi bắt đầu cắp ổ, 07 tháng thì chịu trống và đẻ trứng lứa đầu. 
Gà chọi Bình Định thay lông theo mùa, quá trình thay lông diễn ra từ tháng năm, tháng sáu đến tháng mười một âm lịch. Lần thay lông thứ nhất bắt đầu từ lúc gà được 4 - 5 tháng tuổi, và đến 16 tháng thì thay lông lần thứ 2. Trong mùa thay lông, gà xuống sức, đồng thời do lông cánh bị rụng nên gà khó có thể bay lên để tung đòn và đỡ đòn nên người ta không cho gà thi đấu vào thời gian này mà để dưỡng gà cho mùa đấu năm sau. 


Sinh sản 

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên : 192 ngày. 
Khối lượng trứng : 52 - 0,55 gam/quả. 
tỷ lệ trứng có phôi : 91,6%. 
Tỷ lệ nở/trứng : 85%. 
Số trứng đẻ/lứa : 8 - 12 quả. 
Thời gian gà mẹ nuôi con : 3 tháng. 
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ : 5 tháng. 
Mục đích chính của việc nuôi gà chọi sinh sản là sản xuất ra gà trống có khả năng thi đấu. Trong thời gian theo mẹ, gà con học được ở gà mẹ khá nhiều thế đánh. Chính vì vậy, thời gian gà mẹ nuôi con phải kéo dài đến 3 tháng. Mỗi năm, gà mẹ chỉ sản xuất được vài ổ gà con và tuổi khai thác kéo dài đến 9 - 10 năm. Gà mẹ có khả năng kiếm mồi khá, song lại vụng nuôi con. 

Các tính trạng đặc biệt 

Gà chọi Bình Định có thể chất tốt, thể hiện ở đặc điểm có sức chịu đòn khá và thi đấu bền bỉ, rất nhiều con chịu đựng được 40 hiệp đấu liên tục (mỗi hiệp dài 20 phút và thời gian giải lao giữa các hiệp là 5 phút). Nhiều gà chọi Bình Định đã thi đấu và nổi tiếng ở các trường đấu Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cam pu chia, Thái Lan,...nhờ các thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm. Gà chọi Bình Định có tốc độ sinh trưởng chậm, trên 1 năm tuổi mới thành thục về thể vóc. Nuôi theo phương thức truyền thống tại các hộ gia đình, gà 18 tháng tuổi đạt bình quân 4.034g con trống và 2.870 g ở con mái. 

Gây Giống và Tuyển Chọn 

Cách thức nuôi gà nòi đòi hỏi nhiều công phu. Một cẩm nang trọn bộ về cách săn sóc và tuyển lựa gà nòi là một đề tài sâu rộng mà bài viết này không thể đề cập hết được. Tài liệu này chỉ trình bày những điểm căn bản để cho quý độc giả có một hiểu biết khái quát về gà nòi và những phương pháp ứng dụng sẽ được đề cập đến trong những phần sau. 

Mục đích chính của việc nuôi gà chọi là sử dụng con trống vào việc huấn luyện và thi đấu. Đa phần gà mái và những con trống không thành công trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu thường được giết thịt. 

Đối với gà mái, từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoại hình "ngố" thể chất khoẻ mạnh, tính khí hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình qui định phẩm chất tốt sẽ được giữ lại làm gà mái sinh sản. Chúng được kiểm định qua vài lứa, nếu sản xuất ra được nhiều gà trống đạt thành tích cao thì tiếp tục sử dụng nhân giống, nếu không đạt thì bị loại bỏ, chuyến sang giết thịt. 

Đối với gà trống, con nào có ngoại hình tốt, thể chất tốt, tính tình hung hăng thì được đưa vào huấn luyện, trong quá trình này người ta tiếp tục chọn theo các tiêu chí: 

- Có thể chất tốt (có khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và thi đấu bền bỉ). 
- Có thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm. 
- Có khả năng tránh đòn tốt. 

Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra. 

Gây Giống. 
Những con gà mái gốc vừa bền vừa dữ cộng với một số đặc tính trổi vượt khác về ngọai hình và diện mạo như đầu mỏ, trường đòn, vai vóc và sâu lườn sẽ được tuyển chọn. Gà mái gốc được chọn trong khỏang từ 1 đến 6 năm tuổi. Gà trống để đổ dòng là những con đã có thành tích vẻ vang ngoài trường gà, ít nhất là đã ăn từ 2 độ trở lên. Tuổi từ 1 năm rưỡi đến 5 năm và thuộc dòng gà khác. Thời gian để thả gà phối giống là từ cuối tháng Mười Hai trở đi cho đến đầu tháng Giêng. Các phần dinh dưỡng cao được thêm vào khẩu phần của cặp gà giống gồm có rau, trái, thóc lúa, các hợp chất vôi và tôm tép hay cá. Các dinh dưỡng này thường được vỗ cho gà khỏang 1 tháng trước khi cho chúng phối giống. Gà sẽ bắt đầu ấp và nở vào đầu mùa Xuân. 

Vòng lọai đầu : 
Cách thức lọai gà trong vòng này tùy thuộc vào mỗi kinh nghiệm riêng của các sư kê. Tuy nhiên dựa theo “Kê Kinh”, một số các sư kê đã lọai bỏ gà con vào lúc 2 tháng tuổi nếu những con gà con này có vảy xấu. Có khỏang chừng 13 vảy xấu để các sư kê dựa vào đó để “xem gà xét vảy” để lọai bỏ. 

Vòng lọai hai : 
Khi được 7 tháng tuổi, các con gà tơ sẽ phải vượt qua vòng hai. Những con bị vẹo lườn, vẹo cổ, và hở xương ghim (xương chậu bên dưới gần hậu môn) sẽ bị lọai bỏ. 


hông thường, gà độ được lựa chọn theo bổn gà. Một dạng như sợ yếu lý lịch của gà theo nguyên tắc “chó giống cha, gà giống mẹ”. Dân chơi gà độ tin rằng những con gà mái hay chiếm đến 80% khả năng sẽ cho ra đời vài con gà độ hay. Chính vì vậy, có nhiều ông chủ gà vì giữ bổn gà hay cho mình, sẵn sàng giết gà mái để chôn chứ nhất quyết không bán với bất kỳ giá nào vì sợ giống gà lọt ra ngoài. Chọn gà độ phải canh ngay từ khi gà mới xuống ổ. Cho gà con ăn tấm nhất thiết phải rang tấm cho chín vàng trộn với tỏi tươi chứ không thể cho ăn tấm sống. Một tay chơi gà chuyên nghiệp ở Sài Gòn nói với tôi rằng, nuôi gà độ quan trọng nhất là giai đoạn gà đá được, tức là gà chuẩn bị cho vào xới. Trong giai đoạn này, gà được cho ăn những thức ăn nhiều đạm như: lươn, thịt bò hoặc lòng đỏ trứng gà. 


Một trong những bí quyết để chăm gà mà các tay chơi chuyên nghiệp giấu rất kỹ là cho gà ăn khuya. Khoảng giữa đêm, khi gà đang ngủ, tay chơi sẽ buộc gà dậy để cho ăn chất nhiều đạm. Một con gà độ đạt đủ tiêu chuẩn để có thể vào xới, yếu tố quan trọng nhất là phân gà. Phân gà, độ xung sức nhất phải tròn, có màu xanh xám, dùng que có thể hất lăn đi được. Gà độ nào đáp ứng đủ tiêu chuẩn này, thì có thể ngang nhiên mà “hành tẩu giang hồ”. 

Chính vì việc nuôi gà độ từ nhỏ rất phức tạp và tốn thời gian, nên dân chơi gà độ vẫn chuộng kiểu chơi mua gà độ trưởng thành để có thể mang vào xới liền. Dân chơi gà độ chuyên nghiệp lựa gà chủ yếu nhìn vào “mặt – long – tướng – chân (vẩy)”. Trong đó, lông và chân là hai chi tiết quan trọng nhất. Dĩ nhiên, nếu con gà nào đẹp đều hết về bốn yếu tố này thì quá tốt. Theo kinh nghiệm của các “thầy gà” truyền rỉ tai nhau được giới chơi gà độ chuyên nghiệp truyền lại thì dẫu có hét giá trên trời người ta cũng cứ mua. Đơn giản, giới chơi gà độ tin rằng, những con gà thông thường gáy chỉ khoảng 4 đến 6 nấc (tức tiếng “ò..ó..o..o”) chỉ có “linh kê” mới có tiếng gáy kéo dài. 

Sau khi tìm được màu lông ứng với màu chân thích hợp, dân chơi gà độ bắt đầu bàn chuyện vẩy gà. Vẩy gà là yếu tố quan trọng hàng đầu để biết “bến đá” cách đá của gà đó ra sao. Đá gà không đơn giản chỉ là thả hai con gà vào để chọi nhau, mà mỗi con gà còn có cách đá riêng biệt, như: con đá đất, con đá chân, con đá vòng… Mà vẩy gà là điểm mấu chốt để dân chơi gà độ biết con gà đó có kiêu đá như thế nào. 


Ngoài ra, dân chơi gà độ còn phân biệt các màu gà thành quẻ ngũ hàng tương ứng là “Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ”, màu lông gà tượng trưng cho các quẻ này. Gà màu đều tượng trưng cho Hỏa. Gà chuối hoặc gà trắng úa tượng trưng cho Kim. Màu que (xanh đen) tượng trưng cho Thủy. Màu khét tương ứng tượng với Thổ và màu xám tương ứng với Mộc. Trong các quẻ theo dân chơi gà độ này, cũng khắc như kiểu: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy… Duy chỉ có gà cú, lông điểm màu như hạt mè là không bị xếp vào 5 quẻ ngũ hành này. Vì vậy, trước mỗi độ gà lớn, chủ gà thường cho đàn em quan sát xem gà đối thủ thuộc mệnh gì để lựa gà có màu khác nhằm khắc lại, chiếm thêm phần tiện nghi về phía mình. 

Continue Reading