Cơ hội và thách thức của Việt...

By cobebonmat610

1.4K 0 0

More

Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ACE

1.4K 0 0
By cobebonmat610

3. Những cơ hội khi gia nhập AEC của Việt Nam

Cơ hội có được một thị trường rộng lớn hơn

ASEAN có tổng GDP trên 2,7 nghìn tỷ USD, tăng trưởng trung bình 5%-6% hàng năm. Dân số trên 600 triệu người, với cơ cấu dân số tương đối trẻ. Thu nhập bình quân đầu người trên 4.500 USD/người/năm. Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2012 đạt 110 tỷ USD. Tổng giá trị giao dịch thương mại 2,5 nghìn tỷ USD (*). AEC với việc tự do hóa dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ trong khu vực ASEAN sẽ khuyến khích các hoạt động kinh doanh và đầu tư lớn hơn ở khu vực. Đầu tư nước ngoài trực tiếp gia tăng và hoạt động kinh tế ở khu vực đương nhiên sẽ mang lại việc gia tăng nhu cầu bảo hiểm ở Đông Nam Á. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

nhiều hơn ở các nước khác trong khu vực ASEAN... Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thời cơ mở rộng thị trường. Mặt khác, AEC tạo lập một khu vực thị trường và sản xuất thống nhất, dẫn đến kinh tế của nhiều nước trở nên phồn vinh hơn, dẫn đến tăng thu nhập và hình thành nên một lượng mới người tiêu dùng trung lưu với thu nhập cao - cũng là đối tượng khách hàng rất tiềm năng của các doanh nghiệp.

Cơ hội mở rộng xuất khẩu

Khi tham gia vào AEC, thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam sẽ ngày càng mở rộng. Thêm vào đó, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn, đặc biệt là từ các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn như Singapore, Indonesia...

"Điều quan trọng nhất là việc tham gia sâu rộng vào AEC sẽ giúp Việt Nam tăng cường cải cách nền kinh tế ở trong nước theo những tiêu chuẩn của hội nhập, giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển hiệu quả hơn, qua đó dần vượt qua những thách thức.", Theo Ông Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu trường Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

AEC giúp tăng trưởng xuất khẩu. ASEAN hiện là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là động lực giúp nền kinh tế nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu trong nhiều năm qua, vượt trên cả EU, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Với lợi thế là khu vực phát triển năng động, gần gũi về địa lý, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có mức tăng trưởng cao. So với năm 2002, thương mại hai chiều Việt Nam và ASEAN năm 2013 đã tăng hơn 5 lần, chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất

nhập khẩu của cả nước. Giai đoạn 2002 - 2013, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang ASEAN đạt 28,4%/năm và nhập khẩu đạt 27%/năm.Từ năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia, Indonexia, Philippines, Thái Lan, Singapore đều đạt trên 1 tỷ USD.

Cơ hội mở ra cho thấy khi AEC đi vào hoạt động sẽ tạo ra một thị trường đơn nhất, khai thác được tối đa các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, thuế suất lưu thông hàng hoá giữa các nước trong khu vực sẽ được cắt giảm dần về 0%. Đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và những yêu cầu ngày càng cao đối với hàng xuất khẩu sẽ là thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các biện pháp về phòng vệ thương mại đang có xu hướng gia tăng. Vì vậy, giai đoạn 2014- 2015 sẽ là "nước rút" để tiến đến mục tiêu xây dựng AEC với kỳ vọng ra đời vào cuối năm 2015. Điều này khiến doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể chỉ bó hẹp tầm nhìn trong tỉnh, thành phố hay trong phạm vi quốc gia mà cần phải mở rộng hơn tới toàn cầu. Thời gian qua, ASEAN liên tục thuộc nhóm các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Dẫn số liệu thống kê từ Cục Xuất Nhập khẩu cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam với khối ASEAN đã có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như năm 2011, kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam sang khối các nước ASEAN tương ứng là 13,5 tỷ USD và 20,9 tỷ USD thì con số này của năm 2013 là 18,4 tỷ USD và 21,3 tỷ USD. Điều này thể hiện khoảng cách giữa xuất và nhập của Việt Nam đã được rút ngắn và con số xuất khẩu cũng tăng vọt. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều ước đạt 20,45 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2013 và chỉ đứng sau 2 thị trường lớn là Mỹ và EU.

Khi AEC hình thành, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bán hàng sang các nước ASEAN gần như bán hàng trong nước. Đây là một trong những thuận lợi đối với việc lưu chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp. Hơn nữa, các thủ tục xuất nhập khẩu sẽ đỡ rườm rà hơn và việc cải cách thủ tục xuất xứ, tiến tới cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hoá sang các thị trường ASEAN.

Dự báo trước thềm AEC, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan với tổng số trên 99% dòng thuế của ASEAN 6 là 0% theo Hiệp định ATIGA. Đây là thời điểm để các doanh nghiệp hết sức linh hoạt, nhạy bén, sớm nhận diện và nắm bắt những lợi ích tiềm năng từ AEC để thúc đẩy khả năng tăng quy mô kinh tế không chỉ khối thị trường này mà còn với các thị trường khác; trong đó có các thị trường ASEAN đã ký các Hiệp định thương mại tự do như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Theo bà Phạm Thị Hồng Thanh, hiện nay, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với các đối tác trong khu vực ASEAN giai đoạn 2003 - 2013 tăng trưởng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17,7%. Trong đó, xu hướng tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN trong giai đoạn 2003 - 2013 tương đối giống với xu hướng tăng trưởng kim ngạch thương mại Việt Nam - ASEAN. Theo số liệu thống kê năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng truyền thống có thể kể đến như: hàng dệt may đạt 330 triệu USD (tăng 23%), hàng thủy sản đạt 313 triệu USD (tăng 12,6%), gỗ và sản phẩm của gỗ đạt 73 triệu USD (tăng 34%). Các mặt hàng công nghiệp tăng cao như: máy móc thiết bị và phụ tùng khác đạt giá trị xuất khẩu 801 triệu USD, tăng 9%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,5 tỷ USD tăng 30%, điện thoại các loại và linh kiện đạt 2,1 triệu USD, tăng 76%. Nhìn vào cơ cấu xuất khẩu của Việt

Nam sang ASEAN những năm qua, có thể thấy hai mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất là dầu thô (thường chiếm tỷ trọng xung quanh mức 40%) sau đó là gạo (chiếm tỷ trọng trên 10%). Như vậy có thể thấy rằng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chủ yếu là nông sản, hải sản và khoáng sản thô. Những mặt hàng này tuy hầu hết đều được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi CEPT tại các nước nhập khẩu nhưng do có giá trị thấp, giá cả phụ thuộc vào biến động trên thế giới, nên kim ngạch xuất khẩu không ổn định.

Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam

Khi AEC được thành lập, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thị trường rộng lớn hơn. Thêm vào đó, khi thuế suất trong ASEAN giảm xuống 0%, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh. Theo quy định của ASEAN, các sản phẩm sản xuất có tỷ lệ "nội khối" 40% được xem là sản phẩm vùng ASEAN, sẽ được hưởng các ưu đãi khi xuất khẩu sang các thị trường khu vực ASEAN đã có FTA. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tận dụng các ưu đãi nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong nước sang thị trường khu vực.

Cơ hội thu hút các nguồn đầu tư

Cơ hội được trông đợi nhất, từ tất cả các nước ASEAN chứ không riêng gì Việt Nam đó là sự đầu tư và hợp tác đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển. Bởi vì việc kết nối và xây dựng một ASEAN thống nhất, bớt chia cắt hơn, sẽ khiến các nhà đầu tư lớn nhìn ASEAN như một sân chơi chung, một công xưởng chung, ở đó có khối nguồn lực thống nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng với giá còn tương đối rẻ.

AEC cũng sẽ giúp Việt Nam cải thiện tốt hơn môi trường kinh doanh từ thủ tục hải quan, thủ tục hành chính cho tới việc tạo ra ưu đãi đầu tư cân bằng hơn. Thu hút đầu tư nhiều hơn đồng nghĩa với quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra nhanh và tích cực hơn, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp, tạo đà cho nền công nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển cân bằng với các quốc gia khác.

4. Những thách thức của Việt Nam khi gia nhập AEC

Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước ASEAN - 6, thể hiện cả ở quy mô vốn của nền kinh tế, các doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề lao động,...Thời điểm cộng đồng ASEAN bắt đầu có hiệu lực vào năm 2015, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm, dịch vụ, đầu tư của các nước ASEAN, đặc biệt là khi các nước ASEAN loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Một số ngành sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa.

Thứ hai là vấn đề năng suất lao động của Việt Nam thấp là một trong những thách thức của Việt Nam. Theo báo cáo về năng suất lao động của ILO, năng suất lao động của Việt Nam tháp nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương APEC, So với các nước trong khu vực ASEAN, năng suất trung bình của người lao động Việt Nam thấp dưới một nửa so với Philippines, 2 người lao động Thái Lan, Mailaysia bằng 5 người lao động Việt Nam, 1 người lao động Singapore bằng 15 người lao động Việt Nam. Như thế chúng ta có thể hình dung chất lượng của lao động Việt Nam hiện nay thấp như thế nào. Thường thì năng suất thấp đi liền với tiền lương thấp, nên nhiều người cho rằng đó là lợi thế của nước đi sau. Nhưng thực tế không đơn thuần như vậy. Tiền lương chỉ hấp dẫn khi nó thấp hơn năng suất thực (đồng nghĩa với việc người chủ khi trả lương sẽ thu được lợi thế). Tuy

nhiên, mức sống ở Việt Nam ngày càng đắt đỏ như hiện nay đã khiến tiền lương tăng nhanh hơn năng suất, làm xói mòn lợi thế lao động giá rẻ trong khu vực.

Thêm vào đó, nguy cơ của nền kinh tế chỉ dựa vào lao động giá rẻ và năng suất thấp là rất cao. Bởi vì lao động chất lượng thấp đồng nghĩa với tính kém đa dạng của các loại kỹ năng, khả năng sáng tạo cũng như hiệu quả tổ chức. Với những đặc điểm này, Việt Nam sẽ không phải là một điểm đến hấp dẫn cho những dự án đầu tư mang tính tiên phong về công nghệ hoặc quy mô. Và điều này sẽ là nguyên nhân tách Việt Nam (và các nước đi sau) ra ngày càng xa các nước đã có một nền tảng tốt hơn trong ASEAN (như Malaysia, Thái Lan hoặc Indonesia).

Năng suất lao động thấp chỉ là một ví dụ cho thấy nguy cơ có thể lấn át cơ hội như thế nào. Trong khi đó, chúng ta còn rất nhiều điểm yếu trong môi trường kinh doanh, hệ thống pháp lý, chất lượng chính quyền, cấu trúc kinh tế, giáo dục dạy nghề...

Thứ 3 là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với việc đẩy mạnh tự do hóa thương mại nội khối, hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các nước thành viên AEC sẽ dần bị xóa bỏ. Tính đến tháng 7 năm 2013, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10.000 dòng thuế xuống mức 0 - 5% theo ATIGA, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế. Với mức giảm thuế sâu như vậy, trong tương lai, hàng hóa của các nước ASEAN sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam, dẫn đến việc cải thiện tình trạng nhập siêu của Việt Nam với các nước ASEAN càng trở nên khó khăn hơn. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại Việt Nam - ASEAN nhiều năm qua luôn bị thâm hụt. Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2006 - 2008 gấp gần 2 lần so với kim ngạch xuất khẩu. Giai đoạn 2009 - 2013, tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao.

Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hóa từ các nước khác trên thị trường ASEAN do AEC hình thành sẽ tạo ra thị trường chung, không còn các rào cản hàng hóa, dịch vụ, vốn...

Thuận lợi hóa thương mại trong AEC cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu đối với các sản phẩm, ngành hay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngay tại thị trường Việt Nam. Khi Việt Nam thực hiện cam kết giảm thuế suất đối với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước đối tác mà Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết Hiệp định thương mại, hàng hóa Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu từ các nước đối tác này. Khi một nền kinh tế chưa được chuẩn bị đầy đủ trước những đối thủ cạnh tranh trong điều kiện các hàng rào thuế quan đã sớm bị dỡ bỏ sẽ dẫn đến những tổn thất về kinh tế trong cuộc cạnh tranh không cân sức, đồng thời còn gây sức ép đối với nền công nghiệp non trẻ của Việt Nam.


Continue Reading

You'll Also Like

21.9K 5K 34
OPEN! Join a community of passionate readers, where the love of literature meets a welcoming and professional atmosphere.
16.5K 2.9K 66
"ඔබ සූර්යයා නම්, මම ඉකරස් වෙමි. පිළිස්සී බිම ඇදවැටී මිය යාමට ඉරණම් ලද මෝඩයා වෙමි ! එහෙත් ඉටියෙන් ඇලවූ පියාපත් වලින් පවා මම ඔබ වෙත පියඹා එමින් සිටියෙ...
4.5K 141 2
Hiroki has recently discovered that the four women he once knew and loved, his girlfriend (Nao), sister (Koneko), best friend (Ayumu), and mom (Kaede...
135K 15.9K 52
"කේතු දන්නවද මම කේතුට කොච්චරක් ආදරෙයි කියල ?" "හැමතිස්සෙම වචනෙන් නොකිව්වත් සර්ගෙ ඇස් මගේ ඇස් එක්ක පැටලෙනකොට ඒ දිලිසෙන ඇස්වලින් මට පේනවා සර් මට කොච්...